Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở trung tâm đào tạo – viện khoa học hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.09 KB, 18 trang )

1

Biện pháp quản lý hoạt động
dạy học tiếng Anh ở Trung tâm đào tạo –
Viện Khoa học hàng không
Management methods of teaching activities at Training Center –
Vietnam Aviation Institute
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 92 tr. +


Phạm Thị Thu Thủy

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học. Khảo sát, đánh giá thực
trạng quản lý công tác dạy học tiếng Anh tại Trung tâm đào tạo - Viện Khoa học hàng
không. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh tại Trung tâm đào
tạo - Viện Khoa học Hàng không: nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của giảng viên
tham gia giảng dạy các lớp; Nâng cao nhận thức của học viên và xây dựng năng lực tự học,
tự đào tạo của học viên; Đổi mới việc xây dựng mục tiêu và chương trình/đề cương môn học
; Đổi mới việc lựa chọn nội dung, tăng cường học liệu cho người học; Quản lý việc đa dạng
hóa các hình thức tổ chức dạy học; Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học; Cải tiến công
tác kiểm tra-đánh giá; Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên; Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tại Trung tâm đào tạo - Viện Khoa học
hàng không.

Keywords: Quản lý giáo dục; Giáo dục đại học; Tiếng Anh


Content.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh luôn được coi là một thứ tiếng quốc tế. Tiếng Anh được coi là điều kiện tiên quyết,
là một công cụ, phương tiện phục vụ hiệu quả trong quá trình hội nhập và phát triển. Vai trò ngoại
ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo này nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành
Hàng không.
Trong ngành hàng không, Trung tâm đào tạo là cơ sở đào tạo duy nhất trong ngành, liên kết
với Trường Đại học ngoại ngữ- Đại học quốc gia Hà Nội cấp bằng Cử nhân ngoại ngữ cho học viên.
Tuy nhiên, hiện nay, việc giảng dạy tiếng Anh ở Trung tâm đào tạo – Viện Khoa học hàng
không còn nhiều bất cập. Thực trạng dạy – học chay còn phổ biến, phương pháp, phương tiện, hình
thức tổ chức dạy – học lạc hậu.
2

Là giáo viên lâu năm giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm Đào tạo – Viện Khoa học hàng
không, tôi nhận thấy việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trung
tâm Đào tạo nhằm tìm ra các biện pháp có hiệu quả và khả thi để khắc phục những hạn chế, khó khăn
trong công tác quản lý hoạt động dạy học, từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh là
rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng
Anh ở Trung tâm đào tạo-Viện Khoa học hàng không” với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy tiếng Anh, từ đó nâng cao chất lượng và uy tín cho Trung tâm đào tạo, Viện Khoa
học hàng không. Đề tài này cũng rất hữu ích cho mỗi giáo viên của trung tâm trong việc thay đổi
nhận thức của mình trong việc dạy học và thay đổi phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với
nhu cầu thực tế hiện nay của xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trung tâm đào tạo –
Viện Khoa học hàng không.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Việc dạy học Tiếng Anh ở Trung tâm đào tạo – Viện Khoa học hàng không.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Trung tâm đào tạo – Viện Khoa học hàng
không.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ các biện pháp quản lý mang
tính hệ thống có khả thi và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại Trung
tâm đào tạo – Viện Khoa học hàng không
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công tác dạy học tiếng Anh tại Trung tâm đào tạo -
Viện Khoa học hàng không.
- Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở Trung tâm đào tạo - Viện
Khoa học hàng không.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở Trung tâm đào
tạo – Viện Khoa học Hàng không trong thời gian 10 năm trở lại đây. Sau đó đề xuất một số biện
pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở đây.

3

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các giáo viên trong trung tâm tự học hỏi tự thay đổi để
nâng cao khả năng chuyên môn và sư phạm của mình, góp phần đảm bảo cho sự thành công và phát
triển của Trung tâm. Đề tài cũng là tư liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà quản lý của Viện Khoa
học hàng không và Tổng công ty Hàng không trong quá trình cải cách và phát triển Viện Khoa học
hàng không nói chung và Trung tâm đào tạo nói riêng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc, nghiên cứu, hệ thống hoá các lý luận trong

các văn bản, tài liệu khoa học có nội dung liên quan đến đề tài.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phiếu hỏi đối với các đối tượng khác
nhau; quan sát các hoạt động dạy và học; tổng kết kinh nghiệm
8.3. Phương pháp chuyên gia: Dùng phiếu hỏi để thu thập các ý kiến của các chuyên gia (các nhà
quản lý, các chuyên viên, các giảng viên lâu năm)
8.4. Phương pháp thống kê toán học: áp dụng xử lý các kết quả điều tra được
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn dự
kiến được trình bày thành 3 chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở Trung tâm đào tạo – Viện
Khoa học hàng không
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở Trung tâm đào tạo – Viện
Khoa học hàng không

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Một số nội dung cơ bản về lý luận quản lý.
1.1. Quản lý,
1.1.1. Khái niệm về Quản lý
Rất nhiều học giả trong và ngoài nước cú cỏc quan niệm khỏc nhau về quản lý. Trong đó,
Harold Koontz cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân, nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một
môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và
sự bất mãn cá nhân ít nhất.”
4

