Câu 3: Nội dung đường lối và kết quả của cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 19731975? Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là gì? Tại sao?
I. Đường lối và kết quả của cuộc kháng chiến chống Mỹ trong giai đoạn 1973-1975
1. Bối cảnh lịch sử
Hiệp định Paris được ký kết mở ra thời cơ lớn để quân và dân ta tiếp tục hồn
thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Buộc phải
ký Hiệp định Paris, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền nam, song
chính quyền Nixon vẫn âm mưu tiếp tục dùng qn đội và chính quyền Sài
Gịn làm cơng cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền nam...Vì vậy,
trước và sau ngày ký Hiệp định, đế quốc Mỹ lén lút tuồn vũ khí, gài nhân viên,
cố vấn ở lại làm nhiệm vụ chỉ huy, hỗ trợ chính quyền và qn đội Sài Gịn,
đồng thời duy trì lực lượng "ngăn đe" ở các vùng phụ cận chung quanh Việt
Nam, tiếp tục xúc tiến các hoạt động ngoại giao xảo quyệt hòng ngăn chặn sự
phát triển sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Mục tiêu trước mắt của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn là lấn chiếm vùng
giải phóng, bình định vùng chiếm đóng, tiêu diệt một bộ phận lực lượng ta,
đẩy lực lượng ta ra sát biên giới, loại Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam
Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam ra khỏi đời
sống chính trị ở miền nam. Ðể thực hiện mục tiêu này, quân đội Sài Gòn liên
tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", lấn
chiếm vùng giải phóng.
2. Tương quan lực lượng.
- Trong giai đoạn 1973–1975, sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho Quân
Giải phóng giảm rõ rệt, tổng khối lượng vũ khí và thiết bị quân sự được viện
trợ giảm từ khoảng 171.166 tấn/năm trong thời kì 1969-1972 giảm xuống còn
khoảng 16.415 tấn/năm trong thời kỳ 1973-1975. Quân số của Quân Giải
phóng cũng thấp hơn rất nhiều nếu so với Quân lực Việt Nam Cộng hòa
(219.000 người so với 920.000 người)
- Hiệp định Paris khơng cho phép Mỹ khơng kích đường mịn Hồ Chí Minh cũng
như việc Qn Giải phóng miền Nam Việt Nam triển khai thành cơng hệ thống
phịng không và nghi binh tại đây nên năng suất chiến đấu của lực lượng
không quân đối phương giảm hẳn
- Lượng trang bị của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn thấp hơn rất
nhiều so với Quân lực Việt Nam Cộng hịa, đặc biệt Qn Giải phóng vẫn
khơng có lực lượng không quân nên ưu thế trên không vẫn thuộc về Quân lực
Việt Nam Cộng hòa
- Ở miền Bắc, các cơ sở sản xuất được khôi phục và năng lực sản xuất vũ khí
tăng lên đáng kể so với trước năm 1972. Hệ thống đường ống bảo đảm vận
chuyển xăng dầu cũng có bước phát triển. Hệ thống kho chứa của Qn Giải
phóng đạt mức 40 triệu lít xăng dầu
-
Qn đội Việt Nam Cộng hịa ngày càng gặp khó khăn, tuy phương tiện chiến
tranh vẫn còn nhiều trong kho, nhưng họ bị hạn chế về tài chính vì viện trợ
của Mỹ đã bị cắt giảm từ hơn 1 tỷ USD trong những năm trước xuống chỉ còn
700 triệu USD
- Theo các số liệu thống kê về cán cân lực lượng trên chiến trường (quân số,
trang bị hạng nặng như xe tăng, máy bay...), dù khơng cịn qn viễn chinh Mỹ
yểm trợ thì Việt Nam Cộng hịa vẫn có ưu thế hơn nhiều. Theo đánh giá về số
lượng trang bị và qn số, Qn lực Việt Nam Cộng hịa có Lục quân đứng
thứ 4, Không quân đứng thứ 5 và Hải quân đứng thứ 9 thế giới. So với đối thủ
là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, họ có ưu thế 2 lần về quân số, 4 lần
về xe tăng và pháo binh, hơn hàng chục lần về Không quân và Hải quân.
