Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại ở trung trạch, bố trạch, quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.33 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
Đề Tài
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Huế, tháng 9/2012
Mục lục:
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Ở nước ta tuy các trang trại (chủ yếu là trang trại gia đình) mới phát triển nhưng đã
thể hiện rõ vai trò tích cực. Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá,
tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản phát
triển. Phát triển kinh tế trang trại góp phần tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc, khai
thác thêm diện tích đất hoang hoá, cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời huy động
được lượng vốn đầu tư lớn trong dân để đầu tư cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
Trên địa bàn huyện Bố Trạch kinh tế trang trại tuy phát triển chưa dài nhưng những
kết quả đạt được đã thể hiện là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần
tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn của tỉnh So với nhiều xã trong huyện Bố trạch, kinh tế trang trại xã Trung Trạch
trong thời gian qua đã phát triển khá mạnh, ngày càng có nhiều loại hình trang trại hình
thành với quy mô lớn và nhiều loại hình khác nhau.
Tuy nhiên sự hình thành và hoạt động của các trang trại đang trong tình trạng tự
phát và rất đa dạng, lại gặp khó khăn về nhiều mặt như vốn, đất đai đặc biệt là thị trường
tiêu thụ sản phẩm nên các trang trại vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả kinh tế
mang lại chưa cao. Để kinh tế trang trại thực sự trở thành thế mạnh của xã, góp phần
phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ sinh
thái môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp chính quyền và người dân có


cái nh́ìn đúng đắn nhất, hiệu quả nhất đối với việc khai thác tiềm năng về phát triển kinh
tế của địa phương. Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại ở xã Trung Trạch -Huyện Bố
Trạch- tỉnh Quang Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu quy mô và tình hình sử dụng các nguồn lực (đất đai, lao động,
vốn)của trang trại ở xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn xã, đồng thời phát
hiện các tiềm năng chưa được khai thác để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi
ở thị trấn trong những năm tới
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sự phát triển sản xuất của các
trang trại.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng phát triển, tình hình sản
xuất kinh doanh của các trang trại thuộc xã Trung Trạch.
Phạm vi về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu trong địa giới hành chính xã Trung
Trạch và tại 18 trang trại trên 8 thôn của xã.
Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
trong năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Điều tra chọn mẫu:
- Dung lượng các loại mẫu: 18 trang trại.
- Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách những trang trại có trên địa bàn huyện, lựa
chọn những trang trại đã cho sản phẩm hàng hóa và có quy mô tương đối ở tất cả 8 thôn
trên địa bàn xã.
 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu thứ cấp tại xã thông qua các báo cáo tổng kết nămcác số liệu
thống kê lưu trữ về đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng của xã.
- Các tài liệu liên quan đến sự phát triển của các loại hình trang trại
- Thu thập thông tin trên các báo và mạng Internet, các luận văn, đề tài nghiên cứu.

 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
- Phỏng vấn cấu trúc theo phiếu điều tra 20 trang trại theo mẫu .Sử dụng phương
pháp điều tra có sự tham gia để chủ trang trại tự phân tích và nêu ra các hoạt động sản
xuất, kết quả và những khó khăn cũng như hướng phát triển của trang trại.
- Quan sát thực địa 20 trang trại về các hoạt động sản xuất, quy mô trang trại, quy
hoạch và sử dụng các nguồn lực.
 Phương pháp xử lý số liệu:
Dựa trên số liệu thu thập được tiên hành Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm Trang Trại và kinh tế Trang Trại:
Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước và thực tế Việt Nam hiện nay, trong khi chưa
có khái niệm chuẩn mực về trang trại, Tổng cục thông kê cho rằng một trang trại phải hội
đủ 4 đặc điểm sau:
 Một là, có quy mô diện tích tương đối so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa
phương, tương đương với từng ngành sản xuất cụ thể như trồng trọt chăn nuôi, lâm
nghiệp.
 Hai là, có sử dung lao động làm thuê thường xuyên, từ 2 lao động/năm, nếu lao động
thời vụ thì quy đổi thành lao động thường xuyên.
 Ba là, chủ trang trại là người có kiến thức, kinh nghiệm về nông, lâ, ngư nghiệp
 Bốn là, lấy sản xuất hàng hóa làm hướng chính và có thu nhập vượt trội so với mức trung
bình tại địa phương.
Căn cứ vào các đặc trưng trên, có thể khái quát:
"Trang trại là một tổ chức kinh tế cơ sở lấy hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp làm mục đích sản xuất kinh doanh chính, trong đó có kết hợp thêm ngành nghề,
dịch vụ phi nông nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau trong nông thôn, được
hình thành chủ yếu trên cơ sở kinh tế nông hộ, có quy mô sản xuất, thu nhập, giá trị và
tỷ suất hàng hoá cao vượt trội kinh tế nông hộ, có năng lực tổ chức quản lý và ứng dụng
các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu

