Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

một tình huống về cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo về sản phẩm mì ăn liền ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.83 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Vấn đề về đạo đức là vấn đề được xã hội loài người rất chú trọng nghiên cứu từ xưa
đến nay. Nhưng nhìn chung, các vấn đề đạo đức đó thường bắt nguồn từ những niềm tin về
tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Nó liên quan đến những cam kết về luân lý, trách
nhiệm và công bằng xã hội của con người. Ngày nay, một khái niệm về đạo đức đang được
chú trọng, nó xuất hiện trong khía cạnh luân lý trong hoạt động thương mại. Đó chính là khái
niệm “ Đạo đức kinh doanh”.
Trong việc nghiên cứu về các khía cạnh đạo đức, có lẽ điều khó khăn nhất là xác định
điều gì đúng và điều gì sai. Ranh giới giữa cái đúng và cái sai thật khó xác định. Trong lĩnh
vực kinh doanh, lĩnh vực mà theo nhóm chúng tôi thể hiện rõ nhất trong việc nghiên cứu đạo
đức này chính là việc phán xét tính đạo đức trong hoạt động quảng cáo. Ngày nay, hoạt động
quảng cáo là hoạt động thực sự phổ biến đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì đó là phương pháp hiệu quả nhất
giúp tiếp thị sản phẩm của mình cho người tiêu dùng biết đến, tin cậy và sử dụng. Có thể nói,
đó cũng là một công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vì nhờ quảng
cáo mà doanh nghiệp có thể giới thiệu không những sản phẩm của mình mà còn là hình ảnh
của công ty, những ưu thế của doanh nghiệp mình so với những doanh nghiệp khác và giúp
người tiêu dùng nhớ đến công ty của mình. Đó là những mặt tích cực của một quảng cáo đúng
nghĩa. Nhưng trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã mượn hoạt
động quảng cáo để khuếch đại những ưu điểm mà sản phẩm hay doanh nghiệp mình chưa đạt
được làm nhiễu loạn thông tin, mất lòng tin của khách hàng vào hoạt động quảng cáo. Đây
cũng có thể xem là một vấn nạn về đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo. Vấn nạn
này ngày càng xuất hiện phổ biến và làm cho vấn đề “đạo đức trong quảng cáo” trở nên thực
sự “nóng”.
Trước những vấn đề đặt ra như trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn một tình huống
về cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo về sản phẩm mì ăn liền ở Việt Nam để phân
tích và hiểu rõ hơn về đạo đức kinh doanh trong quảng cáo.
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Quảng cáo và quảng cáo không lành mạnh
1.1 Quảng cáo là gì?
Theo Điều 2 - Luật Quảng cáo


“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích
sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ
tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
Trong đó:
Dịch vụ có mục đích sinh lợi: là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân
cung ứng dịch vụ; dịch vụ không có mục đích sinh lợi: là dịch vụ vì lợi ích của xã hội
không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
Sản phẩm quảng cáo: bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng
hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình
thức tương tự.
1.2 Các quy định về quảng cáo không lành mạnh
 Các quy định về hành vi sau được xem là quảng cáo không lành mạnh:
So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác;
Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội
dung sau đây:
• Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản
xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người
gia công, nơi gia công;
• Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
• Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.
 Các hình thức xử lý khi vi phạm :
Doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị phạt
tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
• Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết

bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn
chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khoẻ;
• Quy mô quảng cáo thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một
hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
• Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện việc quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu
được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
• Buộc cải chính công khai.
2. Đạo đức kinh doanh
2.1 Khái niệm về đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt
động kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là
hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức
không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là
những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo
dục, y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là
những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải
chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
2.2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
2.2.1 Tính trung thực
Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín
trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà
nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt

hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thực trong
giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả,
khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm
bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt
két, "chiếm công vi tư".
2.2.2 Tôn trọng con người
Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính
đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức,
tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với
đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của
khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
2.3 Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động kinh doanh.
Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan
hệ và hành vi kinh doanh, bao gồm:
• Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh
hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia
đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng
quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác
lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo
đức nghề nghiệp của họ.
• Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động cuả họ
đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và
được phục vụ chu đáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích "mua rẻ, bán đắt"
của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh
doanh. Tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế "Thượng đế" để xâm phạm
danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức.
Khẩu hiệu "Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có" chưa hẳn

