Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.17 KB, 8 trang )

Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát,
đánh giá Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn

Nguyễn Thanh Xuân

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Chí
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý dự án, đặc trưng
của quản lý dự án ODA. Tìm hiểu thực trạng trong công tác giám sát, đánh giá Dự án
PEDC, là dự án có sử dụng nguồn vốn ODA. Từ thực trạng rút ra những mặt được và
những mặt còn hạn chế do năng lực giám sát, đánh giá tạo ra. Đề xuất các biện pháp nâng
cao năng lực giám sát, đánh giá Dự án có hiệu quả hơn: kế hoạch hoá hoạt động giám sát
và đánh giá dự án; xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá hoàn chỉnh, có sự liên kết
chặt chẽ giữa cấp TW và các cấp địa phương; chuận bị các điều kiện cần thiết, thuận lợi
và các hướng dẫn cụ thể để triển khai công tác gián sát, đánh giá; tăng cường bồi dưỡng
kiến thức, năng lực cho cán bộ tham gia công tác giám sát và đánh giá dự án; tăng cường
phối hợp công tác giám sát và đánh giá dự án với Bộ GD-ĐT và các nhà tài trợ
Keywords: Dự án giáo dục; Giám sát; Giáo dục tiểu học; Quản lý giáo dục

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các quốc gia ngày nay đi vào nền kinh tế tri thức, trước bối cảnh toàn cầu hóa, đều xác
định giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển và dành ưu tiên đặc biệt cho phát triển giáo dục trong
sự phát triển chung của toàn xã hội. UNESCO đã từng khuyến cáo: “Không có một sự tiến bộ
nào, sự thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc


gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết tiến
hành sự nghiệp giáo dục một cách hiệu quả thì số phận quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó
còn tồi tệ hơn cả sự phá sản”. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn dành sự quan tâm sâu sắc tới sự
nghiệp phát triển giáo dục. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên trong Luật
Giáo dục Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [9, tr. 4]. Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ IX nêu rõ: “Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan
trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát
triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững.”
Chính vì thế, khi triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thành các
nhiệm vụ, kế hoạch, Chính phủ có chủ trương ưu tiên đầu tư cho giáo dục, ngoài những khoản
chi ngân sách thường xuyên, còn xây dựng các chương trình mục tiêu cho các tiểu ngành thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân để trong một khoảng thời gian nhất định chúng ta có thể đạt được
những kết quả, những mục tiêu cụ thể. Đó là chương trình xóa mù chữ - phổ cập giáo dục,
chương trình phát triển các trường dân tộc nội trú, chương trình nâng cấp các trường sư phạm
v.v
Từ những năm 1980, bên cạnh các chương trình mà thực chất là các dự án sử dụng nguồn
vốn trong nước, với sự hỗ trợ của UNICEF, UNESCO, chúng ta đã thực hiện nhiều dự án giáo
dục, dưới hình thức ODA với qui mô vừa hoặc nhỏ, như các dự án về dạy lớp ghép cho vùng sâu
vùng xa, dự án phát triển các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, dự án nghiên
cứu tổng thể ngành giáo dục. Từ năm 1990 đến nay, với sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức tài
chính lớn như WB, ADB, các nhà tài trợ song phương lớn như DFID, EU các dự án dành cho
giáo dục ngày càng gia tăng và mang lại những kết quả thiết thực ban đầu đáng khích lệ cho
ngành giáo dục, đặc biệt là cho các đối tượng gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc tiếp cận với
trường học. Dự án PEDC là một ví dụ điển hình về sự đầu tư thiết thực nhằm giúp cho trẻ em
dân tộc thiểu số, các em ở vùng sâu, vùng xa, các em thuộc gia đình nghèo, trẻ em khuyết tật,
đường phố, phải làm việc sớm có cơ hội được đi học và học tập trong điều kiện được cải thiện
về nhiều mặt. Tuy nhiên, để sự đầu tư này có hiệu quả và không bị lãng phí thì vấn đề quản lý
thực hiện các dự án ODA, đặc biệt là các khâu giám sát, đánh giá trong quá trình thực hiện dự án