Theo GS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS.Nguyễn Quốc Chí định nghĩa vè quản lý là: "Tác động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý)

- trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích tổ chức". Hiện nay, khái
niệm này đã được định nghĩa một cách rõ hơn: "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng
cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra".
1.1.1.1. Các chức năng quản lý
Có 4 chức năng quản lý cơ bản: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
1.1.1.2. Cỏc biện phỏp Quản lý
- Biện pháp thuyết phục
- Biện pháp hành chính - tổ chức
- Biện pháp kinh tế
- BiÖn ph¸p t©m lý - gi¸o dôc
1.1.2. Quản lý giáo dục:
1.1.2.1. Khái niệm về quản lý giáo dục
Theo GS.Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng thể hiện
được tính chất của nhà trường XHCN Việt nam mà tiêu điểm hội tụ là qúa trình dạy học-giáo dục thế
hệ trẻ; đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất".
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: "Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều
hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của
xã hội".
Tóm lại, quản lý giáo dục có thể được hiểu một cách đơn giản là quá trình vận dụng những
nguyên lý, phương pháp, khái niệm, của khoa học quản lý vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, một
ngành chuyên biệt - ngành giáo dục.
1.1.2.2. Các thành tố trong hệ thống quản lý giáo dục.
Hệ thống quản lý giáo dục bao gồm các thành tố:
- Chủ thể quản lý giáo dục
- Đối tượng quản lý giáo dục/Khách thể quản lý giáo dục.
+ Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực cho giáo dục.
+ Quá trình giáo dục.
+ Con người tham gia hoạt động giáo dục.
- Cơ chế quản lý giáo dục, gồm các cơ chế chính thức và không chính thức

- Mục tiêu của quản lý giáo dục
1.3. Một số nội dung của lý luận dạy học liên quan đến đề tài
1.3.1 Dạy học, hoạt động dạy học
5

1.3.1.1. Dạy học:
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, với một nội dung khoa học, được thực hiện
theo một phương pháp sư phạm đặc biệt, do nhà trường tổ chức, thầy giáo thực hiện nhằm giúp học
sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng hoạt động, nâng cao
trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách.
Dạy học là con đường cơ bản để thực hiện mục đích giáo dục xã hội. Học tập là cơ hội quan
trọng nhất giúp mỗi cá nhân phát triển, tiến bộ và thành đạt.
1.3.1.2. Hoạt động dạy-học
* Khái niệm hoạt động dạy - học
“Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội
đã tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân”.
“Quá trình DH là một hệ toàn vẹn bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động
này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau sinh thành ra nhau. Sự tương tác này giữa dạy và
học mang tính chất cộng tác, trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo”.
Có thể khái quát dạy học gồm hai hoạt động, đó là hoạt động dạy của thày và hoạt động học
của trò. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau.
1.3.2. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động DH là quản lý một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn
tại như là một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cấu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ DH, nội dung
DH, phương pháp DH và phương tiện DH, thày với hoạt động dạy, trò với hoạt động học tập và kiểm
tra - đánh giá kết quả DH để điều chỉnh cho hiệu quả ngày càng tốt hơn.
Quản lý hoạt động DH là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Cụ thể hóa mục tiêu DH
- Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung DH.
- Quản lý hoạt động giảng dạy của GIÁO VIÊN

- Quản lý hoạt động học tập của HS
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động DH.
1.3.3. Đặc điểm của hoạt động dạy- học ngoại ngữ, dạy- học tiếng Anh
1.3.3.1. Bản chất của ngôn ngữ và dạy học ngoại ngữ
Dạy và học ngoại ngữ thực chất là DH cách sử dụng một ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ
làm công cụ giao tiếp. Bản chất của công cụ giao tiếp được thể hiện trong dạy và học ngoại ngữ qua:
mục đích dạy và học ngoại ngữ là hình thành và phát triển một ngôn ngữ mới như một công cụ giao
tiếp, nội dung là dạy và học một công cụ giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, phương pháp dạy và học
là giúp HS chiếm lĩnh một công cụ giao tiếp mới và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là xem xét,
đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp.
6

1.3.3.2. Phương pháp dạy học ngoại ngữ
- Phương pháp DH nghe hiểu:
- Phương pháp DH nói:
- Phương pháp DH đọc:
- Phương pháp DH viết:
1.3.4. Những nội dung quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh
1.3.4.1. Quản lý mục tiêu và nội dung dạy học ngoại ngữ:
Nội dung dạy học luôn theo sát mục tiêu, là công cụ để thực hiện mục tiêu. Nội dung dạy học
môn tiếng Anh ở các trường cao đẳng và đại học bao gồm: tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên
ngành. Nội dung học liệu tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành phải đảm bảo ba nội dung cơ
bản: giáo dục tư tưởng đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hoá và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng
ngoại ngữ.
1.3.4.2. Kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học ngoại ngữ:
* Các mục đích chính của việc đánh giá:
Mục đích của việc đánh giá (lượng giá) là thu thập các phản hồi từ phía người học (student
feedback). Các phản hồi này được sử dụng cho các mục đích cụ thể sau:
- Cải tiến việc học tập.
- Cải tiến việc giảng dạy:

