Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.99 KB, 45 trang )

LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY
PT là một phần cấu thành của văn hóa Trung Hoa, có sự nguồn gốc sâu xa với học thuyết Đạo gia
Âm Dương ngũ hành. Tính khoa học (có ví dụ ở phần sau) và tác dụng thực tế của PT, cộng thêm
nhu cầu đón lành tránh dữ của mọi người đã làm cho PT được lưu truyền qua hàng trăm, hàng ngàn
năm. PT đề cập đến muôn mặt của cuộc sống.
Những vùng đất tựa sơn dựa nước, phía trước thông thoáng có thể lấy nước để dùng. Hãy xem: đây
là những lý luận đã được mọi người tổng kết ra: Tả thanh long, hữu bạch hổ. tiền chu tước, hậu
huyền vũ. Điều tốt hơn cả là có đường nước, có thể thông thương, có thể di chuyển xa. Vậy đó có
phải là bóng dáng của công viên không? Chả phải là PT tốt hay sao?
PT từ “Tử kinh” cho đến việc dùng la bàn để điều chỉnh trong phòng đều phải dùng đến Bát quái – là
sơ đồ phân bố 24 ngọn núi, quá trình biến hóa này đều có nguyên lý khoa học rất nguyên thủy, nó là
mục đích cho hướng phát triển sinh tồn của con người. Làm thế nào để lựa chọn ưu thế để tận dụng,
làm thế nào phát hiện được thế yếu để loại bỏ, đó chính là việc đón lành tránh dữ thường được nhắc
đến trong PT học. Ví dụ, khi mua nhà mới, chỗ nào cũng bắt mắt, trên cao đất thông thoáng, thuận
thế có đất liền kề, đất bằng có chướng vật, nước chảy nhanh có vịnh, nước chảy chậm gần ao hồ,
phía trước không bị tấn công, phía sau không bị xung, bình yên khắp nơi, đó chính là nơi có PT tốt
nhất.
PT học từ “Tử kinh” nguyên thủy đã bắt đầu rất coi trọng độ quan trọng của môi trường bên ngoài.
Nó nhấn mạnh sự cơ bản của “Tụ khí”, nhấn mạnh sự lợi hại của việc tránh xung đột. “Khí” phân tán
theo gió và ngừng lại khi gặp nước. Tụ làm cho không tán, hành làm cho không ngừng, cái đó gọi là
PT. Phương pháp của PT là nước là hàng đầu, tiếp theo là gió, rồi đến độ nông sâu, những thứ đó tự
nhiên hình thành nên PT.
Những khái quát đơn giản đó tóm tắt là: Luồng khí tốt có thể tụ lại và lưu giữ, và có sự tán khí chậm,
là “Phong thủy” có bề ngoài tốt, mượn PT để biểu hiện sự tồn tại của “Khí”, học thuyết trừu tượng
này xem ra rất mơ hồ, nhưng thực ra nếu bạn trải nghiệm bằng những kinh nghiệm thì sẽ ý thức
được, ví dụ: mượn PT để hình dung “Khí” sẽ rất hình tượng. Nhận thức của con người về gió cũng là
mượn sự trải nghiệm của vật có cảm nhận. “Gió thổi rèm rung” trong thơ cổ chính là nhờ có sự rung
động của rèm mới biết đến gió. Nhờ gió thổi có thể truy tìm đến được sự giải thích của người xưa.
Theo quan điểm hiện đại thì lại có sự khác biệt, khí có thể được sinh ra từ rất nhiều các nguyên tố
khác nhau, do đó khi giải thích về khí kiến thức càng sâu sắc hơn, phạm vi thảo luận càng mở rộng
hơn.


Hàm ý trong câu “Có sự nông sâu, PT tự nhiên hình thành” rất quan trọng. Sự nông sâu phải dựa vào
kiến thức PT phong phú và kinh nghiệm phân tích, phán đoán. Quá sâu sẽ có hại; quá nông lại không
đủ khí. Nếu kết hợp được và bổ sung được âm dương thì sẽ rất tốt. Trong Dịch học có nói rằng: Chỉ
có Âm sẽ không sinh, chỉ có Dương sẽ không trưởng thành. Đó cũng là lý luận học thuyết chính của
Khí.
Thuật PT lấy Âm Dương để giải quyết về Trời Đất, Thích Vi Biện có viết trong “Quản thị địa lý chỉ
mông” rằng: “Phía Đông Nam là Dương, tinh của Dương giáng xuống. Phía Tây Bắc là Âm, tinh của
Phong Thủy Bảo Điển - 1 -
Âm thăng lên”. Sách còn nói rằng Khí của Âm Dương không thể chịu sự tổn thương của khí, của
hình, của thế của địa lý, nếu không sẽ gặp bệnh tật, phải thay đổi theo mùa, kê đơn thuốc chữa trị.
Phương thuốc đó chính là sự sắp xếp trong ngoài căn buồng và bố cục của thầy PT. Các vị trí có hại
như hướng cửa, nhà vệ sinh, bếp gọi là Dương trạch tam yếu (Ba yếu tố quan trọng về phần Dương
trong nhà).
Nhưng nếu bị tổn thương quá nặng thì nhất định phải vứt bỏ, việc thay đổi theo mùa phải xem có
chữa được hay không? Khí của Âm Dương là do Trời tạo ra, con người không làm được. Khi tăng
thêm sự tổn hại không những không có lợi, mà còn làm tổn thương thêm, dự báo họa cắt da thịt, nhẹ
thì bị thương tai, mũi, nặng thì tổn thương Đan Điền. Lúc này thầy PT nhất định phải duy trì đạo đức
nghề nghiệp, cho khách hàng biết trước tiên nên chọn phương án vứt bỏ, không nên lưu luyến gây
hao phí tinh thần, vật chất và tiền bạc.
PT coi Âm Dương tương sinh là tốt nhất và thường gọi là cát. Tạ Hòa Khanh đã viết trong “Thần
bảo kinh”: “ Dương phải mượn Âm khí để hấp thu, Âm phải mượn Dương khí để xả, tức là có Âm
thì Dương mới phát huy được tác dụng, có Dương thì Âm mới được nói đến. Nếu mạch cao chảy vào
huyệt có hang sẽ được phúc, còn nếu mạch khá bằng phẳng chảy vào huyệt có chỗ nhô cao thì lại
gặp họa. Mạch Âm theo chiều nghịch, mạch Dương theo chiều thuận” .
Tóm lại, khí của Âm Dương là phải dựa vào kinh nghiệm, hiểu địa lý, địa hình và biết phân tích.
Hiểu về “Dương”, về “Âm” như thế nào, đó là điều rất khoa học, không hề mơ hồ và không hề trừu
tượng. Ánh nắng mặt trời đương nhiên là Dương. Mây mù che phủ đương nhiên là Âm. Nhưng trong
lý luận và ví dụ của hoàn cảnh cụ thể, mọi người phải mất nhiều công giám sát. Dương mang tính
mạnh mẽ và cũng thể hiện sự hưng thịnh của dòng khí hoặc mang tính xung đột. Dương lại thiên về
tính hài hòa và trọn vẹn. Khẩu quyết cho PT tốt là “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” (Núi quản về

