Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh giỏi môn ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.14 KB, 32 trang )

CHUYÊN ĐỀ

RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO
HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
MỤC LỤC.
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………….........
I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..
II. Mục đích của đề tài…………………………………………………………..
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………......
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………………..
1. Cơ sở lí luận ………………………………………………………………..
1.1. Văn nghị luận………………………………………………………………
1.2. Nghị luận văn học………………………………………………………….
1.3. Các thao tác làm văn nghị luận……………………………………………
1.4. Dẫn chứng trong văn nghị luận……………………………………………
2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………............................
2.1. Người dạy………………………………………………………..................
2.2. Người học………………………………………………………..................
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
1. Kĩ năng chọn dẫn chứng. ……………………………………………………
1.1. Lựa chọn dẫn chứng phù hợp với vấn đề nghị luận………………………...
1.2. Lựa chọn dẫn chứng dựa theo phạm vi, yêu cầu của đề…………………..
1.3.Lựa chọn ngữ liệu dựa theo hiểu biết, sở trường của người viết…………….
1.4. Lựa chọn dẫn chứng mới mẻ phát huy tính sáng tạo……………………..
2. Kĩ năng phân tích dẫn chứng ……………………………………………….

Trang
1
1
2


3
3
3
3
3
4
4
8
8
9
10
10
10
12
14
14
15

2.1. Dẫn dắt, giới thiệu dẫn chứng……………………………………………….

15

2.2. Phân tích dẫn chứng…………………………………………………………

16

2.3. Bình luận đánh giá dẫn chứng…………………………………………… …

23


CHƯƠNG III: VÂN DỤNG KIẾN THỨC……………………………………

25
39
40

PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................

1


CHUYÊN ĐỀ
RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1. Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người đọc, người nghe
một tư tưởng, quan điểm nào đó. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị
luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt trong cuộc sống mới có ý nghĩa.
Muốn thuyết phục người đọc, người nghe hiểu, tin và đồng tình với quan điểm,
tư tưởng được nêu, một bài nghị luận không chỉ cần có hệ thống luận điểm rõ ràng,
lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén mà cịn phải có những dẫn chứng xác đáng, hùng hồn.
Vì vậy, việc chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận có một vai
trị quan trọng trong bài văn nghị luận.
2. Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi văn cần
có sự kết hợp đồng bộ của nhiều giải pháp. Vể phía người dạy, cần xác định việc
cung cấp kiến thức văn học và rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh đều có vai trị
quan trọng và có tác động qua lại với nhau. Từ những kiến thức mà học sinh tiếp
nhận qua quá trình học tập, nghiên cứu đến một bài nghị luận văn học hồn chỉnh,

chất lượng địi hỏi học sinh cần có kĩ năng làm bài. Vì vậy, việc rèn kĩ năng làm văn
cho học sinh là một công việc quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn cao.
3. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn trong khoảng 10 năm gần đây từ cấp Tỉnh,
Khu vực đến cấp Quốc gia thường có cấu trúc 2 phần. Phần 1 là nghị luận xã hội.
Phần 2 là nghị luận văn học. Thường là kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn
học. Đó là vấn đề có tính lí luận sâu sắc yêu cầu học sinh thông qua những trải
nghiệm văn học để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Để phát huy sự sáng tạo, năng lực
cảm thụ, cá tính của học sinh người viết, trong đề thi thường khơng giới hạn ngữ
liệu cần phân tích, hoặc chỉ có những định hướng mở đòi hỏi học sinh cần tinh
nhạy, bản lĩnh trong việc lựa chọn, phân tích dẫn chứng làm nên bản sắc riêng cho
bài văn của mình.
4. Khơng chỉ thể hiện năng lực và cái tôi của người viết, phần phân tích dẫn
chứng làm sáng tỏ vấn đề chiếm một dung lượng lớn về kiến thức trong bài và có
vai trị định hướng quan trọng đối với việc triển khai và giải quyết vấn đề ở phần
bình luận, chứng minh. Như vậy, nếu chọn dẫn chứng, ngữ liệu phân tích, chứng
minh khơng đủ, khơng đúng u cầu của đề, không tiêu biểu... bài viết sẽ dẫn đến
lạc đề, xa đề hoặc sơ sài, không thuyết phục. Như vậy, vận dụng tốt thao tác chọn
dẫn chứng ở phần đầu tiên của phần phân tích chứng minh sẽ giúp bài văn triển khai
đúng hướng, bàn luận vấn đề một cách tồn diện, đóng vai trị quan trọng cho thành
cơng của bài viết.
2


Từ bốn lí do trên, có thể thấy Rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng
trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn là một vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần củng cố và nâng cao kĩ năng viết phần phân
tích, chứng minh trong bài làm của học sinh, đáp ứng yêu cầu của kì thi học sinh
giỏi các cấp. Vì vậy, chúng tơi lựa chọn chun đề này góp phần đem đến cho các
giáo viên và học sinh chuyên văn một phương pháp rèn kĩ năng làm văn, từ đó vận
dụng chuyên đề vào thực tế dạy, học và làm văn sao cho có hiệu quả.

II. Mục đích của đề tài:
1. Đưa ra một số giải pháp rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài
nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Văn
2. Vận dụng lí thuyết, hình thành và định hướng hệ thống đề luyện tập, thực
hành viết, sửa lỗi phần chọn và phân tích dẫn chứng trong đề văn đáp ứng yêu cầu
thi học sinh giỏi các cấp.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận
1.1. Văn nghị luận
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nghị luận: Bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề
nào đó. Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích giải quyết
một vấn đề”.
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 2 (nâng cao) tr96 cũng viết: Văn nghị luận là
bài văn trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết về một vấn đề.
Đặc trưng của văn nghị luận đó là người viết sử dụng các luận điểm, luận cứ và
lập luận để thể hiện quan điểm, chính kiến của bản thân, đồng thời thuyết phục
người đọc, người nghe đồng tình với quan điểm của mình.
Như vậy, có thể hiểu: Văn nghị luận là một loại văn bản nhằm phát biểu tư
tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề
văn học, chính trị, đạo đức, lối sống... và được trình bày bằng những lập luận chặt
chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. Đây là loại văn phổ biến trong nhà trường,
thường được lấy làm yêu cầu của phần làm văn trong các đề thi hiện nay. Vì văn
nghị luận thể hiện năng lực tư duy, lo-gic của người viết; vừa cho thấy khả năng
diễn đạt, trình bày quan điểm riêng một cách thuyết phục. Nội dung và cấu trúc của
3



một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị
luận (luận đề), luận điểm, luận cứ (dẫn chứng, lí lẽ) và lập luận.
Căn cứ vào nội dung nghị luận, có thể chia văn nghị luận thành hai loại: nghị
luận văn học và nghị luận xã hội. Theo đó: Nghị luận văn học có nội dung bàn luận
về một vấn đề văn học, còn Nghị luận xã hội lại hướng tới bàn luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo đức, lối sống, môi trường…nảy sinh trong xã hội.
1.2. Nghị luận văn học
Nghị luận văn học là loại đề yêu cầu người viết bàn bạc, phân tích, thuyết phục
người đọc về một vấn đề, một hiện tượng văn học. Có thể là: một bài thơ, đoạn thơ;
một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi hoặc một ý kiến bàn về văn học. Dù ở kiểu
đề nào thì người viết cũng cần vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận để làm sáng
tỏ vấn đề.
Đề thi học sinh giỏi các cấp những năm gần đây đều tập trung vào kiểu đề nghị
luận về một vấn đề lí luận văn học. Đây là kiểu đề địi hỏi học sinh phải có kiến thức
lý luận sâu sắc, kiến thức tác phẩm văn học phong phú và kĩ năng làm bài tốt.
1.3. Các thao tác làm văn nghị luận
Các thao tác lập luận cơ bản trong làm văn nghị luận là: Giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. Khi viết bài, học sinh cần sử dụng kết hợp
các thao tác này một cách linh hoạt, hiệu quả.
Trong đó, thao tác lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ
phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài
của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng. Phân tích bao giờ cũng
gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.
Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề phân tích.
+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.
+ Khái quát tổng hợp.
Mục đích của thao tác lập luận phân tích:
+ Phân tích để làm rõ đối tượng
+ Phân tích để chứng minh

1.4. Dẫn chứng trong văn nghị luận
a. Khái niệm
Dẫn chứng là “Đưa tài liệu, sự kiện ra làm bằng cớ” (Từ điển Tiếng Việt).
Trong nghị luận văn học, dẫn chứng là những tác giả, tác phẩm, hiện tượng văn học
cụ thể được đưa ra nhằm làm sáng tỏ vấn đề, giúp bài nghị luận có sức thuyết phục hơn.
4


b. u cầu của dẫn chứng
Dẫn chứng có vai trị quan trọng. Tuy nhiên khi đưa dẫn chứng vào bài văn
nghị luận, học sinh cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất: Dẫn chứng phải chính xác
Nếu khơng đảm bảo được yếu tố chính xác, dẫn chứng sẽ khơng làm sáng rõ
được luận điểm. Đối với dẫn chứng là thơ, người viết cần trích dẫn đúng nguyên
văn. Đối với văn xi thì tóm lược ý nhưng cần đảm bảo tính chính xác về nội dung,
tác giả, tác phẩm. Có khơng ít trường hợp trích dẫn sai dẫn chứng, chẳng hạn như
trường hợp trích dẫn ngữ liệu từ bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng: Trơi
dịng nước lũ hoa đung đưa (Đúng phải là Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa); hoặc
trích dẫn thiếu chi tiết quan trọng dẫn tới hiểu sai vấn đề như trong “Hai đứa trẻ”
của nhà văn Thạch Lam. Lý do An và Liên cố thức để đợi tàu là vì An và Liên đã
buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn gượng thức đến khi tàu xuống để bán hàng theo lời
mẹ dặn ( Đúng phải là Liên khơng trơng mong cịn ai đến mua nữa và em cố thức là
vì cớ khác, vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của
đêm khuya)
Những sai sót này ảnh hưởng khơng nhỏ đến tính thuyết phục của bài văn nghị
luận. Do đó, lấy dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính xác
Thứ hai: Dẫn chứng phải cần và đủ
Trước hết, người viết cần xác định dẫn chứng bắt buộc cần phải có căn cứ vào
giới hạn phạm vi tư liệu trong đề bài. Bên cạnh những dẫn chứng mang tính chất bắt
buộc người viết cần đưa thêm những dẫn chứng để có sự liên hệ, so sánh.

