Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

CHỦ ĐỀ 1: CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TRONG TRẠI CHĂN NUÔI HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y



BÁO CÁO QUẢN LÝ TRẠI
CHĂN NUÔI
CHỦ ĐỀ 1: CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TRONG TRẠI
CHĂN NUÔI HEO

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
11/2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y



BÁO CÁO QUẢN LÝ TRẠI CHĂN
NUÔI
CHỦ ĐỀ 1: CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TRONG TRẠI
CHĂN NUÔI HEO
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN


NHÓM 01

Page 2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

NHÓM 01

Họ và tên

MSSV
Võ Phạm Danh
17111020 (NT)
Nguyễn Văn Dương
17112030
Nguyễn Thanh Đức Hạnh

14112080
Đỗ Lê Khánh Hằng
17112051
Ngô Thị Hương
17112074
K’Sor HVinh
17112271
Nguyễn Thị Ái Linh
17112289
Lương Danh Quỳnh
17112171
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đồn Thị Phương Thảo
17112194
Huỳnh Bùi Thanh Vy
17111172
11/2020

Page 3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỤC LỤC

NHĨM 01

Page 4



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện này đang phát triển mạnh mẽ, trong đó heo là
đối tượng chính và quan trọng, có vai trị đảm bảo an ninh thực phẩm cho đất nước.
Song song với sự phát triên vượt bậc của ngành chăn ni là những khó khăn thách
thức về nhiều phương diện khác nhau, cần nhận diện rõ để đạt được sự thay đổi cũng
như tính bền vững của sự phát triển.
Theo TS. Nguyễn Văn Trọng - Phó cục trưởng Cục chăn ni, chăn ni heo
trong hiện tại và tương lai có rất nhiều cơ hội để phát triển theo hướng công nghiệp và
kỹ thuật. Cụ thể như sau, nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng tăng cao với thị trường 97
triệu dân và khoảng 15 triệu du khách, thịt heo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
với giá thành cao.
Với ngành Chăn nuôi heo, dịch tả heo châu Phi vừa qua là sự sàng lọc buộc
người chăn nuôi phải thay đổi về “chất” theo hướng chăn nuôi ngày càng chuyên
nghiệp với sự đầu tư bài bản. Sự tái cơ cấu sâu rộng, tập trung phát triển các vùng
chăn ni lớn, an tồn dịch bệnh, đầu tư công nghệ cao, ứng dụng công sinh học trong
xử lý chất thải và hạn chế ô nhiễm môi trường, ứng dụng cơng nghiệp 4.0 trong chăn
ni lợn khi có điều kiện. Phải sản xuất chế biến tiêu thụ và phát triển thị trường theo
chuỗi khép kín do doanh nghiệp chủ đạo.
Để chăn nuôi heo đạt hiệu quả, trở thành ngành hàng lớn, mạnh, cạnh tranh và
hướng xuất khẩu. Những vấn đề quản lý trong trại chăn nuôi heo cần được tìm ra và có
hướng xử lý. Các vấn đề có thể kể đến như:


Dịch bệnh vẫn diễn ra hằng năm và khơng có biện pháp phịng trị tối ưu;



Vấn đề về chất thải và bảo vệ mơi trường;




Cơ sở vật chất khơng đạt chuẩn;



Vấn đề về thuốc và thức ăn;



Vấn đề về kinh tế và nguồn nhân lực;



Vấn đề về animal welfare;



Vấn đề an tồn sinh học;





NHĨM 01

Page 5



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Để giải quyết những vấn đề trên. Nhóm 1 chúng em cùng nhau thực hiện chủ đề
“Các vấn đề quản lý trong trại chăn ni heo”.

NHĨM 01

Page 6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG II: DỊCH BỆNH
I.

Một số bệnh thường xảy ra trên heo con và heo thịt
1. Bệnh truyền nhiễm:
1.1.
Phó thương hàn

Thường ở trên heo con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi.
-

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Salmonella Choleraesuis gây ra

-

Triệu chứng: gồm 2 thể chính:




Thể bại huyết: Heo bệnh bỏ ăn đột ngột, biếng vận động, sốt 40,5℃- 41,6℃.
Nhiều con dồn lại một góc chuồng. Dấu hiệu đầu tiên heo chết với vết tím bầm ở
bụng và chân. Từ ngày phát bệnh cho đến ngày thứ 4 khơng có dấu hiệu tiêu chảy,
đến ngày thứ 5 phân có màu vàng, tồn nước có thể thấy phần lớn trong các ổ dịch,
tỷ lệ mắc bệnh ít hơn 10%, tỷ lệ chết cao. Những heo khỏi bệnh mang trùng và thải
trùng.



Thể viêm ruột: Dấu hiệu đầu tiên là heo đi phân loãng màu vàng. Bệnh lây lan
nhanh trong toàn bầy trong một vài ngày. Hiện tượng kéo dài 3 đến 7 ngày, máu có
thể xuất hiện trong phân nhưng khơng có nhầy như trong bệnh lỵ. Heo bệnh sốt bỏ
ăn hoặc ăn ít, mất nước nặng. Tỷ lệ chết thường thấp và chỉ xuất hiện sau mấy ngày
khi có triệu chứng tiêu chảy. Đa số heo được phục hồi, hết triệu chứng lâm sàng
nhưng mang trùng và thải trùng ít nhất là 5 tháng.

-

Cách điều trị:



Sử sụng các kháng sinh như Gentamycine, các Sulfamid (sulfadiazine, sulmet).
Nếu dùng cả đàn thì dùng Nitrofurazone hay phối hợp Chlorateracyclin với
Sulfamethazine



Ngồi ra phải dùng các loại bù chất điện giải và mất nước như dung dịch Sodium

bicarbonate 5%, nước muối sinh lý 0,9%...

-

Cách phòng ngừa: Biện pháp vệ sinh và quản lý



Áp dụng các biện pháp vệ sinh phịng dịch, cách ly, xử lý những đàn mắc bệnh là
rất quan trọng, tránh sự lây nhiễm từ những động vật khác (chuột, chó, mèo)



Mật độ trong chuồng ni hợp lí, nhập heo có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế stress khi
vận chuyển,…

NHÓM 01

Page 7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



Tiêm phịng vacine: Tốt nhất tiêm cho heo mẹ có chữa, trước khi phối giống để con
sinh ra có kháng thể do sữa truyền sang có khả năng chống bệnh trong thời gian
đầu. Đối với heo con ở những nơi gây nhiễm khơng cao thì tiêm phịng vào lúc 2
tháng tuổi. Đối với những nơi có dịch có khả năng uy hiếp đàn heo thì 1 tháng tuổi
có thể tiêm ½ liều nhưng nhất thiết 2 tháng tuổi phải tiêm lại.

