Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

ĐÁNH GIÁ về mức độ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU VIỄN THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ của SINH VIÊN KHÓA 46 TRƯỜNG đại học KINH tế HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.63 KB, 62 trang )

ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU VIỄN
THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ CỦA SINH VIÊN KHÓA 46
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
PHÂN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã và đang đặt ra một thách
thức to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ ở thị trường trong nước
mà cả thị trường ngoài nước. Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt này thì mỗi doanh nghiệp cần phải có tư duy đúng
về thương hiệu, từ đó đầu tư xây dựng, bảo vệ và phát triển nó phù hợp với chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Có thể nói đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu
nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, song ý thức đầu tư cho việc xây
dựng thương hiệu vẫn còn rất hạn chế. Đó cũng là lý do tại sao hiện nay nền kinh
tế Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu lớn có khả năng vươn xa ra thị trường
quốc tế.
Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì thị trường Viễn
thông ở Việt Nam ngày càng sôi động và cạnh tranh gay gắt hơn. VNPT là một
trong những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông đã gặt hái
được nhiều thành công và đã xây dựng được một hình ảnh thương hiệu khá vững
chắc trong tâm trí khách hàng. VNPT Thừa Thiên Huế là một trong những chi
nhánh kinh doanh hiệu quả, đã và đang phát triển theo định hướng chung của tập
đoàn VNPT Việt Nam. Để có thể đương đầu với những khó khăn, thách thức
không nhỏ từ sự cạnh tranh quyết liệt của các thương hiệu Viễn thông khác trên
địa bàn, việc nghiên cứu thị trường đối với VNPT TTH đóng vai trò rất quan trọng
và tiên quyết. Từ đó công ty sẽ có những định hướng rõ ràng cho việc phát triển
sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu nhằm thu hút nhiều đối tượng khách
hàng hơn nữa, trong đó có các sinh viên.
Với các lí do trên nhóm chúng tôi xin chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC
ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU VIỄN THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ


CỦA SINH VIÊN KHÓA 46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ”.
1.1 CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
 Mức độ nhận biết thương hiệu Viễn thông VNPT TTH của sinh viên khóa 46
trường ĐH Kinh Tế Huế hiện nay như thế nào?
 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu Viễn thông VNPT TTH
của sinh viên khóa 46 trường ĐH Kinh Tế Huế?
 Cần làm gì để xây dựng thương hiệu Viễn thông VNPT TTH?
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Đánh giá được mức độ nhận biết thương hiệu Viễn thông VNPT
TTH của sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Huế, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể
để nâng cao sự nhận biết của sinh viên đối với công ty Viễn thông VNPT TTH trong thời
gian tới.
* Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng nhận biết thương hiệu Viễn thông VNPT TTH của sinh viên
khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Huế.
- Xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến nhận biết thương hiệu Viễn thông
VNPT TTH của sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Huế.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu Viễn
thông VNPT TTH của sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Huế cũng như làm thoả
mãn hơn nữa nhu cầu của sinh viên.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Tổng thể nghiên cứu: sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Huế
- Đối tượng nghiên cứu: mức độ nhận biết thương hiệu Viễn thông VNPT TTH
của sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Huế.
- Phạm vi thời gian: Tính từ ngày 10 tháng 9 năm 2012 đến ngày 30 tháng 9
năm 2012.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.4.1.1 Các thông tin cần thu thập

 Lý do sinh viên biết hoặc chưa biết về thương hiệu VNPT TTH
 Đánh giá mức độ nhận biết của sinh viên về thương hiệu VNPT TTH thông qua
thông qua hệ thống nhân diện thương hiệu (logo, slogan…)
 Những yếu tố sinh viên quan tâm đến hệ thống thương hiệu VNPT TTH
 Đánh giá của sinh viên về thương hiệu VNPT TTH
 Những đề xuất nhằm nâng cao nhận biết của sinh viên về thương hiệu Viễn
thông VNPT TTH.
1.4.1.2 Nguồn thông tin
* Dữ liệu thứ cấp:
- Nguồn bên trong:
• Danh sách và lịch học lớp truyền thống của sinh viên khoá 46 trường ĐH
Kinh Tế Huế từ phòng đào tạo trường ĐH Kinh Tế Huế.
• Tài liệu thu thập từ tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT chi nhánh Thừa
Thiên Huế.
- Nguồn bên ngoài: Tài liệu tham khảo từ Internet, sách báo, tạp chí, khóa luận,…
* Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập thông tin thông qua phát phiếu điều tra cho
sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Huế.
- Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
• Lập danh sách sinh viên K46 theo từng khoa
• Đánh số thứ tự các sinh viên trong danh sách
• Chọn ngẫu nhiên một sinh viên trong danh sách
• Cách đều K sinh viên lại chọn 1 sinh viên vào mẫu (K=N/n)
- Xác định cỡ mẫu: xác định cỡ mẫu theo tỉ lệ:
- Dùng công thức :
Trong đó:
P: tỉ lệ viên K46 nhận biết thương hiệu Viễn thông VNPT TTH
1-p: tỉ lệ viên K46 không nhận biết thương hiệu Viễn thông VNPT TTH
với z=1.96, e=8%.
Với giả định p = q = 0,5 để đảm bảo rằng mức độ đại diện của mẫu là cao nhất
(“Phương pháp nghiên cứu xã hội học”. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh, nhà

xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001, trang 193), ta có kích cỡ mẫu theo công thức là:
xấp xỉ 152 sinh viên
Tuy nhiên theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, cỡ mẫu dùng trong
phân tích nhân tố bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra có ý nghĩa.
Như vậy, với số lượng 28 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải đảm bảo có ít
nhất 140 biến quan sát trong mẫu điều tra. Cỡ mẫu điều tra này cũng gần tương đương
với kết quả tính theo công thức ở trên. Vì vậy cỡ mẫu điều tra của nhóm là 152
- Cách điều tra: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi
Dựa vào danh sách mẫu mà nhóm nghiên cứu đã chọn được, nhóm tiến hành liên lạc
với những sinh viên nằm trong tổng thể mẫu, rồi phát bảng hỏi cho những sinh viên đó
1.4.2 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữ liệu rồi nhập
dữ liệu vào máy và làm sạch dữ liệu. Dữ liệu được nhập và chuyển sang các phần mềm
tương ứng để xử lý và phân tích. Ở đây sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương
pháp kiểm định giả thuyết thông kê, công cụ phân tích là sử dụng phần mềm thống kê
SPSS, Excel.
Các số liệu sau khi được phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng số liệu và
các đồ thị nhằm minh họa rõ ràng hơn cho kết quả nghiên cứu. Dựa vào các kết quả thu
được từ thống kê ta tiến hành tổng hợp lại và rút ra các kết luận mức độ nhận biết
thương hiệu Viễn thông VNPT TTH của sinh viên K46 ĐH Kinh Tế Huế.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1 Một số khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm thương hiệu
1.1.1 Khái niệm
Theo bài giảng Quản trị thương hiệu – bộ môn Marketing – trường ĐH Kinh Tế Huế,
khái niệm thương hiệu được chia theo hai quan điểm:
- Quan điểm truyền thống (được đại diện bằng khái niệm của Hiệp hội Marketing Hoa
Kỳ): "Thương hiệu một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ, thiết kế,… hay
tổng hợp của tất cả các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa và dịch vụ

của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dich vụ của các đối thủ
cạnh tranh”.
- Quan điểm tổng hợp được đại diện bởi hai khái niệm sau:
• Theo Amber & Styler: “Thương hiệu là một tập các thuộc tính cung cấp cho
khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi”, sản phẩm chỉ là một thành phần
của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng, các yếu tố
khác của marketing mix cũng chỉ là các thành phần của thương hiệu.
• Theo Philip Kotler: “Thương hiệu là sản phẩm, dịch vụ được thêm vào các yếu
tố để khác biệt hóa với sản phẩm dịch vụ khác cũng được thiết kế để thõa mãn
cùng nhu cầu. Sự khác biệt này có thể là về mặt chức năng, các yếu tố hữu hình
của sản phẩm. Chúng cũng có thể là các yếu tố mang tính biểu tượng, cảm xúc,
hoặc vô hình mà thương hiệu thể hiện ra”.
1.1.2 Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa
“Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng
loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ
ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc”
(Điều 785 Bộ luật Dân sự và theo điều 6 Nghị định 63/CP và Nghị định 06/CP
sửa đổi một số điều Nghị định 63)
Bảng 1.1: Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Nhãn hiệu Thương hiệu
Giá trị
- Có giá trị cụ thể, thông qua
màu sắc, ý nghĩa, trang trí.
- Là tài sản hữu hình của một
doanh nghiệp.
- Là phần xác của doanh nghiệp.
- Là một khái niệm trừu tượng,
khó xác định giá trị.
- Là tài sản vô hình của một

doanh nghiệp.
- Là phần hồn của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý
- Nhãn hiệu là tên và biểu tượng
hiện diện trên văn bản pháp lý,
xây dựng trên hệ thống pháp luật
quốc gia được doanh nghiệp
đăng ký và cơ quan chức năng
bảo hộ.
- Do doanh nghiệp xây dựng dựa
trên hệ thống luật pháp quốc gia.
- Thương hiệu không hiện diện
trên các văn bản pháp lý, nó nói
lên chất lượng sản phẩm, uy tín
và sự tin cậy của khách hàng
dành cho sản phẩm trong tâm trí
người tiêu dùng.
- Thương hiệu được xây dựng
trên hệ thống tổ chức của công ty.
Về mặt quản lý
- Phải đăng ký với cơ quan chức
năng, để bảo vệ quyền sử dụng
và khởi kiện vi phạm.
- Do bộ phận chức năng quản lý.
- Phải xây dựng chiến lược
marketing và quảng bá.
Sự phân biệt trên chỉ là tương đối, bởi nhãn hiệu cũng là một bộ phận của thương
hiệu, một bộ phận thường được sự bảo hộ của pháp luật.
1.1.3 Sự nhận biết thương hiệu
Nhận biết thương hiệu là một khái niệm tiếp thị dùng để đo lường mức độ nhận

