Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Biện pháp quản lí đội ngũ giảng viên của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thái bình giai đoạn 2011 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.04 KB, 19 trang )

Biện pháp quản lí đội ngũ giảng viên của
trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình
giai đoạn 2011- 2020

Vũ Thị Dung

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lí giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Quân
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giảng viên ở các trường Cao đẳng khối
Kinh tế Kỹ thuật. Thực trạng về đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên của
trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Những biện pháp quản lý đội ngũ giảng
viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011- 2020.

Keywords: Quản lý giáo dục; Giảng viên; Trường Cao đẳng; Thái Bình

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong văn kiện Hội nghị TW2 khóa VIII ghi nhận: “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng
đầu”. Tại đại hội khóa IX quan điểm này tiếp tục được phát triển: “ Phát triển Giáo dục và
Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ”. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực
chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Đội ngũ giảng viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được
sứ mệnh cao cả như Hồ Chủ Tịch đã từng nói:“Không có Thầy thì không có giáo dục” điều
đó chứng tỏ rằng quản lý đội ngũ giảng viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa
quyết định trong chiến lược phát triển giáo dục. Công tác quản lý đội ngũ giảng viên đảm bảo


đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là giải pháp trọng tâm có tính sống còn của Nhà
trường. Công tác quản lý đội ngũ giảng viên của Nhà trường là yếu tố mang tính chiến lược
đáp ứng lộ trình nâng cấp trường lên Đại học và mục tiêu phát triển của Nhà trường đến năm
2020.

2
Trong những năm qua, Nhà trường với chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ Cao đẳng, Trung cấp và các trình độ khác thấp hơn. Nhà trường đào tạo liên thông
với các trường Đại học trong cả nước, phấn đấu trở thành một trường trọng điểm, đào tạo đa
ngành, đa lĩnh vực trong và ngoài Tỉnh. Nhà trường xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn
2011- 2020 với mục tiêu trọng tâm phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng, hợp lý
về cơ cấu, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực đáp ứng nhu cầu
nâng cấp trường thành trường Đại học. Trước yêu cầu đó, tác giả thấy đây là vấn đề quan
trọng và là một trong những yếu tố mang tính chiến lược.
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như trên, tác giả mạnh dạn chọn đề
tài:“ Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái
Bình giai đoạn 2011-2020”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cấp
trường thành trường Đại học và thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của Nhà trường
giai đoạn 2011- 2020.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình trong
mối quan hệ với lộ trình nâng cấp trường thành trường Đại học và các mục tiêu chiến lược
phát triển của Nhà trường đến năm 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Về nội dung
Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Bình
đáp ứng lộ trình nâng cấp trường thành trường Đại học và thực hiện mục tiêu chiến lược của
Nhà trường giai đoạn 2011- 2020.
4.2. Về khách thể khảo sát
- Đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình
- 106/ 123 giảng viên trong toàn trường
- 28/35 cán bộ quản lí các khoa, phòng, trung tâm, bộ môn
4.3. Về thời gian nghiên cứu
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu giới hạn từ năm 2006- 2011
5. Giả thuyết nghiên cứu

3
Nếu đề xuất được những biện pháp tác động đồng bộ vào các thành tố, cấu trúc của
đội ngũ giảng viên, có phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với điều kiện
thực tiễn của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình thì sẽ phát triển được đội ngũ
giảng viên của Nhà trường đáp ứng lộ trình nâng cấp trường thành trường Đại học và thực
hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của Nhà trường giai đoạn 2011- 2020.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp tài liệu hiện có để hình thành lý luận của đề tài
- Thu thập các tài liệu, số liệu, những vấn đề có liên quan đến biện pháp quản lý đội
ngũ giảng viên của Nhà trường đáp ứng lộ trình nâng cấp trường thành trường Đại học và
thực hiên các mục tiêu chiến lược phát triển của Nhà trường giai đoạn 2011- 2020.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phỏng vấn, đối
chiếu, phân tích, so sánh.
- Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục

luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giảng viên ở các trường Cao đẳng khối
Kinh tế Kỹ thuật.
Chương 2: Thực trạng về đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên của trường
Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.
Chương 3: Những biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế
Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011- 2020.