cần phải được quan tâm hơn nữa.
Mỗi dự án ODA đều nhằm vào một hoặc một số mục tiêu kinh tế – xã hội và các mục tiêu
này được xác định ngay từ giai đoạn xây dựng dự án. Giám sát, đánh giá là những nội dung rất
quan trọng để xem xét liệu dự án có thể đạt được các mục tiêu này một cách hiệu quả hay không
và khuyến nghị những điều kiện cần phải có để đảm bảo sẽ đạt được các mục tiêu của dự án. Có
thể nói giám sát, đánh giá chính là hai công cụ hữu hiệu nhất giúp các nhà quản lý ODA có thể:
(i) lập kế hoạch và đưa ra những thay đổi cần thiết; và (ii) đảm bảo được tiến trình, kết quả và
các tác động của dự án ODA như đã được đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay giám sát, đánh giá được
xem là những khâu yếu trong quản lý dự án ODA của Việt Nam. Cụ thể là ở cấp TW vẫn đề cao
khía cạnh “đầu vào” của dự án ODA hơn là những mục tiêu thực tế của dự án cần đạt được, thiếu
hệ thống báo cáo tổng hợp, chưa có đơn vị chuyên giám sát, đánh giá trong các Bộ, ban, ngành
TW, thiếu hệ thống thu thập thông tin cũng như phương pháp một cách bài bản, thiếu cán bộ. Ở
cấp tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong giám sát, đánh giá như thiếu cán bộ, kinh phí hạn chế,
không có hệ thống thu thập thông tin hiệu quả. Ở cấp dự án, việc giám sát, đánh giá vẫn chưa
được coi trọng ngay từ đầu vì thế chưa phát huy được tính tích cực trong việc hỗ trợ cho công tác
quản lý dự án.
Là người đã làm việc tại Dự án PEDC, được trải nghiệm thực tế trong các hoạt động giám
sát, đánh giá một số chương trình thí điểm của Dự án, bản thân tôi đã chứng kiến sự hình thành
và triển khai của các hoạt động này. Qua những kiến thức học được ở nhà trường, tham khảo ở
sách vở, tài liệu, cùng với những kinh nghiệm thực tế thu được trong quá trình làm việc, tôi thấy
được vai trò và tác động của công tác giám sát, đánh giá dự án cũng như những khó khăn trong
quá trình thực hiện công tác này trong giai đoạn hiện nay. Với việc đi sâu nghiên cứu đề tài này,
tôi hy vọng có thể đóng góp một phần vào việc tìm ra những biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao
chất lượng và hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án PEDC nói riêng và các dự án ODA
nói chung và đây cũng là lĩnh vực quản lý giáo dục mà tôi đang theo học.
Xuất phát từ lí do nêu trên, tôi xin chọn đề tài: “Các biện pháp hoàn thiện công tác giám
sát, đánh giá Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” để nghiên cứu làm
luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và bài học trong công tác giám sát, đánh giá Dự án. Trên

cơ sở đó, xây dựng các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án nhằm thực hiện
Dự án PEDC có hiệu quả hơn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giám sát, đánh giá trong Dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giám sát, đánh giá Dự án PEDC.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Những khái niệm công cụ: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý dự án, năng lực giám sát,
đánh giá dự án;
- Lý luận về quản lý, quản lý dự án và giám sát, đánh giá dự án;
- Đặc điểm của Dự án PEDC.
4.2. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu về thực trạng giám sát, đánh giá dự án
- Tìm hiểu thực trạng trong công tác giám sát, đánh giá Dự án PEDC, là dự án có sử dụng
nguồn vốn ODA;
- Từ thực trạng rút ra những mặt được và những mặt còn hạn chế do năng lực giám sát,
đánh giá tạo ra.
4.3. Nhiệm vụ 3: Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực giám sát, đánh giá Dự án có hiệu
quả hơn.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện tại các hoạt động giám sát, đánh giá Dự án đã được tiến hành nhưng mang tính cục
bộ, hạn chế theo từng phần việc của từng Nhóm TCNL, không có sự thống nhất chung, hiệu quả
chưa cao. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan
là do chưa áp dụng một hệ thống giám sát, đánh giá thống nhất, hoàn chỉnh, các Nhóm chỉ làm
chiếu lệ, nhỏ lẻ, chưa đủ năng lực thực hiện đầy đủ các bước giám sát, đánh giá. Nguyên nhân
khách quan là do Dự án chưa quan tâm đúng mức tới công tác giám sát, đánh giá và chưa chỉ đạo
phối hợp trong các hoạt động này. Việc hoàn chỉnh hệ thống giám sát, đánh giá, chuẩn bị các
điều kiện thuận lợi, nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách, chỉ đạo sát sao và phối hợp kịp
thời các bên liên quan, từ TW đến địa phương, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và hoàn thiện
công tác giám sát, đánh giá, từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động của Dự án tiến tới đạt
được các mục tiêu đã đề ra.