biết của khách hàng về một thương hiệu nào đó. Nhận biết thương hiệu là giai
đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan trọng để
đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu có độ nhận biết càng cào thì
càng nổi tiếng và có cơ hội cao hơn được khách hàng lựa chọn.
Mức độ nhận biết thương hiệu có thể chia ra làm 4 cấp độ khác nhau:
* Top of mind: Nhớ đến đầu tiên
Đây là mức độ nhận biết cao nhất. Khách hàng luôn nhớ ngay đến một thương
hiệu nhất định trong một lĩnh vực nào đó. Trong trường hợp này thương hiệu đã
chiếm vị trí đặc biệt trong trí nhớ của khách hàng, vị trí HẠNG NHẤT trong bảng
xếp hạng của não.
* Spontaneous: Nhớ đến (Nhận biết không trợ giúp)
Hình ảnh của thương hiệu sẽ hiện ra trong tâm trí khách hàng khi chủng loại hàng
hóa của nó được nhắc tới. Ở cấp độ này, đáp viên sẽ tự mình nêu tên thương hiệu
mà không cần xem danh sách các thương hiệu. Mức độ nhận biết thương hiệu ở
tầng này đạt được là nhờ vào chiến lược ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU hiệu quả.
* Prompt: Nhận ra (Nhận biết có trợ giúp)
Khách hàng chỉ nhớ đến thương hiệu khi được gợi ý. Sự quen thuộc đối với
thương hiệu qua những chương trình thương hiệu trong quá khứ. Để đo lường mức
độ nhận biết thương hiệu ở cấp này, người ta sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu như
phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp.
* Hoàn toàn không nhận biết
Ở cấp độ này, khách hàng hoàn toàn không có bất kỳ nhận biết nào đối với thương
hiệu khi được hỏi, dù được trợ giúp bằng cách cho xem thương hiệu để nhắc nhớ.
Mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu trong trường hợp này là
bằng 0.
1.2 Các thành phần nhận dạng thương hiệu
1.2.1 Tên thương hiệu
Tên thương hiệu (Brand name) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
“Tên thương hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả
năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh

nghiệp khác”.
Theo Richard Moore: “Tên thương hiệu là tên mà doanh nghiệp sử dụng để giới
thiệu sản phẩm và phản ánh tính cách thương hiệu của mình”.
Theo Graham Hankinson và Philippa Cowking: “Tên thương hiệu là bàn đạp thể
hiện lời tuyên bố của chính thương hiệu đó”.
Theo Philip Kotler: “ Tên thương hiệu là một bộ phận của thương hiệu mà có thể
đọc được bao gồm chữ cái, từ và con số”.
1.2.2 Logo
Logo là những ký hiệu hình ảnh, màu sắc, chữ viết, đường nét mang tính cô
đọng và khái quát nhất. Logo có chức năng thông tin, truyền đạt thông điệp qua kênh thị
giác để biểu thị một ý niệm hay vấn đề nào đó trong đời sống xã hội.
Logo là một dạng thức đặc biệt của biểu trưng về mặt thiết kế. Nó có thể được cấu
trúc bằng chữ, bằng ký hiệu hoặc hình ảnh. Nhưng khác với tên doanh nghiệp, và tên
thương hiệu, logo có thể không lấy toàn bộ cấu hình chữ của tên doanh nghiệp và tên
thương hiệu làm bố cục. Nó có thể dùng chữ tắt hoạc các ký hiệu, hình ảnh được cấu trúc
một cách nghiêm ngặt, tạo thành một bố cục mang tính tượng trưng cao.
1.2.3 Biểu tượng
Biểu tượng có thể là hình ảnh của một tuýp người nào đó, một nhân vật cụ thể mà
công chúng ngưỡng mộ hay cũng có thể biểu tượng là sự cách điệu từ một hình ảnh gần
gũi với công chúng.
1.2.4 Slogan (Câu khẩu hiệu)
Câu khẩu hiệu là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin
mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu. Câu khẩu hiệu thường xuất hiện trên các
mục quảng cáo, có thể trên truyền hình, đài phát thanh, pa-nô, áp-phích… và nó cũng
đóng một vị trí quan trọng trên các bao bì và các công cụ marketing khác.
Câu khẩu hiệu được xem như một cách thức quảng bá thương hiệu rất tốt. Bởi
giống như tên thương hiệu, nó là một công cụ ngắn gọn, súc tích và cực kỳ hiệu quả trong
việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Câu khẩu hiệu có thể giúp khách hàng hiểu một cách
nhanh chóng thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào.
1.2.5 Nhạc hiệu

Nhạc hiệu là một đoạn nhạc hoặc một bài hát ngắn dễ nhớ, dễ lặp lại, được sáng
tác dựa trên giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm. Nhạc hiệu thường mang giai điệu
nhanh hoặc chậm, vui tươi hoặc trang trọng tùy thuộc vào tính cách của nhãn hiệu và sản
phẩm.
Nhạc hiệu có sức thu hút và lôi cuốn người nghe và làm cho mục quảng cáo trở
nên hấp dẫn và sinh động. Nhạc hiệu có thể là một đoạn nhạc nền hoặc là một bài hát
ngắn, thực chất đây là một hình thức mở rộng của câu khẩu hiệu. Có rất nhiều đoạn nhạc
đã rất thành công đến mức chỉ cần nghe đoạn nhạc họ đã biết đó là thương hiệu gì.
1.2.6 Bao bì
Việc thiết kế bao bì tạo ra sự nhận biết cho nhãn hiệu qua hình thức, màu sắc, thiết kế,
kiểu dáng.
Bao bì phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Gìn giữ hàng hoá tốt nhất, thể hiện rõ nhất các tính năng công dụng và những quy
định pháp lý về bao gói hàng hoá;
- Phải xác định và thể hiện được thương hiệu;
- Truyền tải những thông tin mô tả và thuyết phục về sản phẩm;
- Thuận tiện trong việc chuyên chở, tiêu dùng và bảo quản sản phẩm;
1.3 Chức năng của thương hiệu
Chức năng nhận biết và phân biệt: Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng và
nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt và nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp này với
các doanh nghiệp khác; tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện phân đoạn thị trường
Chức năng thông tin và chỉ dẫn: Thông qua thuơng hiệu người tiêu dùng có thể
nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng của hàng hóa, công dụng của hàng hóa
Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy: Thương hiệu tạo ra sự cảm nhận của người tiêu
dùng về sự khác biệt và đẳng cấp, cũng như sự yên tâm, thỏai mái và tin tưởng khi tiêu
dùng
Chức năng kinh tế: Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp.
Thuơng hiệu thành công giúp thâm nhập thị trường nhanh hơn và giá chuyển nhượng một
thương hiệu danh tiếng thường là rất cao
1.4 Vai trò của thương hiệu