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƢỜNG
CAO ĐẲNG KHỐI KINH TẾ KỸ THUẬT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quản lý đội ngũ giảng viên là một đề tài được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu
với những mục đích và dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể như:
- Đề tài: “ Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu nâng cấp
trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp I thành trường Đại học” của Thạc sĩ Trần
Ngọc Huy, năm 2007 với mục đích là đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV đáp ứng nhu cầu
nâng cấp trường thành trường Đại học;

4
- Đề tài: “ Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Xây
dựng” của Thạc sĩ Lê Văn Dũng, năm 2008 với mục đích là xây dựng ĐNGV đáp ứng nhu
cầu phát triển của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay;
Tuy nhiên, các đề tài trên cũng đã đề cập nhiều biện pháp trong công tác quản lý và
phát triển đội ngũ giảng viên của trường mình. Song, các đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích
và đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cho tổ chức của mình nên phạm vi áp
dụng còn hạn chế. Chưa có đề tài nào nghiên cứu quản lý đội ngũ giảng viên của trường Cao
đẳng Kinh tế Kỹ thuật giai đoạn 2011- 2020. Chính vì vậy tác giả nghiên cứu Đề tài này nhằm
mục đích đề xuất các biện pháp quản lí ĐNGV đáp ứng nhu cầu nâng cấp trường thành trường
Đại học và thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của Nhà trường giai đoạn 2011- 2020.
1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Giảng viên
Theo Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “ Giảng viên là tên
gọi chỉ nhà giáo thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục tại các cơ sở giáo dục cao đẳng,
đại học và sau đại học”. Trang 50 Luật giáo dục (1999), Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giáo dục (10.2004), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
1.2.2. Đội ngũ giảng viên
1.2.2.1. Đội ngũ
Theo từ điển Tiếng Việt: “Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng nghề nghiệp
được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng”.
1.2.2.2. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục tại các
trường Cao đẳng, Đại học được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức) cùng chung một
nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó, tổ chức đó
1.2.2.3. Yêu cầu đối đối với đội ngũ giảng viên
+ Số lượng: Số lượng là biểu thị về mặt chất lượng của đội ngũ giảng viên
+ Chất lượng: Chất lượng đội ngũ giảng viên bao hàm nhiều yếu tố như: Trình độ
đào tạo của từng thành viên trong đội ngũ, thâm niên làm việc trong tổ chức, thâm niên
trong vị trí làm việc, sự hài hòa giữa các yếu tố
+ Cơ cấu: Cơ cấu đội ngũ giảng viên phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, hợp lí.
1.2.3. Quản lí đội ngũ giảng viên
1.2.3.1. Quản lí: Quản lí là một loại hình hoạt động xã hội vô cùng quan trọng của con người
trong cộng đồng, nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt ra.

5
a) Quản lí giáo dục: Theo UNESCO thì quản lí giáo dục là cách thức điều hành hệ thống giáo
dục, nhất là các quy trình, thủ tục, quy chế và cách thức vận hành của hệ thống giáo dục, tất
cả các cấu phần hoạt động của hệ thống.
b) Quản lí nhà trường: Quản lí nhà trường là tổ chức, chỉ đạo và điều hành quá trình giảng
dạy của Thầy và Trò, đồng thời quản lí những điều kiện cơ sở vật chất và công viêc phục vụ
cho dạy và học nhằm đạt được mục tiêu của GD- ĐT.

c) Quản lí nguồn nhân lực: Đối với ngành giáo dục thì quản lí nguồn nhân lực chính là quản lí
đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên của ngành; trong đó cốt lõi là lực lượng giảng viên,
giáo viên.
d) Quản lí đội ngũ giảng viên: Quản lí ĐNGV là quản lí đội ngũ giảng viên của một trường
Cao đẳng, Đại học nhằm đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lí về cơ cấu, được
đào tạo đúng quy định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực trong các hoạt động dạy học và
giáo dục sinh viên.
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đội ngũ giảng viên các trƣờng Cao đẳng
Kinh tế Kỹ thuật
1.3.1. Đặc điểm của đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
Giảng viên Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, đảm
trách nhiều môn chuyên sâu về kiến thức Kinh tế, Kỹ thuật, họ không được đào tạo chuyên
sâu về nghiệp vụ sư phạm nên có những hạn chế nhất định.
1.3.2. Nội dung quản lí giảng viên các trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
1.3.2.1. Kế hoạch hóa việc phát triển đội ngũ
Căn cứ vào ĐNGV hiện có, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường hiện tại và theo hướng
phát triển tương lai là phác họa dự báo kế hoạch nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc: Kế
hoạch tuyển chọn mới, giải quyết ĐNGV hiện có đi đào tạo bồi dưỡng, giải quyết số GV dư
thừa, không đáp ứng được giảng dạy điều chuyển công tác khác.
1.3.2.2. Tuyển chọn giảng viên
Tuyển chọn GV là quá trình lựa chọn từng đối tượng cho từng bộ môn, từng Khoa,
Trung tâm với những tiêu chuẩn chung, phù hợp với yêu cầu của Nhà trường để có được
ĐNGV đáp ứng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng được mục
tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trường.
1.3.2.3. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
- Đào tạo: Là quá trình hình thành kiến thức, thái độ kỹ năng chuyên môn, nghề
nghiệp.

