Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần công nghệ mạng viễn thông c link

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.83 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ THÚY THANH

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO
CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MẠNG VIỄN THÔNG C-LINK


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ THÚY THANH

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO
CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MẠNG VIỄN THÔNG C-LINK
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8 34 0101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN MINH
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN


TS Nguyễn Tiến Minh

PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng bài viết này được tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của TS. Nguyễn Tiến Minh.
Mọi số liệu được tôi thu thập và được sự đồng ý sử dụng của công ty.
Tài liệu tham khảo tôi chỉ sử dụng các tài liệu đã ghi ở mục tài liệu tham khảo ở
cuối luận văn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021
Tác giả

Lê Thị Thúy Thanh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Tiến Minh đã hướng

dẫn tận tâm giúp tơi hồn thành luận văn này. Đồng thời, cảm ơn các thầy cô giáo
trường Đại học kinh tế đã dạy dỗ, tạo điều kiện để tơi hồn thành khóa học.
Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng bài viết của tơi khơng thể tránh được sai sót.
Vì vậy, tơi mong rằng sẽ nhận được nhiều sự góp ý từ thầy cô, các bạn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021
Tác giả

Lê Thị Thúy Thanh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2
3.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
4.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
5. Đóng góp mới của đề tài..................................................................................3
6. Kết cấu của luận văn........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh
............................................................................................................................... 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi..........................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản....................................................................................9
1.2.1. Chiến lược.................................................................................................9

1.2.2. Chiến lược kinh doanh..............................................................................9
1.2.3. Hoạch định chiến lược kinh doanh..........................................................13
1.3. Quy trình, phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp.......................................................................................................14


1.3.1. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh..........................................14
1.3.2. Các phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh..............................24
1.4. Kinh nghiệm hoạch định chiến lược của một số doanh nghiệp và bài
học rút ra cho Công ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-Link............28
1.4.1. Kinh nghiệm hoạch định chiến lược kinh doanh của một số doanh
nghiệp...............................................................................................................28
1.4.2. Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông CLink..................................................................................................................30
Kết luận Chương 1.............................................................................................31
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
................................................................................................................................. 32
2.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................................32
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................33
2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp.........................................................................33
2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp...........................................................................33
2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................34
2.3.1. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp..................................34
2.3.2. Phương pháp kết hợp logic và lịch sử.....................................................35
2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả...................................................................35
Kết luận Chương 2.............................................................................................36
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ


MẠNG VIỄN THÔNG C-LINK...........................................................................37
3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông
C-Link................................................................................................................. 37


3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần công nghệ
mạng viễn thông C-Link...................................................................................37
3.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ phần công nghệ mạng viễn
thông C-Link.....................................................................................................38
3.2. Thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần
Công nghệ mạng viễn thơng C-Link.................................................................42
3.2.1. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh..........................................42
3.2.2. Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh.....................................61
3.3. Đánh giá chung hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ
phần công nghệ mạng viễn thông C-Link........................................................64
3.3.1. Những thành tựu đạt được.......................................................................64
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..............................................................66
Kết luận Chương 3.............................................................................................70
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHỆ MẠNG VIỄN THƠNG C-LINK.................................................71
4.1. Một số giải pháp nhằm hồn thiện hoạch định chiến lược kinh
doanh cho Công ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-Link..................71
4.1.1. Đổi mới tư duy trong hoạch định chiến lược...........................................71
4.1.2. Tiếp cận và sử dụng các phương pháp hoạch định chiến lược kinh
doanh tiên tiến..................................................................................................72
4.1.3. Chuẩn hố quy trình hoạch định chiến lược............................................73
4.1.4. Đào tạo trình độ cho các bộ nhân viên....................................................75
4.1.5. Nâng cao năng lực dự báo chiến lược.....................................................75
4.1.6. Thiết lập hệ thống thu thập, xử lý thơng tin chiến lược...........................77

4.1.7. Hồn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ quản trị...............78
4.1.8. Thực hiện thẩm định theo định kỳ...........................................................78


4.2. Giải pháp cụ thể..........................................................................................79
4.2.1. Giải pháp về phát triển sản phẩm............................................................79
4.2.2. Giải pháp về Marketing...........................................................................79
4.2.3. Giải pháp về nhân sự...............................................................................81
4.2.4. Giải pháp về công nghệ...........................................................................82
Kết luận Chương 4.............................................................................................84
KẾT LUẬN............................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................86