Bài văn nghị luận cần có đủ dẫn chứng. Lấy q ít dẫn chứng thì vấn đề nghị
luận sẽ khơng được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài sẽ
khiến bài văn nghị luận bị loãng. Bởi vậy, khi đưa dẫn chứng vào bài cần lưu ý yếu
tố cần và đủ, không thiếu dẫn chứng nhưng cũng khơng có q nhiều dẫn chứng.
Việc đưa dẫn chứng tùy thuộc vào việc có bao nhiêu vấn đề được nêu ra trong luận
điểm. Thơng thường, với mỗi một lí lẽ, người viết cần đưa ra ít nhất một dẫn chứng
đi kèm.
Thứ ba: dẫn chứng phải điển hình, tiêu biểu,có tính mới
Ngồi việc đưa dẫn chứng phong phú, người viết cịn cần biết chọn lọc dẫn
chứng, ưu tiên những dẫn chứng điển hình và tiêu biểu cho thời kì, giai đoạn, trào
lưu văn học. Những tác phẩm văn học được lựa chọn cũng cần tiêu biểu cho phong
cách, sự nghiệp của tác giả. Đồng thời cũng cần chú ý tới các tác phẩm mới (ngồi
chương trình SGK) để tạo nên sức hấp dẫn riêng trong bài làm, thể hiện được vốn
kiến thức phong phú, cập nhật của người viết
Ví dụ: khi viết về phong trào Thơ mới không thể không nhắc tới các tác phẩm
của những đại diện tiêu biểu như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn
5


Bính...; trào lưu hiện thực phê phán của Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có các đại
diện như Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên
Hồng…văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa có Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xn Diệu,
Nguyễn Đình Thi, Tơ Hồi, Nguyễn Quang Sáng…
Thứ tư: dẫn chứng phải logic và hệ thống
Khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận, người viết cần đảm bảo tính hệ thống.
Nghĩa là các dẫn chứng phải được sắp xếp theo một trình tự, quy luật nhất định. Ví
dụ như việc sắp xếp dẫn chứng theo trục thời gian tuyến tính (từ lịch sử, quá khứ
đến thời điểm hiện tại). Hoặc theo chiều không gian (từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần,
…. hoặc ngược lại). Tính hệ thống sẽ giúp cho người viết tránh được tình trạng đưa
dẫn chứng một cách tràn lan và mất kiểm soát.

Thứ năm: dẫn chứng phải được phân tích.
Khi đưa dẫn chứng vào bài, cần kết hợp với việc phân tích, đánh giá dẫn
chứng. Thao tác này sẽ khiến cho dẫn chứng phát huy hết vai trị, hiệu quả. Nếu
khơng phân tích, đánh giá, bài văn sẽ trở nên hời hợt, sáo rỗng, không sâu sắc và
không đủ sức thuyết phục người đọc. Để làm được điều này, người viết cần hiểu
đúng, đánh giá đúng và cảm thụ đúng về giá trị của dẫn chứng. Khi phân tích, chỉ
lựa chọn nội dung phù hợp, có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận chứ khơng
phân tích tỉ mỉ, chi tiết tồn bộ dẫn chứng ở tất cả các phương diện.
c. Phân loại dẫn chứng
Dẫn chứng có vai trị quan trọng trong văn nghị luận. Trong bài văn nghị luận
có hai loại dẫn chứng là dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng.
Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi giới hạn yêu cầu của đề.
Còn dẫn chứng mở rộng là loại dẫn chứng nằm ngoài phạm vi trên do người viết
đưa ra để liên hệ, đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề nghị luận.
Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng: cảm xúc trong thơ trữ tình vừa tươi mới vừa đầy
tính chiêm nghiệm.
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Vội
vàng của Xuân Diệu.
Ở đề này, bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là dẫn chứng bắt buộc mà người
viết phải trích dẫn, phân tích.
Nhưng trong q trình viết bài, người viết có thể so sánh với các bài thơ khác
của Xuân Diệu, của nhiều nhà thơ cùng thời khác để làm nổi bật sự tươi mới và tính
chiêm nghiệm trong cảm xúc của Xuân Diệu trong Vội vàng. Tất cả những tác phẩm
trích dẫn ngồi bài thơ Vội vàng đều là những dẫn chứng mở rộng.
Ví dụ 2: Trả lời phỏng vấn của báo Văn Nghệ số Tết Bính Dần (1986) Nguyễn
Tn nói: “ Tơi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng của
riêng mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn trong bất kì lĩnh vực nào khác”.

6



Bằng hiểu biết về các tác phẩm tiêu biểu của một trong số các nhà văn Thạch
Lam, Nam Cao, hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
Với đề này, trước hết học sinh phải lựa chọn một trong số hai tác giả Thạch
Lam, Nam Cao. Chọn và phân tích các tác phẩm tiêu biểu nhất để làm rõ cái tạng
của nhà văn. Đó là các dẫn chứng bắt buộc. Ví dụ như viết về tác giả Thạch Lam thì
có thể chọn các tác phẩm như: Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa, Dưới
bóng hồng lan...; tác giả Nam Cao thì có thể chọn: Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa,
Sống mòn...
Đồng thời, người viết cần so sánh, đối chiếu với các tác giả khác như: Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu ... để làm nổi bật cái
tạng riêng của Thạch Lam hoặc Nam Cao. Đây chính là các dẫn chứng mở rộng.
Khi xác định rõ ràng hai loại dẫn chứng, người viết cần tập trung phân tích
khai thác dẫn chứng bắt buộc một cách triệt để và sâu sắc. Tránh tình trạng dẫn
chứng mở rộng lại nhiều hơn, khai thác sâu hơn dẫn tới việc lấn át cả dẫn chứng bắt
buộc. Nghĩa là dẫn chứng mở rộng chỉ được đưa ra để góp phần liên hệ, so sánh
nhằm làm nổi bật vấn đề, thể hiện tầm hiều biết rộng rãi của người viết.
Trong những năm gần đây, đề văn đòi hỏi người viết tự lựa chọn dẫn chứng
dựa trên những trải nghiệm văn học của bản thân.
Ví dụ 3: Nhà thơ Huy Cận khi bàn về sự giao thoa giữa các phương pháp sáng
tác, trào lưu, thể loại...đã khẳng định: Tác phẩm cao đẹp thì bất chấp sự chia ơ hoặc
nói đúng hơn là cái hay, cái đẹp đó nó tràn ngập các ô mà chúng ta đã ngăn sẵn.
Anh( chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh chị về văn học,
hãy chọn những tác phẩm anh chị cho là thể hiện rõ nhất sự giao thoa để làm sáng tỏ
nhận định trên.
Để làm sáng tỏ vấn đề trong đề bài trên thì người viết phải tự mình xác định và
lựa chọn dẫn chứng cho phù hợp, tiêu biểu. Học sinh có thể triển khai trên nhiều
trục giao thoa như phương pháp sáng tác, thể loại, tư tưởng ...trên những tác giả tiêu
biểu trong chương trình là Tú Xương (trào phúng – trữ tình); Thạch Lam, Quang
Dũng (hiện thực – lãng mạn); Xuân Diệu (truyện – thơ); Thanh Thảo (tượng trưng –

siêu thực)...Học sinh có thể dùng dẫn chứng ngồi chương trình, văn học nước
ngồi...miễn sao phân tích được giá trị của sự giao thoa ấy tạo nên cái hay, cái đẹp
cho tác phẩm.
Ở kiểu đề này, khơng u cầu q nặng về kiến thức lí luận mà đánh giá cao
sự thông minh và sắc sảo của học sinh trong việc lựa chọn và phân tích dẫn chứng.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Người dạy
Trong quá trình dạy học mơn Ngữ văn, khơng ít giáo viên chỉ chú trọng vào
việc hướng dẫn học sinh khám phá, cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học
ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật mà coi nhẹ việc dạy kĩ năng làm văn.
7


Như vậy, những giáo viên này đã không quan tâm tới một cái đích quan trọng khác
của việc học văn là dạy kĩ năng diễn đạt, lập luận và tạo lập văn bản, năng lực vận
dụng kiến thức giải quyết vấn đề cụ thể.
Sở dĩ, giáo viên ngại dạy kĩ năng làm văn vì đây là một cơng việc khó, địi hỏi
người dạy phải kiên trì, đầu tư nhiều thời gian, cơng sức. Giờ dạy kĩ năng viết
khơng có những giây phút thăng hoa trong cảm xúc văn chương, khô khan nên khó
tạo hứng thú cho học sinh.
2.2. Người học
Đa số học sinh khơng có nhiều hứng thú trong giờ học viết vì khơ khan, thực
hành nhiều, khổ cơng luyện rèn, thay đổi kết quả khơng tức thì. Lười viết, ngại chữa
bài là tâm lí chung của các em. Chính vì thế, nhiều em thích học văn, kiến thức văn
chương có nhưng bài viết nhiều lỗi, kết quả khơng cao. Và một trong những hạn chế
đó là thiếu kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng.
Sai lầm thường gặp khi chọn và phân tích dẫn chứng trong văn nghị luận của
học sinh thường là:
- Chọn dẫn chứng theo cảm tính: chọn cái mình thích, mình học tủ, khơng sát
hợp với vấn đề, không tiêu biểu nên khiên cưỡng, thiếu thuyết phục.

