Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

GIAO AN GDCD8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.22 KB, 105 trang )

Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
NS:23/08/2012
Tuần1- Tiết 1 : Bai 1̀ :TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC .
1. Về kiến thức :
- Học sinh hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
- Nêu một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải
- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải .
2. Về thái độ
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải .
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí dân tộc.
* Tích họp GTS: giá trị tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
3. Về kỹ năng: Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải . Cụ thể là
- Biết tôn trọng sự thật;
- Đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng;
- Có thái độ phê phán đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái;….
*Tích hợp KNS: KN ứng xử, KN trình bày suy nghĩ, KN phân tích so sánh.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN .
-SGK .SGV .Tài liệu HD thực hiện chuẩn KT- KN GDCD 8.
-Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .
III.PHƯƠNG PHÁP .
- Phương pháp nêu vấn đề .
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải .
- Xử lí tình huống.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: .
1.Ổn định tổ chức.(1’)
2.Kiểm tra bài cũ :( 2’) Kiểm tra sách vở của học sinh .
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài mới: (2’) GV đưa ra tình huống:Tại lớp 8B đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp


LT:Ngày lễ khai giảng năm học mới nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục, ai có ý
kiến về vấn đề này?
Tổ 1:Nên để mọi người mặc tự do miễn là đẹp
Tổ 2:Chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với HS và phù hợp với ngày lễ long trọng
Tổ 3:Chúng ta đang tuổi HS THCS nên mặc đúng qui định nhà trường mới là tốt nhất
LT:Các tổ đã đưa ra ý kiến của mình,bây giờ mình xin kết luận:Chúng ta mặc đồng phục
trong ngày lễ khai giảng
Các bạn đều vỗ tay đồng ý vui vẻ
GV:Việc làm của các bạn LT, tổ 1, tổ 2, tổ 3 thể hiện đức tính gì -> dẫn dắt vào bài mới
b.Tiến trình bài mới:
.

1
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:(10’ ) Tìm hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng
lẽ phảI qua mục đặt vấn đề.
Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề sau .
Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ
Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên .
Nhóm 2 :Trong các cuộc tranh luân có bạn đưa ra ý kiến
nhưng bị đa số các bạn phản đối .Nếu thấy ý kiến đó đúng
thì em xử sự như thế nào ?
Nhóm 3 :Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra ,
em sẽ làm gì ?
HS: Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép lại các ý
kiến cử đại diện lên trình bày.
N1 : Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích
,chứng tỏ ông là một người dũng cảm ,trung thực ,dám đấu
tranh đến cùng để bảo vệ chân lý ,lẽ phải ,không chấp nhận

những điều sai trái .
N2: Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo
vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác
thấy những điểm em cho là đúng , hợp lý .
N3: Em phải thể hiện thái độ không đồng tình của em đối
với hành vi đó .Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm
sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy .
Các nhóm nhận xét bổ sung lẫn nhau giáo viên kết luận cho
điểm
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN ứng xử thể hiện sự tôn
trọng, bảo vệ lẽ phải
GV:Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào
được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung
của xã hội.
GV Nhận xét : Để có cách ứng xử phù hợp trong những
trường hợp trên đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức
mà còn phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở
tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những hành vi sai
trái
GV: Vậy lẽ phải là gì ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
HS: trả lời và ghi vào vở
Hoạt động 2 :(10’) Tìm những biểu hiện của tôn trọng lẽ
phải và không tôn trọng lẽ phải mà em quan sát được
trong cuộc sống hằng ngày
Tiến hành:Tổ chức trò chơi:
GV: Tổ chức trò chơi “nhanh tay nhanh trớ
HS: Chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm cùng làm 1 câu
Câu 1:tìm những hành vi biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
( N1+N3)
Câu 2 : Tìm nhưng hành vi không tôn trọng lẻ phải?

( N2+N4)
HS : Tiến hành chơi trong 3phút và ghi kết quả ra giấy A4.
Cả lớp theo dõi và nhận xét
GV: Tổng kết và làm sáng tỏ nội dung bài học
Liên hệ: Các em đã thực hiện tốt những nội qui, qui định do
1.Thế nào là lẽ phải và tôn
trọng lẽ phải:
a.Lẽ phải là những điều được
coi là đúng đắn phù hợp với
đạo lí và lợi ích chung của xã
hội.
b.Tôn trọng lẽ phải: Là công
nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo
vệ điều đúng đắn; biết điều
chỉnh suy nghĩ, hành vi của
mình theo hướng tích cực;
không chấp nhận và làm theo
những việc sai trái.
2. Biểu hiện của tôn trọng l ẽ
phải với không tôn trọng lẽ
phải :
- Biểu hiện của tôn trọng lẽ
phải:
+ Chấp hành tốt mọi nội quy,
quy định nơi mình sống, học
tập và làm việc;
+ Không nói sai sự thật;
+ Không vi phạm đạo đức và
pháp luật;
+ Biết đồng tình, ủng hộ ý kiến,

quan điểm, việc làm đúng;
+ Có thái độ phê phán đối với ý

2
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
trường lớp đề ra chưa?
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN phân tích, so sánh về
biểu hiện của tôn trọng lẽ phải không tôn trọng lẻ phải
Hoạt động 3: (15’)Tìm hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
và biện pháp rèn luyện tôn trọng lẽ phải.
GV:Đối với những việc làm như :
-Vi phạm luật giao thông đường bộ .
-Vi phạm nội quy ở trường lớp.
-Làm trái các qui định của pháp luật .Có phảI là tôn trọng lẽ
phảI không?
GV: Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động
gì ?
HS: Bày tỏ ý kiến của mình
HS: Thảo luận 1 BT tình huống:Trong giờ văn, Hoàng vô
tình ném phấn trúng người cô giáo.Cô hơi giận và muốn
biết ai đã gây ra chuyện đó.Cả lớp im lặng cô vừa giận vừa
buồn.
-Câu 1:Việc làm của Hoàng là đúng hay sai? Vì sao?
-Câu 2:Nếu em là một HS trong lớp của Hoàng, em sẽ làm
gì?
HS: Thảo luận trả lời
GV:Nhận xét bổ sung
-Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ?
-Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn
trọng lẽ phải.

HS: trả lời theo suy nghĩ
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN trình bày suy nghĩ về ý
nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải
GV:Tổng kết diều chỉnh giáo dục HS và hướng dẫn HS ghi
nhớ nội dung bài học.
kiến, quan điểm, việc làm sai
trái;….
- Biểu hiện của không tôn trọng
lẽ phải :
+ Xuyên tạc, bóp méo sự thật;
+ Vu khống;
+Bao che, làm theo cái sai,
cáim xấu;
+Không dám bảo vệ sự thật,
bảo vệ cái đúng, cái tốt;
+Không dám đấu tranh chống
lại cái sai;…
3. ý nghĩa:
-Tôn trọng lẽ phải giúp mọi
người có cách ứng xử phù hợp;
- Làm lành mạnh, tốt đẹp các
mối quan hệ xã hội ;
- góp phân thúc đẩy xã hội ổn
định và phát triển .
4.Bài tập :

4.Củng cố:(4’)
-HS thảo luận bài tập:Trong cuộc sống,có một vài trường hợp những người đấu tranh để
bảo vệ lẻ phảI bị thù hằn, trù dập.Theo em, cần phải làm gì để bảo vệ những người dám đấu
tranh cho lẽ phải.(*Tích hợp GTS)

5.HDVN:(1’)
-Học các phần nội dung bài học,làm BT 4,5,6sgk/5 .
-Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải
-Chuẩn bị bài cho tiết sau: Liêm khiết.
+Theo em muốn trở thành ngươid liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?
+Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ danh ngôn nói về tính liêm khiết.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

