Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiên kinh nghiệm Thể dục THPT_Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học kĩ thuật Đẩy tạ Vai hướng ném cho học sinh khối 11 trường THPT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.69 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................20


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục thể chất trường học là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện
của Đảng và Nhà nước, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất
được hiểu là.“ Qúa trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện
về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ”.
Với mục tiêu trên những năm gần đây công tác giáo dục thể chất trong nhà
trường đã chuyển biến theo hướng tích cực. Gíao dục thể chất trường học nói
chung và mơn Thể dục nói riêng là một sợi dây khơng thể thiếu, nó chiếm một tỉ lệ
thời gian khơng ít trong q trình học tập. Cùng với một hệ thống bài tập đa dạng
và phong phú môn Thể dục đã mang đến cho người học sự phát triển chung về thể
lực, bồi dưỡng các kĩ năng, kĩ xảo động tác, giáo dục ý thức tổ chức kĩ luật là cái”
Nền” cho sự phát triển giáo dục toàn diện.
Việc nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ thuật ở các bài tập thể dục là tâm thức của
mỗi giáo viên, là mục tiêu của nhà trường, là nhu cầu của xã hội. Kết quả giáo dục
đạt hiệu quả có nhiều yếu tố chi phối như: Thể lực học sinh, quỹ thời gian giảng
dạy, nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy… trong đó phương pháp giảng
dạy là yếu tố chủ chốt nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
“ Đẩy tạ” là một môn học cơ bản trong hệ thống giáo dục thể chất trường học,
những năm qua q trình giảng dạy cho học sinh tuy có đổi mới về phương pháp
song kết quả đạt được chưa có hiệu quả cao. Mặt khác mơn Đẩy tạ địi hỏi học sinh
phải có một thể lực tốt, khả năng phối hợp giữa các động tác nhuần nhuyễn để huy
động toàn bộ sức mạnh cơ thể khi thực hiện kĩ thuật. Tôi cho rằng ứng dụng các
phương pháp và các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kĩ thuật mới chỉ là
bước đầu. Để học sinh đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lựa


chọn các giải pháp phù không chỉ phù hợp với lớp học đó mà phải phù hợp với mỗi
một học sinh để từ đó giúp các em học sinh thực hiện kĩ thuật đẩy tạ một cách tốt
nhất, và tạo cho các em tâm lí tốt khi bước vào buổi học cũng như lúc thi đấu.
Xuất phát từ những lí do trên tôi tiến hành sáng kiến với đề tài: Giải pháp nâng

1


cao chất lượng dạy học kĩ thuật Đẩy tạ Vai hướng ném cho học sinh khối 11
trường THPT.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu: Sử dụng một số bài tập nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Đẩy tạ
Vai hướng ném cho học sinh 11.
b. Nhiệm vụ:
- Đánh giá phương pháp dạy học cũ, xây dựng phương pháp dạy học mới để nâng
cao chất lượng chuyên môn cho bản thân và cho bộ môn trong kĩ thuật Đẩy tạ Vai
hướng ném
- Đánh giá chất lượng học tập của học sinh từ đó xây dựng phương pháp dạy học
hiệu quả cho môn Đẩy tạ Vai hướng ném của học sinh khối 11
- Lựa chọn và ứng dụng những bài tập Đẩy tạ” Vai hướng ném” phù hợp cho học
sinh để nâng cao chất lượng kĩ thuật- thể lực- tâm lý cho học sinh khối 11
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu lại phương pháp dạy học của bản thân từ trước tới nay và phương
pháp dạy học của một số giáo viên trong trường
- Nghiên cứu quá trình học tập của học sinh khối 11 trường THPT năm học 20182019
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu từ tháng 10/2018- 1/2019 về phương pháp giảng dạy và quá trình học
tập cũng như kết quả đạt được của học sinh
5. Phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp tham khảo và tổng hợp tài liệu: Để phục vụ cho quá trình nghiên
cứu đưa ra những nội dung thiết thực cho bài giảng, tôi đã tham khảo các tài liệu
chuyên ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát chi tiết một số buổi của giáo viên cũng như
các buổi tập luyện của học sinh
- Phương pháp phỏng vấn: Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tơi đã sử dụng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp để lấy ý kiến nhận xét của học sinh trong khi học
môn thể dục
- Phương pháp thử nghiệm: Sau khi nghiên cứu một số phương pháp giảng dạy
để có hiệu quả tơi đã tiến hành thử nghiêm một số lớp 11

2


- Phương pháp so sánh: Để tạo tiền đề cho các bước giảng dạy tôi đã sử dụng
phương pháp so sánh các vấn đề từ việc phân tích tài liệu và kế hoach dạy học của
tôi trước đây cũng như của các giáo viên trong tổ bộ môn trên cơ sỡ đó đánh giá và
rút ra những kết luận cần thiết.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Tại đại hội XI về vấn đề Giáo dục và Đào tạo Nghị quyết đã nêu rõ:” Tiếp
tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và
học, hệ thống trường lớp và quản lí giáo dục. Thực hiện” chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa” phát huy tinh thần độc lập, suy nghĩ và sáng tạo của học sinh để nâng
cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, đẩy mạnh phong trào tự học bằng
những hình thức giáo dục chính quy”. Thực hiện phương châm học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn bó với xã hội.
Dựa trên những đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước. Giáo dục thể chất
trường học đã và đang thực hiện giáo dục toàn diện, phát triển các tố chất thể lực
trên cơ sở phát triển các năng lực thể chất đảm bảo hồn thiện thể hình, củng cố

