Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Dạy học tác phẩm chí phèo, đời thừa của nam cao theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.89 KB, 12 trang )

Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của
Nam Cao theo đặc trưng thể loại
Phạm Thị Thu
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đồn Đức Phương
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tìm hiểu về tác phẩm văn học, đặc trưng loại hình tác phẩm tự sự, đặc
trưng của thể loại truyện ngắn. Tìm hiểu về thực trạng dạy học tác phẩm Chí Phèo,
Đời thừa của Nam Cao, ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát tực tiễn để từ đó xác định hướng dạy học
hợp lý và hiệu quả cho việc dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao ở
trường trung học phổ thông. Khảo sát bằng thực nghiệm, đánh giá kết quả nghiên
cứu để có cái nhìn tổng thể về dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao.
Keywords. Phương pháp giảng dạy; Ngữ văn; Tác phẩm văn học; Đặc trưng thể loại

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Những năm gần đây toàn ngành giáo dục không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp
giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm. Đặc biệt là ứng dụng thành tựu
khoa học tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy về cơ
bản phù hợp với nguyện vọng của học sinh và đáp ứng yêu cầu của xã hội.
1.2. Muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, việc giảng dạy Văn học phải tiến hành sao
cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, vừa mang bản chất xã hội, vừa là một hiện tượng
thẩm mỹ, hiện tượng nghệ thuật. Thể loại văn học là một vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật
của văn học, có liên quan khăng khít đến nội dung. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới
hình thức một thể loại nhất định, địi hỏi phải có một phương pháp, một cách thức phân tích,
giảng dạy phù hợp với nó.
1.3. Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự tâm huyết của nhiều


nhà giáo dục và đội ngũ giáo viên không chỉ về mặt lý thuyết mà cịn cả trong thực tiễn. Tác
phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao ở nhà trường trung học phổ thơng chiếm một vị trí
khá quan trọng nhưng khi giảng dạy, phần lớn giáo viên chỉ đi sâu khai thác, khám phá giá trị
hiện thực chung nhất mà chưa khai thác được chiều sâu tư tưởng tác phẩm, giá trị nghệ thuật
rất riêng của truyện. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa
của Nam Cao ở trường THPT là rất cần thiết.


Với tất cả những lý do trên chúng tôi tiến hành lựa chọn và thực hiện đề tài Dạy học
tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại nhằm góp phần làm
sáng tỏ bản chất sáng tạo của quá trình tiếp nhận tác phẩm của Nam Cao ở trường THPT.
2. Lịch sử nghiên cứu
Về đặc trưng thể loại truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao, đã có các cơng trình
nghiên cứu:
- Nguyễn Văn Thắng với đề tài Một số biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp nhận ngôn ngữ
người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao ở trường THPT.
- Trần Thị Thu Hà với đề tài khoá luận Vận dụng tri thức đọc hiểu để hướng dẫn học sinh
đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong nhà trường THPT.
- Lê Văn Trương trong lời Tựa Đôi lứa xứng đôi (Nxb Đời mới, 1941 - được in trong Nam
Cao tác gia và tác phẩm Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998).
- Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 11.
- Phan Trọng Luận (chủ biên), Thiết kế bài học Ngữ văn 11(Tập 1).
- Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11(Tập 1)
-Trần Đình Sử (Chủ biên), Sách giáo viên Ngữ Văn 11, tập 1 Nxb Giáo dục, 2007.
- Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 Nxb Giáo dục
Việt Nam, 2003.
Trên cơ sở học hỏi và tiếp thu những thành tựu ở người đi trước tơi tìm hiểu và đề
xuất cụ thể hơn về Dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể
loại.
3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Hồn thiện phương pháp dạy học hiện nay thơng qua tích hợp cơng nghệ trong dạy học,
giúp học sinh tiếp cận nôi dung kiến thức tốt hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời chúng tơi mong
muốn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm văn học ở trường trung học phổ thông,
đặc biệt là dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao. Giúp học sinh nắm vững
phương pháp học tập bộ môn Ngữ Văn - mơn học có tính logic cao; giáo dục học sinh tính
kiên trì, chịu khó, rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, suy luận lơgíc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về tác phẩm văn học, đặc trưng loại hình tác phẩm tự sự, đặc trưng của thể loại
truyện ngắn.
- Tìm hiểu về thực trạng dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao, ở một số
trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tiến hành nghiên cứu, khảo sát tực tiễn để từ đó xác định hướng dạy học hợp lý và hiệu quả
cho việc dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao ở trường trung học phổ thông.
- Khảo sát bằng thực nghiệm, đánh giá kết quả nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là phương pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời
thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi cụ thể là tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam
Cao trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 ở trường THPT. Đối tượng được áp dụng thực
nghiệm nghiên cứu là học sinh lớp 11 trường THPT Phúc Thọ - huyện Phúc Thọ - Thành phố
Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu, giáo trình có nội dung liên quan.
- Phương pháp phân tích, khảo sát thực tế, thống kê, thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành.