- Trích dẫn sai, làm ảnh hưởng đến tính xác thực của văn bản nghị luận.
- Đưa dẫn chứng không kết hợp với việc phân tích dẫn chứng, khiến lí lẽ đưa
ra trở nên hời hợt và không sâu sắc. Phân tích dẫn chứng chung chung, khơng bám
sát, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Có khi phân tích dẫn chứng rất hay, rất sâu sắc
nhưng bỏ lửng, không chốt vấn đề, không hướng về vấn đề nghị luận. Phân tích
khơng hướng về vấn đề cần làm sáng tỏ, thiếu nhuần nhuyễn khiến cho bài viết là sự
lắp ghép cơ học giữa phần kiến thức lí luận và phần kiến thức tác phẩm.
- Đưa những dẫn chứng quá quen thuộc làm giảm đi tính hấp dẫn của bài viết.
- Dẫn chứng q ít, khơng đủ sức thuyết phục cho luận điểm. Hoặc đưa quá
nhiều dẫn chứng vào bài khiến bài văn lan man, sáo rỗng và không sâu sắc.
Những nguyên nhân trên khiến cho bài viết rời rạc, không thuyết phục, không
thể hiện được vốn kiến thức phong phú, hoặc ngược lại, người viết khơng đủ thời gian
hồn thành bài viết.

CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN
TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
8


Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số giải
pháp rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng như sau:
1. Kĩ năng chọn dẫn chứng
1.1. Lựa chọn dẫn chứng phù hợp với vấn đề nghị luận.
Vấn đề nghị luận được đặt ra trong một đề thi học sinh giỏi thường là những
đánh giá về một hay vài mảng nội dung liên quan đến vấn đề lí luận văn học như:
Đặc trưng; chức năng văn học, thể loại (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch); phong
cách nghệ thuật; nhà văn và quá trình sáng tác; tiếp nhận văn học … Học sinh phải
xác định chính xác vấn đề nghị luận, phạm vi giới hạn kiến thức để lựa chọn, phân
tích dẫn chứng nhằmm làm sáng tỏ vấn đề.
Ví dụ: một số đề thi Học sinh giỏi Quốc gia những năm gần đây

1. Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành cơng bao giờ cũng là kết quả
của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính. Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ
tiêu biểu trong các tác phẩm đã học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại,
anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. (Năm 2011)
2. Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể
hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên (Năm 2014)
3. Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự
sống bằng tâm trí của người đọc. Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình,
bạn hãy bình luận ý kiến trên (Năm 2015)
4. Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà
mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Tơ
Hồi cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Bằng trải
nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận định trên. (Năm
2016)
Yêu cầu đặt ra với phần giải thích của dạng đề này là học sinh phải khám phá
những từ ngữ quan trọng trong nhận định, để từ đó nhận ra vấn đề cần nghị luận.
- Với đề thi năm 2011:
Học sinh cần nhận thức về đề như sau: Nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnh
việc phát hiện phương diện nữ tính của người phụ nữ trong q trình sáng tạo là
nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành cơng của hình tượng nhân vật phụ nữ trong
tác phẩm. Đồng thời thấy được, nhận định cũng gián tiếp đề cập đến một yêu cầu
khơng thể thiếu đối với người nghệ sĩ chân chính: gắn bó với đời sống, hiểu biết kĩ
lưỡng về cuộc sống, về con người; trong đó, có việc nhận thức thực sự sâu sắc về
giới. Cần chỉ rõ: đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc đề cập đến một trong
những yêu cầu cao về chất lượng đối với sáng tạo nghệ thuật.
Sau khi xác định đúng vấn đề nghị luận, người viết cần lựa chọn được một số
hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm từ văn học dân gian cho
9



đến văn học hiện đại đã học, không hạn định về thể loại, về tác phẩm trong nước
hay nước ngoài. Có thể chọn các bài ca dao có mơ típ mở đầu là Thân em, Truyện
Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Xuân Quỳnh, nhân vật Phăng-tin
(Những người khốn khổ)…
- Với đề thi năm 2014:
Học sinh cần tập trung vào các từ ngữ Văn học chân chính ;cái xấu, cái ác;
cái đẹp, cái thiện để xác định vấn đề nghị luận là một quy luật của văn học nói riêng
và nghệ thuật nói chung: ln ln hướng đến cái đẹp. Ngay cả khi nói về cái xấu,
cái ác cũng phải là tạo “cớ” để thể hiện khát vọng vươn tới cái cao cả và đẹp đẽ, để
bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ của con người. Đó cũng chính là giá trị thẩm mỹ của
văn học.
Như vậy, có thể chọn lựa các tác phẩm như: Tấm Cám, Truyện Kiều (Nguyễn
Du), Chí Phèo (Nam Cao), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu), Nhà thờ Đức Bà Paris (Victor - Hugo)…
- Với đề thi năm 2915:
Ý kiến trên đã khẳng định: Hình tượng nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng
mang dấu ấn mạnh mẽ của chủ quan nhà văn, bộc lộ tiếng nói riêng, phong cách độc
đáo của người nghệ sĩ. Mỗi hình tượng nhân vật điển hình lại tỏa chiếu ra một ánh
sáng riêng. Nhà văn phải chăng cũng là người thổi linh hồn mình vào trong hình
tượng nhân vật để dù mang những phẩm chất đặc trưng, phổ quát của thế giới hiện
thực, nó vẫn có một sức sống riêng, một cuộc đời cá biệt trong “tâm trí của người
đọc” tầm quan trọng và giá trị biểu hiện của hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Đó
cũng là cơ sở để đánh giá tư tưởng nhà văn và giá trị của toàn bộ tác phẩm.
Ở đề này, người viết có thể chọn các hình tượng Từ Hải (Truyện Kiều), Huấn
Cao (Chữ người tử tù), Mị (Vợ chồng A Phủ)…Trương Ba (Hồn Trương Ba, da hàng thịt)
- Đề thi năm 2016:
Có hai ý kiến khác nhau nhưng cùng bàn về sự sáng tạo của người nghệ sĩ vừa
mang dấu ấn cá nhân độc đáo, lại vừa in dấu ấn của thời đại. Đó là quy luật của sáng
tạo nghệ thuật.
Các dẫn chứng có thể lựa chọn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Số đỏ (Vũ Trọng

Phụng), Tây Tiến (Quang Dũng), Vợ nhặt (Kim Lân), Đất nước (Nguyễn Đình Thi),
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)…
Phần giải thích trong nghị luận văn học đòi hỏi người viết phải nắm vững
những kiến thức lí luận văn học, bởi nó là nền tảng cho mọi sự giải thích, cắt nghĩa,
lí giải. Tất cả các nhận định được đưa ra bàn bạc trong đề thi đều hướng đến một
vấn đề nào đó của lí luận văn học. Để xác định đúng vấn đề nghị luận, thông thường
người viết cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Giải thích khái niệm, từ khóa, các vế câu (nếu có) trong nhận định.
Bước 2: Khái quát nội dung nhận định, rút ra vấn đề cần bàn luận
10


Bước 3: Vận dụng cơ sở lí luận để lí giải vấn đề.
Trên cơ sở đó, lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu và phân tích dẫn chứng
để làm sáng tỏ vấn đề.
1.2. Lựa chọn dẫn chứng dựa theo phạm vi, yêu cầu của đề
Mỗi đề thi sẽ có một yêu cầu về phạm vi tư liệu riêng. Có đề thi có phạm vi
hẹp: về một tác phẩm, tác giả cụ thể. Có đề thi rộng hơn, yêu cầu dẫn chứng trong
chương trình Ngữ văn THPT. Kiểu đề thi có giới hạn phạm vi rộng nhất là bằng trải
nghiệm văn học của bản thân hoặc khơng có giới hạn… Người viết cần đọc kĩ và
tuân thủ những yêu cầu này.
Ví dụ 1: ‘‘Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính
người cho con người’’ (Nguyên Ngọc - Báo Văn nghệ số 31/10/1987)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ của mình dựa
trên hiểu biết về truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân ) và Đời thừa (Nam Cao).
Như vậy dẫn chứng bắt buộc cần lựa chọn là truyện ngắn Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân ) và Đời thừa (Nam Cao).
Ví dụ 2: Nhà văn Pautơpxki quan niệm: “Sáng tác của nhà văn là để cho cái
đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do, cho
cái cao rộng của tâm hồn, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối, để

chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời khơng bao giờ tắt”.
(Trích Bơng hồng vàng và bình minh mưa, Nxb Văn học, 2010)
Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm trên? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tác
phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 THPT.
Dẫn chứng cần lựa chọn: tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11
THPT như: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân), Vội vàng (Xuân Diệu), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) Từ ấy (Tố
Hữu), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (U.Sếch-xpia),
Những người khốn khổ (Victor - Hugo)…Lưu ý: Nên chọn các tác phẩm đại diện
cho các thể loại khác nhau: Thơ, truyện, kịch.
Ví dụ 3: Alice Munro, bậc thầy truyện ngắn đương đại được trao giải Nobel
năm 2013, từng chia sẻ: "Khi viết truyện ngắn, bạn phải cẩn thận để khơng làm nó
giống thơ ca".
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm
truyện ngắn trong giai đoạn 1930-1945.
Dẫn chứng cần lựa chọn: truyện ngắn giai đoạn: 1930 - 1945. Có thể lựa chọn
một trong số các tác phẩm tiêu biểu sau: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam
Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)…
Ví dụ 4: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do
đó khơng đơn giản mà cũng khơng thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là