con người, nước quản về tiền bạc), ở đây bao hàm cả nguyên lý đó. Núi là hình khối, vững vàng, cao
lớn, góc cạnh, làm con người phải hướng tới, là thứ tĩnh lặng, trùng điệp, phải ngước nhìn, đó là tính
mạnh mẽ, dương tính. Còn nước thì ngược lại, chảy khúc khuỷu, cũng có thể chảy tới cả ngàn dặm,
trông thì dữ dội nhưng cuối cùng lại chậm rãi, cảm giác giống như thưởng thức những vần thơ đẹp.
Do đó trong PT học rất nhấn mạnh sự vây quanh của núi và bao bọc của nước, rất giống với môi
trường học hiện đại.
Điều được coi trọng nhất trong PT học bao gồm 3 yếu tố quan trọng là hình, thế và khí, trong đó yếu
tố thứ hai là phải được nhìn tận nơi. Có hình không có thế là cô độc, ngang dọc giao nhau liên miên
là khí thế, các vòng cung quấn lấy nhau chặt chẽ được gọi là tàng thế. Đối với hình thì hơi phức tạp
hơn, từ kinh nghiệm, linh cảm cho đến trực giác đều có thể phán đoán về “Hình”. Để lý giải sự tốt,
xấu đối với “Hình” nhất định phải coi trọng tính bắt buộc, tính dung hòa và tính hỗ trợ lẫn nhau của
nó. Khi nói đến PT của môi trường bên ngoài, người ta thường nói con đường chữ Đinh (ngã ba
đường) rất đáng sợ, con đường chữ Đinh giống như một khẩu súng, làm cho vong gia bại sản. Thực
ra không nghiêm trọng như vậy và cũng không thể suy luận giống nhau. Chúng ta không thể dùng
khẩu quyết quá đơn giản để phổ biến, bởi vì với đường chữ Đinh khí đến có nặng không, có dài
không, là lao xuống, là cân bằng hay chéo đều có sự khác biệt. Chủ nhân của căn nhà đó làm nghề
gì, kinh doanh thứ gì, có kinh doanh hay không, làm chính trị, làm trong ngành giáo dục, y tế, quân
cảnh…đều có hiệu quả khác nhau nên làm sao có thể lý luận như nhau được? Nhưng luồng khí đến
của đường chữ Đinh mạnh hơn so với các thế khác và có độ xung. Nhưng trong PT học rất chú ý đến
“tính thống nhất”, tính tương hỗ Âm Dương. Ví dụ trong thuật ngữ PT, thanh long, bạch hổ, huyền
vũ, chu tước, minh đường chính là yêu cầu của tính thống nhất. Trong PT nếu có sự sai lệch về vị
trí , có thể lấy vật dẫn hình, đó chính là tính hỗ trợ Âm Dương, đó cũng là sự cân bằng và điều chỉnh
Phong Thủy Bảo Điển - 2 -
mạnh trong PT học, nhưng những thuật ngữ đó sẽ làm cho người ta rối loạn. Thực ra cũng rất dễ để
phân biệt để phân tích ba phương diện khí đến, tụ khí và khí đi một cách khách quan nhất. Khi phân
tích, không nên thiên vị, yêu cầu phải hiểu được tính dung hòa của môi trường xung quanh, đó chính
là “hóa sát” trong PT học. Nếu môi trường xung quanh có khả năng hóa giải tự nhiên thì độ tổn hại
sẽ thấp, cộng thêm nhu cầu xác định của thầy PT đối với ngũ hành sẽ mang lại hiệu quả hóa giải thần
kỳ. Nếu không có luồng khí thì sẽ ra sao? Trong khẩu quyết của PT nói rằng: Làm thế nào để biết
gia chủ không vượng tài, do thiếu một nguồn nước đến. Do đó, xét từ quan điểm “Tài”, người làm ăn

sẽ kỵ nhất vô xung, chỉ cần không tổn hại thì lo gì xung khắc. Nếu khí không đến nơi, thì nói theo
kiểu hình tượng một chút là nước trong ao tù, tức là không có sinh khí.
Trong Bát quái của PT học phát triển sau này rất nhấn mạnh sự phối hợp giữa các phương vị với
năm sinh của thân chủ. Lý do này tuy chưa rất đầy đủ, nhưng trong quá trình phát triển của PT học
sẽ không thẻ thiếu, vì nó không quá phức tạp, giống như trong tử vi chỉ dùng Thái tuế để phán đoán,
nó cũng không quá chính xác, nhưng chính vì sự đơn giản của nó nên nó được lưu hành rộng rãi.
Phỏng vấn một số thầy PT chưa chắc đã có kiến thức uyên thâm về PT nhưng trong phân tích mệnh
lý cũng có thể xác định chính xác “Dụng thần”, để đơn giản mà không ảnh hưởng đến tình hình nên
PT đã ra đời. Nói một cách nghiêm túc là nhất định phải dùng “Dụng thần” trong mệnh lý để phối
hợp PT trong phòng thì hiệu quả mới rõ rệt. Vì ngày tháng năm sinh trong tử vi và hiệu ứng từ
trường sinh ra từ kinh độ, vĩ độ khi trái đất tự xoay có ảnh hưởng đến con người và tái hiện sự dung
hòa thống nhất trong môi trường sống, nên đạt được hiệu quả lý tưởng không phải là việc khó, đó
chính là sự hợp nhất giữa trời và con người như người xưa nói.
Do đó lấy hướng PT sau khi phán đoán phân tích bổ sung theo 3 phương pháp như yêu cầu mới gần
chính xác nhất, vậy đó là 3 phương pháp gì?
1- Phối hợp giữa môi trường và nhà ở
2- Phối hợp giữa môi trường và “dụng thần”
3- Phối hợp giữa số mệnh và “dụng thần” tử vi.
Nếu không làm được như yêu cầu của 3 phương pháp nói trên, thì mọi cố gắng hoàn thiện như yêu
cầu của PT không cần bàn đến nữa. Ngược lại, còn có thể phán đoán nhầm và gây hiểu nhầm. Sai
một ly đi một dặm, những ảnh hưởng tốt xấu tột cùng chắc chắn sẽ xảy ra.
PT bắt buộc phải phối hợp giữa dụng thần và tử vi của con người mới có được sự bố trí PT lý tưởng.
PT rất coi trọng phương vị và khí vận. Không chống lại thiên mệnh mà thuận theo thiên mệnh chính
là tác dụng của PT.
Loài người tồn tại trên trái đất, hệ mặt trời mà trái đất nằm trong đó chi phối loài người, nên con
người không thể không chú ý đến tầm quan trọng của môi trường địa lý đó. Hiện tượng này thực ra
cũng chính là PT. Con người đi lại trên trái đất là việc bình thường, nhưng khi thoát khỏi lực hấp dẫn
của trái đất thì con người sẽ bị trôi dạt. Trong PT học rất coi trọng việc lưng hướng Bắc mặt hướng
Nam, và còn nhấn mạnh việc xây dựng thành phố hay làng xóm có núi phía sau lưng là tốt nhất, đó
là vì hướng Bắc là hướng mà la bàn luôn luôn chỉ, là nơi có lực hút của từ trường.