qủa kinh tế cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường".
Kinh tế trang trại là một khái niệm biểu hiện một tổng thể bao gồm các mối quan
hệ giữa các yếu tố và thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại.
1.1.2 Tiêu chí xác định trang trại:
Căn cứ theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNNngày 13/04/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận
kinh tế Trang Trại:
“ Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt
tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm
trở lên, đồng thời thỏa mãn các điều kiện về quy mô đàn như sau:
a. Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, … chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 20
con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên; trường hợp có cả chăn
nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ
2,5 con thịt bằng 1 con sinh sản và ngược lại.
b. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,…; chăn nuôi sinh sản đối với lợn có thường xuyên từ 30
con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi thịt đối với lợn có thường xuyên
từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê cừu thịt từ 300 con trở lên; trường hợp có cả
chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo
tỷ lệ 3 con thịt bằng 1 con sinh sản và ngược lại.
c. Chăn nuôi gia cầm: Đối với gà, vịt… thịt: có thường xuyên từ 5.000 con trở lên (không
tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi); đối với gà, vịt … đẻ (trứng thương phẩm, con giống…)
có thường xuyên từ 2.000 con trở lên; trường hợp có cả chăn nuôi đẻ và lấy thịt thì việc
thống kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ 2,5 con sinh sản và ngược lại.

d. Đối với cơ sở chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm: Tiêu chí để xác định kinh tế trang
trại là giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên.
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp: Phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản
lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
 Phân biệt những điểm khác nhau giữa kinh tế trang trại và kinh tế hộ
Bảng 1: So sánh kinh tế trang trại và kinh tế hộ
Tiêu chí Kinh tế trang trại Kinh tế hộ
Mục tiêu Sản xuất hàng hoá Sản xuất tự túc
Lao động Thuê lao động Lao động gia đình
Quản lý Có quản lý,có hạch toán,có tích luỹ Chế độ gia trưởng
Quy mô Diện tích lớn, vốn lớn, hàng hoá tập trung Quy mô sản xuất nhỏ
Chế độ canh tác Cơ giới hoá, hiện đại hoá Thủ công
Kết luận Phù hợp với nền kinh tế sản xuất phát triển
cao
Phù hợp với sản xuất nhỏ
1.1.3 Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại:
 Các điều kiện về môi trường và pháp lý:
- Có sự tác động tích cực và phù hợp của Nhà nước.
- Có quỹ ruộng đất cần thiết và chính sách để tập trung ruộng đất.
- Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến.
- Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, thuỷ lợi.
- Có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội.
- Có sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong hoạt động sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Có môi trường pháp lý thuận lợi cho trang trại ra đời và phát triển.
 Các điều kiện đối với trang trại và chủ trang trại
- Chủ trang trại phải là người có ý chí quyết tâm làm giàu từ nghề nông, lâm, ngư.
- Chủ trang trại phải có tích luỹ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về trí thức và
năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và

tiền vốn.
- Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở hạch toán và phân
tích kinh doanh.
1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
 Khái niệm hiệu quả kinh tế:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nh́n chung chúng ta
có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới
nền sản xuất hàng hóa dịch vụ và với tất cả các phạm trù, quy luật kinh tế khác. Mặt
khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế, nó phản ánh tŕnh độ các nguồn lực trong quá tŕnh sản xuất kinh
doanh. Trong khi các nguồn lực rất có hạn, nhu cầu hàng hóa của xă hội ngày càng tăng
và đa dạng, nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan của sản xuất.
Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan
so sánh với lượng hiệu quả thu gom được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất
định của một phương án sản xuất nhất định, hay một cây trồng, một con gia súc nào đó
đạt được trong tương quan so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất
khác nhau, như điều kiện tự nhiên, kinh tế xă hội của ngành sản xuất nào đó
• Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả mang lại cho bà con
nông dân thời gian nhất định, trong một khoản được tính bằng sản lượng của các loại sản
phẩm nhân với đơn giá tương ứng
GO = ∑Q
i
P
i
- Giá trị gia tăng (VA): hiệu số giữa tổng giá trị sản xuất và chi phí trung gian
VA= GO – IC
GO: giá trị sản xuất.
- IC: chi phí trung gian. Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá
trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu

hao TSCĐ) và chi phí dịch vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng
để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định thường là một năm. Bao gồm:
+ Chi phí vật chất: Là chi phí do hộ gia đình bỏ ra không qua các hoạt động dịch
vụ, bao gồm chi phí giống, thức ăn chăn nuôi, điện năng, nhiên liệu, chất đốt , nước, giá
trị công cụ lao động, rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm…
+ Chi phí dịch vụ là chi phí cần qua các hoạt động dịch vụ, bao gồm: Thuê lao
động, chi phí thú y, cước phí vận tải. chi phí tuyên truyền quảng cáo, chi phí trả lãi tiền
vay, các chi phí dịch vụ khác….
• Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.
- Giá trị sản phẩm tính cho 1 đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng
chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Lợi nhuận tính cho 1 đồng chi phí (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu tư một
đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
- VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị sản xuất thu được thì có bao
nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1 Tình hình phát triển trang trại ở Việt Nam:
Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng
và Nhà nước ta trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Kể từ khi có Nghị
quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2-2-2000 của Chính phủ về phát triển KTTT, nước ta đã xuất
hiện ngày càng nhiều mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc
làm cho hàng trăm ngàn lao động, tận dụng tốt diện tích mặt nước và đất đai, góp phần
tích cực vào quá trình hội nhập của đất nước.
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở Việt Nam phát triển nhanh về số
lượng và mở rộng về quy mô. Nếu như năm 2001, Việt Nam mới chỉ có 60.758 trang trại
thì đến năm 2009 đã tăng lên gấp đôI. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (NN&PTNT), tính đến giữa năm 2009, cả nước có khoảng 150.102 trang trại,
bình quân mỗi tỉnh có 2.382 trang trại, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long,
miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Từ năm 2000 đến nay,

