Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực hành giảng dạy nội dung các bài toán cực trị lượng giác cho học sinh trung học phổ thông theo phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.06 KB, 4 trang )

Thực hành giảng dạy nội dung "Các bài toán
cực trị lượng giác" cho học sinh trung học phổ
thông theo phương pháp dạy học tích cực


Trịnh Quang Anh


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Toán học)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vũ Lương
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về việc giảng dạy nội dung các bài toán cực trị
lượng giác trong chương trình toán Trung học phổ thông theo các phương pháp dạy
học tích cực. Nghiên cứu và hoàn thiện quá trình giảng dạy bài toán cực trị lượng
giác theo hướng phát triển sự linh hoạt, năng động sáng tạo của người học. Tiến
hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá mức độ khả thi của các phương pháp dạy
học tích cực đã đề xuất.

Keywords. Phương pháp giảng dạy; Lượng giác; Phổ thông trung học


Content
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THPT đang là một nhiệm
vụ cấp thiết, được đặt lên hàng đầu. Cùng với sự bùng nổ thông tin, người học có điều kiện
thuận lợi để tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau từ sách vở, mạng internet Cùng
với đó, yêu cầu của xã hội với chất lượng nguồn nhân lực ngày càng lớn nên yêu cầu đổi mới


phương pháp dạy học ngày càng quan trọng. Vì các loại phương tiện công nghệ mà người học
tiếp xúc hàng ngày chỉ có tác dụng phổ biến kiến thức chứ không thể thay thế vai trò của
người thầy. Người thầy giáo hiện nay, ngoài việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, cần
định hướng cho học sinh chọn lọc thông tin và quan trọng hơn cả là kích thích được tính tích
tích cực, linh hoạt, sáng tạo của người học trong việc tự học.
Với yêu cầu đổi mới như vậy, từ những phương pháp dạy học truyền thống người ta
đã hình thành nên những phương pháp dạy học tiên tiến. Tuy nhiên để đến được với những
phương pháp tiên tiến này cần có một quá trình thực hiện, và trong quá trình này thì phương
pháp dạy học tích cực là phù hợp nhất và dễ thực hiện nhất vì những lý do sau đây:
+) Phương pháp dạy học tích cực phát huy được những ưu điểm của phương pháp dạy
học truyền thống. Trong bản chất của các phương pháp giảng dạy truyền thống đã có nội
dung của giảng dạy tích cực đó là : học sinh phát biểu và xây dựng vấn đề, phương pháp hỏi
đáp giữa thầy với trò, kiểm tra đánh giá kết quả sau khi kết thức một phần kiến thức.
+) Phương pháp dạy học tích cực dễ thực hiện: trong dạy học tích cực học sinh đóng vai
trò chính trong sáng tạo nên tri thức, người thầy không phải là người truyền thụ một chiều mà
là người tổ chức hoạt động để học sinh tự hoạt động và đánh giá kết quả, đưa ra những điều
chỉnh khi cần, qua đó kích thích hứng thú học tập của học sinh.
+) Phương pháp dạy học tích cực có thể tích hợp được với các phương pháp dạy học
tiên tiến
Phương pháp giảng dạy tích cực là một phương pháp hoàn thiện vì nó là một chu trình
đầy đủ, có tính kế thừa và phát triển trong đó chu trình sau lôn tốt hơn chu trình trước, nhờ
nó mà ngưòi dạy theo thời gian tự hoàn thiện kỹ năng giảng dạy của mình. Có thể mô tả chu
trình đầy đủ của phương pháp giảng dạy tích cực theo sơ đồ sau đây