PT có rất nhiều kiểu, nhưng hãy tạm gác sang một bên và tìm hiểu một cách đơn giản. Một thầy PT
tập hợp đủ kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp phải có được khả năng trực giác, khả
năng phán đoán và khả năng phân tích, nếu không sẽ rất dễ làm hỏng tiền đồ và hạnh phúc của người
khác. Nếu chỉ đơn thuần xuất phát từ việc kiếm tiền mà không vận dụng chính xác chức năng điều
chỉnh, khuếch đại cái xấu, chuyên làm những việc hao tài, lao tâm thì đó là hành vi không có trách
nhiệm với khách hàng.
Thời Minh Thanh, lý luận PT lại diễn biến kế thừa hình pháp Giang Tây và lý pháp của học phái
Phúc Kiến. Hình pháp còn gọi là Luân đầu (dãy núi quanh co nối liền nhau). Lý luận đó cho rằng:
“Khí là sự siêu nhỏ của hình; hình là sự thể hiện của khí. Khí ẩn sẽ khó phát hiện, hình nổi nên dễ
thấy. Kinh viết: Địa có cát khí thì đất sẽ nổi lên, sự thay đổi của hình nằm ở chỗ đó. Địa hình có Khí
cát phải đẹp, cơ đạt, ngay ngắn; khí hung thì địa hình khô cứng, dốc, và vụn”. Do đó, nhà PT hình
pháp phát hiện sự thuận nghịch cát hung của khí, từ đó đưa ra phán đoán. Từ đó cũng xây dựng nên
nhịp cầu nối liền giữa cái “Khí” trừu tượng với hình thái cụ thể của môi trường tự nhiên.
Lý pháp còn gọi là lý khí và được cho rằng: “Đất đi qua những dãy núi, dấu vết địa hình nguyên
Phong Thủy Bảo Điển - 3 -
thủy khả phong, thiên kỷ là khí hậu, chưa có cái nhìn thoáng qua dấu vết địa hình, thời cổ phải đo
bằng com-pa để xác định vị trí và phát hiện khí…đọc Cang Luân mà thẩm long định khí, cần có đủ
kinh nghiệm,quan sát cát hung của cát và nước”, do đó thực tiễn PT lý pháp chủ yếu là dựa vào
công cụ chuyên môn là com-pa.
Từ hình pháp và lý pháp cho thấy, lý luận PT thời Minh Thanh không có lý luận mới, mà chỉ là phát
huy và ứng dụng các lý luận thời Đường Tống.
HÌNH SÁT KHÔNG NGOẠI TRỪ XẢY RA THIÊN TAI – CẢNH GIÁC
Vật thể thế nào gọi là Hình sát? Nó gây nên những nguy hại gì? Để giải thích về hình sát không khó
nhưng phải giải thích rất dài. Nói tóm lại những vật thể hữu hình có thể gây hậu quả không tốt đều
gọi là Hình sát. Ở các vùng nông thôn: một cái cây lớn, một đống đất, một dãy nóc nhà; còn ở thành
phố thì một con đường, một cây cột, một chiếc cầu thang…đều có thể là một loại Hình sát. PT học
chụp cho mấy chục loại Hình sát một cái tên đáng sợ, làm cho mọi người sởn tóc gáy, nhưng cũng
chỉ là để nhắc nhở sự cảnh giác mà thôi.
Các bạn đọc sau khi đọc xong các phần nói trên có thể nói rằng phía ngoài cửa có một cầu thang
giốc, người trên gác khi đi xuống sẽ mang theo thể khí vô hình hướng vào cửa. Cửa lớn được coi

như miệng hoặc trái tim của con người, lực xung thẳng xuống tim, lâu ngày, những người sống trong
căn nhà đó (không phải tất cả mọi người) sẽ không chịu được lực xung đó, thể lực suy giảm dần và
sẽ bị ốm. PT học có một loại Hình sát gọi là “Xung tâm thủy”, bất kỳ cầu thang nào hướng xung
thẳng vào cửa lớn đều có thể quy về loại Hình sát này. Các căn nhà phạm phải “xung tâm thủy” ở
thành phố rất thường gặp.
Mấy năm trước, một người bạn của tác giả là cô giáo Chu rất vất vả với bệnh tật của chồng mình là
ông Quách, lần thì chồng phải nằm viện vì viêm túi mật, lần thì phải mổ vì sỏi mật, lại còn một lần
suýt nguy kịch vì viêm tiền liệt tuyến cấp ở Thâm Quyến. Cô giáo Chu có kể với tác giả nỗi khổ tâm
này. Tác giả nghĩ: Ông Quách dáng người cao lớn, đang ở giai đoạn sung sức, tại sao lại bệnh tật liên
miên như vậy? có phải là do PT hay không? Thế nên tôi đã hẹn và đến thăm nhà họ. Nhà cô giáo
Chu ở tầng 3 của một tòa chung cư trên đường Việt Hoa ở Quảng Châu, nhà quay về hướng Bắc.
Khi lên đến tầng 3 và đứng trước cửa, tôi đã hiểu ra vấn đề. Cách cục trong nhà rất tốt, tác giả có nói
rằng: “Chồng bạn liên tục phải mổ là do chiếc cầu thang trước cửa gây nên, cầu thang hướng đâm
thẳng vào cửa đã phạm phải “xung tâm sát”, do đó thường bị ốm phải nằm viện”. Cô giáo Chu có
hỏi lại rằng: “Vậy tại sao tôi và con gái lại không sao?”; “Đây chính là vấn đề Dịch quái. Cửa nhà
quay về hướng Bắc, Bắc thuộc quẻ Khảm, Khảm lại đại diện cho nam trung niên, ông Quách là
người đàn ông duy nhất trong nhà bạn, nên hình thương sẽ ứng vào ông ấy”.
Mấy hôm sau, tác giả đã mua một gương bát quái lõm treo lên cửa căn nhà đó, từ đó về sau, ông
Quách không còn phải nằm viện nữa.
PHONG THỦY TẨU MÃ ÂM DƯƠNG – CÓ THỂ ĐOÁN CÁT HUNG
Có bạn từng hỏi: PT có phải là “Ngụy khoa học”? Tôi đã trả lời một cách thẳng thắn rằng: Không
phải. Lại một câu hỏi khác là: PT có phải là khoa học hay không? Tôi đã trả lời rằng: Phán đoán PT
có phải là khoa học hay không vẫn còn quá sớm, bởi vì PT học có mặt kỳ bí riêng, hơn nữa không
thể dùng khoa học hiện đại để chứng thực. Tác giả đã đưa PT và Dịch học quy về loại “Huyền học”.
Gọi là Huyền học bởi vì nó luôn có sự huyền bí trong huyền bí. Vậy Huyền học và Khoa học có thể
đặt ngang nhau hay không? Câu hỏi này hiện vẫn còn là vấn đề chưa đủ khả năng và thời gian để trả
lời.
Trong dân gian có một tuyệt chiêu là PT tẩu mã âm dương, thầy PT đi qua đường trước nhà có thể
nói được cát hung họa phúc của những người trong nhà, sát là Thần kỳ. Năm ngoái, một học viên họ
Tô có hỏi tác giả: “ Tôi là một người khỏe mạnh, không rượu chè trai gái cờ bạc, nhưng tại sao tôi