1.4.1.1 Đối với doanh nghiệp
- Giúp đơn giản hóa vấn đề ra quyết định mua, tiết kiệm thời gian và giảm rủi ro:
• Thương hiệu đưa ra chỉ dẫn giúp khách hàng biết được sản phẩm có phù hợp
với nhu cầu và mong muốn của họ không
• Thương hiệu quen thuộc hay nổi tiếng làm giảm lo lắng vể rủi ro khi mua hàng
• Thương hiệu giúp người mua đánh giá dễ dàng chất lượng của sản phẩm.
- Thương hiệu giúp khách hàng biểu đạt hình ảnh xã hội của mình: Việc mua một
thương hiệu nhất định còn có thể là một hình thức tự khẳng định hình ảnh của người
sử dụng.
1.4.1.2 Đối với khách hàng
- Thương hiệu thành công tạo ra tài sản cho doanh nghiệp nhờ thu hút và giữ được
khách hàng trung thành.
- Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng.
- Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG
HIỆU VIỄN THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ CỦA SINH VIÊN KHÓA 46
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ HUẾ.
2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT chi nhánh Thừa Thiên
Huế
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and
Telecommunications Group, viết tắt: VNPT) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu
tư, sản xuất, hoặc kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông tại Việt Nam.
VNPT TTH - Một chặng đường xây dựng và phát triển
Những năm gần đây, Thừa Thiên Huế đã có những phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực Viễn thông và VNPT TTH là một trong những doanh nghiệp
đạt được thành công lớn. Nhiều dịch vụ mới của VNPT TTH ngày càng được phát triển
mở rộng, với chất lượng cao, phục vụ kịp thời, đầy đủ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng
và chính quyền các cấp. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội

thời mở cửa hội nhập và phát triển.
VNPT TTH đã trải qua một chặng đường xây dựng và phát triển cùng với lịch sử thăng
trầm của đất nước:
Thời kỳ 1930 – 1975.
Trong thời kỳ sơ khai của cách mạng, giao thông liên lạc của Thừa Thiên Huế tuy còn
đơn sơ nhưng có rất nhiều hoạt động phong phú đa dạng, thiên biến vạn hoá để che mắt
địch, vừa mang lại hiệu quả cho hoạt động cách mạng.
Giai đoạn sau 1975
Sau ngày Huế được giải phóng, Bưu điện Thừa Thiên Huế nhanh chóng trở lại hoạt động
phục vụ đắc lực cho sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và khôi phục
sản xuất đời sống của nhân dân.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Bưu điện Thừa Thiên Huế đã tập trung vào đổi mới trang thiết
bị tổng đài điện tử ở trung tâm Huế, thành phố, tỉnh lỵ. Năm 2008, VNPT TTH hoạt động
theo mô hình tổ chức mới của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với chức năng
quản lý mạng Viễn thông nội tỉnh và kinh doanh các dịch vụ Viễn thông - công nghệ
thông tin trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Với “Năng lực vượt trội - Chất lượng bền vững”, VNPT TTH mãi mãi là người bạn tận
tụy và tin cậy đồng hành cùng khách hàng, nối liền mọi khoảng cách và đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu thông tin liên lạc, góp phần thúc đầy phát triển đời sống, kinh tế, văn
hoá, xã hội của quê hương - đất nước trong tiến trình hội nhập và phát triển.
2.1.2 Sản phẩm và dịch vụ chính của VNPT Thừa Thiên Huế
 Điện thoại cố định;
 Điện thoại cố định không dây Gphone;
 Điện thoại di động Vinaphone (trả sau, trả trước);
 Dịch vụ Internet băng rộng (MegaVNN);
 Dịch vụ Internet cáp quang Fiber VNN;
 Dịch vụ truyền hình Internet IPTV;
 Các dịch vụ khác.
2.1.3 Thị trường Viễn thông Việt Nam
Thị trường Viễn thông Việt Nam liên tiếp chứng kiến sự ra đi của hai thương hiệu di

động S-Fone và Beeline, Vietnamobile than trời vì bị các "đại gia" Viễn thông ép cạnh
tranh, trong khi tương lai cho hai mạng di động lớn là VinaPhone và MobiFone vẫn còn
là ẩn số.
Theo số liệu của Sách Trắng CNTT – TT Việt Nam 2012, trên thị trường Viễn thông,
Viettel đang giữ 40,45% thị phần (chưa kể 0,22% của EVN Telecom), VinaPhone chiếm
30,07%, Mobifone 17,9%, Vietnamobile 8,04%, còn lại Gtel (Beeline) và SPT (Sfone)
giữ thị phần không đáng kể.
Thị trường Viễn thông sau thời kỳ độc quyền đã chuyển sang giai đoạn mở cửa cạnh
tranh với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Viễn thông mới. Sự góp mặt của các tên
tuổi mới là cú hích để thị trường phát triển mạnh, liên tục ở mức bùng nổ. Nhưng theo
quy luật, sức ép cạnh tranh cũng khiến cho một số doanh nghiệp đuối sức và phải sáp
nhập vào doanh nghiệp Viễn thông lớn hơn. Thị trường Viễn thông Việt Nam cần liên tục
duy trì áp lực cạnh tranh để tự hình thành nên cấu trúc động. Vấn đề của nhà quản lý là
phải tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho tất cả các doanh
nghiệp.
2.1.5 Định hướng phát triển của công ty Viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế
- VNPT TTH quyết tâm giữ vững là đơn vị lá cờ đầu của hoạt động Viễn thông trên
địa bàn và nằm trong tốp dẫn đầu của Tập đoàn VNPT.
- Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đã đề ra.
- Tiếp tục giữ và phát triển thị phần các dịch vụ.
- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền và
nhu cầu của nhân dân trong Tỉnh, kết hợp tốt việc phát triển kinh tế xã hội với đảm
bảo an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai
- Tập trung triển khai tốt các chương trình như phong trào “Cả nước chung sức xây
dựng nông thôn mới”, Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT”;
Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015;
- Đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ nội dung, dịch vụ giá trị gia tăng, sản phẩm
phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin; Tiếp tục đầu tư hạ tầng mạng Viễn
thông có quy hoạch trọng tâm, trọng điểm, tối ưu hoá, nâng cao chất lượng mạng,
chất lượng dịch vụ, hiệu quả đầu tư. Tập trung đầu tư vào các khu công nghiệp,