đúng!!
2.4 Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh
Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động
đến hoạt động kinh doanh: thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng,
khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công,…
3. Mối quan hệ giữa quảng cáo không lành mạnh và đạo đức kinh doanh
Qua việc phân tích về quảng cáo không lành mạnh và đạo đức kinh doanh ở trên,
chúng ta có thể nhận thấy rằng quảng cáo không lành mạnh là hoạt động vi phạm đạo
đức kinh doanh, vì khi doanh nghiệp thực hiện quảng cáo không lành mạnh, doanh
nghiệp đã vi phạm các nguyên tắc, chuẩn mực chung trong kinh doanh. Chúng tôi
đánh giá cụ thể việc vi phạm đạo đức kinh doanh của quảng cáo không lành mạnh ở
các khía cạnh sau:
3.1 Không trung thực
Quảng cáo bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để cố tình gây nhầm lẫn cho
khách hàng; quảng cáo sai sự thật, đưa thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho khách
hàng về giá cả, công dụng, thời hạn sản xuất, thời hạn bảo hành, … là những hành
động không trung thực để kiếm lời bất hợp pháp.
Quảng cáo lừa gạt và quảng cáo không trung thực là những biểu hiện cụ thể của
các vấn đề đạo đức trong quảng cáo. Sự lừa gạt không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận
ra được mà thường được che giấu rất kỹ lưỡng dưới những hình thức, hình ảnh, lời
văn rất hấp dẫn. Sự lừa gạt tiềm ẩn trong cả những lời lẽ, câu chữ mập mờ, không rõ
ràng dẫn đến hiểu sai, ngay cả khi điều đó không phải là chủ ý của người cung cấp
thông tin. Trong những trường hợp như vậy, tính chất lừa gạt nằm ở chỗ đã “tạo niềm
tin sai lầm dẫn đến sự lựa chọn hành vi không hợp lý và gây ra sự thất vọng cho người
tiêu dùng”.
Nhãn mác nói riêng và bao gói nói chung luôn được sử dụng để lôi cuốn sự chú ý
của khách hàng và cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết cho sự lựa chọn của khách
hàng. Việc dán nhãn mác cũng có thể gây ra những vấn đề đạo đức khó nhận biết.
Những thông tin trên nhãn mác đôi khi không giúp ích người tiêu dùng khi lựa chọn
hay sử dụng, hoặc không đánh giá đúng nội dung bên trong của sản phẩm.

Bản khuyến mại đôi khi cũng có thể dẫn đến những vấn đề đạo đức do người tiêu
dùng không dễ nhận ra được thông tin được che đậy dưới những hình thức quảng cáo
như vậy. Đó có thể là những hình thức bán kèm, bán tháo hàng tồn kho, chất lượng
thấp, khêu gợi nhu cầu.
Thông tin không chính xác có thể làm mất đi sự tin cậy của người tiêu dùng đối
với doanh nghiệp. Nói dối là một trong những vấn đề đạo đức chủ yếu trong thông tin.
Nó dẫn đến những tình trạng khó xử về mặt đạo đức trong các hoạt động thông tin với
bên trong và bên ngoài vì đã làm mất đi niềm tin.
Quảng cáo có thể bị coi là vô đạo đức khi chúng được các nhà sản xuất sử dụng
với chủ ý lôi kéo, ràng buộc người mua với những sản phẩm có sẵn. Mục đích của
quảng cáo thường ẩn dưới những hình thức rất tinh vi, khó chống đỡ, có thể làm cho
người tiêu dùng trở nên lệ thuộc vào hàng hóa hoặc sản xuất.
3.2 Không tôn trọng con người
Quảng cáo không trung thực thể hiện sự thiếu tôn trọng khách hàng. Bán hàng chất
lượng không tốt như trong quảng cáo khiến khách hàng cảm thấy bị xem thường, bị lợi
dụng. Quảng cáo đôi khi rất thô thiển, thiếu tế nhị, vô văn hoá, nó không những làm
mất khiếu thẩm mỹ tinh tế mà còn có thể gây ra những phản cảm ở người tiêu dùng
tiềm năng.
Bên cạnh đó, hiện nay, việc quảng cáo và bán hàng trên mạng cũng là một vấn đề
nóng. Quảng cáo và bán hàng trên mạng là một phương pháp kinh doanh mới đang trở
nên rất phổ biến. Với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin, việc tiếp xúc trực
tiếp giữa người mua và người bán không còn cần thiết, thông tin về doanh nghiệp và
sản phẩm được gửi đến khách hàng thường xuyên; ngược lại, người tiêu dùng cũng
cung cấp những thông tin cá nhân cho nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc quảng cáo trên
mạng có thể gây ra những vấn đề đạo đức liên quan đến quảng cáo không trung thực,
lừa gạt, hay gây “ô nhiễm” đối với khách hàng. Thông qua hệ thống máy tính,
marketing trên mạng trở nên dễ dàng, thuận lợi và tỏ ra có hiệu quả hơn do việc nhằm
trực tiếp vào đối tượng mục tiêu. Việc “viếng thăm” thường xuyên, ồ ạt của các hãng
kinh doanh vào địa chỉ của mỗi khách hàng ngoài ý muốn và mong đợi của khách
hàng, đã gây nhiều trở ngại cho khách hàng trong hoạt động chuyên môn, lựa chọn