lại suy vong thế này?” Tác giả liền tới xem phần âm trạch của anh ta. Anh ta sống ở thôn Tô trong
Phong Thủy Bảo Điển - 4 -
khu núi Lương Điền ở Quảng Châu. Mộ phần của ông bố được đặt ở khu đất hoang vu lưng chừng
núi, lâu rồi không có người cúng tế, là một nơi bị lãng quên lạnh lẽo. Tác giả xem la bàn tìm hướng
Bắc thì thấy một cây to đường kính tới 50cm, cây um tùm bao trùm về phía Nam, cây to cách mộ
phần khoảng 9m. Trong sách có viết: “Cung Ly có cây to, tam nguyên đều chịu nghèo khó”. Cung
Ly là quẻ vị chỉ về phương Nam. Tam nguyên là chỉ nguyên vận trogn lý luận PT huyền không.
Nhất nguyên là 1 hoa giáp 60 năm, tam nguyên là 180 năm. Hay nói cách khác, nếu phía Nam của
phần mộ có cây to che chắn thì rất khó thay đổi đượ cục diện nghèo khó về kinh tế. Âm trạch là thế,
Dương trạch cũng phán đoán như vậy.
Tháng 3 năm nay, tác giả lại đến thăm thôn Kim Phượng trấn Lương Điền, và đi ngang qua từ đường
nhà họ Phùng. Từ đường nhìn về hướng Nam, trước cửa có một khoảnh đất bằng phẳng, phía xa nữa
là hồ nước, PT quá đẹp. Nhưng bên cạnh hồ là một nhà VS công cộng trông rất chướng mắt. Khi ăn
trưa, tác giả có nói với đội trưởng Phùng: “Nếu nhà VS trước mặt từ đường sửa thành đình hóng mát
thì rất tốt”, đội trưởng Phùng hỏi vặn lại: “Nhà VS không tốt hay sao?”
- Nhà VS đã phá hỏng PT, tôi dám chắc rằng trong thôn hiếm mà có được một sinh viên đại học,
đúng không?
- Trước năm 90 không hề có, mấy năm gần đây mới có được vài người nhưng không nhiều, đều chỉ
là học đóng tiền chứ không có ai thi đỗ cả.
Chuyện này không có gì là khó hiểu cả, PT từ đường ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng suy của toàn
bộ gia tộc và hậu thế. Phía Đông Nam của từ đường là vị trí Văn Xương của cả thôn nhưng đã bị nhà
VS chèn ép, sẽ ảnh hưởng trước tiên đến việc học hành của hậu thế.
8 ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI BỐ TRÍ TRONG PHÒNG (phần 1)
Phần trung tâm của căn phòng được gọi là “Trung cung”
Phong Thủy Bảo Điển - 5 -
Cửa chính và ban công xếp thành một đường thẳng gọi là “Xuyên đường sát”
Gọi là “Xuyên đường sát” là chỉ cửa trước hoặc cửa sau xếp với ban-công sau thành một đường
thẳng mà không có gì ngăn ở giữa, không khí, gió và ánh sáng xuyên thẳng đến phòng khách, điều
cơ bản trong PT yêu cầu là “Tàng phong tụ khí”, xuyên đường sát sẽ làm cho không khí trong phòng
luôn bị nhiễu, làm cho chủ nhà khó tụ được tài, dễ gặp phải tai họa đổ máu, còn gọi là “Dương trạch

đệ nhất sát”.
Cấm kỵ thứ 2: Cách cục “xuyên tâm sát”
Phía trên cửa chính có thanh dầm gọi là “xuyên tâm sát”
“Xuyên tâm sát” là chỉ bên trên cửa chính có thanh dầm, mà thanh dầm này từ bên ngoài xuyên
thẳng vào cửa chính và vuông góc với cửa chính, thậm chí xuyên qua cả phía trên buồng ngủ và bếp.
Cửa chính chủ về sự nghiệp, xuyên tâm sát rất dễ gây nên những nỗi khổ không thể nói ra, phải
ngậm đắng nuốt cay, cố gắng mấy cũng không có kết quả hoặc xảy ra những chuyện lực bất tòng
tâm cho gia chủ.
Cấm kỵ thứ 3: Cách cục nhà vệ sinh, bếp và cầu thang ở vị trí trung cung của căn buồng
Phong Thủy Bảo Điển - 6 -
Điểm trung tâm của căn nhà gọi là “Trung cung”
Trung cung của căn nhà cũng giống như trái tim của con người, là vị trí quan trọng nhất của căn
phòng, đó cũng là nơi chủ yếu ảnh hưởng đến tài vận trong gia đình, còn nhà vệ sinh là nơi loại bỏ
chất thải, tuyệt đối không được để nhà vệ sinh làm ô nhiễm trọng tâm chủ yếu nhất của căn nhà, nhà
vệ sinh nếu ở vị trí trung cung sẽ dễ mắc các bệnh tim mạch.
Bếp thuộc hỏa, nếu bếp ga đặt ở vị trí trung cung của căn nhà sẽ hình thành nên cách cục “Hỏa thiêu
trung cung”, dễ làm cho người trong căn nhà đó dễ mắc các bệnh về hệ thống tiêu hóa và đường
ruột, chủ nhà cần đặc biệt chú ý.
Có một số kiến trúc lầu trong lầu hoặc nhà cao, lộ thiên…đều sẽ có thiết kế cầu thang. Lúc này điều
cấm kỵ nhất là thiết kế cầu thang ở điểm trung tâm của căn nhà, hoặc chiếu nghỉ của cầu thang rơi
vào đúng điểm trung tâm của căn nhà, về mặt PT, đây là cách cục đại hung. Cầu thang là nơi trèo lên
trèo xuống, sẽ làm người mỏi mệt do gân cốt phải hoạt động mạnh, cầu thang ở trung cung đại diện
cho sự bận rộn của chủ nhà, đồng thời cũng sẽ gây các bệnh về gân, khớp, thậm chí phát sinh bệnh
cao huyết áp.
Cấm kỵ thứ 4: Cách cục phòng khách ở phía cuối căn nhà.
Phòng khách cách xa cửa chính, ở phía sau của căn nhà, thậm chí xếp sau cả buồng ngủ, bếp hoặc
nhà vệ sinh, không phù hợp với thói quen sử dụng thông thường, đối với bên ngoài là Dương, đối
với bên trong là Âm, nội ngoại tương phản, âm dương sai vị trí, đại diện cho nội ưu ngoại hoạn
không dứt.
8 ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI BỐ TRÍ TRONG PHÒNG (phần 2)