3
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………

4
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
NS: 01/09/2013
Tuần 2: Tiết 2. Bài 2: LIÊM KHIẾT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC .
1.Kiến thức .
-Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết
- Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết .
-Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết .
2.Kỹ năng
-Học sinh phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính
- Biết sống liêm khiết, không tham lam .
*Tích hợp KNS: KN xác định giá trị ; KN phân tích so sánh, KN tư duy phê phán.
3.Thái độ .
-Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết , đòng

thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống .
*Tích hợp GTS: giá trị liêm khiết trong cuộc sống
*Lồng ghép ĐĐ Hồ Chí Minh: Bác là người sống trong sạch, liêm khiết, suốt đời sống vì
nước và dân.
II.PHƯƠNG PHÁP:
-Giải quyết vấn đề
-Thảo luận nhóm .
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: .
-Ca dao tục ngữ danh ngôn nói về liêm khiết .
-Các loại báo liên quan đến pháp luật .
IV.IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: .
1Ổn định : 1’
2.Kiểm tra bài cũ : (3)
-Là học sinh em đã rèn luyện thế nào để trở thành người sộng giản dị?
-Hãy kể ngững tấm gương sống giản dị mà em biết?
3.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài mới: (1) GV:Đưa ra tình huống (Bảng phụ)
TH1:Em Hà ở thành phố nhặt được ví tiền nhờ công An trả lại cho người mất.
TH2:Chú Minh CSGTkhông nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm ATGT
GV:Những hành vi trên thể hiện đức tính gì?
HS:suy nghĩ trả lời
GV:dẫn dắt vào bài mới.
b.Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10)Tìm hiểu thế nào là liêm khiết qua mục
đặt vấn đề.
Gọi HS đọc phần đặt vấn đề
GV:Chia lớp thành 4 nhóm tiến hành thảo luận.( 3 phút )
N1:Em có nhận xét gì về cách sử xự của bà Ma- ri Quy -ri?
N2:Em có nhận xét gì về cách sử xự của Dương Chấn và Bác

Hồ?
N3:Theo em những cách xử sự của bà Ma –ri Quy- ri, Dương
Chấn, Bác Hồ có điểm gì chung? Bộc lộ phẩm chất gì?
N4:Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đở của
Pháp . Sự từ chối đút lót của Dương Chấn và cách sống của
Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào ?
*Lồng ghép ĐĐHCM
1. Thế nào là liêm khiết:
- Liêm khiết là một phẩm
chất đạo đức của con người
thể hiện lối sông trong sạch,
không hám danh hám lợi,
không bận tâm về những toan
tính nhỏ nhen ích kỷ

5
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
HS:Thảo luận và cử đại diện trình bày
GV:nhận xết ý kiến của các nhóm và kết luận:cả ba nhân vật
trên ta thấy họ có điểm chung giống nhau đó là họ không vụ
lợi không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm
mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào.Vì thế họ
dã nhận được sự tin cậy ,quý trọng của tất cả mọi người và
làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
+ Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng chạy theo
đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập
những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa
thiết thực. Bởi lẽ điều đó:
+ Giúp phân biệt được những hành vi liêm khiết và không
liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày

+ ủng hộ quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi
thiếu liêm khiết: Tham ô, tham nhũng, hám danh hám lợi…
+Giúp mọi người có thói quen tự kiểm tra hnhf vi của mình
để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết
Hoạt động 2 : : (14)Tìm những biểu hiện sống liêm khiết
và những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết
Tiến hành:Hoạt động nhóm
Câu 1: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết
Câu 2: Nêu những biểu hiện sống liêm khiết
HS: Tiến hành thảo luận vàcử đại diện lên trình bày
- Những biểu hiện không liêm khiết: Những người lãnh đạo
lợi dụng chức quyền nhận quà hối lộ, lâm tặc móc nối với
công an, cán bộ lâm nghiệp ăn cắp gỗ quí, săn bắt động vật
quí hiếm, các công ty ,xí nghiệp móc ngoặc hối lộ làm ăn
gian lận thất thoát tài sản của nhân dân, trốn thuế…
GV: Cho hs nhận xét và tổng kết: Nếu một người mong
muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao đọng chủ mình( làm
giàu chính đáng) luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để dạt kết
quả cao trong công việc, không móc ngoặc, hối lộ, làm ăn
gian lận…Đó là những biểu hiện của hành vi liêm khiết
? Theo em là học sinh có cần phải liêm khiết không?
HS: - Sống giản dị
- Luôn phấn đấu học tập
- Không gian lận.
GV: Nhận xét và hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học.
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN phân tích, so sánh và
KN tư duy phê phán đối với những biểu hiện sống liêm
khiết và những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của liêm khiết(10)
GV: Qua tham khảo sách ,báo em hãy kể lại một vài việc làm

thiếu tính liêm khiết đã đưa đến hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội( làm tổn thất tài sản của nhà nước, làm hại nhân dân, làm
lũng đoạn nền kinh tế, làm cán bộ viên chức biến chất).
HS:trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
GV: Nhận xét và cộng điểm cho HS làm tốt.
? Liêm khiết có ý nghĩ như thế nào trong cuộc sống
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN xác định giá trị về ý
nghĩa của sống liêm khiết.
GV KL bài học:
2. Một số biểu hiện của liêm
khiết :
- không tham lam;
-Không tham ô tiền bạc, tài
sản chung;
-Không nhận hối lộ;
-không sử dụng tiền bạc, tai
sản chung vào mục đích cá
nhân;
-Không lợi dụng chức,quyền
để mưu lợi cho bản thân;…
3. Ý nghĩa:
- Sống liêm khiết sẽ làm cho
con người thanh thản, đàng
hoàng, tự tin, không bị phụ
thuộc vào người khác
-Được mọi người xung quanh
kính trọng, vị nể.
4. Bài tập

6

Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
4. Củng cố:(5)GV:Yêu cầu hs làm bt 1/ sgk 8
HS:Những hành vi thể hiện tính liêm khiết:a,c,đ, g
HS làm BT sau: Em hãy giải thích ngắn ngọn các câu tục ngữ sau:
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.
Ăn một miêng ,tiếng một đời.
Của vào nhà quan như than vào lò.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
(*Tích hợp GTS)
5.HDVN: :(1)
-Làm các bài tập còn lại trong SGK.
-Chuẩn bị bài: Tôn trọng người khác.
+ Đọc và trả lời các câu hỏi phần đặt vấn đề+ Nêu các biểu hiện tôn trọng người khác và
không tôn trọng người khác( ở trường, ở nhà, ở nơI công cộng)

*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………

7
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
NS: 05/09/2012 ND:
11/09/2012
Tuần 3- Tiết 3: Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1, Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác.

- Nêu được những biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nhau .
2, Kỹ năng:
- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng
người khác trong cuộc sống.
- Học sinh tôn trọng bạn bè và mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
*Tích hợp KNS: KN tư duy phê phán, KN phân tích so sánh, KN ra quyết định
3, Thái độ:
- Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những nét ứng sử đẹp
- Phản đối, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác .
*Tích hợp GTS: giá trị tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày.
II/ PHƯƠNG TIỆN:
- Sgk , và sgv- gdcd 8. Tài liệu HD chuẩn KT- KN
- Bài tập tình huống, ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác .
III/ PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp giảng giải, vấn đáp , trò chơi, nêu gương.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức:(1))
2.Kiểm tra bài cũ: (2)Thế nào là cuộc sống liêm khiết ? ý nghĩa của cuộc sống liêm khiết .
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài mới: (1’)
Trong cuộc sống hằng ngày chung ta giao tiếp với rất nhiều người.Trong các hoạt động
giao tiếp đó, để được mọi người tôn trọng quý mến mình thì trước hết mình phải biết tôn trọng
họ.Vậy thế nào là tôn trọng người khác và vì sao phải tôn trọng người khác thì bài học hôm
nay ta sẽ rõ.
b) Dạy bài mới :
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: Tìm hiểu thế nào là tôn trọng người khác
qua phần đặt vấn đề (8’)
Tiến hành thảo luận nhóm.

GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận, 2 nhóm một vấn
đề. (3 phút)
HS: Thảo luận nhóm và cử nhóm trưởng ghi kết quả thảo
luận.
N1 + N 2: Nhận xét về cách cư sử thái độ việc làm của
Mai? Mai đã được mọi người đối xử như thế nào?
N3 + N4: Nhận xét về cách ứng sử và thái độ của Hải ?
Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
N5+N6: Nhận xét về cách cư sử việc làm của Quân và
Hùng hành vi đó thể hiện điều gì?
GV:Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày
HS: Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
GV: Theo em những hành vi nào đúng để cho chúng ta
1.Thế nào là tôn trọng người
khác?
Tôn trọng người khác là sự đánh
giá đúng mức, coi trọng danh dự
phẩm giá và lợi ích của người
khác.