tiêu dùng và đời sống riêng. Việc sử dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại để truy
cập và khai thác các hộp thư hay thông tin cá nhân không chỉ bị coi là phạm pháp mà
còn vô đạo đức.
Trong một số trường hợp đặc biệt, quảng cáo so sánh thể hiện sự không tôn trọng
lợi ích của đối thủ cạnh tranh. Quảng cáo so sánh gây ra những bất lợi cho thương
nhân hoặc hàng hóa/ dịch vụ của thương nhân được so sánh. Những bất lợi đó là: số
lượng tiêu thụ ít hơn, doanh thu giảm, mất dần khách hàng, Tuy nhiên, quảng cáo so
sánh sẽ trở thành mối hiểm họa thực sự với những hậu quả không thể khắc phục cho
các thương nhân có hàng hoá, dịch vụ được so sánh nếu thương nhân đó không tiếp
tục tìm tòi nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã,… của mình. Nói một cách khác,
quảng cáo so sánh chỉ gây ra bất lợi thực sự khi một thương nhân không biết cách
giành lại ưu thế trên thị trường bằng những sản phẩm hoàn hảo về chất lượng, mẫu
mã; ưu đãi về giá thành cho người tiêu dùng. Khi đó, thương nhân đó đã tự đào thải
mình ra khỏi một cuộc chơi với sự cạnh tranh khốc liệt.

II. TÌNH HUỐNG
1. Giới thiệu tình huống quảng cáo không lành mạnh
Tháng 6 năm 2011, Công ty Cổ phần Thực Phẩm Masan đã tung ra quảng cáo
về mì ăn liền “Tiến Vua Bò Cải Chua” tạo sự hiểu nhầm cho người tiêu dùng và làm
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty đối thủ.
Sản phẩm được nhắc đến trong đoạn quảng cáo là Mì ăn liền Tiến Vua Bò Cải
Chua 75g, giá bán 4,200đ. Thời gian đầu mới được tung ra thị trường, sản phẩm được
bán với giá khuyến mãi 3,700đ, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của Công ty Cổ
phần Thực phẩm Acecook Việt Nam và Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu.
Bảng 1. Các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của Mì Tiến Vua Bò Cải Chua
Đối thủ cạnh tranh Sản phẩm Đặc điểm Giá bán
Công ty Cổ phần
Thực phẩm Á Châu
Trọng lượng 75g
Hương vị Tôm