sức khỏe, hình thành theo hệ thống và tiến hành hồn thiện đến mức cần thiết các
kĩ năng và kĩ xảo quan trọng của cuộc sống. Trong trường học môn Thể dục được
tiến hành trong kế hoạch giảng dạy của giáo viên, việc đào tạo cơ bản về thể chất
và thể thao cho học sinh là nhiệm vụ cần thiết nên trước hết giáo viên cần phải có
hệ thống nội dung thích hợp để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh đồng thời
giúp các em có một trình độ nhất định đề tiếp thu kĩ thuật của mỗi bài tập.
Đẩy tạ là nội dung học đòi hỏi người tập phải có sự phát triển tồn diện về
thể lực cũng như kĩ thuật. Kĩ thuật đẩy tạ” Vai hướng ném” là một kĩ thuật được
xem là tương đối toàn diện bởi khi thực hiện kĩ thuật động tác nó phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như thể lực, kĩ- chiến thuật, tâm lí…Trong đó yếu tố thể lực và kĩ
thuật đóng vai trị quan trọng quyết định. Chính vì vậy ở bất kì mơn thể thao nào
cũng ln ln phải đổi mới và hồn thiện đó là sự tìm tịi khám phá khoa học và
quy luật vận động của cơ thể. Và việc nghiên cứu hoàn thiện các phương tiện,
phương pháp giảng dạy ngày nay càng trở nên có ý nghĩa và quan trọng, để thúc
3


đẩy q trình giáo dục học sinh, hồn thiện các tố chất thể lực, kĩ- chiến thuật- tâm
lí bản thân tơi ln ln tìm kiếm cho mình một phương pháp giảng dạy hiệu quả
nhất, lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho từng giai đoạn kĩ thuật qua đó mới thấy
được chất lượng giảng dạy cũng như kết quả học tập của các học sinh qua một quá
trình dạy và học tích cực để đi tới thành cơng trong mơn học
2. Thực trạng
a. Thuận lơi- khó khăn
- Thuận lơi:
Thứ nhất: Là một môn học quan trọng nên ngành giáo dục đã đưa vào trường
học từ mẫu giáo cho tới tất cả các cấp bậc học, nhất là ở cấp THPT nó mang một
giá trị lớn cho bản thân người học bởi ở cấp học này bản thân các em học sinh đã
hiểu sâu sắc về môn học. Mỗi học sinh khi học cảm thấy sảng khối, thoải mái và
có hứng thú học tập các mơn tiếp theo, ngồi ra nó còn mang giá trị sức khỏe lớn

cho bản thân người tập và là một mơn học có nhiều nội dung, hình thức, phương
pháp tập luyện đa dạng và phong phú tạo thuận lợi cho giáo viên dạy học dễ dàng
hơn.
Thứ hai: Môn Thể dục tại Trường đã thực hiện tương đối nghiêm túc, ổn định
và đi vào nề nếp. Hằng năm nhà trường luôn khảo sát và tăng cường mua sắm
trang thiết bị, sữa chữa, xây dựng hệ thống sân bãi tập luyện kiên cố để phục vụ tốt
hơn cho mơn học. Chương trình mơn Thể dục cũng được phân chia phù hợp để
giáo viên có đủ dụng cụ, sân bãi để tập luyện và đảm bảo sự thoải mái, đầy đủ
trong khi tập

4


dụng cụ thể thao trường học
cùng với nó là nề nếp mặc đồng phục thể thao trong khi học tập tạo cho học sinh
thoải mái khi tập luyện
Hoạt động TDTT trong nhà trường rất được sự quan tâm, hỗ trợ từ lãnh đạo
nhà trường. Cụ thể trong những năm học trở lại đây nhà trường luôn tạo ra sân chơi
bổ ích, lành mạnh cho học sinh cũng như giáo viên trong trường. Từ các hoạt động
này đã tạo điều kiện cho bộ môn Thể dục cũng như ý thức tổ chức tập luyện, tích
cực, hăng hái, đồn kết tạo điều kiện không nhỏ để nâng cao năng lực học tập của
học sinh và rèn luyện sức khỏe cho giáo viện trong nhà trường.
Ngoài ra tổ Thể dục- GDQP tuổi đời và tuổi nghề cịn trẻ nên rất có tinh
thần ham học hỏi, nhiệt tình và có sự đồn kết trong tổ đã tạo điều kiện thúc đẩy
việc dạy và học tốt hơn.
Thứ ba: Với kĩ thuật đẩy tạ kiểu” vai hướng ném” là kiểu đơn giản nhất nên khi
học kiểu đẩy này học sinh dễ phối hợp được các giai đoạn kĩ thuật cũng như dùng
sức trong khi đẩy hơn nữa học đẩy tạ tạo cho người tập phối hợp được sức mạnh
bột phát của bản thân và tốc độ nên bản thân người tập sẽ phát hiện sức mạnh tiềm
ẩn bên trong con người mình đó là một điều rất bổ ích.


