Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tại sao tới nay tôn giáo còn tồn tại, liên hệ tới vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.37 KB, 4 trang )

Câu 11: Tại sao tới nay tơn giáo cịn tồn tại, liên hệ tới vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
I.
Cơ sở lý luận:
1. Khái niệm tôn giáo
Chủ nghĩa Mác - Lênin xác định khái niệm tôn giáo với tư cách là một yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc
của xã hội.
Với tư cách đó, có thể nói bất cứ một tơn giáo nào, với hình thái phát triển của nó, cũng đều bao gồm: ý
thức tơn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ
thống tổ chức tơn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.
Tiêu biểu cho tơn giáo với nghĩa như vậy là Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Đây là những tơn giáo
có tầm ảnh hưởng quốc tế, vượt qua phạm vi nhiều quốc gia dân tộc. Ngoài ra, tại một số quốc gia hay
các khu vực cịn có những tơn giáo có tầm ảnh hưởng ít hơn.
2. Nguồn gốc ra đời và tồn tại của tôn giáo
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự ra đời và tồn tại của tôn giáo có nguồn gốc khách quan và
chủ quan của nó; đó là:
Thứ nhất, do sự hạn chế về khả năng chinh phục của con người trước sức mạnh tự phát của giới tự
nhiên hay xã hội đã khiến cho con người sợ hãi trước sức mạnh ấy, từ dó dẫn tới sự hình thành tín
ngưỡng và cao hơn là sự ra đời và tồn tại của tơn giáo.
(Khái niệm tín ngưỡng dùng để chỉ lòng tin và sự ngưỡng vọng của con người về các đấng siêu nhiên;
khái niệm này không đồng nghĩa với khái niệm mê tín, dị đoan - là khái niệm dùng để chỉ lòng tin mù
quáng của con người về những điều thần bí trong tự nhiên hay xã hội).
Thứ hai, trong xã hội có sự thống trị của các giai cấp áp bức, bóc lột, giai cấp này đã lợi dụng tơn giáo, tín
ngưỡng,... để ru ngủ sức phản kháng của nhân dân lao động trước sự áp bức bóc lột đó.
Thứ ba, khả năng nhận thức của con người trước thế giới vô cùng tận là có hạn. Trong những giới hạn
lịch sử nhất định, con người chưa thể giải thích được hết mọi bản chất của các hiện tượng tự nhiên và xã
hội, do đó dẫn tới sự sùng bái chúng đến mức biến thành tín ngưỡng và tơn giáo.
Thứ tư, sự sợ hãi, bất lực và bất hạnh trong cuộc đời của mỗi cá nhân khiến con người ta tìm đến tơn
giáo như một chỗ dựa tinh thần hay như một sự “đền bù hư ảo” trước cái gọi là “số phận”.
Thứ năm, trong tiến trình phát triển văn hố truyền thống của các dân tộc, các tộc người, tơn giáo, tín
ngưỡng đã trở thành một thành tố của sự phát triển văn hố, nó hồ đồng và bám rễ sâu chắc vào các
sinh hoạt đó và đồng hành cùng sự phát triển văn hoá của các cộng đồng người trong lịch sử.


3. Ngun nhân tơn giáo cịn tồn tại tới ngày nay


- Nguyên nhân nhận thức: Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong chế độ xã hội chủ nghĩa
trình độ dân trí của nhân dân chưa thật cao; nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội đến nay khoa học chưa
giải thích được.
Hiện nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, với những tiến bộ
vượt bậc của công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới... đã giúp con người có thêm những khả năng
để nhận thức xã hội và làm chủ tự nhiên. Song, thế giới khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và
phong phú, nhận thức của con người là một quá trình và có giới hạn, thế giới cịn nhiều vấn đề mà hiện
tại khoa học chưa thể làm rõ. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội đôi khi rất nghiêm trọng còn
tác động và chi phối đời sống con người. Do vậy, tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào Thần,
Thánh, Phật... chưa thể gạt bỏ khỏi ý thức của con người trong xã hội, trong đó có nhân dân các nước xã
hội chủ nghĩa.
- Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức của
nhiều người dân.
Trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, thì ý thức xã hội bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội,
trong đó tơn giáo lại là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất. Tín ngưỡng, tơn giáo đã in
sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân
qua nhiều thế hệ đến mức trở thành một kiểu sinh hoạt văn hố tinh thần khơng thể thiếu của cuộc
sống. Cho nên, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội... thì tín ngưỡng, tơn giáo
cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế, xã hội mà nó phản ánh.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội: Trong các nguyên tắc tơn giáo có những điểm cịn phù hợp với chủ nghĩa
xã hội, với đường lối chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là mặt giá trị đạo đức, văn hóa của
tơn giáo, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Dưới chủ nghĩa xã hội, tơn giáo
cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng "đồng hành với dân tộc" sống "tốt đời, đẹp
đạo", "sống phúc âm giữa lịng dân tộc"... Nhà nước khơng ngừng nâng cao địa vị, tính tích cực xã hội
của những người có đạo bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động thực
tiễn. Trên cơ sở đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa làm cho người có đạo hiểu rằng, niềm tin tơn giáo chân
chính không đối lập với chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, và chủ nghĩa xã hội đang hiện thực hoá lý

tưởng của chủ nghĩa nhân đạo trong cuộc sống của mỗi người dân.
Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức vơ cùng phức tạp; trong đó, các thế lực
chính trị vẫn lợi dụng tơn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình. Mặt khác, những cuộc chiến
tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, lật đổ... còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi
lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo... cùng với những mối đe dọa khác là điều kiện thuận lợi cho
tôn giáo tồn tại.
- Nguyên nhân kinh tế: Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn nhiều thành
phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với những lợi ích khác nhau của các giai tầng xã hội, sự bất
bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội... vẫn là một thực tế; đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân chưa cao, thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi.
Điều đó đã làm cho con người có tâm lý thụ động, nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.