- Bảo vệ xã hội:
* Các thời điểm đánh giá sinh viên
- Đánh giá trước khi học
- Đánh giá trong khi học
- Đánh giá sau khi học
1.3.4.3. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị thiết yếu cho việc dạy học ngoại ngữ:
Quản lý cơ sở vật chất có nghĩa là quản lý:
- Thực trạng trang thiết bị dạy học ngoại ngữ hiện có.
- Xây dựng danh mục thiết bị và xây dựng phòng học ngoại ngữ với các thiết bị đạt tiêu
chuẩn.
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn và tổ chức huấn luyện về sử dụng thiết bị và phòng học tiếng.
- Xây dựng các phần mềm chuyên dụng phục vụ dạy học tiếng.
- Phối hợp, phát huy tác dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học tiếng.
1.3.4.4. Quản lý đội ngũ giảng viên:
a. Quản lý các loại hồ sơ của giảng viên:
b. Quản lý việc thực hiện chương trình:
7

c. Quản lý việc chuẩn bị lên lớp của giảng viên:
d. Quản lý giờ lên lớp của giảng viên:
e. Quản lý công tác bồi dưỡng giảng viên:
1.3.5. Đào tạo cho người lớn (người vừa học vừa làm) và những đặc điểm của nó
Theo Hammond et al. (1992): đặc điểm chung của người lớn tuổi học ngoại ngữ là người học
lớn tuổi thường mang đến lớp học những kinh nghiệm của cuộc sống và một độ chín chắn nhất định
mà trẻ con và thanh niên không có. Họ khác nhau về bối cảnh văn hoá, cuộc sống, tuổi tác, kinh
nghiệm sống và trình độ tiếng Anh. So với trẻ em, khả năng đắc thụ ngoại ngữ ở người lớn chậm và
trì trệ hơn (Clandinin, 1986).
Để giảng dạy hiệu quả, người dạy cùng một lúc phải áp dụng những phương pháp giảng dạy
khác nhau để đáp ứng từng khả năng và trình độ khác nhau của người học. Giảng viên cần khai thác

kinh nghiệm người học để giúp họ chủ động trong học tập, xây dựng môi trường thân thiện, hợp tác;
Giúp người học tự chẩn đoán nhu câu học; Xác định khoảng cách năng lực hiện có và năng lực cần
có; Ứng dụng sư phạm tương tác để tạo mối quan hệ 2 chiều giữa người học; giúp người học tự quản
lý việc học tập và tự đánh giá; Liên hệ những tình huống mới, tài liệu mới với kinh nghiệm của
người học; Khái quát kiến thức mới từ những kinh nghiệm của người học; Dạy học cần lấy việc thực
thi làm trọng tâm.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRUNG TÂM ĐÀO TẠO – VIỆN KHOA HỌC HÀNG KHÔNG

2.1. Một vài nét về Trung tâm đào tạo, Viện Khoa học hàng không.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện Khoa học hàng không
Viện Khoa học hàng không (KHHK) được thành lập ngày 10/01/1990. Trong giai đoạn từ
1990 - 1995 Viện là cơ quan sự nghiệp hành chính trực thuộc Tổng cục Hàng không dân dụng Việt
Nam. Từ năm 1996 đến nay, Viện là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Tổng công ty HKVN, có
tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Từ năm 2007 đến nay,
Viện là đơn vị hoạt động theo cơ chế tài chính như đơn vị phụ thuộc của Tổng công ty.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Viện bao gồm 03 phòng chức năng (Văn phòng - Đối ngoại;
Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Kế hoạch) và 04 Trung tâm (Trung tâm Nghiên cứu - ứng dụng
KHCN; Trung tâm Thông tin-tư vấn KHCN; Trung tâm Dịch vụ KHCN; Trung tâm Đào tạo)



8

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đào tạo, Viện Khoa học hàng không
Trung tâm đào tạo Viện KHHK được thành lập ngày 13/2/1998, có chức năng chính là tổ
chức đào tạo, huấn luyện, bổ túc, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ chuyên ngành
hàng không theo phân công của Viện và TCT.

Trong những năm qua Trung tâm đã tổ chức nhiều hoạt động đào tạo trong và ngoài ngành
Hàng không
Định hướng của Trung tâm là tiếp tục đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ hàng không và tổ chức các
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn.
2.2 Thực trạng về hoạt động dạy học tiếng Anh ở Trung tâm Đào tạo – Viện Khoa học hàng
không
2.2.1. Những đặc thù của Trung tâm đào tạo
Đối tượng học tiếng Anh của Trung tâm đào tạo, Viện KHHKbao gồm học viên hệ vừa học
vừa làm, và cán bộ, công nhân viên của các đơn thuộc ngành Hàng không. Tuổi đời từ 25 đến trên
50. Một yếu tố ảnh hưởng đến việc học của họ, đó là thời gian dành cho việc học tiếng Anh rất hạn
chế vì họ vừa phải đi làm kiếm tiền, vừa lo cho gia đình, đặc biệt khó khăn đối với những học viên
yếu ngoại ngữ. Và khó khăn lớn nhất đối với những người lớn tuổi là sự tiếp thu chậm. Hơn nữa tâm
lý chung của người lớn tuổi học ngoại ngữ là ngại nói vì sợ sai, ngại học theo phương pháp dạy ngoại
ngữ mới, ngại làm việc theo nhóm thực hành nói với nhau.
Việc học ở Trung tâm đào tạo có nét đặc thù riêng. Đó là thời gian học thường là sau giờ hành
chính hay học tập ngày thứ bẩy và chủ nhật. Nếu là hệ tại chức (vừa học vừa làm), chương trình đào
tạo giảm tải 30% so với hệ chính quy cùng ngành

