Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động dạy học ở học viện kỹ thuật mật mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.2 KB, 9 trang )

1

Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động dạy học ở
Học viện Kỹ thuật Mật mã

Đặng Thị Xuân Lương

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Bá Lãm
Năm bảo vệ: 2008

Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học, nêu khái niệm, đặc
điểm của dạy học, hoạt động dạy học, quản lý và quản lý hoạt động dạy học. Khảo sát,
đánh giá thực tế công tác quản lý hoạt động dạy học của Học viện Kỹ thuật Mật mã,
thực trạng đội ngũ cán bộ các phòng quản lý, thực trạng các biện pháp quản lý hoạt
động dạy học, quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Từ
đó đề xuất một số biện pháp quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới
phương pháp giảng dạy; quản lý công tác tuyển chọn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng
viên; quản lý hoạt động học tập của sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy
học, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và năng lực đào tạo của nhà
trường

Keywords. Giảng dạy; Học viện Kỹ thuật Mật mã; Quản lý giáo dục

Content.

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, trên thế giới tiềm lực một quốc gia không còn phụ thuộc vào nguồn tài


nguyên thiên nhiên có sẵn nữa, sức mạnh đó giờ đây phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng
và chất lượng nguồn nhân lực mà họ sở hữu. Hơn thế, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế thế giới đang là thời cơ và cũng là thách thức lớn, mở ra cơ hội giao lưu và phát
triển. Các quốc gia kém phát triển có thể tranh thủ thời cơ bằng chiến lược đi tắt đón
đầu để tiếp cận, tiếp nhận công nghệ kỹ thuật tiên tiến và học tập những kinh nghiệm
quản lý, điều hành của quốc gia khác. Các nước phát triển mở rộng thị trường, thị phần
và giảm chi phí sản xuất bằng việc sử dụng công nhân bản địa với giá rẻ, tăng dịch vụ
bán và chuyển giao công nghệ, chuyên gia. Trong bối cảnh đó để trở thành một nước
giàu mạnh, điều quan trọng là đào tạo được, sở hữu được lực lượng lao động có trình
2

độ cao thích ứng nhanh với sự thay đổi Khoa học công nghệ và nền kinh tế toàn cầu
hướng vào thị trường.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang tiếp tục tiến hành thắng lợi công
cuộc đổi mới, nhanh chóng chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển ……tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”. Để góp phần đạt được mục tiêu này, riêng về lĩnh vực
quản lý giáo dục cần tiếp tục xây dựng một mô hình quản lý phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và sự hội nhập với các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới đang là vấn đề thách thức lớn đối với Việt Nam trong
công cuộc phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ. Đứng trước yêu cầu đó, các doanh
nghiệp và các cơ sở sản xuất đang đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, thay thế và
trang bị hiện đại, mở rộng qui mô sản xuất, đã và đang cần một lực lượng lớn kỹ thuật
viên có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức và tay nghề thành thạo.
Chính vì vậy sự nghiệp giáo dục và đào tạo có có vai trò vô cùng quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, bởi chỉ có giáo dục và đào tạo mới tạo ra lớp

người có đủ tri thức, nắm bắt được kỹ năng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, áp
dụng vàp thực tiễn nhằm rút nhanh khoảng cách với các nước phát triển trong khu vực
và trên toàn thế giới. Tuy vậy, chất lượng đào tạo, phương thức đào tạo và đầu tư của
các cơ sở đào tạo còn thấp, cơ cấu và ngành nghề đào tạo thiếu cân đối, mang tính
truyền thống, phương thức quản lý kém hiệu quả, chưa định hướng được thị trường lao
động và kịp cập nhật với yêu cầu của xã hội.
Như vậy, ở đâu có hoạt động, ở đó tất yếu cần đến sự quản lý. Quản lý là một
trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội nói chung và một tổ chức
nói riêng. Do vậy, cũng như các hoạt động khác, quản lý nhà nước về giáo dục và quản
lý hoạt động dạy học ở một cơ sở đào tạo là điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục
đạt đến mục tiêu đã được hoạch định. Chất lượng hoạt động dạy học là một thành tố
quan trọng cấu thành chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Để khắc phục về chất lượng
3