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CP

Cổ phần

2

HĐQT


Hội đồng quản trị

3

Ma trận SWOT

Ma trận các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

4

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

5

CNTT

Công nghệ thơng tin

6

TT &TT

Thơng tin và truyền thơng

7

BCVT


Bưu chính viễn thông

1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của C-Link giai đoạn 2016-2019..........41
Bảng 3.2: Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Cơng ty C-Link theo mơ hình
GREAT..............................................................................................................

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô Sơ đồ chiến lược của H.Mintzberg...................................................11
Sơ đồ 1.2: Mô Sơ đồ 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter.....................................16
Sơ đồ 1.3: Các bước xây dựng ma trận phân tích ngoại vi (ma trận EFE)...............25
Sơ đồ 1.4: Mô Sơ đồ tổng quát của ma trận SWOT................................................26
Sơ đồ 1.5: Ma trận BCG..........................................................................................27
Sơ đồ 1.6: Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM.......................28
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần công nghệ mạng
viễn thông C-Link..........................................................................................39

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Quan điểm của nhân viên trong Công ty về các nhân tố bên ngoài
doanh nghiệp ảnh hướng đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
....................................................................................................................... 53
Biểu đồ 3.2: Quan điểm của nhân viên trong Công ty về các nhân tố bên trong
ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng...............................................................58
Biều đồ 3.3: Quan điểm của nhân viên trong Công ty về xác định mục tiêu của
chiến lược kinh doanh....................................................................................59
Biểu đồ 3.4: Quan điểm của nhân viên trong Công ty về việc chú trọng xây

dựng chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo...............................................65
Biểu đồ 3.5. Quan điểm của nhân viên Cơng ty về tính sáng tạo, áp dụng tình
hình thực tiễn để hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty..................67

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tình hình kinh tế phát triển ngày nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
càng lớn. Để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển được việc quan trọng và cần
thiết nhất phải định hướng cho mình một hướng đi thật đúng đắn, phù hợp với sự
thay đổi của thị trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều cần phải có một chiến lược kinh doanh hợp lý để đảm bảo
cho sự tồn tài và phát triển của doanh nghiệp mình được vững mạnh.
Nói đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nó một loạt những hoạt động
được thiết kế nhằm để taọ ra lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối thủ. Trong môi
trường hoạt động của một doanh nghiệp, một công ty, chiến lược phát triển vạch ra cho
công ty một cách ứng xử nhất quán, chiến lược phát triển thể hiện một sự chọn lựa, một
sự đánh đổi của công ty mà giới chuyên môn thường gọi là định vị chiến lược. Người ta
nói, giả sử cơng ty hoạt động mà khơng có chiến lược thì sẽ như một người đi trên
đường mà không xác định được hướng đi. Giải quyết được tổng các vấn đề như: xác
định chính xác mục tiêu cần đạt, xác định con đường hay phương thức đề đạt mục tiêu,
xác định phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu chọn lựa là nội dung mà một chiến
lược kinh doanh cần đạt được.
Công ty Cổ phần Công nghệ mạng viễn thông C-Link là một trong những
doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực cung cấp thiết bị viễn thông và công nghệ
thông tin. Trên cơ sở thực tế của công ty và vận dụng những lý luận khoa học về quản
trị chiến lược, công ty đang cố gắng tìm tịi, sáng tạo nhằm tạo ra một chiến lược kinh
doanh hợp lý và bền vững.

Trên thực tế, chúng ta thấy rằng môi trường kinh doanh luôn thay đổi để
thích nghi vì thế việc hoạch định chiến lược kinh doanh cũng phải điều chỉnh cho
phù hợp với hoàn cảnh mới.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn khách quan nêu trên, tác giả chọn đề
tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Công nghệ mạng
viễn thông C-Link” cho luận văn tốt nghiệp của mình.