5


Kĩ thuật đẩy tạ vai hướng ném
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy với một nội dung khá khó như kĩ thuật
đẩy tạ vai hướng ném thì quá trình giảng dạy sẽ chịu sự chi phối chung của toàn bộ
tác động mang tính sư phạm và chịu sự chi phối trực tiếp đến từ phương pháp
giảng dạy của bản thân. Nên bản thân tôi luôn chọn ra các phương pháp chọn lọc

6


có sáng tạo để tạo ra phương pháp dạy học truyền thống mang tính hiện đại để hình
thành cho học sinh một hệ thống tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo động tác tạo
hứng thú cho học sinh để yêu thích nội dung học “khá nhàm chán, đơn điệu” này
hơn qua đó mang lại một giá trị thiết thực, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của người
học.
- Khó khăn
Để đảm bảo cho việc học thể dục đạt hiệu quả cao thì một trong những điều
kiện khơng thể thiếu là phương tiện phục vụ cho môn học. Môn đẩy tạ là một mơn
học địi hỏi khi học phải có khu vực tập luyện riêng biêt bởi đây là môn học đặc
biệt nguy hiểm cho bản thân người học, chỉ cần một chút sơ sẩy nghịch ngợm của
học sinh trong giờ học sẽ rất dễ gây ra những hậu quả rất đáng tiếc cho học sinh.
Hiện tại sân học thể dục của trường khơng rộng rãi trong khi đó một buổi học có ít
nhất 2 lớp học có những buổi học có tới 3- 4 lớp học nên rất chật chơi và mất an
tồn cho học sinh hơn nữa là một mơn học kém hấp dẫn, rất ít được đưa vào các
hoạt động trong và ngoài trường học, nặng và khi học thì khá bẩn đến đồng phục
của các em nên khi bắt đầu học khơng gây hướng thú cịn có nhiều học sinh đã cảm
thấy dị ứng

Là một nội dung học đối với giáo viên nữ như tôi dạy gặp rất nhiều
khó khăn bởi giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm dạy một nội dung khá khó
nên địi hỏi người giáo viên khi đứng lớp phải điều khiển 2 q trình Dạy- Học
đồng thời, khơng được cản trở, phá vỡ nhau, mà phải hòa nhịp hỗ trợ nhau trong
khi một nôi dung học rất sinh động, đa dạng, phức tạp và nguy hiểm với yêu cầu
cao của môn học buộc bản thân người dạy như tôi phải nổ lực hết mình và khơng
lơ là trong khi dạy. Ngồi ra phương pháp giảng dạy của bản thân tôi phù hợp với
số đông học sinh nhưng chưa thật sự phù hợp với một số ít học sinh đặc biệt là học
sinh dân tộc thiểu số hạn chế bởi khả năng tiếp thu kiến thức, các em thường thực
hiện theo bản năng khó điều chỉnh được hành vi động tác chính vì thế nên nó ảnh
hưởng rấ lớn đến tinh thần học tập của cả cá nhân và tập thể.
Một môn học trong tư duy của nhiều người như phụ huynh, học sinh xem là
môn phụ chưa được coi trọng lắm nên việc đầu tư cho các em tập thêm hay đưa
7


vào sinh hoạt ngoại khóa là rất khó nên chỉ khi giáo viên dạy phải yêu nghề, yêu
trẻ chỉ như vậy nghệ thuật dạy học mới được nâng lên và cũng chỉ có bằng sự nỗ
lực của tất cả giáo viên, học sinh, gia đình và xã hội mới có tác dụng nâng cao dần
vị trí của mơn học này.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt của địa phương cũng ảnh hưởng không hề
nhỏ cho môn học bởi thời tiết thất thường, trong khi nhà trường chỉ có một sân thể
dục chưa có nhà đa chức năng nên khi thời tiết thay đổi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến giờ học của học sinh
b. Thành công- Hạn chế
- Thành công: Thành công lớn nhất khi nâng cao chất lượng dạy học kĩ thuật Đẩy
tạ Vai hướng ném cho học sinh khối 11” đó là xây dựng được một tiết học có nề
nếp, hoạt động dạy diễn ra có tổ chức, có kế hoạch, theo một trật tự kỉ cương nhất
định và mang tính sư phạm cao, học sinh học tập có tinh thần và trách nhiệm cao.
Mỗi buổi học từ trạng thái “uể oải” khi ra sân tập thì giờ đây những tiết học đã

mang lại cho học sinh sự hưng phấn, tinh thần tốt để bước vào các môn học tiếp
theo.

Học sinh chơi trò “ đẩy xe cutkit” tập thể lực tay
Bộ mơn thể dục là bộ mơn khơng có nhiều giáo viên giảng dạy nên thuận lợi
để hợp tác cùng nhau xây dựng bộ môn vững mạnh. Và khi giảng dạy nội dung đẩy