Trong đó để giảng dạy một nội dung trước tiên phải lên kế hoạch dạy học: cần xác định
được tri thức kỹ năng học sinh cần lĩnh hội, những kinh nghiệm gì học sinh đã có và chưa
có trước bài học, qua đó thiết kế bài giảng cho phù hợp với mục tiêu đó.
Sau khi đã lên kế hoạch cần tổ chức hoạt động, trong đó cần chú ý trong một lớp học
thì trình độ học sinh có sai khác, có nhóm học sinh học khá, có nhóm trung bình, có học

sinh tích cực linh hoạt và cũng có học sinh thụ động, kém linh hoạt vì vậy cần có nhiều mức
độ bài tập cho học sinh, thầy giáo cần quan tâm đến mọi nhóm học sinh và hoạt động cần
đạt được cuẩ mỗi nhóm này.
Trong quá trình hoạt động, thầy giáo cần quan sát kết quả hoạt động của học sinh để
đánh giá mức độ lĩnh hội của người học, cũng như tính hiệu quả của quá trình hoạt động
Sau quá trình đánh giá, giáo viên cần chú ý đến ý kiến từ đồng nghiệp và của học sinh,
xử lý các thông tin phản hồi, rút kinh nghiệm và đưa ra những biện pháp chỉnh sửa. Các
biện pháp này sẽ giúp quá trình dạy học ngày càng hoàn thiện, có sự kế thừa những mặt tích
cực và hoàn thiện những gì chưa hợp lý. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực là một
phương pháp hoàn thiện
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, linh
hoạt, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực không phải là tập trung vào
phát huy tính tích cực của người dạy mà nó hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hoạt
động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người
học. Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp dạy học tích cực thì giáo viên cần phải có sự
nỗ lực, chuẩn bị đầy đủ các hoạt động phù hợp vói từng nhóm học sinh trong lớp, tổ chức
để học sinh hoạt động và đồng thời cũng phải đưa ra nhận xét và chỉnh sửa kết quả hoạt
động của người học.
Kiểm tra
đánh giá
Rút kinh
nghiệm, phản
hồi
Hoạt động giảng
dạy
Xây dựng
kế hoạch
Bài toán cực trị lượng giác là một nội dung thường gặp trong các kỳ thi cho học sinh
THPT, tuy nhiên nó là nội dung khó với nhiều học sinh, ít có tài liệu tham khảo viết về nội

dung này. Kiến thức dùng để giải các bài toán cực trị lượng giác không chỉ là các công thức
lượng giác mà nó còn liên quan đến công cụ đạo hàm, bất đẳng thức đại số, tính đơn điệu
của hàm số mũ Khi giải các bài toán cực trị lượng giác đòi hỏi học sinh phải linh hoạt,
sáng tạo. Vì vậy bài toán cực trị lượng giác là một nội dung quan trọng trong chương trình
toán THPT, nếu giảng dạy có hiệu quả phần này sẽ góp phần quan trọng vào việc hình
thành sự linh hoạt, sáng tạo cho học sinh trong việc học và tự tìm tòi.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Chưa có tài liệu nào về toán THPT ở Việt Nam nghiên cứu về dạy bài toán cực trị
lượng giác theo phương pháp tích cực
3. Mục tiêu nghiên cứu:
+) Nghiên cứu việc tìm cực trị của hàm lượng giác trong chương trình toán THPT
+) Hệ thống hóa và hoàn thiện quá trình giảng dạy bài toán cực trị lượng giác theo
hướng phát triển sự linh hoạt, năng động sáng tạo của người học
+) Nghiên cứu các phương pháp cụ thể rèn kỹ năng của học sinh trong tìm cực trị các
hàm lượng giác
4. Phạm vi nghiên cứu:
Quy trình giảng dạy nội dung bài toán cực trị lượng giác cho học sinh THPT
5. Mẫu khảo sát:
Học sinh THPT
6. Vấn đề nghiên cứu:
Xây dựng quy trình giảng dạy như thế nào vào nội dung “ bài toán cực trị lượng giác ”
để phát triển sự linh hoạt, năng động, sáng tạo cho học sinh THPT ?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu có được một quy trình giảng dạy thích hợp và phương pháp dạy học phù hợp với
học sinh thì sẽ hình thành được kỹ năng giải các bài toán cực trị lượng giác của học sinh,
qua đó phát triển sự tích cực, linh hoạt của người học, nâng cao chất lượng dạy và học.
8. Phương pháp nghiên cứu:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu có sẵn liên quan đến giáo dục: Chương trình đổi mới SGK, đổi
mới phương pháp dạy học