- Đặc biệt ưu thế quan trọng nhất tạo nên tính áp đảo đối phương là tinh thần
chiến đấu. Sau 15 năm kiên trì chiến đấu và đã buộc kẻ thù mạnh nhất là
quân viễn chinh Mỹ phải rời khỏi Việt Nam, binh sĩ quân Giải phóng nhận thức
được cơ hội giành chiến thắng hoàn toàn đã rất gần nên khí thế lên rất cao và
sẵn sàng xung trận. Cịn điều khó khăn lớn nhất cho Qn đội Việt Nam Cộng
hòa là tinh thần chiến đấu của binh sĩ xuống thấp. Sau Hiệp định Paris, các sĩ
quan và binh lính đã thấy tương lai mờ mịt cho họ, tâm trạng bi quan chán nản
và tinh thần chiến đấu sa sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đào ngũ, trốn
lính rất nhiều, bổ sung khơng kịp
3. Nội dung cơ bản của đường lối
Tháng 7-1973, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng ta đã họp Hội nghị lần thứ
21 và ra Nghị quyết Về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước và nhiệm vụ của cách mạng miền nam trong giai đoạn mới.
Hội nghị khẳng định: "Con đường cách mạng của miền nam là con đường
bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững
thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công, chỉ đạo linh hoạt, đưa
cách mạng miền nam tiến lên."
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền nam trong giai đoạn mới là phải:
"Tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giai cấp tư sản mại bản
và bọn địa chủ phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân
dân... đẩy lùi và thắng địch từng bước, đi tới xóa bỏ chính quyền tay sai
của Mỹ, xóa bỏ chế độ thực dân mới, thiết lập một chính quyền dân tộc,
dân chủ thực sự, thực hiện hòa hợp dân tộc, thoát ly hẳn sự lệ thuộc vào
Mỹ, thực hiện một miền nam Việt Nam hịa bình, độc lập, dân chủ, trung
lập, phồn vinh, tiến tới hịa bình thống nhất nước nhà."
Hội nghị chỉ rõ phương châm tiếp tục giữ vững tư tưởng chiến lược tiến
cơng, căn cứ tình hình cụ thể của từng thời kỳ, từng vùng, thậm chí từng
cuộc đấu tranh mà vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh; giữ vững
và phát triển lực lượng về mọi mặt, làm tan rã và suy yếu từng mảng lớn
lực lượng quân sự, chính trị của địch, tạo ra những chuyển biến to lớn về
so sánh lực lượng, về cục diện chiến trường có lợi cho ta.
Trước tình hình mới, nhiệm vụ của miền bắc là phải tranh thủ những điều
kiện thuận lợi hiện có, ra sức đẩy mạnh chi viện miền nam, khôi phục và
phát triển nền kinh tế quốc dân, làm cho miền bắc xã hội chủ nghĩa luôn
luôn là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh cách mạng nhằm hoàn
thành độc lập, dân chủ ở miền nam, tiến tới hịa bình thống nhất Tổ quốc.
Trung ương cịn xác định: Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải nắm
vững lực lượng vũ trang; phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ
vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta, đánh bại các cuộc
hành quân của địch lấn chiếm các vùng giải phóng hoặc bình định vùng
đồng bằng, vùng giáp ranh; trong đó, phải thực hiện được yêu cầu giành
dân và giành quyền làm chủ nhằm giành lấy thế mạnh để thắng địch; phải
đẩy mạnh công tác binh vận, đẩy mạnh mũi tiến công thành thị, ra sức
củng cố vùng giải phóng, tăng cường cơng tác mặt trận, đẩy mạnh công
tác ngoại giao, tăng cường công tác Ðảng.
- Hội nghị Bộ Chính Trị 1974-1975:
Cuối năm 1974, đầu năm 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam có sự
chuyển biến mau lẹ theo hướng ngày càng có lợi cho cách mạng, trên cơ
sở đó, Hội nghị Bộ Chính trị (từ 30/9 đến 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính
trị mở rộng (từ 18/12/1974 đến 8/1/1975) đã ra nghị quyết lịch sử, hạ
quyết tâm giải phóng hồn tồn miền Nam, hồn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước trong thời gian 2 năm (1975-1976).
Theo kế hoạch đề ra, trong năm 1975, cách mạng sẽ tranh thủ thời cơ bất
ngờ tiến công địch trên quy mô lớn, rộng khắp, tạo tiền đề để trong năm
1976 tiến hành tổng cơng kích-tổng khởi nghĩa giành tồn thắng.
Tuy đề ra kế hoạch 2 năm, nhưng Bộ Chính trị cũng chỉ rõ “Nếu thời cơ
đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong
năm 1975”. Về phương hướng, yêu cầu đặt ra, Bộ Chính trị nhấn mạnh:
cần tranh thủ thời cơ thực hiện tổng cơng kích-tổng khởi nghĩa, phải đánh
thắng nhanh để giảm thiệt hại về người và của cho nhân dân, đồng thời
giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, cơng trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của
chiến tranh.