mỗi năm tăng thêm khoảng 8.600 trang trại. Những địa phương có nhiều quỹ đất nông,
lâm nghiệp và diện tích mặt nước chưa sử dụng, hay vùng kinh tế năng động, thì KTTT
phát triển nhanh
Bảng 2: Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương trong cả
nước
Tiêu chí
TT trồng
cây hàng
năm
TT trồng
cây lâu
năm
TT chăn
nuôi
TT nuôi
trồng thủy
sản
Tổng số
Đồng Bằng Sông Hồng 34224 22332 13651 35648
105855
Đông Bắc 322 623 3419 2982
7346
Tây Bắc 116 1166 542 1095
2919
Bắc Trung Bộ 411 45 76 104
636
Duyên Hải Nan Trung Bộ 6825 1622 1206 797
10450
Tây Nguyên 1840 988 616 2665
6109

Đông Nam Bộ 1290 5930 714 63
7997
Đồng Bằng Sông Cửu Long 2008 9732 5250 3178
20168
Tổng Cộng 47036 42438 25474 46532
161480
( Nguồn : Tổng cục thống kê năm 2010)
Tính đến năm 2010 vùng Đông Bắc có 7346 trang trại, chiếm 4.55%; vùng Tây Bắc có
2919 trang trại, chiếm 1,82%; vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 105.855 trang trại , chiếm
65,55%; Miền Trung có 11086 trang trại, chiếm 6,86%;vùng Tây Nguyên có 6109 trang
trại,chiếm 3,78%; vùng Đông Nam Bộ có 7997 trang trại, chiếm 4.95%; vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long có 20168 trang trại, chiếm 12,5%.
Về quy mô diện tích của mỗi trang trại ở nước ta theo điều tra của cục thống kê cho thấy:
trang trại dưới 1ha chiếm 15%; từ 1-5 ha chiếm 28%,từ 5-10 ha chiếm 34%, từ 10-20 ha
chiếm 4% và trên 50ha chiếm 3% .
Ngoài việc góp phần làm giàu cho các chủ trang trại, phát triển kinh tế trang trại ở
Việt Nam trong những năm qua đă giải quyết việc lam tại chỗ cho hơn 50.000 lao động
làm thuê thường xuyên và 520.000 lao động làm thuê theo thời vụ tạm thời ở nông thôn.
Tổng số vốn huy động đầu tư phát triển kinh tế trang trại ước tính là 2.730,8 tỷ đồng, thu
nhập hầng năm của từ các hoạt động kinh tế trang trại là 1.032,6 tỷ đồng. Ngoài ra các
trang trại c̣n đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường sinh thái , nâng cao độ che
phủ của rừng từ 22% lên 28%. Kinh tế trang trại đă tự khẳng đinh vai trò của mình trên
hầu khắp các vùng kinh tế: đồi núi, đồng bằng, ven biển.
1.2.2 Tình hình phát triển trang trại trên địa bàn xã Trung Trạch:
Xã Trung Trạch là một trong những Xã phát triển mạnh về kinh tế trang trại huyện
Bố Trạch. Trang trại của mỗi hộ là lĩnh vực luôn được quan tâm bởi Xã, từ đó các chương
trinh phát triển trang trại được ra đời để hỗ trợ người dân, ví dụ như những chương trình
hỗ trợ vốn mở rộng quy mô sản xuất của hộ. Ở mỗi hộ có trang trại thì kinh tế trang trại
đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế của hộ.
Theo số liệu thống kê của UBND xãtính đến năm 2011, trên địa bàn xã có 42 Trang

trại, trong đó có 2 loại hình trang trại chính là trang trại chăn nuôi tổng hợp và trang trại
chăn nuôi lợn và cá.
Quy mô trang trại cũng đa dạng, bao gồm các mức nhỏ, trung bình và lớn, tuy nhiên
mức nhỏ và trung bình chiếm phần lớn.Tùy vào quy mô và khả năng tiếp cận nguồn vốn
mà mỗi hộ gia đình sử dụng công nghệ cao hay thấp.Nhận thấy phần lớn công nghệ mà
mỗi hộ trang trại sử dụng còn thô sơ, và sử dụng nhân lực là hộ gia đinh (trừ trường hợp
những trang trại lớn).
Chương II - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ TRUNG TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1 Vị trí địa lý:
Trung Trạch là một xã đồng bằng nằm ở phía Đông Nam của huyện Bố Trạch,
cách trung tâm huyện - thị trấn Hoàn Lão 1 km theo đường chim bay, có địa giới hành
chính giáp với các xã:
Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp thị trấn Hoàn Lão.
Phía Nam giáp xã Đại Trạch.
Phía Bắc giáp xã Đồng Trạch.
Toàn xã có 8 thôn chia làm 3 vùng chính, đó là vùng Đông Bắc, vùng Trung Đông,
vùng Tứ Mỹ . Xã Trung Trạch có diện tích 11.12 km2, chiếm 0,5% tổng diện tích toàn
huyện.
2.1.1.2 Địa hình, đất đai
Trung Trạch là một xã nằm trung tâm huyện Bố Trạch, địa hình lòng chảo hơi
trũng, tuy nhiên cũng có một số thôn địa hình cao như thôn 1, thôn 6. Nhưng so với các
xã khác thì Trung Trạch vẫn có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát
triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh lúa nước và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc
biệt là ngành chăn nuôi lợn thịt.
Đất đai thổ nhưỡng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất
nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý.