Phong Thủy Bảo Điển - 7 -
Cấm kỵ 5: Dầm ngang so le hoặc trần nhà quá thấp
Trần nhà quá thấp gọi là “Cách cục Thiên la”
Trần nhà thông thường đều có dầm ngang và phần lớn nằm ở bốn góc, nhưng nếu dầm ngang trong
nhà so le sẽ rất ảnh hưởng, dầm ngang mà nhiều thì trong PT gọi là “Cách cục Thiên la”, sẽ làm cho
con người luôn cảm thấy áp lực rất lớn. Ngoài ra, còn có một cách cục Thiên la khác là trần nhà quá
thấp, như vậy sẽ làm cho người trong nhà gặp trở ngại trong sự phát triển, khó có thể phát huy.
Cấm kỵ thứ 6: Cách cục “Buồng trong buồng”
Phong Thủy Bảo Điển - 8 -
Buồng trong buồng
Trong buồng ngủ có một buồng khác, phải đi qua A mới vào đến B, đó là cách cục buồng trong
buồng, đại diện cho trạng thái “sai trật tự”, dễ gây phiền não và đưa ra những quyết định sai lầm.
Cấm kỵ thứ 7: Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính
Phong Thủy Bảo Điển - 9 -
Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính, tiền tài dễ chảy hết ra ngoài
“Tĩnh là núi, động là nước” cầu thang để con người chuyển động lên xuống, tượng trưng cho “nước”
trong nhà, cầu thang của căn nhà có cách cục lầu trong lầu hoặc lộ thiên nếu hướng thẳng ra cửa
chính thì đại diện cho nước chảy thẳng ra cửa, nước là tài (tiền), độ dốc của cầu thang càng lớn thì
thất thoát tiền tài càng nhanh.
Cấm kỵ thứ 8: Căn nhà có cửa sau (không nên sửa ban-công thành nhà không có cửa sau)
Căn nhà nên có ban-công sau thì về mặt sự nghiệp mới có không gian tiến lui
Cửa sau của căn nhà không được lớn hơn cửa chính, đồng thời cũng không được đóng cửa trước và
đi vào từ cửa sau, như vậy sẽ chủ về cô quả. Ngoài ra, căn nhà rất kỵ không có cửa sau (hiện nay ở
các tòa nhà lớn hoặc chung cư, bếp thông với cửa ra ban-công sau cũng được coi là cửa sau) vì chủ
về sự nghiệp chỉ biết tiến không biết lùi, hành động đơn độc, không có đất để lùi, về mặt sức khỏe
thì dễ mắc các bệnh về tim mạch tuần hoàn máu.
4 ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI KẾT CẤU CĂN NHÀ
Về cách cục của căn nhà, có một số cách cục có thể thông qua trang trí để thay đổi, nhưng cũng có
một số lại rất khó sửa đổi do vấn đề kết cấu của chính căn nhà, do đó khi chọn nhà cần phải xem xét
kỹ mới không phải hao tổn tâm trí sau này.

PT không tốt trong kết cấu căn nhà có mấy điểm cần chú ý dưới đây:
Phong Thủy Bảo Điển - 10 -
Những tạo hình quá đặc biệt dễ gặp phải các vấn đề về PT
Sự tiến bộ của kiến trúc hiện đại làm đa dạng các hình dáng của căn nhà, không những chỉ hạn chế ở
những kiểu dáng vuông vức, mà có nhiều kiểu dáng hoặc những kiểu được cho là đẹp về thẩm mỹ,
nhưng xét từ PT truyền thống thì có một số kiểu dáng lại cấm kỵ, cố gắng tránh được thì nên tránh.
1- Kiến trúc kiểu tháp:
Kiến trúc kiểu tháp thích hợp với mục đích thương mại, không thích hợp với nhà ở.
Kiến trúc hình tháp (ví dụ như tháp Đông phương minh châu Thượng Hải), vừa cao vừa nhọn, dễ
làm cho mọi người có cảm giác không ổn định, về lâu dài sẽ gây suy nhược thần kinh, chỉ thích hợp
với những nơi nhiều người qua lại như trung tâm thương mại, nhà hàng, câu lạc bộ, không thích hợp
Phong Thủy Bảo Điển - 11 -
với mục đích nhà ở.
2- Kiến trúc có ngoại hình trên rộng dưới hẹp
Kiến trúc có ngoại hình trên rộng dưới hẹp (như tòa nhà 101 Đài Bắc), đầu nhẹ chân nặng nên những
vị trí gần cạnh mép sẽ vì mối quan hệ của sức hút trái đất mà sinh ra hiện tượng bất ổn định và hình
thành “từ trường sát”
3- Kiến trúc có ngoại hình giống nhà tù
Kiến trúc có ngoại hình giống nhà tù, thế vận của người ở đó sẽ khó phát triển
Căn nhà có ngoại hình giống nhà tù, nhìn vào sẽ không biết được đâu là đường chính để ra ngoài,
hướng chính của căn nhà không rõ ràng, khí không thể căng ra, tượng trưng cho con người không thể
phát huy, ngoại quan kiến trúc tốt nhất là khí thế, cửa đủ lớn, để trông thật khí thế và rộng mở, để
mọi người có cảm giác được vươn xa.
4- Kiến trúc có ngoại hình lõm trong
Phong Thủy Bảo Điển - 12 -
Kiến trúc có ngoại hình lõm trong thì người ở không có sức khiêu chiến với bên ngoài
Kiến trúc có ngoại hình thuộc kiểu căn nhà lõm phía trong, trông giống như chiếc bụng lép do chưa
ăn no, kiểu căn nhà này không có sức chống cự vào khiêu chiến với bên ngoài, tốt nhất nên chọn
kiến trúc có ngoại hình phình ra hoặc ban-công phình ra ngoài, vì căn nhà phình ra ngoài cũng giống
như một người vừa ăn no, có đủ sức khiêu chiến đối kháng.