và hiệu quả quy mô đào tạo nêu trên cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc về các
biện pháp quản lý của các cơ sở đào tạo nói chung và nhà trường nói riêng nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động dạy học và những ảnh hưởng của nó dến toàn bộ nền kinh
tế xã hội.
Học viện Kỹ thuật Mật mã với hơn 30 năm tồn tại và phát triển, đã đào tạo hàng
nghìn kỹ sư Mật mã cho các cơ quan, đơn vị, tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít khó
khăn cần phải được giải quyết. Trong đó, phải kể đến khâu quản lý hoạt động dạy học,
vì đây là một trong những khâu then chốt quyết định đến chất lượng, thương hiệu và vị
thế của trường. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào
nhằm tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mang tính thiết thực và hiệu quả
để nâng cao chất lượng, năng lực đào tạo cho Học viện. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài:
"Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã" làm
đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục, với mong
muốn nâng cao khả năng tiếp cận phương pháp nghiên cứu Khoa học, phân tích thực
tiễn để đánh giá và tìm tòi các biện pháp.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và năng lực đào tạo của nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã.
- Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học.
- Khảo sát, đánh giá thực tế công tác quản lý hoạt động dạy học của Học viện Kỹ thuật
Mật mã.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng chất lượng hoạt động dạy học ở Học
viện Kỹ thuật Mật mã.

4

5. Giới hạn đối tượng và địa bàn khảo sát.
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật
Mật mã.
- Giới hạn về đối tượng, địa bàn khảo sát: Cán bộ quản lý; Phòng đào tạo và một số
Khoa tại Học viện Kỹ thuật Mật mã trong giai đoạn 2001 – 2006.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu khoa học và các văn bản pháp quy, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bảng phiếu hỏi: Xây dựng các phiếu điều tra bằng các loại
câu hỏi đóng, mở thu thập, trưng cầu ý kiến của cán bộ, giảng viên.
Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn các giảng viên, sinh viên và

những người có liên quan đến hoạt động dạy học ở trường.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia có trình độ cao về chuyên
môn, có năng lực quản lý về nội dung nghiên cứu.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Bằng kinh nghiệm của bản thân, thông qua
tài liệu và kinh nghiệm thực tế của Học viện Kỹ thuật Mật mã và một số trường để rút
kinh nghiệm bổ sung cho hướng nghiên cứu của mình.
Phương pháp toán thống kê: Xử lý số liệu điều tra.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học có tính khả thi thì có thể góp
phần nâng cao chất lượng dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến
được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã.


5

Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học, thực trạng
quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Mật mã và đề xuất một số biện pháp quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học tác giả có một số kết luận sau:
1.1. Về mặt lý luận:
Quản lý giáo dục là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Quản
lý hoạt động dạy học chiếm vị trí trung tâm trong quản lý nhà trường. Quản lý giáo dục
bậc đại học nói chung và quản lý hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã nói

riêng là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên và việc thực hiện các
nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và rèn luyện của sinh viên. Với đặc thù là trường đào tạo
cho Ban Cơ yếu của chính phủ như ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin…,hoạt
động dạy học không chỉ hình thành ở sinh viên các kiến thức lý thuyết mà cả các kỹ
năng, kỹ xảo thực hành kỹ thuật nghề nghiệp. Để giúp cho hoạt động dạy học đạt được
kết quả cao thì công tác quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học cũng
không kém phần quan trọng và cần thiết.
1.2.Về mặt thực tiễn:
Công tác quản lý hoạt động dạy học tại Học viện Kỹ thuật Mật mã trong những
năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định và thực sự góp phần đưa hoạt động
nhà trường đi vào nền nếp, kết quả đào tạo được nâng lên.
Tuy nhiên công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói
riêng còn bộc lộ một số bất cập. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý chưa đủ về số
lượng, chưa đạt về chất lượng và chưa được quy hoạch để sử dụng và đào tạo, bồi
dưỡng một cách bài bản.
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên chưa thực sự Khoa học và
hiệu quả. Cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm và năng lực quản lý. Nhiều giảng viên
chưa quan tâm cải tiến phương pháp dạy học, chưa khai thác các phương tiện hỗ trợ
hoạt động dạy học. Tổ chức quản lý hoạt động học của sinh viên cũng bộc lộ một số yếu
kém, như tình trạng sinh viên bỏ học, lười học, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt
khá giỏi chưa cao.
6