6
- Đào tạo lại: Đào tạo lại là trên cơ sở trình độ đã có được nâng cao, hoàn chỉnh đáp

ứng tiêu chuẩn quy định trong từng giai đoạn phát triển ngành nghề, Nhà trường yêu cầu.
- Bồi dưỡng: Bồi dưỡng là làm nâng cao trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm.
1.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên
Là công việc thường xuyên, giúp họ tự đánh giá được khả năng của mình, từ đó đề ra
những tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu và giúp họ cùng tiến bộ.
1.3.3. Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
Biện pháp QL ĐNGV các trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật là cách thức tiến hành,
giải quyết để làm cho ĐNGV của nhà trường tăng lên về mặt chất lượng, số lượng cũng như
năng lực chuyên môn, tiêu chuẩn người GV phải đạt được.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đội ngũ giảng viên các trƣờng Cao đẳng Kinh tế
Kỹ thuật
1.4.1. Yếu tố khách quan
1.4.1.1. Qui mô đào tạo: Qui mô đào tạo tăng lên đòi hỏi số lượng ĐNGV tăng lên theo và
ngược lại; khi qui mô đào tạo giảm xuống thì tất yếu qui mô GV cũng giảm theo.
1.4.1.2. Tiêu chuẩn giảng viên: Là chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
phải được nâng cao rõ rệt
1.4.1.3. Cơ chế chính sách chung của Nhà nước đối với đội ngũ những người làm công tác
giảng dạy
Đảng, Nhà nước luôn có những chính sách quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo
nói chung và quan tâm đến đời sống, vật chất, tinh thần của ĐNGV.
1.4.2. Những yếu tố chủ quan ảnh hƣởng tới quản lí đội ngũ giảng viên của các trƣờng
Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật.
1.4.2.1. Sự hấp dẫn của cơ sở đào tạo: Điều kiện, môi trường làm việc, sự hấp dẫn của những
ngành học truyền thống, uy tín của cơ sở đào tạo có chất lượng cao sẽ được sự quan tâm của
những GV chất lượng cao.
1.4.2.2. Sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Nhà trường về công tác đào tạo, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho ĐNGV. Nếu lãnh đạo thực sự quan tâm, tạo điều
kiện; đưa ra được những chính sách khuyến khích thỏa đáng, cơ chế phù hợp chắc chắn sẽ tạo
cơ hội cho các GV tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm,

nâng cao chất lượng ĐNGV.
1.4.2.3. Công tác tuyển dụng, tuyển chọn

7
Công tác tuyển dụng, bổ sung đội ngũ cán bộ thay thế đảm bảo đủ số lượng, đảm bảo
tính liên tục, tính kế thừa là một trong những nội dung rất quan trọng ảnh hưởng đến việc
quản lí đội ngũ giảng viên.
1.4.2.4. Công tác bố trí, điều động cán bộ
Công tác bố trí, điều động CB rất quan trọng; Nếu bố trí cán bộ hợp lí, đúng khả năng
chuyên môn, đúng tầm thì mới phát huy được khả năng, năng lực của người đó. Nếu bố trí
không đúng chuyên môn và khả năng của cán bộ, giảng viên đó thì khó có thể phát huy được
năng lực của bản thân họ.
1.4.2.5. Điều kiện môi trường làm việc
Một tổ chức có môi trường làm việc tốt, có văn hóa, tinh thần hợp tác và cộng đồng
cao sẽ phát huy sức mạnh tập thể.
1.4.2.6. Công tác quản lí, thanh tra, đánh giá
Công tác quản lí, giám sát và đánh giá kịp thời sẽ động viên và khuyến khích ĐNGV
trong quá trình công tác.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI
NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI BÌNH
2.1. Những thông tin cơ bản về trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình
2.1.1. Quá trình thành lập
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình có tiền thân là trường Trung học Kinh
tế Thái Bình thành lập năm 1960. Năm 1989 các trường Trung học Kinh tế Thái Bình, Trường
Kinh tế Kỹ thuật Tại chức Thái Bình và Trường dạy nghề Thái Bình sát nhập lại thành trường
Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Năm 2000 Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Kinh tế
Kỹ thuật Thái Bình theo QĐ 4844/QĐ- BGD&ĐT- TCCB ngày 14 tháng 11 năm 2000 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết định
712/2001/QĐ-UB của UBND Tỉnh Thái Bình.
Tháng 5/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chính phủ đưa vào quy hoạch mạng

lưới phát triển thành Trường Đại học Thái Bình vào giai đoạn 2008-2010. Tháng 7 năm 2007,
Trường đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch mạng lưới nâng cấp trường thành Trường Đại
học giai đoạn 2008-2010. Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã có Thông báo kết luận số 235-
TB/TU ngày 02/11/2007, nêu rõ: “ Thống nhất chủ trương thành lập Trường Đại học Thái
Bình trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình”.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh Nhà trường
* Chức năng