5- Kiến trúc nhìn từ trên cao giống hình chữ thập kép
Căn nhà có hình dáng chữ thập kép trông giống như một chiếc xe đẩy, đó gọi là “xe đẩy sát”, người
sống trong căn nhà đó làm việc rất vất vả, mất nhiều công sức.
6- Nóc nhà tạo thành hình tam giác
Có rất nhiều biệt thự hoặc nhà kính tạo hình cho nóc nhà thành hình tam giác, trong PT gọi là “hàn
khiên sát”, tượng trưng cho tài khí không tụ, hình tam giác càng nhọn thì ảnh hưởng xấu càng lớn.
7- Căn nhà có hình ㄇ
Phong Thủy Bảo Điển - 13 -
Căn nhà có ngoại hình ㄇ, người ở sẽ bị bó buộc chân tay, khó phát triển
Căn nhà có ngoại hình ㄇ cũng giống như hai tay người bị trói ra phía sau, tượng trưng cho cách cục
suy giảm uy tín, cô đơn, cho dù làm nhà ở hay văn phòng đều không hợp, nhất là các nhân viên hành
chính cao cấp tối kỵ lựa chọn kiểu nhà này.
8- Nhà trống
Có một số tòa nhà mang kiểu thức tập hợp do để có bề ngoài đẹp nên sẽ có một số hình nhà đơn
giống như thiết kế trống rỗng, phái dưới có thể là đường đi, sảnh, mái vòm.
Về mặt lựa chọn tốt nhất tránh đơn vị trống rỗng, người sống trong căn nhà này sẽ dễ có hiện tượng
bất an, tâm thần bất định, cũng vì thế mà dễ đưa ra những quyết định sai lầm.
Một số căn nhà ở vào những vị trí do mối quan hệ của điều kiện đất đai nên gây nên hình dạng cách
cục của tổng thể căn nhà không được vuông vức, có thể là thót hậu, thậm chí gây những ảnh hưởng
khuyết góc. Những điều đó về mặt PT đều sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với các thành viên
trong gia đình sống ở đó, vì thế khi chọn nhà cần cố gắng tránh.
Đối với “khuyết góc”, trước tiên phải bổ sung cho góc khuyết của căn nhà, rồi tìm điểm trung tâm
thì sẽ thấy được phương vị khuyết góc.
Khuyết góc ở phía Đông:
Phong Thủy Bảo Điển - 14 -
Căn nhà khuyết góc phía Đông, con trưởng trong nhà dễ có vấn đề.
Căn nhà khuyết góc phía Đông, đại diện cho thành viên trong gia đình dễ có bệnh tật ở phần chân, sẽ
tổn thương đến con trưởng hoặc vấn đề không có con trai.
Khuyết góc phía Tây:
Phong Thủy Bảo Điển - 15 -

Khuyết góc phía Tây, con gái trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Tây, thành viên trong gia đình dễ mắc bệnh về phổi và hệ thống hô hấp,
hoặc ảnh hưởng đến thiếu nữ trong nhà, nữ giới dễ gặp vấn đề.
Khuyết góc phía Nam
Phong Thủy Bảo Điển - 16 -
Căn nhà khuyết góc phía Nam, thứ nữ trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Nam, các thành viên trong nhà dễ gặp các bệnh như tuần hoàn máu, hoặc
bệnh tim, bệnh mạch máu, thứ nữ trong nhà dễ xảy ra chuyện.
Khuyết góc phía Bắc
Phong Thủy Bảo Điển - 17 -
Căn nhà khuyết góc phía Bắc, thứ nam trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Bắc, thành viên trong nhà dễ gặp các bệnh thuộc hệ thống tiết niệu như
thận, bàng quang, thứ nam trong nhà dễ bị ảnh hưởng.
Khuyết góc phía Đông Nam:
Phong Thủy Bảo Điển - 18 -
Căn nhà khuyết góc phía Đông Nam, con gái út trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc Đông Nam, thành viên trong nhà dễ gặp phải các bệnh về gan mật và thần kinh
tọa, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến trưởng nữ.
Khuyết góc phía Tây Bắc
Phong Thủy Bảo Điển - 19 -
Căn nhà khuyết góc phía Tây Bắc, nam trưởng bối trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc Tây Bắc, thành viên trong nhà dễ gặp phải các bệnh ở phần đầu, đồng thời ảnh
hưởng càng lớn hơn đối với nam giới cao tuổi nhất trong nhà như bố, ông nội.
Khuyết góc phía Đông Bắc
Phong Thủy Bảo Điển - 20 -
Căn nhà khuyết góc phía Đông Bắc, con trai út trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Đông Bắc, thành viên trong nhà dễ mắc các bệnh vặt như tay, cổ, lưng,
đồng thời ảnh hưởng lớn đối với nam giới tốt nhất trong nhà như con út.
Khuyết góc phía Tây Nam
Phong Thủy Bảo Điển - 21 -