- Phương pháp tổng hợp, quy nạp, khái quát.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng và định hướng dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam
Cao ở trường trung học phổ thông.
Chương 3: Giáo án và thực nghiệm.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Thể loại và dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể loại
1.1.1. Thể loại văn học
Thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của một tác phẩm, tổ chức liên
kết các yếu tố nội dung và hình thức, từ đề tài, chủ đề, cảm hứng đến hệ thống nhân vật, kết
cấu và lời văn nghệ thuật. Thể loại không những quy định cách thức tổ chức tác phẩm mà còn
định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa tác phẩm và người
đọc. Thể loại vừa có tính kế thừa, tính liên tục, lại vừa có tính độc đáo, tính biến đổi do sự
sáng tạo của tác giả. Vì thế, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại không thể chỉ dừng lại
ở những đặc điểm chung của một thể loại thể hiện trong tác phẩm, mà còn cần phải chỉ ra nét
riêng biệt, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo không lặp lại của tác giả. Mỗi loại tác phẩm văn học
lại có một phương thức kết cấu hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư
tưởng của nhà văn.
1.1.2. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Tiếp cận thi pháp thể loại không tách rời với việc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn
chương trong nhà trường. Thi pháp thể loại là vấn đề có tính nguyên tắc chi phối quá trình
đến với tác phẩm, giải mã tác phẩm nhưng những hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, tư
tưởng thời đại và cá nhân con người, tiểu sử nhà văn thì có thể lý giải được các yếu tố mờ ẩn
trong tác phẩm. Vận dụng thi pháp vào giảng dạy tác phẩ m văn chương ph ải gắn liền với lý
luận dạy học hiện đại.
Đặc trưng thể loại của tác phẩm là điều kiện đầu tiên quyết định hiệu quả của quá trình

tiếp nhận của HS. Người GV khi định hướng dạy học tác phẩm văn chương phải biết xuất
phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm, đối tượng tác động, đối tượng tiếp nhận để tổ chức
hướng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm, từ đó tìm ra khả năng tác động đặc biệt của
tác phẩm đó đối với HS trong lớp, đề ra yêu cầu về hoạt động của HS và GV soạn giáo án và
lập kế hoạch giảng dạy.
1.2. Đặc trƣng của loại hình tác phẩm tự sự
Nhân vật được khắc họa đầy đặn nhiều mặt: bên trong, bên ngồi, cả điều nói ra và
khơng nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và vô thức, cả quá khứ,
hiện tại và tương lai. Lời nói của nhân vật là một thành phần, một yếu tố của văn tự sự.
Người trần thuật giữ một vai trò hết sức quan trọng và luôn luôn muốn hướng dẫn, gợi ý
cho người đọc nên hiểu nhân vật, hoàn cảnh, thế này hoặc thế khác.
Cốt truyện rất rõ nét, trong mỗi cốt truyện lại được đan cài bởi các chi tiết, sự kiện, tình
tiết, phản ánh trong mối quan hệ xã hội, cuộc đời với những xung đột, mâu thuẫn gay gắt.
Lời văn có thể là văn vần hay văn xuôi nhưng luôn hướng người đọc ra thế giới đối
tượng, khác hẳn lời trữ tình hướng sự chú ý tới cảm xúc, ý định chủ quan của người nói, khác
hẳn lời thoại trong kịch.
Khơng gian và thời gian khơng bị hạn chế, nhà văn có thể thể hiện những vùng đất
khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình trong hiện tại, có thể lướt qua hoặc tập trung
miêu tả một mặt nào đó mà mình cho là quan trọng.


Loại hình tác phẩm tự sự gồm có các thể nhỏ: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tản văn…
Cách phân loại trên là cần thiết khi bước đầu tiếp cận các tác phẩm văn học trong nhà trường.
1.3. Đặc trƣng thể loại truyện ngắn
1.3.1. Nhân vật
Một tác phẩm thường có nhiều nhân vật, trong đó phải có nhân vật chính sống động, sắc
nét, có ý nghĩa sâu xa, thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội
hoặc trạng thái tồn tại của con người. Nhân vật thường biểu hiện qua các phương diện như
ngoại hình, nội tâm, hành động, biến cố, ngơn ngữ, mối quan hệ giữa các nhân vật và giữa
nhân vật với hồn cảnh xung quanh.