2. Câu hỏi nghiên cứu
Một số câu hỏi nghiên cứu tác giả đặt ra như sau:
a, Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì?
b, Quy trình và phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Công nghệ mạng viễn thơng C-Link có điểm mạnh và điểm yếu như thế nào?
c, Giải pháp cơ bản nào nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh
doanh là phù hợp đối với Công ty Cổ phần Công nghệ mạng viễn thơng C-Link
trong giai đoạn tới?
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá khách quan thực trạng hoạch
định chiến lược tại công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định
chiến lược kinh doanh cho công ty trong giai đoạn tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, đề cập đến tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạch định
chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Công nghệ mạng viễn thơng C-Link. Qua đó để thấy được những điểm
mạnh, những tồn tại trong quy trình và phương pháp hoạch định chiến lược kinh
doanh tại Công ty C - Link.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược
kinh doanh cho Công ty Cổ phần Công nghệ mạng viễn thông C-Link.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu thực trạng của Công ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông
C-Link hiện nay gồm: cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của Cơng ty
nhằm hồn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty đến năm 2025.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

a, Phạm vi nghiên cứu về không gian: Công ty Cổ phần công nghệ mạng
viễn thông C-Link.


b, Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn xem xét hoạch định chiến lược
kinh doanh từ năm 2017 – 2019 của doanh nghiêp, đề xuất giải pháp đến năm 2025.
c, Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các nội
dung cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần công nghệ
mạng viễn thông C-Link. Cụ thể bao gồm:
- Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh: Phân tích mơi trường bên
trong; phân tích mơi trường nội lực; xác định mục tiêu chiến lược; dự tính các
phương án chiến lược; lựa chọn chiến lược.
- Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh: Phương pháp thích ứng
theo kinh nghiệm và phương pháp ma trận.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạch đinh chiến lược kinh
doanh trong doanh nghiệp.
- Về thực tiễn
+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công
ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-Link.

+ Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược
kinh doanh tại Công ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-Link.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 4 chương bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạch định
chiến lược kinh doanh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chương 3: Phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của Công
ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-Link
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện hoạch định chiến lược kinh
doanh cho Cơng ty Cổ phần công nghệ mạng viễn thông C-Link

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Lê Thế Giới và Nguyễn Thanh Nghiêm, 2009. Quản trị chiến lược. Hà Nội:
NXB Thống kê. Tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về chiến lược kinh doanh,
quy trình hoạch định chiến lược và các phương pháp hoạch định chiến lược kinh
doanh.
Nguyễn Bách Khoa, 2004. Chiến lược kinh doanh quốc tế, Hà Nội: NXB
Thống kê. Cuốn sách chỉ ra thế nào là chiến lược và quản trị chiến lược. Đồng
thời, đưa ra các phương thức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các phương thức
thâm nhập thị trường quốc tế ví dụ như: thị trường châu Á, thị trường Châu Âu.
Ngô Quý Nhâm, 2012. Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh. Hội
thảo khoa học: xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp,

trang 17-33. Trường Đại học Ngoại Thương, tháng 10 năm 2012. Trong bài viết này,
tác giả đã đưa ra phương pháp tiếp cận mới về chiến lược kinh doanh cũng như cơng
cụ trong phân tích chiến lược, định vị chiến lược, chiến lược phát triển, triển khai và
cuối cùng là đánh giá chiến lược.
Hồng Văn Hải, 2005. Đổi mới cơng tác hoạch định chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Luận án Tiến sĩ.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đổi mới quản lý doanh nghiệp
nhà nước nói chung và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nói riêng là
một tất yếu khách quan cũng như là một địi hỏi bức xúc trong q trình đổi mới
doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, đưa vị thế của nền kinh tế Việt Nam lên tầm cao mới, đủ sức thực hiện
hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Hồ Tú Lan, 2016. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần
in tổng hợp cần thơ giai đoạn 2016 – 2020. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Cần
Thơ. Tác giả đã tập trung vào phân tích mơi trường kinh doanh của công ty In Cổ
phần tổng hợp Cần Thơ trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề tài đi vào phân tích
thực trạng mơi trường kinh doanh nội bộ từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu
và Sơ đồ thành ma trận phân tích nội bộ (IFE), đồng thời tác giả kết hợp sử dụng


