Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế XHCN. Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác về sự phân kỳ của hình thái kinh tế này. Việt Nam lựa chọn đi lên XHCN bỏ qua TBCN là 1 tất yếu, từ đó liên hệ tới sinh viên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.12 KB, 5 trang )

Câu 3 : Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế XHCN. Trình bày quan điểm
của chủ nghĩa Mác về sự phân kỳ của hình thái kinh tế này. Việt Nam lựa chọn đi lên
XHCN bỏ qua TBCN là 1 tất yếu, từ đó liên hệ tới sinh viên.
I.
Cơ sở lý luận
1. Tính tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế XHCN

-

Khái niệm về hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa:
Trên cơ sở khái niệm chung về hình thái kinh tế – xã hội, chúng ta có khái niệm
cụ thể hơn về hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát
triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu cơng cộng về tư liệu sản xuất,
thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có
trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng
tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hố ngày càng cao.


-

Xu thế tất yếu ra đời hình thái kinh tế XHCN:
Sự phát triển của xã hội lồi người là một q trình lịch sử tự nhiên của sự thay
thế các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao. Lịch sử xã hội lồi người trải qua
các hình thái kinh tế xã hội: cộng xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư
bản chủ nghĩa và tiến tới là cộng sản chủ nghĩa.
Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển đến trình độ xã hội hóa càng
cao thì càng làm mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự
kìm hãm của quan hệ sản xuất mang tính tư bản chủ nghĩa càng thêm sâu sắc.
Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa tư bản biểu hiện trên
lĩnh vực chính trị- xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân , nhân dân lao
động với giai cấp tư sản ngày càng trở lên quyết liệt.Cuộc đấu tranh giữa giai cấp


công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành.
Mâu thuẫn đó chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa,
thiết lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa nhằm mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Sự phát triển của CNTB đã tạo ra những tiền đề vật chất: nền đại công nghiệp,
giai cấp công nhân hiện đại, sự phát triển các mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản:
mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản; mâu thuẫn giữa LLSX xã
hội hoá ngày càng cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX.
Nhu cầu tất yếu của sự thay thế hình thái KTXH TBCN bằng hình thái KTXHcộng sản chủ nghĩa
Về chính trị CNTB khủng hoảng trầm trọng, do phong trào đấu tranh của công
nhân phát triển mạnh, mâu thuẫn giai cấp. Về kinh tế : do cuộc khủng hoảng kinh
tế làm cho các nhà tư bản bị suy yếu. Mặc dù CNTB thực hiện nhiều biện pháp
thích nghi nhưng mâu thuẫn cơ bản của nó: mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và
tính chất xã hội của sản xuất vẫn chưa được giải quyết, mà còn gay gắt thêm. Đây
là tiền đề vật chất kinh tế chín mùi cho sự thay thế CNTB bằng xã hội CSCN
Cùng với những thành tựu to lớn về nhiều mặt của chủ nghĩa tư bản giai cấp tư
sản, trong các thế kỷ phát triển của nó cũng đồng thời tạo ra bao nhiêu tai họa cho

-

-

-

-

-

-



giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả nhân loại cũng như môi trường
thiên nhiên (chế độ áp bức bóc lột, bất cơng, phân hố giàu nghèo ngày càng tăng
phân biệt chủng tộc, chiến tranh xâm lược giết hại hàng trăm triệu người, lối sống
phản văn hoá, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội phức tạp, tàn phá thiên nhiên, v.v.).
2. Sự phân kỳ hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có q trình phát triển qua các
giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời
sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, trải qua hai giai đoạn cơ bản phát triển từ
thấp đến cao
• Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản là giai đoạn mới được “thoát thai”, “lọt lòng”
từ chủ nghĩa tư bản, còn mang “dấu vết” của xã hội tư bản. Đây là thời kỳ quá độ
về chính trị, là thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Trong giai đoạn này, chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa mới
đạt tới giới hạn đảm bảo cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối làm theo năng
lực, hưởng theo lao động.
• Giai đoạn cao của xã hội cộng sản là giai đoạn chủ nghĩa cộng sản đã được xây
dựng hoàn toàn. Ở giai đoạn này con người khơng cịn lệ thuộc phiến diện và
cứng nhắc vào phân công lao động xã hội; lao động trong giai đoạn này không chỉ
là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu của con người. Trình độ phát
triển của xã hội cho phép thực hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu.
- Quan điểm của V.I.Lênin. V.I.Lênin đã phát triển và cụ thể hoá quan điểm phân kỳ hình
thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông gọi giai đoạn thấp
là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội), giai đoạn cao là xã hội cộng sản chủ
nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản). Đặc biệt, ông phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lâu dài
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Theo đó, hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chia
làm ba giai đoạn cơ bản

• Những cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội). V.I.Lênin một
mặt thừa nhận quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ theo nghĩa
rộng- từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản- quá độ trực tiếp từ những
nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao lên xã hội cộng sản. Mặt khác từ thực tiễn
lịch sử, V.I.Lênin cịn nói đến hình thức q độ đặc biệt, gián tiếp của các nước tư
bản phát triển ở mức trung bình và quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa của nhiều nước vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, các nước tiền tư bản lên
chủ nghĩa xã hội (quá độ đặc biệt của đặc biệt);
• Xã hội xã hội chủ nghĩa- giai đoạn đầu của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản;
• Xã hội cộng sản chủ nghĩa- giai đoạn cao của hình thái kinh tế-xã hôi cộng sản.
-