Ngoại hình của nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm. Hành động là những việc làm
của nhân vật, bộc lộ tính cách hay đánh dấu sự thay đổi tính cách nhân vật. Nội tâm nhân vật
thường có những nét riêng cho thấy những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng của nhân
vật. Đặc biệt là những đổi thay trong ý thức, thái độ sống và tâm lí của nhân vật qua các giai
đoạn. Ngơn ngữ thường có cách nói riêng, bởi đó là sự bộc lộ trực tiếp của tâm hồn, tính cách
nhân vật.
1.3.2. Cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống sự kiện(biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật, có tác dụng
bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. Cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian
hạn chế, chức năng của nó là nói lên điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Yếu tố có ý
nghĩa bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang nhiều ẩn ý.
Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế
sự hay sử thi.
1.3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu
Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn hiện thực đa dạng và phong phú, có sự hồ âm
của nhiều loại ngơn ngữ khác nhau. Ngồi việc thực hiện chức năng tự sự cịn để khắc hoạ
tính cách, nội tâm nhân vật. Câu văn tự sự hiện thực mang những nét khác lạ, câu văn đứt nối,
đay nghiến, cắn dứt, nghẹn ngào, đầy kịch tính. Chính đặc điểm đó đã tạo cho thể loại tự sự
một cách thể hiện, phản ánh cuộc sống chân thực, sống động cụ thể có ý nghĩa khái quát cao về
giá trị hiện thực được phản ánh.
1.3.4. Kết cấu
Phần mở đầu và phần kết thúc phải có sự phối hợp để tạo ra ý nghĩa của tác phẩm. Sự
sắp xếp các chương, các đoạn có hiệu quả tạo sự đợi chờ, gây hứng thú cho người đọc. Yếu
tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cơ đúc, có dung lượng lớn và lối
hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.
Ngồi ra, hồn cảnh và tình huống truyện là các yếu tố quan trọng. Hoàn cảnh là toàn bộ
các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền tảng khách quan của đời sống nhân vật. Sự
miêu tả hồn cảnh có tác dụng biểu hiện địa vị, tâm tình nhân vật và gây khơng khí hứng thú
cho người đọc. Tình huống truyện ln là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện
ngắn, thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định.

Xác định được tính chất của loại trong thể, chúng ta sẽ có cách tiếp cận và giảng dạy tác
phẩm đó phù hợp đạt kết quả.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC
TÁC PHẨM CHÍ PHÈO, ĐỜI THỪA CỦA NAM CAO
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
2.1. Thực trạng dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao ở trƣờng THPT
hiện nay
2.1.1. Vị trí của tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao trong chương trình Ngữ Văn
THPT


Trong chương trình Ngữ văn 11 THPT tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao có
vị trí khá quan trọng và tiêu biểu cho truyện ngắn Việt Nam. Truyện ngắn Việt Nam trải qua
nhiều giai đoạn phát triển cùng với cảm xúc của bao thế hệ nhà văn. Đó là mảng văn học
phong phú về thể loại, đa dạng về đề tài và luôn mới mẻ về nội dung, nghệ thuật.
Thống kê văn bản tự sự trong bộ SGK Ngữ Văn 11, Chương trình chuẩn, ta có thể
thấy số lượng văn bản tự sự tương đối nhiều so với các thể loại khác(Xem bảng thống kê)
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn
2.1.2.1. Thuận lợi
- Đối với người học: Học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa theo đặc trưng thể loại chính là chìa
khố để học sinh biết cách khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm, đồng thời phân biệt được
ranh giới giữa đặc trưng của truyện với các thể loại văn học khác.
- Đối với người dạy: Dạy học tác phẩm truyện ngắn là con đường quan trọng để hình thành
những cách khai thác tác phẩm ở những thể loại khác nhau . Trong thực t ế không phải tác
phẩm nào cũng tuân thủ tuyệt đối theo đặc trưng riêng biệt của một thể loại nhất định, mà
chúng thường thâm nhập vào nhau, nếu GV biết bám sát vào đặc trưng thể loại sẽ khai thác
hết sức mạnh của nó.
2.1.2.2. Khó khăn
- Về nội dung chương trình: Tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao trong SGK lược

một số đoạn. Vì thế, học sinh khó có thể có cái nhìn tồn diện, đầy đủ về tác phẩm. Hơn nữa,
tác phẩm truyện thường rất dài trong thời lượng tiết học ngắn nên học sinh sẽ gặp khó khăn
trong việc đọc và tiếp nhận tác phẩm.
- Về phía học sinh: Học sinh học tác phẩm Nam Cao có nhiều tun ngơn nghệ thuật nên học
sinh khó nhớ. Đặc biệt, một thực tế mà giáo viên nào cũng nhận thấy: sách tham khảo, sách
hướng dẫn học tốt, sách chuẩn kiến thức và những bài văn mẫu quá nhiều, làm cho học sinh
bỏ rơi sách giáo khoa.
- Về phía giáo viên: Khi dạy học truyện ngắn, nhiều giáo viên chỉ đi sâu khai thác nội dung
mà chưa chú ý đến phương pháp dạy học và tư tưởng phản ánh trong tác phẩm, chưa chú ý
đúng mức đến hình thức nghệ thuật. Hoặc có chú ý đến hình thức nghệ thuật nhưng tách rời
các hình thức nghệ thuật ra khỏi nội dung.
2.1.3. Thực trạng dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao ở trường THPT
hiện nay
Để tìm hiểu thực trạng dạy và học truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao
chương trình Ngữ Văn 11, THPT, chúng tơi đã sử dụng cách thức chủ yếu là phát phiếu điều
tra đến giáo viên và học sinh tại 2 trường:
- Trường THPT Phúc Thọ - Phúc Thọ - Hà Nội
- Trường THPT Ngọc Tảo - Phúc Thọ - Hà Nội
2.1.3.1. Kết quả khảo sát từ giáo viên
Bảng 2.2. Tổng hợp từ 11 giáo viên trƣờng THPT Phúc Thọ và 13 giáo viên trƣờng
THPT Ngọc Tảo - huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội
Kết quả
Trường THPT Trường THPT
Ngọc Tảo
Phúc Thọ
STT
Câu hỏi
Phân loại

