Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt thương phẩm ở thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.98 KB, 60 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát
triển của xã hội loài người. Sản xuất nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết
yếu cho đời sống con người như: lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác có
nguồn gốc nguyên liệu từ lâm sản, thủy sản, đảm bảo cho sự phát triển xã hội, cung
cấp nguồn nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, góp phần
tăng kim ngạch xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cao, đảm bảo phát triển bền
vững cho đất nước. Ở nước ta, dân số sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả
nước, 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp, sản xuất
nông nghiệp trong nhiều năm, đặc biệt là trong những năm gần đây đã đóng góp
một phần rất lớn trong tổng sản phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 và
đến năm 2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập
trung, trong đó chăn nuôi là một trong những lĩnh vực được khuyến khích phát
triển. Cơ cấu ngành chăn nuôi có xu hướng ngày càng tăng cả về tỷ trọng lẫn số
lượng vật nuôi. Vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi thể hiện rõ trong việc cung
cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của con người góp phần tạo việc làm tăng thu
nhập, khai thác các nguồn lực ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản xuất nông
nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu
hướng gia tăng từ chỗ đạt 26,1 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 36,5 nghìn tỷ đồng
năm 2010. Trong các loại vật nuôi truyền thống, gà là được xem là con vật dễ nuôi,
được nuôi để lấy trứng và thịt, có giá trị dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa
chuộng. Trong khi đó, chi phí chăn nuôi không lớn lắm, kỹ thuật chăn nuôi ít phức
tạp phù hợp với hình thức chăn nuôi ở quy mô nhỏ, nhất là đối với các nông hộ,
các gia trại hiện nay. Sau ngành chăn nuôi lợn, ngành chăn nuôi gà chiếm vị trí thứ
hai (gần 19%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Chính vì lẽ đó có
thể nói chăn nuôi gà là ngành kinh tế không thể thiếu trong nền sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ. Bên cạnh đó,


Thừa Thiên Huế cũng rất chú trọng đến việc phát triển nâng cao sản lượng nông
nghiệp, để cùng góp phần vào việc tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội chung của
toàn tỉnh. Hiện nay, ở tỉnh Thừa thiên Huế nói chung và địa bàn thị xã Hương
Thủy nói riêng chăn nuôi gà đã có sự phát triển đáng kể, ngày càng có nhiều mô
hình chăn nuôi có hiệu quả đặc biệt là chăn nuôi gà thịt. Hiện nay sản phẩm gà thịt
làm ra đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Tuy
nhiên tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp vẫn còn phổ biến.
Chính vì vậy, trong quá trình chăn nuôi gà thường khó áp dụng được các kỹ thuật
nuôi tiến bộ, đồng thời đối tượng nuôi thường mắc một số bệnh: Bệnh cầu trùng,
bệnh thương hàn, bệnh dịch tả, bệnh Gumboro… đặc biệt là dịch cúm H
5
N
1
đã
bùng phát trên toàn cầu trong những năm gần đây. Thêm vào đó, thị trường tiêu
thụ cho các sản phẩm gà thịt ở thị xã Hương Thủy vẫn còn gặp nhiều khó khăn,
chưa có hệ thống thu mua sản phẩm hoàn chỉnh, do vậy người dân không bán được
giá cao, hiệu quả kinh tế mang lại chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm
ra các giải pháp cho các vấn đề trên đây có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế và phát triển các mô hình nuôi gà thịt. Đây chính là lý do mà tôi
chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt thương phẩm ở thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và biện pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và ngành nuôi gà thịt nói riêng.
- Phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt của các hộ gia đình và các trang
trại, gia trại ở Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đưa ra một số định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi nuôi gà
thịt ở Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp gồm:
Các số liệu được cung cấp từ 5 xã, phường (phường Thủy Dương, phường Thủy
Phương, phường Phú Bài, xã Thủy Phù, xã Thủy Lương) và phòng kinh tế thị xã
Hương Thủy, phòng thống kê thị xã Hương Thủy, UBND thị xã Hương Thủy.
Ngoài ra đề tài còn thu thập và sử dụng số liệu trên Internet, thông tin đại chúng,
kết hợp tìm đọc và tham khảo một số tài liệu liên quan khác.
+ Số liệu sơ cấp:
Điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình, trang trại, gia trại chăn nuôi gà thịt
thương phẩm theo hai phương thức chăn nuôi khác nhau đó là hình thức nuôi gà
thịt công nghiệp, nhốt hoàn toàn và hình thức nuôi gà thịt bán công nghiệp, thả
vườn. Trong đó tiến hành điều tra tại địa bàn phường Thủy Dương 18 hộ; Thủy
Phương: 7 hộ; Thủy Phù: 14 hộ; Phú Bài: 5 hộ; Thủy Lương: 6 hộ.
Tại Thủy Dương và Thủy Phương là hai địa bàn tập trung nuôi gà thịt theo hình
thức công nghiệp, nuôi nhốt hoàn toàn. Tiến hành chọn 25 mẫu đại diện cho các hộ
chăn nuôi gà thịt thương phẩm trên tổng số 35 hộ
Tại Thủy Lương, Phú Bài và xã Thủy Phù là các địa bàn tiêu biểu trong việc nuôi
gà thịt thương phẩm bán công nghiệp, thả vườn.Chọn 25 mẫu trên tổng số 40 mẫu
- Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp hệ thống hóa và phân tích, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các
yếu tố của quá trình sản xuất.
- Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên
gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi gà thịt ở địa phương nhằm bổ sung, hoàn
thiện nôi dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp so sánh
Xác định mức độ biến động của các xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu
phân tích. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán, thống
kê qua các chỉ tiêu: GO, MI, NB…Khi đánh giá mức độ đạt được về mặt kết quả
và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời gian, qua không gian và giữa các

chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận.
- Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng nhằm hệ thống hóa các số liệu thu
thập được dưới dạng chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian.
Phương pháp này còn được dùng để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào
với các yếu tố đầu ra cũng như biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra với
các yếu tố đầu vào.
- Phương pháp toán kinh tế
Hàm sản xuất là sự thể hiện mối quan hệ hiện vật giữa đầu vào và đầu ra trong quá
trình sản xuất. Hàm sản xuất mô tả các tỷ lệ mà theo đó các nguồn lực được
chuyển hóa thành sản phẩm. Hàm sản xuất có thể được mô tả thông qua mô hình
toán học như sau:
Y = f(X
1
,X
2
,…X
n
) (1)
Trong đó:
Y là khối lượng sản phẩm đầu ra
X
1
,X
2
,…X
n
là lượng các yếu tố đầu vào.
Phương trình hàm sản xuất (1) thỏa mãn các điều kiện: Hàm Y là hàm liên tục. Các
biến X

i

(i = 1;n)
và Y nhận giá trị không âm, tức X
i

(i = 1;n)
và Y .
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Tuy nhiên do
giới hạn về thời gian tiếp cận đề tài cũng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
thực tế chưa nhiều, năng lực của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo,
bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt của các hộ
gia đình và một số trang trại, gia trại trên địa bàn thị xã Hương Thủy, những vấn đề
về sản xuất cũng như các yếu tố tác động đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt của
các hộ năm 2011.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tập trung chủ
yếu vào 4 phường: Thủy Dương, Thủy Phương, Phú Bài, Thủy Lương và xã Thủy
Phù, nơi có số lượng nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lượng nuôi toàn thị xã.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng nuôi gà thịt ở địa phương qua các năm
2009-2011, trong đó tập trung vào năm 2011, nhằm đưa ra định hướng và giải pháp
cho những năm tới.
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà
1.1.1. Tổng quan về các vấn đề chăn nuôi gà thịt

1.1.1.1. Vị trí của ngành chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân
Chăn nôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp. Đặc
biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trong đối với nước ta khi có tới hơn 80% dân
cư sống dựa vào nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà thịt nói
riêng có ý nghĩa rất lớn đến nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt chăn nuôi gà thịt
rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân nông thôn.
- Chăn nuôi gà cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, đặc
biệt là hàm lượng protein của thịt gà và trứng gà rất cao (2quả trứng gà có giá trị
dinh dưỡng tương đương 160g thịt bò hoặc 300g sữa tươi ). Bên cạnh đó, chăn
nuôi gà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến tạo ra các loại thực phẩm
ngon phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của người dân.
- Chăn nuôi gà cũng góp phần cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. Phân gà là
một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại phân chuồng
khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác. Thành phần dinh
dưỡng chủ yếu trong phân gà như N: 1,6 – 1,7%; P2O5: 0,5 – 0,6%; K2O: 0,85%;
CaO: 2,4%. Chính vì vậy, phân gà được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại
cây trồng khác nhau, trong đó có nhóm cây rau. Ngoài ra, phân gà còn làm thức ăn
cho các loại cá ăn tạp như cá rô phi, cá trắm cỏ…
- Chăn nuôi gà làm tăng tính an ninh cho các hộ nông dân trong xã hội và chi tiêu
gia đình. Đồng thời thông qua nuôi gà người nông dân có được nguồn vốn chủ
động để phục vụ cho con cái ăn học và tổ chức các hoạt động văn hóa khác như:
cúng, giổ, cưới hỏi, ma chay, đình đám…Bên cạnh đó, chăn nuôi gà góp phần tận
dụng được công lao động trong thời gian nông nhàn và lao động phụ của gia đình.
- Ngoài ra hiện nay với phương thức chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học thì
sản phẩm phụ từ chăn nuôi gà còn được sử dụng để làm hầm bioga, cung cấp chất
đốt cho các hộ gia đình ở nông thôn, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh
các hiện tượng ô nhiểm do hoạt động chăn nuôi gà thịt gây ra.
1.1.1.2. Các hình thức chăn nuôi gà
- Chăn nuôi truyền thống
Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở hầu khắp

