Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

TĂNG CƯỜNG KÍCH THÍCH TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.23 KB, 40 trang )

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG
1.

Nghiên cứu và khai thác năng lực, sở trường của người lao động

1.1 Nghiên cứu tâm lý người lao động:

Trong tổ chức, người lao động bao giờ cũng có một nghề cụ thể và được sử dụng
vào một hay một số công việc tương đối ổn định trong suốt cả đời họ. Do vậy công việc
mà họ đang làm là trung tâm đời sống lao động và đáp ứng những mong muốn của cuộc
sống mà họ cần vươn tới. Mặt khác, công việc được diễn ra trong những điều kiện kinh tế
- xã hội - kĩ thuật cơng nghệ nhất định. Các yếu tố này có tác động rất lớn đến đời sống
của họ vì vậy làm ảnh hưởng tới mục đích lao động của họ.
Trong tổ chức những người lao động có sự khác biệt nhau rất lớn về trình độ văn
hóa, nghề nghiệp, vai trị, vị trí. Do vậy mục đích của mỗi người lao động cũng khác
nhau. Sự khác nhau này thể hiện ở những điều mà họ quan tâm hàng ngày trong đời sống
lao động. Các nhà nghiên cứu tâm lý học lao động cho rằng các yếu tố cơ bản sau đây
ảnh hưởng rất lớn đến những điều mà họ quan tâm hàng ngày:
Một là vị trí xã hội trong doanh nghiệp được thể hiện ra là vị trí lãnh đạo, giám sát,
bị lãnh đạo, lao động quản lý, lao động bị quản lý,...
Hai là trình độ nhận thức xã hội và nghề nghiệp được thể hiện trình độ học vấn
khác nhau như: tốt nghiệp trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, cơng nhân,...
Ba là giới tính được thể hiện là giới tính nam hay nữ
Bốn là tuổi tác thể hiện ở vai trò gánh vác xã hội trong cuộc sống như: có gia đình,
chưa có gia đình, tuổi sắp về hưu...
Sau khi phân tích đánh giá các yếu tố trên, các nhà nghiên cứu đã thống nhất có 5
loại lao động trong doanh nghiệp có những điều họ quan tâm hàng ngày tương đối đồng
nhất với nhau:
 Lao động lãnh đạo là những người giữ vai trò trưởng và phó các bộ phận từ phân

xưởng cửa hàng trưởng trở lên


 Lao động quản lý nghiệp vụ chuyên môn ở các phòng ban và phân xưởng
 Lao động giám sát là những người thực hiện chức năng giám sát chun mơn hóa

như: nhân viên giám sát kỹ thuật, đốc công, nhân viên kiểm tra sản phẩm.


 Cơng nhân chính ở các bộ phận và phân xưởng
 Công nhân phụ, phục vụ và nhân viên tạp vụ, môi trường
1.2 Khai thác năng lực, sở trường của người lao động:
 Năng lực và những biểu hiện của năng lực:

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu
của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho các hoạt động đó có kết quả cao. Năng lực
nghề nghiệp là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và đặc tính tâm lý của một cá nhân phù hợp
với yêu cầu của nghề nghiệp và đảm bảo cho người đó thực hiện các hoạt động nghề
nghiệp đạt kết quả cao. Các nhà tâm lý đã chỉ ra 3 mức độ khác nhau của năng lực:
Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hồn
thành có kết quả một loạt hoạt động nào đó
Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu hiện sự hồn thành sáng tạo một hoạt
động nào đó có kết quả cao
Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức độ kiệt xuất, sáng tạo ra
cái mới, cái độc đáo, cái tinh tinh tú nhất trong một hay một số lĩnh vực hoạt động nào
đó. Thiên tài là cái mà người ta sáng tạo ra độc đáo chưa có bao giờ.
Trong thực tế lao động, năng lực còn được phân chia thành 4 loại sau:
Một là năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác
nhau, được biểu hiện là khả năng chung về thể lực, quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng,
ngôn ngữ để tạo ra điều kiện cần thiết giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả cao
Hai là năng lực đặc thù (năng lực riêng biệt) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất
riên biệt, có tính chun mơn nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên
biệt với kết quả cao.

Ba là năng lực tái tạo là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó có kết quả cao
theo khn mẫu đã có từ trước
Bốn là năng lực sáng tạo là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó có kết quả
cao bằng cách cải tiến cách thức hoạt động hoặc tạo ra cái mới cái độc đáo chưa có bao
giờ hoặc là cải tiến cái cũ tối ưu hơn
Trong phạm vi nghề nghiệp, năng lực thường được đánh giá ở mức độ cao hay
thấp phụ thuộc vào mức độ thực hiện các yếu tố sau đây:


Mức độ bố trí sắp xếp các hoạt động chuyên mơn có khoa học
Mức độ hồn thành cơng việc ở chất lượng và số lượng hoạt động
Mức độ thành thạo trong việc xử lý nhanh, kịp thời, chính xác các tình huống
trong thực tế đặt ra
Mức độ sáng tạo trong lao động thể hiện ở cải tiến công việc tạo ra cái mới, cái
hoàn thiện, độc đáo, sáng tạo.
 Sở trường và các biểu hiện của sở trường:

Sở trường là năng lực của một cá nhân có khuynh hướng thiên về một hoạt động
nào đó đảm bảo thực hiện có kết quả cao hoạt động đó và tạo ra hứng thú cao cho người
lao động. Trong thực tế của năng lực chun mơn, người lao động có thiên hướng hẹp
vào một số công việc đã tạo ra hứng thú cao cho họ, do vậy đã tạo ra sự hăng say, tinh
thần trách nhiệm cao và sáng tạo lớn. Để đánh giá được sở trường lao động của họ, chúng
ta cần đánh giá được ở các yếu tố sau:
Kết quả cao trong lao động biểu hiện cả về số và chất lượng lao động
Có lịng hăng say miệt mài làm việc có thể quên cả thời gian
Có cảm giác thoải mái trong lao động thể hiện ở mức độ thỏa mãn cao với cơng
việc
Có tinh thần hăng say tìm tịi, sáng tạo ra các hoạt động mới, sản phẩm mới
 Nguyên tắc sử dụng năng lực và sở trường:


Để sử dụng đúng đắn năng lực sở trường, chúng ta cần phải tuân thủ đúng các
nguyên tắc sau:
Một là sử dụng đúng ngành nghề chun mơn và trình độ chun mơn nghề
nghiệp. Đây là nguyên tắc hàng đầu, nguyên tắc tối cao
Hai là phát hiện, sử dụng và nuôi dưỡng năng lực, sở trường người lao động. Việc
phát hiện ra năng lực, sở trường của người lao động là hết sức khó khăn. Một mặt dựa
vào các tiêu thức đánh giá trong quá trình sử dụng họ, mặt khác phải sử dụng hàng loạt
các trắc nghiệm tâm lý chuyên sâu để thẩm định lại. Trong quá trình phát hiện nếu thấy
rằng năng lực sở trường với nghề nghiệp khơng có mà lại có xu hướng bộc lộ năng lực sở
trường ở nghề khác thì có thể tạo điều kiện cho họ chuyển nghề để xây dựng năng lực sở
trường ở nghề mới. Có thể có một số người sau khi nghiên cứu lại khơng phát hiện ra họ
có năng lực, sở trường gì thì cần xem lại nghề của họ và quá trình sử dụng nghề của họ


như thế nào. Sau khi phát hiện ra năng lực sở trường của người lao động, tất yếu chúng ta
phải giao những công việc theo đúng năng lực sở trường của họ để họ phát huy khả năng
của mình. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả thì chúng ta phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố
cơ bản sau đây:
 Đảm bảo tính độc lập tương đối của cơng việc để họ có thể tự mình làm việc theo

cách suy nghĩ của họ
 Đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết cho thực hiện công việc. Đặc biệt là các trang

thiết bị dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu mà họ yêu cầu bổ sung để có cách làm tốt hơn
 Phải đảm bảo cho các hoạt động có khả năng sáng tạo
 Đảm bảo tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

Nuôi dưỡng năng lực sở trường người lao động là quá trình tạo ra các yếu tố động
viên người lao động để họ duy trì liên tục sự phát huy năng lực, sở trường lao động. Để
đảm bảo quá trình này, cần chú ý các điều sau:

 Đảm bảo các cơng việc ln có những thách thức cao tức là các công việc luôn ln

địi hỏi tính sáng tạo khơng ngừng, phải có những khó khăn địi hỏi người lao động
ln phải suy nghĩ giải quyết nó
 Phải đảm bảo các cơ hội thăng tiến trên cơ sở các thành tích mà họ đạt được như:

tăng lương, thưởng, thành tích thi đua, thăng chức, thăng cấp,...
 Phải đảm bảo các hoạt động của họ là có ý nghĩa thực tiễn, các sáng tạo phải được áp

dụng để thể hiện rõ các thành tựu sáng tạo cụ thể
 Phải đánh giá một cách đúng mức các thành tích mà họ đã đạt được. Việc đánh giá

phải công bằng, công khai và đúng theo các tiêu chuẩn đã có.
 Phải đảm bảo ý thức trách nhiệm cao trong lao động và ln ln địi hỏi họ thể hiện

rõ vai trị, vị trí quan trọng của họ trong lao động
 Tính hiệu quả được thể hiện ở kết quả trực tiếp của lao động đã đạt được
 Tính hứng thú được thể hiện là các kích thích cảm giác hưng phấn làm cho người lao

động cảm thấy khoái cảm cao khi họ nhận dạng rõ ràng hoạt động lao động của chính
mình
2.

Khái niệm nhu cầu của người lao động, kích thích tâm lý người lao động
và các khái niệm liên quan.


-

Nhu cầu của người lao động:


Nhu cầu là những đòi hỏi, nguyện vọng về vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân
để tồn tại và phát triển, nhu cầu thường là những đòi hỏi từ thấp đến cao, nhu cầu có tính
phong phú đa dạng, thay đổi theo bối cảnh,
Sự thoả mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể.
Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩ, tình cảm và ý chí của con người.
-

Năng lực của người lao động là các thuộc tính độc đáo của các nhân, phù hợp với
những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết
quả cao.

-

Năng lực nghề nghiệp là những tri thức, kĩ năng, kỹ sảo và đặc tính tâm lý của một
cá nhân phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và đảm bảo cho người đó thưục hiện
đạt kết quả cao.

-

Sở trường là năng lực của một của một cá nhân có khuynh hướng thiên về một
hoạt động nào đó nhằm đảm bảo thực hiện đạt kết quả cao và tạo ra hứng thú cho
người lao động.

-

Kích thích tâm lý người lao động là những giải pháp như động viên, khuyến khích
người lao động để khuyến khích họ mang hết khả năng ra làm việc và giữ họ lâu
dài, ổn định.


3.

Những kích thích tâm lý lợi ích đối với người lao động

3.1 Lợi ích và tâm lý lợi ích:

Lợi ích là tập hợp phức tạp các thiên hướng bao gồm mục đích, giá trị, nguyện
vọng, các xu hướng và khuynh hướng dẫn một người đến cách xử sự thế này hoặc thế
khác.
Theo quan điểm này thì lợi ích mà mỗi người có được là tổ hợp của ba loại lợi ích:
lợi ích nhiệm vụ, khát vọng cá nhân và lợi ích đời tư.
+ Một là lợi ích nhiệm vụ là các giá trị vật chất hoặc tinh thần mà người lao động
nhận được khi họ hoàn thành những nhiệm vụ được các cá nhân, tổ chức và xã hội
giao cho. Lợi ích này thể hiện rõ mục tiêu của lao động đạt được.
+ Hai là khát vọng cá nhân là các giá trị vị trí, vị thế và vai trị xã hội của cá nhân
mà họ mong muốn đạt được để khẳng định giá trị xã hội của mỗi cá nhân.
+ Ba là lợi ích đời tư là các giá trị cuộc sống gia đình và cá nhân của mỗi người có


được như: con ngoan giỏi, gia đình êm ấm đồn kết u thương nhau, sống có uy
tín với mọi người.
Tâm lý lợi ích là việc sử dụng lợi ích để kích thích tâm lý người lao động nhằm
tạo ra hiệu quả sử dụng và hạnh phúc cho họ. Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp,
lợi ích của người lao động được các Nhà tâm lý học lao động cụ thể hóa thành các dạng
cơ bản sau:
Lợi ích được biểu hiện bằng tiền lương;
Lợi ích được biểu hiện bằng tiền thưởng và phúc lợi xã hội;
Lợi ích được biểu hiện ở vai trị và vị trí xã hội của người lao động;
Lợi ích được biểu hiện ở nghề nghiệp;
Lợi ích được biểu hiện ở tâm lý cuộc sống.

3.2 Kích thích vai trị và vị thế người lao động.
a. Kích thích vai trò người lao động.
Vai trò cá nhân được thể hiện là những cống hiến mà họ thể hiện trong tổ chức xã
hội và những uy tín của họ trước thành viên khác.
Kích thích vai trị cá nhân trong tổ chức là việc tạo ra hệ thống đánh giá thành tích
cá nhân một cách cơng bằng, trung thực các cống hiến của họ với tổ chức và khẳng định
uy tín của họ trước cộng đồng
Để tạo ra sự kích thích vai trị người lao động, cơng tác đánh giá thành tích lao
động phải đáp ứng các yêu cầu sau:
· Phải có hệ thống các chỉ tiêu lao động rõ ràng rành mạch cho tất cả các dạng lao động
và công khai các chỉ tiêu này.
· Phải xác định rõ ràng các quan niệm về giá trị trong tổ chức và lấy nó làm căn cứ để
đánh giá xem xét khi tiến hành thăng tiến cho người lao động.
· Phải được tổ chức đánh giá tối thiểu một năm một lần, và đánh giá công khai.
· Kết quả đánh giá phải được sử dụng vài các hoạt động tăng tiến cho người lo động.
· Phải xây dựng hệ thống danh hiệu để ghi nhận thành tích của các cá nhân qua mỗi đánh
giá.