ma trận Sơ đồ ảnh (EFE) và ma trận SWOT để phân tích. Trên cơ sở đó tác giả đề
xuất một số giải pháp như phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, cắt giảm chi
phí và giải pháp về nhân lực.
David, F.R., 2015. Quản trị chiến lược: Khái luận và các tình huống. Dịch từ
tiếng Anh. Người dịch Đặng Minh Phương, 2018. Hồ Chí Minh: NXB Kinh Tế
TPHCM. Tác giả đề cập tới các tình huống trong quản trị chiến lược kinh doanh nêu
lên rằng cần tạo tính chủ động và sự khác biệt trong cạnh tranh. Có thể nói, doanh
nghiệp cũng có thể hồn tồn chủ động để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của
mình nhằm đảm bảo cho nó ln ln phù hợp với những biến động không ngừng
của môi trường kinh doanh. Theo tác giả, điều lợi ích cơ bản nhất mà cơng tác quản

trị chiến lược mang lại là sự chủ động, đưa đến chiến thắng trong quan hệ cạnh
tranh trên thị trường mục tiêu của công ty và giúp công ty phát triển bền vững.
Fred RDavid, T., 2000. Khái luận về quản trị chiến lược. Dịch từ tiếng Anh.
Người dịch Nguyễn Ngọc Bích, 2015. Hà Nội: NXB Thống kê. Những kiến thức cơ
bản về quản trị chiến lược được tác giả đề cập đến trong cuốn sách này. Tác giả đã
đưa ra một cách hệ thống những khái niệm chung cho đến phân tích từng vấn đề cụ
thể về chiến lược. Nội dung của cuốn sách này cũng phân tích rõ giai đoạn hoạch
định chiến lược gồm ba phần hoạt động cơ bản: Nghiên cứu, hồ hợp trực giác và
phân tích để đưa ra quyết định.
Aaker, D.A., 2007. Triển Khai Chiến Lược Kinh Doanh. Dịch từ tiếng Anh.
Người dịch Đoàn Văn Thắng, 2014. Hà Nội: NXB Trẻ. Tác giả nhận định muốn
quản trị được thành cơng một cơng ty thì nhất thiết phải có chiến lược kinh doanh.
Điều cơ bản là đặt ra là một hệ thống quản trị như thế nào cho nhà quản trị? Đầu
tiên, phải có được một tầm nhìn về cơng việc của mình; tiếp đến có thể bao qt và
thấu hiểu được môi trường kinh doanh năng động. Để từ đó, chọn ra những chiến
lược phù hợp một cách sáng tạo và có được một sách lược cạnh tranh dựa trên lợi
thế của mình. Tác giả đề cập đến bốn chủ đề:
- Chủ đề 1 là phương pháp phân tích mơi trường kinh doanh.
- Chủ đề 2 là chọn lợi thế cạnh tranh lâu dài, gọi tắt là SCA.


- Chủ đề 3 là quyết định đầu tư.
- Chủ đề 4 là thực thi chiến lược.
Nhà quản trị phải hiểu rõ về cơ cấu, hệ thống, con người và nền văn hóa của
cơng ty để có được một chiến lược thành công. Tiếp đến, phải biết liên kết để giành
ưu thế đồng thời phải biết thích ứng với mơi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, phải
biết tiến thối khi bị áp lực cạnh tranh toàn cầu hay khi thị trường không chấp nhận.
Đây là nghiên cứu vừa là hoạch định vừa là thực hiện các chiến lược trong kinh
doanh của doanh nghiệp mà tác giả muốn chỉ ra rõ nét cả hai khía cạnh.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài


Pearc J.A. & Robinson R.B, P., 1995. Strategic Management, Irwin R. Pearc
& Robinson nhận định chiến lược kinh doanh như là một kế hoạch thống nhất (điều
đó thể hiện sự liên kết tất cả các phần của doanh nghiệp với nhau) toàn diện (bao
phủ toàn bộ các lĩnh vực của doanh nghiệp), đồng thời được liên kết lại (mọi phần
của kế hoạch tương thích với nhau, ăn khớp với nhau) và hơn nữa được thiết thiết
kế để đảm bảo các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp thực hiện được. Mặt khác,
Pearc & Robinson xác định: Hoạch định chiến lược kinh doanh là tạo ra các quyết
định và hành động để đạt được sự phát triển một chiến lược có hiệu quả.
Thompson & Strickland, P., 2006. Strategic Management: Concept and Case,
Me Graw Hill, New York. Thompson & Strickland. Bài viết đề cập đến quy mơ
doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh
nghiệp. Đối với cơng ty có quy mơ càng lớn và cơ cấu tổ chức ngày càng phức tạp
thì cần hình thành nhiều cấp quản trị hơn đồng thời ở mỗi cấp đó cũng sẽ phải bao
gồm nhiều nơi làm việc hơn so với cơng ty có quy mơ nhỏ. Mặt khác, quy mô nhỏ
hay lớn của công ty cịn ảnh hưởng trực tiếp và sẽ có tính chất quyết định đến kiểu
cơ cấu tổ chức. Nói như vậy để thấy rằng bài viết đã khẳng định quy mô của doanh
nghiệp là yếu tố cũng không kém phần quan trọng để quyết định cơ cấu tổ chức bộ
máy.
Johnson, G., Scholes, K., 1999.

Exploring Corporate Strategy, 5 th Ed.

Prentice Hall Europ. Bài viết đề cập: “Chiến lược kinh doanh là việc đầu tiên xác
định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, tiếp đến là việc thực hiện các


chương trình hành động và cuối cùng là việc huy động các nguồn lực cần thiết để
đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra”. Điều đó cho thấy rằng, doanh
nghiệp được mô tả dưới dạng lựa chọn những mục đích của mình đồng thời xác

định chương trình hành động để có thể hồn thành một cách tối ưu những mục đích
đó cũng như phân bổ những nguồn lực tương thích.
Dawn Toronto, J., 2014. Outsourcing from a Small Pharma Perspective. The
Journal of Pharmaceutical & Biopharmacetical Contract Services In: UNDESA
(United Nations Department of Economic and Social Affairs), 6th Global forum on
reinventing government: towards participatory and transparent governance. Seoul,
Republic of Korea 24-27 May 2014. New York: United Nations. Bài viết đã đưa ra
hai chiến lược:
- Chiến lược 1: Nghiên cứu và phát triển các loại thuốc chưa có bản quyền.
- Chiến lược 2: Nghiên cứu và phát triển thuốc ở giai đoạn sau của các loại
đã được cấp bản quyền.
Với phân tích của tác giả trong bài viết thì các công ty dược nhỏ thường
thiếu các thiết bị cần thiết để sản xuất với quy mô lớn. Tác động trực tiếp từ máy
móc, thiết bị cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến
lươc.Khi nguồn lực nội bộ hạn chế như vậy thì th ngồi cung cấp dược phẩm
được xác định là một trong những chiến lược chủ chốt của các cơng ty dược có quy
mơ nhỏ. Từ đó để hoạch định chiến lược hợp lý cho các công ty.
Kenneth Andrews, N., 2016. “The Concept of Corporate Strategy” Sheffield:
CRUS, PP.44-68. Tác giả cho rằng chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm
dựa trên những ưu và nhược điểm của mình trong hồn cảnh có những cơ hội và cả
thách thức.
Philippe Lasserre, M., 2015. Agriculture and economic development in SubSaharan Africa and Asia. Cambridge Journal of Economic, 31: 36-37. Đây là bài
viết đề cập đến phương pháp thích ứng theo kinh nghiệm được Philippe Lasserre chỉ
ra rằng chiến lược kinh doanh được hoạch định nhờ kinh nghiệm và trực giác của


những nhà hoạch định bao gồm ba yếu tố chủ yếu: Đầu tiên là khả năng xây dựng,
tiếp đến là sự tích cực và cuối cùng là sự giác ngộ.
K. Ohmae, M., 2003. Agriculture and economic development in Sub-Saharan
Africa and Asia. Cambridge Journal of Economic, 25:14-15. Bài viết đề cập: Trước