11


nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó khơng được là thứ thuốc phiện
tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số bài thơ
trong phong trào Thơ Mới.
Học sinh tự lựa chọn một số bài Thơ Mới (trong hoặc ngoài chương trình) để
chứng minh song yêu cầu tác phẩm phải tiêu biểu, phù hợp vấn đề lý luận và biết

thông qua tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề lý luận.
Ví dụ 5: Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho
người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi
những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình. (Nguyễn
Ngọc Tư)
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Học sinh có thể lựa chọn một số những tác phẩm tiêu biểu, phù hợp với năng
lực, sở thích của bản thân để làm dẫn chứng. Gợi ý: Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du,
Đời thừa của Nam Cao, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử…
1.3 Lựa chọn ngữ liệu dựa theo hiểu biết, sở trường của bản thân người viết
Sau khi đã liệt kê tất cả các ngữ liệu đảm bảo các yêu cầu về kiến thức LLVH,
hạn định của đề, học sinh lựa chọn những ngữ liệu dựa theo năng lực văn chương
của bản thân. Lựa chọn các tác phẩm, các tác giả, vấn đề mà mình hiểu biết nhất,
tâm đắc nhất, mới mẻ nhất. Điều đó giúp học sinh thể hiện hết hiểu biết, khả năng
cảm thụ và tạo được sự sáng tạo nhất.
1.4 Lựa chọn dẫn chứng mới mẻ phát huy tính sáng tạo.
Với những đề mở, để “đất” cho học sinh chọn dẫn chứng, các em có thể chọn
những ngữ liệu nằm ngồi chương trình. Điều này giúp bài viết có tính mới, tránh
nhàm chán, thể hiện vốn kiến thức phong phú của học sinh.
Ví dụ: “Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó,
sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người"? (Đề thi HSG Quốc gia 2019)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.
Ngồi các tác phẩm trong chương trình, học sinh có thể lựa chọn các tác phẩm
văn học giá trị như: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, các tác phẩm thơ của Anh Ngọc,
Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Lê Thị Mây, Thanh Thảo, Nguyễn
Duy, Vương Trọng, Y Phương…Thơ tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị
Hoàn, Vi Thùy Linh…
2 Kĩ năng phân tích dẫn chứng
2.1. Dẫn dắt, giới thiệu dẫn chứng

Đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận đòi hỏi người viết cần có bước dẫn dắt
và giới thiệu. Cần lưu ý đảm bảo lời giới thiệu ngắn gọn, ấn tượng và hướng tới vấn
đề nghị luận.
12


Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng: cảm xúc trong thơ trữ tình vừa tươi mới vừa đầy
tính chiêm nghiệm.
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Vội
vàng của Xuân Diệu.
Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng:
Thơ trữ tình là thể loại văn học lưu trữ nhiều nhất tình cảm, cảm xúc của con
người. Và có tâm trạng của con người chỉ có thể diễn tả bằng thơ. Vì vậy, thơ là
tiếng nói của trái tim, của tâm hồn. Bằng tâm hồn tinh tế của người nghệ sĩ, cùng
với phong cách thơ độc đáo, Xuân Diệu đã rất thành công khi diễn tả những cung
bậc cảm xúc và gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình vào thi phẩm Vội vàng.
Thơ ca Việt Nam đầu những năm 1930 đã diễn ra một cuộc đổi mới mạnh mẽ
ghi danh những nhà thơ mới với những cá tính mạnh mẽ. Thơ mới là một nhánh rẽ
đầy ngoạn mục của thơ ca Việt Nam - đây là thời điểm thơ ca chính là mảnh đất màu
mỡ vun trồng những hồn thơ tài ba. Trên mảnh đất nghệ thuật ấy, các nhà thơ thỏa
sức gieo trồng và đã gặt hái được một mùa bội thu. Vội vàng mang vẻ đẹp của sự
tươi mới của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu đồng thời mang một quan niệm sống đúng
đắn và tích cực.
Ví dụ 2: Giới thiệu bức thư pháp trong Chữ người tử tù (đề 2013)
Người Việt ta từ xưa đã có câu “nét chữ, nết người” để khẳng định việc viết
chữ đẹp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng, hình thành nhân cách con
người. Với Nguyễn Tuân - con người tài hoa uyên bác, mọi thứ đều có thể hóa
thành nghệ thuật, đều mang cái đẹp và hướng theo tiêu chuẩn của cái đẹp. Ông say
mê sáng tạo để tìm tịi, khám phá những nét đẹp trong đời sống. Trong Chữ người tử
tù, Nguyễn Tuân hướng ngịi bút của mình vào hình tượng một bức thư pháp đẹp và

quý. Và qua bức thư pháp ấy, độc giả ngộ ra bao giá trị đích thực của nghệ thuật, của
nhân cách con người.
Ví dụ 3:
Nhà thơ Huy Cận khi bàn về sự giao thoa giữa các phương pháp sáng tác, trào
lưu, thể loại...đã khẳng định: Tác phẩm cao đẹp thì bất chấp sự chia ơ hoặc nói
đúng hơn là cái hay cái đẹp đó nó tràn ngập các ô mà chúng ta đã ngăn sẵn.
Anh( chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh chị về văn học,
hãy chọn những tác phẩm anh chị cho là thể hiện rõ nhất sự giao thoa để làm sáng tỏ
nhận định trên.
Giới thiệu về sự giao thoa giữa chất tự sự và trữ tình trong thơ Tú Xương: Tú
Xương xuất hiện trên văn đàn Việt Nam với hai tư cách: nhà thơ trữ tình và nhà thơ
trào phúng. Lẽ dĩ nhiên, thật khó để phân định rạch rịi phần đóng góp của ơng ở
mảng thơ nào là nhiều hơn. Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng khẳng định:
“… Thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình…” Bài thơ Thương vợ
của Tú Xương là một minh chứng khá đầy đủ cho điều này.
13


2.2. Phân tích dẫn chứng
2.2.1. Phân tích theo diện
Phân tích theo diện là cách phân tích bao quát các tác phẩm, vấn đề văn học
tiêu biểu nhất có thể làm sáng tỏ cho vấn đề, nhắc lướt qua theo kiểu liệt kê, hoặc
mỗi dẫn chứng viết phân tích 1 đến 2 câu văn.
Ví dụ 1: Với Đề HSG Quốc gia năm 2019,
Đoạn phân tích diện, có thể viết:
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, trong tương lai không xa, có thể một
cỗ máy hay người máy, robot sẽ thay thế nhà văn viết một tác phẩm văn chương
hoàn chỉnh. Nhưng robot có thể miêu tả phong cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ có ngịi
bút của nhà văn mới lột tả được cảnh mang niềm vui hay cảnh đeo sầu. Và cũng chỉ
ngòi bút nhà văn mới ghi lại được thế giới cảm xúc lúc mãnh liệt tuôn trào, lúc dịu

dàng, đằm thắm, lúc mơ hồ mong manh, lúc day dứt khơn ngi…của con người.
Cỗ máy có thể chứng kiến, miêu tả cảnh Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân nhưng
chỉ có Nguyễn Du mới ghi lại đến tận cùng sự đau khổ đến chết đi sống lại của nàng
Duyên này thì giữ, vật này của chung…Thơi thơi thiếp đã phụ chàng từ đây. Hay
như robot thì có thể miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục trong trại giam tỉnh
Sơn nhưng chỉ có nhà văn Nguyễn Tuân mới diễn tả được sự tỏa sáng của thiên
lương; sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao cả trong chốn tù ngục ấy…
Ví dụ 2: Nhà phê bình Nga Bêlinxki viết: "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó
miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó khơng phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca
tụng hân hoan, nếu nó khơng đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó."
Bằng sự hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đoạn phân tích diện, có thể viết:
Các nhà văn, nhà thơ nhờ sự soi sáng của lí tưởng Đảng, nhờ giác ngộ cách
mạng đã giải quyết những câu hỏi về con người, cuộc đời trực tiếp hơn. Nhà văn
Kim Lân khi viết Vợ nhặt đã hé mở một khe cửa duy nhất cho những người nông
dân đang đứng bên bờ vực của cái chết là tham gia cách mạng với những người
cùng khổ. Tơ Hồi qua Vợ chồng A Phủ đã chỉ rõ con đường mà những số phận trâu
ngựa, những kiếp sống nơ lệ cần phải đi chính là tìm đến với cách mạng. Nhà thơ Tố
Hữu qua bài Tiếng hát sông Hương đã chỉ ra tương lai tươi sáng cho những kiếp kĩ
nữ tủi nhục, ê chề nhờ nhận thức về sự đổi thay biện chứng của cuộc đời, nhờ nhân
sinh quan cách mạng khỏe khoắn.
Ví dụ 3: Một nhà văn từng viết: Tôi không thể tưởng tượng nổi một nhà văn
mà lại khơng mang nặng trong mình một tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu
thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan, say mê
vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận,
hạnh phúc của con người chung quanh mình.
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên.
14