vùng thôn quê Việt Nam. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là đầu tư vốn
ban đầu ít, đàn gà được thả rông, tự tìm kiếm thức ăn là chính và cũng tự ấp và
nuôi con; chuồng trại đơn giản, vườn thả không có hàng rào bao che; thời gian
nuôi kéo dài (đối với gà thịt thường nuôi tới 6-7 tháng mới đạt khối lượng để giết
thịt). Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh dịch tễ khiến
đàn gà dễ mắc bệnh, dễ chết nóng, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế
không cao. Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này có những ưu điểm nhất định như
phừ hợp với các giống gà địa phương, chất lượng thịt gà thơm ngon, vốn đầu tư
không đòi hỏi lớn (chủ yếu là tiền mua giống ban đầu). Chính vì thế mà đối với các
nông hộ nghèo phương thức chăn nuôi này dễ áp dụng và hộ nào cũng có thể nuôi
vài ba. chục con gà. Mặc dù chưa đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu được
chưa lớn, song hầu hết số hộ lao động nông nghiệp thường áp dụng phương thức
chăn nuôi này bởi vậy hàng năm đã sản xuất ra khoảng 65 % số lượng đầu con gà
thịt ở Việt Nam. Theo số lượng thống kê năm 1999, có khoảng 70 triệu con gà
được sản xuất theo phương thức này.
- Chăn nuôi bán công nghiệp
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những kinh nghiệm
nuôi gà truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Điều đó có nghĩa là chế độ
dinh dưỡng và quá trình phòng bệnh cho đàn gà đã được coi trọng hơn. Mục tiêu
của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng hóa, chứ không thuần túy là sản xuất
tự cung tự cấp. Gà được nuôi theo từng lứa, mỗi lứa 200, 500 đến 1000 con. Để áp
dụng phương thức chăn nuôi này, ngoài yêu cầu phải có vườn rộng (tối thiểu 100-
200m2, tùy thuộc quy mô đàn gà) được bao bọc bởi hàng rào tre, nứa hoặc lưới
mắt cáo để thả gà lúc thời tiết đẹp thì cần phải đầu tư xây dựng và mua sắm chuồng
trại, các dụng cụ máng ăn, máng uống và hệ thống sưởi ấm cho đàn gà úm. Ngoài
lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên như giun, dế, sâu bọ, rau, cỏ mà đàn gà tự
kiếm ăn được, thì lượng thức ăn do người chăn nuôi cung cấp là rất quan trọng. Có
như vậy mới rút ngắn được thời gian nuôi mỗi lứa và tăng năng suất của đàn gà.
Hiện nay, tại một số vùng quê ven sông, ven bãi, ven cánh đồng sau mỗi vụ thu
hoạch, sáng sớm người nông dân chở gà đến thả vào các địa điểm đó, tối lại chở gà

về chuồng. Đây là biện pháp nhằm tận dụng thêm thức ăn sãn có trong tự nhiên, để
giảm chi phí thức ăn cần cung cấp. So với phương thức chăn nuôi gà truyền thống
(chăn nuôi quảng canh) thì phương thức chăn nuôi bán thâm canh, đàn gà tăng
trọng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn, khống chế được bệnh tật tốt hơn, thời
gian nuôi mỗi lứa ngắn hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Những năm gần đây phương thức chăn nuôi này đã và đang được áp dụng rộng rãi
tại các vùng Đồng bằng, Trung du, ven đô thị trong các nông hộ có điều kiện về
vốn và diện tích vườn tương đối lớn. Hàng ngàn trang trại đã được xây dựng với
quy mô chăn nuôi từ 500-2000 con/1ứa và số lứa nuôi trong năm trung bình từ 1-3
lứa. Các giống gà lông màu nhập nội như Tam hoàng, Lương phượng, Kabir, gà lai
đang được sử dụng nhiều cho phương thức chăn nuôi này. Theo ước tính có
khoảng 10-15% số lượng gà trong cả nước được nuôi theo phương thức này là 14
triệu con (năm 1999).
- Chăn nuôi công nghiệp
Những năm gần đây, không những đối với các giống gà lông màu nhập nội (Kabir,
Tam hoàng, Lương phượng, ISA, JA47 ) mà ngay cả các giống gà địa phương (gà
Ri, gà Mía) cũng được áp dụng phương thức nuôi nhốt hoàn toàn và gà được ăn
thức ăn công nghiệp. Với cách nuôi này có thể rút ngắn thời gian nuôi từ 5-6 tháng
đối với gà Ri xuống còn 3-4 tháng. Mỗi lứa có thể nuôi từ 200-500 con từ lúc 1
ngày tuổi đến lúc xuất chuồng. Phương thức nuôi này thường được áp dụng tại một
số địa phương ven đô thị, nơi đất chật, không có vườn, đồi để thả gà. Khi áp dụng
phương thức nuôi nhốt hoàn toàn đòi hỏi phải đầu tư xây chuồng trại (thường gà
được nuôi trên nền chuồng rải dăm bào hoặc vỏ trấu). Gà Ri được nuôi nhốt hoàn
toàn tuy mau lớn hơn, thịt mềm hơn, song chất lượng thịt không chắc đậm, mùi vị
thơm ngon không bằng gà thả vườn, giá bán thấp hơn so với gà được nuôi tự do.
1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hoạt động chăn nuôi gà
a. Đặc điểm sinh học của một số giống gà thịt được nuôi chủ yếu ở địa bàn nghiên
cứu
- Gà Lương Phượng
+ Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc.

+ Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có
màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng, chất thịt min,
vị đậm. Gầ trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông
đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ.
+ Chỉ tiêu kinh tế: Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn
thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 – 2,6 kg. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện
chăn thả tự do.
- Gà Sasso
+ Nguồn gốc: Là giống gà nặng cân của Pháp, có thể nuôi thả vườn.
+ Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu nâu đỏ, da chân vàng.
+ Chỉ tiêu kinh tế: Nếu nuôi theo phương pháp nữa nhốt nữa thả 90 – 100 ngày có
thể đạt trọng lượng 2,1 – 2,3 kg. Tiêu tốn thức ăn 3,1 – 3,5 kg thức ăn cho 1 kg
tăng trọng.
- Gà Ri
+ Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).
+ Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm
đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có
lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.
+ Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1 kg. Thời
gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 –
100 trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10 – 15 trứng là lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. Sức
kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng,
phẩm chất trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 – 3,5 kg.
- Gà Tam Hoàng
+ Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
+ Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể hình tam
giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển.
+Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng lượng 1,5 –
1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 – 3 kg. Gà mái bắt đầu đẻ vào
khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm. Trọng lượng trưởng

thành gà mái: 1,8 – 2,0 kg, gà trống: 2,2 – 2,8 kg. Gà có những đặc điểm rất giống
với gà Ri của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon, phù hợp với điều kiện chăn thả ở
Việt Nam cũng như nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.
b. Yêu cầu kỹ thuật nuôi một số giống gà thịt chủ yếu tại địa phương
*Vệ sinh chuồng trại :
Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi: Thao tác vệ sinh chuồng trại phải theo
trình tự sau:
- Đưa tất cả những trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước khoảng 3h sau đó
cọ rửa hoặc đánh sạch những chất bẩn bám trên dụng cụ nuôi
- Sát trùng bằng thuốc sát trùng Con Cò hoặc Formol 2%. Dùng thuốc sát trùng
chuồng trại để sát trùng toàn bộ nền, vách, nóc chuồng, lồng úm, chụp sưởi và các
dụng cụ chăn nuôi: Máng ăn, máng uống. Máng ăn, máng uống phải rửa sạch tối
thiểu 1 lần/ngày, trong 10 ngày đầu 2 lần/ngày. Chuồng nuôi luôn giữ cho khô ráo,
sạch sẽ, thông thoáng, nhiệt độ thích hợp theo nhu cầu gà. Sau khi sát trùng chuồng
trại cần bỏ trống chuồng ít nhất 7 ngày
*Vệ sinh con giống:
Kiểm tra chất lượng gà con khoẻ mạnh, đồng đều và trọng lượng gà một ngày tuổi
đạt trung bình 40g/con. Cách ly khu vực úm gà con với khu vực úm gà lớn càng xa
càng tốt. Nên áp dụng chương trình nuôi "vào cùng lúc, ra cùng lúc". Tránh nuôi
nhiều đàn gà ở nhiều lứa tuổi ở cùng một nơi. Trước mỗi chuồng nên có hố sát
trùng.
Chăm sóc, nuôi dưỡng:
*Chuồng úm:
- Úm lồng: Sử dụng chuồng úm có kích thước 1m x 2m cho 100 gà trong tuần đầu
với nhiệt? độ sưởi 37OC - 38OC (2 bóng đèn 100W) và giảm xuống còn 32 -
35OC (1 bóng đèn 100W) trong tuần kế, sau đó chỉ cần sưởi ban đêm.
- Úm nền: Phải chuẩn bị nền thật kỹ, có đổ chất độn chuồng (trấu khô sạch, nên
phun? thuốc diệt trùng) có độ dày tối thiểu 8cm. Nguồn sưởi ấm phải được hoạt
động 3 - 5 giờ? trước khi đưa gà con vào. Mỗi ổ úm chỉ nên úm tối đa 500 con.
Trong 2 - 3 ngày đầu,? dùng giấy báo lót đáy lồng úm, thay giấy lót mỗi ngày.

Nước uống phải có sãn trước khi? đưa gà con vào lồng úm. Nên cho vào 1 lít nước
uống 50g đường + 1g vitamin C để cho uống 12 giờ đầu tiên.
Máng ăn: Gà dưới 1 tuần: Dùng khay cho ăn
Gà trên 1 tuần: Dùng máng dài 2m/con, tăng dần lên 5cm/con.
Máng uống:
1 bình tròn (1 lít) cho 50 con dưới 2 tuần
1 bình (3 lít) cho 25 con trên 2 tuần hoặc 2 cm - 4 cm/con nếu máng uống dài.
Nước uống: Phải trong, sạch không chứa chất độc hay vi khuẩn, nước có nhiệt
độ18
o
C – 26
o
C , luôn phải cấp đủ nước cho gà. Mỗi ngày phải thay nước tối thiểu 2
lần.
Thức ăn: Khi bắt gà con về nên cho gà uống nước, sau đó vài giờ mới nên cho gà
ăn. Nên cho gà ăn nhiều để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày để
bảo đảm đủ nhu cầu cho gà phát triển tốt.
*Lịch tiêm phòng
Tuổi Văcxin và thuốc phòng bệnh Cách sử dụng
1-4 ngày đầu Thuốc bổ như vitamin B
1
, B-Complex Cho gà uống
5 ngày tuổi Văcxin Gumboro để phòng bệnh
Gumboro (lần 1)
Nhỏ vào mắt, mũi
7 ngày tuổi Văcxin Lasota lần 1
Văcxin Đậu gà
Nhỏ vào mắt, mũi
Chủng vò màng cánh
10 ngày tuổi Văcxin Cúm gia cầm lần 1 Tiêm dưới da cổ