hết, mục tiêu của chiến lược là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía
cũng như đánh giá thời điểm tấn công hoặc rút lui. Đồng thời, xác định đúng ranh
giới của sự thoả hiệp và ông nhấn mạnh “Khơng có đối thủ cạnh tranh thì khơng
bao giờ có chiến lược và mục đích duy nhất của chiến lược là phải đảm bảo giành
thắng lợi bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh”.
Johnson và Scholes, A.O., 2009. Micro-economic models for analyzing
policy changes in Dutch arable farming. PhD thesis. Agricultural University
Wageningen. Theo Johnson và Scholes khẳng định: Chiến lược là định hướng cũng
như phạm vi của một tổ chức về dài hạn với mục tiêu là giành lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp bằng việc định dạng các nguồn lực của nó. Định hướng đúng với quy
mơ phù hợp sẽ cho một chiến lược hiệu quả.
Thực tế cho thấy rằng: Mỗi một tác giả với đề tài của mình đều có những
cách viết riêng tùy thuộc vào thời điểm nghiên cứu, hoàn cảnh nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu mình đề cập.
Nếu đặt trong hồn cảnh kinh tế cụ thể thì một số giải pháp đưa ra thường
mang tính chung chung, vì thế việc áp dụng vào thực tế thiếu tính khả thi. Chưa có
đề tài nào hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh trong
doanh nghiệp, tìm hiểu kinh nghiệm hoạch định chiến lược kinh doanh của một số
doanh nghiệp và bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Công nghệ mạng viễn thông CLink. Đồng thời, phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Công nghệ mạng viễn thông C-Link, qua đó để thấy được những điểm
mạnh, những hạn chế và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hồn thiện hoạch
định chiến lược kinh doanh tại cơng ty.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Chiến lược

Thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và trong


cuộc sống khi nói đến “chiến lược” người ta hiểu đó là hành động để chiến thắng bản
thân và chiến thắng đối thủ để có thể tồn tại và phát triển trong mơi trường đầy biến

động. Vì vậy, thuật ngữ này hiện nay được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm,
như:
+ Theo K.Ohmae (2003) cho rằng: “Mục đích của chiến lược là mang lại
những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn cơng hay rút lui,
xác định đúng ranh giới của sự thoả hiệp” và ơng nhấn mạnh “Khơng có đối thủ
cạnh tranh thì khơng có chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo
giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh” [10, tr 15].
+ Johnson & Scholes (1999) đề cập: “Chiến lược là định hướng và phạm vi
của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua
việc định dạng các nguồn lực của nó trong mơi trường thay đổi, đáp ứng nhu cầu
thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên liên quan” [21, tr 7].
+ Theo Fre R.David 2008 xác định: “Chiến lược là việc xác định các mục
tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành
động nhằm phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó” [28, tr 21].
Từ những quan điểm trên nhìn chung chiến lược được hiểu: “Là tổng hợp
các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp kinh doanh nhằm đạt được mục
tiêu đã đặt ra và làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững”.
1.2.2. Chiến lược kinh doanh

Theo đà phát triển của kinh tế hiện nay, việc hoạch định chiến lược kinh
doanh cho doanh nghiệp là việc cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp để doanh nghiệp
phát triển bền vững theo xu thế tất yếu của thị trường. Vì vậy, để giúp các doanh
nghiệp làm được như vậy thì đầu tiên phải xác lập một quan niệm đúng đắn về
chiến lược kinh doanh.
1.2.2.1. Quan niệm truyền thống
Theo quan niệm truyền thống [15, tr 39] chiến lược được xem như kế hoạch
dài hạn của một tổ chức nhằm đạt tới các mục tiêu bền vững.
Theo A.Chandler: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ
bản dài hạn của doanh nghiệp cùng với việc thực hiện các chương trình hành động