1.2.

Dịch tả heo Châu Phi

-

Nguyên nhân: do virus thuộc họ Asfarviridae, giống Asfivirus gây ra

-

Triệu chứng:



Thể cấp tính: heo bệnh có triệu chứng sốt cao (41-42 OC), mệt mỏi, biếng ăn, nằm
chồng lên nhau, thở nhanh, da sung huyết đến tím bầm hoặc xuất huyết nhất là ở
vùng bụng, các đầu mút, đi đứng khơng vững, chân sau yếu, có thể co giật. Heo
bệnh chảy dịch mũi trắng, đặc có thể lẫn máu, mắt có thể có ghèn, niêm mạc sung
huyết nặng có thể xuất huyết, đau bụng ói mửa, một vài heo có hiện tượng bón
hoặc tiêu chảy có máu.



Heo bệnh thể cấp, sẽ chết trong vòng 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Heo
chết ở thể cấp thường có thể trạng khá tốt.



Thể mãn tính: Heo gầy yếu, lơng dài xơ xác. Heo bị bệnh ASF thể mãn sẽ chết sau
vài tuần hoặc vài tháng.


-

Cách điều trị: Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị ASF do đó khi phát hiện trại có
heo bệnh cần tiến hành tiêu hủy để tránh lây lan mầm bệnh sang những nơi khác.

-

Cách phịng ngừa:



Chưa xảy ra dịch: Hiện nay chưa có vắc-xin phịng bệnh Dịch tả heo châu Phi, vì
vậy biện pháp phịng chủ yếu dựa trên các biện pháp an tồn sinh học kiểm soát lây
nhiễm xuyên biên giới, xuyên khu vực, trại; khơng sử dụng phụ phế phẩm có
nguồn gốc từ heo hoặc chỉ sử dụng khi đã được nấu chín kỹ, ít nhất 30 phút nấu sơi.
Khi có nguy cơ xảy ra dịch cần tăng cường vệ sinh, tiêu độc sát trùng trong và
ngoài chuồng, trại, 2 lần một tuần (chlorine, iodine, formalin, sodium chloride,
potassium peroxymonosulfate, o-phenylphenol, 2-benzyl-4-cholophenol...); khơng

NHĨM 01

Page 8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

cho người và phương tiện vận chuyển từ bên ngoài vào trại nếu khơng qua tiêu độc,
sát trùng.



Nhân viên trong trại cũng phải chấp hành nghiêm ngặt quy trình vệ sinh, tiêu độc
sát trùng khi vào làm việc tại các khu chuồng ni.



Đang xảy ra dịch: Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phịng chống dịch bệnh
phải khai báo, khoanh vùng, cơ lập, tiêu huỷ heo nghi bệnh, vệ sinh, tiêu độc sát
trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ, phương tiện vận chuyển; cấm khơng cho người
ngồi vào khu vực trại.
1.3.

Đóng dấu son:

-

Nguyên nhân: do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra

-

Triệu chứng:



Thể quá cấp: Xảy ra nhanh, đột ngột, thời gian nung bệnh chỉ 1-3 ngày.Heo sốt cao
41-42℃, có khi 43℃. Bỏ ăn, nằm ì một chỗ trụy tim rồi chết. Nhiều trường hợp
bệnh tiến triển nhanh, quá cấp, heo chết mà da chưa xuất hiện những dấu son.




Thể cấp tính: Heo sốt cao 41-42℃, quỵ gục, bỏ ăn và chết sau 12-48 giờ do ngạt
thở và những nốt sần sung huyết thâm tím trên tai và loang lổ khắp cơ thể. Những
nốt xung huyết từng đám hình trịn hay vng với kích thước khác nhau và tạo
thành nốt viêm da nổi mẩn cứng khắp cơ thể.



Thể mạn tính: Heo sốt 40-41℃, bỏ ăn, nằm bẹp một chỗ; chảy nước mắt, nước
mũi; da sung huyết đỏ sau đó tróc như vỏ đỗ hay bánh đa, loét chảy nước vàng, các
khớp viêm bị sưng, nóng, đau khi sờ vào, sau 2-3 tuần bị cứng đờ, heo đi lại khó
khăn.

-

Cách điều trị: Sử dụng các kháng sinh penicilin, ampicilin kết hợp với bổ sung các
vitamin, B-complex

-

Cách phịng ngừa:



Phịng bệnh bằng vaccine



Chăm sóc ni dưỡng tốt, vệ sinh chuồng trại, thức ăn nước uống hợp vệ sinh.
1.4.


-

Viêm teo mũi truyền nhiễm (tỉ lệ nhiễm cao trên heo thịt)

Nguyên nhân: do bordetella, pasteurella multocida

NHÓM 01

Page 9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

-

Triệu chứng: Heo thường xuyên khịt mũi, hắt hơi. Sống mũi hơi sưng ở hai bên,
nếu bị viêm một bên thì mũi sẽ bị vẹo sang bên bị viêm teo, nếu teo hoàn toàn
( ống cuốn bị phá hủy hoàn toàn) mũi heo bị ngắn lại và hàm trên ngắn hơn hàm
dưới.



Có trường hợp bị viêm teo hoàn toàn, heo bị kèm viêm phổi, ho nhiều nhất là khi
thời tiết thay đổi, trời rét, ăn thức ăn khơ có bụi.



Khi có sự xâm nhập của những vi khuẩn gây thối hoại tử ( Clotridium spp.), xoang
mũi có mùi hơi thối đặc biệt, vách trong của xoang mũi có mủ đen, thối.


-

Cách điều trị:



Tiêm kháng sinh nhóm Streptomycin, Gentamycine, Ampicilin, Baytril,…



Điều trị bằng thuốc kết hợp với chăm sóc tốt

-

Cách phịng ngừa:



Khi nhập hoặc mua heo cần phải biết rõ nguồn gốc từ nơi khơng có bệnh. Những
đàn giống có bệnh cần phải kiểm tra và thải loại. Cách ly những con ốm với những
con khỏe. Vệ sinh sát trùng chuồng trại trước khi nhập đàn mới.