chua cay
3,500 ~ 3,800đ
Công ty Cổ phần
Thực phẩm
Acecook Việt Nam
Trọng lượng 75g
Hương vị Tôm
chua cay
4,000 ~ 4,500đ
2. Nội dung đoạn quảng cáo
Đoạn phim quảng cáo được khởi đầu bằng sự bắt chuyện tình cờ của một
chuyên gia với một người tiêu dùng, nội dung câu chuyện nói về sản phẩm mì ăn liền.
Chuyên gia bắt đầu câu chuyện bằng sự hỏi thăm người tiêu dùng về màu sắc của mì
đang sử dụng. Và với sự dẫn dắt của chuyên gia, câu chuyện đã hình thành với nội
dung rằng: vắt mì có màu vàng sậm và nếu nước chế mì bị chuyển sang vàng đục là do
“nhuộm” màu độc hại và sản phẩm mì ăn liền Tiến Vua Bò Cải Chua, vắt mì có màu
vàng nhạt, nước chế mì không chuyển sang đục nên không chứa phẩm màu độc hại,
trên bao bì gói mì Tiến Vua đã ghi rằng “sợi mì không nhuộm phẩm màu tổng hợp hóa
học E102”.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
3.1. Ý nghĩa
Đoạn quảng cáo muốn truyền tải nội dung đến người tiêu dùng rằng: các sản
phẩm mì ăn liền khác sử dụng phẩm màu hóa học độc hại, riêng sản phẩm Mì Tiến
Vua Bò Cải Chua không sử dụng phẩm màu này.
3.2. Các thông tin gây nhầm lẫn của đoạn quảng cáo
3.2.1. Thông tin gây nhầm lẫn 1: Phẩm màu E 102 là chất hóa học độc hại
Theo quy định của Bộ Y Tế Việt Nam, màu E102 (tên hóa học là màu
Tartrazine, một loại màu tổng hợp tạo màu vàng cho sản phẩm) được phép sử dụng
trong thực phẩm nói chung và trong sản phẩm mì ăn liền nói riêng. Phẩm màu E 102
được phép sử dụng trong thực phẩm theo quyết định 3742/2001/QĐ-BYT ban hành

ngày 31/08/2011 có tên “Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực
phẩm”. Trong danh mục này, có tới 26 nhóm thực phẩm được phép sử dụng màu E
102. Các nhóm thực phẩm này khá đa dạng, từ sữa lên men, đồ uống có sữa, các sản
phẩm pho mát đến các sản phẩm mứt, kẹo, bánh nướng, nước chấm, bia, nước giải
khát, snack chế biến từ ngũ cốc…
/>Hình 1. Các sản phẩm sử dụng E102 tại thời điểm tháng 6/2011
Theo Lao động Thủ đô
/>E102/408976.antd
Từ thông tin gây nhầm lẫn từ đoạn quảng cáo của Công ty Cổ phần Thực phẩm
Masan, người tiêu dùng trong nước đưa ra các quan ngại về việc sử dụng phẩm màu
E102 trong các sản phẩm thực phẩm tại Việt Nam. Do đó, Cục vệ sinh an toàn thực
phẩm đã đề nghị Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam cung cấp thông tin rõ ràng về
vấn đề trên. Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia và đã tư vấn trực tiếp với các cơ
quan, tổ chức quốc tế về phụ gia thực phẩm tại Hội nghị Đại đồng Codex thế giới lần
thứ 34 tại Geneva Thụy Sỹ (từ ngày 4 đến ngày 10-7) và nghiên cứu các văn bản của
Ủy ban Codex quốc tế (CAC), tài liệu của EU và tư vấn với Ban Thư ký Ủy ban Hỗn
hợp chuyên gia về phụ gia thực phẩm quốc tế FAO/WHO (JECFA), Chủ tịch Ban Kỹ
thuật Codex quốc tế về phụ gia thực phẩm, ban Kỹ thuật về phụ gia thực phẩm của
Ủy ban Codex Việt Nam đã họp và kết luận: Phẩm màu E102 đã được JECFA cũng
như Hội đồng khoa học thuộc Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) nghiên
cứu đánh giá nhiều lần trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm đều thống
nhất quy định mức ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) là 7,5mg/kg thể
trọng/ngày. E102 vẫn nằm trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm của Codex (cập
nhật 2010) với số hiệu INS102, có quy định đặc tính kỹ thuật, mức ADI=7,5.
Ban Kỹ thuật về phụ gia thực phẩm của Ủy ban Codex Việt Nam cũng khẳng
định E102 được sử dụng trong chế biến thực phẩm, đồng thời kiến nghị tăng cường
quản lý để bảo đảm việc sử dụng phụ gia thực phẩm nói chung và phẩm màu E102
đúng mục đích và liều lượng theo quy định. Như vậy người tiêu dùng có thể yên tâm
sử dụng các loại thực phẩm có E102 đúng hàm lượng. Văn phòng Ủy ban Codex sẽ
tiếp tục cập nhật và phân tích các tài liệu khoa học của thế giới đối với E102 để đưa ra