b. Kích thích vị thế người lao động.
Vị thế của mỗi cá nhân trong tổ chức chính là địa vị và thứ bậc của cá nhân trong
cơ cấu tổ chức và được tổ chức thừa nhận trong từng thời kì. Được thể hiện ở ba mặt sau:
quyền lực, quyền lợi, trách nhiệm.
Vị thế của cá nhân trong tổ chức là mong muốn, khát khao của mỗi người lao
động, thể hiện sự thăng tiến của cá nhân đó trước mọi người đồng thời thể hiện giá trị xã
hội của mỗi cá nhân qua thời gian tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu.
Kích thích vị thế cá nhân trong tổ chức là hệ thống cá chế độ, chính sách đảm bảo
sự thăng tiến cho người lao động trong tổ chức qua kết quả phấn đấu rèn luyện và tu
dưỡng cá nhân.
Các dạng thăng tiến mà các doanh nghiệp thường sử dụng đó là:

· Thăng cấp, thăng chức trong hệ thống địa vị của cơ cấu tổ chức. Loại này vừa tăng được
quyền lợi, quyền lực và trách nhiệm.
· Thăng tiến trong nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động như: nâng bậc cho
công nhân, cấp giấy chứng nhận qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ,….
· Tăng lương sau những khoảng thời gian làm việc nhất định theo chu kì.
· Tăng phụ cấp thâm niên sau thời gian cống hiến cho doanh nghiệp.
· Tăng tiền thưởng một cách có kế hoạch hoặc đột xuất.
· Chuyển làm các công việc theo nguyện vọng hoặc đúng năng lực sở trường của cá nhân.
3.3 Nguyên tắc kích thích tâm lý tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi xã hội.
a. Tiền lương
Tiền lương là số lượng tiền mà người sử dụng lao độngtrả cho người lao động theo
thỏa thuận của hai bên trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Đối với người lao động tiền lương thể hiện hai mặt của xã hội sau:
· Thứ nhất, tiền lương phản ánh đóng góp xã hội của mỗi người lao động.
· Thứ hai, tiền lương phản ánh trách nhiệm đối với cuộc sống cá nhân.
Đối với doanh nghiệp tiền lương xác định trên hai mặt sau:


· Thứ nhất, tiền lương là chi phí sản xuất, do vậy nó trở thánh yếu tố giám sát mạnh trách
nhiệm của mỗi cá nhân và sự cống hiến của họ đối với doanh nghiệp.
· Thứ hai, tiền lương là mức sống của người lao động đã gắn bó với chính mình.
Tiền lương chỉ có giá trị kích thích tâm lý người lao động khi thỏa mãn các yêu
cầu sau:
· Thu nhập từ tiền lương phải chiếm từ 70 - 80% tổng thu nhập của người lao động
· Tiền lương được trả trên các chỉ tiêu lao động đã xác định.
· Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất giản đơn sức lao động, hay nói cách khác
tiền lương đảm bảo mức sống trung bình cho người lao động và gia đình họ.
· Trong cơng tác trả cơng lao động cầ chú đến cả hai mặt của tiền lương là mặt kỹ thuật
của tiền lương và mặt cống hiến cho doanh nghiệp.
b. Tiền thưởng.

Tiền thưởng là số tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động
trong những trường hợp đặc biệt theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc theo sự tự nguyện
của bên sử dụng lao động.
Các trường hợp tiền thưởng được sử dụng:
· Thưởng cho cơng nhân hồn thành xuất sắc nhiệm vụ( vượt số lượng và chất lượng sản
phẩm theo quy định)
· Thưởng cho việc tiết kiệm được ngyên nhiên vật liệu sử dụng trong lao động
· Thưởng cho những hoạt động sáng tạo của người lao động.
· Thưởng cho hoàn thành những hoạt động dịch vụ đặc thù: hoa hồng vượt doanh thu,
thưởng theo lương,….
Tiền thưởng chính là cơng cụ để người sử dụng lao động kích thích sự hăng say,
gắn bó, tích cực, tinh thần trách nhiệm, tính tiết kiệm, năng suất và hiệu quả.
Tiền thưởng chỉ có tác dụng kích thích tâm lý người lao động khi thỏa mãn các
yêu cầu sau:
· Tiền thưởng gắn trực tiếp với thành tích của người lao động.


· Thưởng phải gắn với các chỉ tiêu thưởng cụ thể, có phân loại, phân hạng, có mức chênh
lệch khác nhau.
· Số lượng tiền thưởng cho người lao động mỗi lần phải có ý nghĩa nhất định trong giá trị
tiêu dùng của cuộc sống.
c. Phúc lợi xã hội.
Phúc lợi xã hội là tiền hoặc vật chất hoặc điều kiện thuận lợi mà người sử dụng lao
động cung cấp cho người lao động trong những điều kiện bắt buộc hay tụ nguyện để động
viên, khuyến khích người lao động và đảm bảo an sinh cho người lao động.
Phúc lợi xã hội bắt buộc theo quy định của nhà nước: ốm đau, thai sản, nghỉ phép,
nghỉ việc riêng trong chế độ quy định, tai nạn lao động,...
Phúc lợi tự nguyện như nghỉ mát, nghỉ an dưỡng, trợ cấp khó khăn,…
Phúc lợi xã hội chỉ có tác dụng kích thích tâm lý khi nó thỏa mãn các yêu cầu sau:
· Phúc lợi xã hội ổn định theo từng nhịp nhất định và có gắn với kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
· Phúc lợi xã hội phải gắn với những điều kiện ràng buộc nhất định giữa người lao động
và doanh nghiệp.
· Mức của các phúc lợi xã hội phải có ý nghĩa đối với cuộc sống của người lao động mới
tạo ra được sự mong đợi, hy vọng của họ.
3.4. Kích thích tâm lý qua nghề nghiệp.
Nghề nghiệp một mặt là phương tiện sống cho mỗi người, vì vậy ai cũng mong
muốn đạt được đỉnh cao trong nghề nghiệp, mặt khác đó là danh dự xã hội của cá nhân
mà họ dùng nó để khẳng định mình.
Kích thích tâm lý nghề nghiệp là việc tạo ra các chế độ, chính sách thăng tiến nghề
nghiệp để các cá nhân yên tâm, tin tưởng, phấn đấu để đạt được đỉnh cao nghề nghiệp.
Đề kích thích tâm lý nghề nghiệp đạt được hiệu quả, ta cần phải thực hiện các hoạt
động sau:
· Phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc công việc một cách rõ ràng cho tất cả các
nghề.