8


tạ vai hướng ném tôi đã được các đồng nghiệp trong tổ bộ mơn góp ý để tơi xây
dựng phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh. Vì thế
tiết học đẩy tạ học sinh học tập rất hứng thú, tích cực và khơng bị ức chế bởi môn
học và việc đánh giá thiết thực kết quả học sinh đạt được, cũng như động viên,
khích lệ kịp thời tinh thần của học sinh để các em đạt được kết quả tốt nhất đó
cũng là thành cơng lớn trong nội dung học, cũng như kết quả của cả một quá trình
xây dựng phương pháp nâng cao chất lượng dạy học của bản thân tôi.
Việc nâng cao chất lượng dạy học nội dung đẩy tại vai hướng ném đã tạo ra
được thành tích khá tốt cho học sinh với tinh thần học tập tích cực mỗi giờ đứng
lớp là một giờ chất lượng và hiệu quả nên trong năm học 2017-2018 như thống kê
cho thấy môn Thể dục đã đạt được thành tích tốt. Khi cho học sinh tham gia HKPĐ
cấp tỉnh với 4 môn đạt 8 huy chương trong đó nội dung đẩy tạ đạt 2 giải của nam
và nữ. Năm học vừa qua môn thể dục tồn trường đã đạt trên 97% học sinh trên
trung bình. Cịn đối với nội dung đẩy tạ do tơi đảm nhiệm đạt trên 99% học sinh
trên trung bình đây chính là thành công lớn đối với môn học.
Hạn chế:
Hạn chế lớn nhất ở nội dung học đẩy tạ là khâu phân chia thời gian, khối
lượng tập luyện chưa thật sự hiệu quả. Ví dụ: Trong phần mở đầu thời gian để các
em khởi động chiếm khá nhiều thời gian ít nhất cũng dành cho phần khởi động 10
phút nhưng trên giáo án chỉ từ 5-7 phút. Việc phân chia quỹ thời gian sao cho 1 tiết

học gồm 2 nội dung lồng ghép vào nhau và diễn ra đúng thời gian trên thực tế cũng
như lý thuyết, mang lại kết quả tốt nhất đấy chính là hạn chế lớn nhất cho nội dung
học này.
Khi học nội dung đẩy tạ học sinh thường mang nặng tâm lí như: Nội dung
học nhàm chán, tạ nặng, bẩn, sức khỏe của một số học sinh khá yếu … đặc biệt khi
học tiết trái buổi trời nắng nóng khơng có động lực để tới lớp học nó làm giảm rất
nhiều trạng thái hưng phấn của các em.
3. Nội dung và hình thức giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh học kĩ thuật đẩy tạ vai hướng ném
9


việc quan trọng nhất của giáo viên là phải lựa chọn bài tập sao cho phù hợp với
khả năng của học sinh. Bởi đối với môn thể dục muốn đạt được thành tích cao địi
hỏi người tập phải có năng khiếu thật sự nhưng đối với học sinh muốn đạt được
một kết quả tốt người giáo viên cẩn phải sử dụng phương pháp và bài tập phù hợp
với từng đối tượng học sinh khi đó mỗi một học sinh đều đạt được kết quả cao
trong từng nội dung tập luyện. Như vậy mục tiêu của giáo viên cần đạt được khi
dạy kĩ thuật đẩy tạ vai hướng ném là: Thứ nhất; Phải phát triển được các yếu tố
quan trọng như kĩ thuật, thể chất và tinh thần cho các em, đặc biệt ở môn đẩy tạ là
một môn học” kém hấp dẫn” đối với học sinh. Thứ hai; sử dụng hoạt động TDTT
trong nhà trường như là một nhân tố để hình thành- hài hịa nhân cách và giáo dục
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. chỉ trong điều kiện như vậy mơn
thể dục nói chung và nội dung học đẩy tạ nói riêng mới giữ được giá trị sư phạm
của mình.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
- Nội dung
Xuất phát từ các mục tiêu trên trong q trình dạy học bản thân tơi lập kế hoạch
xây dựng các bài tập chung và các bài tập chuyên môn trên cỡ sỡ lấy các bài tập

thực tiễn của bộ mơn đẩy tạ, xây dựng các trị chơi, các bài tập thể lực phù hợp với
đối tượng học sinh cùng với đó là sự tổng hợp một số phương pháp giảng dạy lí
thuyết kích thích gây hưng phấn cho học sinh tập luyện. Như vậy tôi đã phân ra
những bài tập cụ thể sau:

Nhóm bài tập khởi động chuyên môn:
Nâng- hạ tạ
Tung bắt tạ bằng 2 tay
Chuyền tạ qua lại
Đẩy tạ lên cao- ra trước
Đẩy tạ 2 tay trước ngực
Hất tạ bằng 2 tay từ dưới lên và về trước
Hất tạ bằng 2 tay từ dưới lên trên và qua đầu, ra sau
Đẩy tạ một tay chính diện xuống dưới
Đẩy tạ một tay chính diện lên cao
Đẩy tạ 1 tay vai hướng ném

Nhóm bài tập bổ trợ
Ghìm- đẩy tay
Nằm sấp chống đẩy
Nữ- Tập tạ 3kg tung ra trước
10




-

Nam- tập tạ 5kg tung ra trước
Vừa chống đẩy vừa di chuyển bằng 2 tay có người nâng chân

Nằm ngửa gập thân tay bám cổ
Đứng chếch chống đẩy vào tường
Nhóm trị chơi
Đẩy xe cutkit
Ngồi xổm kiễng gót đẩy nhau
Dồn bạn về phía trước
Đẩy gậy
Nhóm bài tập phối hợp kĩ thuật
Cách cầm đặt tạ và đứng tư thế chuẩn bị
Tư thế ra sức cuối cùng
Tập ra sức cuối cùng
Phối hợp ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng sau khi đẩy
Kĩ thuật trượt đà
Phối hợp trượt đà và ra sức cuối cùng
Tập hoàn thiện kĩ thuật