Chuồng trại phải thống mát, thức ăn đủ các chất canxi, photpho và Vitamin D.
Thức ăn khô, bụi, trước khi ăn phải vẩy hay hòa nước, xoa đều để tránh tung bụi.
1.5.

Lở mồm long móng


-

Nguyên nhân: do Aphthovirus thuộc nhóm pirconavirus gây ra

-

Triệu chứng:Các biểu hiện chủ yếu là mụn nước ở mõm, lưỡi, môi, miệng, và giữa
các ngón chân…khi mụn vỡ loét ra làm con vật đi lại, ăn uống khó khăn. Ngồi ra
các biểu hiện như sốt, trầm cảm, giảm tăng trọng, giảm năng suất…cũng chiếm một
tỷ lệ nhất định. Heo con tỷ lệ tử vong cao. Heo trưởng thành tỷ lệ tử vong thấp
nhưng hệ thống miễn dịch suy giảm mạnh.

-

Cách điều trị:



Điều trị tại chỗ loét bằng cách rửa các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, móng bằng
nước muối rồi dùng xanhmetylen bơi vào vết thương.



Điều trị tồn thân: Sử dụng thuốc hỗ trợ hạ sốt, tiêu viêm tăng cường sức đề kháng.
Trường hợp gia súc yếu, suy hô hấp ta cần tiêm thêm trợ tim và truyền Glucose.



Tiêm kháng sinh phổ rộng tránh nhiễm khuẩn kế phát.




Bổ sung các chất điện giải.

NHĨM 01

Page 10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

-

Cách phịng ngừa:



Chăn ni an tồn sinh học



Thực hiện quy trình vắc xin đầy đủ đúng chủng (trên heo dùng typ O)
Lưu ý: Đối với vùng đang có dịch: heo đã tiêm phịng nhưng khơng phải chủng
đang nổ dịch hoặc khơng tiêm phòng cần thực hiện:
+Tái chủng tổng đàn bằng chủng vi rút giống chủng đang nổ dịch trừ heo bệnh, heo
thịt chuẩn bị bán trong khoảng 1 tháng hay heo con nhỏ hơn 3 tuần tuổi
+Tái chủng lần 2 sau 1 tháng
+Trên heo con tiêm 2 mũi lúc 4 và 8 tuần
+Ba tháng sau khi đã tiêm vắc xin lần 2 có thể trở lại chương trình tiêm phịng như
lúc bình thường, năm tiêm 2 lần.




Nghiêm cấm khách ra vào, chuồng trại đang trong vùng dịch, xe cộ, không chăn thả
trên đồng cỏ vùng đang bị dịch



Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại.
1.6.

Tụ huyết trùng (thường ở heo thịt)

-

Nguyên nhân: Do trực cầu khuẩn Pasteurella multocida gây ra

-

Triệu chứng:



Thể quá cấp tính: Thể này phát ra ở thời kỳ đầu ổ dịch, bệnh ít xảy ra, thời gian
ngắn vài giờ, heo bị phát bệnh lăn ra chết. Trước khi chết thấy heo khỏe mạnh, bỏ
ăn sốt cao 42℃. Sau vài giờ heo khó thở, sau một hồi heo bị kích thích thần kinh
chạy lung tung kêu la rồi lăn ra chết.




Thể cấp tính : heo mắc bệnh phổ biến ở thể này, ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn, ít vận động,
sốt 41℃. Niêm mạc mủi có hiện tượng viêm sưng ửng đỏ, rối loạn hô hấp. Lúc đầu
thở nhanh khơng đều sau khó thở, ho khan, ho từng tiếng, sau ho liên tục. Khi ho,
ngồi như chó. Nhịp tim tăng, heo run rẩy chảy nước mắt, da ở tai, đùi, dưới da bụng
nổi lên từng đám có màu đỏ. Vài hơm sau chuyển sang màu tím. Hầu của heo bị
sưng thủy thủng nặng kéo dài đến tận ngực rồi chết.



Thể mãn tính : Thể này thường tiếp theo thể cấp tính nhưng nhẹ hơn chủ yếu là hơ
hấp, con vật thở khó, thở nhanh, thở khị khè, ho từng hồi, ho liên miên kéo dài.
Hiện tượng viêm khớp, sưng khớp, sưng đầu gối, heo đi khập khiễng. Ở thể nặng

NHÓM 01

Page 11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

miệng xuất hiện màng giả trắng đục có mùi hơi. Sau 5 - 6 tuần heo chết do suy
nhược.
-

Điều trị: Chẩn đoán đúng, dùng thuốc càng sớm càng tốt khi cơ thể con vật đang
khỏe mạnh và vi khuẩn chưa sinh sôi nhiều, chưa gây tác hại nhiều.



Làm mát chuồng để hạ sốt cho heo hoặc nhỏ nước lên gáy giữa tai heo




Dùng khăn ấm lau bụng, bẹn cho heo (đặc biệt là heo nái)



Sử dụng các loại kháng sinh có tác dụng với vi trùng Gram (-) đều cho hiệu quả
cao.



Sử dụng kết hợp thuốc trợ lực: Vitamin, B-complex,…



Trong trường hợp xảy ra bệnh thứ phát, ưu tiên chữa trị bệnh tụ huyết trùng trên
heo trước (do đây là bệnh cấp tính), sau khi bệnh dịu mới tiếp tục điều trị các bệnh
kế tiếp.

-

Cách phịng ngừa:



Vệ sinh chăm sóc, bồi dưỡng tốt để tăng cường sức đề kháng, tăng sức chống đỡ
của con vật.




Giữ chuồng khơ ráo sạch sẽ, thống mát.



Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng.



Phịng bệnh bằng vaccin tụ huyết trùng hai lần trong năm.
2. Bệnh không truyền nhiễm:
2.1.
Tiêu chảy trên heo con sau cai sữa:

-

Nguyên nhân:



Do thức ăn, dinh dưỡng: Sau khi cai sữa, khẩu phần thức ăn thay đổi đột ngột từ
thức ăn dạng lỏng (sữa) sang thức ăn dạng viên (cám tổng hợp) gây xáo trộn hệ tiêu
hóa do heo con khơng có pepsin phân giải protein -> khơng tiêu hóa được thức ăn
-> làm heo tiêu chảy.