· Phải xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề rõ ràng, thường
xuyên tổ chức các lớp đào tạo.
· Phải tổ chức thi tay nghề thường xuyên nghiêm túc để đánh giá trung thực và khách
quan trình độ nghề nghiệp của người lao động
· Xây dựng một số danh hiệu nghề nghiệp để ghi nhân cho người lao động có tay nghề
đặc biệt như: thợ giỏi cấp phân xưởng, nhà máy,…
· Phải tách vấn đề đãi ngộ lao động ra khỏi phạm vi nghề nghiệp để nghề nghiệp chỉ cong
phản ánh thuần túy kĩ thuật lao động.
· Tổ chức thường xuyên thi thợ giỏi ở các cấp bậc để tạo ra phong trào thi đua nâng cao
trình độ lành nghề.
3.5. Kích thích tâm lý cuộc sống
Kích thích tâm lí cuộc sống là việc làm hết sức quan trọng của lãnh đạo các cấp
nhằm tạo ra sự đơng cảm cao trong tập thể lao động. kích thích tâm lý cuộc sống là hệ

thống các giải pháp tác động vào tình thần tháo độ của người lao động nhằm tạo ra sự
hăng say gắn bó của cá nhân với tổ chức.
Để kích thích tâm lý cuộc sống đạt hiệu quả thì các nhà lãnh đạo và quản lý cần
tập chung vào các hoạt động sau:
· Thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đối với công nhân, nhân viên nói chung đặc biệt là
các thợ giỏi, người có sáng kiến cải tiến kĩ thuật. Sự quan tâm được thể hiện thông qua
việc thăm hỏi sức khỏe cá nhân, gia đình; các lời khen ngợi, động viên…
· Tạo ra cảm giác người lao động là người làm chủ doanh nghiệp thực sự, là người quyết
định đến hiệu quả công việc, hoạt động của doanh nghiệp thông qua các hoạt động như
xin ý kiến đóng góp của người lao động một cách cơng khai, tạo ra tính độc lập, tự chủ
trong lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân …
· Chăm lo tới đời sống của cán bộ công nhân viên như: các chế độ về hiếu, hỷ, ốm đau,
giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống…


CHƯƠNG II: LIÊN HỆ TĂNG CƯỜNG KÍCH THÍCH TÂM LÝ NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG
I.

Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Thế giới di động
1. Lịch sử hình thành và phát triển cơng ty:
1.1. Lịch sử hình thành:

Thành lập vào tháng 3 năm 2004, bởi 5 thành viên đồng sáng lập là Trần Lê Quân,
Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng, lĩnh
vực hoạt động chính của cơng ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến
điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử.
Bằng trải nghiệm về thị trường điện thoại di động từ đầu những năm 1990, cùng với việc
nghiên cứu kỹ tập quán mua hàng của khách hàng Việt Nam, thegioididong.com đã xây
dựng một phương thức kinh doanh chưa từng có ở Việt Nam trước đây. Cơng ty đã xây

dựng được một phong cách tư vấn bán hàng đặc biệt nhờ vào một đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp và trang web www.thegioididong.com hỗ trợ như là một cẩm nang về điện
thoại di động và một kênh thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay, số lượng
điện thoại bán ra trung bình tại thegioididong.com khoảng 300.000 máy/tháng chiếm
khoảng 15% thị phần điện thoại chính hãng cả nước. Trung bình một tháng bán ra hơn


10.000 laptop trở thành Nhà bán lẻ bán ra số lượng laptop lớn nhất cả nước. Việc bán
hàng qua mạng và giao hàng tận nhà trên phạm vi toàn quốc đã được triển khai từ đầu
năm 2007, hiện nay lượng khách hàng mua laptop thông qua
website www.thegioididong.com và tổng đài 1900.561.292 đã tăng lên đáng kể, trung
bình 5.000 - 6.000 đơn hàng mỗi tháng. Đây là một kênh bán hàng tiềm năng và là một
công cụ hữu hiệu giúp các khách hàng ở những khu vực xa mua được một sản phẩm ưng
ý khi khơng có điều kiện xem trực tiếp sản phẩm www.thegioididong.com là website
thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với số lượng truy cập hơn 1.200.000 lượt ngày,
cung cấp thông tin chi tiết về giá cả, tính năng kĩ thuật của hơn 500 model điện thoại và
200 model laptop của tất cả các nhãn hiệu chính thức tại Việt Nam.Thegioididong.com đã
nhận được nhiều giải thưởng do người tiêu dùng cũng như các đối tác bình chọn trong
nhiều năm liền. Một số giải thưởng tiêu biểu:


Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương 2010



Top 5 nhà bán phát triển nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương 2010



Top 500 Fast VietNam 2010 (Thegioididong.com nằm trong top 4)




Nhà bán lẻ được tín nhiệm nhất 4 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009, 2010 (Vietnam
Mobile Awards)



Nhà bán lẻ điện thoại di động có đa dạng mặt hàng nhất



Nhà bán lẻ ĐTDĐ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt nhất



Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2008 theo nhận biết của
người tiêu dùng do Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam cấp



Giải thưởng nhà bán lẻ của năm do báo PCWord Việt Nam tổ chức



Các bằng khen, chứng nhận của các cơ quan chính quyền trao tặng
Tháng 3 năm 2004 Thế giới di động lựa chọn mơ hình thương mại điện tử sơ khai với

một website giới thiệu thông tin sản phẩm và 3 cửa hàng nhỏ trên đường Hoàng Văn
Thụ, Thành phố Hồ Chí Minh để giao dịch. Ở tháng 3 năm 2004, công ty cổ phần Thế Giới

Di Động được thành lập với số vốn ban đầu khoảng 2 tỷ đồng theo mơ hình thương mại
điện tử nhưng thất bại. Tới tháng 10 năm 2004, công ty chuyển đổi mơ hình kinh doanh,
đầu tư vào một cửa hàng bán lẻ lớn trên đường Nguyễn Đình Chiểu và bắt đầu có lãi. Tới


tháng 3 năm 2006, Thế giới di động có tổng cộng 4 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2007, công ty thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư của Mekong Capital và phát
triển nhanh chóng về quy mô, đạt 40 cửa hàng vào năm 2009. Cuối năm 2010, Thế giới di
động mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện tử tiêu dùng với thương hiệu
Dienmay.com (nay đổi thành Dienmayxanh.com). Tới cuối năm 2012, Thế giới di động có
tổng cộng 220 cửa hàng tại Việt Nam. Tháng 5/2013, Thế giới di động nhận đầu tư của
Robert A. Willett cựu CEO BestBuy International và công ty CDH Electric Bee Limited.
Năm 2017, Công ty cổ phần Thế giới di động tiến hành phi vụ sáp nhập và mua lại hệ
thống bán lẻ điện máy Trần Anh. Tháng 10, 2018, phi vụ sáp nhập hoàn thành. Tổng cộng
34 siêu thị Trần Anh sẽ được gỡ bỏ tên và thay bằng biển hiệu Điện máy Xanh, website
của Trần Anh cũng đã chuyển hướng hoạt động về dienmayxanh.com.
Tháng 3/2018. Thế giới Di Động mua lại 40% vốn của chuỗi dược phẩm Phúc An
Khang. Sau đó đổi tên thành Nhà Thuốc An Khang. Tháng 10/2018: Sáp nhập hồn thành,
có tổng cộng 34 siêu thị Trần Anh được thay biển Điện Máy Xanh. Tháng 12/2018: Thế
giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử Vuivui.
1.2. Quá trình phát triển:
Tháng 3/2004: Ra quyết định thành lập công ty. Sau 3 tháng thành lập, công ty ra
mắt website www.thegioimobi.com và 3 cửa hàng nhỏ tại đường Hoàng Văn Thụ, Lê Lai,
CMT8 (Tp.HCM). Tháng 10/2004, ban giám đốc công ty quyết định khai trương siêu thị
đầu tiên tại 89A, Nguyễn Đình Chiểu, Tp.HCM với tên gọi ban đầu
là www.thegioididong.com. Với quy mô hơn 200 m2, siêu thị được xây dựng khang trang
này đã thành cơng rực rỡ bởi nó khác biệt hồn tồn với hơn 10.000 cửa hàng điện thoại
di động nhỏ lẻ lúc bấy giờ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Tháng 1/2005 siêu thị thứ
2 của www.thegioididong.com ra mắt tại số 330 Cộng Hòa (TPHCM).Tháng 1/2006, siêu
thị thứ 3 được khai trương tại 26 Phan Đăng Lưu và 2 tháng sau lại thêm 1 cửa hàng nữa