các khuyến nghị kịp thời và chính xác đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng Việt Nam.
Theo bác sĩ Trần Văn Ký - ủy viên Ban Chấp Hành Hội Khoa học kỹ thuật an
toàn thực phẩm Việt Nam, trong chế biến công nghệ thực phẩm, các nhà sản xuất
thường dùng phẩm màu tự nhiên như màu vàng của nghệ, màu đỏ của hạt điều, hạt
gấc để tăng sức hấp dẫn về mặt thị giác cho sản phẩm. Tuy nhiên, những phẩm màu
từ tự nhiên thường dễ biến đổi trong quá trình xử lý nhiệt, chế biến nên nhiều doanh
nghiệp dùng phẩm màu công nghiệp. Liều lượng phẩm màu công nghiệp được Bộ Y tế
quy định ở một mức rất nhỏ.
Quảng cáo của Masan đã vi phạm điều 8, khoản 9 của luật quảng cáo qui định
về các hành vi bị cấm trong quảng cáo (Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về
khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công
dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn
bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố).
Trên thế giới, cho đến nay, các nước EU, Mỹ, các nước trong ASEAN và các
nước khác vẫn cho phép sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm. Ban Kỹ thuật Codex
quốc tế về phụ gia thực phẩm (CCFA) đang hoàn thiện các Điều khoản quy định mức
tối đa (ML) của E102 cho khoảng 80 loại thực phẩm thuộc các nhóm khác nhau.
Nhiều tiêu chuẩn Codex có nêu rõ mức tối đa trong sản phẩm. Ví dụ, tiêu chuẩn Codex
cho mỳ ăn liền (Codex stan 249-2006 Codex standard for instant noodles) quy định
mức ML cho Tartrazine là 300mg/kg; tiêu chuẩn khu vực CCASIA về tương ớt (Việt
Nam đóng góp biên soạn) của Codex vừa thông qua tại Hội nghị Đại hội đồng Codex
7/2011 quy định mức Tartrazine là 100mg/kg.
Như vậy, phẩm màu E102 không phải là chất độc hại như thông tin đoạn quảng
cáo đã truyền đạt.
3.2.2. Thông tin gây nhầm lẫn 2: Vắt mì màu đậm và nước chế mì bị đục là do
sử dùng màu hóa học E102
Đại diện Công ty Cổ phần Thực phẩm Acecook khẳng định, phẩm màu chỉ là
một yếu tố cấu thành nên màu vàng của vắt mì. Màu của mì đậm lên so với ban đầu

còn do quá trình tẩm ướp gia vị, quá trình, thời gian, nhiệt độ chiên… chứ không phải
do sử dụng phẩm màu. Bên cạnh đó, sản phẩm của Công ty Cổ phần Thực phẩm
Acecook khi đưa ra thị trường đều có giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn hiện
hành, không có hoá chất độc hại. Vì vậy, không thể căn cứ vào việc chế nước sôi vào
vắt mì và xuất hiện màu vàng để đưa ra kết luận có phẩm màu độc hại, mà phải gửi
mẫu đi phân tích hoá lý.
/>Vua-gay-nham-lan/6028.gd
/>Như vậy, khẳng định của Masan trong đoạn phim quảng cáo về vắt mì màu đậm
và nước chế mì bị đục là do sử dùng màu hóa học E102 hoàn toàn sai về mặt kỹ thuật.
3.2.3. Thông tin gây nhầm lẫn 3: Sử dụng từ “nhuộm” trong thực phẩm
Trong đoạn quảng cáo, Masan sử dụng từ “nhuộm” gây ra sự hiểu nhầm cho
người tiêu dùng về màu E102 có tính chất như thuốc nhuộm sử dụng trong ngành công
nghiệp dệt. Điều này đã vi phạm điều 8, khoản 11 của luật quảng cáo qui định về các
hành vi bị cấm trong quảng cáo (Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”,
“tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp
chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Ngày 28/06/2011, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam gửi đơn lên Cục Quản
lý cạnh tranh khiếu nại mẩu quảng cáo của Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan đưa
thông tin gây nhầm lẫn về chất lượng mì ăn liền và yêu cầu ngừng truyền thông. Trong
khi Cục Quản lý Cạnh tranh chưa có câu trả lời chính thức, cuối tháng 6, Cục An toàn
vệ sinh thực phẩm – nơi cấp phép cho quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua, cho biết sẽ
yêu cầu Masan chỉnh sửa một số từ ngữ trong quảng cáo, tránh gây hiểu nhầm cho
người tiêu dùng về chất lượng các sản phẩm cùng ngành hàng.
Từ đó cho thấy Cục An toàn vệ sinh thực phẩm công nhận trong đoạn quảng
cáo mì Tiến Vua bò cải chua của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan có sử dụng từ
ngữ gây nhầm lẫn.
3.3. Vi phạm đạo đức kinh doanh
3.3.1. Gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
khác trong ngành
Hiện nay 80% sản lượng mì ăn liền đang được cung cấp bởi các nhà sản xuất

