Sự lãnh đạo của Đảng – nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng tháng Tám
Đinh Thế Thuận
Trường Sĩ quan chính trị - BQP
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa
đế quốc trong hơn 80 năm, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế
suốt 1000 năm và 5 năm thống trị của phát xít Nhật trên lãnh thổ Việt Nam, cho ra
đời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ
trở thành người tự do, người làm chủ vận mệnh dân tộc mình.
Bàn về ý nghĩa của cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai
cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này
là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa,
một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền
toàn quốc”.
1
Thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám là kết quả hội tụ của nhiều nhân tố,
cả khách quan và chủ quan, các nhân tố này có quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ
với nhau, trong đó sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết và khôn khéo của Đảng Cộng
sản Việt Nam là nhân tố đóng vai trò quyết định. Điều này thể hiện rõ trên ba nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất, Đảng đã có đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, trong đó
xác định rõ phương châm chiến lược, nhiệm vụ, động lực và phương pháp tiến
hành cách mạng.
Ngay trong Hội nghị thành lập Đảng, các đại biểu đã thống nhất thông qua
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo,
trong đó khẳng định phương châm chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
2
.
1
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H – 2000, tr. 159
2
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H – 1995, tr. 1
1
Phương châm chiến lược này đã khắc phục một cách triệt để sự khủng hoảng về
đường lối cách mạng Việt Nam kéo dài hơn 70 năm chống Pháp. Phương châm
chiến lược đã đặt việc giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp công
nhân, dưới ánh sáng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, phù hợp quy luật khách quan
và xu thế thời đại, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân nên ngọn cờ
của Đảng đã nhanh chóng quy tụ được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc - điều kiện
tiên quyết để cách mạng thành công.
Đảng xác định tiến trình cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn liên tục, từ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (dân chủ mới) tiến thẳng lên cách mạng xã
hội chủ nghĩa (xây dựng xã hội cộng sản). Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, Đảng chỉ ra hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với nhau, đó là chống đế
quốc và chống phong kiến, đây là kết quả của việc phân tích khách quan, chính xác
đặc điểm cơ cấu xã hội - giai cấp và mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam đầu
thế kỷ XX. Tuy có giai đoạn do chịu ảnh hưởng quá lớn của “khuynh hướng tả”
trong Quốc tế Cộng sản, Đảng đã không phân định rõ vị trí, vai trò của cách mạng
giải phóng dân tộc trong cách mạng vô sản nên chưa giải quyết đùng đắn mối quan
hệ giữa nhiệm vụ chống phong kiến và nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng với tinh
thần chủ động, sáng tạo, tôn trọng khách quan, biết phân tích tình hình cụ thể,
Đảng đã nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu để tập trung toàn lực cho thắng lợi của cách mạng
tháng Tám.
Khắc phục những nhận thức máy móc, giáo điều về lý luận đấu tranh giai cấp
trong khẩu hiệu: “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”, Đảng đã từng bước
phân tích rõ đặc điểm cơ cấu xã hội giai cấp, từ đó xác định đúng động lực của
cách mạng Việt Nam với nòng cốt là khối liên minh giữa “thợ thuyền và dân cày
nghèo” dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đoàn kết rộng rãi các lực lượng tiến
bộ trong hàng ngũ trung, phú nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Bằng việc đổi
mới tư duy kịp thời, phù hợp với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ cách mạng, lực
lượng cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh trưởng thành, đủ sức làm
lên cơn chấn động Đông Dương vào tháng 8 năm 1945.
2
Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: “dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực
phản cách mạng”, Đảng nhận định không thể buộc kẻ thù từ bỏ mục tiêu xâm lược,
nếu không sử dụng bạo lực cách mạng để đập tan ý chí xâm lược ấy. Ngay sau khi
thành lập, Đảng đã nhanh chóng phát triển lực lượng trong quần chúng, kết hợp
nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền vận động với tổ chức và rèn luyện quần chúng
trong đấu tranh cách mạng. Thắng lợi của tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 là kết quả
15 năm đấu tranh lâu dài, bền bỉ của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, được
tập dượt qua ba cao trào cách mạng rộng lớn, tạo thành lực lượng chính trị hùng
hậu có lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
Thứ hai, Đảng đã nhận định đúng tình hình, dự báo chính xác xu thế vận
động khách quan của cách mạng thế giới, chủ động tạo ra thời cơ và tận dụng tốt
thời cơ để giành thắng lợi quyết định.
Chiến tranh thế giới II kết thúc, thắng lợi thuộc về phe Đồng minh, ngày
9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, phát xít Nhật đi gần đến
chỗ thất bại hoàn toàn, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ,
Quân đội các nước đế quốc với danh nghĩa đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương
tước vũ khí quân Nhật. Tình thế cách mạng trực tiếp xuất hiện, vấn đề giành chính
quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng minh.