ra đời tại 182A, Nguyễn Thị Minh Khai.Giai đoạn 2007 - 2009 là giai đoạn
thegioididong.com mở rộng ở TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội.Đến cuối năm 2009,
thegioididong.com có tổng cộng 38 siêu thị với 19 siêu thị tại TPCHM, 5 siêu thị tại Hà
Nội, 2 siêu thị tại Đà Nẵng và 12 siêu thị khác tại các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình


Dương, Cà Mau,…2007 cũng là năm Công ty TNHH Thế Giới Di Động chuyển đổi sang
Công ty Cổ phần để mở rộng cơ hội phát triển.Từ năm 2010 tới 2011 đánh dấu bước phát
triển vượt bậc với sự ra đời liên tiếp của các siêu thị thegioididong.com. Đoàn quân
thegioididong.com đã thực hiện cuộc dàn quân đầy kiêu hãnh, khắp nơi trên cả nước đều
có sự hiện diện của màu vàng đen đặc trưng. Cuối năm 2010, thegioididong.com tăng gấp
đôi số siêu thị so với năm 2009, cuối năm 2011, số siêu thị tăng lên gần gấp 3 so với năm
2010.Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng vào cuối năm 2010 là sự ra mắt của một thành
viên khác thuộc thegioididong.com - Hệ thống bán lẻ điện máy toàn quốc dienmayxanh.com. Tính đến tháng 6/2012, dienmayxanh.com đã có 12 siêu thị tại 9 tỉnh
thành trên cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng để phục vụ khách hàng trên cả nước. Đến nay,
thegioididong.com đã có hơn 220 siêu thị phủ sóng khắp 63/63 tỉnh thành trên cả nước.
1.3. Đội ngũ nhân sự:
Hội Đồng Quản Trị do Đại hội đồng cổ đơng tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản trị là cơ
quan quản trị tồn bộ mọi hoạt động của cơng ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất và
kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình. Ban Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm về các mặt hoạt
động của công ty trước Hội đồng Quản trị và pháp luật hiện hành, quyết định các chủ
trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty, đồng thời giám sát và kiểm tra tất cả
các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của cơng ty. Gồm có 5 khối hoạt động chính
và độc lập với nhau, với đội ngũ nhân viên phần lớn là trình độ cao đẳng, đại học và một
số sau đại học.


Phịng kiểm sốt nội bộ




Khối tài chính



Khối hành chính nhân sự



Khối Cơng nghệ thơng tin



Khối Kinh doanh - Tiếp thị
2. Cơ cấu tổ chức:


Cơng ty đặt trụ sở chính tại Tịa nhà MWG - Lô T2-1.2, Đường D1, Khu Công nghệ
Cao, P. Tân Phú, Quận 9 (nay là Thành phố Thủ Đức), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam với các cơng ty thành viên:


1. Cơng ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG)



2. Cơng ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh (TAG)




3. Cơng ty cổ phần Thế giới di động



4. Cơng ty Cổ phần Thế giới điện tử



5. Cơng ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ



6. Cơng ty Cổ phần Thương mại Bách hố xanh



7. Cơng ty Cổ phần Bán lẻ An Khang



8. Cơng ty TNHH MTV Công Nghệ Thông Tin Thế Giới Di Động

3. Quy mô lao động:
Quy mô lao động ở công ty là khá lớn tại nhiều chi nhánh khác nhau. Hiện có gần
68.100 nhân viên làm việc tại Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) và bảy công ty
con, tăng 10.500 người so với đầu năm. Số liệu này được thể hiện trong báo cáo tài chính
quý IV/2020. Ba tháng cuối năm cũng là giai đoạn doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ tuyển
dụng nhiều nhất với hơn 5.000 người, trong khi những q cịn lại khoảng 1.000-2.000
người.
Chi phí nhân cơng vì thế cũng tăng đột biến từ khoảng 7.900 tỷ đồng của năm

trước lên hơn 10.020 tỷ đồng. Đến cuối năm, Thế Giới Di Động còn hơn 2.500 tỷ đồng
tiền thưởng cho nhân viên chưa giải ngân. Khoản này được cơng ty ghi nhận vào chi phí
phải trả ngắn hạn, tăng gấp đôi so với đầu năm.
Quy mô tuyển dụng của Thế Giới Di Động liên tục tăng mạnh trong khoảng 6 năm
trở lại đây. Bình qn mỗi năm cơng ty đều có khoảng 10.000 lao động mới, cá biệt năm
2019 con số này đến 17.000 người.


Quy mô tuyển dụng của Thế Giới Di Động liên tục tăng mạnh trong khoảng 6 năm
trở lại đây. Bình qn mỗi năm cơng ty đều có khoảng 10.000 lao động mới, cá biệt năm
2019 con số này đến 17.000 người.

Figure 1: Biểu đồ quy mơ lao động

Ơng Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT từng chia sẻ vì quy mơ đã q lớn nên địi
hỏi phải có sự tham gia của "kỹ trị" trong quản trị doanh nghiệp. Ông Tài kể, những năm
đầu hoạt động, mỗi tháng công ty chỉ tuyển thêm vài chục, nhiều thì vài trăm người. Con
số này trong tầm kiểm sốt của phịng nhân sự nhưng khi mở rộng nhanh thì chỉ tiêu
tuyển mỗi tháng tới hàng nghìn người. Việc sàng lọc hồ sơ hiện nay đều phải do máy móc
thực hiện. Trên website tuyển dụng, Thế Giới Di Động cho biết trong 3 năm gần nhất,
doanh nghiệp này thưởng cuối năm 3 tháng thu nhập cho nhóm nhân viên khối siêu thị và
3-9