Thức ăn khơng đảm bảo vệ sinh, mốc, nhiễm khuẩn cũng làm heo tiêu chảy.Do xa
mẹ ->stress -> miễn dịch giảm ->dễ bị các vsv xâm nhập như là E.Coli,
Salmonella, Clostridium,… sống trong đường ruột của heo con hoặc nhiễm từ

môi trường bên ngoài vào và sẽ gây bệnh khi cơ thể heo bị suy yếu.

NHÓM 01

Page 12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

-

Triệu chứng: Triệu chứng chung là heo con đi tiêu chảy phân lỏng, màu phân thay
đổi tuỳ theo bệnh: vàng, xám, có lẫn máu, mùi hôi, tanh. Heo bệnh mất nước, ủ rũ,
lông xù, đi xiêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, mắt có ghèn đơi khi bị sưng.

-

Cách điều trị:



Sử dụng những thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột. Vd: atropin,…



Bổ sung nước (tùy vào tình trạng mất nước mà bổ sung lượng nước phù hợp), các
muối khống,…




Cho ăn khẩu phần dễ tiêu hóa

-

Cách phịng ngừa:



Hạn chế tình trạng stress trên heo con sau cai sữa như cung cấp đủ nước uống sạch,
mật độ ni trong chuồng thích hợp, nhiệt độ chuồng ni khơng q lạnh hoặc q
nóng, khẩu phần cho ăn hợp lí,…..



Tăng cường sức đề kháng cho heo con thơng qua việc bổ sung các vi khống, các
chế phẩm giúp heo tiêu hóa protein tốt hơn,….



Vệ sinh chng ni sạch sẽ



Khơng cho ăn các thức ăn bị ẩm mốc, hư



Phù đầu trên heo con do E.coli

-


Nguyên nhân:



Độc tố E.coli vào mạch máu làm hư thành mạch, gây tràn dịch và phù thủng



Dịch tràn vào hốc mắt gây phù mắt, vào màng não gây triệu chứng thần kinh, vào
phổi gây khó thở và chết nhanh

-

Triệu chứng:



Thể q cấp: Heo khó thở và chết nhanh do tràn dịch màng phổi. Khơng sốt, khơng
co giật và phù mặt



Thể cấp tính: Heo mệt mỏi, bỏ ăn, khó thở, phù mí mắt, co giật, đi xiêu vẹo do mất
thăng bằng.

-

Cách điều trị:




Trong đàn nếu thấy một số con ốm (có biểu hiện triệu chứng lâm sàng) thì tách
ngay ra khỏi đàn.

NHĨM 01

Page 13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



Ngừng cho ăn thức ăn giàu tinh bột, tăng khẩu phần thức ăn rau xanh, chất xơ, có
thể trộn thêm kháng sinh vào thức ăn (Trimco-colis). Chuồng trại khơ ráo, ấm áp.



Tiến hành tiêm kháng sinh, kháng thể cho toàn đàn heo chưa có dấu hiệu lâm sàng
và những con đang ốm. Kết hợp tiêm bổ sung thuốc bổ trợ: điện giải, vitamin C,
Bcomplex.

-

Cách phịng ngừa:



Ln giữ chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, khô ráo; thức ăn, nước uống

hợp vệ sinh nhằm giảm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể heo. Thường xuyên
sát trùng và tẩy uế chuồng trại bằng hóa chất Benkocid, Iodine hoặc vơi bột...



Tập cho heo ăn sớm vào tuần lễ thứ hai bằng thức ăn dễ tiêu hóa.



Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho heo con bằng các thuốc trợ sức, trợ lực,
men vi sinh… Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Khơng thay đổi đột ngột
thức ăn.



Khi cai sữa nên giữ heo con ở lại chuồng và chuyển heo mẹ sang chuồng khác.
Trong khẩu phần ăn của heo ln có hàm lượng thức ăn thô xanh, không nên cho
heo ăn quá nhiều tinh bột, chất đạm.



Phịng bệnh bằng trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống khi thay đổi chuồng
trại, hoặc mới nhập heo về.…



Sử dụng vắc xin phịng bệnh
2.2.
Một số bệnh thường xảy ra trên heo nái và đực giống
2.2.1. Các bệnh thường gặp trên heo đực giống và cách quản lý


Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh bao gồm: tỷ lệ sống ( ngay sau khi lấy, sau
12h, sau 24h,…), hoạt lực, nồng độ, kì hình (dị hình), thế tích thu được và các tính
chất khác như màu sắc, thành phần,… (dịch viêm, máu,…). Sổ sách ghi chép chất
lượng tinh phải cụ thể về thời gian khai thác và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng.
NHÓM 01

Page 14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngoại trừ công tác quản lý các bệnh truyền nhiễm trên heo, một số bệnh thường
gặp đặc thù trên heo đực giống cũng cần đặc biệt quan tâm, cụ thể như sau:


Vơ tinh: hiện tượng khơng có tinh trùng trong tinh dịch. Heo đực giống có tinh
hồn ẩn hoặc tinh hồn kém phát triển, thối hóa do bẩm sinh hoặc do thiếu dinh
dưỡng, do dịch bệnh, hoặc do chu trình khai thác tinh quá mức, hoặc viêm ống dẫn
tinh. Cân nhắc chuyện loại thải



Ít tinh: số lượng tinh trùng ít, sức sống của tinh trùng kém. Hiện tượng này xảy ra
trong giai đoạn heo mắc bệnh và cần can thiệp gấp bằng cách tìm hiểu ngun nhân
và khắc phục. Ví dụ: giảm stress, cải thiện chế độ ăn, cung cấp thêm vitamin,…



Lãnh tinh: tinh trùng không chuyển động. Nguyên nhân phổ biến thường do rối

loạn chức năng của phó dịch hồn. Các q trình viêm cấp tính và mãn tính tinh
hồn, phó tinh hoàn xảy ra do nhiễm trùng, chấn thương và sốc nhiệt gây nên rối
loạn quá trình tạo tinh trùng ở trong tinh hồn. Các ngun nhân đó dẫn đến tinh
trùng bị chết, bất động. Lãnh tinh còn xảy ra khi giữa 2 lần giao phối hoặc khai
thác bất hợp lý (quá dài hoặc quá ngắn), chế độ ăn uống khơng bảo đảm, thức ăn
thiếu vitamin và khống, heo đực giống thiếu vận động (bệnh, chuồng chật hẹp).