8
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
học tập? Hành vi đó thể hiện điều gì?
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN tư duy phê phán
trong việc nhận xét, đánh giá hành vi thể hiện tôn trọng
người khác hoặc không tôn trọng người khác .
? Vậy tôn trọng người khác là gì ?
HS: Dựa vào nội dung bài học trả lời
GV: Nhận xét , chốt lại ý chính.
Hoạt động2: Tìm những biểu hiện của hành vi tôn

trọng và không tôn trọng người khác.(11’)
Tiến hành: tổ chức trò chơI ” Ai nhanh hơn”
GV: Chia lớp thành hai đội thi với nhau, trong vòng 3
phút đội nào tim được nhiều biểu hiện hơn đội đó sẽ thắng
*Đội 1: Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng người
khác.
*Đội 2: Tìm những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng
người khác
HS: Theo dõi nhận xét
GV: Chốt lại đánh giá từng nhóm
-> Kết luận: Biểu hiện của tôn trọng người khác: luôn biết
lắng nghe ý kiến của người khác; kính trọng lễ phép đối
với người trên, nhường nhịn giúp đỡ em nhỏ, không công
kích chê bai nói xấu người khác.Sống chan hòa cởi mở
với bạn bè và giúp đỡ mọi người một cách nhiệt tình vô tư
+ GV: gợi ý thêm để hs đưa ra những ví dụ về việc thiếu
tôn trọng người khác như:
• Thái độ ứng xử ở nơi công cộng: ở trường,
bệnh viện, dự đám tang
• Thái độ đối với mọi người xung quanh: Với
người già cả,khuyết tật,các em nhỏ mồ côi,
người nghèo khổ….
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN phân tích, so sánh
những biểu hiện tôn trọng và thiếu tôn trọng người
khác
Hoạt động 3:Tìm ý nghĩa của sự tôn trọng người khác
trong cuộc sống(9’)
Tiến hành: HS làm bài tập
Bài tập 1: Biết tôn trọng người khác sẽ giúp ích gì cho ta
trong cuộc sống?

a/  Được người khác tôn trọng mình
b/  Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh với
mọi người
c/ Tạo thiện cảm với người khác để mưu cầu hạnh phúc
khi cần
d/  Để tránh va chạm,dĩ hòa vi quý
e/  Là cơ sở để quan hệ xã hội trong sáng và tôt đẹp hơn
GV: Chốt lại  Kết luận
Bài tập 2: Giải quyết tình huống:
TH 1: Trong cuộc sống ,có người biết tôn trọng người
khác và không biết tôn trọng người khác.Nhưng việc An
không tôn trọng chú Hoàng vì chú Hoàng lười lao động,
lại ăn chơI nghiện hút thì đúng hay sai ?
TH 2: Trong giờ học môn Lý, Hùng có ý kiến sai, nhưng
2. Những biểu hiện của sự tôn
trọng người khác:
- Biết lắng nghe;
- Biết cư xử lễ phép, lịch sự;
- Biết thừa nhận và học hỏi
các điểm mạnh của người
khác;
- Không xâm phạm tài sản, thư
từ, nhật kí, sự riêng tư của
nhười khác;
- Tôn trọng những sở thích,
thói quen, bản sắc riêng của
người khác
2.Tại sao phải tôn trọng người
khác:
- Có tôn trọng người khác thì

mới được người khác tôn trọng
mình.
- Mọi người tôn trọng lẫn nhau
là cơ sở để quan hệ xã hội trở
nên lành mạnh, trong sáng và tốt
đẹp hơn  Cần tôn trọng mọi
người ở mọi nơi, mọi lúc, cả
trong cử chỉ lời nói và hành
động.

9
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
không nhận cứ tranh cãi với cô giáo và cho mình là đúng.
Cô giáo yêu cầu Hùng không trao đổi nữa để giờ ra chơi
giải quyết tiếp; ý kiến của em về cô giáo và bạn Hùng.
HS: Giải quyết tình huống
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN ra quyết định, KN
giao tiếp thể hiện tôn trọng người khác.
GV: Nhận xết và kết luận: Tôn trọng người khác không
có nghĩa là đồng tình ,ủng hộ, lắng nghe mà không có sự
phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến , việc làm sai
trái.Song tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng
hành vi có văn hóa kể cả trong trường hợp đấu tranh phê
bình họ. Không coi khinh miệt thị,xúc phạm đến danh dự
hay dùng lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích họ.
4.Củng cố:(3p)
- Hướng dẫn HS làm bt1/SGK
- Em hãy một vài câu ca dao , tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác.
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (Tích hợp GTS)

5.HDVN:(1p) - Học bài cũ, lam các bt còn lại trong SGK
- Chuẩn bị bài 4: Giữ chữ tín.Đọc trước các vấn đề và trả lời các câu hỏi ở phần gợi ý.

*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………

10
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
NS: 15/09/2012 ND:
18/09/2012
Tuần4: Tiết 4: Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín.
- Nêu được những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong cuộc sống các mối quan hệ xã hội , mọi người đều phải giữ chữ tín.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín họăc không giữ chữ tín.
- Học sinh rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín trong mọi việc.
*Tích hợp KNS: KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN giải quyết vấn đế , ra quyết
định.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức giữ chữ tín, học tập và có mong muốn và rèn luyện theo gương những
người biết giữ chữ tín.
*Tích hợp GTS: giá trị của giữ chữ tín trong cuộc sống
*Lồng ghép Đ ĐHCM: Bác là người luôn giữ chữ tín trong mọi hoàn cảnh, mọi đối
tượng , trong công việc và cuộc sống.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Một số câu chuyện ca dao danh ngôn về phẩm chất này.
- Bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu gương, thảo luận nhóm.
- Giảng giải, đàm thoại.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức (1)
2. Kiểm tra bài cũ : (3)1/ Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu một số biểu hiện về hành vi
không tôn trọng người khác?
2/ Là HS để tôn trọng người khác em phải làm gì?
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài mới: (1)GV nêu vấn đề: Một trong những hiện tượng đáng buồn trong đời
sông hiện nay đó là sai hẹn: Mời họp 8h thì 9h mới thấy mọi người đến, cuộc giao lưu văn
nghệ tổ chức 7h thì 8h khách mời mới đông đủ, đám cưới mời 10h thì 11h chủ nhân mới bắt
đầu… Phải chăng sự sai hẹn này đã thành thói quen khó sửa?
Em có chấp nhận hiện tượng đó không? Vì sao? GV dẫn dắt vào bài.
b.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động1:(8p) Giải quyết vấn đề, giúp học sinh hiểu thế nào
là giữ chữ tín.
HS: Đọc phần đặt vấn đề/ SGK 11
GV: Hướng dẫn hs khai thác mục đặt vấn đề.
? Qua phần đặt vấn đề, em hãy nêu những chi tiết cho thấy Nhạc
Chính Tử và Bác Hồ là người giữ chữ tín?
HS: Vua nước Lỗ muốn đưa cái đỉnh giả cho vua nước Tề và
sai Nhạc Chính Tử mang đi. Nhưng vì coi trọng cái đức tin, coi
trọng chữ tín của mình nên chỉ khi nào vua đưa cái đỉnh thật ông
mới chịu đi.
Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn không quên

lời hứa mua một chiếc vòng bạc cho em bé trong khi 2 năm đã
1. Thế nào là giữ chữ tín:
Gĩư chữ tín là coi trọng lòng
tin của mọi người đối với
mình , biết trọng lời hứa và
biết tin tưởng nhau.