1


Tơi thường cảm thấy rất Rất thích
thích khi dạy truyện ngắn ? Bình thường
Khơng thích

32%
55%
13%

35%
55%
10%


2

3

4

GV dạy truyện ngắn Chí
Phèo, Đời thừa của Nam
Cao theo đặc trưng thể
loại?
Giáo viên chưa từng biết
đến phương pháp này?
Nhận xét của giáo viên khi
sử dụng phương pháp này?

Thường xuyên

Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ

30%
55%
15%

30%
60%
10%

Chưa từng biết
Đã biết
Biết nhưng ít sử
dụng
Hiệu quả cao
Bình thường
Khơng có hiệu quả
Thường xun
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ

15%
30%
55%

20%
30%
50%


35%
55%
10%
30%
50%
20%

45%
45%
10%
28%
52%
20%

100%
0%

100%
0%

30%
60%
10%

45%
45%
10%

6


Giáo viên dạy truyện ngắn
Chí Phèo, Đời thừa của
Nam Cao theo đặc trưng
thể loại kết hợp với
phương pháp nêu vấn đề,
gợi mở, diễn giải tích cực?
Nguyện vọng muốn biết Muốn biết
sâu sắc về phương pháp Khơng biết
này?

7

GV có thích dạy học theo Thích dạy
phương pháp này khơng?
Bình thường
Khơng thích

5

Qua q trình khảo sát, chúng tôi thấy, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về cách dạy
tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao. Có giờ học, giáo viên quá coi trọng hoạt động
phân tích văn bản hoặc có giáo viên lại thiên về giảng - bình, truyền thụ kiến thức một chiều
mà chưa chú ý tới đặc trưng của thể loại truyện ngắn và đặc điểm đối tượng học sinh.
2.2.2 Kết quả khảo sát từ học sinh
Bảng 2.3. Tổng hợp 175 phiếu của 2 trƣờng THPT Phúc Thọ và THPT Ngọc Tảo huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội
STT
Câu hỏi
Phân loại
Kết quả
Em đã được học tác phẩm truyện ngắn Được học

100%
1
nào chưa?
Chưa được học
Cảm nhận của em khi học những tác Thích
35%
phẩm truyện ngắn?
Bình thường
45%
2
Khơng thích
20%

4

40%
40%
20%

Em hiểu thế nào là truyện ngắn?

3

Cảm nhận của em khi học truyện ngắn Thích
Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao?
Bình thường
Khơng thích

35%
50%

15%

Hiểu
Hiểu mơ hồ Không
hiểu


5
6

7

Em hiểu gì về đặc trưng của truyện ngắn Rất hiểu
?
Hiểu mơ hồ
Không hiểu
Khi dạy học các thầy cô dạy cho chúng Dạy kỹ
em rất kỹ về cốt truyện và nhân vật?
Bình thường
Dạy khơng kỹ
Khi giáo viên dạy truyện ngắn Chí Hiểu
Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc Hiểu mơ hồ
trưng thể loại kết hợp những câu hỏi nêu Khơng hiểu
vấn đề, gợi mở tơi có thể hiểu các bài rất
nhanh?

10%
20%
70%
35%

50%
15%
35%
15%
50%

Với kết quả khảo sát như trên, chúng tôi nhận thấy việc học truyện ngắn Chí Phèo, Đời
thừa của Nam Cao thực sự chưa đem đến cho học sinh niềm hứng thú. Các em đón nhận tác
phẩm một cách hời hợt, thiếu khoa học, còn nhiều học sinh hiểu về truyện ngắn Chí Phèo,
Đời thừa của Nam Cao một cách mơ hồ, thậm chí khơng có hứng thú khi tiếp nhận.
2.2. Định hƣớng dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trƣng thể
loại
2.2.1. Định hướng chung
*Tìm hiểu chung về văn bản:
-Yêu cầu học sinh nêu rõ được hoàn cảnh ra đời của văn bản. Ở phần này giáo viên chủ yếu
nêu được những câu hỏi tái hiện.
-Nhan đề của văn bản: nhan đề có ý nghĩa nhất định bởi nó thể hiện những cách nhìn khác
nhau về ý nghĩa tác phẩm.
- Đọc và tóm tắt văn bản:
Đọc: vì văn bản dài nên giáo viên có thể chọn một số đoạn hay rồi cho học sinh đọc
diễn cảm
Gọi học sinh tóm tắt văn bản theo 2 cách: theo cuộc đời nhân vật; theo cách kết cấu
văn bản.
*Phân tích văn bản
- Người kể chuyện: nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm, giọng kể.
- Cốt truyện: câu chuyện chỉ tập trung khắc họa về một đoạn đời của nhân vật theo kiểu kết
cấu sự kiện - tâm lí.
- Nhân vật : Nam Cao đã chú trọng xây dựng những nhân vật điển hình. Mỗi một nhân vật là
một tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình, đặc trưng riêng của khuynh hướng văn
học hiện thực, tầm cỡ của tiểu thuyết.