tháng thu nhập cho nhóm nhân viên tính lương theo chỉ tiêu kinh doanh. Các đãi ngộ
khác gồm xe đưa đón, mua hàng nội bộ, khơng gian làm việc hiện đại, cơ hội thăng tiến
sau tối thiểu 6 tháng... cũng được nhắc đến như là yếu tố giữ chân người lao động.
4. Sản xuất và thị trường tiêu thụ:
4.1. Sản xuất:
Theo truyền thông, Thế giới di động sẽ xây dựng nhà máy, sản xuất từng bộ phận

do mình nghiên cứu, chế tạo và tiến hành lắp ráp. Nhưng ngày nay, làm từng bộ phận tốn
kém rất nhiều thời gian nghiên cứu, chi phí và các vấn đề bản quyền. Vì vậy đa số các
hãng chọn mua rất nhiều bộ phận linh kiện từ các nhà cung cấp sản xuất khác đến từ
nhiều quốc gia và lắp ráp chúng trên dây chuyền tại một quốc gia khác. Mục đích nhằm
tối ưu được giá thành, quy trình sản xuất và cơng nghệ. Ngồi ra cịn né được một số loại
thuế. Có một số quốc gia, chi phí nhập khẩu linh kiện rẻ hơn so với nhập khẩu 1 chiếc
điện thoại thành phẩm. Vì vậy khơng phải ngẫu nhiên các hãng lớn đặt nhà máy lắp ráp
tại một vài quốc gia mà không phải tại quê nhà.
Đơn cử là nhà "Táo", ngoài thành cơng ở dịng Chip A, Apple thành cơng trong
việc thiết kế màn hình, nổi tiếng nhất là cơng nghệ tấm nền retina- cơng nghệ màn hình
do chính đội ngũ R&D của Apple tự thiết kế. Apple thuê gia công từ các ông lớn chuyên


sản xuất tấm nền màn hình như Samsung, LG, Sharp hay gần đây là JPD trong sản xuất
tấm nền OLED. Nhằm tối ưu về giá, đảm bảo nguồn cung dồi dào, tiết kiệm chi phí xây
dựng nhà máy.
Về dây chuyền sản xuất, thành công không thể không tiếp tục nhắc đến cái tên
“Táo khuyết”, bí quyết giúp Apple nhanh chóng trở thành công ty ngàn tỷ đô, các ông lớn
khác trong ngành điện thoại khó vượt qua đó chính là lợi nhuận từ dây chuyền sản xuất.
Apple chăm chút cho sản phẩm của mình rất tốt, vì vậy mà lâu lỗi thời. Nên, có vẻ như
Apple rất “lười” trong việc đổi mẫu thiết kế. Các thế hệ “S” trên iPhone giúp Apple thu
được lợi nhuận cao vì áp dụng phương châm “Bình cũ, rượu mới” tiếp tục sử dụng thiết
kế và vật liệu cũ giúp chi phí gia cơng và giá mua linh kiện tốt, không phải thay đổi dây
chuyền quá nhiều theo từng năm. Mặc dù số lượng bán ra không cao hơn so với các hãng
khác, nhưng lợi nhuận thu được từ mỗi sản phẩm có khi gấp đôi. Chỉ riêng quý II năm
2018, báo cáo cho biết “táo khuyết” nắm 62% lợi nhuận, Samsung đứng thứ hai với 17%.
Lợi nhuận thu được riêng mảng smartphone Apple gấp 3,6 lần Samsung.
Chỉ riêng dòng iPhone 6, iPhone 6s, iPhone 7, iPhone 8 thì thiết kế tương tự nhau.
Chi phí thay đổi dây chuyền tiết kiệm đáng kể. Ngoài ra, các hệ sinh thái khác
như Airpod 1&2 hay cả ba series đầu tiên Apple Watch dùng chung thiết kế, đã giúp

Apple kiếm thêm khối tiền. Cụ thể là tai nghe Airpod có thể mang cho Apple 8 tỷ USD,
sau bao năm ra mắt, thế hệ mới (Gen 2) vẫn không thay đổi thiết kế bên ngoài, dây
chuyền vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi một số linh kiện và chipsets.
Ngoài ra, một điểm chú ý khác trong quá trình sản xuất là cùng dòng điện thoại
đến từ một hãng, nhưng tùy thị trường mà hãng sẽ có sự hiệu chỉnh, thay thế một số linh
kiện khác nhau. Do các khu vực thời tiết khắc nghiệt, quá lạnh hay nóng, linh kiện được
chọn cũng phù hợp với thời tiết khu vực đó, nhằm tăng tuổi thọ và giảm bớt giá thành.
Ngoài ra màu sắc hiển thị trên màn hình hay bộ vi xử lý cũng có thể khác nhau, phụ kiện
cáp, sạc cũng thế. Đó là lý do mỗi chiếc điện thoại ln có ký hiệu mã quốc gia, sản xuất
để phù hợp với thị trường quốc gia/khu vực đó.


4.2. Thị trường tiêu thụ:
Lợi nhuận lớn tương đương với thị trường tiêu thụ có độ phủ rộng. Cơng ty CP
Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) được biết đến là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh
thu và lợi nhuận. Mới đây, theo báo cáo kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2020, công
ty cho biết đã vượt 4% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm, đạt gần 3.600 tỷ đồng.
Cụ thể, trong tháng 11, công ty đã thu 9.200 tỷ đồng và lãi sau thuế 316 tỷ đồng,
đều tăng trưởng hai chữ số so với cùng kỳ năm ngối. Lũy kế 11 tháng, cơng ty hoàn
thành 90% kế hoạch doanh thu với 99.300 tỷ đồng. Chuỗi điện máy và điện thoại chiếm
tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất, lần lượt là 53.5% và 27.2%. Phần cịn lại đến từ chuỗi cửa hàng
bách hóa.
Máy tính xách tay đóng góp hơn 3.300 tỷ đồng trong số này, còn đồng hồ mang về
hơn 1.400 tỷ đồng. Ngành hàng điện thoại đã sôi động trở lại nhờ mở bán thành
công iPhone 12, Samsung Galaxy Note 20, mở mới các cửa hàng Điện máy XANH mini,
supermini và các chương trình khuyến mãi nhưng so với cùng kỳ vẫn tăng trưởng âm.
Thế Giới Di Động ghi nhận lợi nhuận sau thuế 11 tháng xấp xỉ 3.600 tỷ đồng, vượt 4% kế
hoạch cả năm. Biên lợi nhuận rịng được duy trì ở mức 3.6%.
Hội đồng quản trị Thế Giới Di Động mới thơng qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 để
trình đại hội đồng cổ đông là doanh thu thuần 125.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế

4.750 tỷ đồng. Hoạt động bán lẻ thiết bị di động và điện máy là trụ cột mang lại dịng tiền
chính, đóng góp khoảng 75% tổng doanh số.
Ban lãnh đạo công ty này cho hay sẽ triển khai mạnh mơ hình Điện máy XANH
supermini (diện tích dưới 150 m2) với mục tiêu 1.000 cửa hàng vào cuối năm sau. Đối
với ngành hàng thực phẩm và tiêu dùng thiết yếu, mục tiêu là nâng tỷ trọng đóng góp
doanh thu từ khoảng 19% lên 25% nhờ tăng độ phủ tại những thị trường hiện hữu, mở
rộng mô hình cửa hàng diện tích lớn tại miền Nam, tăng hiệu quả mua hàng tươi sống và
đa dạng nguồn cung cấp.
1.5. Thành tích hoạt động của cơng ty trong vòng 10 năm gần đây:


Tháng 7/2019, Thế Giới Di Động kỷ niệm sinh nhật lần 15 của mình – chặng
đường ấn tượng từ một cửa hàng nhỏ đến doanh nghiệp tỉ đô.
Khách hàng là thượng đế.
Khởi nguồn từ một cửa hàng nhỏ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM vào
2005, Thế Giới Di Động đã liên tục tăng trưởng, mở rộng và trở thành nhà bán lẻ lớn nhất
Việt Nam. Hiện tại quy mô của Thế Giới Di Động đã vươn đến tỉ đô, không chỉ bán lẻ
điện thoại mà còn phục vụ nhu cầu mua sắm điện máy cũng như thực phẩm tiêu dùng. Bí
quyết cốt lõi làm nên thành cơng của Thế Giới Di Động chính là khách hàng. Văn hóa
phục vụ tậm tâm, tôn thờ khách hàng được truyền đạt và thấm nhuần vào những con
người của Thế Giới Di Động, từ lãnh đạo đến nhân viên. Đến với các cửa hàng Thế Giới
Di Động, khách hàng luôn cảm thấy sự hài lòng từ sự tư vấn chân thành của nhân viên
thay vì ln cố gắng bán được hàng. Đó cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa chuỗi Thế
Giới Di Động và những chuỗi bán lẻ khác ở Việt Nam.
Tháng 12/2010, Công ty CP TGDD ra mắt chuỗi bán lẻ ngành hàng điện máy với
tên gọi ban đầu là dienmay.com. Đến tháng 3/2012, TGDD đã phủ sóng tất cả tỉnh thành
với hơn 220 siêu thị, đồng thời trở thành nhà bán lẻ duy nhất tại Việt Nam thực hiện được
điều này. Năm 2014, tức đúng vào kỷ niệm sinh nhật 10 năm, TGDD bước chân lên sàn
chứng khoán (mã: MWG), lúc này TGDD cũng chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam về
điện thoại di động.

Một năm sau đó, chuỗi dienmay.com được đổi nhận diện thương hiệu và logo mới,
ra mắt Điện máy XANH. Cũng trong năm 2015, TDGG bắt đầu thử nghiệm với ngành
hàng thực phẩm tiêu dùng cùng cửa hàng Bách Hóa Xanh đầu tiên. Trên bước tiến vững
chắc và đã có kinh nghiệm cũng như tiềm lực, chuỗi Điện máy XANH nhanh chóng phủ
sóng tồn lãnh thổ Việt Nam. Lúc này, chiến dịch quảng cáo ấn tượng với “người xanh”
cũng được nhận diện và nhanh chóng phổ biến với người tiêu dùng. Các quảng cáo của


chuỗi Điện máy XANH luôn dễ coi, dễ nhớ và mang đến sự vui vẻ, thú vị cho nhiều độ
tuổi khách hàng.
Không dừng lại ở Việt Nam, cuối tháng 6 năm 2017, TGDD ra mắt chuỗi
BigPhone tại nước bạn Campuchia. Hiện tại BigPhone có 10 cửa hàng tập trung tại thủ
đô Phnôm Pênh, là đơn vị bán lẻ chuyên về thiết bị di động chính hãng đầu tiên tại
Campuchia. Cũng trong 2017, TGDD quyết định mua lại và sát nhập hệ thống bán lẻ điện
máy Trần Anh, mở rộng thị phần.
Những thành tích ấn tượng
Lợi nhuận rịng năm 2018 đạt 2880 tỉ, cao gấp 59 lần so với năm 2009. Hiện tại,
TGDD là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 2 Việt Nam. Sự xuất hiện của TGDD cũng có tác
động đáng kể đối với ngành bán lẻ trong nước, đặc biệt mang lại một nơi mua sắm tin cậy
từ điện thoại, điện máy và thực phẩm tiêu dùng. Năm ngoái, TGDD lọt top 100 nhà bán
lẻ lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do tạp chí Retail Asia và công ty
Euromonitor công bố.
Sau 5 năm lên sàn, TGDD có 3 lần dẫn đầu bảng xếp hạng 50 công ty niêm yết
kinh doanh hiệu quả nhất của tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư. Với tạp chí Forbes Châu Á,
TGDD thuộc top 50 công ty niêm yết tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đến
thời điểm hiện tại, MWG vẫn là công ty Việt Nam duy nhất 2 lần liên tiếp lọt vào danh
sách này. Riêng bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam, TGDD cũng có mặt 5 năm liên tiếp.
Tính đến tháng 7/2019, cơng ty đã có 2500 cửa hàng TGDD và Điện máy XANH
trên cả nước, 600 cửa hàng Bách Hóa Xanh. Trong đó Điện máy XANH chiếm 35% thị
phần (2018) và TGDD chiếm 45% thị phần (cuối 2018). Năm nay, TGDD đặt mục tiêu

doanh số trực tuyến đạt 24,000 tỉ đồng và mục tiêu doanh số trong năm 2019 đạt 108,468
tỉ đồng (tương đương 4.6 tỉ USD). Công ty cũng nằm trong top 50 doanh nghiệp có mơi
trường làm việc tốt nhất Việt Nam 4 lần liên tiếp.


II. Thực trạng tâm lý người lao động tại Thế giới di động
1. Tích cực
Làm việc ở Thế Giới di động, nhân viên luôn được đáp ứng các nhu cầu vật chất
và tinh thần. Lương cho nhân viên tại Thế Giới Di Động cao hơn so với mặt bằng chung
các doanh nghiệp cùng ngành, chế độ thưởng và đãi ngộ nhân viên rất tốt và đa dạng.
Việc được đáp ứng nhu cầu cơ bản như vậy khiến nhân viên cảm thấy hấp dẫn và có động
lực đi làm và làm việc năng suất hơn. Ngoài ra, ở Thế Giới Di Động, nhân viên được đặt
ở vị trí ưu tiên thứ 2, chỉ sau khách hàng, luôn được bảo vệ quyền lợi và được tham gia
đóng góp ý kiến cũng như đề xuất các ý tưởng của mình với ban lãnh đạo. Khi được đảm
bảo quyền lợi cũng như có vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp, nhân viên đi làm trong
tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tích cực, chủ động và muốn gắn bó với Thế Giới Di Động.
Đây cũng là động lực thúc đẩy nhân viên luôn cố gắng làm việc và tăng năng suất lao
động hơn.
Bên cạnh đó, khi làm việc ở Thế Giới Di Động, nhân viên không phải chịu áp lực
về bằng cấp và chênh lệch trình độ. Ở Thế Giới Di Động, họ quan trọng chỉ số EQ, thái
độ, ứng xử và văn hóa tốt hơn là bằng cấp (chỉ cần tốt nghiệp THPT). Chính điều này đã
tạo nên mơi trường làm việc tuyệt vời cho người lao động khiến họ cảm thấy năng động,
vui vẻ và an toàn khi làm việc tại đây. Ở trong một mơi trường làm việc năng động, tích
cực, nhân viên Thế Giới di động càng có động lực đi làm và đóng góp cho doanh nghiệp


cũng như có thái độ, dịch vụ tốt với khách hàng, tạo sự hài lòng cho khách hàng từ bước
chân đến đến bước chân đi.
Một điểm khiến người lao động tại Thế Giới di động muốn gắn bó và hăng hái làm việc
đó là cơ hội thăng tiến rõ ràng và minh bạch. Cứ sau 6 tháng, mọi nhân viên đều có cơ

hội thăng tiến lên quản lý nếu làm việc tốt. Đây chính là động cơ thúc đấy nhân viên làm
việc năng suất, hiệu quả, chủ động sáng tạo và không muốn nhảy việc sau một thời gian
ngắn làm việc.