11
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
trôI qua và mọi người không ai còn nhớ.Bác bảo: “ Mình đã hứa
thì phải làm cho kì được, không làm được thì đừng có hứa”. Đấy
là chữ tín cần gữi trọn.
GV: Người như Nhạc Chính tử Và Bác Hồ là người giữ chữ tín .
*Lồng ghép ĐĐHCM
GV: Vậy thế nào là giữ chữ tín?
HS: Trả lời theo phần nội dung bài học.
GV: Chốt lại và hướng dẫn hs ghi vào vở ?
Hoạt động2:(15) Tìm biểu hiện của giữ chữ tín và không giữ
chữ tín.
GV: Tiến hành trò chơi: “ Tiếp sức” lớp chia thành 2 đội, mỗi
đội cử 3 bạn tham gia.
 Đội A: Tìm biểu hiện của người giữ chữ tín( với bản thân,
bạn bè ,những người xung quanh, trong quan hệ hợp tác kinh
doanh)
 Đội B: Tìm biểu hiện của hành vi không gữi chữ tín.
Mỗi bạn chuyền tay nhau ghi nhanh các biểu hiện, trong vòng 2p
đội nào tìm nhiều biểu hiện hơn đội đó sẽ thắng.
HS:Theo dõi nhận xét.
GV:Nhận xét đánh giá tuyên dương đội thắng.
Làm bài tập1/ SGK trang 12

+ Tình huống b:Bố Trung không phải là người không giữ chữ tín,
mà vì do hoàn cảnh khách quan là phải đi công tác đột xuất nên
bố Trung không thực hiện được lời hứa của mình.
+ Các tình huống còn lại đều biểu hiện hành vi không giữu chữ
tín vì đều không giữ đúng lời hứa( có thể là cố tình hay vô tình)
hoặc có hành vi không đúng khi thực hiện lời hứa( tình huống a).
GV chốt lại: Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ
tín, song giữ chữ tín không phải là chỉ giữ lời hứa mà còn phải
thể hiện ý thức trách nhiệm và sự quan tam của mình khi thực
hiện lời hứa( chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của người khác…
trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh).
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN tư duy phê phán đối với các
biểu hiện của giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín
Hoạt động 3:(10)HS hiểu sự cần thiết của việc giữ chữ tín và
cần phải làm gì để giữ chữ tín.
GV: Đưa ra 2 ví dụ:
1/ Một ông bạn già hẹn tới thăm một người bạn trẻ. Gần tới giờ
hẹn, trời bỗng ập mưa.Ông bạn già tần ngần, cuối cùng quyết
định mặc áo mưa, đội nón lên đường tới nơI đúng hẹn.Người bạn
trẻ vừa sửng sốt, vừa cảm phục cái đức giữ lời hứa của bác bề
trên.
2/ Mặc dù làm ăn thua lỗ nhưng đã lỡ hứa với công nhân nên ông
giám đốc vẫn quyết định vay tiền ngân hàng để thưởng cho mỗi
người một tháng lương nhờ đó mà mọi người rất cảm phục ông
và chăm chỉ làm việc hơn.
? Qua 2 ví dụ trên em thấy việc giữ lời hứa của ông bạn già và
của giám đốc công ty đã có tác dụng như thế nào?
? Vậy theo em người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người như thế
nào ?
GV chốt  kết luận:

Liên hệ bản thân: Trong cuộc sống hằng ngày( quan hệ với bạn
2. Biểu hiện của giữ chữ tín:
- Giữ lời hứa, đã nói kà làm
- Tôn trọng những điều đã
cam kết, có trách nhiệm về lời
nói, hành vi, việc làm của bản
thân….
3.ý nghĩa:
- Giữ chữ tín là tự trọng bản
thân và tôn trọng người khác.
- Người biết giữ chữ tín sẽ
nhận được sự tin cậy tín
nhiệm của người khác đối với
mình.

12
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
bè, thầy cô, cha mẹ…) em đã giữ chữ tín chưa? ví dụ cụ thể?
HS: Liên hệ bản thân.
GV:Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì ta
phải làm gì?
? Theo em là học sinh có cần phải giữ chữ tín không? Nếu cần
phải giữ chữ tín thì phải làm gì?
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN xác định giá trị về phẩm
chất giữ chữ tín
Phương hướng rèn luyện :
-Làm tốt chức trách nhiệm vụ của mình.
- Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ.
4.Củng cố: Bài tập:Em có nhận xét gì về các tình huống sau đây và cho hướng giải quyết
thích hợp.

1/ Long hứa với các bạn sẽ tham gia buổi tập văn nghệ nhưng trời mưa to quá Long không
đến được.
2/ Mai hẹn với Lan cung đi xem phim nên dù chưa học bài xong, Mai vẫn cứ đi.Mai nghĩ”
mình phải giữ chữ tín với bạn bè.
3/ Để tên tội phạm yên tâm ra đầu thú, anh công an hứa sẽ trả tự do cho hắn.Anh nghĩ thầm,
mình không cần giữ lời hứa với kẻ có tội.
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN ra quyết định trong những tình huống liên quan đến
phẩm chất giữ chữ tín
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín.
“Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm, đậu rồi lại bay”
(*Tích hợp GTS)
5.HDVN: - Học bài cũ, làm bt2,3 SGK/13.
- Chuẩn bị bài: Pháp luật và kỷ luật.
+ Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời các câu hỏi phần gợi ý.
+ Là HS có cần có tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật không? Tại sao? Em hãy nêu VD cụ
thể.

*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………


13
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
NS:22 09/2013
Tuần 5 Tiết 5: Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là pháp luật và kỷ luật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật
- Nêu được ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật.
2. Về kỹ năng :
- Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỷ luật ở mọi lúc, mọi nơi.
- Nhắc nhở bạn bè và mọi người thực hiện tốt quy định của nhà trường và xã hội.
3.Thái độ:
-Học sinh Có ý thức tôn trọng pháp luật và kỉ luật
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành
vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
-Thực hành GDCD 8, luật pháp nước ta, những tấm gương người tốt việc tốt.
- Bản nội quy trường, ca dao tục ngữ về pháp luật và kỷ luật.
III . PHƯƠNG PHÁP Thảo luận, giải quyết tình huống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức.( 1’)
2. Kiểm tra 15’:
ĐỀ KIỂM TRA 15’
Câu 1: Thế nào là giữ chữ tín? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín? (3đ)
Câu 2: Em hãy phân biệt những biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ tín ? (4đ)
Câu 3 : Tình huống “ Mẹ Ly hứa cuối tuần này dắt Ly về quê thăm bà ngoại, nhưng mẹ bận
công tác đột xuát nên không đưa Ly đi được”
Theo em, mẹ Ly có phải là người không biết giữ chữ tín không? Vì sao (3đ)
ĐÁP ÁN
Câu 1 : Gĩư chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình , biết trọng lời hứa và
biết tin tưởng nhau. (1.5đ)
ý nghĩa:
- Giữ chữ tín là tự trọng bản thân và tôn trọng người khác.(0.75đ)
- Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tín nhiệm của người khác đối với mình.

(0.75đ)
Câu 2
Biểu hiện của giữ chữ tín:
- Giữ lời hứa, đã nói là làm (1đ)
- Tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi, việc làm của bản
thân….(1đ)
Biểu hiện của không giữ chữ tín:
- Nói một đằng, làm một nẻo; (1đ)
- Chỉ nói mà không làm, không giữ lời hứa,… (1đ)
Câu 3
Mẹ Ly không phải là người không biết giữ chữ tín (1đ)
Vì do hoàn cảnh khách quan mang lại chứ mẹ Ly không cố ý. (2đ)
3.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1) GV đặt vấn đề: Nếu trường học mà không có nội qui trường,không có
tiếng trống để qui định giờ học giờ chơi…thì điều gì sẽ xảy ra trong trường? Nếu xã hội mà
không có pháp luật thì chuyện gì sẽ xảy ra?* HS trả lời. * GV dẫn dắt vào bài mới: Pháp luật
và kỷ luật.
b.Dạy bài mới:

14
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: ( 3’) Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
HS: Đọc mục đặt vấn đề.
GV: Hướng dẫn HS khai thác thông tin sự kiện.
? Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có hành vi vi phạm pháp luật
nhu thế nào?
?Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng
bọn đã gây ra những hậu quả gì?
GV:Để chống lại âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm,các chiến sĩ

công An cần có những phảm chất gì?.
GV: Chốt lại: Các chiến sĩ công an và những người điều hành pháp
luật phải có tính kỷ luật chấp hành luật pháp nghiêm minh.
Hoạt động 2:( 8’)Tìm hiểu nội dung ý nghĩa của pháp luật và kỷ
luật.GV: Hướng dẫn HS phân biệt giữa pháp luật và kỷ luật
HS: trao đổi (theo bàn) phát biểu ý kiến
GV:Ghi nhanh các ý kiến lên bảng HS: Các bạn khác bổ sung
GV:Chốt lại rút ra kết luận:
Pháp luật Kỷ luật
- Là những qui tắc xử sự có tính
bắt buộc chung do nhà nước
ban hành và được nhà nước
đảm bảo thực hiện.
- phạm vi rộng hơn
-Là những quy định quy ước
của một tập thể, một cộng đồng
- Ûphạm vi hẹp hơn,quy định của
tập thể không được trái với quy
định của pháp luật.
- Qui định của tập thể không
được trái với qui định của PL
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ làm rõ
?Mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật.
? Trường học không có nội quy trường thì điều gì sẽ xảy ra?
? Xã hội không có luật pháp thì sẽ như thế nào?
> Ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật?
- Những quy định của pháp luật và kỷ kuật giúp cho mọi người có
một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
Hoạt động 3:( 7’)Thảo luân về biện pháp rèn luyện tính kỷ luật

đối với HS.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận( 3p)
N1+2:Tính kỷ luật của người HS được biểu hiện như thế nào trong
học tập,trong sinh hoạt hăng ngày,ở nhà và ở cộng đồng?
N3+4: Biện pháp rèn luyện tính kỷ luật đối với HS như thế nào?
HS: Đai diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
GV: Chốt lại:
Tính kỷ luật của HS được biểu hiện:
+ Trong học tập:Tự giác vượt khó, đi học đều đặn, đúng giờ,
làm bài,học bài đầy đủ, không quay cóp khi kiểm tra thi cử… biết tự
kiêmt tra, tự đánh giá, tự giác lập kế hoạch học tập, rèn luyện, không
để thầy cô cha mẹ đôn đốc,nhắc nhở hay phiền lòng về sự chểnh
mảng trong học tập của mình.
+ Trong sinh hoạt ở nhà, ở cộng đồng: Tự giác hoàn thành công
việ được giao, có trách nhiệm với công việc chung, không sa ngã và
bị cám dỗ bởi các tệ nạn xá hội: Cờ bạc,nghiện hút biết điều chỉnh
kế hoạch cá nhân khi cần thiết.
1. Thế nào là pháp luật và kỷ
luật:
a. Pháp luật: Là những quy
tắc xử sự chung có tính bắt
buộc, do nhà nước ban hành,
được nhà nước bảo đảm thực
hiện bằng các biện pháp giáo
dục, thuyết phục, cưỡng chế
b. Kỷ luật: Là những quy
định, quy ước của một cộng
đồng( một tập thể) về những
hành vi cần tuân theo nhằm
đảm bảo sự phối hợp hành

động thống nhất, chặt chẽ của
mọi người.
2. Mối quan hệ giữ pháp luật
và kỷ luật:
Kỉ luật của tập thể phải phù
hợp với pháp luật của nhà
nước, không được với pháp
luật
3. Ý nghĩa của pháp luật và
kỷ luật:
- Xác định được trách nhiệm
của cá nhân;
- Bảo vệ quyền lợi cho mọi
người.
- Góp phần tạo điều kiện thuận
lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã
hội phát triển theo một định
hướng chung.
3.Học sinh cần: thường xuyên

15
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
 Những biện pháp rèn luyện:
+ Biết tự kiềm chế, cầu thị vượt khó. Làm việc có kế hoạch.
+ Thường xuyên tự kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch.
+ Luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, nghe lời cha mẹ thầy
cô giáo.+ Biết tự đánh giá hành vi vi phạm pháp luật của mình và
của những người xung quanh.+ Học tập những tấm gương người tốt
việc tốt, biết tránh những tác động tiêu cực ngoài xã hội.
Hoạt động 4: ( 5’) luyện tập.

HS: Tiến hành làm bài tập1 SGK/ 15: Có người cho rằng: Pháp luật
chỉ cần với những người không có tính kỷ luật, tự giác.Còn đối với
những người có ý thức kỷ luật là không cần thiết.
Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
HS: Trình bày ý kiến.
GV: kết luận:Sai, vì: Pháp luật cần cho tất cả mọi người kể cả những
người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỷ luật vì đó là
những qui định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động, tạo ra hiệu
quả, chật lượng của hoạt đọng xã hội.
- Bài tập2 SGK/ 15 > Nội quy của nhà trường, cơ quan không thể
coi là pháp luật vì:Nó không phải do nhà nước ban hành và việc
giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước.
và tự giác thực hiện đúng
những quy định của nhà
trường, cộng đòng và nhà
nước.
4.Bài tập:
4. Củng cố (4) Tổ chức cho HS sắm vai.
Hà vai đội trưởng đang đánh giá công tác của chi đội thì thấy Dũng đến Hà nhắc nhở lần sau
không làm như thế vì thế là thiếu tính kỷ luật. Dũng đã cải lại.
Hà: Trong tuần qua chi đội ta đã hoàn thành xuất sắc số việc như mua sổ số10% đội viên
tham gia.
Dũng: Tôi đi chậm xin phép vào lớp.
Hà: Lần sau Dũng nên đi sớm hơn để khỏi ảnh hưởng tới mọi người vì như thế là về kỷ luật.
Dũng: Vào đội là hoàn toàn tự nguyện tự giác , nên việc tôi đi chậm không thể coi là thiếu kỷ
luật được.? Em đồng ý với ý kiến của ai?
? Nếu là lớp trưởng em sẽ giải thích với bạn như thế nào?
5.HDVN:( 1p)
- Học bài, làm các bài tập còn lại trong SGK/ 15- Tìm những câu ca dao tục ngữ về pháp luật.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Xây dựng tình bạn trong sáng,lành mạnh.

+ Đọc trước phần đặt vấn đề trả lời các câu hỏi phần gợi ý.
+ Tìm một số tấm gương về tình bạn trong sáng lành mạnh.

*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………

16
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
NS: 29/09/2013
Tuần 6 -Tiết 6: BÀI 6: XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH
I. MỤC TIÊU BAÌ HỌC:
1.Kiến thức .
- Hiểu thế nào là tình bạn
- Kể được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh
- Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh.
2.Kỹ năng : Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường
và ở cộng đồng.
*Tích hợp KNS: KN xác định giá trị, KN ứng xử, KN nêu và giải quyết vấn đề.
3.Thái độ .
- Có thái độ quí trọngvà có mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.
- Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
*Tích hợp GTS: giá trị tình bạn trong cuộc sống
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- SGK, SGVGDCD 8,một số bài hát, bài thơ về tình bạn.
- Giấy khổ to, bút dạ, những câu ca dao, tục ngữ danh ngôn về tình bạn.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thảo luận nhóm, nêu gương, trò chơi, kể chuyện, giải quyết tình huống

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức .( 1)
2. kiểm tra bài cũ : ( 2)
- Em hãy phân biệt thế nào pháp luật và kỷ luật?
- Em đã chấp hành kỷ luật của nhà trường và pháp luật của nhà nước như thế nào? Cho
VD?
3. Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài mới:( 3p) GV kể câu chuyện:” Cô chủ không biết quý tình bạn” Thông
qua câu chuyện đó dẫn vào bài. Nếu chúng ta không biết xây dựng một tình bạn đẹp,
không xây dựng trên một tấm lòng chân thật, không tôn trọng yêu quý bạn, thì chúng ta sẽ
bị mọi người bỏ rơi, chúng ta sẽ sống trong cô đơn.Vậy thế nào là một tình bạn trong sáng
lành mạnh, biện pháp xây dựng như thế nào?
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN nêu và giải quyết vấn đề về cách ứng xử trong
những tình huống về tình bạn
b. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:(7p): Thế nào là tình bạn trong sáng, lành
mạnh.
GV:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề.
? Câu chuyện nói về ai?
?Nêu những việc làm mà Ănghen đã làm cho Mac?
?.Em có nhận xét gì về tình bạn của Mac và Ănghen?
?.Tình bạn của Mac và Ănghen dựa trên cơ sở nào?
Sau mỗi câu trả lời, GV cho HS khác nhận xét.
GV:Vậy theo em thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Tổng kết bằng nội dung bài học.
Hoạt động 2: ( 8p) Biểu hiện của tình bạn trong sáng lành
mạnh.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 2 câu hỏi.