*Tổng kết:
- Những nét đặc sắc về nôi dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Như vậy, các phương pháp và biện pháp sử dụng trong bài soạn giảng đều được lựa
chọn, thanh lọc, có chú ý tới việc khai thác chiều sâu kịch tính của tác phẩm bằng nhiều
phương pháp như phương pháp đọc, diễn giải tích cực, nêu vấn đề. Đặc biệt trong giờ học,
giáo viên luôn chú ý tới những thời điểm tranh luận tạo bầu khơng khí văn chương bằng hệ
thống những câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi mang nhiều ẩn ý, câu hỏi mang tính chất gợi mở,
câu hỏi phát hiện để làm rõ hơn nội dung thể loại. Hơn nữa, muốn chuyển kí hiệu thẩm mỹ
sang hoạt động thẩm mỹ cần dựa vào chủ thể tiếp nhận, đó là phương pháp đọc.
2.2.2. Định hướng dạy học truyện ngắn Chí Phèo theo đặc trưng thể loại
2.2.2.1. Xác định thể loại và đặc trưng thể loại của truyện ngắn Chí Phèo


- Người kể chuyện: Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm này mang bóng dáng tác gia
Nam Cao. Nhưng điều đáng nói hơn trong tác phẩm là giọng kể của ông. Tác giả đã sử dụng
một giọng đa thanh trong truyện, có cả giọng người kể chuyện và giọng nhân vật.
- Cốt truyện : Truyện kể về Chí Phèo - Một anh canh điền cho nhà Bá Kiến, sau khi đi tù và
biệt tích khoảng bảy, tám năm bỗng trở về làng để trả thù Bá Kiến. Nhưng rốt cuộc, anh lại
trở thành tay sai của Bá Kiến. Trong một đêm trăng, anh say rượu, ngật ngưỡng trở về nhà thì
gặp Thị Nở - Một người đàn bà xấu xí, dở hơi - họ quấn lấy nhau rồi yêu nhau. Con quỷ của
làng Vũ Đại đã trở nên một con người khác hẳn, hắn khao khát lương thiện và nghĩ rằng thị
sẽ là chiếc cầu nối hắn trở về làm con người như trước. Nhưng bà cô thị Nở phản đối và thị từ
chối tình u của Chí. Trong cơn tức giận điên cuồng, hắn lại uống rượu và xách dao đi trả
thù thị Nở và bà cô của thị. Nhưng bước chân lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến và con quỷ dữ ấy
đã giết chết Bá Kiến rồi kết liễu cuộc đời mình.
- Kết cấu đảo ngược thời gian và kết cấu vòng tròn, song hành cùng kết cấu sự kiên - tâm lí.
- Nhân vật: Nam Cao đã chú trọng xây dựng những nhân vật điển hình. Mỗi một nhân vật là
một tính cách điển hình trong hồn cảnh điểm hình.
2.2.2.2. Phương pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo theo đặc trưng thể loại
Dạy học Chí Phèo phải bám sát vào thi pháp loại thể truyện ngắn của Nam Cao; đảm bảo

phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh; nội dung kiến thức phải đảm bảo đặc điểm thể
loại truyện ngắn tâm lí nhiều kịch tính. Người dạy phải sử dụng linh hoạt một số phương
pháp và biện pháp khi dạy học truyện ngắn này: đọc diễn cảm thể hiện những điểm giàu kịch
tính; xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao mức độ cảm thụ của học sinh; phương pháp so
sánh, giảng giải tích cực.
Định hƣớng tìm hiểu và phân tích tác phẩm Chí Phèo
* Tìm hiểu chung về văn bản
- Hồn cảnh ra đời của văn bản: đây là một tác phẩm được viết theo khuynh hướng hiện thực,
về đề tài người nông dân...
- Nhan đề của văn bản : 3 nhan đề này đều có ý nghĩa nhất định bởi nó thể hiện những cách
nhìn khác nhau về ý nghĩa tác phẩm.
- Đọc và tóm tắt văn bản
*Phân tích văn bản
Làng Vũ Đại:
Đây là một làng phong kiến khép kín, tù đọng, ngột ngạt, không ổn định.
Nhân vật Bá Kiến:
- Khắc họa được những nét tính cách tiêu biểu của Bá Kiến để khái quát nhân vật lên thành
điển hình cho tầng lớp thống trị ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm
1945. Từ đó thấy được giá trị hiện thực mang tính tố cáo sâu sắc. Những phương châm và thủ
đoạn thống trị, chính sách dùng người của của Bá Kiến làm nên tính cách gian ngoan, xảo
quyệt của tên tiên chỉ độc ác này.
Hình tượng nhân vật Chí Phèo
- Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo là phần cơ bản nhất. Tác giả để cho nhân vật xuất
hiện trong một tư thế đặc biệt. Nó là nút thắt của toàn bộ câu chuyện, hé mở bi kịch của một
người nông dân lương thiện bị tha hóa.
- Trong khi phân tích nhân vật này, cần lưu ý cho học sinh phát hiện, tái tạo được những sự
kiện lớn trong cuộc đời anh canh điền này: sinh ra là một đứa con hoang -> làm canh điền
cho nhà lí Kiến, bị bà ba lợi dụng -> bị đi tù và biệt tích -> trở về làng -> trở thành tay sai cho
Bá Kiến -> gặp và yêu Thị Nở -> giết Bá Kiến và tự vẫn.
- Sau đó, tổng hợp lại thành hai giai đoạn quan trọng nhất làm nên cuộc đời Chí là: Q trình

tha hóa và khát vọng hồn lương.
+ Trong q trình tha hóa: cần đặt những câu hỏi để học sinh tìm ra chi tiết thể hiện nguy cơ
anh canh điền tên Chí có thể bị tha hóa, thái độ của anh trước sự kiện đó, qua đó khẳng định


lòng tự trọng - nhân cách đáng quý trong con người anh. Sự tha hóa của người nơng dân như
Chí Phèo là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
1945. Những người nông dân lương thiện bị xã hội phi nhân tính chà đạp, mất hết cả nhân
hình và nhân tính. Chí Phèo chỉ là một hiện tượng điển hình.
- Khát vọng trở thành người lương thiện: Chí Phèo là một hiện tượng mang tính quy luật, là bi
kịch con người bị cự tuyệt quyền làm người. Thơng qua đó phơ bày mâu thuẫn giai cấp trong xã
hội và thể hiện cái nhìn bi quan, hạn chế của Nam Cao về sức mạnh phản kháng của nông dân.
Nhân vật thị Nở và một số nhân vật khác trong truyện:
GV nhấn mạnh cái độc đáo, mới mẻ của Nam Cao là kiểu xây dựng nhân vật nhiều kịch
tính.
*Tổng kết
Những nét đặc sắc về nơi dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2.2.3. Định hướng dạy học truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại
2.2.3.1. Xác định thể loại và đặc trưng thể loại của truyện ngắn Đời thừa
Nam Cao miêu tả những bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ.
Người trí thức, có tài năng, có lý tưởng, hồi bão, muốn sống có ích, nhưng phải sống đời
thừa.
Truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám là truyện ngắn tâm lý. Giọng điệu tâm
lý là giọng đang nói to cho mọi người nghe.
Trong Đời thừa nhân vật Hộ không thể cưỡng lại những dồn nén tâm lý. Hành động của
nhân vật phải diễn ra như một tất yếu, để kết thúc tiến trình tâm lý đã phát khởi. Truyện kết
thúc, gây một ấn tượng rất mạnh trong lòng người đọc, để lại một dư vị thấm thía, lâu dài,
phải suy nghĩ. Nam Cao đã diễn tả, phân tích rất sâu sắc những giằng xé trong tâm hồn Hộ.
Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp. Anh có khát vọng cao đẹp, muốn nâng
cao giá trị đời sống của mình bằng lao động sáng tạo nghệ thuật, cống hiến cho đời những tác

phẩm giá trị. Nam Cao đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm của
nhân vật lên đỉnh điểm. Tâm trạng căng thẳng bế tắc của Hộ được diễn tả theo một cái vòng
quẩn quanh: khát vọng - thất vọng - nhẫn tâm - hối hận - khát vọng - thất vọng ngày càng
nặng nề hơn.
Kết cấu truyện được viết theo mạch: hiện tại, hồi tưởng về quá khứ, sau đó trở về hiện
tại, truyện phát triển về tương lai: Hộ đi xuống phố và kết truyện là một cảnh nhà Hộ sáng
hôm sau. Nhờ kết câu tâm lý - hồi tưởng, Nam Cao tái hiện được số phận của nhân vật Hộ
trong một truyện ngắn.
2.2.3.2. Phương pháp dạy học truyện ngắn Đời thừa theo đặc trưng thể loại
Định hƣớng tìm hiểu và phân tích tác phẩm Đời thừa:
*Tìm hiểu chung về văn bản:
- Xuất xứ và đề tài của tác phẩm
- Nhan đề
* Phân tích văn bản:
Bi kịch ngƣời trí thức nghèo qua nhân vât Hộ :
Mâu thuẫn nội tâm của nhân vật Hộ
Mâu thuẫn trở đi trở lại giằng xé nội tâm của nhân vật Hộ:
- Khát vọng sống cho thật có ý nghĩa >< chăm lo cho đời sống gia đình.
- Cái hay, cái đẹp >< tình thương
- Lý tưởng xã hội >< hiện thực và trách nhiệm gia đình.
Hộ có hồi bão, tài năng, muốn sống có ích, cuối cùng trở thành vơ ích, đời thừa:
Mộng văn chương của Hộ: Hộ coi sự nghiệp văn chương là lý tưởng của mình. Hộ dồn hết
sức lực tâm huyết cho lý tưởng ấy
Hộ lâm vào trạng thái bi kịch của sự sụp đổ lý tưởng, sống một cuộc sống đời thừa. Đối
với người trí thức, sự sụp đổ lý tưởng cũng chính là sự sụp đổ của sự tồn tại.