2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy - học tiếng Anh ở Trung tâm Đào tạo – Viện Khoa học hàng
không
Các giáo viên đều có trình độ đại học tuy nhiên một số giáo viên có trình độ chuyên môn và
năng lực sư phạm chưa được tốt. Do các giáo viên đều là nữ, bận bịu với gia đình, con cái nên thời
gian và tâm huyết dành cho việc giảng dạy bị hạn chế. Một số giáo viên còn chưa tích cực áp dụng
phương pháp dạy học mới, đa số dạy chay, sử dụng phương pháp truyền thống, chưa tận dụng các
phương tiện vào dạy học, do đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở Trung tâm.
Học viên của Trung tâm gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Anh. Tuy nhiên, đa số có tinh thần
học tập nghiêm túc, có mục đích rõ ràng, nỗ lực học tập. Nhưng vẫn còn một số học viên, nhất là học
viên hệ vừa học vừa làm chưa thật tích cực, do đó kết quả thu được không cao.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Trung tâm Đào tạo – Viện Khoa học

hàng không
9

2.3.1. Quản lý việc giảng dạy tiếng Anh của giáo viên
Vì Trung tâm đào tạo nằm trong Viện Khoa học hàng không, một cơ quan nghiên cứu thuộc
Tổng công ty Hàng không VN nên có đặc thù riêng. Các giáo viên mang chức danh là chuyên viên,
chứ không phải là giáo viên. Họ được quản lý như các chuyên viên khác, chỉ khác là công việc hàng
ngày của họ là giảng dạy, soạn giáo trình. Việc quản lý hoạt động chuyên môn của các giáo viên
trong trung tâm chỉ có tính chất khuyến khích, không mang tính bắt buộc. Các giáo viên không bị bắt
buộc phải soạn bài, giáo án nên họ chỉ dạy theo thói quen, theo ý thích của riêng mình, không có kế
hoạch bài giảng, không có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi lên lớp. Đây là vấn đề quan trọng nhất cần
phải chấn chỉnh, thay đổi ở Trung tâm đào tạo vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học ở đây.

2.3.2. Quản lý việc học tập của học viên
Việc kiểm tra đánh giá học viên theo kế hoạch và mục đích khoá học được Trung tâm thực
hiện tốt. Tuy nhiên quản lý việc thực hiện nề nếp học tập của học viên. ý thức thái độ học tập, sự
chuẩn bị bài ở nhà, xây dựng bài cùng giảng viên, tích cực tham gia vào mọi hoạt động trên lớp chưa
được chú ý đúng mức.

2.4. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong quản lý dạy và học môn tiếng Anh ở Trung tâm
Đào tạo
- Việc quản lý giáo viên về mặt chuyên môn còn nhiều yếu kém.
- Chưa đề ra mục tiêu và kế hoạch cụ thể để thực hiện nhằm nâng cao chất lượng môn học.
- Chưa tổ chức trao đổi, lựa chọn phương pháp giảng dạy và quản lý dạy học tiếng Anh giữa
các giảng viên.
- Các giáo viên còn hạn chế về năng lực sư phạm và chuyên môn
- Đội ngũ giáo viên của Trung tâm chưa được trang bị nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy
bằng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Chưa cải tiến được hình thức kiểm tra đánh giá.
- Học viên chưa có phương pháp tự học đúng đối với môn tiếng Anh


Nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh ở Trung tâm Đào tạo cho thấy việc
quản lý dạy học môn tiếng Anh còn chưa có hệ thống, chưa theo một quy trình thống nhất. Chính vì
vậy mà việc dạy học môn tiếng Anh vẫn còn những hạn chế như trên.
Đối chiếu mục tiêu đề ra khi kết thúc môn học, thông qua các hoạt động quản lý dạy học
tiếng Anh, bộ môn ngoại ngữ đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng để tăng cường số lượng
học viên sử dụng kiến thức tiếng Anh đã được học và sử dụng nó trong quá trình công tác, bộ môn
10

cn cú nhng bin phỏp phỏt trin chng trỡnh v qun lý hu hiu hn trong quỏ trỡnh dy hc trờn
c s phỏt huy ti a nhng u im v gim thiu nhng nhc im.