8
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng và các trình độ khác thấp hơn theo các
hình thức chính quy và không chính quy, đáp ứng thiết thực nhu cầu đào tạo cán bộ và nhân
lực cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và các Tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng.
* Nhiệm vụ
Tổ chức, đào tạo trình độ Cao đẳng và các trình độ khác thấp hơn, các ngành nghề mà
địa phương, khu vực có nhu cầu cấp thiết như: Kỹ thuật công nghiệp, Quản trị kinh doanh, Kỹ
thuật nông nghiệp, Dịch vụ, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Chế biến nông sản thực phẩm,
* Sứ mệnh của Nhà trƣờng
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng về các ngành Kế toán,
Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng và các trình độ khác thấp hơn phục vụ cho sự phát
triển của Tỉnh và các Tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Liên kết đào tạo với các trường Đại
học trong cả nước để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
2.1.3. Tổ chức bộ máy của Nhà trường
Ban Giám hiệu: 4 người; 7 phòng chức năng; 3 Trung tâm; 6 Khoa
4/ Quy mô đào tạo
- Bậc Cao đẳng: Gồm 6 ngành
- Bậc Trung cấp: Gồm 6 ngành
2.1.4. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường
2.1.4.1. Hoạt động đào tạo
Trong 5 năm gần đây, quy mô đào tạo, chất lượng của Nhà trường không ngừng phát
triển cả về số lượng, chất lượng và các loại hình đào tạo chính quy, không chính quy từ trình

độ đào tạo nghề, THCN, Cao đẳng và liên kết với một số trường đào tạo trình độ Đại học.
* Về quy mô đào tạo: Trong các năm gần đây, tuyển sinh các hệ của Nhà trường đều được
tăng qua từng năm như hệ Cao đẳng, hệ Trung cấp, hệ Liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng
cao hơn năm trước.
Bảng 2.2. Thực trạng quy mô đào tạo 5 năm 2006- 2010
Hệ đào tạo
2006-
2007
2007-
2008
2008-
2009
2009-
2010
2010-
2011
Hệ Cao đẳng
542
609
674
942
965
Hệ Trung cấp
348
562
508
523
447
Hệ bồi dưỡng
76

84
145
152
171
Liên kết ĐH vừa làm vừa học
571
541
588
598
584
Tổng cộng
1537
1796
1915
2215
2167

9
(Nguồn: Phòng Quản lí đào tạo- Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TB
* Về chất lƣợng đào tạo
Trong quá trình đào tạo, Nhà trường rất chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo thực
hành, khả năng thực tế để các em ra trường có được những kỹ năng cần thiết, đáp ứng được
những nhu cầu cơ bản của các doanh nghiệp. Khảo sát thực tế đối với HSSV của Nhà trường
sau khi tốt nghiệp và cho thấy, phần lớn các em được xã hội chấp nhận rất cao, gần 90% các
em đã có việc làm, được các Doanh nghiệp chấp nhận, nhiều em đã trưởng thành nhanh
chóng.
2.1.4.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Song song với hoạt động đào tạo, Nhà trường đã và đang đẩy mạnh hoạt động NCKH.
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình
2.2.1. Thực trạng về số lượng

Tổng số giảng viên của Nhà trường tính đến thời điểm hiện tại là 123 GV trực tiếp
tham gia giảng dạy tại các Khoa, Trung tâm. Trong số đó có 106 GV cơ hữu thuộc các Khoa,
Trung tâm, Tổ bộ môn. Chất lượng ĐNGV cụ thể như sau: Tiến sĩ 30 người, chiếm 24,39%,
Thạc sĩ 58 người, chiếm 47,15%, tổng số Tiến sĩ và Thạc sĩ chiếm 71,54%. Đội ngũ giảng
viên tham gia giảng dạy đều tốt nghiệp ĐH trở lên, 100% giảng viên đã qua các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm, 85% giảng viên là Đảng viên, 51% là giảng viên dạy giỏi cấp trường, trên
15% là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, 7% là giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia. Đội ngũ cán bộ,
giảng viên của Nhà trường được rèn luyện thử thách qua các thời kỳ, có phẩm chất chính trị
vững vàng, tâm huyết với nghề, với công việc.
Bảng 2.10. Bảng thống kê số lượng giảng viên từ 2006- 2011
Năm học
2006-2007
2007-2008
2008-2009
2009-2010
2010-2011
Giảng viên
56
67
76
98
123
Cán bộ CNV
23
32
33
45
57
Tổng số
79

99
109
143
180
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính- Trường CĐKTKT Thái Bình)
2.2.2. Thực trạng về chất lượng
Chất lượng của ĐNGV trong Nhà trường phải dựa vào nhiều tiêu chí như kiến thức
chuyên môn, phẩm chất chính trị và năng lực sư phạm của từng giảng viên trong Nhà trường.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng chất lượng của đội
ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình qua các tiêu chí trên.