Nghiên cứu các tài liệu như: tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học, các tài liệu về lượng
giác. Nghiên cứu nội dung SGK toán THPT, và các sách tham khảo có liên quan.
8.2. Phương pháp điều tra, quan sát:
Dự giờ, học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp về các bài giảng có liên quan đến lượng
giác
Tham khảo ý kiến đóng góp của các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy toán THPT
Tiếp thu và nghiên cứu những ý kiến của thầy giáo hướng dẫn
Tìm hiểu tình hình học tập nội dung cực trị lượng giác trên thực tế của học sinh trước
và sau quá trình dạy học
Tìm hiểu thực tiễn dạy học bài toán cực trị lượng giác của đồng nghiệp cũng như của
bản thân
8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Dạy thực nghiệm bài toán cực trị lượng giác cho học sinh THPT để kiểm tra đánh giá
tính khả thi của quy trình dạy học, qua đó rút ra kinh nghiệm để phát huy hoặc đề xuất ý
kiến hoàn thiện quá trình giảng dạy
8.4. Phương pháp thống kê toán học
Thu thập, thống kê và xử lý các số liệu sau quá trình dạy học
9. Kết quả đóng góp của luận văn:
Luận văn trình bày cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích cực
Thực hành giảng dạy nội dung bài toán cực trị lượng giác cho học sinh THPT theo
phương pháp dạy học tích cực là một nội dung được nhiều giáo viên quan tâm, vận dụng
Luận văn đề xuất được kế hoạch giảng dạy cụ thể, xây dựng được quy trình của phương
pháp dạy học tích cực vận dụng vào bài toán cực trị lượng giác cho học sinh THPT
10. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực hành giảng dạy nội dung “bài toán cực trị lượng giác” theo phương
pháp dạy học tích cực
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm



References
1. Nguyễn Bá Kim (2002). Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb ĐHSP Hà Nội
2. Nguyễn Vũ Lương - Nguyễn Hữu Độ - Phạm Văn Hùng - Nguyễn Ngọc Thắng
(2010). Lượng giác tập 1 đẳng thức và phương trình . Nxb Giáo dục
3. Nguyễn Vũ Lương - Nguyễn Hữu Độ - Phạm Văn Hùng - Nguyễn Ngọc Thắng
(2010). Lượng giác tập 2 Cực trị và các bài toán trong tam giác. Nxb Giáo dục
4. Tôn Quang Cường (2010). Thiết kế dạy học theo quy trình tiếp cận chuẩn quốc tế.
Tài liệu tập huấn giáo viên trường trung học phổ thông chuyên
5. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010). Lý luận dạy học hiện đại. Tập bài giảng cao học,
Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội
6. Nguyễn Vũ Lương – Đào Thị Hoa Mai (2010). Thiết kế hồ sơ dạy học môn toán. Tài
liệu tập huấn giáo viên trường trung học phổ thông chuyên
7. Bùi Văn Nghị (2009). Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ
thông. Chuyên đề cao học, Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội
8. Lê Đức Ngọc (2009). Đo lường và đánh giá thành quả học tập. Tài liệu tham khảo
9. Bùi Thế Anh (2009). “ Xây dựng quy trình giảng dạy phần phương trình mũ và
logarít lớp 12 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế ” . Luận văn thạc sỹ
Đại Học Giáo Dục – ĐHQG Hà Nội.
10. Cao Thị Mai Len (2009). “ Xây dựng quy trình giảng dạy phần Tổ hợp - lớp 11
trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế ”. Luận văn thạc sỹ Đại Học Giáo
Dục – ĐHQG Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Quý Sửu (2009). “ Dạy học “toạ độ trong không gian” bằng phương
pháp phát hiện và giải quyết vấn đề “. Luận văn thạc sỹ Đại Học Giáo Dục – ĐHQG Hà Nội.





×