khu đô thị có khả năng đem lại doanh thu cao để chiếm lĩnh thị trường.
2.2 Kết quả nghiên cứu
*Mô tả mẫu nghiên cứu:
Skewness Kurtosis
Mức độ hiểu biết về thương hiệu -0.05 -0.423
Thương hiệu có uy tín -1.491 3.347
Thương hiệu có nhiều người biết đến -0.799 0.891
Thương hiệu có giá trị cao hơn các thương hiệu Viễn thông khác -0.535 0.522
Quảng cáo ấn tượng -0.44 0.505
Quảng cáo dễ hiểu -0.807 0.777
Quảng cáo ở thời điểm phù hợp -0.268 0.444
Hình thức quảng cáo đa dạng -0.366 -0.066
Quảng cáo cung cấp nhiều thông tin -0.644 -0.106
VNPT TTH luôn quan tâm tới lợi ích của cộng đồng -0.557 0.068
Công chúng hiểu rõ về các hoạt động của VNPT TTH 0.093 -0.184
Tên thương hiệu độc đáo -0.29 -0.056
Tên thương hiệu gần gũi -0.59 -0.685
Tên thương hiệu tạo khả năng liên tưởng -0.154 -0.054
Tên thương hiệu đơn giản -0.808 0.91
Tên thương hiệu dễ đọc -1.195 1.736
Tên thương hiệu dễ nhớ -1.061 1.916
Logo sử dụng hình tượng quen thuộc -0.642 0.535
Logo có sự khác biệt -0.242 -0.235
Logo dễ nhớ -0.666 0.296
Logo ấn tượng -0.418 0.211
Logo có ý nghĩa -0.668 0.271
Logo có tính mỹ thuật cao -0.173 -0.105
Slogan dễ hiểu -0.758 0.542
Slogan thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp -0.641 0.546
Slogan thể hiện sự khác biệt -0.414 -0.101

Slogan đem lại sự tin tưởng cho khách hàng -0.495 0.277
Slogan mang cảm xúc tích cực -0.411 0.118
Bạn có thể dễ dàng nhận biết thương hiệu VNPT Thừa Thiên
Huế trong các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông
khác trên thị trường
-0.726 0.709
2.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
2.2.1.1 Tỷ lệ giới tính
Giới tính Số lượng (sinh viên) Tỷ lệ (%)
Nam 37 24.3
Nữ 115 75.7
Tổng 152 100
Trong tổng thể mẫu điều tra, tỷ lệ nữ chiếm 75.7% (115 sinh viên), tỷ lệ nam chiếm
24.3% (37 sinh viên).Ở đây, có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ lệ nam và nữ.
2.2.1.2 Tỷ lệ các khoa
Tỷ lệ các khoa
Khoa Cả khóa 46 (tổng thể) Mẫu Tỷ lệ
Kinh tế 382 45 29.6 %
Hệ thống 73 9 5.9 %
Kế toán 311 36 23.7 %
QTKD 391 46 30.3 %
TC – NH 133 16 10.5 %
Tổng cộng 1290 152 100 %
2.2.1.3 Tình hình sử dụng sản phẩm, dịch vụ VNPT của sinh viên K46
Năm 2011, ở thị trường viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế, thị phần các dịch vụ ADSL
chiếm 94%; thuê bao điện thoại di động VNP trả trước và sau 29,3% ; thị phần thuê bao
ĐT cố định 99%.
Bảng: Tình hình sử dụng sản phẩm, dịch vụ VNPT của sinh viên K46
Kết quả điều tra 152 sinh viên cho thấy, có đến 81% sinh viên sử dụng sản phẩm, dịch vụ
của VNPT, trong đó có 47.3% sử dụng dịch vụ điện thoại cố định, 13.3% sử dụng dịch vụ