-

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:








Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là hai chế độ xã hội khác nhau về bản chất.
Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất, đây là cơ sở của chế độ áp bức, bóc lột, bất cơng. Chủ nghĩa xã hội
được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tạo ra cơ
sở vật chất cho việc xố bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng xã hội cơng
bằng, bình đẳng. Muốn có một xã hội như vậy cần phải có một thời gian nhất

định.
Chủ nghĩa xã hội có cơ sở vật chất kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Với những nước đã qua chế độ tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản đã tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội nhưng muốn
cơ sở ấy phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian tổ chức, săp xếp lại. Với
những nước bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội càng
cần có một thời gian lâu dài để thực hiện nhiệm vụ tiến hành cơng nghiệp hố xã
hội chủ nghĩa.
Các quan hệ xã hội chủ nghĩa cũng không tự nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư
bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Vì vậy,
cũng cần có thời gian để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là cơng việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải cần
có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó.

3. Việt Nam lựa chọn đi lên XHCN bỏ qua TBCN là 1 tất yếu

Từ khi Việt Nam còn trong chế độ phong kiến thì đã bị các nước Thực dân, Đế quốc và
phát xít xâm chiếm, cai trị. Về mặt xấu, chúng ta bị mất tự do, bị áp bức, bóc lột, cai
trị..v...v...Nhưng xét về phương diện khác, thì các nước này đã mang đến VN một nền khoa học
kỹ thuật mới, thay đổi cơ sở hạ tầng. Đưa VN dần thốt khỏi chế độ phong kiến. Điều đó có
nghĩa là đã có sự chuyển giao một bước từ chế độ phong kiến lên TBCN.
Tiếp theo đó, VN giải phóng hồn tồn độc lập, xác định con đường XHCN, bỏ qua bước TBCN
vì ta xác định, TBCN là chế độ của sự áp bức bóc lột, trong TBCN có sự phân chia giai cấp, giàu
nghèo rất rõ ràng. Vậy tại sao ta lại phải đi theo con đường TBCN để tự bóc lột nhân dân ta thêm
một lần nữa. Mong muốn của dân tộc ta đó chính là tự do, khơng cịn áp bức bóc lột, vậy thì
TBCN khơng phải là con đường đúng đắn nên chọn.
Chính vì 2 điều trên, một là thực ra nước ta đã có sự chuyển tiếp sang chế độ TBCN, 2 là CNTB
không phải là con đường đúng đắn, nên nước ta đã chọn một con đường tắt hơn, theo kịp tiến độ
phát triển của thế giới, là Quá độ lên CNXH, bỏ qua bước TBCN.
Ngoài ra, bỏ qua TBCN để đi lên XHCN cịn là để nước ta: Giữ ổn định chính trị, khơng cần

thay đổi đường lối chính trị, tận dụng những thành tựu của CNTB và tôn trọng lịch sử


II.

Vận dụng

Đối với sinh viên
Trong thời kì XHCN sinh viên chúng ta phải biết tự hào và phát huy những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta, bởi cha ông chúng ta đã hy sinh mọi thứ để có được việt nam như bây giờ. Đồng
thời phải có trách nhiệm đối với Việt nam ta trong thời kỳ đổi mới :
- Sinh viên: “Phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?” để định hướng tốt cho
mình, góp phần xây dưng tổ quốc ngày càng tiến bộ hơn. Học 1 cách nghiêm túc, cần cù
và hăng say.
- “Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước
mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”. Từ đó có thể thấy, nhiệm vụ
của sinh viên trí thức thời đại mới khơng chỉ là ra sức học tập để làm chủ được tri thức,
công nghệ mới, mà cịn phải xác lập được cho mình lý tưởng cộng sản đúng đắn. Lý
tưởng đúng đắn chính là cứu cánh, là vũ khí sắc bén trong đấu tranh chống lại cái xấu,
chống lại những cám dỗ bên ngoài, giúp sinh viên vượt lên trên hồn cảnh khó khăn để
hồn thành mục tiêu.
- Sinh viên phải có niềm tin vào Đảng và chế độ quản lí của nhà nước, không được nghe
theo các thế lực thù địch chống phá nhà nước, khơng được có quan điểm lệch lạc về chủ
nghĩa xã hội.
- Để việc học tập thành công và trở nên hữu ích thì học phải đi đơi với hành, lý thuyết phải
đi cùng thực tiễn, “lý luận phải gắn liền với thực tế”. Ngoài ra chúng ta phải thường
xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống vì “Có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng”. Đặc biệt là đạo đức cách mạng, nghĩa là bất kỳ làm một việc gì đều
khơng sợ khó, khơng sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của
nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Để làm trịn được trách nhiệm, sinh viên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ
bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phơ trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Và học 5 cách
yêu của Bác Hồ:


Yêu Tổ quốc: Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh.
Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tǎng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm.



u nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân còn cực
khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những cơng tác nặng
nhọc với nhân dân.



u chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với u chủ nghĩa
xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm
thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.



Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì
phải yêu lao động, vì khơng có lao động thì chỉ là nói sng.




Yêu khoa học và kỷ luật: Bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và

kỷ luật.



×