Đoạn phân tích diện, có thể viết:
Ta bắt gặp những cung bậc phong phú trong bản nhạc tâm hồn của những nhà
văn trong các tác phẩm của mình. Đó là niềm hân hoan của các tác giả dân gian khi
cái ác bị trừng trị thích đáng, người tốt bụng, hiền lành có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc trong Thạch Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa..; niềm đau đớn khắc khoải của Nam
Cao trước tình trạng danh dự nhân phẩm của con người bị xói mịn, đè nặng vì gánh
nặng áo cơm trong các tác phẩm Đời thừa, Sống mòn, Giăng sáng…; nỗi quan hoài
về số phận, hạnh phúc của con người đời thường, nhỏ bé của Nguyễn Minh Châu
trong Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa…; nỗi trăn trở đến đau đớn xót xa của Vương
Trọng, Hữu Thỉnh, Lê Đình Cánh về những mất mát bởi chiến tranh mà cả dân tộc
phải chịu đựng, gồng gánh hằng bao thập kỉ tàn khốc.
Ví dụ 4: Với đề văn: Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân
tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ. (Tố Hữu).
Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du.
Đoạn phân tích diện, có thể viết:
Sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của thế kỉ XVII, Nguyễn Du đã
nếm trải cơn dâu bể cuộc đời. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại q tộc
nhưng sớm mồ cơi cha mẹ. Cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy
Nguyễn Du vào cuộc sống lay lắt, tha hương, tận cùng khổ cực của dân đen. Con
người đã từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí ấy rút cục phải chấp
nhận cuộc đời triền miên buồn chán, khơng có lấy một hoạt động say sưa và nhất
qn vì lí tưởng nào cả. Tố Như đã sống như một người dân thường giữa thế gian,
nhìn đời bằng con mắt của người đứng giữa dông tố cuộc đời. Từ chính những điều
trơng thấy mà đau đớn lịng, nhà thơ đã cầm bút viết lên những vần thơ huyết lệ,
thấm quyện nỗi đau của Người, và của mình; khóc cho người và cho mình. Chính
điều đó khiến các tác phẩm của ông hàm chứa chiều sâu chưa từng có trong thơ văn
dân tộc. Hiện thực bể dâu cuộc đời được phản chiếu chân thực, cụ thể qua từng phận
người nhỏ nhoi mà nỗi đau đớn, oan khuất đã lay động đến tận trời xanh. Đó là
những hài nhi Lỗi giờ sinh lìa mẹ, lìa cha; những người bn thúng bán bưng Địn
gánh tre chín rạn hai vai; những người đàn bà màn lan trướng huệ Gặp cơn thay đổi

sơn hà/ mảnh thân chiếc lá biết là về đâu (Văn tế thập loại chúng sinh); những
khách má hồng truân chuyên như Thúy Kiều (Đoạn trường tân thanh); người ca nữ
đất Long Thành (Long Thành cầm giả ca) hay nàng Tiểu Thanh trong bài thơ Độc
Tiểu Thanh kí.
Ví dụ 5: Với đề văn: Có ý kiến cho rằng: cảm xúc trong thơ trữ tình vừa tươi
mới vừa đầy tính chiêm nghiệm.
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Vội
vàng của Xn Diệu.
Đoạn phân tích diện, có thể viết:
15


Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu vẫn được khám phá, cảm nhận theo một cách
riêng và đặc biệt tươi mới. Nó khơng là cảnh sơng dài, trời rộng ảo não trong thơ
Huy Cận; nó cũng khơng phải là giậu mồng tơi, hoa xoan, giàn giầu, cây cau như
trong thơ Nguyễn Bính hay nó cũng khơng đầy bóng trăng ma qi trong thơ của
Hàn Mặc Tử…
2.2.2. Phân tích theo điểm
Phân tích theo điểm nghĩa là dừng lại ở 2 đến 3 dẫn chứng mà mình thấy tâm
đắc nhất hoặc đề giới hạn để phân tích sâu để làm rõ vấn đề. Cần chú ý tới việc tư
duy lại tác phẩm theo định hướng của đề, làm sáng tỏ vấn đề được nhắc tới trong đề
chứ khơng phân tích lại tất cả những gì mình biết về nó.
Ví dụ 1: Đoạn phân tích dẫn chứng điểm cho đề văn: Cuộc bể dâu mà con
người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ. (Tố
Hữu), có thể viết:
Chiến tranh là một đề tài không hề mới. Nhưng liệu văn học trước 1975 đã
phản ánh hết cái khốc liệt, cái mất mát, đau thương của con người hay chỉ viết về cái
hào hùng của cuộc chiến, cái phơi phới trong tâm hồn người ra trận? Trong Nỗi
buồn chiến tranh, Bảo Ninh, từ nỗi đau rất con người, đã có góc nhìn mới về cái
khốc liệt, ghê rợn, bạo tàn của chiến tranh: “… Mùa khô ấy, nắng to gió lớn, rừng

cây bị ướt đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục... Tất cả bị na-pan tróc khỏi
cơng sự, hóa cuồng… Máu xối xả, tung tóe, ồng ộc, nhoen nhoét trên cái trảng cỏ
hình thoi… ” . Cuộc bể dâu thời đại đã đi vào trang văn Bảo Ninh không chỉ bằng
những điều mắt thấy tai nghe của một nhân chứng sống, mà còn bằng nỗi đau lớn,
ngấm sâu vào lòng, ám ảnh, day dứt của một người trong cuộc. Vì thế, ơng hiểu
thẳm sâu trong con người, trước ranh giới sự sống và cái chết là niềm khát khao
được sống “Miễn là không ngỏm trong mùa khô”; là sự cật vấn lương tâm: Con
người học được gì về lịng nhân ái, về nhân tính trong chiến tranh, qua những cuộc
bắn giết đồng loại? Ơng nhìn thấy: Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang
thang khốn khổ và phiêu bạt…
Bên cạnh việc hiểu, đồng cảm với những gì bình thường nhất, thậm chí hèn yếu
nhất của con người, Bảo Ninh nhờ máu trong tim đã hiểu được giá trị tình u – thứ
mà khơng cuộc dâu bể nào có thể nhấn chìm. Dù khơng nhiều, dù bị nỗi sợ, nỗi lo
của chiến tranh lấn át, sức mạnh tình u vẫn len lỏi đâu đó, nở thành đóa hoa
xương rồng giữa sa mạc nhuốm máu. Từ Hạnh, người đã cho Kiên những rối loạn
cảm xúc đầu đời; đến Hòa, người giao liên hi sinh trên chiến trường để đồng đội
được sống sót; rồi Hiền, người chiến binh tàn tật sống vội vã với Kiên một đêm dư
âm cuối cùng, dư âm muộn màng của những ngày giã từ cuộc chiến; đến người đàn
bà câm là hầm trú ẩn của Kiên trong giây phút hoang mang, cô độc nhất của tâm
hồn thời hậu chiến. Và sau cùng là Phương, người đàn bà hữu hình hay vơ hình đã

16


lơi Kiên khỏi bàn tay thần chết và trói anh mãi mãi với tình u. Những người phụ
nữ đó đã không nắm vận mệnh một ai, họ là vận mệnh, họ là định mệnh.
Ví dụ 2: Với đề văn: Có ý kiến cho rằng: cảm xúc trong thơ trữ tình vừa tươi
mới vừa đầy tính chiêm nghiệm.
Anh, chị hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ ý kiến đó qua bài thơ Vội
vàng của Xuân Diệu.

Khu vườn xuân trong Vội vàng quả thực đã được nhìn bằng cảm xúc tươi mới.
Vì vậy, cái thiên đường ấy lên hương, lên nhạc, lên sắc và lên cả tình nữa. Tồn bộ
cảnh vật như một bàn tiệc của tạo hóa, tươi mới, hấp dẫn và quyến rũ như một người
tình khêu gợi, đắm say. Và thi sĩ của chúng ta cũng hưởng thụ thiên nhiên như
hưởng thụ ái tình, yêu thiên nhiên hay thực chất là tình tự với thiên nhiên (Nguyễn
Đăng Mạnh). Có lẽ trước Xuân Diệu và trong thơ Việt Nam sau này, người yêu thơ
chưa bao giờ được biết đến cảm giác Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Nhưng câu thơ đã khiến mỗi người đọc dâng trào cảm xúc của tình u lứa đơi. Tình
u với những cảm xúc ái ân, tình tự mà có lẽ trong những năm 30 của thế kỉ XX
nhiều độc giả còn đỏ mặt, e thẹn nhưng trái tim lại rạo rực đập những nhịp gấp gáp
đến cuồng say, si mê. Là con người với đúng nghĩa nhân bản nhất làm sao chống lại
được sức sống thanh tân quyến rũ của một người tình nóng bỏng, trinh ngun.
Đoạn thơ có 7 dòng thơ mà thách thức cả hội họa, âm nhạc và điện ảnh nữa. Vì bức
tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và căng tràn sức sống ấy là tổng hòa những gì đẹp nhất,
thắm đượm sắc hương nhất và quyến rũ nhất. Đây là ong bướm bay lượn trong
tháng ngày ngọt ngào, hạnh phúc. Là đồng cỏ xanh rì bình yên mềm mại có hoa li ti
của đồng nội điểm xuyết, cành cây nhẹ nhàng phơ phất; chim chóc hát khúc hát tình
u si mê. Cịn gì đẹp hơn và tình hơn thế. Vẫn biết là thiên nhiên muôn đời vẫn
vậy, vẫn là cảnh ngày xuân vẫn là bóng xuân sang vẫn là mưa xn phơi phới bay
nhưng khơng có khát vọng sống, khát vọng tình yêu đắm say cuồng nhiệt và cặp mắt
xanh non biếc rờn của Xuân Diệu thì không thể làm nên sự tươi mới trong cảm xúc
của thơ Xuân Diệu trong Vội vàng.
Ví dụ 3: Phân tích dẫn chứng điểm cho đề văn: Nguyễn Du – Thi sĩ của nỗi
thống khổ và tình yêu thương.
Sáng tác cuả Nguyễn Du là tiếng khóc lớn hướng về mọi kiếp người oan khổ
trong cõi phù sinh, khi sống và chết; không phân biệt sang hèn, giàu nghèo (Truyện
Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh. Sở kiến hành); tiếng khóc lớn vượt giới hạn
khơng gian, thời gian (Độc Tiểu Thanh kí) . Trong đó, ơng giành sự quan tâm đặc
biệt cho hai lớp người: những kẻ dưới đáy cùng xã hội (hài nhi xấu số, kĩ nữ, mẹ
con người ăn mày) và những tài tử giai nhân (Kiều, Tiểu Thanh, người ca nữ đất