4. Kết quả
Quân và dân ta trên chiến trường miền nam quyết tâm chủ động thực hiện tiến
công và phản công bẻ gãy, đánh bại các cuộc hành quân, càn quét, lấn chiếm
của quân ngụy, từng bước giành lại nhiều vùng đã bị lấn chiếm, giữ vững thế
trận, củng cố lực lượng, mở rộng vùng giải phóng. Ðến giữa năm 1974, trên
tồn miền nam, ta đã xóa được 3.600 đồn bốt, giải phóng thêm 850 ấp với 11
vạn dân. Ngược lại, quân đội Sài Gòn phải lui từng bước về giữ các đô thị, các
vùng giao thơng huyết mạch và địa bàn có ý nghĩa chiến lược trọng yếu.
Trong khi đó, với sự chi viện mạnh mẽ, liên tục từ hậu phương miền bắc, lực
lượng vũ trang ta trên chiến trường nhanh chóng phát triển, áp đảo quân địch.
Trên miền bắc, các quân đoàn, binh đoàn chủ lực lần lượt ra đời. Ở miền nam,
lực lượng vũ trang ta mở cuộc tiến công và giành thắng lợi quyết định như trận
Thượng Ðức (tháng 8-1974), chiến dịch Ðường 14 - Phước Long, chiến dịch
Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng,
Đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đập
tan tồn bộ chính quyền địch, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng không điều
kiện, giải phóng hồn tồn miền Nam.
Một vài thơng tin về chiến dịch mùa Xuân năm 1975
Chiến dịch mùa Xuân năm 1975 với tên gọi chính thức là Tổng tiến cơng và
nổi dậy mùa Xn 1975, giải phóng hồn tồn miền Nam. Đây là những cuộc
tấn công quân sự cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong
Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 và kết thúc ngày
30 tháng 4 năm 1975. Ngoài Trận Phước Long được coi là trận đánh trinh sát
chiến lược, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975 gồm ba chiến dịch
liên tiếp nhau:
Chiến dịch Tây Nguyên (4 - 24 tháng 3)
Chiến dịch Giải phóng Huế - Đà Nẵng (21 - 29 tháng 3)
Chiến dịch Hồ Chí Minh (4 - 30 tháng 4).
Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ chỉ huy Chiến dịch đặt tên
chiến dịch tiến cơng giải phóng Sài Gịn-Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh, khẳng
định đây là “một chiến dịch tiến công hợp đồng binh chủng quy mô lớn, có kết hợp với
nổi dậy của quần chúng kết thúc chiến tranh”. Năm cánh quân tiến vào Sài Gòn có lực
lượng tương đương 5 qn đồn binh chủng hợp thành, cùng với lực lượng hậu cần
phục vụ chiến dịch hùng hậu 18 vạn người tạo nên một thế trận với sức mạnh áp đảo
hoàn toàn, bảo đảm thắng lợi chắc chắn, nhanh chóng và trọn vẹn. Thành ủy Sài GònGia Định đã điều động 1.700 cán bộ vào các quận nội thành và các xã vùng ven đô
cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động quần chúng nổi dậy, phối hợp với
địn tiến cơng của bộ đội chủ lực. LLVT của thành phố với 2 trung đoàn, 5 tiểu đồn bộ
binh, đặc cơng biệt động và 3.500 du kích, tự vệ ráo riết chuẩn bị phương án chiến đấu
phối hợp và dẫn đường cho các binh đoàn chủ lực đánh chiếm các mục tiêu. Các đoàn
thể nhân dân bí mật may cờ, in truyền đơn, viết khẩu hiệu chào đón bộ đội. Nắm vững
tư tưởng chỉ đạo và nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, quân và dân ta đã
biểu thị sự nhất trí rất cao trong hành động, muôn người như một, đập tan mọi sự
kháng cự của địch, giành thắng lợi hoàn toàn.
II. Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và lý do
Nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi đó là do sự lãnh đạo của Đảng với đường lối
kết hợp dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng thể hiện những nội dung chính sau đây:
Một là, đánh giá đúng tình hình, nắm vững thời cơ, hạ quyết tâm giải phóng hồn
tồn miền Nam chính xác.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (khóa III) chỉ rõ: “Con đường của cách mạng
miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng phải
nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa
cách mạng miền Nam tiến lên”. Phương hướng chủ động tích cực, có lợi nhất cho sự
nghiệp cách mạng của cả nước trong giai đoạn này là ln ln giương cao ngọn cờ
hịa bình và chính nghĩa, đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, buộc địch phải thi
hành hiệp định để thắng địch. Đồng thời hội nghị xác định: “Chủ động chuẩn bị sẵn
sàng cho trường hợp phải tiến hành chiến tranh cách mạng trên khắp chiến trường
miền Nam để giành thắng lợi hoàn toàn”.