Quản lý và khai thác các trang thiết bị phục vụ dạy học còn yếu. Công tác đánh giá
kiểm tra hoạt động dạy học cũng còn nhiều tồn tại. Việc đánh giá kết quả học tập của
sinh viên còn chưa thực sự khách quan.
Qua kết quả điều tra có thể khẳng định rằng biện pháp quản lý hoạt động dạy học
của Phòng đào tạo tuy đã có những chuyển biến tích cực, những cải tiến đáng kể. Song
trong thực tiễn vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý do năng lực còn hạn chế, quản lý
thiếu Khoa học kém hiệu quả dẫn đến chất lượng đào tạo của nhà trường chưa cao. Điều

này cần có các biện pháp quản lý tốt hơn hoạt động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật
mã.
1.3.Các biện pháp.
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt
động dạy học ở Học viện Kỹ thuật Mật mã :
- Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo.
- Quản lý đổi mới phương pháp quản lý dạy học.
- Tổ chức công tác tuyển chọn, quản lý, sử dụng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
chho giảng viên.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học.
- Quản lý hoạt động học của sinh viên.
- Tăng cường biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá xác nhận trình độ và cấp văn
bằng cứng chỉ.
2. Kiến nghị:
Để giúp công tác quản lý ở các trường đai học ngày càng nâng cao chất lượng
quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói riêng, đồng thời phát huy
tác dụng của các biện pháp mà luận văn đã đề xuất góp phần thực hiện mục tiêu phát
triển giáo dục chuyên nghiệp trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010,
tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo:
- Cần cụ thể hoá nội dung quản lý hoạt động dạy học đối với các trường đại học
trong điều lệ trường đại học.
- Căn cứ sự chỉ đạo và định hướng cho các trường đại học làm tốt khâu quy hoạch
cán bộ, coi trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại
7

học không thuộc khối sư phạm (bởi phần lớn giảng viên qua tuyển dụng vào các trường
này chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm), đào tạo nâng cao, đào tạo lại.
- Cần kịp thời ra các văn bản dưới luật, kịp thời hoàn thiện chế độ chính sách đối
với các giảng viên.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo về đổi mới xây dựng chương trình
đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo.
2.2.Đối với Học viện Mật mã.
- Tăng cường năng lực lãnh đạo của bộ máy quản lý từ Ban Giám hiệu đến các
Phòng, Khoa. Kiện toàn các tổ chuyên môn trong các Khoa.
- Cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các lực
lượng giáo dục, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường đối với công tác quản lý
hoạt động dạy học, nhằm tạo ra sự chuyển biến rộng khắp trong toàn trường.
- Thường xuyên rà soát, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, có kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cả về kiến thức Khoa học quản lý giáo dục và thực
tiễn cho cán bộ quản lý.
- Công tác tuyển chọn giảng viên mới cần xây dựng quy chế cụ thể, tuyển đúng
người, đúng việc, từ việc tìm người, đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp
nghiên cứu Khoa học, nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
- Thường xuyên rà soát sửa đổi mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của các
chuyên ngành cho phù hợp với xu thế phát triển chung theo hướng đi tắt, đón đầu những
thành tựu Khoa học công nghệ.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo phương pháp giảng dạy, mời chuyên
gia nói chuyện chuyên đề, mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức
KT-XH, các trường đại học khác trong cả nước.
- Có cơ chế động viên khuyến khích, tạo điều kiện về vật chất và thời gian chho
cán bộ, giảng viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động dạy học trong
trường một cách công bằng, nghiêm túc và khách quan.
- Tăng cường đầu tư và khai thác các trang thiết bị phục vụ dạy học và quản lý dạy
học. Xây dựng thư viện điện tử đảm bảo đủ điều kiện cho các giảng viên và sinh viên
tham gia nghiên cứu, học tập.
8