15 ngày tuổi Văcxin Gumboro để phòng bệnh
Gumboro (lần 2)
Nhỏ vào mắt, mũi

25 ngày tuổi Văcxin Lasota lần 21
Kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng
kháng sinh theo liều hướng dẫn
Nhỏ vào mắt, mũi
Trộn vào thức ăn tinh
40 ngày tuổi Văcxin Cúm gia cầm lần 2
*
Tiêm dưới da cổ
2 tháng tuổi Văcxin Niu-cat-sơn hệ 1 để phòng bệnh
gà Rù
Tiêm dưới da
1-3 tháng tuổi Thuốc phòng bệnh cầu trùng Cứ mỗi tuần cho uống 2
ngày theo hướng dẫn
2 tháng tuổi Văcxin phòng bệnh tụ huyết trùng Tiêm dưới da
2 tháng tuổi
và 5 tháng tuổi
Tẩy giun
1.1.2. Hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn
nuôi gà
1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm
Dựa vào thực tiễn, một số quan điểm về hiệu quả kinh của các nhà nghiên cứu kinh
tế được phát biểu như sau:
Theo GSTS Ngô Đình Giao cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của
mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước"

Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là phạm trù khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn) để
đạt được các mục tiêu đã được xác định. Theo quan điểm này thì hoàn toàn có thể
tính toán được hiệu quả kinh tế mà sự vận động và biến đổi không ngừng của các
hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của
chúng
Theo Farell (1957), Fchultz (1966), Rizzo (1979) và Ellí (1993) cho rằng: "Hiệu
quả kinh tế đựơc xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả"
Như vậy có thể nói “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế
là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân
lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái
quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế
như sau:
H = Q/C (1)
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; Q là kết
quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt
được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: Hiệu quả kinh tế
phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế
của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn)
nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
b. Bản chất
Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối
giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra. Để đạt được cùng một khối
lượng sản phẩm người ta có thể bằng nhiều cách khác nhau song do sự mâu thuẫn
giữa nhu cầu tăng lên của con người với sự hữu hạn của nguồn tài nguyên, nên khi
đánh giá kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh cần phải xem xét kết quả
đó được tạo ra như thế nào và mất bao nhiêu chi phí. Việc đánh giá kết quả của

hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá số lượng sản
phẩm đạt được mà còn phải đánh giá chất lượng của hoạt động đó. Đánh giá chất
lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu quả kinh tế trên
phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã
hội. Từ đó bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội chính là hiệu quả của lao động xã
hội, thước đo của hiệu quả là sự tiết kiệm lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu
quả là tối đa hoá kết quả đạt được và tối thiểu hoá chi phí bỏ ra dựa trên các nguồn
lực hiện có. Vì vậy đánh giá các hiệu quả kinh tế cần phải xem xét đến các nguồn
lực, và chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn lực đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bố thì khi đó sản xuất mới đạt đuợc hiệu quả kinh tế.
1.1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm Q
i
nhân
với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (P
i
): GO
- Thu nhaaph hỗn hợp (MI): Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi
phí sản xuất của hộ: MI = GO – C
Chi phí sản xuất (C): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất
kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với (+) lãi tiền vay ngân
hàng (i) và khấu hao TSCĐ (D
e
)
Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiến
hành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác,
các khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường.
Chi phí tự có (TC): Là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiền mặt
để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình, vật tư gia
đình tự sản xuất…Thông thường các khoản chi phí này được tính theo “chi phí cơ

hội”.
- Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): Là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất (GO) sau
khi trừ đi chi phí sản xuất (C); các khoản vật tư tự sản xuất; lao động gia đình
(TC). Hay lợi nhuận kinh tế ròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI) sau
khi các khoản vật tư tự sản xuất; và lao động gia đình (TC).
NB = GO – C – TC
NB = MI – TC
Ngoài chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI) và lợi nhuận kinh tế (NB) chung, người ta cỏ
thể xác định thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận cho từng loại sản phẩm, hay ngành sản
xuất kinh doanh của hộ.
Để phân tích sâu hơn kết quả và hiệu quả sản xuất, người ta có thể tính mức thu
nhập hỗn hợp hay lợi nhuận kinh tế bính quân trên một đơn vị diện tích, một lao
động hay một đồng vốn…
H
b
= (3) h
b
= (4)
Trong đó
H
b
, h
b
: hiệu quả kinh tế cận biên
Q: lượng kết quả tăng thêm
C: Lượng chi phí tăng thêm
H
b
: Thể hiện nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết
quả

h
b
: Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị chi
phí
Các chỉ tiêu này có ý nghĩ rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Vì quy luật cận
biên là nguyên lý quan trọng điều chỉnh hành vi của nông hộ trong đầu tư phát
triển sản xuất.
Tùy mục đích tính toán, mà các chỉ tiêu ở mẫu sỗ và tử số của công thức trên có
thể thay đổi rất linh hoạt. Ví dụ, kết quả sản xuất có thể được tính toán là: tổng giá
trị sản xuất (GO), thu nhập hỗn hơp (MI) hay lợi nhuận kinh tế ròng (NB).
Tương tự các chỉ tiêu chi phí sản xuất (C) cũng có thể thay đổi rất linh hoạt. Ví dụ:
chi phí sản xuất cỏ thể sử dụng là: Tổng chi phí sản xuất, chi phí sản xuất bằng tiền
của hộ (C
bt
).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát tình hình chăn nuôi và tiêu thụ các sản phẩm gà thịt trên thế giới
Chăn nuôi gia cầm nói chung chăn nuôi gà thịt nói riêng trong mấy chục năm trở lại đây
đã trở thành nguồn sản xuất theo kiểu CN với hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi gà thịt thế
giới phát triển nhanh cả về đàn con, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên rõ rệt.
Nhiều phương thức chăn nuôi mới ra đời đã làm đa dạng phong phú thêm phương thức,
mục đích chăn nuôi. Nhu cầu dinh dưõng và thưởng thức sản phẩm gà thịt ngày càng cao,
vì thế gà thịt phát triển cả về số lượng, qui mô, tốc độ, giá trị. Các khâu về giống, thuốc
thú y, thức ăn, kỹ thuật đã được coi trọng và có những đầu tư thích đáng.