- Ngun nhân về văn hố: Sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó
nhu cầu văn hố tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách,
lối sống. Vì vậy, việc kế thừa, bảo tồn và phát huy văn hố (có chọn lọc) của nhân loại, trong đó có đạo
đức tơn giáo là cần thiết. Mặt khác, tín ngưỡng, tơn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ
phận dân cư, và do đó sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như
một hiện tượng xã hội khách quan.
II.
Vận dụng
1. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
- Việt Nam là nước có nhiều tín ngưỡng, tơn giáo.
Hiện nay, ở nước ta có sáu tơn giáo lớn đã được Nhà nước thừa nhận về tổ chức là: Phật giáo, Công giáo,
Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Hoà Hảo với khoảng 20 triệu tín đồ. Ngồi ra cịn hàng chục triệu người khác
vẫn giữ tín ngướng dân gian, truyền thống và cả tín ngưỡng ngun thuỷ.
Tín ngướng, tơn giáo ở nước ta chủ yếu ở cấp độ tâm lý tôn giáo. Nhiều tín đồ tơn giáo tuy khá sùng đạo,
nhưng hiểu giáo lý rất ít, gia nhập đạo phần nhiều do lan truyền tâm lý, hoặc do vận động, lôi kéo; ý thức
tơn giáo ở phần lớn tín đồ khơng thật sâu sắc.
- Các tơn giáo, tín ngưỡng dung hợp, đan xen và hồ đồng, khơng có kỳ thị, tranh chấp và xung đột tơn

giáo.

Các tín ngưỡng truyền thống và tàn dư tôn giáo nguyên thuỷ in dấu ấn khá sâu đậm vào đời sống tinh
thần của người Việt Nam, theo suốt chiều dài lịch sử, đó là cái nền tâm linh để dễ dàng đón nhận sự du
nhập của các tôn giáo khác.
Sự phân bố tôn giáo ở nước ta có đặc điểm nổi bật là giáo dân của các tôn giáo thường sinh sống thành
từng cộng đồng quy mô nhỏ, các cộng đồng tơn giáo khác nhau có thể sống xen kẽ nhau. Ở nhiều nơi,
trong một làng, xã cũng có các nhóm tín đồ của các tơn giáo khác nhau sống đan xen, hoà hợp nhau,
hoặc xen kẽ với những người không theo tôn giáo nào.
- Các tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam đều du nhập từ bên ngồi, ít nhiều đều có
sự biến đổi và mang dấu ấn Việt Nam.
Các tơn giáo từ bên ngoài vào Việt Nam vừa theo cách du nhập tự nhiên qua giao lưu kinh tế, văn hố
như: Phật giáo, Hồi giáo; vừa có sự áp đặt song hành với quá trình xâm lược của các đế quốc trong lịch
sử như Công giáo, Tin lành...
- Sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tơn giáo với tín ngưỡng truyền thống và tình cảm, phong tục tập quán
và nhân dân.


Tín ngưỡng truyền thống dân gian mà nổi bật nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên, đã dung hợp với các
tơn giáo, góp phần tạo nên đặc điểm tình cảm, tâm hồn, tính cách người Việt Nam. Tuy vậy, sự pha trộn
phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng cổ truyền và tình cảm, phong tục tập quán đã ăn sâu vào
đời sống tinh thần người Việt Nam, làm cho một bộ phận không nhỏ quần chúng lao động rất dễ dàng
tiếp nhận tình cảm, ý thức tơn giáo mới.
2. Tình hình tơn giáo ở nước ta hiện nay
Những năm gần đây, sinh hoạt tơn giáo có phần phát triển, nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, thánh thất
được tu sửa và tôn tạo, xây cất lại, in ấn tài liệu, đào tạo các chức sắc... Số người tham gia các hoạt động
tôn giáo gia tăng. Những hoạt động lễ hội gần gũi với tôn giáo nhiều, mang nhiều màu sắc khác nhau,
cũng xuất hiện nhiều hiện tượng mê tín dị đoan. Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tinh thần
của một số đông quần chúng. Từ khi đổi mới và dân chủ hoá tự do tín ngưỡng càng có điều kiện thể
hiện, đáp ứng nguyện vọng của một bộ phận nhân dân. Mặt khác cũng nói lên điều khơng bình thường vì

trong đó khơng chỉ có sự sinh hoạt tơn giáo thuần t, mà cịn biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để
phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín dị đoan ( hội đức chúa trời… )
3. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của cơng dân trên cơ sở pháp luật.
- Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống "tốt
đời, đẹp đạo", tích cực góp phần vào cơng cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định về chính trị,
trật tự và an tồn xã hội. Trên cơ sở đó, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hố, nâng cao trình độ
mọi mặt cho đồng bào.
- Hướng các chức sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ
trong các tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng tồn dân,
thể hiện rõ vai trị trách nhiệm của tôn giáo ở một quốc gia độc lập.
- Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng
tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống chủ nghĩa xã hội.
- Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tơn giáo hoặc có liên quan đến tơn giáo phải theo chế độ, chính
sách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của Nhà nước.
Như vậy, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta bao gồm nhiều mặt, vừa có mặt đối nội, vừa có
mặt đối ngoại. Thực hiện chính sách tơn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thơng qua chính sách, pháp luật, các đồn thể nhân
dân và Mặt trận Tổ quốc có nhiệm vụ vận động các tín đồ và chức sắc trong các giáo hội phấn đấu xây
dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo".



×