Ngày 13/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp
tại Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước từ tay phát xít Nhật, trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Ngày
16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào, tán thành quyết định tổng khởi
nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, lập Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch. Ngay sau Đại hội Quốc dân, Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi
đồng bào cả nước: “giờ quyết định vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng
bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
3
. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày (14 đến 28-8) cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả
nước, chính quyền về tay nhân dân.
3
Sđd, tr. 554
3
Điều kiện khách quan thuận lợi chỉ xuất hiện trong vòng chưa đầy một
tháng, tính từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh tới trước khi quân Đồng minh
kéo vào thay thế quân Nhật ở Đông Dương. Để tận dụng được khoảng thời gian
quý như vàng ấy, Đảng đã có 15 năm gây dựng và củng cố lực lượng. Có thể nói
Đảng hoàn toàn chủ động tạo ra thời cơ cách mạng bằng cách nỗ lực chủ động
chuẩn bị nhân tố chủ quan, dự báo chính xác xu thế vận động khách quan, thúc đẩy
hai nhân tố ấy hội tụ chín mồi trong một thời cơ ngàn năm có một để giành thắng
lợi một cách chắc chắn và ít đổ máu nhất. Thành công của việc tạo dựng và chớp
thời cơ cách mạng có sự đóng góp to lớn của Lãnh tụ Hồ Chí Minh với khả năng
phân tích, tổng kết thực tiễn tuyệt vời và những dự báo thiên tài.
Thứ ba, Đảng đã chuẩn bị chu đáo phương án bảo vệ thành quả cách
mạng với tư tưởng chỉ đạo: “thành trì vững chắc nhất của cách mạng chính là
thế trận lòng dân”.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã giáng một đòn chí mạng vào chủ
nghĩa đế quốc, chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân, nhưng kẻ thù của dân tộc không cam chịu thất bại dễ dàng như
vậy. Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn nhiều. Ngay sau khi
giành độc lập, chúng ta cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù hung hãn. Ở miền
Bắc là gần 20 vạn quân Tưởng, sau lưng chúng là bọn Việt Quốc, Việt Cách với
âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng. Ở Miền Nam, trên một vạn quân Anh
cũng mượn tiếng là vào tước vũ khí của Nhật, nhưng kỳ thực là chúng mở đường
cho thực dân Pháp cướp lại nước ta. Ngoài ra, trên đất nước ta lúc này còn có
khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ lệnh giải giáp vũ khí. Chưa bao giờ, cùng một lúc
cách mạng Việt Nam phải đối phó với nhiều kẻ thù như thời điểm này, chúng có thể
mâu thuẫn với nhau về lợi ích kinh tế nhưng đều thống nhất với nhau trong âm mưu
chống cộng sản, thủ tiêu chính quyền cách mạng, xoá bỏ thành quả mà cuộc cách
mạng tháng Tám vừa giành được.
Trong tình thế cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc” đó, Đảng đã thể hiện bản lĩnh
chính trị vững vàng, bình tĩnh, khéo léo xử lý từng việc, lãnh đạo toàn dân từng
bước tháo gỡ khó khăn, giữ vững thành quả cách mạng. Với tư tưởng: “dễ mười lần
4
không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”
4
, việc đầu tiên Đảng quan
tâm là lãnh đạo giải quyết nạn đói, nạn thất học, tiến hành tổng tuyển cử để thực
hiện quyền dân chủ, tiến hành khôi phục kinh tế nhằm cải thiện và nâng cao đời
sống nhân dân, … Những việc làm cụ thể đó có tác dụng gấp trăm lần công tác giáo
dục, tuyên truyền, nhân dân đã thực sự hiểu được giá trị của độc lập, tự do, dân chủ
và quyết tâm giữ vững thành quả đó bằng mọi giá. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh,
ngay cả khi chính quyền cách mạng phải sơ tán, thậm chí Đảng phải tuyên bố tự giải
tán, rút vào hoạt động bí mật để tránh đòn tấn công trực tiếp của kẻ thù, nhân dân
vẫn một lòng theo cách mạng và đó thực sự là cội nguồn sức mạnh, là thành trì vững
chắc nhất không kẻ thù nào có thể khuất phục.
Nhận thức rõ vai trò quyết định của Đảng trong sự thành công của cách mạng
tháng Tám, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay như sau:
Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quốc
phòng – anh ninh, coi đó là nguyên tắc bất di bất dịch của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để xây dựng đường
lối bảo vệ Tổ quốc phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, trong đó luôn xác định thế
trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là thành trì vững chắc nhất của Tổ quốc.
Ba là, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc,
làm cho mỗi bước tăng trưởng kinh tế đều gắn với cải thiện đời sống nhân dân và
nâng cao sức mạnh quốc phòng.
Bốn là, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
4
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H – 2000, tr. 212
5