Ch-ơng 3
Biện pháp quản lý dạy học tiếng anh ở Trung tâm đào tạo,
viện khoa học hàng không

3.1. Nguyờn tc chn la bin phỏp
3.1.1. Nguyờn tc tớnh hiu qu:
Cc bin php nu ra nhm vo mc tiu cui cng l nừng cao cht lng v hiu qu cụng
tỏc o to ca Trung từm, tng cng cng tc qun lý hot ng D-H mn ting Anh. Nhng bin
php nu ra nhm tng bc i mi cht lng v hiu qu ca hot ng D-H mn ting Anh
trong Trung từm hin nay. Cỏc bin phỏp xut cng khụng th duy ý chớ, phi cn c vo kh
nng thc hin trong iu kin mụi trng c th.
3.1.2. Nguyờn tc tụn trng tớnh c thự ca quỏ trỡnh t chc o to:
Cú nhng bin phỏp vi h o to chớnh quy trong trng i hc hay vi la tui thanh niờn thỡ
n gin nhng khi ỏp dng cho viờc o to ngi ln tui, khụng phi h chớnh quy thỡ phi ch rừ iu
kin thc hin mi kh thi.Cú bin phỏp coi trng yu t liờn kt trong vic qun lớ quỏ trỡnh dy hc c
s liờn kt. Túm li nguyờn tc phự hp thớch ng m chỳng ta thng c nghe trong lớ lun qun lớ thỡ
i vi trng hp ny c nhn mnh di khớa cnh tụn trng tớnh c thự ca vic o to ngi
ln tui v phng thc qun lớ mm do, a dng ca loi hỡnh o to ny.


3.2. Cỏc bin phỏp
3.2.1. Bin phỏp 1: Nõng cao tớnh t ch, t chu trỏch nhim ca ging viờn tham gia ging dy
cỏc lp.
Trung tõm cn khuyn khớch, ng viờn giỏo viờn ch ng hc thờm, tỡm kim cỏc giỏo trỡnh
mi, giao quyn cho giỏo viờn ging dy chun b cõu hi kim tra, ỏnh giỏ ht mụn ca hc viờn,
thng xuyờn quỏn trit cho tng ging viờn v quy ch o to mt khỏc yờu cu cỏc giỏo viờn t
giỏc thc hin v cụng khai ch ti thng pht cụng minh.
Giỏo viờn ging dy phi tuõn th cỏc quy ch o to v t chu trỏch nhim v kt qu hc
tp ca cỏc hc viờn. Trong vic ny mt mt Trung tõm o to phi thng xuyờn quỏn trit cho
tng ging viờn v quy ch o to mt khỏc yờu cu cỏc giỏo viờn t giỏc thc hin v cụng khai
ch ti thng pht cụng minh.


11

3.2.2. Nâng cao nhận thức của học viên và xây dựng năng lực tự học, tự đào tạo của học viên
Chất lượng dạy học sẽ đạt được hiệu quả cao khi giảng dạy kết hợp với tự học của học viên
và từ đó tạo ra năng lực sáng tạo của người học, kết hợp quá trình đào tạo với quá trình tự học, tự đào
tạo là con đường ngắn nhất, tốt nhất để tạo ra nội lực cần thiết cho sự phát triển của học viên. Muốn
phát huy năng lực tự học, tự đào tạo, tự rèn luyện của học viên, trưởng trung tâm và giáo viên trưởng
ở Trung tâm đào tạo phải luôn khuyến khích các giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
trong học tập của học viên, khơi dậy tư duy chiếm lĩnh tri thức, thực học cốt lõi là tự học, tự nghiên
cứu cách tư duy và cách giải quyết vấn đề, năng lực phát hiện giải quyết vấn đề nổi trội hơn người.
Để việc tự học của học viên có hiệu quả, Trung tâm nên:
+ Thường xuyên phát động phong trào thi đua "dạy tốt-học tốt" tạo môi trường tự học sôi nổi.
+ Phương pháp dạy và tổ chức thi, kiểm tra sao cho học viên phải luôn tự nghiên cứu, học
tập có như vậy mới đạt điểm cao.
+ Tổ chức toạ đàm về phương pháp học ngoại ngữ.
+ Sắp xếp giãn đều lịch học môn tiếng Anh, không quá dày hoặc không quá cách xa để giúp

học viên có thời gian ghi nhớ và luyện tập.
+ Giáo trình phải được biên soạn phù hợp với người lớn tuổi nhằm tạo hứng thú học tập cho
học viên.

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới việc xây dựng mục tiêu và chương trình/đề cương môn học.
Mục tiêu bài học phải cụ thể và tường minh, mục tiêu bài học phân định theo các bậc nhận
thức, bậc kỹ năng và chú trọng vào bậc cao hơn. Giáo viên phải thể hiện đầy đủ mục tiêu của từng
bài học trong hồ sơ môn học của mình.Trong từng bài soạn giảng, mục tiêu phân theo từng cấp bậc
tương ứng với các phương pháp giảng dạy được lựa chọn. Các giáo viên phải dựa vào mục tiêu bài
học đã xác định để lập kế hoạch bài học và đo lường kết quả học tập của của sinh viên hàng kỳ Trong
quá trình thực hiện kế hoạch dạy học cơ sở đào tạo hoặc cơ sở liên kết sẽ tăng cường quản lý việc
thực hiện kế hoạch dạy học thông qua việc thực hiện đúng lịch trình và nội dung đã được cụ thể hoá
trong đề cương môn học.