Gphone, 34% sử dụng mạng di động Vinaphone, 39.3% sử dụng dịch vụ Internet và 7.3%
sử dụng các dịch vụ khác. Việc sử dụng dịch vụ VNPT góp phần tác động đến việc nhận
biết thương hiệu VNPT TTH.
2.2.2 Tổng độ nhận biết thương hiệu VNPT
Bảng: Mức độ nhận biết thương hiệu VNPT Thừa Thiên Huế
Mức độ nhận biết thương hiệu VNPT Số lượng (sinh viên) Tỷ lệ (%)
Nhận biết đầu tiên 70 46.05
Nhận biết không trợ giúp 74 48.68
Nhận biết có trợ giúp 6 3.95
Không biết 2 1.32
Tổng 152 100
Khi được hỏi “những thương hiệu Viễn thông nào trên thị trường Viễn thông Việt Nam
mà bạn nghĩ đến?” thì có 144 sinh viên (chiếm 94.73%) nhắc đến thương hiệu VNPT
trong đó có đến 70 người (chiếm 46.05%) nghĩ đến thương hiệu VNPT đầu tiên. Đây là
tín hiệu đáng mừng khi ấn tượng và nhận thức của sinh viên về thương hiệu VNPT khá
sâu sắc so với một số thương hiệu viễn thông khác như FPT Và Viettel.
Từ kết quả thống kê, ta thấy có 6 sinh viên (chiếm 3.95%) nhận biết VNPT sau khi nhóm
đã trợ giúp một vài yếu tố về logo, các sản phẩm, dịch vụ của VNPT và chỉ có 2 sinh viên
(chiếm 1.32%) hoàn toàn không nhận biết được thương hiệu VNPT TTH dù đã được trợ
giúp. Có thể thấy tỷ lệ người không nhận biết và nhận biết thương hiệu VNPT TTH qua
trợ giúp chiếm tỷ lệ rất thấp (5.27%). Trong khi đó, có đến 74 sinh viên (chiếm 48.06%)
nhận biết thương hiệu mà không có trợ giúp.
Có thể nói đó là kết quả của công tác truyền thông, chuyển tải thương hiệu có hiệu quả
của VNPT đến với khách hàng đặc biệt là với đối tượng sinh viên.
Biểu đồ: Tỷ lệ thể hiện mức độ nhận biết thương hiệu VNPT
Khi cộng dồn ba cấp độ nhận biết thương hiệu lại, ta sẽ có tổng độ nhận biết của khách
hàng đối với một thương hiệu. Từ số liệu điều tra ở trên ta thấy rằng, tổng mức độ nhận
biết thương hiệu Viễn thông VNPT: 50% + 23% + 24% +2% = 99%. Đây là kết quả
tốt, thể hiện dấu hiệu khả quan cho tình hình nhận biết thương hiệu VNPT TT-Huế.
2.2.3 Kênh thông tin giúp sinh viên biết đến thương hiệu VNPT

Bảng: Kênh thông tin giúp sinh viên biết đến thương hiệu VNPT TT-Huế
Kênh thông tin Số lượng Tỷ lệ
Bạn bè người thân giới thiệu 61 40.7%
Quảng cáo truyền hình, báo chí 122 81.3%
Tiếp thị trực tiếp 14 9.3%
Internet 85 56.7%
Từ việc sử dụng dịch vụ của VNPT 62 41.3%
Băng rôn, poster, tờ rơi, bảng hiệu, pano quảng cáo 56 37.3%
Khác 1 0.7%
Kết quả thống kê cho thấy, phần lớn sinh viên biết đến thương hiệu VNPT Thừa Thiên
Huếqua quảng cáo truyền hình, báo chí là chủ yếu, chiếm 81,3%. Điều này chứng tỏ công
tác truyền thông của VNPT trên báo chí truyền hình khá hiệu quả. Ngoài ra khách hàng
còn tiếp nhận thông tin viễn thông qua các kênh khác như internet. Cụ thể, có 85 khách
hàng thường nhận thông tin về VNPT thông qua internet (chiếm 56,7%), đây cũng là điều
dễ hiểu bởi ngày nay với sự phát triển vượt bậc vê khoa học kỹ thuật, internet đã trở
thành một công cụ hữu ích giúp mọi người tiếp cận thị trường toàn cầu một cách nhanh
chóng. Trong khi đó chỉ có 14 sinh viên trong tổng số 152 sinh viên được phỏng
vấn(chiếm 9.3%) biết đến VNPT TTH qua tiếp thị trực tiếp.
Tất cả các ý kiến trên đều đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của các phương tiện truyền
thông, nó giúp cho khách hàng nhận dạng được thương hiệu của doanh nghiệp, do đó
VNPT phải biết lựa chọn cách thức phù hợp để tuyên truyền và cung cấp thông tin cho
khách hàng một cách hiệu quả nhất.
2.2.4 Các yếu tố thương hiệu vủa VNPT mà sinh viên có thể nhận biết
2.2.4.1 Tình hình nhận biết các yếu tố thương hiệu VNPT của sinh viên
Bảng: Tình hình nhận biết các yếu tố thương hiệu VNPT của sinh viên
Các yếu tố nhận biết thương hiệu Số lượng Tỷ lệ
Biết đúng logo 97 64.7%
Biết đúng slogan 83 55.3%
Biết đúng màu chủ đạo của trang phục nhân viên 102 68.0%
Biết đúng biểu tượng