Căn nhà khuyết góc phía Tây Nam, trưởng bối nữ trong nhà dễ gặp vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Tây Nam, thành viên trong nhà dễ mắc các bệnh đường ruột, vùng bụng,
đồng thời ảnh hưởng đến nữ giới cao tuổi nhất trong nhà như mẹ.
Nếu hình dáng căn nhà trước rộng sau hẹp (hình thang ngược), sẽ hình thành cái gọi là “nhà hình
xẻng”, dòng khí khó tập trung, dễ hao tài. Ngoài ra, về mặt PT đều cho rằng căn nhà có nhiều góc
cạnh sẽ dễ gặp những vấn đề xung sát, giống như một số căn nhà có hình dạng bất quy tắc thì tốt
nhất nên tránh. Cách cục bên trong không vuông vức, tượng trưng cho nội bộ bất hòa, người sống
trong căn nhà này dễ gặp tranh chấp và không vui, cố gắng nên tránh.
Giữa cửa chính với nội, ngoại minh đường chủ yếu liên quan đến sự nghiệp, tài vận và các mối quan
hệ bên ngoài. Do đó vị trí, kích thước và bài trí trong và ngoài minh đường đều phải chú ý.
1- Ngoại minh đường
“Ngoại minh đường” là không gian bên ngoài cửa chính, còn gọi là “tiến khí trường”, ngoại minh
đường nên thoáng rộng, sáng sủa, thông gió, không đối diện với vật xung sát, do đó tốt nhất không
nên chất xếp rác. Ngoài ra, nếu có thể, tốt nhất không nên dùng chung với nhau, nhưng ở các tòa nhà
hoặc chung cư hiện đại, thông thường đều phải dùng chung, lúc này cần phải chú ý, ngoại minh
đường dùng chung thông thường cũng sẽ dễ gặp trường hợp cửa đối cửa.
Nếu kích thước hai cánh cửa bằng nhau, thì hai cánh cửa sẽ cùng có chung ngoại minh đường, còn
nếu kích thước cánh cửa một bên lớn, một bên nhỏ thì sẽ hình thành tình trạng cửa lớn nuốt cửa nhỏ,
sống ở nhà có cửa nhỏ thì khí vận sẽ dần dần suy giảm, về công việc dễ bị chèn ép, gặp tiểu nhân, tài
Phong Thủy Bảo Điển - 22 -
vận đương nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu khoảng cách giữa hai cửa là 5m thì sẽ không gặp
trở ngại lớn.
Ngoại minh đường cạnh cầu thang đại diện cho việc phải mất nhiều công sức và thời gian trong công
việc hay sự nghiệp, tốt nhất cũng nên tránh, nếu không phải tìm cách hóa giải. Ngoài ra, ngoại minh
đường tối kỵ nhất là có vật xung sát, ví dụ như đường, góc nhọn nhô ra của tường nhà, cột điện, góc
nhà, cột điện cao thế, chúng đều bất lợi đối với sự phát triển sự nghiệp, do đó nên cố gắng tránh.
2- Nội minh đường
“Nội minh đường” là không gian phía sau cửa, cũng gọi là “nạp khí trường”, hoặc chính là vị trí
Huyền quan. Nạp khí trường là dòng khí thu nạp tiến khí trường, lượng khí vào quyết định vận khí
có hưng vượng hay không, còn kích thước của nạp khí trường lại quyết định lượng nạp khí của một

căn nhà, đó cũng là mấu chốt quyết định vận thế thịnh vượng. Do đó sự nhiều ít của tài vận rất quan
trọng với kích thước tốt xấu của nội, ngoại minh đường, kích thước của cả hai loại trường nói trên
cũng phải phối hợp với nhau mới có thể phát huy được sức mạnh lớn nhất.
Nội minh đường cũng chính là vị trí Huyền quan, cũng nên thoáng rộng và sáng sủa, đồng thời
đường chuyển động cũng phải thông thoáng, tối kỵ tích trữ rác, các gia đình bình thường nếu thiết kế
huyền quan thường để thùng rác hoặc tủ giày, thậm chí giày dép bày ra khắp mặt đất, như vậy không
tốt về PT.
Ngoài ra, nội minh đường tối kỵ có xà ngang bên trên, nó đại diện cho sự ngăn trở tài vận, nội minh
đường tốt nhất cũng không nên gần cầu thang, nếu không cũng sẽ chịu áp lực lớn trong việc kiếm
tiền; nếu đặt cạnh nhà vệ sinh cũng dễ bị phá tài; phía trên cũng đã đề cập, nội minh đường nếu là
Tuế khí trọng sẽ làm cho tài vận không thông, đó cũng là lý do các sách PT đều nhấn mạnh, không
nên đặt tủ giày ở chỗ Huyền quan, nếu tủ giày đặt ở đó thì đó cũng là lý do nên lau chùi sạch sẽ và
khử mùi tủ giày thường xuyên.
1. Đường xe ngầm xuyên bên dưới căn nhà
Các tòa nhà hiện đại đều có bãi để xe ngầm, nhưng nếu phía trước minh đường có cửa vào của
đường xe ngầm, khí vào từ cửa khuyết, trong PT gọi là “Hõm sát”, dễ gây nên các bệnh ở đầu và phá
tài, tốt nhất nên tránh.
Phong Thủy Bảo Điển - 23 -
2. Tầng ngầm thiết kế bể bơi hoặc bể nước
Trong quy hoạch kiến trúc hiện đại rất chú trong đến chức năng sinh hoạt, hoặc là chức năng và quản
lý kiểu khách sạn, do đó thường quy hoạch bể bơi ở tầng ngầm. Nhưng thiết kế bể nước ở tầng ngầm
dễ phạm phải Chiêu âm sát, hơn nữa ở tầng ngầm thiếu ánh sáng, âm khí nặng, dễ thu hút các linh
thể, làm cho người ở trong nhà không được bình an, do đó cũng nên cố gắng tránh.
NGOẠI HÌNH CÁT HUNG CỦA CĂN NHÀ THEO PT DƯƠNG TRẠCH
Nơi để ở của con người nên chủ yếu ở vùng núi sông thoáng rộng, thế mạch khí đến lớn nhất của
sông núi có quan hệ mật thiết và quan trọng nhất đối với phúc họa của con người. Nếu hình thế tổng
thể của nơi ở không tốt sẽ làm cho độ phù hợp về cách cục nội bộ của căn nhà không thể hoàn toàn
tốt đẹp.
Long mạch của dương trạch vốn không có gì khác nhau, nhưng kiến tạo của căn nhà phải lựa chọn
nơi có mặt bằng rộng và phẳng. Khu vực minh đường đó (PT) phải rộng để có thể dễ dàng xoay