Những bài tập trên đã được áp dụng trong quá trình giảng dạy nhằm để đạt được
các mục đích giáo dục sau:
Thứ nhất: Giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh; Kĩ thuật đẩy tạ vai
hướng ném như đã nói ở trên là một mơn học kém hấp dẫn, không mang lại hướng
thú cho học sinh nên khi bắt đầu bước vào môn học cần xây dựng tâm lí cho học
sinh. Hình thành các cơ sỡ đạo đức cụ thể, điều chỉnh cảm xúc trong quá trình tập
luyện, xác định thái độ đúng đắn đối với thành tích ban đầu các em đạt được. Ví
dụ: Muốn xây dựng hứng thú trong quá trình tập luyện, ở buổi học đầu tiên thay vì
học sinh ra sân học tập như những phương pháp khác ở các giáo viên trong tổ thì
tơi sẽ cho các em vào phịng học buổi học lí thuyết đầu tiên. Tơi sẽ cho các em xem
băng hình từ lịch sữ hình thành, phát triển…, những thành tích đạt được của
những vận động viên trong nước, quốc tế. Những câu chuyện của các vận động
viên đẩy tạ bước lên bục vinh quang ngày hôm nay là cả q trình nỗ lực, phấn
đấu khơng ngừng để kích thích tinh thần tự học, sự nỗ lực, tính hưng phấn cho các

em đối với nội dung học này, qua đó giáo dục cho học sinh biết cách ứng xử đúng
đắn, giáo dục tinh thần thể thao cao thượng cho học sinh và quan trọng hơn giáo
dục tích tự giác, thái độ đúng đắn khi học trong môn thể dục cũng như là trong tất
cả các môn học khác
11


Thứ hai: Giáo dục tố chất thể lực
Xây đựng các bài tập để phát triển thể lực chuyên môn (sức nhanh, sức mạnh, độ
mềm dẻo..) và thể lực chung nhằm đảm bảo cho cơ thể phát triển toàn diện và củng
cố sức khỏe với việc tìm hiểu và tổng hợp các bài tập phát triển các bộ phận của cơ
thể tơi đã sử dụng các bài tập Ví dụ Ghìm- đẩy tay, nằm sấp chống đẩy, nữ- Tập tạ
3kg tung ra trước, nam- tập tạ 5kg tung ra trước, vừa chống đẩy vừa di chuyển
bằng 2 tay có người nâng chân, nằm ngửa gập thân tay bám cổ, đứng chếch chống
đẩy vào tường…

Học sinh tập bài tập thể lực
Ngoài ra xây dựng một số trò chơi như: Đẩy xe cutkit, ngồi xổm kiễng gót
đẩy nhau, dồn bạn về phía trước, đẩy gậy… Như vậy ở mỗi tiết học tôi đã xây
dựng cho các em các trò chơi và bài tập thể lực vừa thúc đẩy sự phát triển thể chất
cũng như sự hưng phấn cho các em tập luyện
Thứ ba: Giáo dục kĩ, chiến thuật
Đây là nội dung quan trọng nhất để hình thành và hồn thiện kĩ năng và kĩ xảo vận

12


động, giáo dục ý thức chiến thuật cho học sinh và những phẩm chất khác có liên
quan đến việc hồn thiện kĩ- chiến thuật. Nó thể hiện rõ nhất phương pháp dạy học
của giáo viên. Vậy việc đầu tiên khi giáo dục kĩ chiến thuật cho học sinh, giáo viên

cần lập kế hoạch giảng dạy : Một là; Nắm được tâm lý- lứa tuổi của học sinh mình
đang dạy: Hai là; Khi giảng dạy cần có những hướng dẫn chung để giáo viên có
thể bao quát hết những nội dung đề ra Ba là; Biết tháo gỡ khó khăn cũng như sáng
tạo ra dụng cụ tập luyện: Bốn là; Tiến trình giảng dạy( vận dụng tốt phương pháp
dạy học tích cực, tạo hứng thú cho học sinh khi tập luyện): Năm là; Khả năng phát
hiện các sai sót kĩ thuật của học sinh và có biện pháp khắc phục( một trong những
nguyên nhân đạt thành tích cao trong thể thao): Sáu là; Đánh giá kết quả học tập
của học sinh. Như vậy tiến trình giảng dạy là nội dung quan trọng nhất để học sinh
hình thành kĩ thuật động tác, đối với kĩ thuật đẩy tạ vai hướng ném tôi sẽ giải quyết
các nhiệm vụ sau: Bước 1; Xây dựng khái niệm. Bước 2; Dạy kĩ thuật ra sức cuối
cùng. Bước 3; Dạy kĩ thuật trượt đà. Bước 4; Phối hợp các giai đoạn kĩ thuật. Bước
5; Hoàn thiện kĩ thuật cùng với đó qua các buổi tập tơi tăng cường cho các em thi
đấu với nhau vừa tăng tính đoàn kết vừa cho học sinh rút ra kinh nghiệm sau
những cuộc thi.
Như vậy để nâng cao chất lượng nội dung kĩ thuật vai hướng ném việc lựa chọn bài
tập đưa ra những giải pháp tập luyện phù hợp nhất là một khâu then chốt để giải
quyết nhiệm vụ đặt ra. Chỉ khi lựa chọn bài tập đúng, phù hợp với đối tượng, phù
hợp với giai đoạn giảng dạy mới có được chất lượng học tập cao. Với các bài tập
thể chất rất đa dạng và phong phú tôi đã tổng hợp tiến hành lấy ý kiến từ các giáo
viên giảng dạy lâu năm trong trường, tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành khác
nhau kết quả đã lựa chọn ra các bài tập, đưa ra các giải pháp phù hợp với từng đối
tượng học sinh từ đó nâng cao chất lượng học tập cho các em
- Cách thức thực hiện: Đối với việc dạy học kĩ thuật cho học sinh trên cơ sỡ lựa
chọn các giải pháp để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh bản thân tôi đã
thực hiện các khâu trong tiết dạy như sau:
Thứ nhất: Khi dạy học động tác điều quan trọng làm mẫu động tác, làm mẫu
khơng chỉ chính xác mà cịn phải thực hiện động tác từ chậm tới nhanh làm từ
13