References.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo – 1999. Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường CBQL,
GD&ĐT, Hà nội.
2. Các Mác, Ph. Ăng ghen toàn tập -1993. Bản tiếng Việt. Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Quốc Chí. Cơ sở lý luận quản lý giáo dục. Đề cương bài giảng.
4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc - 2003. Quản lý đội ngũ. ĐHQG
Hà Nội.
5.Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 - 20002. Ban hành kèm theo quyết định số
201/2001/QĐ-TTg, ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội.
7. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 2005. Luật giáo dục. Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
8. Vũ Cao Đàm - 1998. Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học. Nhà xuất bản chính
trị quốc gia Hà Nội.
9. Trần Khánh Đức - 2004. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo
ISO&TQM. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc - 1996. Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát
triển xã hội-kinh tế. Nxb KHXH
11. Phạm Minh Hạc - 1998. Một số vấn đề về quản lý giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục,
Hà Nội.
12. Đặng Xuân Hải. Vai trò xã hội trong quản lý giáo dục. Đề cương bài giảng.
13. Vũ Ngọc Hải – 2003. Lý luận về quản lý, Giáo trình dùng trong các khoá đào tạo
cao học về Khoa học giáo dục, Hà Nội.
14. Hà Sĩ Hồ -1998 Những bài giản về quản lý trường học, Nxb giáo dục, Hà Nội
15. Phan Văn Kha - 2003 Phương pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục. Bài giảng các
lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.
9


16. Trần Kiểm – 2002. Khoa học quản lý nhà trường giáo dục phổ thông. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà nội.
17. Đặng Bá Lãm - 2003. Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, Chiến
lược phát triển. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
18. Đặng Bá Lãm - 2005. Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn. Nhà
xuất bản Giáo dục Hà Nội
19. Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức – 2002. Phát triển nhân lực, công nghệ ở nước
ta trong thời kì CNH - HĐH. Nhà xuất bản Giáo dục
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nguồn nhân lực. Đề cương bài giảng
21. Lưu Xuân Mới. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Giáo trình cho các lớp Cao
học chuyên ngành Quản lý giáo dục,Học viện Quản lý giáo dục.
22. Hà Thế Ngữ - 2001. Tuyển tập giáo dục học- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
23. Lê Đức Phúc – 1997. Chất lượng và hiệu quả giáo dục, nghiên cứu phát triển giáo
dục, Viện Khoa học Giáo dục, nghiên cứu phát triển giáo dục.
24. Nguyễn Ngọc Quang – 1989. Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục.
Trường CBQL, Hà Nội
25. Phạm Quang Sáng - 2004. Quản lý tài chính trong giáo dục. Viện nghiên cứu và
phát triển giáo dục, Hà Nội.
26. Đỗ hoàng Toàn – 1989. Lý thuyết quản lý. Trường Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
27. Nguyễn Đức Trí – 2002. Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường, Bài giảng
cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Hà Nội.
28. Trần Thị Bích Trà, Nguyễn Đức Trí – 2004. Các mô hình dạy học hiện đại. Giáo trình
dùng đào tạo cao học về Khoa học giáo dục, Hà Nội.
29. Thái Duy Tuyên – 1998. Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
30. Phạm Việt Vượng – 2000. Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
31.Phạm Việt Vượng – 2001. Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học. Nhà xuất bản
Đại học quốc gia, Hà Nội.




×