Tinh kì hình: tinh trùng có đầu biến dị, có hai đầu, gãy cổ, đầu tách khỏi thân, đuôi
cong hoặc bẻ gập, hai đi, đi to... Kì hình là biểu hiện của rối loạn chức năng
tinh hoàn, ống dẫn tĩnh, tuyến sinh dục phụ. Nếu tỷ lệ kì hình trên 20% thì phải loại
bỏ lượng tinh đó và khơng thể sử dụng.
Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe của heo đực giống và chất lượng tinh khai thác,

nhà quản lý cần đảm bảo các quy trình chăm sóc, ni dưỡng, thú y, khai thác tinh
được chấp hành nghiêm ngặt và có ghi chép rõ ràng lại trong sổ sách theo dõi. Heo đực
giống bị loại thoải cần triệt sản để có thể bán như heo thịt.
2.2.2. Hội chứng viêm tử cung, viêm vú, tắt sữa – MMA – trên nái đẻ

Hội chứng MMA thường do bất cẩn trong công tác quản lý gây nên. MMA
thường xảy ra khoảng từ 12h đến 3 ngày sau khi sinh, nguyên nhân từ nhiễm trùng
đường sinh sản, dẫn đến nhiễm trùng hệ thống, viêm vú, tắt sữa. Heo con bú sữa chứa
dịch viêm gây tiêu chảy, khả năng chết tăng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng và phát triển. Khi đó phải nhanh chóng điều trị cho heo mẹ, giảm tình trạng
viêm nhiễm và kích thích tiết sữa. Nếu cần thiết, nhập đàn heo con bị thiếu sữa vào
NHÓM 01

Page 15



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

một đàn tương đồng về ngày tuổi với con nái nuôi con tốt. Tuy nhiên để phịng ngừa
tình trạng bệnh tái diễn, cần khắc phục nguyên nhân gây viêm nhiễm cho nái đẻ.
Quản lý và dinh dưỡng dường như là những điểm quan trọng trong nguyên sinh
bệnh. Nái mang thai ít tập thể dục, khẩu phần mật độ dinh dưỡng cao, cho ăn quá
nhiều (béo phì), thiếu nước và vệ sinh kém, có yếu tốt gây stress,… đều có khả năng
dẫn đến tình trạng này. Các biện pháp kiểm sốt và khắc phục quan trọng nhất là giữ
chuồng sạch sẽ, khơ thống, chuồng nái đẻ/ ni con phải được sát trùng ít nhất 4-5
ngày trước khi di chuyển nái mang thai đến. Theo dõi và điều chỉnh khẩu phần, lượng
nước uống, hoạt động (hành vi) của nái mang thai Tóm lại, phịng ngừa hội chứng
MMA bằng cách quản lý vệ sinh chuồng trại, dinh dưỡng cho heo mẹ.
2.2.3. Các bệnh truyền nhiễm qua đường gieo tinh/phối giống

Thụ tinh nhân tạo trên heo được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nước phát triển
và những nơi có nền chăn ni heo với số lượng lớn. Đó là một biện pháp hiệu quả để
chọn lọc các gen ưu việt và đưa vào đàn nái với nguy cơ truyền nhiễm được giảm thiểu
tối đa. Tuy nhiên các tác động của tinh dịch nhiễm bệnh tiềm tàng có thể gây nên
những hậu quả rất lớn.
Hầu hết các vi sinh vật được phát hiện trong tinh dịch được coi là không gây
bệnh, nhưng một số khác lại có khả năng gây thiệt hả kinh tế đáng kể (ví dụ: PRRS).
Sự vấy nhiễm trong tinh dịch thường có căn nguyên từ nhiễm trùng đường tiểu hoặc sự
nhiễm trùng tồn thân của con đực giống. Bên cạnh đó, vấy nhiễm cịn có thể xuất
phát từ khâu khai thác, đóng gói và lưu trữ. Tinh trùng vấy nhiễm làm giảm chất lượng
tinh, giảm khả năng đậu thai và hơn hết là nguy cơ lây truyền mầm bệnh qua con nái,
dẫn đến viêm nhiễm âm đạo, tử cung, chết phôi.
2.2.4. Các mầm bệnh thường gặp trong tinh dịch heo đực giống

Lượng tinh dịch một lần xuất ra của heo đực giống có thể chứa 104 - 105 vi

khuẩn/ML, thường là vi khuẩn Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae, với số lượng
lớn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng. Thậm chí khi đã cho thêm
chất kháng khuẩn vào tinh dịch vẫn khơng thể loại bỏ tồn bộ mầm bệnh do kháng
thuốc hoặc do điều kiện môi trường bất lợi.

NHÓM 01

Page 16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Các vi khuẩn thường gặp trong tinh dịch heo đực giống bao gồm Brucella,
Chlamydia, Leptospira, Mycoplasma, Mycobacterium. Các loại virus thường gặp bao
gồm ASF, CSF, FMD, PCV2,PRRS,…
Việc phát hiện và phân lập mầm bệnh trong tinh trùng không được thực hiện
quá thường xuyên do cần thời gian và tốn kém chi phí. Phương pháp thường được sử
dụng là PCR, cho kết quả nhanh chóng, có độ nhạy cao và thích hợp để theo dõi một
số lượng mẫu lớn.
Chiến lược tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua thụ tinh nhân tạo,
trong trường hợp trại phải nhập tinh, là sử dụng sản phẩm từ đực giống của trại uy tín,
khơng có dịch bệnh, được theo dõi chặt chẽ chất lượng tinh và được duy trì an ninh
sinh học tốt.
Đối với trại có heo đực giống và có thể tự cung cấp tinh để gieo, các biện pháp
có thể áp dụng để giảm thiểu tình trạng vấy nhiễm trong tinh quan trọng nhất là tuân
thủ quy trình khai thác và bảo quản tinh, bên cạnh đó, có thể bổ sung một hàm lượng
chất kháng khuẩn nhất định trong môi trường pha tinh mà khơng làm thay đổi chất
lượng tinh.