Được hình thành từ nguồn gốc phù sa của hệ thống sông Đá mài, qua canh tác lâu đời,
đất canh tác đã trở nên thuần thục và biến đổi nhưng chủ yếu là đất phù sa được bồi
hàng năm, có thành phần cơ giới là đất thịt nặng và đất thịt trung bình, ít chua, phù hợp
với việc thâm canh cây trồng.
2.1.1.3 Điều kiện khí hậu, thủy văn
Xã Trung Trạch thuộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình nên nằm trong vùng khí
hậu duyên hải miền Trung, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam –
Bắc, có thể chia ra làm hai mùa chính:
- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình hàng ngày 25
0
C. Tháng
nóng nhất là tháng 6, 7 có ngày nhiệt độ lên tới 39
0
C. Gió Tây Nam khô nóng gây hạn
hán nghiêm trọng.
- Mùa rét từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19-20
0
C, kèm
theo gió mùa Đông Bắc và mưa phùn.
- Lượng mưa hàng năm tương đối cao, mức phân phối không đều, các tháng 8,
9,10 lượng mưa rất lớn thường gây lũ lụt và xuất hiện bão.
- Ánh sáng và độ ẩm: Số ngày nắng trong năm cao từ 72-200 ngày trong tháng
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
Bảng 3: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã qua 5 năm (2007- 2011) ĐVT: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008

Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh %
2008/
2007
2009/
2008
2010/
2009
2011/
2010
Tổng giá trị sản xuất
34,81
2
40,215 45,780 48,207 55,003 115,5 113,8 105,3 114,1
1. Gía trị SXNN 9,232 10,759 16,106 14,925 19,251 116,5 149,7 92,7 129,0
1.1 Trồng trọt 2,710 3,679 4,258 5,006 5,967 135,8 115,7 117,5 119,2
1.2 chăn nuôi 4,775 4,806 6,728 7,303 10,400 100,6 140 108,5 142,4
1.3 nuôi trồng thủy sản 0,590 0,984 3,780 1,314 1,540 166,8 384,1 34,7 117,2
1.4 cây CN – TP – cây ăn quả 1,157 1,290 1,340 1,302 1,344 111,5 103,9 97,2 103,2
2. giá trị dịch vụ buôn bán
18,83
5
20,582 18,789 21,853 23,651 109,3 91,3 116,3 108,2
3. thu khác 6,745 8,874 10.885 11,429 12,100 131,4 122,7 105,0 105,8
Kinh tế xã trong những năm qua đạt tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng năm

sau cao hơn năm trước và dần đi vào ổn định. Tổng giá trị sản xuất trong toàn xã liên tục
tăng qua các năm, năm 2007 đạt 34.812 triệu đồng; năm 2011 đạt 55.003 triệu đồng, tăng
20.191 triệu đồng so với năm 2007 (tương ứng tăng 58%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
mức cao và ổn định, năm 2008 so với năm 2007 tăng 15,52%, năm 2009 so với năm 2008
tăng 13,84%, năm 2010 so với 2009 tăng 5,3%.
Về nông nghiệp: Giá trị sản phẩm ngành trồng trọt năm 2007 là 2710 triệu đồng,
chiếm 42,67% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp nhưng đến năm 2011 là 5967triệu
đồng, chiếm 34% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tốc độ tăng giá trị sản phẩm
trồng trọt năm 2011, 2010, 2009 thấp hơn tốc độ tăng năm 2007. Về giá trị tuyệt đối, giá
trị sản phẩm trồng trọt năm 2011 so với 2010 tăng 954 triệu đồng, 2008 so với năm 2007
tăng 1.102 triệu đồng, nhưng năm 2009 so với năm 2008 tăng 629 triệu đồng, về tương
đối năm 2008 so với năm 2007 tăng 28,49%, nhưng năm 2009 so với năm 2008 tăng
12,66%.
Giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi năm 2007 là 5.195 triệu đồng, chiếm 57,33%
trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp nhưng đến năm 2011 là 10.404 triệu đồng,
chiếm 54,04% trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Điều này chứng tỏ xã
Trung Trạch quan tâm, chú trọng phát triển ngành chăn nuôi nhiều hơn.
Giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản chiếm một tỉ lệ nhỏ trng cơ cấu giá trị sản
phẩm ngành nông nghiệp.nhìn chung giá trị ngành thủy sản tăng qua các năm
Giá trị sản phẩm thu từ ngành nghề dịch vụ năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.167
triệu đồng, tăng 11,77%, nhưng năm 2009 so với năm 2008 lại giảm 1.793 triệu đồng,
giảm 8,71%.năm 2010, 2011 giá trị ngành dịch vụ tiếp tục tăng Do những hộ kinh doanh
đã chuyển đổi mục đích kinh doanh sang nuôi trồng thủy sản nên đã có sự thay đổi đáng
kể trong hai ngành nói trên.
Nguồn thu khác chủ yếu là những người làm ăn xa gửi tiền về, thu từ bảo hiểm,
trợ cấp, lương hưu năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 2.011 triệu đồng, tương ứng
tăng 22,66%.
Kinh tế xã trong những năm qua đạt tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng năm
sau cao
Tóm lại, cơ cấu kinh tế của xã qua 5 năm nhìn chung chưa có sự dịch chuyển theo

hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn tăng và chiếm phần lớn so với tỷ trọng
các ngành khác.
2.2 Tình hình phát triển mô hình trang trại trên địa bàn xã Trung Trạch:
2.2.1 Quy mô và tình hình sử dụng các nguồn lực của các trang trại:
2.2.1.1 Quy mô, diện tích và tình hình sử dụng đất đai:
Nguồn lực đất đai là rất quan trọng và không thể thiếu ở mỗi trang trại. Trong
nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được.
Trong trồng trọt, đất đai là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Như vậy, đất đai
vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động chăn nuôi của các
nông hộ. Bước vào thời kỳ CNH –HĐH nông nghiệp nông thôn, các phương tiện máy
móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp được thay thế dần cho lao động
Dựa vào bảng ta thấy, các trang trại có diện tích từ 0.5 đến 2 ha chiếm số lượng
lớn, các trang trại có diện tích trên 5 ha chiếm số lượng nhỏ chỉ có 2 trang trại, còn lại các
trang trại có diện tích nằm trong khoảng từ 2 đến 5 ha.
2.2.1.2 Tình hình sử dụng lao động
Lao động là một trong 3 yếu tố tạo nên quá trình sản xuất và là yếu tố giữ vai trò
quyết định. Lao động nó quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả
các nguồn lực hiện có một cách hợp lý hay không? Nhìn vào quy mô lao động, trình độ
của lao động, các chính sách đãi ngộ đối với lao động ta có thể nhận biết tình hình sản
xuất kinh doanh của một cở sở sản xuất kinh doanh. Trong thời đại sản xuất hiện nay,
vịệc sản xuất đã áp dụng máy móc cơ giới và tự động hóa, nhưng lao động vẫn có vai trò
quyết định do đó lao động phải được đào tạo và nâng cao cách quản lý sao cho có hiệu
quả là bài toán quan trọng mà các đợn vị kinh doanh phải giải quyết.
Qua điều tra thực tế tình hình sử dụng lao động của các trang trại ở xã Trung
Trạch. Lao động được sử dụng chủ yếu là lao nhân công gia đình trong suốt quá trình sản
xuất. Ngoài ra vào các giai đoạn cao điểm cần nhiều lao động thì thuê thêm ở ngoài, trả
lượng theo ngày công. Số lượng lao động bình quân trong mỗi trang trại từ 2-3 người.
Đặt điểm lao động ở đây là chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa thấp, không có hợp đồng
lao động hay chế độ đãi ngộ, được thuê tại địa phương.
Quy mộ trang trại nhỏ, lao động trong gia đình là chủ yếu, lao động thuê mướn thì

chưa qua đào tạo, không có hợp đồng cho thấy được lao động trong các trang trại ở trình
độ thấp, chưa góp phần lớn giải quyết công ăn việc làm ở địa phương.
2.2.1.3 Vốn sản xuất của các trang trại
Vốn từ 2 nguồn, vốn tự có và vốn vay từ Ngân hàng chính sách hoặc ngân hàng
Thương mại. Vốn tự có thì được người dân sử dụng thường xuyên hơn, tuy nhiên loại
vốn này rất hạn chế và ít.Vốn vay từ Ngân hàng chính sách với lãi suất thấp sẽ thuận lợi
cho người dân, tuy nhiên trên thực tế điều tra ở mỗi hộ thì các hộ rất khó tiếp cận với
khoản vốn vay này bởi một số điều kiện gay khó khăn, cùng với mối quan hệ giữa người
vay và Nhân viên tín dụng của Xã.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của trang trại:
2.2.2.1 Tình hình sản xuất:
Năng lực sản xuất của các trang trại được phản ánh qua các yếu tố sản xuất chủ
yếu như : Quy mô trang trại, trình độ văn hóa và quản lý, khả năng áp dụng khoa học kỹ
thuật, lao động được sử dụng , tư liệu sản xuất … là các yếu tố quyết định đến hiệu quả
sản suất của một trang trai. Qua điều tra thực tế trên 18 trang trại, đa phần các trang trại
có quy mô vừa và nhỏ từ 0.5 ha cho đến 10ha sản xuất theo mô hình VAC hay VACR.
Các trang trại thường chăn nuôi lợn thường và lợn siêu thịt trong đó lợn siêu là chủ yếu,
trung bình mỗi trang trại xuất chuồng hằng năm khoảng 100- 200 con. Cá thường là cá rô
phi, chép, mè, gáy,……. được thả một lần nhằm tận dụng các tầng mặt nước khác nhau,
mỗi lần thả khoảng 1 vạn đến 2 vạn con, diện tích mỗi hồ có quy mô khác nhau trung
bình khoản 3-5 sao, mỗi năm thả 1 lứa khoảng 8 tháng thì thu hoạch. Ngoài ra các trang
trại cũng chăn nuôi gà, ngan, bò nhưng với quy mô nhỏ. Chủ các trang trại thường là các
bác nông dân, trình độ văn hóa thường thấp do đó việc ra các quyết định sản xuất kinh
doanh đa phần dựa vào kinh nghiện là chủ yếu. Trong sản xuất điều quan trọng là phải
biết sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Và sản xuất bao nhiêu? Các
chủ trang trại đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm và thông tin thị trường không xác
đáng và nguồn lực hiện có chứ chưa có một bản kế hoạch cụ thể. Trong quản lý thì vẫn
chưa hạch toán sổ sách cụ thể chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, trong 18 trang trại thì chỉ có
trang trại ông Nguyễn Văn Bồn là có hạch toán sổ sách cụ thể. Khả năng áp dụng máy
móc cơ giới vào sản xuất còn nhỏ lẻ như máy phát điện, máy bơm nước và một số máy