Bảng 1: Cơ cấu sản xuất thịt gia súc, gia cầm trên thế giới giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tăng 2011
so với 2010
Triệu tấn %
Sản xuất 283,6 290,8 294,7 1,8

Thịt bò 65 65 64 -0,5
Thịt gia cầm 93,6 98,1 101,1 3,1
Thịt lợn
106,3 109,2
110,2
0,9
Thịt dê cừu 12,9 13 13 -0,1
Nguồn: FAO World Food Outlook, 2011
Số liệu bảng trên cho thấy: Sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh hơn sản phẩm thịt bò và
thịt lợn. Năm 2009, sản lượng thịt gia cầm thế giới đạt 93,6 triệu tấn, thịt lợn là 106,3
triệu tấn, thịt bò 65 triệu tấn, thịt dê cừu là 12,9 triệu, nhưng đến năm 2011, sản lượng
của các loại thịt này tăng lên tương ứng thịt gia cầm đạt 101,1 tấn, thịt bò đạt 64 triệu tấn,
thịt lợn đạt 110,2 triệu tấn, thịt dê cừu đạt 13 triệu tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 2011
so với năm 2010 tăng 3,1%, trong khi đó thịt bò chỉ giảm 0,5%, sản lượng thịt lợn tăng
0,9% và sản lượng thịt dê cừu giảm 0,1%. Qua đó cho thấy sản phẩm thịt gia cầm ngày
càng được sản xuất nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng.
Trong các thịt gia cầm thì thịt gà chiếm 86% tổng lượng thịt gia cầm, phần còn lại là các
loại thịt gia cầm như thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng.
Tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu
chiếm 3,3 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn
106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như
thỏ, ngựa, lạc đà, lừa
1.2.2. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ các sản phẩm gà ở Việt Nam
a. Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền
thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của
ngành chăn nuôi nước ta. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm
hàng năm. Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các vùng Đồng bằng sông Hồng,
Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc chiếm 60% đàn gà của cả nước. Các vùng
phát triển tiếp theo là Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ, chiếm 26%, các vùng có sản

lượng thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên, chỉ chiếm từ 4-5% về số lượng đầu
con.
Hiện nay chăn nuôi gà ở nước ta có ba hình thức chăn nuôi cơ bản đó là: chăn nuôi
theo phương thức truyền thống thường thấy ở các nông hộ nhỏ lẻ, chăn nuôi bán
công nghiệp thả vườn hoặc thả đồi và cuối cùng là hình thức chăn nuôi công
nghiệp: Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây,
nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay.
b. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm gà thịt ở Việt Nam
Trước khi dịch cúm bùng phát, hệ thống giết mổ, chế biến gia cầm ở nước ta hết
sức lạc hậu. Hầu hết gia cầm (cả gà và vịt) được giết mổ thủ công, phân tán ở khắp
mọi nơi (tại chợ buôn bán gia cầm, trên hè phố, trong thôn xóm, trong hộ gia đình
v.v ); vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm. Trước dịch, cả nước có khoảng
28 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưng nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu
bò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95% sản phẩm thịt gia cầm
được tiêu thụ ở dạng tươi sống .
Việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân làm lây lan phát
tán bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm gia cầm. Tổ chức Nông Lương Liên hiệp
quốc (FAO) đã cảnh báo: các chợ buôn bán, giết mổ gia cầm sống là kho lưu trữ và
nguồn lây truyền bệnh cúm ở Việt Nam.
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản
phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu
tư xây dựng các cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến sản phẩm gia cầm. Nhiều
doanh nghiệp đã phát triển chăn nuôi gắn liền với giết mổ, chế biến của đơn vị để
đảm bảo khép kín, an toàn nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, phần lớn các dây chuyền
giết mổ tại các địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán công nghiệp, mức đầu tư
thấp. Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môi
trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng
cũ, nhà giết mổ nằm sát chuồng gà, cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư,
nhiều sản phẩm chưa thực sự đảm bảo vệ sinh. Lao động kỹ thuật thiếu nghiêm
trọng. Số cơ sở chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm vẫn còn rất nhỏ bé.