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới việc lựa chọn nội dung, tăng cường học liệu cho người học
Dạy tiếng Anh, nếu chỉ dựa vào sách giáo khoa thôI thì chưa đủ. Hiện nay internet đã phổ
biến ở khắp nơi và nguồn tài liệu để học ngoại ngữ trên mạng phong phú chưa từng có. Nếu các giáo
viên biết cách tận dụng nguồn tài liệu này và phối hợp lựa chọn chúng để giảng dạy thì sẽ tạo ra
những giờ giảng hay, thu hút học viên, tạo hứng thú cho người học cùng tham gia. Với mục tiêu là
làm sao cho các học viên của Trung tâm sau khóa học phảI có khả năng về tiếng Anh đạt chuẩn theo
từng trình độ học, thì việc tìm kiếm, lựa chọn các tài liệu học cho học viên là không thể thiếu.
12

Ngoài dạy các giáo trình tiếng Anh do nước ngoài biên soạn, các giáo viên nên tận dụng
nguồn tài liệu phong phú trên mạng và phối hợp lựa chọn chúng để giảng dạy để tạo ra những giờ
giảng hay, thu hút học viên, tạo hứng thú cho người học cùng tham gia. Ngoài ra cần cho học sinh
làm quen với tiếng Anh thực sự ngoài đời (Real English). Trong giờ luyện nghe, ngoài những băng,
đĩa học kèm theo sách, cần cho học sinh nghe những đoạn băng, hay video thu trong các bộ phim hay
trên internet để học sinh thấy được cách sử dụng ngôn ngữ thực ngoài đời như thế nào.


3.2.5 Biện pháp 5: Quản lý việc đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học
Để làm tốt việc đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, giáo viên phải phân bố được thời
gian lên lớp của mình cho hợp lý; đa dạng hoá phương thức tổ chức dạy học; trang bị đủ cả 4 kỹ
năng : nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; giáo viên phải làm chủ được các hình thức tổ chức dạy học
khác nhau, nắm rõ được các ưu điểm, nhược điểm của mỗi hình thức, điều kiện thực hiện để vận
dụng có hiệu quả nhất trong từng giờ lên lớp; tạo hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tập. Có
thể vận dụng các hình thức dạy học đa dạng nhưng kiên định với mục tiêu dạy học đã đề ra vì mục
tiêu là cái định hướng cho hoạt động, hình thức tổ chức dạy học là phương tiện đạt được mục tiêu.

3.2.6. Biện pháp 6: Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới cách soạn giảng, đổi mới cách tổ chức hoạt động dạy học để thực hiện được mục
đích tăng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh nội dung dạy học và tự thực hiện được mục tiêu dạy.
*Kỹ năng nghe
Đa dạng hình thức bài nghe. Hình thức càng phong phú càng dễ lôi cuốn học sinh. Phương
pháp dạy học kỹ năng nghe phải gần gũi với người học, xoay quanh các chủ đề người nghe cần đạt
tới, đảm bảo người nghe lúc nào cũng ở trong “tầm với gần”. Tránh tình trạng bài nghe quá nhiều từ
mới, vấn đề xa lạ với người học hoặc không kích thích được sự quan tâm của người học. Có cách
thức dạy nghe khác nhau với từng đối tượng và trình độ của học viên. Chú ý rèn phát âm cho học
viên nhằm nâng cao khả năng nghe cho họ.
*Kỹ năng nói
Tạo cơ hội “nói” cho học viên thông qua các hoạt động trong và ngoài lớp học. Các chủ đề
luyện nói cho học viên phải xoay quanh những chủ đề nhằm đạt được mục tiêu đề ra, không xa lạ,
không quá khó đối với học viên. Với mô hình đào tạo ở Trung tâm, chia nhóm theo độ tuổi để phù
hợp với nhận thức, tư duy của người học, các nhóm nên thảo luận các chủ đề lệch nhau sau đó chia
sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình với các nhóm còn lại.
*Kỹ năng đọc
13

Cho học viên nghiên cứu trước tài liệu đọc ở nhà. Chủ đề các bài đọc bổ trợ nên theo sát các
chủ đề bài học trên lớp để các học viên tận dụng vốn từ vừa học của mình. Đa dạng hoá hình thức

luyện đọc để tránh nhàm chán.
*Kỹ năng viết
Ngoài cách dạy viết tiếng Anh thông thường, giảng viên có thể giới thiệu những địa chỉ trên
mạng internet dạy viết hiệu quả cho học viên để họ tham khảo. Sau đó giáo viên đọc và sửa.
Tuy nhiên, trong một giờ học tiếng Anh trên lớp, các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết đan xen lẫn
nhau. Cố gắng tạo cho các học viên cùng một lúc rèn nhiều kỹ năng. Để việc dạy học trên lớp đạt hiệu
quả tối ưu, cần phải đảm bảo: Học viên là tâm điểm của quá trình dạy học. Giáo viên và học viên luôn
ý thức biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