ngựa, vị trí cửa vòm của sảnh đường phải xác định trước tiên, sau đó mới xác định các vị trí như
phòng khách, bếp, sân, lầu gác, vườn quả…ở hai cạnh Đông, Tây. Cho dù là sống trong núi hay ở
đồng bằng đều coi nơi có hào nước vây quanh mới tốt. Hai bên phải trái có đường đi qua cũng tốt
như vậy, nhưng nếu gặp phải hình thế ngược lại thì cấm kỵ. Dãy núi có bốn hình dáng là hình cong,
hình thẳng, đỉnh tròn hay đỉnh vuông, làm nhà dương trạch ở đây (PT) là cát lợi, chỉ có đỉnh núi
nhọn là không thích hợp để xây nhà dương trạch, không nên làm nhà mà chỉ thích hợp làm mộ phần
(PT âm trạch). Nếu chỗ nhìn hướng núi nhọn có hình bút lông, hình cờ tam giác thì không bị cấm.
Chỗ thoát nước cũng phải vòng lại thành cụm, nhưng không được dồn quá. Sao gần núi mà minh
đường rộng rãi, núi gần minh đường cũng không phải là hình thế chật hẹp, điều muốn nói ở đây là
cục diện đại thể của địa hình nơi ở, ngoài ra còn có các kiểu hình dạng đặc biệt để có thể phân biệt
tốt xấu.
Đã là nhà ở, bên trái có nước chảy gọi là Thanh long, bên phải có con đường dài gọi là Bạch hổ, phía
trước có sông hồ gọi là Chu tước, phía sau có đồi núi gọi là Huyền vũ. Khi có đủ được 4 điều kiện
Phong Thủy Bảo Điển - 24 -
này thì là nơi tốt nhất để làm nhà. Nhà ở nơi có địa hình Đông thấp Tây cao thì chủ nhân sẽ được
phú quý và xuất anh hùng hào kiệt; phía trước cao phía sau thấp thì chủ nhân sẽ tuyệt tử tuyệt tôn;
phía sau cao phía trước thấp thì chủ nhân sẽ có cuộc sống sung túc.
Nhà ở không nên xây dựng ở nơi đối diện với đường lớn, không nên xây ở nơi có chùa miếu, không
nên gần từ đường, nơi tế thần, hầm bếp, luyện kim và nha môn quan phủ, không nên xây ở nơi cây
cỏ không phát triển, không nên xây ở nơi đã từng là bãi chiến trường hoặc doanh trại, không nên xây
ở thẳng nơi nước đang chảy, không nên xây ở nơi dọc thẳng với sống núi, không nên xây ở cửa
thành lớn, không nên xây ở đối diện với cửa ngục tù, không nên xây ở nơi hội hợp của nhiều dòng
chảy.
Nhà ở có sân vườn, phía Đông có dòng chảy thẳng ra cửa biển thuộc về cát lợi, phía Đông có con
đường lớn ngang qua thì chủ nhân sẽ càng nghèo khó; phía Bắc có đường lớn là hung; trước mặt có
đường lớn sẽ phú quý.
Đối với nhà ở, cành lá của cây cối xung quang đều mọc hướng về phía nhà là cát lợi, nếu cành lá đều
hướng về phía sau nhà và hướng ra ngoài là hung.
Đối với nhà ở các địa hình khác nếu phía Mão, Dậu không được hoàn chỉnh thì ở đó mọi việc đều
bình thường; nếu phía Tý, Ngọ không được hoàn chỉnh thì ở đó sẽ gặp Đại hung; nếu phía Tý Sửu

không hoàn chỉnh ở đó sẽ hay xảy ra cãi vã tranh chấp. Hướng đi Nam Bắc dài còn hướng đi Đông
Tây ngắn là cát lợi. Nếu hướng đi Đông Tây dài còn hướng đi Nam Bắc ngắn hẹp thì ban đầu hung
nhưng rồi sẽ hóa cát.
Nhà ở nơi có đủ nước, có ánh nắng, có ánh trăng, không khí thoáng mát là cát, còn ở nơi khô khan là
hung.
Địa thế nhà ở nếu phía trước thấp sau cao, chủ nhân sẽ truyền đời anh hùng hào kiệt. Nếu là trước
cao sau thấp thì từ người lớn đến trẻ nhỏ trong nhà sẽ mê muội hồ đồ; nếu bên trái thấp bên phải cao,
con trai trưởng trong nhà sẽ phồn vinh hưng thịnh, nhưng địa hình này chỉ tốt khi xây dựng Dương
trạch, còn làm Âm trạch lại không tốt (theo PT); nếu địa hình bên phải thấp bên trái cao mà xây
dựng âm trạch thì chủ nhân sẽ sung túc dồi dào (PT), nhưng nếu xây dựng Dương trạch thì chủ nhân
nhất định sẽ phải bôn ba chạy trốn. Nếu nhà cũ kẹp giữa hai nhà mới xây sẽ gây chết người, cho dù
thế nào cũng không thể ở; nếu nhà mới kẹp giữa hai nhà cũ thì có thể làm cho người thân trong gia
tộc được vinh quang hiển hách; nhà mới và nhà cũ đối diện nhau sẽ có lương thực ăn không hết, tiền
tiêu không hết.
Nếu nhà bị nhịp cầu giao nhau xung chiếu sẽ làm cho con cháu suy yếu, không cát lợi.
Trước cửa nhà không được đào ao hồ mới, vì sẽ làm tuyệt tử tuyệt tôn, đó gọi là chậu máu soi
gương, nhưng có thể đào hồ bán nguyệt ở cách xa cửa một chút. Trước cửa nhà không được thấy
khối đá đỏ có các vạch trắng đỏ xen lẫn nhau vì đó là tướng hung.
Nếu sau nhà gặp chân núi gấp thì sẽ có dâm phụ thông gian với hào thượng, đạo sĩ. Nếu trước cửa
nhà có núi thò đầu (hình dung như mỏm núi cao hơn nhô ra sau một ngọn núi khác) thì phải luôn đề
phòng trộm cắp, núi thò đầu nếu vào trong nhà sẽ có người đầu hàng hoặc bỏ trốn trong quân đội.
Địa hình phía sau nhà không được vót nhọn co cụm, vì sẽ tuyệt hậu, địa hình trước và sau nhà nên là
hình vuông hoặc hình tròn thì mới đại cát. Trước cửa nhà không nên hướng ra thác nước, vì được ví
với sự trở lại, chủ về người phụ nữ dâm loạn. Nếu trước cửa nhà có dòng nước phát ra những âm
thanh buồn thì chủ về sự thoái tài. Phía trước nhà kỵ có hai chiếc hồ, đó gọi là hồ khóc (khốc trì),
đầu phía Tây có hồ gọi là hổ trắng há miệng, đó cũng là điều cấm kỵ.
Nếu trước và sau nhà gặp nước chảy như nước mắt thì sẽ mắc bệnh đau mắt. Phía trước nhà nếu
hướng về đỉnh núi có dáng bằng hoặc tròn thì sẽ cát lợi. Nước ở mương nước phía trước và sau nhà
không được chảy chia dòng thành hình chữ bát, cũng không được có nước chảy ra từ phía trước và
phía sau, như vậy sẽ làm tuyệt tự, bại tán gia tài. Giếng nước không được đối diện với cửa chính, vì

sẽ gặp họa kiện tụng.
Với nhà xây cấm kỵ xây tường vây và cửa ngoài trước, nếu không sẽ khó thành công. Cánh cửa
chính và tường hai bên phải bằng nhau, nếu bên trái lớn hơn sẽ báo hiệu sự đổi vợ; nếu bên phải lớn
hơn thì con gái út sẽ trở thành quả phụ. Mười cột cửa lớn và sáu cột cửa nhỏ đều phải chạm đất, đó
mới là cát lợi. Nếu cánh cửa cao hơn tường báo hiệu sự khóc lóc nhiều. Nếu trong cửa có hố nước sẽ
Phong Thủy Bảo Điển - 25 -

×