lớn như Công ty thực phẩm Á Châu, Acecook VN, Vifon, Miliket-Colusa và tất cả
sản phẩm đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo luật định. Vì
vậy, thông điệp quảng áo này đã gây hoang mang, lo sợ quá mức cần thiết cho người
tiêu dùng về sử dụng phẩm màu trong ngành mì ăn liền và ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành mì ăn liền.
/>Vua-gay-nham-lan/6028.gd
Đoạn quảng cáo Mì Tiến Vua Bò Cải Chua với những từ ngữ lập lờ “nhuộm”,
“độc hại”, Masan đã gieo vào suy nghĩ của người tiêu dùng rằng những sản phẩm mì
ăn liền của các đối thủ đều chứa các chất độc hại không an toàn cho sức khỏe, tạo tâm
lý hoang mang, sự mất lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mì ăn liền có
sử dụng màu E102. Từ đó, khách hàng sẽ hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm
mì ăn liền có màu E102, gây khó khăn trong hoạt động của công ty đối thủ. Không chỉ
giới hạn trong sản phẩm mì ăn liền, màu E102 còn được sử dụng trong nhiều ngành
hàng khác như: nước giải khát, bánh kẹo… Do đó, quảng cáo của Masan không chỉ tác
động đến các công ty sản xuất mì ăn liền mà còn tác động đến các công ty khác trong
ngành thực phẩm. Đặc biệt, các công ty sản xuất và kinh doanh màu E102 đã bị giảm
doanh thu đáng kể.
Với mục đích cạnh tranh, Masan đã không ngại trình chiếu một đoạn phim
quảng cáo sai sự thật, lừa gạt người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của các công ty đối thủ và các công ty khác, vi phạm luật cạnh tranh, luật bảo vệ người
tiêu dùng, luật quảng cáo. Đây là một hành vi phi đạo đức, không thể chấp nhận được
đối với một công ty và cẩn phải xử lý nghiêm khắc.
Theo bác sĩ Trần Văn Ký - ủy viên BCH Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực
phẩm VN, cơ quan chức năng cần nghiêm khắc với những mẩu quảng cáo lập lờ hoặc
nửa vời khiến người tiêu dùng ngộ nhận. Chẳng hạn, trong mẩu quảng cáo mì Tiến
Vua sẽ rõ ràng hơn nếu trong câu giải thích của chuyên gia sản phẩm nhuộm cái gì
trong câu “nếu nước chuyển sang vàng đục chứng tỏ sợi mì có nhuộm” bởi vì màu
vàng đục chưa chắc là màu hóa chất, phẩm màu của một số sản phẩm có được từ nước
rau quả như cà chua, cà rốt Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Phong - phó cục
trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, quy định hiện hành, các quảng cáo quá mức và