NHĨM 01


Page 17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG III: CƠNG TÁC GIỐNG
Quản lý sức khỏe heo đực giống

I.

1. Cơng tác lựa chọn giống

Heo đực giống là một khoảng đầu tư tương đối lớn nên việc chọn lọc cần hết
sức kĩ lưỡng, đảm bảo các tính trạng và thể trạng tốt và khả năng di truyền cho đời sau
cao. Chân thẳng, không bị tật để không gây ảnh hưởng đến khả năng “nhảy”. Cơ quan
sinh dục bình thường: tinh hồn có hình dạng và kích thước tốt, đều nhau, khơng dị
dạng hay bị ẩn; góc dương vật và đầu dương vật không bị thương và không dị dạng.
Một số chuyên gia còn dựa trên một số đặc điểm khác như khoảng cách giữa hai mắt,
kích thước xương hàm,… và các biểu hiện hành vi khác để tìm ra con đực giống khỏe
mạnh và có tiềm năng khai thác cao.
2. Cơng tác quản lý, chăm sóc

Hàng ngày ghi chép sổ sách theo dõi các chỉ tiêu khai thác, lịch trình khai thác
tinh, tình trạng sức khỏe,… của từng cá thể trong đàn heo đực giống khai thác tinh.
3. Chăm sóc ni dưỡng:

Nhiệt độ phù hợp: 25oC
Chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, thống mát, đủ diện tích, diện tích chuồng ni
tối thiểu 5m2/con đối với heo nội và 6m2/con đối với heo ngoại. Heo đực giống cần

không gian hoạt động nhất định, lớn hơn chuồng nuôi thịt và riêng tư để tránh xung
đột và duy trì tập tính.
Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ, máng ăn, vịi uống, trạng thái, tình trạng sức
khoẻ của heo. Nước uống cần đảm bảo vệ sinh và được cung cấp đầy đủ do heo đực
giống thường tiêu thụ lượng nước cao hơn các loại heo khác
Không tắm hoặc cho ăn sau khi đi phối giống hoặc khai thác tinh, ít nhất 30
phút. Cho heo ăn theo những khung giờ nhất định, không cho ăn no trước khi khai
thác. Chỉ cho heo đực nhảy hoặc khai thác tinh vào những lúc thời tiết mát mẻ trong
ngày
Ví dụ: khai thác tinh vào 5h sáng hoặc 4h chiều, khi đó giờ cho ăn có thể vào
khoảng 6-7h sáng và 5h chiều (sau khai thác tinh 1 giờ)
4. Chế độ khai thác, sử dụng

NHÓM 01

Page 18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Để đảm bảo được chất lượng, cơng tác quản lý phải có một quy trình khai thác
tinh phù hợp. Những người kĩ thuật khai thác tinh làm cố định, tay nghề tốt, nhằm đảm
bảo an tồn cho nhân cơng lẫn chất lượng tinh.
Số lần khai thác tinh không quá 2 lần/tuần đối với heo đực giống dưới 2 năm và
không quá 3 lần/tuần đối với heo đực giống trên 2 năm. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của
heo đực giống khơng ít hơn 8 tháng đối với heo nội, 10 tháng đối với heo ngoại và tuổi
sử dụng không quá 3 năm rưỡi.
Stress, bệnh, thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng nhiều lên chất lượng tinh, do đó
cần thường xuyên kiểm tra năng suất, chất lượng tinh để phát hiện sớm các bất thường
về sức khỏe của heo đực giống. Heo sau một đợt điều trị bệnh và hồi phục cần phải

được kiểm tra chất lượng tinh trước khi khai thác hoặc phối giống
Các bước cơ bản để giảm thiểu vấy nhiễm và giảm chất lượng tinh: giữ cho
vùng bụng dưới (gần dương vật) luôn được sạch sẽ, khô ráo bằng cách giữ vệ sinh
chuồng trại; khi lấy tinh, loại bỏ phần tinh dịch đầu chứa nhiều cặn và vi khuẩn; dụng
cụ và môi trường pha tinh phải vô trùng, môi trường khi pha tinh cần nhiệt độ thích
hợp để chống gây sốc nhiệt cho tinh trùng; bảo quản tinh trong môi trường mát
(khoảng 17oC) và tránh tiếp xúc với ánh sáng. Những yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng
đến chất lượng gồm thời gian bảo quản tinh, nhiệt độ bảo quản, loại mơi trường,…
Tinh sau khi pha và đóng gói cần được giao đi càng sớm càng tốt và được bảo quản
liên tục trong điều kiện như đã nêu ở trên.
II.

Quản lý sức khỏe đàn nái
1. Nhập đàn
Để tạo ra trang trại sạch bệnh, trước tiên phải ngăn ngừa mầm bệnh từ đàn nái

đẻ, nái đẻ sạch bệnh sẽ tạo ra đàn heo con không mang mầm bệnh và khỏe mạnh. Tìm
hiểu kĩ và đảm bảo sức khỏe của đàn giống trước khi thu mua và nhập đàn, bên cạnh
tiềm năng di truyền tốt, công tác quản lý mầm bệnh vẫn cần được ưu tiên hơn cả. Nếu
mang dịch bệnh vào trang trại, điều đó có thể đánh tan bất kỳ sự cải thiện tiềm năng di
truyền nào mà chủ trang trại mong đợi ở đàn mới lẫn đàn cũ. Ngoài ra, việc cách ly
theo dõi trước khi nhập đàn không được phép bỏ qua.
2. Cơng tác lựa chọn giống