3.2.7. Biện pháp 7: Cải tiến công tác kiểm tra - đánh giá
Nội dung của biện pháp phải bao gồm cả đánh giá giờ lên lớp của giảng viên, kiểm tra, đánh giá
học viên vì cải tiến việc kiểm tra đánh giá quá trình dạy học liên quan đến đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên.
Kết quả đánh giá giờ lên lớp của giáo viên phải dựa vào tối thiểu từ 2 nguồn thông tin: Sự
đánh giá của đồng nghiệp và sự đánh giá của người học
Việc kiểm tra đánh giá học viên về tinh thần, thái độ học tập của học viên cũng như về kết
quả học tập của họ phải dựa trên các căn cứ sau:
Việc đánh giá học viên phải đo lường được mức đạt mục tiêu học tập của từng học viên. Việc
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên có thể dưới hình thức trắc nhiệm khách quan hoặc
viết tự luận, hay hình thức trắc nhiệm khách quan. Cần thử nghiệm bộ câu hỏi đánh giá học viên
nhằm tránh các sai sót và nâng cao chất lượng bộ câu hỏi.

3.2.8. Biện pháp 8: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên
Trung tâm cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên bằng cách
lập kế hoạch tổ chức các lớp bồi dư và lần lượt cử các giáo viên đi học các lớp nâng cao trình độ
chuyên môn, mời các chuyên gia (trong nước và nước ngoài) nói chuyện chuyên đề để giáo viên có
điều kiện cập nhật kiến thức, mở mang thông tin, tổ chức định kỳ sinh hoạt chuyên môn theo từng chủ
đề để các giáo viên có điều kiện trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau, giao đề tài nghiên cứu khoa học cho
cá nhân hoặc một nhóm các giáo viên hàng năm. Ngoài ra việc quản lý tốt chương trình chi tiết môn
học của các giáo viên sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ

giáo viên.


14

3.2.9. Biện pháp 9: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Ưu điểm của việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học ngoại ngữ là nâng cao hiệu suất
giảng dạy và học tập, nội dung bài giảng và kiến thức truyền đạt chính xác hơn. Để thực hiện tốt việc
này, cần chỉ đạo tận dụng và phát huy các ưu điểm của việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học
ngoại ngữ. Phải có sự đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nguồn nhân lực, bồi
dưỡng khả năng sử dụng CNTT cho giáo viên.
Để đáp ứng yêu cầu này, Trung tâm cần tiến hành tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng thiết bị
hiện đại trong giảng dạy; có các hình thức khuyến khích xứng đáng đối với những giáo viên ứng
dụng CNTT trong dạy học; tăng cường công tác quản lý giáo án, đánh giá bài giảng của giáo viên theo
hướng có ứng dụng CNTT trong dạy học.

3.3. 3.3. Thăm dũ mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp:
Việc khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi nhằm bổ sung điều chính, giúp hoàn chỉnh hơn
các biện pháp và tiến đến khẳng định tính thực thi của các biện pháp
Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế
của Trung tâm Đào tạo, Viện Khoa học hàng không.

3.3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp:
STT
Tên biện pháp
Tính cần thiết
Rất cần
thiết
Cần thiết
Không

cần thiết
1.
Biện pháp 1: Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
giáo viên tham gia giảng dạy tiếng Anh
80%
20%
0%
2.
Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của học viên và xây
dựng năng lực tự học, tự đào tạo của học viên
60%
40%
0%
3.
Biện pháp 3: Đổi mới việc xây dựng mục tiêu môn học
75%
20%
5%
4.
Biện pháp 4: Đổi mới việc lựa chọn nội dung, tăng
cường học liệu cho người học
65%
25%
10%
5.
Biện pháp 5: Quản lý việc đa dạng hoá các hình thức tổ
chức dạy học
65%
20%
15%

6.
Biện pháp 6: Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học
85%
15%
0%
7.
Biện pháp 7: Cải tiến công tác kiểm tra - đánh giá
70%
15%
5%
15

8.
Biện pháp 8:
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên
85%
15%
0%
9.
Biện pháp 9:
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy
90%
10%
0%

3.3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp:
STT
Tên biện pháp
Tính khả thi

Rất khả thi
Khả thi
Không
khả thi
1.
Biện pháp 1: Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
giáo viên tham gia giảng dạy các lớp tiếng Anh
80%
20%
0%
2.
Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của học và xây dựng
năng lực tự học, tự đào tạo của học viên
50%
50%
0%
3.
Biện pháp 3: Đổi mới việc xây dựng mục tiêu môn học
70%
30%
0%
4.
Biện pháp 4: Đổi mới việc lựa chọn nội dung, tăng
cường học liệu cho người học
75%
25%
0%
5.
Biện pháp 5: Quản lý việc đa dạng hoá các hình thức tổ
chức dạy học

60%
25%
15%
6.
Biện pháp 6: Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học
85%
15%
0%
7.
Biện pháp 7: Cải tiến công tác kiểm tra - đánh giá
75%
25%
0%
8.
Biện pháp 8: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cho giảng viên
80%
15%
5%
9.
Biện pháp 9: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy
60%
30%
10%

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tiếng Anh ngày càng trở nên thông dụng và phổ biến trong các hoạt động đối ngoại, thương
mại và đặc biệt trong ngành Hàng không. Trong bối cảnh chung đó, việc Trung tâm Đào tạo – Viện