móc thô sơ khác. Nhìn chung trang thiệt bị máy móc vẫn chưa đồng bộ, hiện đại và khoa
học trong sản xuất. Các chủ trang trại vẫn chưa áp dụng khoa học kỹ thuật, chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm và tự nghiên cứu.
Dựa trên tình hình thức tế của các trang trại so sánh với tiêu chí trang trại của nhà nước
thì đa phần các trang trại ở xã Trung trạch vẫn chưa đạt chuẩn trang trại, sản xuất tuy theo
hướng hàng hóa nhưng vẫn dựa trên kinh nghiệm và tận dụng là chính chưa có một kế
hoạch kinh doanh cụ thể, các nguồn lực sử dụng còn manh mún và hạn chế, tính bền
vững chưa cao.
2.2.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
Trong sản xuất kinh doanh thị trường đầu ra cho sản phẩm một yếu tố hết sức quan
trọng, ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định kinh doanh nó giải quyết bài toán, sản xuất
cho ai? Ảnh hưởng đến doanh thu, tăng hay giảm quy mô trang trại, tính ổn định của sản
xuất kinh doanh. Đầu ra của các trang trang trại là huyện Bố Trạch và một số địa phương
lận cận. Hình thức bán sản phẩm thường thông qua thương lái đến thu mua tận nơi và bán
rải rác từng đợt qua các chợ ở địa phương. Giá cả được thỏa thuận giữa thương lái và chủ
trang trại và thông qua giá cả thị trường. Thị trường đầu ra cá tương đối tốt và ổn định.
Do ảnh hưởng thông tin về chất tạo nạt trong trong thời gian qua nên tình hình tiêu thụ
lợn gặp nhiều khó khăn, giá lợn giảm nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn cho nhiều chủ
trang trại. Tình hình nguồn nước ở địa phương rất tối và diện tích mặt nước rộng lớn nên
rất thuận lợi cho việc nuôi cá ở đây.
Nhìn chung do các trang trại sản xuất các sản phẩm tương tự nhau, giá trị kinh tế
của cây trồng vật nuôi chưa thật đặt biệt và có giá trị kinh tế cao gây khó khăn trong việc
tiêu thụ, sản xuất chưa mang hình thức hàng hóa thực sự, thông tin thị trường chưa được
năm bắt chính xác, giá cả phụ thuộc nhiều vào khâu trung gian, hàng hóa chưa chú trọng
đế việc tạo thương hiệu dẫn đến kém bền vững.
Mặc dù mỗi hộ đã chú trọng hơn trong tiếp cận thị trường, tuy nhiên vẫn còn hạn
chế, thiếu chủ động trong khâu đầu ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như quan hệ,
thông tin thị trường…
Nói chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các trang trại vẫn gặp một ít khó khăn bởi
thông tin về giá cả, giá cả đầu ra một phần bị tác động bởi các lái buôn.

2.3 Phân tích Kết quả và hiệu quả sản xuất:
2.3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại:
Hiệu quả kinh tế là thước đo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nói chung và kinh tế trang trại nói riêng, là kim chỉ nam cho các chủ doanh nghiệp, chủ
trang trại lựa chọn phương án đầu tư thích ứng với năng lực sản xuất và điều kiện môi
trường sản xuất kinh doanh của trang trại. Tuỳ theo mức độ hiệu quả cao hay thấp mà các
chủ trang trại có thể thu hẹp quy mô hay mở rộng quy mô sản xuất của trang trại, thậm chí
phải bán lại trang trại trong trường hợp rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Bảng 3 : Một số chỉ tiêu đáng giá kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại
ĐVT : Triệu đồng
Loại trang trại
Chỉ tiêu
Trang trại tổng hợp
Trang trại chăn nuôi lợn và