nhiều hướng và đặc biệt để học sinh tập nhiều mới định hình được kĩ thuật đúng.
Đẩy tạ cũng như các nội dung khác chia ra các giai đoạn nhưng thông thường dạy
từ giai đoạn đầu cho đến giai đoạn cuối nhưng khi dạy kĩ thuật đẩy tạ tôi dạy giai
đoạn cuối trước và phân ra các giai đoạn học khác nhau.
Thứ hai: Do tạ nặng rất dễ gây ra chấn thương nên cần cho học sinh khởi động kĩ
từ việc khởi động chung, cho tới các bài tập khởi động chun mơn.
Cũng vì tạ nặng rất dễ phá hỏng nhịp điệu và kĩ thuật động tác ngoài việc hướng
dẫn phát triển thể lực chuyên môn mỗi khi giảng dạy cho học sinh tập luyện các
bài tập kĩ thuật bằng tay khơng thật nhuần nhuyễn. Sau đó kết hợp với việc cho học
sinh tự làm tạ mang đến lớp tập với tạ nhẹ của các em trước cuối cùng mới sử dụng
tạ đúng trọng lượng. Tốc độ thực hiện kĩ thuật ban đầu cũng từ chậm rồi tăng dần
và phối hợp với độ chính xác về kĩ thuật của học sinh.
Thứ ba: Khi giảng dạy tôi luôn đặt cao vấn đề an tồn tập luyện, ngồi việc ln
nhắc nhở học sinh khâu tổ chức quản lí tập luyện, ln phải quan sát khơng để có
người hoặc vật cản xung quanh khu vực tạ rơi. Khi tập luyện cho học sinh đẩy từ
giữa ra xung quanh hoặc từ xung quanh vào giữa, cùng đẩy và cùng nhặt khi đó
mới đảm bảo an tồn tập luyện.
Thứ tư: Sự phân hóa trình độ học sinh trong kĩ thuật đẩy tạ là rất lớn mà quỹ thời
gian, dụng cụ hạn chế, ngoài việc tập trung xây dựng khái niệm ban đầu và mức độ
chính xác kĩ thuật động tác thì tơi ln cho học sinh tập luyện theo nhóm để cho
các em thoải mái hơn, tạo điều kiện cho các em giúp đỡ lẫn nhau, nhưng ln đảm
mức độ an tồn tốt nhất cho học sinh.Và khi phân nhóm cần phải phân theo các
nhóm như: Nhóm các học sinh khơng đạt điểm trung bình khi kiểm tra tiêu chuẩn
RLTT, nhóm học sinh thể lực kém, nhóm học sinh có năng khiếu.
Việc phân nhóm như thế này mang tính chất dạy học nâng cao tạo điều kiện cho
học sinh học tập tốt hơn
Thứ năm: Khi đẩy tạ học sinh vừa bẩn người, vừa bẩn quần áo nên khi giảng dạy
giáo viên cần chú ý đến các lí do trên để khơng ảnh hưởng tới sự tích cực và kết
quả tập luyện của học sinh


14


Thứ sáu: Khâu thể lực rất quan trọng với thành tích đẩy tạ, tuy nhiên học sinh rất
yếu về mặt này, ngồi các bài tập trên lớp tơi ln nhắc nhở học sinh tự tập thêm ở
nhà và đặc biệt kích thích tinh thần học tập của các em bằng cách nhắc nhở học
sinh tự tạo trò chơi mới. Nếu trò chơi nào mang lại hiệu quả cho việc luyện tập thì
sẽ ứng dụng vào bài dạy trên lớp của giáo viên
Thứ bảy: Trong tiết dạy luôn tạo cho học sinh tinh thần thi đua ví dụ: Cho thi đua
giữa các nhóm với nhau. Như vậy giáo viên sẽ tạo ra cho các em” đích” kĩ thuật và
thành tích cho từng học sinh phấn đấu .Thường xuyên tổ chức thi đua để phong các
danh hiệu” nhất” cho học sinh để tạo điều kiện cho các học sinh có kĩ thuật và
thành tích tốt được làm mẫu cho cả lớp học tập…Ngồi ra tập trung tư tưởng vào
tập luyện, tích cực suy nghĩ tới mơn học, trong q trình dạy giáo viên luôn nêu
các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời, cũng có thể học sinh trả lời không đúng,
giáo viên sẽ giúp học sinh bổ sung kiến thức. Với cách này sẽ giúp học sinh nhớ
lâu hơn là để học sinh học ở nhà (nhưng không để mất thời gian nhiều vào việc
này, giáo viên chỉ dùng khi cần thiết để điều chỉnh lượng vận động, điều chỉnh tập
trung vào những lỗi học sinh mắc phải nhiều khi tập luyện).
C. Kết quả khảo nghiệm và giá trị khoa học của giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học cho học sinh lớp 11
- Lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy:
Xây dựng các nguyên tắc: Phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình giảng
dạy; phải đảm bảo tính khoa học thực tiễn và khả thi trong điều kiện thực tế
- Lựa chọn các giải pháp, thông qua tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy
của bản thân trên cơ sỡ lấy ý kiến đóng góp của những giáo viên có kinh nghiệm
lâu năm
- Tổ chức thực hiện giải pháp
+ Nhóm đối chứng: Lớp 11a6 năm học 2018- 2019. Thực hiện theo chế độ giảng
dạy bình thường