10
2.2.2.1. Nghiệp vụ sư phạm: Năng lực nghiệp vụ sư phạm là yếu tố rất quan trọng đối
với giáo viên nói chung, đội ngũ giảng viên của Nhà trường nói riêng. Năng lực sư phạm
trước hết được thể hiện ở năng lực giảng dạy của người giáo viên.
2.2.2.3. Phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống
Phẩm chất chính trị là một trong những tiêu chuẩn quan trọng khi tuyển chọn giảng
viên tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Đội ngũ giảng viên của Nhà trường
luôn ý thức được vị trí, vai trò của mình trong việc đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương
lai của đất nước.
2.2.3. Thực trạng về cơ cấu
2.2.3.1. Cơ cấu về trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên
- Về trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên trong toàn trƣờng
Bảng 2.12. Bảng thống kê trình độ học vấn của ĐNGV theo Khoa, T.T
STT
Tên đơn vị
Tổng số
Trình độ chuyên môn
Tiến sĩ, NCS
Thạc sĩ,

Cao học
Kỹ sƣ, Cử
nhân
SL
%
SL
%
SL
%
1
Khoa Kế toán
40
17
42,50
12
30,00
11
27,50
2
Khoa Quản trị Kinh doanh
24
5
20,83
16
66,66
3
12,50
3
Khoa Đại cương
17

0
0,0
10
58,82
7
41,17
4
Khoa Kỹ thuật
16
4
25,00
6
37,50
6
37,50
5
Khoa Tin học
8
1
12,50
6
75,00
1
12,50
6
Khoa Luật
7
1
14,28
4

57,14
2
28,57
7
Trung tâm Ngoại ngữ
7
0
0,0
2
28,57
5
71,42
Tổng cộng
123
30
24,39
58
47,15
35
28,45
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính- Trường CĐKTKT Thái Bình)
2.2.3.2. Cơ cấu độ tuổi
Bảng 2.15. Bảng thống kê tuổi đời GV theo từng Khoa, Trung tâm
(Tính đến năm học 2010- 2011)
Đơn vị
Tổng
Số

Tuổi
<= 30

Tuổi
31-40
Tuổi
41-50
Tuổi
51-55
Tuổi
55-60
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khoa Kế toán
40
12
30,0
8
20,0
10
25,0
10
25,0
0
0

Khoa Quản trị Kinh doanh
28
8
28,57
10
35,71
3
10,71
3
10,7
0
0

11
Khoa Đại cương
17
6
35,29
5
29,41
3
17,64
1
5,9
2
18,2
Khoa Kỹ thuật
16
8
50,00

4
25,0
1
6,25
3
18,7
0
0
Khoa Tin học
8
3
37,50
4
50,0
1
12,5
0
0
0
0
Khoa Luật
7
1
14,28
2
28,57
2
28,57
2
28,6

0
0
Trung tâm Ngoại ngữ
7
2
28,57
2
28,57
2
28,57
0
0
1
14,3
Tổng số
123
40
32,52
35
28,45
22
17,88
19
15,4
3
2,43
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính- Trường CĐKTKT Thái Bình)
2.2.3.4. Cơ cấu giới tính
Bảng 2.16. Thống kê về cơ cấu giới tính
(Tính đến năm 2010- 2011)

Năm học
2006-2007
2007-2008
2008-2009
2009-2010
2010-2011
Tổng số GV
58
87
93
106
123
Giới tính nữ
33
42
55
70
84
Tỉ lệ (%)
56,89
48,27
59,13
66,03
68,29
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính- Trường CĐKTKTTB)
2.2.4. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên
Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên được dựa trên các tiêu chí về số lượng, chất
lượng và cơ cấu ĐNGV của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.
2.3. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên của trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ
thuật Thái Bình.

2.3.1. Kế hoạch tổng thể công tác quản lí đội ngũ giảng viên
Trên cơ sở hiện trạng lực lượng cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
Thái Bình, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu phát triển của Nhà trường.
Để kế hoạch hóa tổng thể công tác quản lí đội ngũ giảng viên của Nhà trường cần được thực
hiện một cách toàn diện để có những thay đổi căn bản. Tuy nhiên, yếu tố cần quan tâm là số
lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên.
Bảng 2.20. Nhu cầu đội ngũ cán bộ viên chức đến năm 2020

2012
2015
2020
SL
SL
SL
Giảng viên
215
350
410
Quản lý, phục vụ
5
15
30
Tổng số
220
365
440
(Phòng Tổ chức Hành chính trường CĐKTKT Thái Bình)