N1+ N3: Tìm những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành
1.Thế nào là tình bạn: Tình bạn là
tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều
người trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng
hợp nhau về sở thích, tính tình, mục
đích, lí tưởng .
2. Biểu hiện của tình bạn trong sáng
lành mạnh:
- Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

17
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
mạnh?
N2+ N4: Tìm những biểu hiện của tình bạn lệch lạc, tiêu cực?
HS:Các nhóm thảo luận trong 3 phút, sau đó cử đại diện trình
bày, nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
GV: Tổng kết và rút ra kết kuận về đặt điểm tình bạn trong
sáng lành mạnh.
Liên hệ: Các em đã xây dựng cho mình tình bạn trong sáng,
lành mạnh chưa?
HS: Phát biểu ý kiến cá nhân.
GV:Chốt ý, uốn nắn lệch lạc và giáo dục cho các em.
Hoạt động 3: (10p) Vì sao phải xây dựng tình bạn trong
sáng lành mạnh?
GV: Tổ chức cho các em tiến hành trò chơi “ Nếu… thì”
GV: đưa ra 5 câu hỏi và 5 câu thì ( chuẩn bị ở những mảnh giấy
cứng)
HS: Cử 10 bạn tham gia trò chơi, 5 bạn cầm câu nếu, 5 bạn cầm
câu thì.

GV: Tổ chức trò chơi: Khi cô giáo đọc câu” nếu “ -> Bên kia có
câu “ thì “tương ứng thì sẽ đi tìm câu cô vừa đọc để ghép lại,
thành một câu” nếu… thì” hoàn chỉnh.
HS :Tiến hành chơi.
5 câu nếu và 5 câu thì hoàn chỉnh:
1.Nếu chúng ta biết thông cảm,chia sẽ thì sẽ có một tình bạn
tốt.
2.Nếu biết xây dựng tình bạn đẹp thì sẽ vượt qua mọi khó khăn.
3.Nếu có tình bạn trong sáng lành mạnh thì ta sẽ yêu cuộc sống
hơn.
4. Nếu không có bạn thì cuộc sống sẽ trỏ nên vô vị.
5.Nếu có bạn tốt thì họ sẽ cho ta lời khuyên chân tình.
GV: Vì sao phải xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh?
GV: Chốt lại bằng nội dung bài học.
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN xác định giá trị về tình
bạn
Hoạt động 4: (7p) Biện pháp để xây dựng tình bạn trong
sáng lành mạnh.
GV: Để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần có những
biện pháp nào?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV:Chốt lại nội dung bài học.
Cho HS giải quyết tình huống: Hùng và Thắng là đôi bạn chơi
thân từ nhỏ, nhưng lên lớp 8, Hùng ham chơi nên bị bạn bè xấu
rủ rê lôI kéo,bỏ bê việc học.Nếu em là Thắng, em sẽ xử sự như
thế nào? Vì sao?
HS: xử lí tình huống.
*Tích hợp KNS: hướng cho hs KN ứng xử tốt đẹp về tình bạn
GV:Nhận xét bổ sung để rèn luyên thêm kỹ năng cho HS.
Liên hệ: Bản thân em sẽ làm gì để xây dựng cho mình một tình

bạn trong sáng lành mạnh?
HS: liên hệ bản thân.
GV: Hãy nêu một số tình bạn đẹp mà em biết?
- Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm
với nhau.
- Thông cảm đồng cảm sâu sắc với
nhau.
*Những thái độ, hành vi, việc làm
không phù hợp với tình bạn trong
sáng lành mạnh.
- Lợi dụng bạn bè
- Bao che khuyết điểm, dung túng cho
nhau làm điều xấu
-A dua theo nhau ăn chơi, đua đòi, vi
phạm pháp luật,…
3.Ý nghĩa:
- Giúp con người cảm thấy ấm áp, tự
tin yêu cuộc sống hơn.
- Biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn.

18
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
HS: Nêu những tình bạn đẹp.
GV: Nhận xét và kết bài băng một số câu ca dao về tình bạn.
4. Củng cố: (6’)Trò chơi “ Tìm mảnh ghép”.Chuẩn bị những câu khuyết và một loạt đáp án.
Cho các em lên tìm đáp án ghép vào câu khuyết cho hợp lí.
1/ Tình bằng hữu là 1…….trong 2 thân thể.
2/ Nên có nhiều bạn và sách nhưng phải là bạn và sách……
3/ Tình bằng hữu là cái gì kiên cố và bền vững đến… nếu ta không kêu gọi đến nó trong
lúc………

4/ Ai có được 1….lớn là có một….
(*Tích hợp GTS)
5.HDVN:(1’)
- Học bài, làm các bài tập trong SGK.
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình bạn.
- Chuẩn bị bài mới, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội: đọc và tìm hiểu phần
đặt vấn đề, tìm hiểu những hoạt động chính trị- xã hội ở địa phương em.

*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………….

19
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
NS: 6/10/2013
Tuần 7 Tiết 7: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ
CHỦ ĐỀ: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ– XÃ HỘI.
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức.
- Học sinh hiểu các loại hình hoạt động chính trị - xã hội, sự cần thiết tham gia các hoạt động
chính trị - xã hội vì lợi ích ý nghĩa của nó.
2.Kỹ năng.
- Học sinh có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, qua đó hình thành kỹ năng tự
khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.
3.Thái độ.
- Hình thành ở học sinh niềm tin yêu cuộc sống tin vào con người.
II . PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.
1.Giáo viên:

- Phương pháp thảo luận kết hợp với giả quyết vấn đề
- SGK, SGVGDCD 8, những tấm gương HS, SV tham gia tích cực vào phong trào của Đoàn,
Đội.
2.Học sinh: chuẩn bị giấy, bút dạ để thảo luận nhóm.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ .
1. Ổn định tổ chức .( 1)
2. Kiểm tra bài cũ :(3) 1/ Nêu đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh.
2/ Theo em cần phải làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
3. Dạy bài mới .
a.Giới thiệu bài ngoại khoá :(2)Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề SGK/ 18 và trả lời câu
hỏi a phần gợi ý: Em đồng tình với quan điểm nào? Tại sao?
+ HS đồng tình với quan điểm : Phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội
của địa phương, của đất nước.
 GV giới thiệu bài: Vậy hoạt động chính trị – xã hội là gì? Vì sao cần phải tích cực
tham gia các hoạt động chính trị xã hội?  Vào bài .
b. Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:(14) Tìm hiểu hoạt động chính trị bao gồm
những lĩnh vực nào.
GV: Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm thảo luận trong 3 phút.
Câu hỏi thảo luận: Hoạt động chính trị xã hội bao gồm những
hoạt động nào? Cho ví dụ từng loại
HS: Các nhóm thảo luận ghi kết quả ra giấy và lần lượt ghi kết
quả ra giấy. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Đánh giá chốt lại: Hoạt động chính trị – xã hội có 3 loại
hoạt động quan trọng đó là:
Hoạt động trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ
chế độ chính trị , trật tự an ninh xã hội như: Lao động sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp…, tham gia giữ gìn trật tự an ninh xã
hội ở địa phương, ở trường, thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Hoạt động giao lưu giữa con người với con người như: Hoạt
động nhân đạo, từ thiện,bảo vệ môi trường( phong trào đền ơn
đáp nghĩa, hiến máu…)
Hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính
trị( Đoàn, đội, hội, các hoat động của câu lạc bộ…) nhằm phát
triển cá nhân, xây dựng các tập thể, đóng góp vào công việc
chung của xã hội.
1. Thế nào là hoạt động chính
trị- xã hội:
- Hoạt động chính trị – xã hội
là những hoạt động có nội dung
liên quan đến việc xây dựng và
bảo vệ Nhà nước, chế độ chính
trị, trật tự an ninh xã hội; là
những hoạt động trong các tổ
chức chính trị, đoàn thể quần
chúng và hoạt động nhân đạo,
bảo vệ môi trường sống của
con người…

20
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
*Hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK/19.
Các hoạt động thuộc loại hoạt động chính trị xã hội là: c, d, e, g,
h, i, k, l, m, n.
Hoạt động 2:(10)Tìm hiểu ý nghĩa, lợi ích của việc tích cực
khi tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/19: Tìm những biểu hiện thể
hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động CT-
XH.