Long Thành...)
Nhà thơ mở lòng sẻ chia với những thân phận “dãi dầu nghìn dặm, lầm than
một đời”. Ông nghẹn ngào cho bao số kiếp “sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường
17


quan”, sớm hôm chịu cảnh “thở than dưới đất, ăn nằm trên sương”. Đây là nỗi khổ
của những kẻ đi về bn bán: “Địn gánh tre chín dạn hai vai”. Chỉ một chiếc đòn
gánh tre mà gợi ra bao nẻo đường vạn dặm, bao chặng đời tảo tần, gồng gánh của kẻ
xi ngược tìm manh áo miếng cơm. Nguyễn Du như đang viết về phần gánh nặng
đang hằn trên bờ vai gầy guộc của chính mình. Cịn hai chữ “chín dạn” cho thấy
mối cảm thông sâu sắc của nhà thơ với người lao động. Phải chăng, khi viết hai chữ
này, chính Nguyễn Du cũng quặn đau, nát vai chín thịt như người gánh. Hai chữ đắc
địa như Xuân Diệu từng nói:“có thể làm gãy lưng các nhà nghiên cứu”. Nó oằn
nặng cái nhọc nhằn của kiếp mưu sinh bao nhiêu thì nặng sâu bấy nhiêu tấm lịng
của nhà thơ. Hai chữ hịa trộn mồ hơi và nước mắt của người viết và người được viết.
Nghĩ về những con người bình thường, bất hạnh, nhà thơ đã dành tấc lòng ưu
ái nhất cho người phụ nữ, đặc biệt là những kẻ “Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán
hoa”. Định kiến xã hội xưa ln ném cái nhìn khinh miệt đối với chuyện tà dâm, trút
hết tội lỗi vào thân phận người phụ nữ lỡ làng. Trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã
viết những dòng thơ rung cảm nhất về kiếp người này. Nhìn họ đang thời xuân sắc,
nhà thơ giật mình nghĩ đến ngày mai, thời gian nghiệt ngã sẽ cuốn xô họ vào những
bãi bờ cô độc, hẩm hiu:
“Ngẩn ngơ khi trở về già
Ai chồng con tá, biết là cậy ai”
Cảm thương người kỹ nữ đến dường ấy, trước và cùng thời Nguyễn Du có
được bao người? Thế rồi, từ những mảnh đời riêng lẻ, nhà thơ nhìn ra nỗi đau chung
của phận đàn bà: “Đau đớn thay, phận đàn bà? Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?”
Lời thơ trĩu nặng nhân tình như cịn ám ảnh đến hơm nay, khi đâu đó vẫn cịn phân
biệt đối xử với người phụ nữ. Chính tinh thần nhân văn đã đưa tư tưởng Nguyễn Du

băng qua nhiều thế kỷ. Lời thơ ông cất lên tiếng kêu khẩn thiết: hãy thấu hiểu và
quan tâm đến những thiệt thòi, bất hạnh của người phụ nữ. Họ vẫn mãi là những
người đáng thương trong những kiếp người bình thường, bất hạnh.
Khơng dừng ở hồi chng giải oan cho người phụ nữ, ơng cịn gióng thêm hồi
chng cứu vớt linh hồn những hài nhi xấu số:
“Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh, lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc, thiết tha nỗi lòng”.
Quan tâm tới đối tượng này, Nguyễn Du càng khẳng định thêm tinh thần nhân
văn của mình. Trong tâm thức con người thời phong kiến, chưa bao giờ hài nhi được
quan tâm như một số phận có quyền sống và nhu cầu được sống. Chỉ có người cao
tuổi mới đáng được đời quan tâm, trọng vọng. Văn học trung đại nhiều thế kỷ, vì
thế, chẳng có lấy một vần thơ về trẻ con. Vậy mà, lần đầu tiên, Nguyễn Du lại dành
nước mắt xót thương khóc chúng. Lần đầu tiên, Nguyễn Du mạnh dạn đưa tiếng
18


khóc hài nhi vào văn học. Với nhà thơ, dẫu mới chào đời nhưng chúng vẫn có tư
cách và quyền sống của một con người. Nguyễn Du thương chúng không được
hưởng những quyền tối thiểu của một trẻ thơ: được bồng bế, nâng niu. Nhà thơ đứt
ruột bởi tiếng khóc ngây thơ, ngắn ngủi của chúng: “U ơ tiếng khóc, thiết tha cõi
lịng”. Có thể thấy, với Nguyễn Du, ngay khi cất tiếng chào đời, trẻ con đã là một
con người, có quyền bình đẳng với bao nhiêu người lớn. Nhà thơ trách tạo hóa phũ
phàng, để những hài nhi “lỗi giờ sinh” phải sớm từ biệt cõi đời. Từ niềm trắc ẩn về
những hài nhi, nhà thơ như muốn gởi cho đời thơng điệp: được sống, đó là quyền tối
thiểu của mỗi con người.
Trên đường đi sứ sang Trung Quốc, vị quan chánh sứ vẫn thấu suốt cõi nhân
gian, để nhìn thấy mẹ con người hành khất nhếch nhác, tiều tụy: “ Một mẹ cùng ba
con/ Lê la bên đường nọ" trong cảnh đất trời tê tái, gió lạnh, mặt trời vàng úa. Hành

trang là một chiếc giỏ đựng "mớ rau lẫn tấm cám", bụng đói, áo quần rách rưới
đáng thương: Nửa ngày bụng vẫn không. Cách đấy không xa là bữa tiệc đón tiếp sứ
thần nước Nam ở trạm Tây Hà với bao thứ cao lương mĩ vị: "Nào vây cá, gân hươu/
Lợn dê mâm đầy ngút". Thế mà:
Quan lớn không chọc đũa
Tùy tùng chỉ nếm chút
Thức ăn thừa đổ đi
Chó no ngấy món ngon.
Một bức tranh với hai cảnh đời ngang trái, tương phản "Kẻ ăn không hết
người lần khơng ra" có giá trị tố cáo sâu sắc những bất công trong xã hội. Bức tranh
bằng ngôn ngữ thi ca ấy đã nói lên một sự thật đau lòng về quyền sống, quyền hạnh
phúc của những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội.
2.3. Bình luận đánh giá dẫn chứng
Như đã nói, nếu lựa chọn và phân tích dẫn chứng mà khơng quan tâm tới
phần bình luận và đánh giá thì bài viết sẽ hời hợt, nhạt nhẽo. Người đọc sẽ có cảm
giác bài viết sáo rỗng, thiếu sâu sắc. Việc bình luận và đánh giá dẫn chứng phải bám
sát vào vấn đề nghị luận.
Ví dụ 1: Đoạn bình luận, đánh giá dẫn chứng (Nỗi buồn chiến tranh) cho đề
văn: Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái
tim của người nghệ sĩ. Có thể viết như sau:
Bảo Ninh không ghi chép chi tiết diễn biến, sự kiện của cuộc chiến mà tái
hiện qua hồi ức của nhân vật. Ông dùng máu trong tim để căm phẫn chiến tranh,
thấu hiểu những khát khao nhân bản, bình thường nhất của con người, trân trọng
giá trị tình yêu, đặc biệt là giá trị của người phụ nữ ở thời chiến. Trước cuộc bể dâu
19


của thời đại, trái tim nhà văn đã xót xa, uất ức, đau đáu mãi câu hỏi: Vì sao anh cịn
sống sót đến hơm nay? Trong khi hàng trăm, hàng vạn bạn bè của anh cũng trẻ
trung, cũng phơi phới, rất nhiều người còn đẹp đẽ hơn anh, tài năng hơn anh bội

phần lại mất đi? Để từ câu hỏi – nỗi đau đớn, day dứt ấy, người còn sống biết trân
trọng, nâng niu những gì đang có, biết vun đắp và giữ gìn những giá trị mà vì nó,
bao người đã khơng trở về. Nếu khơng có điều này, anh cũng chỉ là kẻ ân hận suông,
đạo đức nửa chừng mà thơi.
Ví dụ 2: Đoạn bình luận, đánh giá dẫn chứng cho đề văn:
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có viết: “Người làng Chùa tặng kẻ ăn mày
cơm áo, tặng kẻ khổ đau thơ ca.”. Bằng những hiểu biết của anh (chị) về ca dao,
hãy bình luận và làm sáng tỏ câu nói trên.
Đoạn bình luận, đánh giá dẫn chứng (Những câu hát than thân) có thể viết như sau:
Tóm lại, những câu hát than thân - Nỗi buồn đau tận sâu trái tim ấy là nỗi
buồn trong sáng, là giọt nước mắt được chắt ra từ mn nghìn cuộc đời của bao
người phụ nữ lam lũ, tảo tần, lặng thầm nuôi cái cùng con, làm nên hồn sắc dân tộc
đậm đà cho ca dao. Trong đó có “máu và mồ hôi, nước mắt và nụ cười”. Vị đậm đà
của ca dao, ấy là chất đời được chưng cất qua thời gian. Nó trở thành món ăn tinh
thần quý giá, là phương thuốc hữu hiệu chia sẻ, an ủi, chữa lành vết thương trong
tâm hồn những kẻ khổ đau; khích lệ động viên họ đứng lên. Chính điều ấy đã làm
nên sức sống mãnh liệt của ca dao, để nó vượt qua thời gian những mấy ngàn năm
lịch sử; trở thành di sản văn hóa quý giá và tự hào của dân tộc Việt Nam.
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG KIẾN THỨC
Ở chương III này, chúng tôi đưa ra một số đề tham khảo và những gợi ý cho
việc giải quyết các đề bài. Việc gợi ý chỉ tập trung vào việc xác định vấn đề nghị
luận, lựa chọn và phân tích dẫn chứng. Tuy nhiên, đây chỉ là những quan điểm mang
tính chủ quan của người viết, có thể chưa phải là những lựa chọn tối ưu nhất mà chỉ
có giá trị để tham khảo, định hướng.
Đề số 1
Nhà triết học, nhà văn nổi tiếng người Pháp P.Vonte cho rằng:
“Loại thơ siêu việt bao giờ cũng có khả năng làm bất hủ nỗi thống khổ của con người.”
Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên.
a. Nội dung nghị luận
Nhận định đã bàn đến một yêu cầu quan trọng của sáng tạo nghệ thuật nói

chung, thi ca nói riêng. Một tác phẩm thơ ca chân chính, có giá trị phải mang trong
đó mối đồng cảm, nỗi đau đớn, niềm trăn trở của trái tim nghệ sĩ trước nỗi thống
khổ của mn người. Đó là giá trị nhân văn, nhân đạo trong các tác phẩm thi ca.
b. Phạm vi dẫn chứng
Ở đề bài này người ra đề không giới hạn dẫn chứng. Vì vậy, người viết có thể
lưạ chọn các dẫn chứng mà mình tâm đắc miễn là đó phải là các tác phẩm thơ. Chú
20