+ Nhóm thực nghiệm: Lớp 11a7 năm học 2018-2019. Công tác giảng dạy được
thực hiện:” Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng dạy học” trong giờ học chính
khóa cho học sinh. Nội dung cơ bản gồm các hình thức và phương pháp được phối
hợp đồng bộ như sau:
 Xem băng hình, học từ lí thuyết tới thực hành

15


 Chia nhóm, tổ để học tập và rèn luyện kĩ năng
 Đa dạng hóa hình thức kiểm tra
Kêt quả đạt được như sau:
Nhóm đối chứng: lớp 11a6- giảng dạy bình thường
stt

Họ và tên

Kiểm tra TCRLTT- Kiểm tra kĩ thuật
Học kì I

đẩy tạ vai hướng
ném- Học kì II

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

H Bila Byă
Trần Thị Kim Cúc
H Dịu Mlô
Lê Thùy Dung

Ngô Thị Mỹ Duyên
Lê Anh Đức
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Nguyễn Hũu Hiếu
Nguyễn Hải Hồng
Trần Việt Hùng
Vũ Hồ Huy Khánh
Võ Nguyên Khôi
Giàng Seo Ký
Vũ Văn Lâm
Nguyễn Thị Thùy Linh
Hồ Thị Long
Hồ Thị Khánh Ly
Trần Thị Ngọc Mai
Nguyễn Thị Thanh Mai
Hoàng Thị Tuyết Mai
Dương Thị Mãn
Phạm Thị Nguyệt
Lê Thị Nhung
Trương Thị Nhung
Trần Thế Phúc
Lê Thị Thu Phương
Trần Quản Hạnh Quyên
Mai Văn Quyết
H Sinh Byă
Đặng Thị Thanh Tâm
Nguyễn Trọng Tấn
Nguyễn Quốc Thái

4.5

4.3
3.5
3.2
3.5
5.7
4.6
4.3
3.5
5.8
4.3
6.2
6.7
6.3
3.6
3.2
4.2
3.7
3.2
3.6
3.4
4.3
5.7
5.8
5.9
3.3
3.6
3.8
4.6
3.2
5.7

6.3
16

5.2
4.7
5.1
3.9
4.1
5.9
4.9
4.6
4.0
6.0
4.5
6.3
6.8
6.3
3.9
3.5
4.5
4.1
3.5
3.7
3.9
4.2
5.8
5.9
6.0
4.5
3.9

4.1
4.9
3.5
5.8
6.5


33
34
35
36
37
38
39
40
41
Nhóm

5.5
5.8
4.2
4.7
3,5
3.7
4.7
4.9
4.9
4.9
5.6
5.8

3.1
3.4
2.5
3.0
4.1
4.4
thực nghiệm: Lớp 11a7- Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng dạy

Trần Công Thành
Trương Công Thành
Võ Thị Thanh Thu
Đào Thị Nhật Trang
Ngô Thị Huyền Trang
Bùi Văn Tuấn
Nguyễn Thị Ngọc Vân
Trần Ngọc Thảo Vân
Nguyễn Từ Vy

học
stt

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Họ và tên

Hoàng Thị Ánh
Dương Thị Ngọc Châu
Lù Seo Cư
Nguyễn Sỹ Cường
Trần Thị Dung
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Trương Thị Trang Đài
Lê Thị Thu Hà
Nguyễn Hữu Hạnh

Lê Thị Huệ
Lê Thị Mỹ Linh
Bùi Văn Linh
Hoàng Hữu Lộc
Nguyễn Quang Long
Nguyễn Thị Hiền Lương
Nguyễn Thị Ngọc Lý
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Cháng Thị Máng
Đoàn Nguyễn Bảo Ngọc
Nguyễn Thị Nhàn
Hồ Văn Nhật
Vũ Đoàn Quỳnh Như
Võ Đại Phát
Hoàng Trung Phong
Đỗ Thị Phương
Trương Thị Thục Quyên
H SaMi Ksơr