* Biểu hiện sự tích cực tham gia : a, e, g, i, k, l.
* Biểu hiện không tích cực: b, c, d, đ, h.
? Nếu tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội sẽ có ý
nghĩa gì?
HS: Là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển
khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc
chung của xã hội.
? Khi tham gia các hoạt động do lớp trường tổ chức, em thường
xuất phát từ những lý do nào? Vì sao?
 HS cần xác định đúng động cơ của việc tham gia các
hoạt động chính trị xã hội: tự giác, chủ động, tình
nguyện…
? Đối với mỗi HS việc tham gia các hoạt động do Đoàn, Đội,
Nhà Trường tổ chức sẽ có tác dụng như thế nào?
Hoạt động 3:(11) Giúp HS biết vạch kế hoạch và tự giác chủ
động thực hiện các hoạt động chính trị xã hội
Yêu cầu HS giải quyết tình huống ở BT4: Em đến nhà bạn để rủ
bạn cùng đi tham gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội sắp tới,
nhưng bạn không muốn đi vì đang xem bóng đá trên vô tuyến.
Em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao?
HS: Có thể đưa ra nhiều phương án giải quyết.
 Phương án tốt nhất: Cần phải đi cổ động cho ngày bầu
cử, sâu khi đi về tập trung chuẩn bị bài.
GV kết luận: Để làm việc có kế hoạch và tự giác chủ động tham
gia các hoạt động chính trị xã hội, HS cần:
 PhảI có kế hoạch làm việc để các hoạt động không ảnh
hưởng đến kế hoạch học tập, lao động ở nhà.
 Nhắc nhở lẫn nhau, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
 Đấu tranh bản thân để chống lại tư tưởng ngại khó, thiếu
kỷ luật, tính bốc đồng của tuôỉ trẻ ( thích thì làm, gặp

khó khăn thì chán nản).
2.ý nghĩa: Là điều kiện để mỗi
cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát
triển khả năng và đóng góp trí
tuệ, công sức của mình vào
công việc chung của xã hội.
3. HS cần tham gia các hoạt
động chính trị- xã hội vì:
- Hình thành , phát triển thái độ
tình cảm, niềm tin trong sáng,
rèn luyện năng lực ứng xử giao
tiếp, năng lực tổ chức quản lí,
năng lực hợp tác…
4.Củng cố:(4)HS làm các bài tập sau:
1/ Hãy kể một số hoạt động chính trị- xã hội mà em đã tham gia ở trường, ở địa phương?
- Trồng cây ở đường làng , ngõ xóm, sân trường và những nơi công cộng khác.
- Tổ chức thu gom rác thải ở bãi biển, sông hồ…
- Tổ chức tổng vệ sinh ở đường làng ngõ xóm…
2/ Sưu tầm gương “ người tốt việc tốt” tham gia hoạt động chính trị- xã hội.
5. HDVN:(1)
- Nhắc nhở tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Đội nhà trường tổ chức
- Học kĩ những bài đã được học, xem lại các bài tập đã làm tiết sau kiểm tra một tiết.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

21
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
…………………………………………………………………………………………………
……………………….

NS: 06/10/2012 Tuần
7 Tiết 7: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ
CHỦ ĐỀ: NGOẠI KHÓA VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC SINH HIỆN NAY
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức.
- Học sinh hiểu thực trạng đạo dức học sinh hiện nay, nguyên nhân của thực trạng trên, giải
pháp
2.Kỹ năng.
- Học sinh có kỹ năng rèn luyện phẩm chất đạo đức cho bản thân.
3.Thái độ.
- Hình thành ở học sinh thái độ ứng xử có đại đức với giia đình, thầy cô và bạn bề, phê phán
những hành vi ứng xử thiếu đạo đức
II . PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.
1.Giáo viên:
- Phương pháp thảo luận kết hợp với giả quyết vấn đề
- SGK, SGVGDCD 8, một số tình huống.
2.Học sinh: chuẩn bị giấy, bút dạ để thảo luận nhóm.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ .
4. Ổn định tổ chức .( 1)
5. Kiểm tra bài cũ :(3) 1/ Nêu đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh.
2/ Theo em cần phải làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
6. Dạy bài mới .
a.Giới thiệu bài ngoại khoá :(2) gọi 1 hoc sinh đứng dậy hỏi: mục đích của em đến
trường là làm gì? Học kiến thức và rèn luyện đạo đức. trong những năm học phổ thông,
học sinh không những học những kiến thức cơ bản mà còn rèn dạy về đạo đức. những giá
trị đạo đức căn bản (tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương con người…)
sẽ giúp cho con người sống tốt đẹp hơn. Nhưng giường như những giá trị này đang bị
xuống cấp. vấn đề này đang được quan tâm của toàn xã hôi. Đã đến lúc chúng ta cần có
cái nhin khách quan về việc giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay.
b. Tiến trình bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:(7) Tìm hiểu thế nào là đạo đức?
? theo em hiểu thế nào là đạo đức?
? Em hãy kể tên một số chuẩn mực đạo đức mà em đã học? (biết
ơn, lễ độ, tự trọng, tôn sư trọng đạo, tôn trọng kỉ luật, trung thực,
khoan dung, tự lập, tôn trọng người khác, giữ chữ tín, …
GV: Rõ ràng chương trình giáo dục đạo đức xuyên suốt từ bé
đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, tiểu học là môn đạo
đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân.
Hoạt động 2:(13)
? Em háy nêu thực trạng của học sinh hiện nay?
( đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, biểu hiện
: Nhiều học sinh ngày càng tỏ ra vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô
giáo, học sinh càng lớn lên, càng được học lên bao nhiêu thì đạo
đức lại càng đi xuống bấy nhiêu, nhiều học sinh khi ra đường
cũng chẳng thèm chào hỏi thầy cô giáo xem như không quen
biết.
Một bộ phận HS có tính “xã hội đen” ngày càng gia tăng khác đã
và đang thực sự trở thành tiếng chuông cảnh báo về tình trạng
1. Thế nào đạo đức
- Là những quy định, chuẩn
mực, ứng xử xon người với con
người, với công việc, với tự
nhiên và môi trường sống.
2. Thực trạng đạo đức của
học sinh hiện nay:
- Đạo đức học sinh ngày càng
xuống cấp nghiêm trong.
- Bạo lực trong học đường ngày
càng gia tăng.


22
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện
nay. Một nữ ở trường THPT Trần Nhân Tông – Hà Nội xích
mích với bạn vì bạn vô tình dẫm lên chân mình mà không xin lỗi
cũng bị đám bạn kéo nhau, đánh đập, kéo tóc, quay video tung
lên mạng và làm nhục bạn giữa thanh thiên bạch nhật đã làm
hoang mang lo sợ trong phụ huynh học sinh. Một nhóm học sinh
vì cần tiền chơi bời lêu lỏng mà sẵn sàng rủ nhau đột nhập nhà
dân ăn trộm.
Gần đây là vụ việc diễn ra ở một miền đất hiếu học Nghệ An của
nhóm 3 học sinh lớp 9 đã dày công lên mạng xem cách khoét
máy ATM của một vụ trộm ở Thành phố Hồ Chí Minh để tự học
và hành nghề khiến dư luận không khỏi bàng hoàng sửng sốt.
Gần đây nhất là video clip hành hung bạn gái của nhóm học sinh
ở Trường THPT Việt Bắc - Lạng Sơn dài hơn 9 phút được các
nữ quái thực hiện và tung lên mạng với nhiều hành động, lời nói
được ghi lại trong clip mà nếu chỉ xem qua mà không xem dòng
chú thích thì nhiều người nghĩ đấy là một cảnh của phim chưởng
và nhiều vụ bạo lực khác được báo chí nêu lên…
Hoạt động 3:(15) thảo luận nhóm
- Nhóm 1, 2: Nguyên nhân tình trạng xuống cấp đạo đức và bạo
lực trong học đường hiên nay.
Thứ nhất: Sự thiếu quan tâm của bố mẹ, gia đình và người thân,
một số bậc phụ huynh cũng vì lo toan cuộc sống mưu sinh mà
quên đi việc giáo dục con cái, thậm chí còn gây ra bạo lực trong
cuộc sống gia đình, làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý con cái.
Thứ hai: Mặt trái của cơ chế thị trường cũng như sự xuống cấp
của đạo đức xã hội cũng có ảnh xấu đến lứa tuổi thanh thiếu