12
2.3.2. Những định hướng của Nhà trường nhằm quản lí ĐNGV giai đoạn 2011- 2020

Để quản lí ĐNGV, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình cần bảo đảm phù hợp
mục tiêu, nguyên lí giáo dục chung, giáo dục bậc đại hoc và mục tiêu đào tạo của Nhà trường.
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên
2.3.3.1. Những thành tựu
Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình
đã khẳng định được vị trí của mình trong khối các trường cao đẳng trong cả nước. Sự đoàn
kết nội bộ, sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo đến cán bộ viên chức, sự
đồng lòng nhất trí cùng nhau xây dựng tập thể nhà trường thành tổ chức biết học hỏi.
2.3.3.2. Những yếu kém trong công tác quản lí đội ngũ giảng viên
- Số lượng và đặc biệt là chất lượng của đội ngũ giảng viên của Nhà trường chỉ đáp
ứng nhu cầu đào tạo của Nhà trường tại thời điểm hiện tại.
- Vấn đề quản lí hoạt động giảng dạy của Nhà trường còn nặng về thủ tục hành chính,
chủ yếu là quản lí về giờ giấc mà chưa có một cơ chế đánh giá năng lực, trình độ, kỹ năng sư
phạm của ĐNGV một cách hiệu quả, khách quan, trung thực; việc đánh giá trong thời gian
qua chưa mang tính xây dựng.
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƢỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2020
3.1. Định hƣớng để đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trƣờng Cao đẳng
Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình
3.1.1. Định hướng phát triển của Nhà trường
Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 được nhấn mạnh trong Nghị quyết
Trung ương 2 khóa VIII “ Nâng cao chất lượng và đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ
hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn và hiện đại hóa các phương tiện dạy học”[27]
3.1.2. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lí đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng
Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011- 2020
- Đảm bảo đủ về số lượng; số lượng ở đây phải căn cứ vào quy mô đào tạo của Nhà
trường, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, hợp đồng hay mời giảng viên thỉnh giảng;
- Cải thiện về cơ cấu đội ngũ giảng viên; cơ cấu giảng viên theo độ tuổi cần hợp lí
hơn;
3.2. Nguyên tắc đề ra các biện pháp

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

13
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.3. Các biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên của trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
Thái Bình
3.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên theo lộ trình
nâng cấp trường thành trường Đại học và thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm
2020.
* Mục tiêu: Nhằm tạo ra cơ sở điều kiện nhằm bảo đảm cho ĐNGV Nhà trường
phát triển ổn định đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và cả nhiệm vụ mang tính
chiến lược lâu dài.
* Nội dung và phƣơng pháp xây dựng, lập kế hoạch
- Về số lượng: Phải xây dựng được một kế hoạch tổng thể để quản lí đội ngũ giảng
viên của Nhà trường trong từng giai đoạn.
- Về cơ cấu: Kế hoạch quản lí ĐNGV của Nhà trường cần phải bảo đảm sự cân đối,
hợp lí về cơ cấu giữa các khoa, các môn học, các chuyên ngành đào tạo.
* Điều kiện thực hiện: Căn cứ vào các chủ trương định hướng, chỉ đạo của các cơ
quan quản lí, lãnh đạo cấp trên vào mục tiêu nhiệm vụ của Nhà trường trong hiện tại và sự
phát triển trong tương lai.
3.3.2. Biện pháp 2: Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên đầu đàn, kế cận trong việc thực
hiện lộ trình nâng cấp trường thành trường Đại học và thực hiện các mục tiêu chiến lược
đến năm 2020
* Mục tiêu
+ Về số lượng: Đảm bảo cân đối, đầy đủ số lượng ở tất cả các khoa chuyên ngành,
trung tâm, tổ bộ môn tránh tình trạng các khoa vừa thừa lại vừa thiếu.
+ Về cơ cấu: Phải cân đối về độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, chuyên ngành
đào tạo nhằm đảm bảo cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.

* Nội dung xây dựng đội ngũ giảng viên đầu đàn và kế cận
+ Về số lượng: Việc xây dựng ĐNGV đầu đàn phải theo một lộ trình, kế hoạch nhất
định, tránh đưa đào tạo ồ ạt, tập trung vào một thời điểm, vào một khoa, một trung tâm gây
khó khăn cho công tác phân công giảng dạy ở các đơn vị
+ Về chất lượng: Các kế hoạch xây dựng tổ chức nhân sự về ĐNGV đầu đàn, kế
cận phải được lập từ các cơ sở tổ chuyên môn, các khoa, phòng sau đó đề xuất phương án
trình Đảng ủy và Ban giám hiệu Nhà trường thông qua thành văn bản chính thức để làm căn
cứ thực hiện.
* Điều kiện thực hiện

14
Căn cứ vào chủ trương định hướng, mục tiêu nhiệm vụ của Nhà trường trong hiện tại
và sự phát triển của Nhà trường.
3.3.3. Biện pháp 3: Đổi mới công tác đánh giá ĐNGV
* Mục tiêu của biện pháp: Nâng cao tính khách quan, chính xác, hiệu quả trong
công tác đánh giá ĐNGV; giúp GV nhận thức được những mặt mạnh, mặt hạn chế của bản
thân để có kế hoạch tự hoàn thiện.
* Nội dung của biện pháp
Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội, có tầm quan
trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng. Việc đánh giá thường xuyên có tác động tích cực
tới việc nâng cao không ngừng chất lượng của quá trình dạy học. Chất lượng đào tạo là yêu
cầu đối với tập thể cán bộ, GV trong trường nói chung, đối với những người trực tiếp tham
gia giảng dạy nói riêng. Chính vì vậy, những người GV là những người đóng vai trò là người
được đánh giá và là người hỗ trợ cho việc đánh giá.
- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
Các cấp lãnh đạo, quản lý của Nhà trường chưa quán triệt tới công tác đánh giá một
cách đầy đủ
- Kết quả của việc đánh giá chưa đúng mục đích
Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác đánh giá là cổ vũ việc học tập,
bồi dưỡng, phấn đấu của mỗi giảng viên.

* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Thu thập và phân loại bằng chứng
Vấn đề là phải xác định được các bằng chứng phù hợp, tin cậy, trung thực và có giá
trị công bằng đối với GV.
- Nguồn cung cấp bằng chứng
+ Bản thân giảng viên
+ Các đồng nghiệp trong và ngoài Nhà trường
+ Các cấp quản lí
+ Học sinh sinh viên
+ Các tổ chức xã hội mà GV tham gia
- Thông qua hình thức
+ Phỏng vấn
+ Quan sát, kiểm tra
+ Đánh giá bằng các bài tham luận hoặc các bài thu hoạch
* Xây dựng quy trình đánh giá

15
- Thƣờng có hai hình thức đánh giá
+ Đánh giá quá trình
+ Đánh giá tổng hợp
* Quy trình đánh giá
- Xác định hệ mục tiêu
- Cần có sự thống nhất cao của toàn thể cán bộ giảng viên trong khoa, trung tâm của
Nhà trường về hệ mục tiêu này
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá, trình tự ra quyết định trên cơ sở
kết quả đánh giá và công bố công khai trong toàn khoa, toàn trung tâm trong toàn trường.
- Hướng dẫn các đối tượng khác sử dụng các thông tin quản lí. Kết quả đánh giá đúng
mục tiêu là đáp ứng sự mong đợi của người học và của từng GV
- Kế hoạch, biện pháp và nguồn lực giúp GV được đánh giá chưa đạt yêu cầu cần khắc
phục điểm yếu để phấn đấu vươn lên, đồng thời cần có chính sách khuyến khích, khen thưởng

các GV.
3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường điều kiện vật chất và tinh thần cho giảng viên theo chế độ
chính sách đã ban hành.
* Mục tiêu của biện pháp
Là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của
mỗi GV. Động lực ấy được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh
thần.
* Nội dung và cách thức thực hiện
- Ưu tiên xây dựng kế hoạch, đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng GV có
triển vọng thành giảng viên đầu đàn cho mỗi ngành nghề đào tạo của Nhà trường.
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh
thần đối với ĐNGV.
(1) Thực hiện tốt chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành
của Nhà nước
(2) Khuyến khích lợi ích về vật chất và tinh thần, động viên, khích lệ và có những
đánh giá khách quan công bằng để tạo động lực làm việc giữa ĐNGV trong toàn trường, tạo
nội lực tốt nhất, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn thể ĐNGV.
(3) Thực hiện chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng, có chính sách đãi
ngộ thỏa đáng đối với những GV giỏi.
(4) Tăng cường đầu tư kinh phí, các phương tiện, điều kiện làm việc tốt nhất cho
ĐNGV của Nhà trường.

16
3.5. Kháo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã tiến hành lập
phiếu thăm dò ý kiến với 123 giảng viên, 28 cán bộ quản lí có tham gia giảng dạy để đánh giá
chất lượng của ĐNGV của Nhà trường đến năm 2020, kết quả qua khảo sát đã xử lí cho thấy
kết quả qua bảng sau:
3.6. Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí ĐNGV của
Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình.

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả của các nhóm đối tượng
về tính cấp thiết của hệ thống các biện pháp
Đối tượng hỏi: 106 giảng viên, 25 cán bộ quản lí

Các biện pháp
Tính cấp thiết
R
C
K
SL
%
SL
%
SL
%
1. Xây dựng, lập kế hoạch phát triển
đội ngũ giảng viên theo lộ trình nâng
cấp trường thành trường Đại học và
thực hiện các mục tiêu chiến lược đến
năm 2020.

56
42,74
65
49,61
10
7,60
2.Tập trung xây dựng đội ngũ giảng
viên đầu đàn, kế cận trong việc thực
hiện lộ trình nâng cấp trường thành

trường Đại học và thực hiện các mục
tiêu chiến lược đến năm 2020

75
57,25
52
39,69
4
3,05
3. Đổi mới công tác đánh giá ĐNGV
62
47,32
45
34,35
24
18,32
4. Tăng cường điều kiện vật chất và
tinh thần cho giảng viên theo chế độ
chính sách đã ban hành.

35
26,71
75
60,97
20
15,26
Ghi chú: R- Rất cấp thiết; C- cấp thiết; K- khả thi


17

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả của các nhóm đối tượng
về tính khả thi của hệ thống các biện pháp
Các biện pháp
Tính khả thi
R
C
K
SL
%
SL
%
SL
%
1. Xây dựng, lập kế hoạch phát triển đội
ngũ giảng viên theo lộ trình nâng cấp
trường thành trường Đại học và thực hiện
các mục tiêu chiến lược đến năm 2020.