Kiểm tra TCRLTT- Kiểm tra kĩ thuật
Học kì I

đẩy tạ vai hướng

3.5
3.7
5.2
4.5
3.4
3.6

4.2
3.1
4.6
3.8
3.5
5.6
5.2
5.1
3.2
3.5
4.1
3.6
4.3
3.2
5.2
3.5
5.6
5.7
4.5
3.9
4.1

ném- Học kì II
5.7
5.9
7.2
6.7
6.1
5.5
5.6

4.5
6.7
5.1
5.3
7.8
7.2
7.3
5.0
5.8
5.9
5.6
5.2
5.6
7.3
5.5
7.2
5.8
5.7
5.6
6.3

17


28
29
30
31
32
33

34
35
36
37
38
39

Hồ Thị Kim Sơn
Đinh Thanh Sơn
Nguyễn Hồng Hoàng Thái
Nguyễn Thị Thìn
Hồ Thị Thanh Thư
Nguyễn Đình Mai Thy
Hồ Mỹ Trân
Ngơ Thị Thu Trang
Nguyễn Thị Huyền Trang
Nguyễn Thị Trang
Trần Hữu Trung
Phạm Thu Uyên

3.7
3.1
4.3
3.7
3.1
3.5
3.7
4.2
3.9
4.3

5.1
3.2

4.5
6.5
6.7
6.1
5.8
5.6
4.5
6.2
6.1
5.3
7.6
5.5

Nhận xét: Từ kết quả trên ta thấy hai nhóm đối chứng và thực nghiệm khi thực
hiện tiêu chuẩn RLTT ban đầu chưa học kĩ thuật. Thì mức thành tích tương đối
giống nhau, nhưng sau khi học kĩ thuật thì với nhóm đối chứng tăng lên nhưng với
mức độ khơng đáng kể. Cịn nhóm thực nghiệm kết quả cho thấy sự tăng lên cao
hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ giải pháp được lựa chọn ứng
dụng trong sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bước đầu đã có hiệu
quả
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
a. Kết luận chung
Để nâng cao chất lượng dạy học kĩ thuật đẩy tạ vai hướng ném cho học sinh
yêu cầu đầu tiên của giáo viên giảng dạy là nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học.
Hiểu mục đích u cầu mơn hoc tìm ra định hướng giảng dạy đúng đắn. Hiểu đặc
điểm tâm sinh lí của học sinh, tơn trọng, gần gũi, kiên trì khóe léo, động viên kịp

thời đối với các em. Khơng áp đặt địi hỏi quá cao đối với học sinh, luôn tạo
phương pháp phù hợp cho từng lớp học và mỗi một cá nhân học sinh đó là cơ sỡ
giúp các em học sinh hứng thú, tích cực, say mê, với mơn học này và nền tảng thúc
đẩy học sinh học tập đạt kết quả cao nhất.
b. Kết quả nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ từ Ban giám hiệu
nhà trường cùng các đồng nghiệp trong tổ bộ môn tuy thời gian vận dụng và đúc
rút kinh nghiệm chưa được nhiều nhưng sau thời gian giảng dạy tơi đã thu được kết
quả tích cực như sau:

18


Các nhóm thành tích đều được tăng lên song mức tăng của nhóm đối chứng chỉ là
từ trung bình tới khá cịn mức tăng nhóm thực nghiệm đạt kết quả rất cao đạt từ
khá tới giỏi như vậy cho thấy rẳng việc lựa chọn các giải pháp giảng dạy là phù
hợp với năng lực vận động của học sinh
2.Kiến nghị:

Qua q trình nghiên cứu đề tài tơi có một số kiến nghị sau đây:
- Nhà trường cần xây dựng hệ thống sân tập đảm bảo và chất lượng
- Tổ chuyên môn cần sớm lựa chọn các giải pháp đã được nghiên cứu để đưa vào
quá trình giảng dạy cho học sinh
- Đề tài cần tiếp được tiếp tục nghiên cứu trên cơ sỡ hoàn thiện các giải pháp nâng
cao chất lượng dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác dạy và học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giảng dạy nội dung
đẩy tạ vai hướng ném mà tôi đã áp dụng thành cơng. Tơi rất mong sự quan tâm
đóng góp ý kiến của ban giám hiệu trường cùng các đồng nghiệp để đề tài được
hồn thiện hơn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của ban giám hiệu nhà

trường, các tổ chức trong trường, tổ chuyên môn và các em học sinh đã tạo điều
kiện hợp tác để tơi hồn thành đề tài này.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lí luận và giáo dục. Nguyễn An (1988) ĐH Sư Phạm TP.HCM
2. Sinh lí học thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội
3. Giáo trinh phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT Hà Nội
4. Lí luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT Hà Nội
5. Sinh lí và huấn luyện TDTT, NXB TDTT, TP.HCM
6. Trò chơi vận động NXB TDTT
7. Tuyển tập 130 câu hỏi về huấn luyện thể thao hiện đại NXB Đại học sư
phạm.
8. Một số bài báo liên quan đến thể thao.

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC – SÁNG KIẾN
TRƯỜNG
NHẬN XÉT: ..............................................................................................................
20


....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
ĐIỂM :........................................................................................................................
XẾP LOẠI: ................................................................................................................
CHỦ TỊCH HĐ SK - KH

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC – SÁNG KIẾN SỞ
GD-ĐT
21


NHẬN XÉT: ..............................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
ĐIỂM :........................................................................................................................
XẾP LOẠI: ................................................................................................................
CHỦ TỊCH HĐ SK - KH

22



×