niên.
Thứ ba: Sự bùng nổ của phương tiên thông tin, nhất là Internet
và ĐTDĐ một thực tế lợi bất cập hại, các em dành quá nhiều
thời gian cho chát chít, yêu đương và chơi trò điện tử, xem phim
ảnh thiếu lành mạnh…
Thứ tư: Ảnh hưởng của tấm gương phản diện từ người lớn, một
số cha mẹ và giáo viên chưa gương mẫu trong cuộc sống cũng
như còn thiếu tâm lý, thậm chí còn thô bạo trong cách giáo dục
các em, nhất là đối với những học cá biệt.
- Nhóm 3, 4: Em hãy nêu những giải pháp về vấn đề đạo đức
hoc sinh hiện nay.
Giải pháp nào giải bài toán về đạo đức học sinh
Thiết nghĩ, để ngăn chặn các hiện tượng vô cảm, xuống cấp đạo
đức trong học sinh, ngành giáo dục cần tiến hành có thực chất
phong trào xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Đồng thời, cần giải quyết vấn đề này từ nhiều phía.
Thứ nhất:cần có sự phối kết hợp chặt chẽ thường xuyên và liên
3. Nguyên nhân:
- Thiếu quan tâm của gia đình.
- Mặt trái của cơ chế thị trường.
- Mặt trái của sự bùng nổ thông
tin.
- Ảnh hưởng những tấm gương
xấu từ người lớn.
4. Giải pháp
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ 3
môi trường giáo duc: gia đình,
nhà trường và xã hội.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền giáo dục pháp luật…

- Hoc sinh phải có ý thức tự rèn
luyện bản thân.
- Cần có nhưng biện pháp giáo
dục học sinh cá biệt, giáo viên
trang bị kĩ năng sống cho hs.
- Bộ giáo dục và đào tạo nên
thay đổi cách đánh giá xếp loại
học sinh.

23
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
tục và nhịp nhàng giữa 3 lực lượng giáo dục là gia đình, Nhà
trường, xã hội, trong đó gia đình giữ vai trò nền tảng quan trọng
và luôn đóng góp công sức giáo dục con em, các tổ chức đoàn
thể cũng cần phối hợp, theo dõi, nắm bắt những chuyển biến
trong tâm lý nhận thức của HS , nhất là HS cá biệt để có biện
pháp uốn nắn, xử lý kịp thời những sai phạm nếu có. Đoàn thanh
niên trường học cũng cần có sự phối hợp thường xuyên với các
đoàn xã – nơi cư trú của các em học sinh để cùng phổi hợp giáo
dục.
Thứ hai: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật cho cán bộ, giáo viên và HS, đặc biệt chú trọng vào
các văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống
tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác để uốn nắn học sinh.
Thứ ba: Thường trực Hội cha mẹ học sinh cũng cần phải thường
xuyên liên lạc với Nhà trường để phối hợp, nắm bắt thông tin và
tình hình diễn biến đạo đức HS, chính quyền địa phương nơi có
con em học sinh cư trú cũng cần có những hành động cụ thể để
gánh vác trách nhiệm với nhà trường.
Những cuộc họp phụ huynh, ngoài chuyện học hành, Nhà trường

cần trao đổi với phụ huynh lợi ích của những hoạt động rèn kỹ
năng sống. Tạo những sân chơi bổ ích cho HS tham gia tổ chức
câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành
niên,câu lạc bộ Bạn yêu thơ, các hoạt động văn hóa văn nghệ,
thể dục thể thao, các sân chơi rèn luyện kỷ năng
Thứ tư: Về phía HS cũng cần có ý thức chủ động, tự điều chỉnh
lời ăn tiếng nói; biết nói lời cảm ơn và xin lỗi nhiều hơn vì như
thế một mâu thuẩn nhỏ có thể tự giải quyết êm thấm, không gây
thêm xích mích, “chuyện bé không xé ra to”.
Các em cũng nên hạn chế xem phim hành động, phim chưởng,
phim bạo lực vì đây là nguồn cội của nhiều thói hư, tật xấu mà
HS thường “làm theo”, HS cũng cần tham gia các cuộc tổ chức
đi thăm viện mồ côi, trại khuyết tật, có các cuộc hành hương về
nghĩa trang liệt sỹ… để hiểu thêm nhiều cảnh đời khổ hơn mình,
sống nhân đạo hơn.
Về phía phụ huynh cũng cần thường xuyên theo dõi nắm bắt
những thay đổi trong tư duy nhận thức, trong tâm lý, tình cảm
của con em mình để có những tư vấn, những lời khuyên răn
mang tính giáo dục chứ không được gò ép một cách vô cảm.
Thứ năm: Thiết nghĩ Bộ GD&ĐT cũng cần nên điều chỉnh cách
đánh giá xếp loại HS ở các bậc học sao cho phù hợp với thực
tiễn rèn luyện đạo đức của từng HS.( Vì trước đây, khi đánh giá
xếp loại HS có 5 bậc là: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu và Kém, nay
theo chuẩn mới chỉ còn lại 4 bậc là: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu),
và hầu như, sau mỗi học kỳ , mỗi năm học, việc đánh giá xếp

24
Trường : THCS Nguyễn Trung Trực GA: GDCD8 GV: Nguyễn Ngọc Quỳnh Năm học:2013- 2014
loại học sinh cũng ít nhiều vẫn còn mang căn bệnh cố hữu
“thành tích”, một số học sinh bị xếp hạnh kiểm loại yếu, thường

phải rèn luyện thêm trong hè, nhưng rốt cuộc sau vài tháng hè
rèn luyện, số HS đó đều được chính quyền, đoàn thể địa phương
nhận xét rèn luyện tốt ! Có lẽ cũng do cả nể nên việc làm này
cũng phần nào mang tính dễ dãi, “tiếp sức” cho đối tượng HS
này có đủ điều kiện lên lớp; thế nên việc giáo dục uốn nắn đạo
đức HS cũng gặp thêm khó khăn. Đặc biệt việc Bộ GD&ĐT quy
định chỉ HS nghỉ quá 45 ngày/năm học (mà không phân biệt
nghỉ học vì lý do gì) mới bị ở lại cũng tạo ra kẻ hở cho những
đối tượng HS lười biếng trốn học bê tha, la cà quán hàng mà vẫn
đủ tư cách lên lớp (Miễn là không quá 45 ngày /năm học)…
Hiện nay xét tuyển hoc sinh lên lớp 10.
Thứ sáu: Cần thiết có các hình thức, biện pháp để giáo dục học
sinh cá biệt; các thầy cô giáo nên quan tâm rèn luyện và trang bị
kỷ năng sống cho các em; tạo điều kiện cho các em tham gia
hoạt động ngoại khóa để có điều kiện chia sẻ những tâm tư,
nguyện vọng, những tình cảm với bạn bè…
Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên chắc chắn sẽ góp phần
to lớn trong việc giáo dục đạo đức nhân cách HS, góp phần ngăn
chặn và đẩy lùi bệnh vô cảm, bạo lực ở một bộ phận không nhỏ
HS. Đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận
động:“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ
GD&ĐT phát động./.
4.Củng cố:(4)HS làm các bài tập sau:
- Hãy nêu một số chuẩn mực đạo đức đã học?
- Em hãy nêu thực trạng đạo đức học sinh hiện nay?
- Nguyên nhân của thực trạng trên?
- Giải pháp?
5. HDVN:(1)
- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy cùa nhà trường. thực hiện tốt tư cách của người
học sinh.

- Học kĩ những bài đã được học, xem lại các bài tập đã làm tiết sau kiểm tra một tiết.

*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………….

25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×