Trước dịch cúm gia cầm trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hòan toàn tiêu thụ
trong nước. Gà sống và sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ
phiên, chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến, không bao
gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Trong thời gian dịch cúm gia cầm
xẩy ra, do tâm lý e ngại lây truyền bệnh dịch, do không có công nghiệp chế biến,
giết mổ, sản phẩm không được chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên
người dân không sử dụng sản phẩm gia cầm. Trong thời gian từ tháng 9-12/2006,
thị trường gần như hoàn toàn đóng băng, sản phẩm thịt, trứng ứ đọng, gây tổn thất
nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi và gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng. Điều đó
cho thấy, khi công nghiệp chế biến, giết mổ chưa phát triển thì cả chăn nuôi và thị
trường đều không bền vững. Hiện nay do một số tỉnh, thành phố đã tăng cường
quản lý và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh
nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị
trường một lượng sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin và
thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người tiêu dùng. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng, việc quản lý
buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển, buôn bán, sử
dụng gia cầm sống, nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển
trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ
sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp.
Chương II. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt ở thị xã Hương Thủy
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Hương Thủy
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Thị xã Hương Thủy nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền kề với thành phố
Huế, trung tâm thị xã cách thành phố Huế 10km. Lãnh thổ thị xã trãi dài từ
1608’
đến
1630 vĩ Bắc và từ 107 30 đến 107 45 kinh Đông.
Phía Đông giáp huyện Phú Lộc

Phía Tây giáp thành phố Huế và huyện Hương Trà
Phía Bắc giáp huyện Phú Vang
Phía Nam giáp huyện Nam Đông và A Lưới
Vị trí đó đã tạo cho thị xã nhiều thuận lợi do nằm giữa hai trung tâm kinh tế, du
lịch, văn hóa lớn của miền Trung là thành phố Huế và Đà Nẵng. Có thể đánh giá
vị trí địa lý kinh tế của Hương Thủy như một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng
phát triển sản xuất nông nghiệp- nông thôn nói riêng và kinh tế thị xã nói chung.
Thị xã Hương Thủy có bề rộng dọc theo quốc lộ 1A từ thành phố Huế đến huyện
Phú Lộc và trãi dọc theo hướng Bắc-Nam từ huyện A Lưới, Nam Đông xuống
huyện Phú Vang. Địa hình thị xã Hương Thủy thấp dần từ tây sang đông. Có thể
chia thị xã thành hai phần: gò đồi và đồng bằng.
Vùng gò đồi:
Hầu hết phần đất phía tây quốc lộ 1A là vùng gò đồi, bao gồm 3 xã Dương Hòa,
Phú Sơn, Thủy Bằng và một phần của xã Thủy Phù và các phường Thủy Dương,
Thủy Phương, Thủy Châu. Diện tích vùng này chiếm đến 76% diện tích toàn thị
xã. Phần thuộc xã Dương Hòa, đặc biệt là phía tây sông Tà Trạch, có nhiều núi cao
(có nơi cao tới 800m). Từ phía đông sông Tà Trạch đến quốc lộ 1A là vùng đồi
thấp, bán bình nguyên. Địa hình này thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả, cây công
nghiệp và có nhiều thắng cảnh đẹp, tạo thêm điều liện phát triển du lịch nghỉ
dưỡng.
Vùng đồng bằng
Phần đồng bằng của thị xã là một dải đất hẹp từ phía Bắc quốc lộ 1A đến sông Như
Ý, Đại Giang, được bồi tụ bởi phù sa sông Hương và các nhánh của nó. Bao gồm
các xã Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Tân, phường Thủy Lương, một phần của xã
Thủy Phù và các phường Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu. Địa hình thấp
dần về phía Bắc theo hướng chảy của các dòng sông. Độ cao trung bình 2-5m, do
đó thường bị ngập lụt khi mùa mưa lũ. Nhiều nơi nước đọng thành hồ như Thủy
Lương, Thủy Tân.
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
Hương Thủy là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam và Bắc nên chịu ảnh

hưởng của khí hậu hai miền, hàng năm được chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ quanh năm ở mức cao, trung bình hàng năm từ 25 C đến 27 C, nhiệt độ
cao nhất (tháng 7) khoảng 29,6 C có khi lên tới 40 C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng
1 trung bình 19,9 C, có khi xuống 8,8 C.
Bức xạ tương đối cao, điều kiện dồi dào về nhiệt độ và nắng là tiền đề cho sựu phát
triển của nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí bình quân 85-90%, tháng cao nhất (tháng 12) là 90% và tháng
thấp nhất là 72% (tháng 7).
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khá lớn, khoẳng 1000-1100mm/năm. Những
tháng mùa dông lượng bốc hơi nhỏ, mùa hè bay hơi lớn hơn, chiếm 70-75% lượng
bay hơi cả năm.
Chế độ mưa
Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 của năm kế tiếp, chiếm trên 60%lượng
mưa cả năm, thường gây ra lũ lụt. Lượng mưa trung bình đạt 2.844 mm/ năm (thấp
nhất là 1820mm, cao nhất là 4.319 mm). Mưa thường kéo theo mưa lạnh và gió
mùa Đông Bắc. Số ngày mưa trong năm khoảng 200 ngày.
Chế độ gió
Thường có hai hướng gió chính đó là gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa mưa,
gây lạnh kéo dài, giá rét và gió mùa Tây Nam xuất hiện vào mùa khô kèm theo khí
nóng. Ngoài ra, trong năm còn xuất hiện hướng gió phụ là gió Đông Nam mang
theo hơi nước thổi từ biển vào
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế của thị xã đã có bước tăng trưởng khá cao, trong đó khu vực dịch vụ
tăng trưởng khá mạnh; CN - xây dựng luôn được duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao;
khu vực nông nghiệp cũng tăng hơn so với thời kỳ trước. Giá trị tổng sản phẩm