và việc huy động các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp
đã đề ra”. Như vậy tư tưởng thể hiện cụ thể trong quan điểm của Chandler là q
trình hoạch định có tính sáng suốt. Ở đó, doanh nghiệp được mơ tả lựa chọn những
mục đích cho mình và xác định chương trình hành động để có thể hồn thành một
cách tốt nhất những mục đích trên.
Cách tiếp cận này cho thấy có ưu điểm là giúp các cơng ty dễ hình dung ra
những việc cần làm để hoạch định được chiến lược. Song song với đó là cho các
cơng ty thấy được lợi ích của chiến lược với phương diện là kế hoạch dài hạn.
Nhưng trong điều kiện hiện nay môi trường kinh doanh biến đổi liên tục, cho thấy
những hạn chế của chiến lược kinh doanh theo cách tiếp cận truyền thống là làm
cho các kế hoạch trở nên khó ứng phó với sự biến đổi bất ngờ và liên tục của môi
trường kinh doanh.
1.2.2.2. Theo quan niệm hiện đại
William F.Glueck đề cập chiến lược kinh doanh như là một kế hoạch thống
nhất và được liên kết lại. Mặt khác, Glueck xác định: Hoạch định chiến lược chính là
lập ra các quyết định và hành động chúng để có thể phát triển một chiến lược có hiệu
quả.
Với cách tiếp cận này thì chiến lược có thể rộng lớn hơn những gì mà doanh
nghiệp đặt kế hoạch để thực hiện. Tiêu biểu cho trường phái này là Mintzberg của đại
học Mc Gill. Ông đã đại diện phê phán quan niệm truyền thống và cho rằng cách tiếp
cận đó đã hàm chứa một giả thuyết khơng chính xác là chiến lược doanh nghiệp ln
là kết quả của q trình kế hoạch hóa có tính tốn dự định từ trước. Mintzberg nói
rằng, chiến lược là hình mẫu trong dịng chảy các quyết định và chương trình hành
động. Ở đó, Mintzberg chia chiến lược ra làm 2 loại: Chiến lược được thiết kế từ
trước và thực tế tiến hành. Tư tưởng này được thể hiện như ở sơ đồ 1.1.


Chiến lược


Chiến lược
có cân nhắc

Chiến lược
thực thi

dự định
Chiến lược
khơng thực hiện được

Chiến lược
đột biến

Sơ đồ 1.1: Mô Sơ đồ chiến lược của H.Mintzberg
Cách tiếp cận hiện đại có ưu điểm: Chiến lược này có phản ứng linh hoạt
trước những biến động của môi trường kinh doanh và quan trọng là nó cho phép tận
dụng khả năng sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp, phát huy tối đa sự sáng
tạo.
Nhược điểm của cách tiếp cận này: Yêu cầu cao đối với các nhà lãnh đạo là
phải có khả năng có thể đánh giá được giá trị của chiến lược đột biến. Nếu khơng
đánh giá được thì chiến lược khơng có ý nghĩa.
Với cách thức tiếp cận về chiến lược theo quan điểm truyền thống và theo
quan điểm hiện đại ta thấy rằng: Dù phê phán quan điểm truyền thống nhưng các
đại diện của trường phái hiện đại đều công nhận rằng vẫn phải có chiến lược dự
định. Bổ sung trọng điểm của cách tiếp cận hiện đại là chiến lược phải mang tính
“động” để thích ứng với mơi trường biến động liên tục hiện tại. Nhìn vào thực tế
cho ta thấy rằng hầu như các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp đều là sự
kết hợp giữa dự định và đột biến.
Tóm lại: “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là chuỗi các quyết định
nhằm định hướng phát triển và tạo ra thay đổi về chất bên trong doanh nghiệp”. Đây

là khái niệm ngoài sự kế thừa 2 quan niệm truyền thống và hiện đại thì đồng thời
làm rõ vai trò thực sự của chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh không chỉ
giúp doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh mà nó cịn làm cho doanh nghiệp
ngày một phát triển.
1.2.2.3. Nội dung của chiến lược kinh doanh
Nội dung của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là tổ hợp các yếu tố
cơ bản sau:


- Mục tiêu chiến lược: Đây là những đích mà doanh nghiệp mong đợi sẽ đạt
được khi kết thúc giai đoạn chiến lược.
Mục tiêu phải thể hiện những thay đổi về chất của doanh nghiệp và phải
chứa đựng những mục tiêu chi tiêt như: hiệu quả, đa dạng hóa, đảm bảo xã hội…
- Giải pháp chiến lược: Có các giải pháp chiến lược thì mới thực hiện mục
tiêu chiến lược ở trên. Các giải pháp chiến lược đó là sự thể hiện khả năng phân bổ
nguồn lực của doanh nghiệp và lựa chọn trọng điểm đột phá. Nếu lựa chọn đúng
giải pháp chiến lược thì sẽ có tác dụng quyết định đến tính khả thi của chiến lược
kinh doanh.
Mục tiêu là cơ sở để hình thành giải pháp, đồng thời giải pháp lại là điều kiện
để hoàn thành các mục tiêu đã được xác định.
1.2.2.4. Phân loại chiến lược kinh doanh
Hiện nay có rất nhiều cách thức, tiêu chí để phân loại các chiến lược kinh
doanh, có rất nhiều các tác giả đưa ra cách phân loại khác nhau nhưng do thời gian
và trong khuôn khổ của luận văn này chỉ đề cập đến 2 cách phân loại cơ bản sau:
- Căn cứ vào phạm vi tác động của chiến lược
Chiến lược kinh doanh tổng quát là chiến lược bao quát toàn bộ mọi hoạt
động của doanh nghiệp trong thời gian dài, thơng thường chiến lược tổng qt mang
tính định tính nên rất năng động và linh hoạt.
Đối với chiến lược kinh doanh trong từng lĩnh vực: Đây là chiến lược cụ thể
hóa cho chiến lược tổng quát. Có thể nói rằng, nó là cơng cụ để đạt được các mục

tiêu chiến lược tổng quát. Ví dụ như: chiến lược đầu tư, chiến lược sản phẩm, chiến
lược thị trường…
- Căn cứ theo nội dung chiến lược
Theo nội dung của chiến lược thì tương ứng với từng lĩnh vực sẽ có những
chiến lược cụ thể để thực hiện các mục tiêu của lĩnh vực đó. Thơng thường trong
doanh nghiệp có một số chiến lược như sau: Chiến lược sản xuất, chiến lược thương
mại, chiến lược tài chính, chiến lược cơng nghệ, chiến lược nhân sự.
Tóm lại, có nhiều cách thức để phân loại chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên,
thực tế trong cùng một giai đoạn doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn một chiến lược


chung để theo đuổi. Và các chiến lược bộ phận luôn phải thống nhất với chiến lược
chung để hợp thành một thể thống nhất. Trên cơ sở xem xét các căn cứ và mục tiêu
của chiến lược thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một chiến lược phù hợp.
1.2.3. Hoạch định chiến lược kinh doanh

Trong kinh doanh, hoạch định chiến lược chỉ bắt đầu xuất hiện từ những năm
đầu của thế kỷ XX, đến giữa thế kỷ XX đã có rất nhiều các tác giả cho xuất bản
cơng trình nghiên cứu của mình về hoạch định chiến lược kinh doanh. Hoạch định
chiến lược kinh doanh được phát triển mạnh mẽ vào những năm 70 của thế kỷ XX
bởi nghiên cứu của nhóm tư vấn Boston BCG và GE. Đến năm 1980, cơng trình
nghiên cứu của Micheal Porter về hoạch định chiến lược kinh doanh đã thu hút sự
chú ý của rất nhiều doanh nghiệp. Tuy có nhiều cơng trình nghiên cứu như vậy, tác
giả đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về hoạch định chiến lược, tùy theo cách
tiếp cận.
Nhìn chung có thể hiểu khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh: “Là
một quá trình tư duy để tạo lập chiến lược kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu và dự
báo các thông tin cơ bản”. Hoạch định chiến lược là một loại hình lao động trí óc
của con người. Nó phải dựa trên cơ sở dự báo dài hạn vì nó diễn ra dài thơng
thường là từ 5 năm trở lên .

Có thể nói, hoạch định chiến lược kinh doanh là giai đoạn đầu tiên của q
trình hoạch định trong cơng ty và là một chức năng của quản trị chiến lược. Trong
đó, hoạch định chiến lược kinh doanh là giai đoạn gồm: việc phát triển nhiệm vụ,
chức năng, xác định cơ hội và nguy cơ, chỉ rõ những ưu và nhược điểm cũng như
thiết lập các mục tiêu chiến lược, cuối cùng là nghiên cứu các giải pháp chiến lược
và chọn lựa giải pháp chiến lược để theo đuổi.
Do đó, hoạch định chiến lược phải vạch ra các con đường để đạt tới tương lai
đó một cách hiệu quả nhất chứ không chỉ đơn thuần phác thảo tương lai.
Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh tập trung làm rõ mục tiêu mà
công ty cần đạt tới, đồng thời dự kiến các phương thức để nhằm đạt được các mục
tiêu này.


×