1. Giá trị sản xuất
(GO)
87.420,300 1.466,500
2. Chi phí trung gian
( IC)
74.254,170 580,999
3. Giá trị gia tăng
(VA)
13.166,300 885,501
Giá trị sản xuất (GO): Theo bảng số liệu ta tính được giá trị sản xuất của các
trang trại tổng hợp là 87.420,300 triệu đồng, trang trại chăn nuôi cá và lợn là 4.466,500.
Giá trị gia tăng (VA): Của các trang trại tổng hợp là 13.166,300 triệu đồng, của
trang trại chăn nuôi cá và lợn là 885,501 triệu đồng.
2.3.2 Hiệu quả kinh tế của các trang trại:
Bảng 4: Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn

nuôi năm 2011
n = 18 trang trại
Chỉ tiêu ĐVT
Loại hình trang trại
Chăn nuôi TH
Chăn nuôi
lợn + cá
Bình quân
chung
GO/IC Lần 1,17 2,52 1,84
VA/IC Lần 0,17 1,52 0,84
VA/GO Lần 0,15 0,60 0,37
Nguồn: Số liệu điều tra trang trại năm 2012
Giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí: Đối với trang trại tổng hợp thì cứ bỏ ra
một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu được 1,17 đồng giá trị sản xuất, đối với các
trang trại chăn nuôi cá và lợn thì cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ thì thu
được 2,52 đồng giá trị sản xuất, bình quân chung thì cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất
dịch vụ thì thu được 1.84 đồng giá trị sản xuất, nhìn chung thì hiệu quả của các trang trại
chăn nuôi lợn và cá cao hơn các trang trại tổng hợp, tuy nhiên thì hiệu quả của các trang
trại vẫn còn thấp.
Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí tính cho các trang trại chăn nuôi lợn và
cá cũng cao hơn so với các trang trại chăn nuôi tổng hợp, như vậy giữa 2 loại hình trang
trại thì trang trại chăn nuôi lợn và cá có hiệu quả sử dụng chi phí trung gian cao hơn trang
trại chăn nuôi tổng hợp. Bình quân chung cứ bỏ ra một đồng chi phí vật chất và dịch vụ
thu được 0,84 đồng giá trị gia tăng.
Giá trị sản xuất tính trên một đồng giá trị gia tăng bình quân chung đạt 0,37 lần có
nghĩa là cứ một đồng giá trị sản xuất, tạo ra được 0,37 đồng giá trị gia tăng. Cụ thể , giá
trị sản xuất tính trên một đồng giá trị gia tăng của trang trại chăn nuôi tổng hợp là 0,15,
của trang trại chăn nuôi lợn và cá là 0,60.
CHƯƠNG III - CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH

TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG TRẠCH
3.1 Khó khăn:
- Diện tích đất dành cho trang trại hạn chế, đất chủ yếu hoang hoá, xa và xấu: Đây
là vấn đề khó khăn cho các trang trại chăn nuôi hiện nay, phần lớn các trang trại nhất là
trang trại chăn nuôi lợn + cá khi được hỏi đều có nhu cầu đấu thầu đất của xã nhưng
không được đáp ứng, nếu có thì đó là những vùng đất hoang hoá, xa, xấu nên nhiều nông
dân ngại đầu tư.
- Nhu cầu vay vốn để xây dựng, đầu tư của các trang trại là rất lớn. Vậy nhưng cơ
chế chính sách về vố vay trên địa bàn vẫn chưa phù hợp với loại hình kinh tế này một
phần vì các trang trại chưa có tư cách pháp nhân, đất trang trại chưa được cấp sổ đỏ nên
khó vay vốn để sản xuất. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của trang trại rất lớn.
- Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất rất thấp, phần lớn chủ trang trại chưa qua lớp đào
tạo nghề, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, kinh doanh, khoa học, kỹ thuật Do đó việc
điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
- Trình độ lao động thấp, thiếu hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi nên gặp nhiều khó khăn khi
vật nuôi bị bệnh
- Thời tiết khí hậu bất thường dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ cầm liên tục xảy ra,
trong khi các chủ trang trại lại chưa chủ động phòng tránh nên nhiều trang trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm, trang trại thuỷ sản bị thiệt hại và gặp nhiều khó khăn. Không có sự đồng
bộ, hệ thống cấp thoát và xử lý nước thải cũng như những biện pháp xử lý nước thải, chất
thải là nguyên nhân chính của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay khi các trang trại phát
triển.
3.2 Giải pháp:
- Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi. Mục đích của phương pháp này là
nhằm trang bị cho nông dân những kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi.
- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về chăn nuôi, thú y phòng
các dịch bệnh thông thường, phát tài liệu, tuyên truyền vận động để người dân tiếp cận và
áp dụng các kỹ thuật chuyển giao vào chăn nuôi.
- Giải pháp về giống:
Khâu chọn giống là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất

chăn nuôi. Do vậy, huyện, tỉnh cần có chính sách để giúp các chủ trang trại thuận lợi hơn
trong việc lựa chọn giống vật nuôi như: khuyến khích việc xây dựng trang trại giống cấp
Nhà nước trên địa bàn xã để cung cấp giống cho các trang trại ở địa phương, chủ trang
trại được quyền lựa chọn giống vật nuôi thì mới đảm bảo được tỷ lệ giống tốt cao hơn.
- Giải pháp về thú y:
+ Hướng dẫn chủ trang trại cách phòng trừ dịch bệnh, thực hiện tốt quy trình vệ
sinh phòng bệnh, khử trùng chuồng trại theo đúng định kỳ, khuyến khích các chủ trang
trại xây dựng hầm biogas
+ Tập huấn về thú y để hộ có thể chủ động phát hiện kịp thời và điều trị các bệnh
thông thường cho vật nuôi.
- Đổi mới về chính sách cho vay tín dụng như: tăng hình thức cho vay trung hạn,
dài hạn, thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư, liên doanh liên kết cùng đầu tư giữa
ngân hàng và chủ trang trại chăn nuôi tập trung.
- Ổn định và mở rộng thị trường
+ Chăn nuôi trang trại, sản xuất khối lượng hàng hoá lớn cần có thị trường ổn
định, bền vững vì vậy cần có chính sách ưu tiên về đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, giết
mổ. Tăng cường kiểm tra chất lượng
+ Tăng cường cung cấp thị trường cho người sản phẩm, chất lượng thức ăn chăn
nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.nông dân qua các phương tiện
thông tin đại chúng.
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể đưa ra một số kết luận về tình hình phát triển
trang trại ở xã Trung Trạch như sau:
- Các trang trại chưa tạo được sự liên kết giữa phát triển trang trại với sự hình thành các
vùng sản xuất tập trung và định hướng phát triển chung của cả vùng. Cùng với đó, việc
giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận trang trại cho các trang trại thực hiện chậm khiến các chủ trang trại chưa yên
tâm đầu tư vào sản xuất.
- Chất lượng sản phẩm từ các trang trại chưa cao nên giá bán ra thị trường thường thấp, sức

cạnh tranh yếu, sản xuất thụ động, hiệu quả thấp.
- Lao động chủ yếu là lao động gia đình và thuê thêm 1 - 2 lao động ngoài nhưng trình độ
lao động còn thấp. Hầu hết chưa có kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi và kiến thức về quản
lý.
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi:
+ Các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện sản xuất kinh doanh hầu hết các loại
vật nuôi phổ biến là bò, gà, lợn, vịt, cá…nhưng tập trung chủ yếu nhất là chăn nuôi lợn
và cá.
+ Khả năng thích ứng của người dân trước những biến động của thị trường còn
yếu, khi được giá thì nuôi, khi giá cả hạ đột ngột thì bán lỗ, giá thức ăn chăn nuôi lại cao
và không ổn định.
- Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi: các trang trại hầu hết đạt hiệu quả kinh tế
thấp.
2. Kiến nghị:
4.2.1 Đối với chính quyền các cấp:
- Tiến hành quy hoạch đất đai cho trang trại, có cơ chế giao đất thông thoáng ở
những vùng ít người, hoang hóa nhưng đất có khả năng khai phá để lập trang trại chăn
nuôi. Bên cạnh đó nên có mức khoán hoặc cho thuê cụ thể hoạc đấu thầu công khai ở
những nơi thuận lợi nhưng eo hẹp quỹ đất.
- Tăng cường hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, tiến hành cấp sổ đỏ diện tích đất trang trại
để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn nhằm phát triển chăn nuôi trang trại.
Đối với vốn vay, nên có chính sách ưu đãi cho phát triển trang trại, thời gian vay cho việc
hình thành trang trại không nên quá ngắn (không dưới 5 năm) để tạo điều kiện cho các hộ
quản lý trang trại trong những năm đầu.
- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và kiến thức về khoa học quản
lý cho các chủ trang trại.
- Hỗ trợ cho trang trại về thông tin thị trường và vốn để tiêu thụ sản phẩm.
- Tới đây cần phải có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, giết mổ
thức ăn. Tăng cường kiểm tra chất lượng thức ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm để thị
trường tiêu thụ ổn định và bền vững hơn.

4.2.2 Đối với trang trại:
- Phải tìm tòi học hỏi và nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi và cách thức tổ
chức, quản lý trang trại. Tích cực tham gia các lớp tập huấn, đồng thời phải tạo được mỗi
liên kết với các trang trại khác trong và ngoài địa phương để trao đổi và học hỏi kinh
nghiệm, tìm kiếm thị trường…
- Cần đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân lao động của mình để
những sản phẩm của họ làm ra thực sự là những sản phẩm chất lượng và đáp ứng các chỉ
tiêu về an toàn thực phẩm khi đó sản phẩm của bạn sẽ có chất lượng tốt và giá thành phù
hợp tất yếu sẽ cạnh tranh được.
- Đầu tư cho việc tìm hiểu thông tin thị trường như tìm hiểu về giá cả, về các nhà
sản xuất loại hình hàng hóa như mình để từ đó có hướng sản xuất thích hợp, sản xuất
những sản phẩm được thị trường ưa chuộng, có giá cao.
- Nên thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, phát triển theo hướng tổng hợp
để tận dụng sản phẩm dư thừa trong trang trại, rồi sau đó có thể mở rộng quy mô cũng
như sản xuất theo hướng tập trung chuyên môn hóa.
- Chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi, trả thù lao
xứng đáng để thu hút kỹ sư, cán bộ kỹ thuật về làm việc ổn định, lâu dài tại các trang trại.

×