Hộp thư 51 34.0%
Điện thoại 91 60.7%
@ 62 41.3%
Ngày nay, với sự xuất hiên của nhiều thương hiệu viễn thông trên thị trường Việt Nam
thì việc nhận biết đúng logo, slogan là một điều không dễ dàng. Theo bảng trên , ta thấy
rằng có 97 câu trả lời đúng (chiếm 64.7%) trong tổng số 152 sinh viên được khảo sát
nhận biết đúng logo của VNPT, đây là một con số tương đối cao, nhưng cũng là một
điều dễ hiểu vì VNPT vẫn được xem là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông.
Đặc biệt, có tới 102 câu trả lời đúng (chiếm 68%) cho rằng màu chủ đạo của trang phục
nhân viên là màu xanh dương - trắng, đây là một tín hiệu đáng mừng cho VNPT vì trang
phục của họ được nhiều người biết đến. Chứng tỏ công tác marketing, đồng bộ thương
hiệu VNPT đã có hiệu quả.
Tuy nhiên, có thể xem tỷ lệ nhận biết Solgan là không thật sự cao đối với một thương
hiệu lớn như VNPT TTH(chiếm 55.3%) với lý do khá phổ biển là nhiều bạn SV vẫn còn
nhầm lẫn với slogan của VNPT Việt Nam “Cuộc sống đích thực” và Vinaphone “Không
ngừng vươn xa”.
2.2.4.2 Mối liên hệ giữa tình trạng sử dụng dịch vụ VNPT và sự nhận biết thương
hiệu của sinh viên
Kết quả điều tra kênh thông tin giúp nhận biết thương hiệu VNPT cho thấy 62 sinh viên,
chiếm 41.3% đã nhận biết thương hiệu từ việc sử dụng dịch vụ của VNPT. Để biết được
liệu tình trạng sử dụng dịch vụ có ảnh hưởng đến việc nhận biết thương hiệu VNPT hay
không, ta tiến hành kiểm định Chi-square.
Bảng: Mối liên hệ giữa tình trạng sử dụng dịch vụ VNPT và sự nhận biết thương hiệu
của sinh viên
Tiêu chí
Không sử dụng
dịch vụ của VNPT
Có sử dụng dịch
vụ của VNPT
Nhắc đến thương hiệu VNPT

đầu tiên
Có 5 65
Không 24 56
Nhận biết đúng logo
Có 9 88
Không 20 33
Nhận biết đúng màu trang phục
Có 16 86
Không 13 35
Nhận biết đúng slogan
Có 5 78
Không 24 43
Từ bảng thống kê, ta có thể thấy trong 70 bạn nhắc đến VNPT đầu tiên thì có đến 65 bạn
có sử dụng dịch vụ của VNPT, trong 97 bạn nhận biết đúng logo thì có đến 88 bạn đã sử
dụng dịch vụ của VNPT, trong 102 bạn nhận biết đúng màu trang phục nhân viên thì có
86 bạn đã sử dụng dịch vụ VNPT và trong 83 bạn biết đúng slogan thì có 78 bạn đã sử
dụng dịch vụ của VNPT. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên không sử dụng dịch vụ của
VNPT nhắc đến VNPT đầu tiên, biết đúng logo, màu trang phục và slogan thấp hơn rất
nhiều, lần lượt là: 5, 9, 16 và 5 sinh viên.
Như vậy, có thể nói việc sử dụng dịch vụ của VNPT đã góp phần giúp các bạn sinh viên
dễ dàng nhận biết thương hiệu VNPT hơn.
Bảng: Kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng sử dụng dịch vụ VNPT và sự nhận biết
logo
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig. (2-
sided)
Exact Sig. (2-
sided)
Exact Sig. (1-

sided)
Pearson Chi-Square 17.797
a
1 .000
Continuity Correction
b
16.019 1 .000
Likelihood Ratio 17.121 1 .000
Fisher's Exact Test .000 .000
Linear-by-Linear Association 17.678 1 .000
N of Valid Cases
b
150
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 10.25.
b. Computed only for a 2x2 table
Mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H
o
, tức là: tình trạng sử
dụng dịch vụ có ảnh hưởng đến sự nhận biết logo.
Bảng: Kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng sử dụng dịch vụ VNPT và sự nhận biết màu
trang phục
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig. (2-
sided)
Exact Sig. (2-
sided)
Exact Sig. (1-
sided)
Pearson Chi-Square 2.719

a
1 .099
Continuity Correction
b
2.037 1 .154
Likelihood Ratio 2.610 1 .106
Fisher's Exact Test .122 .079
Linear-by-Linear Association 2.700 1 .100
N of Valid Cases
b
150
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 9.28.
b. Computed only for a 2x2 table
Mức ý nghĩa quan sát Sig. > 0.05 nên ta chấp nhận giả thuyết H
o
, tức là: tình trạng sử
dụng dịch vụ không ảnh hưởng đến sự nhận biết màu trang phục. Điều này có thể hợp lí
do màu trang phục của VNPT khá nổi bật với hai màu chủ đạo: xanh dương – trắng, đồng
điệu với màu logo và thiết kế bao bì, các vật phẩm đi kèm vốn đã rất phổ biến.
Bảng: Kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng sử dụng dịch vụ VNPT và sự nhận biết
slogan
Chi-Square Tests
Value df
Asymp. Sig. (2-
sided)
Exact Sig. (2-
sided)
Exact Sig. (1-
sided)
Pearson Chi-Square 21.106

a
1 .000
Continuity Correction
b
19.238 1 .000
Likelihood Ratio 22.101 1 .000
Fisher's Exact Test .000 .000
Linear-by-Linear Association 20.965 1 .000
N of Valid Cases
b
150
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 12.95.
b. Computed only for a 2x2 table
Mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H
o
, tức là: tình trạng sử
dụng dịch vụ có ảnh hưởng đến sự nhận biết slogan.
2.2.5 Đánh giá của sinh viên về hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT
2.2.5.1 Đánh giá của sinh viên về tính cách thương hiệu và hình ảnh thương hiệu
VNPT
Tính cách thương hiệu là cái mà doanh nghiệp chủ động tạo ra cho thương hiệu và thông
qua các hoạt động truyền thông của mình, doanh nghiệp mong muốn khách hàng cảm
nhận được tính cách đó. Hình ảnh thương hiệu là cái tồn tại bên trong tâm trí của khách
hàng, là sự tổng hoà của mọi thông tin về thương hiệu mà khách hàng đã tiếp nhận qua
kinh nghiệm sử dụng, quảng cáo, dịch vụ… Nói rõ hơn thì tính cách là cái mà doanh
nghiệp muốn thể hiện và gửi đi, hình ảnh là cái mà khách hàng tiếp nhận và cảm nhận.
Tính cách thương hiệu VNPT Thừa Thiên Huế mà doanh nghiệp muốn tạo ra đó là “ Số
một trên thị trường Thừa Thiên Huế về dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin”. Tuy
nhiên, việc đạt được vị trí số 1 không hề dễ dàng khi vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của
rất nhiều thương hiệu viễn thông trên địa bàn hiện nay.