6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát,
đánh giá Dự án PEDC.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu dùng để phân tích thực trạng là 3 năm 2006, 2007, 2008.
- Đối tượng khảo sát: Một trong số các hoạt động của Dự án PEDC là Chương trình thí điểm
NVHTGV tại các điểm trường và trong cộng đồng vùng dân tộc thiểu số đã tiến hành thí điểm
Chương trình này.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để thực hiện luận
văn, các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau được sử dụng:
- Phương pháp tổng kết lý luận: Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu, văn kiện liên
quan, các báo cáo kết quả đề tài khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu, từ đó rút ra những luận
điểm quan trọng làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, khảo sát, phân tích thực trạng giám sát,
đánh giá Dự án.
- Phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê
nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu:
+ Những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác giám sát, đánh giá Dự án PEDC
hiện nay. Đó chính là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác quản lý
thực hiện Dự án;
+ Những biện pháp nhằm tạo động lực cho công tác giám sát, đánh giá Dự án PEDC
đạt hiệu quả tốt.
- Phỏng vấn (trao đổi trực tiếp): Ban ĐPDATW, Ban ĐHDA cấp tỉnh/ huyện, Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên điểm trường, NVHTGV và một số cán bộ, người dân địa
phương có liên quan.
8. Những đóng góp của luận văn
Luận văn được hoàn thành với hy vọng có những đóng góp sau đây:
- Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hoá được các cơ sở lý luận về công tác quản lý, giám
sát, đánh giá dự án;
- Về mặt thực tiễn: Đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án

PEDC.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng công tác giám sát, đánh giá Dự án PEDC
Chương 3: Các biện pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá Dự án PEDC nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện Dự án.

References
A. VĂN KIỆN, VĂN BẢN
1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Đề án "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010" (Ban hành kèm theo Quyết định số
290/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11
năm 2006 ban hành Qui chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008
về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2008.
4. Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, 2001.
5. MPI. Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30 tháng 07 năm 2007 ban hành Chế độ báo
cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA.
6. MPI. Quyết định số 1248/2007/QĐ-BKH ngày 30 tháng 10 năm 2007 ban hành Khung
theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010.
7. MPI. Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 03 năm 2008 hướng dẫn về chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA.
8. MPI. Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 07 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Qui
chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (Ban hành kèm theo Nghị định
số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ)

9. Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam. Luật Giáo dục 2005. Nxb Chính trị Quốc gia,
2005.
B. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
10. Đặng Quốc Bảo. Bài giảng: Giáo dục & Phát triển
11. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục (TTNC khoa học tổ chức, quản lý).
Nxb Thống kê - Hà Nội 1999
12. Nguyễn Đức Chính. Bài giảng: Đánh giá trong giáo dục, 2007.
13. Nguyễn Quốc Chí. Xây dựng và quản lý dự án trong giáo dục, 2006.
14. Nguyễn Quốc Chí. Bài giảng: Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục, 2004.
15. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng: Đại cương lý luận quản lý,
1996/2004
16. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng: Những quan điểm giáo dục hiện đại.
2001
17. Vũ Cao Đàm. Nghiên cứu khoa học - Phương pháp luận và thực tiễn Nxb, Chính trị Quốc
gia – Hà Nội 1999.
18. Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình quản trị học. Nxb Ngoại văn, 1997
19. Nguyễn Văn Đáng. Quản lý dự án. Nxb Thống kê, 2002.
20. Gary R. Heerkens. Quản lý dự án. Nxb Thống kê, 2004
21. GS. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục - Nxb Giáo Dục,
Hà Nội -1996.
22. Liên hiệp quốc. Cẩm nang về Giám sát và đánh giá theo kết quả (Handbook on Monitoring
and Evaluation for Results), Evaluation Office 2002.
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí. Bài giảng: Những quan điểm giáo dục hiện đại.
2001.
24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng: Tâm lý học Quản lý, Hà Nội 2003.
25. Từ Quang Phương. Quản lý dự án đầu tư. Nxb Lao động, 2005.
26. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường cán bộ
quản lý giáo dục TWI . Hà Nội, 1989

C. SÁCH, TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

27. MPI. Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Tài liệu đào tạo Theo dõi và Đánh giá ODA tại Việt
Nam. Hà Nội, 2007
28. MPI. Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun thực hành Theo dõi. Hà Nội, 2007
29. MPI. Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Môđun thực hành Đánh giá. Hà Nội, 2007
30. Ngân hàng phát triển Châu Á. Sách hướng dẫn quản lý thực hiện dự án - 1988
31. PEDC. Bản tin Nhân viên hỗ trợ giáo viên Số 1. Hà Nội, 2006
32. WB. Giám sát và đánh giá: Một số công cụ, phương pháp và cách tiếp cận (Monitoring &
Evaluation: Some Tools, Methods & Approaches) – WB Operations Evaluation Department,
2004
33. WB. Hiệp định tín dụng phát triển số 3752 VN giữa Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội phát
triển quốc tế cho Dự án PEDC, 2003
34. WB. Văn bản thẩm định (Dự án PEDC), 2003
35. WB. Kế hoạch thực hiện Dự án (Dự án PEDC), 2003



×