Theo dõi sự phát triển cực kỳ mau lẹ của tình hình, Bộ Chính trị, Thường vụ Qn ủy
Trung ương đã có những quyết định kịp thời khi thời cơ mới xuất hiện, chuyển kế
hoạch cơ bản giải phóng miền Nam từ hai năm (1975-1976) lúc đầu, sang kế hoạch rút
xuống còn một năm rồi quyết định kết thúc trước mùa mưa năm 1975
Hai là, chọn đúng hướng và mục tiêu tiến cơng chủ yếu, làm thay đổi hồn tồn cục
diện chiến tranh, theo hướng có lợi cho ta.
Đầu năm 1975, sau thắng lợi giải phóng tỉnh Phước Long, Bộ Chính trị và Thường vụ
Quân ủy Trung ương quyết định chọn hướng tiến cơng chính là nam Tây Ngun, mục
tiêu chủ yếu, trận mở đầu là đánh và giải phóng Bn Ma Thuột. Quyết định này của
Đảng được hình thành trên cơ sở phân tích khoa học so sánh thế và lực giữa ta và
địch, xu thế phát triển của tình hình trong giai đoạn cuối cuộc chiến tranh, căn cứ vào
sự bố trí lực lượng và âm mưu chiến lược của Mỹ-ngụy trên chiến trường và kết quả
công tác chuẩn bị của ta trong hai năm 1973-1974. Vào đầu năm 1975, do phán đoán
sai lầm kế hoạch của ta, Mỹ-ngụy khơng thay đổi thế bố trí chiến lược mạnh ở hai đầu
là Trị Thiên (quân khu I của địch) và miền Đông Nam Bộ (quân khu III của ngụy)
Ngay khi Chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc, Bộ Chính trị đã kịp thời chỉ đạo mở các
mũi tiến công vào quân khu I của địch lúc đó đã bị cô lập, nhằm vào mục tiêu quan
trọng là Huế và Đà Nẵng. Điện của Bộ Chính trị ngày 01/4/1975 chỉ đạo rõ: “Trước mắt,
như trước đã định, nay cần làm nhanh hơn, gấp rút tăng thêm lực lượng ở hướng tây
Sài Gòn, thực hiện chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn Đường số 4 và áp sát Sài
Gịn. Đồng thời, nhanh chóng tập trung lực lượng ở hướng đông và đông-nam, đánh
chiếm những mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây, cơ lập hồn tồn Sài Gịn từ phía
Long Khánh, Bà Rịa-Vũng Tàu”
Ba là, tổ chức và từng bước đưa cuộc chiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao,
tạo nên sức mạnh tổng hợp áp đảo đối phương trong chiến dịch quyết chiến chiến
lược, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã tổ chức và từng bước
đưa cuộc chiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao; thực hiện toàn dân đánh giặc,
khơng phân biệt tiền tuyến, hậu phương. Điều đó đã động viên và phát huy cao độ sức
mạnh tổng hợp; sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc vừa chiến đấu, xây dựng,
vừa chi viện đắc lực sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, kết hợp với sức
mạnh của đồng bào và chiến sĩ miền Nam trực tiếp trên tuyến đầu đánh Mỹ và thắng
Mỹ.
Đảng ta đã kiên định và vận dụng sáng tạo quan điểm về con đường cách mạng miền
Nam phải là con đường cách mạng bạo lực, với hai lực lượng cơ bản: Lực lượng chính
trị và lực lượng vũ trang; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh
ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng; đánh địch bằng ba mũi giáp
cơng: Qn sự, chính trị, binh vận; trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, nông thôn
đồng bằng và thành thị; kết hợp chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, thực hiện
đánh địch trên mọi quy mô: Đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ của lực lượng vũ trang ba
thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích); thực hiện làm chủ
để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ.
Trong các chiến dịch tiến công, ta đã vận dụng linh hoạt phương pháp tác chiến và các
hình thức, thủ đoạn tác chiến: Tiến cơng trận địa, bao vây, chia cắt, đột phá thọc sâu...
làm cho địch liên tiếp bị bất ngờ về nhiều mặt, khơng thể đối phó như ở Tây Ngun;
khi thì bị bất ngờ về cách đánh như ở Huế, hoặc thời gian tiến cơng rất nhanh như ở
Đà Nẵng; khi thì bị bất ngờ cả về thời gian, tốc độ tiến công và quy mô tập trung lực
lượng của ta như Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nhưng trên hết, cả bộ máy chiến tranh của
Mỹ-ngụy đều bị bất ngờ khi ta tổ chức cuộc Tổng tiến công chiến lược. Đối phương cho
rằng ta chưa đủ khả năng mở cuộc Tổng tiến công chiến lược vào năm 1975. Đây là
điểm mấu chốt khiến chúng hoàn toàn bị động về chiến lược, nên thất bại là tất yếu.