52
39,69
73
55,72
6
4,5
2. Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên
đầu đàn, kế cận trong việc thực hiện lộ
trình nâng cấp trường thành trường Đại
học và thực hiện các mục tiêu chiến lược
đến năm 2020


45
34,35
52
39,69
34
25,95
3. Đổi mới công tác đánh giá ĐNGV
35
26,71
75
57,25
21
16,03
4. Tăng cường điều kiện vật chất và tinh
thần cho giảng viên theo chế độ chính
sách đã ban hành.

60
45,80
71
54,19
0
0
Ghi chú: R- Rất khả thi; C- Khả thi; K- Không khả thi
KẾT LỤÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Trong quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
yêu cầu các ngành kinh tế phải thích ứng một cách linh hoạt và chủ động để cạnh tranh và
phát triển. Điều này đặt ra nhiệm vụ to lớn cho công tác giáo dục- đào tạo để cung cấp nguồn

nhân lực có trình độ cao, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Để đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội, việc xây dựng chiến lược phát triển đến năm
2020 với mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình độ đáp ứng yêu cầu của xã
hội.

18
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thụât Thái Bình là một trong những trường có bề dày
truyền thống về nền nếp, kỷ cương, nhân văn, sáng tạo. Trường đã xây dựng “thƣơng hiệu”,
“chữ tín” trong nhiều năm, được xã hội đánh giá cao về chất lượng đào tạo, là trường dẫn đầu
trong khối các trường Cao đẳng trong Tỉnh. Vì vậy việc xây dựng và quản lí ĐNGV đáp ứng
nhu cầu nâng cấp trường thành trường Đại học và thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm
2020 là yêu cầu cấp thiết, là các biện pháp trọng tâm được ưu tiên tiến hành trong công tác
quản lí nhà trường.
Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lí trên, Luận văn đã đặt vấn đề nghiên cứu: “Biện
pháp quản lí đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đọan
2011- 2020”.
2. Khuyến nghị
Nhà nước cần có những cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát huy vai trò tự chủ, nâng
cao trách nhiệm của Nhà trường trong việc huy động mọi nguồn lực thực hiện nhiệm vụ đào
tạo.
Bộ Giáo dục- Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo chuyên
ngành trong cả nước tạo điều kiện thống nhất kiến thức bộ môn và nâng dần trình độ chuyên
môn.
Ban giám hiệu Nhà trường nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch chi tiết cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nâng cao trình độ và phát triển đội ngũ giảng
viên của Nhà trường trong chiến lược nâng cấp trường thành trường Đại học
Xây dựng cơ chế tuyển dụng rõ ràng, công khai nhằm thực hiện tốt việc nâng ngạch,
đánh giá xếp loại GV theo tiêu chuẩn chức danh, đồng thời có chế độ khen thưởng, đề bạt…
với những GV xuất sắc, xử lí hoặc đào thải những GV không đủ tiêu chuẩn nhằm làm cho
chất lượng ĐNGV tốt hơn.


References
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1992;
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1996;
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001;
4. Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005;
5. Chính phủ nƣớc CHXHCNVN, Đề án phát triển giáo dục đại học;

19
6. Đặng Quốc Bảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục, Nxb Giáo dục, 2008;
7. Đặng Quốc Bảo, Quản lý nhà trường về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển
giáo dục (tổng hợp và biên soạn năm 2008);
8. Đặng Quốc Bảo. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý Nhà trường, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2007;
9. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng Thiết kế và Đánh giá chương trình giáo dục, Hà Nội,
2008;
10. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng Kiểm định chất lượng trong giáo dục, và dạy học, Hà
Nội 2008;
11. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, 2008;
12. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TQM.
Nxb Giáo dục, 2004;
13. Đặng Xuân Hải, Tập bài giảng hệ thống Giáo dục Quốc dân, Khoa Sư Phạm- Đại học
Quốc Gia Hà Hội, Hà Nội, 2008;
14. Đặng Xuân Hải, Tập bài giảng Quản lý sự thay đổi, Khoa Sư Phạm- Đại học Quốc gia
Hà Nội;
15. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Tập bài giảng Lý luận dạy học hiện đại, Hà Nội, 2008
16. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 1999;
17. Phạm Minh Hạc, Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001;
18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về quản lý, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội, 2003;
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tập bài giảng Lý luận quản lý Giáo dục, Khoa Sư phạm, Đại học
Quốc gia Hà Nội;
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tập bài giảng Tâm lý học quản lý, Đại học Quốc Gia Hà Nội,
2003;
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tập bài giảng quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục, Khoa Sư
phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội;
22. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường Quản
lý Giáo dục TW1 Hà Nội, 1989;
23. Mạc Văn Trang- Trần Thị Bạch Mai, Tập bài giảng Quản lý nhân sự trong giáo dục,
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội;
24. Phạm Viết Vƣợng, Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội;

×