Khoa học Hàng không đổi mới hoạt động dạy học là điều cần thiết và nên làm.
16

Với nhận thức đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm đề
ra được những biện pháp cần thiết và có tính khả thi trong quá trình đổi mới hoạt động dạy học tiếng
Anh của Trung tâm Đào tạo – Viện Khoa học Hàng không.
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường, quản lý quá trình dạy học. Đồng thời luận văn đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận
về hoạt động dạy học ngoại ngữ ở Trung tâm Đào tạo – Viện Khoa học Hàng không. Ngoài ra luận
văn còn khẳng định đổi mới hoạt động dạy học đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng và hiệu
quả của quá trình dạy học.
Luận văn đã cố gắng mô tả đầy đủ về thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh tại Trung tâm
Đào tạo – Viện Khoa học Hàng không. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát, tác giả đã mạnh dạn đề
xuất 9 biện pháp nhằm chỉ đạo triển khai đổi mới hoạt động dạy học Tiếng Anh tại Trung tâm Đào
tạo – Viện Khoa học Hàng không
Những biện pháp mà luận văn đưa ra là sự vận dụng, cụ thể hoá lý luận của khoa học quản lý
vào thực trạng của Trung tâm cùng với sự đúc rút kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia. Kết quả
khảo nghiệm đã minh chứng được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Như vậy giả
thuyết khoa học của luận văn đã được chứng minh. Tác giả hy vọng rằng trong thời gian tới, các biện
pháp nêu ra được các cán bộ quản lý và giáo viên của Trung tâm nghiên cứu sử dụng, góp phần đổi
mới hoạt động dạy học Tiếng Anh tại Trung tâm Đào tạo – Viện Khoa học Hàng không.
Đề tài này bước đầu làm nghiên cứu và mang tính khám phá cho nên chắc chắn còn nhiều
thiếu sót, tác giả mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô, các chuyên gia giáo dục để luận văn
được tiếp tục hoàn chỉnh.

2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Viện Khoa học Hàng không: Chú ý quan tâm thích đáng hơn nữa đối với hoạt động
giảng dạy và đội ngũ giáo viên của Trung tâm để Trung tâm có được một cơ sở vật chất cần thiết,
hiện đại để có thể áp dụng những phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy,
qua đó nâng cao uy tín của Trung tâm nói riêng và Viện KHHK nói chung.

- Có chính sách ưu đói, khuyến khớch phự hợp với giỏo viờn dạy ngoại ngữ
2.2. Đối với Trung tâm đào tạo:
- Cần quan tâm hơn đến chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Tạo điều kiện nhiều hơn cho giáo viên ngoại ngữ giao lưu, trao đổi với bộ môn Ngoại ngữ của
các trường đại học (trong và ngoài nước) về các lĩnh vực liên quan đến nâng cao trình độ ngoại
ngữ, chuyên ngành và phương pháp giảng dạy.
- Cần có những tiêu chí cụ thể về kiểm tra, đánh giá giáo viên ngoại ngữ trong công tác giảng
dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn học.
17

- Tạo mọi điều kiện để việc đổi mới thành công và nhanh chóng đi vào nề nếp
- Trung tâm cần nhanh chóng nghiên cứu và sử dụng các biện pháp trên nhằm nâng cao chất
lượng dạy học tiếng Anh ở Trung tâm, từ đó nâng cao uy tín của Trung tâm nói riêng và Viện
Khoa học Hàng không nói chung.

References.
1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và
giải pháp. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004.
2. Đặng Quốc Bảo. Quản lý giáo dục - Quản lý nhà trường. Bài giảng.
3. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục,
1997.
4. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở lý luận Quản lý Giáo dục. Tập bài giảng.
5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương KHQL.
6. Nguyễn Đức Chính. Chương trình đào tạo và đánh giá chương trình đào tạo. Tập bài giảng
khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng. Tập bài giảng
khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội, 2005.
9. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weirich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nhà

xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 1998.
10. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà Nội, 1998.
11. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Lý luận dạy học hiện đại. Tập bài giảng. Khoa Sư phạm - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Thu Huyền. Biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở Học viện quốc phòng
nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay. (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản
lý giáo dục - Khoá 5 Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội).
13. Đặng Bá Lãm. Quản lý Nhà nước về Giáo dục- Lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Hà Nội, 2005.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý . Giáo trình khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà
Nội.
15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nhân lực trong giáo dục. Giáo trình Khoa Sư phạm - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
16. Mác - Ăng ghen. Toàn tập (tập 4). NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1993.
18

17. Hà Thế Ngữ. Quá trình sư phạm, bản chất, cấu trúc, tính quy luật. NXB trường
CBQLGDTW2. TP HCM, 1987.
18. Nguyễn Ngọc Quang. Bản chất của quá trình dạy - học. Tài liệu dùng để nghiên cứu chuyên
đề "Giáo dục Đại học" theo chương trình cấp Chứng chỉ phục vụ chức danh giáo chức bậc đại
học.
19. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD trường CBQLTW.Hà Nội,
1998.
20. Vũ Văn Tảo. Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp dạy - học đại học trên thế giới và
hướng vận dụng vào nước ta.
21. Phạm Viết Vƣợng, Giỏo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.

×