Bi kịch tình thương:
Hộ - người trí thức có nhân cách, có tình thương, coi tình thương là ngun tắc sống hết sức
thiêng liêng, cao đẹp nhưng chính anh lại chà đạp lên tình thương một cách thơ bạo và tàn

nhẫn.
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa:
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện đầy đủ chiều sâu và tầm vóc của một nhà
văn tự giác về những nguyên tắc sáng tác hiện thực nhân đạo. Đây là những quan điểm sâu
sắc và tiến bộ của Nam Cao - một nhà văn lớn, luôn suy nghĩ về “sống và viết” trong cuộc
đời cầm bút.
*Tổng kết
GV: yêu cầu HS nhận xét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2.2.4. Kết luận
2.2.4.1.Tác phẩm Chí Phèo
Chí Phèo là tác phẩm xuất sắc của Nam Cao, được coi là một kiệt tác bất hủ của văn học dân
tộc. Đồng thời Chí Phèo cịn là một tác phẩm có vị trí văn học sử đặc biệt. Dạy học truyện ngắn
Chí Phèo theo hướng trên cùng với những phương pháp và biện pháp dạy học cụ thể phù hợp với
việc dạy học truyện ngắn này là việc vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn.
2.2.4.1.Tác phẩm Đời thừa
Tác phẩm Đời thừa là tác phẩm xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người trí thức. Dạy
học tác phẩm này theo hướng là một truyện ngắn hiện thực nhiều kịch tính, xung đột nội tâm
của Hộ thể hiện ở mâu thuẫn khơng thể dung hịa giữa sống với hồi bão nghệ thuật và sống
với ngun tắc tình thương. Chính vì không thể chọn một trong hai con đường nên nhân vật
rơi vào bế tắc.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM
3.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời
thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại. Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục Đào ta ̣o đ ối với mơn Ngữ văn lớp 11 tác phẩm Chí Phèo được dạy vào tiết 53 - 54 chương
trình chuẩn, học kì I. Tác phẩm Đời thừa được dạy vào tiết 54 - 55 chương trình nâng cao,
học kì I.
3.2. Những vấn đề chung của thực nghiệm
3.2.1.Mục đích thực nghiệm
- Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn và tính khả thi của việc dạy HS lớp 11 tiếp nhận tác

phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại.
- Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn, tính khả thi của bài thiết kế theo phương hướng đã đề
xuất.
- Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía GV và HS trong quá trình thực nghiệm để điều chỉnh, sửa
chữa, bổ sung, hoàn thiện những đề xuất đã nêu.
- Đi đến những kết luận có căn cứ về kết quả nghiên cứu.
3.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.2.2.1.Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Đối tượng tham gia thực nghiệm là HS lớp 11, giáo viên dạy Ngữ Văn 11, ở trường
THPT Phúc Thọ, huyê ̣n Phúc Thọ, Thành phố Hà Nôi.
3.2.2.2.Thời gian thực nghiệm
Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục - Đào ta ̣o đ ối với mơn Ngữ Văn lớp 11,
tác phẩm Chí Phèo được dạy vào tiết 53 - 54 chương trình chuẩn, học kì I. Tác phẩm Đời
thừa được dạy vào tiết 54 - 55 chương trình nâng cao, học kì I. Vì thế, để việc thực nghiệm
diễn ra thuận tiện, chúng tôi chọn thời gian thực nghiệm vào cuối tháng 10 năm 2012.