2. Tiêu cực
2.1. Nhu cầu của người lao động trong cơng việc tại Thế giới di động
2.1.1. Làm việc vì tiền
Một số người làm việc vì sở thích và tình yêu, số khác làm việc để đạt được những
ước nguyện cá nhân. Có những người thích làm việc để cảm thấy rằng đang đóng góp
một điều gì đó quan trọng, có nghĩa và lớn hơn cả bản thân của họ. Người khác lại u
thích những gì họ làm hoặc những khách hàng họ phục vụ. Một số lại thích kết bạn hoặc
tiếp xúc với khách hàng, đồng nghiệp. Nếu có người muốn làm việc để lấp đầy những
khoảng thời gian trống thì cũng có người thích sự thay đổi, thử thách và giải quyết những
vấn đề phức tạp.
Bất kể lý do gì thì mục đích làm việc của hầu hết moi người đều vì tiền, gồm tiền
lương, tiền cơng, tiền thưởng, phúc lợi. Tiền cho ta nhà ở, mua quần áo và thức ăn, để
đóng học phí cho con và dễ thực hiện nhiều ước mơ khác...
Chính vì thế, hầu như người lao động tại Thế giới di động làm việc đều vì tiền để chi trả
cho đời sống của chính mình.
2.1.2. Trân trọng những đóng góp


Người lao động muốn được trân trọng những đóng góp của họ bằng cách được trả
lương theo mức độ đóng góp, cịn ai “lười nhác, thụ động” phải bị sa thải. Trên thực tế,
nếu cơng ty có chế độ kỷ luật lỏng lẻo và không sa thải những người tiêu cực thì những
người lao động tích cực sẽ bị nhụt chí. Và với Thế giới di động nếu khơng khắc phục
được những vấn đề này sẽ làm nhân viên thấy thất vọng và khơng tin tưởng đến cơng ty.
Nó sẽ là rào cản để công ty thành công.
2.1.3. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
Hiện nay, tại các chi nhánh của Thế giới di động vẫn còn nhiều trường hợp nhân

viên phải làm việc liên tục hơn 8 tiếng/ngày, họ không nghỉ hoặc nghỉ ngơi không hợp lý.
Nhân viên làm việc liên tục nhiều giờ, khơng có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến sự căng
thẳng về thần kinh, thể chất, suy giảm thể lực do năng lượng bị cạn dần gây đau mỏi cơ,
thậm chí co cứng cơ và mất khả năng hoạt động. Thời gian nghỉ ngơi không hợp lý tác
động đến quá trình tái tạo tinh thần và sức khỏe gây mệt mỏi cơ thể, tinh thần không
được minh mẫn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, về lâu dài có thể phát sinh nhiều bệnh
nghiêm trọng. Người lao động tại Thế giới di dộng muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn và
giải tỏa căng thẳng.
2.1.4. Phân công lao động
Các nhân viên cho rằng việc lặp đi lặp lại 1 công việc khiến họ cảm thấy nhàm
chán, đơn điệu, không có tính sáng tạo trong cơng việc. Do đó, nhân viên dễ rơi vào trạng
thái chán nản, khơng có hứng thú làm việc, hay cảm thấy thời gian dài và mong muốn kết
thúc nhanh thời gian làm việc. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc.
2.1.5. Tư thế làm việc
Nhân viên tại Thế giới di động thường làm việc ở các tư thế không được thoải
hoặc thường ngồi/đứng làm việc lâu. Khi làm việc đứng lâu quá sẽ gây mỏi lưng, bệnh
xương khớp, giãn tĩnh mạch, đau nhức; ngồi lâu quá sẽ hay gặp hiện tượng đau mỏi cổ,
vai, lưng và gây cản trở đến sự lưu thơng huyết, làm ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày,
ruột và gây táo bón, đau bụng, tiêu hố kém. Tư thế làm việc bất tiện, khơng phù hợp


sẽ gia tăng nguy cơ chấn thương và các rối loạn bệnh lý; hoặc tốn thời gian để hồn thành
cơng việc dẫn đến mệt mỏi thần kinh và thể chất.
2.2. Các vấn đề khác về người lao động tại Thế giới di động
2.2.1. Áp lực công việc
Với công việc tại Thế giới di động, người lao động phải thường xuyên làm việc cùng
máy tính, điện thoại và tiếp xúc với khách hàng. Chính vì thế họ thường bị stress. Nếu
gặp phải khách hàng khó tính thì họ sẽ lại căng thẳng hơn. Và khơng tránh khỏi các cơng
việc khó nhằn như:
-


Duy trì mối quan hệ hợp tác với đối tác, khách hàng: khơng những liên tục tìm kiếm
và thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới mà nhân viên còn cần thường xuyên giữ

-

liên lạc với khách hàng cũ để giữ chân khách hàng gắn bó với doanh nghiệp.
Hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm của công ty: Nhiệm vụ chính của nhân viên là bán
sản phẩm cho khách hàng. Các mặt hàng, sản phẩm của doanh nghiệp có thể có những
cập nhật, thay đổi thì nhân viên kinh doanh phải nắm được những thay đổi đó để kịp
thời giới thiệu, báo giá với khách hàng.
2.2.2. Sự hỗ trợ của đồng nghiệp
Sự hỗ trợ của đồng nghiệp đều có ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc nhưng có mức độ

khác nhau. Nếu các nhân viên trong doanh nghiệp đồn kết, hỗ trợ lẫn nhau thì sẽ giúp
nhân viên thăng tiến rất tốt trong cơng việc. Cịn nếu ngược lại sẽ ảnh hưởng rất lớn tới
công việc như tạo mâu thuẫn giữa các nhân viên.
III. Thực trạng kích thích tâm lý lao động tại Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động
1. Kích thích tâm lý bằng tiền lương
Tiền lương là động lực, là mục tiêu hướng đến của người lao động. Việc sử dụng
tiền lương để khuyến khích người lao động là hình thức kích thích lao động cơ bản giúp
người lao động làm việc tốt hơn. Tiền lương khơng chỉ là phương tiện để người lao động
có khả năng duy trì cuộc sống mà nó cịn là sự công nhận của doanh nghiệp về những


×