Kết quả điều tra khi yêu cầu sinh viên đưa ra đánh giá của mình theo thang đo Likert 5
mức độ: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Trung lập, Đồng ý và Rất đồng ý được thể
hiện ở bảng và biểu đồ dưới đây:
Bảng: Đánh giá về tính cách và hình ảnh thương hiệu VNPT Thừa Thiên Huế
Tiêu chí
Rất không
đồng ý
Không
đồng ý
Trung lập Đồng ý Rất đồng ý
SL
(sv)
TL
(%)
SL
(sv)
TL
(%)
SL
(sv)
TL
(%)
SL
(sv)
TL
(%)
SL
(sv)
TL
(%)

Có uy tín 6 4.0 3 2.0 28 18.7 97 64.7 16 10.7
Nhiều người biết đến 5 3.3 8 5.3 40 26.7 73 48.7 24 16.0
Có giá trị cao hơn
các thương hiệu viễn
thông khác
5 3.3 14 9.3 63 42.0 60 40.0 8 5.3
Dễ dàng nhận biết 1 0.7 11 7.3 32 21.3 87 58.0 19 12.7
Biểu đồ: Đánh giá của sinh viên về tính cách thương hiệu và hình ảnh thương hiệu VNPT
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ, ta có thể thấy số lượng sinh viên đồng ý và rất đồng
ý với ý kiến “VNPT là thương hiệu có uy tín” là 113 sinh viên, chiếm 75,4% ; với ý kiến
“VNPT là thương hiệu được nhiều người biết đến” là 97 sinh viên, chiếm 64.7%; với ý
kiến “VNPT là thương hiệu có giá trị cao hơn các thương hiệu viễn thông khác” là 68
sinh viên, chiếm 45.3 %; với ý kiến “VNPT là thương hiệu dễ dàng nhận biết” là 106 sinh
viên, chiếm 70.7 %. Đây là một số lượng khá lớn sinh viên đánh giá tốt về hình ảnh
thương hiệu VNPT TT-Huế.
Để có thể kết luận chính xác hơn về mức độ đồng ý của sinh viên, sử dụng kiểm định
One – Sample T – Test để kiểm định giá trị trung bình kết quả đánh giá của sinh viên về
các phát biểu trên.
Bảng: Kiểm định One –Sample T – test đánh giá của sinh viên về thương hiệu VNPT
Tiêu chí GTTB GTKĐ Mức ý nghĩa Sig.
VNPT là thương hiệu có uy tín 3.7600 4 0.000
VNPT là thương hiệu có nhiều người biết đến 3.6867 4 0.000
VNPT là thương hiệu có giá trị cao hơn các
thương hiệu viễn thông khác
3.3467 4 0.000
VNPT là thương hiệu dễ dàng nhận biết 3.7467 4 0.000
Từ kết quả thống kê có thể thấy số lượng sinh viên đồng ý với ý kiến “VNPT là thương
hiệu có uy tín chiếm tỉ lệ cao, cho thấy thương hiệu VNPT phần nào đã chứng minh được
vị trí, hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, từ bảng kiểm định, giá trị
trung bình đánh giá của sinh viên đối với ý kiến “VNPT là thương hiệu có uy tín” chỉ đạt

giá trị bằng 3.76. Hơn nữa, kết quả kiểm định theo One – Sample T - Test với Giá trị
kiểm định = 4 cùng độ tin cậy 95% cho ra giá trị Sig = 0.000 < 0,05, cho phép ta bác bỏ
giả thuyết mức đồng ý = 4. Tương tự như vậy cho các kiểm định đánh giá của sinh viên
đối với các ý kiến “VNPT là thương hiệu có nhiều người biết đến”, “VNPT là thương
hiệu có giá trị cao hơn các thương hiệu viễn thông khác” và “VNPT là thương hiệu dễ
dàng nhận biết”; giá trị Sig = 0.000 < 0.05, cho phép ta bác bỏ giả thuyết sinh viên đồng
ý với các ý kiến trên.
Với giá trị trung bình lần lượt là 3.6867, 3.3467 và 3.7467, sinh viên chỉ gần như đồng ý
với ý kiến cho rằng VNPT là thương hiệu có uy tín, có giá trị cao hơn các thương hiệu
viễn thông khác và dễ dàng nhận biết. Số lượng sinh viên không đồng ý đối với các ý
kiến trên chiếm tỉ lệ thấp (dưới 10%) và số lượng sinh viên đánh giá mức độ trung lập
còn cao (từ 28 – 40%) cho thấy VNPT cần nỗ lực hơn nữa trong việc quảng bá thương
hiệu để có thể tạo dựng được ví trí vững chắc hơn tâm trí khách hàng, ở đây là khách
hàng sinh viên.
Đặc biệt, giá trị trung bình của ý kiến “VNPT là thương hiệu có giá trị cao hơn các
thương hiệu viễn thông khác” chỉ đạt 3.3467, cho thấy VNPT vẫn chưa được các sinh
viên đánh giá cao về hình ảnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Điều này là

×