NHĨM 01

Page 19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


Các tính chất để chọn một con nái tốt trước tiên dựa vào cấu trúc cơ thể: chiều
dài cơ thể hợp lý, lồng ngực nở đều, lưng rộng, thẳng, hai bên hông thẳng, chân ngắn
vừa phải và khỏe, đều nhau và không bị tật, đầu gối vng góc để khơng tạo áp lực
quá lớn lên khớp chân khi đi đứng; hệ cơ phát triển, đặc biệt là cơ lưng, cơ vai và cơ
mông đùi. Tất cả các đặc điểm trên nhằm đảm bảo tình trạng sức khỏe khả năng mang
thai của con nái, và để di truyền các tính trạng tốt cho heo con. Tiếp đến là đặc điểm
liên quan đến cơ quan sinh sản: núm vú nổi rõ, đều hai bên, âm hộ nở nang, hình giọt
nước hướng xuống, khơng dị dạng. Các đặc điểm bên ngoài là biểu hiện đầu tiên để
phát hiện các bất thường di truyền về cơ quan sinh sản.
Di truyền sẽ ảnh hưởng đến lượng thức ăn cần cung cấp, tốc độ tăng trưởng,
sức khỏe, tuổi thọ (tỷ lệ tiêu hủy) và tất cả các khía cạnh của khả năng sinh sản. Vì
vậy, việc xác nhận các đặc điểm di truyền gây ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất sinh
sản sẽ tăng tỷ lệ nái đẻ và đảm bảo năng suất sinh sản. Lai tạo cũng là một phần quan
trọng trong hệ thống chăn nuôi heo thương phẩm nhằm cải thiện hiệu quả từ ưu thế lai
và tiềm năng khai thác sự khác biệt giữa các giống. Chọn lọc và lai giống được kết hợp
để đạt được mức hiệu suất cao nhất.
3. Công tác quản lý, chăm sóc
3.1.

Theo dõi chu kì động dục
Các giống heo khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau.Các giống heo nội

địa như Móng Cái động dục lần đầu ở 4 – 5 tháng tuổi, heo lai và giống ngoại động
dục lần đầu thường khoảng 6-7 tháng tuổi. Chu kỳ động dục dao động từ 17 – 23 ngày,
thời gian động dục thường kéo dài 3 – 4 ngày. Phát hiện nái động dục là việc quan
trọng nhất trong công tác phối giống. Cần kiểm tra mỗi ngày khoảng 2 lần, kiểm tra
đặc điểm âm hộ và cả hành vi của con nái. Nên kiểm tra động dục vào lúc 5 – 6 giờ
sáng và 5 – 6 giờ chiều là thời điểm heo thường có biểu hiện triệu chứng động dục rõ
rệt nhất. Nái hậu bị được phối giống lần đầu tiên phải đạt đủ tuổi (7.5-8 tháng tuổi) và

đủ cân nặng (Móng Cái là 50 – 55 kg, heo lai (Yorkshire/Landrace x Móng Cái) là 75
– 85 kg, heo ngoại là 110 – 130 kg). Không phối vào lần động dục đầu tiên vì lúc này
cơ thể con nái chưa phát triển toàn diện.
Thực hiện ghi chép cụ thể về chu kì động dục, tỷ lệ phối thành công, tỷ lệ heo
con trên đầu nái, tỷ lệ heo cai sữa,… Từ các ghi chép và phân tích, người quản lý có
NHĨM 01

Page 20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

thể đánh giá được sức khỏe tổng đàn, các cá thể cần loại thoải, mục đích chính là tăng
năng suất.
3.2.

Những lưu ý khi phối giống/thụ tinh nhân tạo
Việc sử dụng tinh bị vấy nhiễm có khả năng dẫn đến nguy cơ giảm khả năng

đậu thai, chết phôi, viêm tử cung và các nhiễm trùng thứ phát. Khi đó tình trạng sức
khỏe của đàn nái suy giảm, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất. Việc mua và sử dụng
tinh trùng được đóng cũng giảm thiểu phần nào được sự lan truyền mầm bệnh, thay vì
cho con đực giống trực tiếp giao phối. Hơn nữa, thụ tinh nhân tạo cũng mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn do tinh trùng sử dụng đã được pha loãng nhưng vẫn đảm bảo khả
năng thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo vẫn có khả năng truyền nhiễm các bệnh về vi khuẩn
và virus, vì vậy, lựa chọn nhà cung cấp tinh đáng tin cậy và chất lượng là vô cùng cần
thiết và người quản lý nên nhận được báo cáo chất lượng từ nhà cung cấp.
Ngoài ra, khả năng ni con cịn là một yếu tố vơ cùng quan trọng. Một con nái
nuôi con tốt cần cung cấp đủ lượng sữa cho heo con vì giai đoạn này vơ cùng quan
trọng cho việc hình thành miễn dịch và tăng trưởng của đàn heo con sau này.

3.3.

Chăm sóc nái mang thai
Nái mang thai cần được theo dõi sát sao, lượng nước uống phải cung cấp đầy

đủ, khẩu phần ăn cung cấp đủ dinh dưỡng và nhiều xơ, ngừa táo bón và tránh béo phì,
đảm bảo duy trì thể trạng cho nái mang thai. Chuồng đẻ cần được dọn sạch và sát
trùng, sau đó để trống 1 tuần trước khi sử dụng. Nái mang thai cần được tẩy giun 2-3
tuần trước khi đẻ và trước khi nhập chuồng đẻ. Nhập chuồng 10 ngày trước khi đẻ.
Chuồng luôn được giữ sạch sẽ và khơ thống.

NHĨM 01

Page 21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG IV: CƠ SỞ VẬT CHẤT
Khu vực sinh hoạt

I.

Khu vực sinh hoạt công nhân phải tách biệt với lại khu vực chăn ni. Đề phịng mầm
bệnh có thể lây nhiễm vào trong khu sản xuất.
Nhà sát trùng cổng ra vào: Sát trùng trước khi vào trại là một trong những việc làm rất
quan trọng để đề phịng mầm bệnh có thể lây nhiễm từ mơi trường bên ngồi vào trong
khu vực sản xuất của trại chăn nuôi. Tất cả những công ty lớn đầu tư với một quy mô
lớn và đúng mức đều có những nhà sát trùng khi ra vào trại.
Nhà ở cho công nhân viên: Tiện cho công nhân làm việc tại trại và tránh phải tiếp xúc

với môi trường bên ngồi có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh vào trang trại.
Nhà ăn: Là nơi ăn uống, gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm cũng như khó khăn của cơng
nhân trong trại.
Văn phịng.
Khu vực chăn ni

II.

Khu vực ảnh hưởng trưc tiếp đến năng suất của trang trại, bao gồm: nguồn nước, nhà
chế biến thức ăn, nhà kho chứa thức ăn, nhà lấy và pha chế tinh dịch, các dãy chuồng
nuôi, hệ thống xử lý chất thải.
1. Yêu cầu chung về thiết kế và xây dựng chuồng trại.

Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những cơn bão
giơng có thể hắt nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của
heo.
Chuồng trại phải thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và nước uống cho heo,
khơng làm lãng phí thức ăn và cơng chăm sóc ni dưỡng.
Khi xây dựng chuồng trại phải tính tốn hiệu quả kinh tế (vừa đảm bảo đủ nhu
cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật liệu).
Kết hợp được các kiểu chuồng ni hiện đại và truyền thống để có những kiểu
chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khả năng tận dụng được
nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình và địa phương.
Đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho đàn và sức khỏe con người
2. Thiết kế chuồng trại.
- Vị trí: Chọn nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.
NHÓM 01

Page 22



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

- Hướng chuồng: Trục dọc của dãy chuồng nên chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam

để tránh các hướng nắng bất lợi, hướng mưa tạt gió lùa.
- Kiểu chuồng: Xây dựng chng ni khép kín lắp đặt dàn lạnh.
- Một số kiểu chuồng ni khép kín và hiện đại tham khảo:


Kiểu chuồng heo nái đẻ và ni con:
Chuồng có vùng cho heo con và vùng
cho heo mẹ riêng biệt để tránh hiện
tượng heo mẹ đè lên heo con khi
chúng nằm. Có nơi tập ăn riêng (bổ
sung thức ăn sớm). Chuồng nên thiết
kế trên diện tích từ 4 – 6m 2, chia
thành 2 khu vực rõ rệt. Heo nái nằm
và di chuyển ở giữa với chiều rộng từ 60 – 65cm, dài 22 – 225cm, có khung khống
chế. Có máng ăn cho heo mẹ và vòi uống nước tự động. Chú ý khi thiết kế các
thanh chắn cần thiết phải để độ cao hợp lý tùy từng giống heo ngoại hay nội. Hai
bên vùng heo nái nằm là heo con hoạt động. Nền chuồng của heo con nên thiết kế
bằng nhựa hay gỗ. Nền chuồng của heo mẹ nên bằng bê tơng.



Kiểu chuồng nái chửa: Chuồng thiết kế theo từng dãy, chúng chỉ cần diện tích nhỏ
bằng phần của heo nái đẻ nằm để di chuyển và nằm. Khi cần thiết cho vận động tự
do phải cho heo ra các sân chơi để vận động.
Chiều rộng 65cm, chiều dài 225cm, có máng ăn

và vịi uống nước tự động.



Kiểu chuồng nái chờ phối: Heo nái khi chờ phối
giống cần được nuôi thành từng nhóm, cứ 4 – 6
con/ơ, có diện tích 5 – 6m2, có máng ăn chung
hoặc máng tự động cho từng cá thể. Vịi uống
nước tự động và có vị trí thuận lợi để vận động ở sân hay bãi chơi. Việc thiết kế
chuồng heo nái chờ phối cần thiết phải có tính liên hồn và dễ tiếp xúc với heo đực
giống để điều khiển động dục cho heo nái.



Kiểu chuồng heo đực giống: Khi thiết kế chuồng nuôi heo đực giống cần chú ý đến
việc nuôi dưỡng và sử dụng chúng để phối giống hay lấy tinh. Chuồng nên thiết kế

NHÓM 01

Page 23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

kiên cố, có diện tích từ 5 – 6m2, heo phải
được nhốt riêng lẽ từng con. Thành
chuồng cao từ 1.4m, nền bằng bê tơng
chắc chắn, tránh nền gồ gề gây xây xát
móng chân của heo đực giống.
• Kiểu


chuồng ni heo thịt: Heo thịt thường được
nuôi trong các ô rộng và nuôi thành từng
nhóm, heo thịt nhỏ từ 16 – 20 con/ơ, heo thịt
trưởng thành từ 8 – 10 con/ô, mỗi ô từ 7 –
10m2. Máng ăn dài để đạt được tiêu chuẩn ăn
của chúng. Có vịi uống nước tự động có thể 2 vịi.
- Diện tích chuồng: Diện tích chuồng chăn ni heo thịt có sự thay đổi theo từng thời kỳ

sinh trưởng của heo. Để đảm bảo cho heo phát triển tốt nhất, nên thiết kế chuồng
hơi rộng để sử dụng lâu dài. Trung bình diện tích dành cho heo thường là 0,8 –
1m2/con.
- Nền chuồng:
a. Nền cao hơn mặt đất 20 – 25cm, tráng xi măng hơi nhám sẽ vừa giúp dễ vệ sinh lại

tránh trơn trượt
b. Nên đặt nền có độ nghiêng 1- 2% về phía cống thốt nước, giúp nước chảy nhanh

và mau ráo mỗi khi dọn chuồng.
-

Mái chuồng.

c. Làm mái cao vừa phải để đảm bảo thông thoáng và hạn chế mưa tạt vào.
d. Mái lợp bằng fibro ximăng, ngói, tơn địi hỏi có dàn đỡ chắc chắn và cần có giàn

leo, cây xanh để chống nóng.
e. Mái đảm bảo độ dốc (40%) để dễ thoát nước
-


Rèm che.

f.

Cần có rèm che để chống mưa tạt gió lùa và hạn chế muỗi xâm nhập.

g. Khi có điều kiện có thể làm chuồng kín có hệ thống làm mát cho heo.
-

Hệ thống xử lý chất thải.

NHÓM 01

Page 24


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



Hệ thống xử lý chất thải (phân và nước thải) trong chăn nuôi heo không ngừng
được cải tiến như hệ thống hầm xây xi măng, hệ thống túi ủ nilon, hệ thống biogas
vòm cầu. Riêng biogas vòm cầu là hệ thống mới nhất, có thể tiết kiệm được diện
tích bề mặt nên được nhiều người chăn nuôi áp dụng để xử lý chất thải.



Hố ủ phân và xử lý chất thải giúp đảm bảo an tồn vệ sinh.




Hầm biogas giúp cung cấp khí đốt phục vụ sản xuất và sinh hoạt gia đình.



Trong điều kiện chăn ni ở nơng hộ, có thể xử lý chất thải bằng cây thuỷ sinh (bèo
Lục Bình và cỏ Muỗi Nước…)
3. Những lưu ý khi xây dựng chuồng trại.

-

Xây dựng trại cách trại khác khoảng 3km.

-

Lưu ý tới các vị trí gần đường giao thơng và nhà máy.

-

Trại cai sữa cần cách ly trên 300m.

NHÓM 01

Page 25


×