ý việc lựa chọn và sắp xếp dẫn chứng nên theo trật tự thời gian, có tính mới để thể
hiện vốn kiến thức đầy đặn của người viết. Phân tích dẫn chứng theo cả diện và điểm.
Ví dụ đoạn văn phân tích dẫn chứng theo diện
Những tác phẩm văn học bất tử với thời gian đều mang nặng một nỗi đau đời.
Đó là thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Trần Cơn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn
Đình Chiểu. Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương…
cũng đều do đau đớn với đời mà sinh ra. Khơng có ai vui, phấn khởi mà làm nên thơ
văn vĩ đại, bất hủ. Nguyễn Du viết nên kiệt tác “Truyện Kiều” từ cõi lòng đau đớn
trước bao kiếp sống “tài hoa bạc mệnh” trong dòng vần xoay nghiệt ngã của xã hội
phong kiến? Chẳng xót xa như đứt từng khúc ruột khi nghe tin giặc đánh phá q
hương, liệu rằng Hồng Cầm có thể cho ra đời một “Bên kia sông Đuống” trăn trở
và xúc động đến thế?
Thơ viết về chiến tranh sau năm 1975 của Đỗ Trung Lai, Anh Ngọc. Hữu
Thỉnh, Nguyễn Duy… đã lắng xuống để chạm đúng vào nỗi buồn đích thực của
nhân dân đã từng bị khuất lấp trong ngân nga hào sảng một thời. Đấy là thi ca đã
thấm thía hết chiều sâu giọt nước mắt khổ đau của dân tộc mình làm cho nỗi đau ấy hiện
diện và bất hủ.
Khác với thơ trung đại, các nhà Thơ mới “làm bất hủ nỗi thống khổ của con
người” có phần tế nhị và lặng lẽ hơn. Nỗi đau giờ đây là nỗi đau mất nước, nỗi đau
thân thế, nhân thế của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nói riêng và tồn thể dân tộc nói
chung. Thơ mới là dàn đồng ca của nỗi buồn, nhưng hình như đó lại là những giọt lệ

thầm, và bởi nỗi buồn chảy ngược vào trong nên càng thấm thía, “càng đi sâu càng
lạnh”. Nỗi đau mất nước hóa thân trong dáng liễu buồn đứng “chịu tang”, trong ánh
nhìn xa xăm của người thiếu nữ, trong cành củi khô, cánh bèo dạt trôi vơ nghĩa,
trong hình ảnh con nai “bị chiều giăng lưới”, và trong nỗi “Nhớ rừng” khắc khoải
không thôi của vị chúa sơn lâm bị cầm tù trong vườn bách thú.
Ví dụ đoạn văn phân tích dẫn chứng theo điểm
“Nhớ rừng” của Thế Lữ là nỗi đau, tủi nhục nhưng bất lực trước vận mệnh
lịch sử nước nhà, nên đành chịu cảnh “nhục nhằn tù hãm” và “nằm dài trông ngày
tháng dần qua”. Một quá khứ tự do huy hoàng, đầy ắp những chiến công hiển hách
và vinh quang đối lập hoàn toàn với thực tại đã làm cho nỗi đau của con hổ kia thêm
quằn quại, day dứt và tưởng như khơng lối thốt. Bài thơ mang một khát vọng đớn
đau được trở về với cội nguồn:
“Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”
Trong ý nghĩa sâu xa, con hổ nhớ rừng là biểu tượng thơ ca của niềm khát vọng
được trở về thời oanh liệt của ngày xưa mà cao hơn là khát khao tự do cháy bỏng.
Hình ảnh con hổ làm ta nghĩ đến thân phận sống trong xiềng xích, bị tước mất tự do,
21


bị trói buộc trong kiếp nơ lệ của chính con người. Những dòng thơ ấn giấu bao trăn
trở và tâm sự yêu nước thầm kín của thi nhân. Đằng sau những vần thơ ấy là một
tâm tình hồi cổ, một thái độ phủ nhận thực tại đầy dối trá, buồn nản: “Ghét những
cảnh không đời nào thay đổi/ Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối”… Xét về
mặt xã hội, “Nhớ rừng” là tâm trạng chung của thanh niên trí thức Tây học đầu thế
kỷ: yêu nước, tự hào nòi giống, luôn mang mặc cảm của người dân mất nước nhưng
chưa nhận ra con đường cứu nước và chỉ còn nhớ về đất nước thời hoàng kim trong
nỗi thở than, tuyệt vọng: “Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?” Nỗi ưu tư thời thế,
nỗi đớn đau, dày vò tinh thần dường như “lực bất tòng tâm” của cả một thế hệ trí

thức khéo léo giấu mình sau từng con chữ nhưng cứ trở đi trở lại, đau đáu khôn
nguôi.
Rõ ràng “nỗi thống khổ của con người” đã được các nhà thơ khát quát lên
thành nỗi thống khổ của cả một dân tộc. Thơ phải phản chiếu nỗi đau của thời đại, là
tiếng đồng vọng của trăm ngàn tiếng lầm than. Dưới gót giày xâm lược, nỗi đau
chẳng của riêng ai mà hóa thành thù chung, trải dài theo dáng cong oằn mình của
đất nước. Càng yêu thương con người, càng tự hào về dân tộc, tiếng thơ lại càng đớn
đau xé lịng:
“Ơi những cánh đồng q chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Hai câu thơ mở ra không gian đau thương và khốc liệt của quê hương một thời
máu lửa. Những động từ mạnh: “chảy máu”, “đâm nát” lột tả đến tận cùng nỗi đau
quặn thắt khi chứng kiến mảnh đất quê hương bị giày xéo đang rên xiết, quằn quại
dưới bóng quân thù. Màu máu như loang ra, đổ ập và nhuộm đỏ cả khơng gian đầy
ám ảnh, nó len lỏi vào tâm thức người đọc mà gọi về những cảm xúc đau thương,
làm bùng lên niềm sục sôi, căm hờn. Nguyễn Đình Thi khơng phác thảo một bức
tranh, ơng đang quay một thước phim chậm khiến mọi đường nét, màu sắc đều sống
động như đang hiện hữu trước mắt ta. Nỗi đau của dải đất hình chữ S suốt mấy chục
năm như được sờ thấy, cầm nắm lấy, những thổn thức, đớn đau, dày vò trong tâm
thức con người dân tộc vẫn vẹn nguyên hồn cốt trong mấy vần thơ. Quá khứ đã lùi
xa nhưng cái màu máu ám ảnh kia vẫn kịp ghim vào ký ức ta những xúc cảm đau
thương về một thời bi hùng của dân tộc. Chỉ cần miêu tả rất thực, rất sống một
không gian “trời chiều”, chỉ cần khơi lại cái gai nhọn, cứa sắc của hàng dây thép gai
cũng quá đủ để tố cáo mạnh mẽ tội ác quân thù, khiến cho trái tim người ta phải nhỏ
máu. Tuyệt nhiên khơng xuất hiện hình ảnh con người, nhưng ta hiểu dòng máu
chảy kia là dịng máu của biết bao người vơ tội, bầu trời kia là bầu trời tự do của
hàng triệu kiếp người đang bị kẻ thù tước đoạt bằng cuộc chiến tranh phi nghĩa. Ta
như tưởng tượng ra đâu đây những ánh mắt căm hờn, những bàn tay vướng xiềng

xích đang vươn lên đòi tự do và hạnh phúc. Nỗi thống khổ của con người được khơi
22


lên từ hình ảnh thiên nhiên bị tàn phá giờ hóa thành nét chạm khắc vào tim, trở nên
những ấn tượng “bất hủ” mà đã một lần đọc thì ta không thể nào quên.
( )