trên địa bàn là 1.393 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 17,57%.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng, nhất là dịch vụ từng bước
đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tăng từ 10,70% năm 2005 lên 17,31%
năm 2011; CN, TTCN và xây dựng năm 2011 đạt 75,82 % (năm 2005 đạt
77,68%); nông nghiệp giảm từ 11,62% năm 2005 xuống còn 6,87% năm 2011.
Sản xuất CN, TTCN và xây dựng được duy trì và có bước phát triển khá cao. Tốc
độ tăng trưởng BQ hàng năm là 19%; đã hình thành được một số cụm tiểu thủ CN
và làng nghề của thị xã như Cụm TTCN và làng nghề Thủy Phương. Đã thu hút
được 50 dự án đăng ký với tổng số vốn gần 4.000 tỉ đồng.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn, phong phú hơn. Tốc độ tăng trưởng BQ
hàng năm là 18,25% /năm (kế hoạch tăng hàng năm là 16-17%) góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là dịch vụ thương mại, bưu chính,
viễn thông, ngân hàng, vận tải…
Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện và bền vững. Giá trị tổng sản
phẩm nông-lâm-ngư nghiệp là 104 tỉ đồng, tổng diện tích gieo trồng cả năm là
6.563,4 ha, trong đó: tổng diện tích lúa 6.468 ha, năng suất BQ là 61 tạ/ha/vụ, tỉ lệ
sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 98%. Tổng sản lượng lương thực có hạt là
39.459 tấn, trong đó: sản lượng lúa đạt 39.364 tấn (tăng 3% so với cùng kỳ).
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên do ảnh hưởng của đợt
rét từ đầu năm, diện tích đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp và người chăn nuôi đại gia
súc có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác nên đã làm cho tổng đàn gia
súc có giảm so với năm trước.
Lâm nghiệp: kinh tế trồng rừng được phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao đã góp
phần nâng cao đời sống nhân dân vùng gò đồi, diện tích rừng trồng đã khai thác là
500 ha, đạt giá trị khoảng 30 tỉ đồng. Đồng thời, đã trồng được 450 ha rừng tập
trung (tăng 5 ha so với năm trước) và 140 nghìn cây phân tán. Công tác bảo vệ
rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng.
Tài chính ngân hàng có sự chuyển biến đáng kể và tiến bộ hơn trong quản lý thu,
chi ngân sách, huy động và giải ngân nguồn vốn. Tổng thu ngân sách luôn đạt và
vượt kế hoạch đề ra. Đã huy động tốt các nguồn thu tại chỗ, đặc biệt là nguồn thu

từ quỹ đất. Trong 5 năm, đã huy động được hơn 100 tỉ đồng từ nguồn thu tiền sử
dụng đất để đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn.
Quản lý chi ngân sách ngày càng đi vào nề nếp, thực hiện tốt các quy định hiện
hành của Luật Ngân sách Nhà nước và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn ngân
sách.
2.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động
Lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản
xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chúng ta đang thực hiện CN hóa, hiện đại
hóa, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì đòi hỏi có đội ngũ
lao động có chất lượng để ứng dụng vào trong quá trình sản xuất nhằm tăng năng
suất, sản lượng. Vì vậy, việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, phát
triển các ngành nghề trong khu vực nông thôn để tạo thêm việc làm cho người dân
là điều rất cần thiết.
Qua bảng 3 ta thấy, năm 2011, toàn thị xã có 22.049 hộ với 97.014 người, trong đó
nam giới chiếm 49,8% với 48.311 người, nữ giới chiếm 50.2% với 47.703 người.
Mật độ dân số BQ 212 người/km
2
, tuy nhiên có sự phân bố không đều.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của thị xã là 1,1% cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số qua
các năm đang có xu hướng giảm xuống nhưng hàng năm vẫn bổ sung 700 người,
đó là chưa kể lượng người di cư từ nơi khác đến. Đây là một lợi thế của thị xã về
tiềm năng lao động. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như việc
làm, nhà ở, tệ nạn xã hội, môi trường.
Về lao động, trên địa bàn toàn thị xã có 46.896 người tham gia vào quá trình lao
động, trong đó lao động trong nông nghiệp là 18.430 người chiếm 39,3% tổng lao
động, lao động phi nông nghiệp là 28.356 người chiếm 60,7%. Điều này cho thấy
thị xã Hương Thủy vẫn là một địa phương khá thuần nông. Tuy nhiên, trong vài
năm trở lại đây thì cơ cấu lao động của thị xã đang có xu hướng chuyển dịch theo
hướng giảm dần tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp từ 58,46% năm 2005
xuống còn 39,3 % năm 2011, đồng thời tăng tỉ lệ lao động trong khu vực phi nông

nghiệp. Đặc biệt là sự tăng mạnh của lao động CN và tiểu thủ CN. Đây là kết quả
của quá trình đô thị hóa ngày càng cao, nhiều khu CN, tiểu thủ CN được hình
thành như khu CN Phú Bài, nhà máy dệt Thủy Dương…đã thu hút được một lực
lượng lao động lớn.
Bảng 2: Tình hình dân số, lao động trên địa bàn thị xã Hương Thủy năm 2011
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu (%)
1. Tổng số hộ Hộ 22.049 -

×