3.3.Nội dung và tiến trình thực nghiệm
3.3.1.Nội dung thực nghiệm là hoạt động dạy và học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của
Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11, trường THPT.
3.3.2.Tiến trình thực nghiệm
3.3.2.1. Lên kế hoạch thực nghiệm
3.3.2.2. Làm việc với GV dạy thực nghiệm
3.2.2.3. Tổ chức thực nghiệm
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Tiến hành kiểm tra
3.4.2. Kết quả kiểm tra
- Kết quả kiểm tra được thống kê và lập bảng số liệu tính ra phần trăm.
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng

Lớp Số học sinh Đề kiểm tra
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
ĐC
43
45 phút
5
15
19
4
(11,6%)
(34,9%)
(44,2%)
(9,3%)
TN
43
45 phút
12 (27,9%)
20
9
2
(46,5%)
(20,9%)
(4,7%)
ĐC
43
90 phút
5

13
22
3
(11,6%)
(30,2%)
(51,2%)
(7,0%)
TN
43
90 phút
11
21
10
1
(25,6%)
(48,8%)
(23,3%)
(2,3%)
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
- Học sinh qua giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức về tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa
của Nam Cao, rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại.
- Các em tỏ ra hứng thú, nỗ lực hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình
bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đối thoại, thảo luận với
các bạn, tạo cho lớp bầu khơng khí mới - sôi nổi, dân chủ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao.
Học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực tiếp, trình bày trước tập thể tự tin, vững vàng, năng
động, tích cực, rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và suy luận lơgíc.
1.2. Con đường tiếp cận đúng hướng và dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao

đạt hiệu quả cao nhất là xuất phát từ chính những đặc trưng của thi pháp thể loại. Học sinh
thấy được, Nam Cao thực sự là một tấm gương sáng về tâm hồn trung thực và tinh thần cách
mạng của một nhà văn chiến sỹ.
1.3. Từ thực tế dạy thực nghiêm, chúng tôi nhận thấy, ứng dụng phương pháp này phát huy
được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Giúp giáo viên và học sinh có thêm những gợi
mở cần thiết khi dạy học hai tác phẩm này. Vì vậy, dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa
của Nam Cao theo đặc trưng thể loại hồn tồn có thể thực hiện được.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với giáo viên: Cần trang bị vốn kiến thức cơ bản về dạy học truyện ngắn, kiến thức
về tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao, nâng cao trình độ chun mơn, đổi mới
phương pháp dạy học.
2.2. Đối với học sinh: Cần chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.


2.3. Đối với nhà quản lí: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng bài giảng mẫu về tác
phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để
nâng cao hiệu quả dạy học.

References
1. Lê Huy Bắc (2008), Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Nguyễn Hải Châu(Chủ biên) (2007), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11, Nhà xuất bản Hà
Nội.
3. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nhà
xuất bản Đại học sư phạm.
4. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường,
Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Phan Cự Đệ (và một số tác giả)(1999),Văn học Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Hà Minh Đức (2002), Tuyển tập Nam Cao, tập 1,2. Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Tạ Đức Hiền(2001), Giảng văn – Văn11. Nhà xuất bản Hà Nội.
8. Nguyễn Thi Thanh Hƣơng (1998), Phương pháp tiế p nhận tác phẩm văn chương , Nhà

̣
xuất bản Giáo dục.
9. Phan Tro ̣ng Luâ ̣n(2003), Phương pháp dạy học Văn. Nhà xuất bản Quốc Gia Hà Nội.
10. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2007), Ngữ Văn 11, tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục.
11. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2007), Sách giáo viên Ng ữ văn 11. Nhà xuất bản
Giáo dục.
12. Phan Trọng Luận (2007), Thiết kế bài học Ngữ văn 11. Nhà xuất bản Giáo dục.
13. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học Văn, tập 1, 2. Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm.
14. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Những bài giảng về tác gia Văn học. Nhà xuất bản Quốc
Gia Hà Nội.
15. Nguyễn Đăng Mạnh(chủ biên) (2002), Phân tích, Bình giảng tác phẩm văn học 11,
Nhà xuất bản Giáo dục.
16. Đoàn Đức Phƣơng(1997), Giảng văn Văn học Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.
17. Đoàn Đức Phƣơng(2008), Phương pháp luận nghiên cứu Văn học. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
18. Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấ n đề phương pháp dạy học Văn trong nhà trường ,
Nhà xuất bản Giáo dục.
19. Nguyễn Huy Quát (2008), Nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp dạy – học Văn,
Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên.
20. Trầ n Đinh Sƣ̉ (chủ biên) (2007), Bài tập Ngữ văn 11 nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục.
̀
21. Trần Đình Sử(chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 nâng cao. Nhà xuất bản Giáo duc
22. Trầ n Đinh Sƣ̉ (chủ biên) (2011) Lí luận văn học, tâ ̣p II. Nhà xuất bản Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m.
̀
23. Trần Đăng Suyền(2008), Nam Cao và những truyện ngắn chọn lọc. Nhà xuất bản Giáo
dục.
23. Bích Thu (1998), Nam Cao về tác gia và tác phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục.
24. Nguyễn Văn Tùng(2002), Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường. Nhà xuất bản
Giáo dục.

25. Nguyễn Trí(và một số tác giả)(2001), Một số vấn đề đổ mới phương pháp dạy học Văn –
Tiếng Việt. Nhà xuất bản Giáo dục.



×