Đề số 2
Phải chăng sáng tác văn học là một sự hồi đáp?
Bẳng hiểu biết của mình về các tác phẩm văn học, hãy trả lời câu hỏi trên.
a. Nội dung nghị luận
Câu hỏi đặt ra trong đề bài nói về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với cuộc
sống xã hội con người, giữa người nghệ sĩ với người nghệ sĩ. Các nhà văn thông qua
các tác phẩm của mình đã trả lời những vấn đề lớn mà hiện thực cuộc sống đã đặt ra,
là giải đáp, đối thoại với xã hội, với cả những sáng tác đã xuất hiện.
b. Phạm vi dẫn chứng
Dẫn chứng: Học sinh có thể lựa chọn các dẫn chứng với những định hướng như sau:
Sự hồi đáp với cả xã hội phong kiến đương thời về một vấn đề mang tính tư
tưởng: Trân trọng đề cao người phụ nữ và tình yêu tự do. Trong Tự tình Hồ Xuân
Hương muốn khẳng định giá trị của người phụ nữ ở cả tài năng và nhan sắc. Nhà
thơ muốn nổi loạn đòi quyền bình đẳng để người phụ nữ khơng phải sống với hạnh
phúc nhỏ nhoi, tội nghiệp, Trong Truyện Kiều: Nếu các nhà thơ xưa ngại nói đến
tình cảm, tình u lứa đơi riêng tư thì Nguyễn Du có thể lập luận, tiếp thu Kim Vân
Kiều truyện của Trung Quốc, miêu tả Thúy Kiều “Xăm xăm băng lối vườn khuya
một mình” để ca ngợi, khẳng định ước mơ tự do trong tình yêu nam nữ.
Thơ mới là sự hồi đáp những vấn đề lớn của dân tộc: Giải phóng cảm xúc. Nếu
các nhà nho kìm hãm cảm xúc của mình thì các nhà thơ mới đòi hỏi cảm xúc phải
được giải phóng một cách thành thực. Cây đàn mn điệu của Thế Lữ là một tuyên
ngôn về thơ thể hiện một khách tình si say mê tình cảm. Cảm xúc của Xuân Diệu ra

đời như đồng tình với Thế Lữ và đẩy lên cực đoan hơn khi Xuân Diệu khẳng định:
Bất cứ trạng thái nào của cảm xúc đều đẹp là nhà thơ thì phải cất lên tiếng ca đó.
Sóng (Xn Quỳnh) Hồi đáp với cả truyền thống, hồi đáp với Biển của Xuân
Diệu rằng: Không phải cứ người con trai chủ động trong tình yêu thì tình yêu mới
đẹp đẽ, sâu sắc mà người con gái cũng chủ động đòi quyền bộc lộ tình u sơi nổi,
mãnh liệt của mình. Sóng phản ánh thực tế xã hội Việt Nam đương thời – một xã hội
mà ở đó người phụ nữ được làm chủ cuộc đời mình nên họ mới có thể làm chủ trong
tình u.
Tiếng nói hồi đáp của Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí, Tố Hữu trong Kính
gửi cụ Nguyễn Du, Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lorca là tiếng nói tri
âm.Thanh Thảo cũng sử dụng những thi liệu đi về trong thơ Lorca như vầng trăng,
tiếng đàn để ca ngợi nhân cách thanh cao, tâm hồn tự do, phóng khống của người
chiến sĩ, nghệ sĩ vĩ đại – Lorca.
Đề số 3
“Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”(Sóng Hồng).
23


Qua một số tác phẩm thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, anh/ chị hãy làm tỏ
ý kiến trên.
a. Nội dung nghị luận
Ý kiến của Sóng Hồng nhằm khẳng định: Trong thơ, trí tưởng tượng của người
nghệ sĩ được phát huy cao độ nhất, đem lại những sáng tạo nghệ thuật hay nhất, đẹp
nhất.
b. Phạm vi dẫn chứng
Dẫn chứng trong đề bài này giới hạn trong tác phẩm thơ Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945. Gợi ý: Cùng ngoại cảnh là khu vườn nhưng cảm xúc thèm yêu, khát
sống đưa Xuân Diệu đến khu vườn tình ái trong “Vội vàng”; Hàn Mặc Tử tìm đến
khu vườn thơn Vĩ trinh nguyên bằng một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần
thế; niềm vui sướng khi gặp gỡ lí tưởng khiến Tố Hữu lạc bước vào khu vườn rộn

ràng trong “Từ ấy”. Ở mỗi khu vườn, các nhà thơ phát huy cao độ trí tưởng tượng
của mình theo những cách riêng, để đem lại những vẻ đẹp riêng cho thơ và cho cuộc đời.
Hoặc trí tưởng tượng của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử… về dịng sơng,
về trăng…
Ví dụ đoạn văn phân tích ánh trăng trong Thơ mới.
Từ những năm đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã hội Việt
Nam có nhiều thay đổi lớn lao. Sự gặp gỡ, giao lưu văn hóa phương Tây đã mang lại
những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí của con người. Văn học thời kì này
cũng mang một diện mạo mới. Ánh trăng đến đây khơng cịn được miêu tả theo lối
ước lệ tượng trưng như thời kì trước mà đã được các tác giả thổi hồn vào làm cho nó
thực sự trở thành một chủ thể mang một sức sống mới, một màu sắc cá thể hóa rõ
rệt, cao độ. Trăng cũng như người, biết chờ đợi, hẹn hị, có tâm trạng vui, buồn, cô
đơn khi xa cách... Trăng ở đây đã là em, là nàng, là biểu tượng của cái đẹp, là nguồn
cảm hứng khơi gợi sáng tạo bất tận của các thi nhân. Dễ thấy trong thơ Xuân Diệu
bàng bạc một thế giới ánh trăng lung linh huyền ảo với đủ mọi hình hài dáng vẻ và
trạng thái cảm xúc. Đó là trăng ngà, trăng ngần, trăng sáng, trăng xa, trăng mộng,
trăng vú mộng, trăng tàn, trăng lạnh... Trăng cơ hồ đã trở thành hóa thân của nhà
thơ - một tâm hồn cơ đơn muốn tìm chỗ ẩn tựa nương mình : "Trăng nhập vào dây
cung nguyệt lạnh/ Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần" (Nguyệt cầm), nhưng
nào có thốt được, "càng lên cao càng thấy lạnh", càng trốn chạy lại càng buồn mà
sinh ra những giọt trăng, giọt đàn nước mắt : "Đàn buồn đàn lạnh ôi đàn chậm/ Mỗi
giọt rơi tàn như lệ ngân" (Nguyệt cầm) để càng cô đơn và càng nhớ người
thương : "Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người". Khơng biết có phải vì trở thành
hóa thân của nhà thơ hay không mà trăng trong thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm với
bước đi của thời gian, nhất là trong những thời khắc chuyển mùa. Thu đến, thu đi là
lẽ đương nhiên của trời đất, vậy mà trăng - như người con gái đẹp - buồn nỗi buồn u
uẩn, se xót, lạnh lẽo, xa xơi : "Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ/ Non xa khởi
24



sự nhạt sương mờ/ Đã nghe rét mướt luồn trong gió/ Đã vắng người sang những
chuyến đị" (Đây mùa thu tới).
Trong số các nhà thơ Mới, có lẽ khơng ai viết về trăng nhiều và hay như Hàn
Mặc Tử. Đọc thơ Hàn Mặc Tử, quả đúng như nhận xét : "Trăng, tồn trăng, một
ánh trăng gắt gao... linh động lịng người. Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng
cay nghiệt, cũng trơ tráo và cũng nao nức dục tình..." Trong thơ Hàn Mặc Tử,
trăng khơng những được thi vị hóa, nhân cách hóa như nhiều nhà thơ khác mà cịn
được hiện thực hóa ngay trong cái khơng khí thi vị ấy. Trăng giăng mắc khắp cả
không gian, thời gian của sự sống (Khơng gian dày đặc tồn trăng cả/ Tơi cũng
trăng mà nàng cũng trăng - Huyền ảo). Trăng là áo quần để mặc (Áo ta rách rưới
trời không vá/ Suốt bốn mùa trăng mặc vải trăng - Lang thang), là rượu để
uống (Bóng Hằng trong chén ngả nghiêng)... Quan trọng hơn, trăng đã là nàng người con gái xuân thì lơi lả (Trăng nằm sóng sỗi trên cành liễu/ Đợi gió đơng về
để lả lơi - Bẽn lẽn; Mới lớn lên trăng đã thẹn thị/ Thơm như tình ái của ni cơ
- Huyền ảo). Có thể nói trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đâu còn là một khách thể mà
đã trở thành một bản ngã ở trong thơ. "Nó đã hòa quyện vào từng tế bào nơi cơ thể
và độ sâu thẳm của tâm linh. Nó có khả năng vỗ về, yêu đương, đối thoại như một
hiện hữu người" . Và hơn thế, nó như một cứu cánh, một biểu tượng tuyệt mĩ mà thi
nhân khát khao có được. Chẳng thế mà khi bị đày vào "lãnh cung của sự chia lìa",
cái hố sâu ngăn cách của một tấm tình u đơn phương vơ vọng, của một thân phận
mặc cảm đang bị giày vò bởi thân xác đớn đau, nhà thơ ước ao trăng về như một
cứu tinh, cứu chuộc, một điểm tựa duy nhất để hóa giải trạng huống đau thương :
"Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay/ Thuyền ai
đậu bến sơng trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay ?" (Đây thơn Vĩ Dạ). Đúng như
ai đó đã nói, trăng trong thơ Hàn Mặc Tử "được kết tinh như hạt muối, vừa có vị
mặn của muối, vừa có vị mặn của đời"
(Vầng trăng trong thi ca - Ths. Lê Tấn Thích)
Đề số 4
Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện
nó (Mơpatxăng)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng một số tác phẩm

trong chương trình Ngữ Văn 12.
a. Nội dung nghị luận
Ý kiến khẳng định một đặc trưng quan trọng của ngôn ngữ văn học, đó là tính
chính xác.Tính chính xác có thể được coi là đặc trưng đầu tiên của lời văn nghệ
thuật. Tính chính xác của ngơn từ văn học được thể hiện ở việc dựng lên đúng cảnh,
đúng người, đúng tình, đúng ý; làm cho người đọc khơng những hiểu được mà còn
cảm nhận được điều nhà văn muốn diễn tả đôi khi rất tinh tế và mong manh. Đây là
yêu cầu quan trọng của văn học là phải phản ánh hiện thực một cách chân thật. Viết
25


×