vi phạm các quy định bị xử phạt 5-10 triệu đồng, chưa đủ sức răn đe.
3.3.2. Lừa gạt người tiêu dùng khi sản phẩm của Masan lại sử dụng E102
tại thời điểm quảng cáo
Cùng thời điểm đoạn phim quảng cáo được trình chiếu, một số sản phẩm mì của
Masan vẫn sử dụng màu E102 như: mì Omachi, mì Tiến Vua cũ. Đây là một hành
động lừa dối khách hàng của Masan, có thể gọi là “treo đầu dê, bán thịt chó”.
Hình 2. Hình ảnh sản phẩm Omachi Thịt bằm sốt cà chua, Omachi Lẩu tôm
chua cay thời điểm tháng 7/2012
/>nghiem-lai-co.htm
/>Vấn đề này, Masan đã vi phạm điều 10, khoản 1 luật bảo về người tiêu dung qui
định về các hành vị bị cấm (Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối
hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu,
cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung
sau đây: a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung
cấp; b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người
tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ)
Với nội dung quảng cáo trên, Masan không chỉ vi phạm luật quảng cáo, luật bảo
vệ người tiêu dùng mà còn vi phạm luật cạnh tranh (Theo luật cạnh tranh, điều 45,
khoản 3: cấm doanh nghiệp thực hiện các quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây
nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: a) Giá, số lượng, chất
lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất
xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; b) Cách thức
sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; c) Các thông tin gian dối hoặc gây
nhầm lẫn khác).
IV. Ý KIẾN BÌNH LUẬN CỦA NHÓM
Từ việc phân tích tình huống trên cho thấy Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan
đã vi phạm đạo đức kinh doanh khi tung ra quảng cáo với những thông tin gây nhẫm
lẫn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác
trong ngành mì ăn liền nói riêng và trong ngành thực phẩm nói chung; lừa dối người

tiêu dùng khi công ty đưa ra thông điệp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, trong khi
vẫn bán các sản phẩm mà mình quảng cáo là có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, Masan
còn vi phạm luật quảng cáo và luật canh tranh khi đưa ra những nhận định lập lờ, gây
ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác.
Đây không phải là lần đầu tiên Masan tung ra quảng cáo có nội dung gây ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác và lừa đối khách
hàng. Trước đây, các rất nhiều đoạn quảng cáo của Masan với thông điệp sai sự thật,
như: “Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức khỏe”, “Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi
chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và
bệnh mạch vành)” nhưng thực chất trong mẫu sản phẩm mỳ Tiến Vua có chứa 0,097%
chất Transfat mà không được ghi lên trên bao bì, điều này chưa đúng với các nội dung
trong Nghị định 89 về ghi nhãn hàng hóa; mì khoai tây Omachi khẳng định rằng ăn mì
khoai tây không lo bị nóng nhưng trong thành phần ghi sau gói mỳ cho thấy khoai tây
chỉ chiếm tỷ lệ 10g/1kg, tương đương 1%
/>nghiem-lai-co.htm
Từ việc phân tích tình huống trên cho thấy không những Masan bị người tiêu
dùng chỉ trích khi công ty đưa ra thông điệp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, trong
khi vẫn bán các sản phẩm mà mình quảng cáo là có hại cho sức khỏe, mà còn không
tin vào thông điệp được mà Masan đưa ra nữa khi chất E102 được Cục vệ sinh an toàn
thực phẩm khẳng định không độc hại cho sức khỏe. Như vậy, hậu quả từ việc quảng
cáo không lành mạnh này lại do chính Masan hứng chịu.
Từ đó cho thấy việc cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh
với mục đích cuối cùng là cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng đến người tiêu
dùng mới là con đường phát triển bền vững của các tất cả doanh nghiệp.
V. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Tại sao quảng cáo không lành mạnh vẫn được công ty Masan, một
công ty lớn trong ngành thực phẩm Việt Nam chọn để tung ra thị
trường?
2. Rất nhiều người biết về tính không chân thật trong quảng cáo của
Masan. Tại sao trên thị trường, người tiêu dùng vẫn không tẩy chay sản

phẩm của Masan?
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.
Thông qua quảng cáo, người tiêu dùng biết, hiểu và nhớ sản phẩm; từ đó, họ đưa ra
quyết định chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp. Quảng cáo lành mạnh là con đường
nhiều doanh nghiệp chọn lựa để chiếm được tình cảm của người tiêu dùng và tăng
trưởng doanh số, thị phần. Tuy nhiên, hiện nay, không ít doanh nghiệp chọn cho mình
cách thức đi ngược lại với đạo đức kinh doanh nói riêng, và đạo lý làm người nói
chung bằng cách đưa ra những thông tin trái sự thật. Clip quảng cáo trình bày trong
tiểu luận này là một bằng chứng cho thấy một doanh nghiệp lớn trong thị trường Mì ăn
liền tại Việt Nam đang chọn lựa cho mình con đường đi thứ hai, con đường mà theo
nhóm chúng tôi là không bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

×