Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổ chức quản lý công tác thông tin thư viện tại đại học quốc gia hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định chất lượng đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.06 KB, 26 trang )


1
Tổ chức quản lý công tác Thông tin - Thư viện tại
Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu
của kiểm định chất lượng đào tạo

Bùi Thị Thu Hương

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Xuân Hải
Năm bảo vệ: 2007

Abstract. Giới thiệu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: tổ chức và quản lý công tác Thông
tin - Thư viện trong trường đại học, nêu lên vai trò, đặc điểm của hoạt động Thông tin - Thư
viện trong trường đại học. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của trung tâm Thông tin -
thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về triển khai quy trình nghiệp vụ thư viện, tổ
chức và quản lý của Trung tâm thông tin - thư viện Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm
cải tiến công tác tổ chức và quản lý Thông tin - Thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm
định chất lượng đào tạo tại ĐHQGHN như: nâng cao nhận thức về "Văn hóa chất lượng" của
đội ngũ cán bộ trung tâm Thông tin - thư viện, hoàn thiện quy trình tổ chức quản lý theo yêu
cầu kiểm định chất lượng, xác định và xây dựng các tiêu chí và tiêu chuẩn liên quan, hình
thành một bộ phận đảm bảo chất lượng của trung tâm Thông tin - thư viện, ĐHQGHN

Keywords. Giáo dục đại học; Kiểm định chất lượng; Quản lý giáo dục; Trung tâm Thông tin
- Thư viện; Đại học Quốc gia Hà Nội

Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Để có được một “lượng” tri thức nhất định cho mình, ngoài việc học tập ở trường, các


cá nhân phải tự học hỏi, tự trang bị cho mình các kiến thức cần thiết phục vụ việc học tập,
giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các trường đại học đang triển khai
việc đào tạo theo tín chỉ, theo đó người học phải tăng cường thời gian tự học, điều này lại
càng tăng thêm vai trò của thư viện trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, tháng 12/2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học. Năm 2005, Đại học Quốc gia Hà
Nội cũng ban hành một bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học riêng. Trong đó,
chất lượng của hoạt động thông tin - thư viện là một trong 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

2
trường đại học (tại tiêu chuẩn 9 - Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác).
Ngoài ra, còn có Bộ tiêu chuẩn của AUN (Mạng lưới đại học ASEAN), cũng có tiêu chí về
Thư viện tại Mục 4.2 (Tự đánh giá thực hành), mục 11 (Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng).
Tuy nhiên, cho đến nay, Trung tâm vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức hay báo
cáo tổng thể nào đề cập đến công tác kiểm định chất lượng ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức quản lý công tác
Thông tin - Thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định
chất lượng đào tạo”, với mục đích củng cố, phát huy những thành quả đạt được, tìm ra
những điểm còn hạn chế, xây dựng các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm định chất
lượng hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng tổ chức quản lý công tác Trung tâm Thông tin- Thư viện, từ đó đề
xuất các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ và đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất
lượng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn xác định những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận tổ chức và quản lý công tác của Trung tâm Thông tin - Thư
viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nghiên cứu về thực trạng tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông tin - Thư
viện và mức độ đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng hiện nay của Trung tâm Thông tin -

Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đề xuất những biện pháp tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông tin- Thư
viện đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức quản lý công tác của Trung tâm
Thông tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng hiện nay của Đại học Quốc gia
Hà Nội.
- Khách thể nghiên cứu: Tổ chức công tác Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học
Quốc gia Hà Nội.


3
5. Giải thuyết khoa học:
Nếu các biện pháp tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông tin - Thư viện được
đề ra trong luận văn được thực hiện một cách triệt để và đồng bộ thì sẽ góp phần đổi mới hoạt
động của Trung tâm Thông tin- Thư viện và đáp ứng được yêu cầu Kiểm định chất lượng
hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa lý luận:
Luận văn hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về tổ chức quản lý công tác của Trung
tâm Thông tin- Thư viện trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng
trường đại học.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể góp phần làm cơ sở khoa học để xây dựng quy trình tổ chức
và quản lý hệ thống Thông tin- Thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo yêu cầu của Kiểm
định chất lượng trường đại học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.3 Phương pháp thống kê và phân tích số liệu.

8. Giới hạn của đề tài:
8.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Do mục đích nghiên cứu đã đặt ra nên luận
văn tập trung nghiên cứu tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại
học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng trường đại học.
8.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: chỉ nghiên cứu ở Trung tâm Thông tin - Thư
viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động Thực của công
tác Thông tin- Thư viện từ năm 2004 đến nay.





4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những khái niệm cơ bản:
Chúng tôi bắt đầu công việc nghiên cứu của mình bằng cách tìm hiểu nội hàm của một
số khái niệm có liên quan tới đề tài, đồng thời là kiến thức công cụ để nghiên cứu việc tổ
chức quản lý công tác Thông tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng tại Đại
học Quốc gia Hà Nội.
1.1.1.Quản lý và chức năng quản lý:
Theo các tác giả, quản lý là sự tác động có định hướng của người quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt
được mục tiêu đặt ra.
Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc duy trì và phát triển
một tổ chức, quản lý có bốn chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
1.1.2. Khái niệm Tổ chức hoạt động: tổ chức được hiểu là hoạt động, một quá trình
tác động, trong đó có người tổ chức và người được tổ chức, bao hàm sự phân bố, sắp xếp
tương hỗ và sự liên hệ qua lại của các yếu tố trong một phức hợp nào đó. Tổ chức giờ lên lớp,

hình thức tổ chức dạy học được hiểu theo nghĩa này, tức là cách thức sắp xếp các biện pháp
sư phạm thích hợp để tiến hành các buổi học tập của học sinh.
1.1.3. Thông tin - Thư viện: UNESCO định nghĩa: “Thư viện, không phụ thuộc vào
tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu
khác, kể cả đồ họa, nghe- nhìn, và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử
dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”.
1.1.4. Chất lượng đào tạo và Kiểm định chất lượng trường đại học:Cách tiếp cận
khái niệm chất lượng được đa số các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục đại học,
kể cả tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (INQAAHE - International
Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education) sử dụng là tính phù hợp với
mục đích - hay đạt được các mục đích đề ra trước đó. Chất lượng với tư cánh là hiệu quả của
việc đạt mục đích của trường đại học.

5
Kiểm định chất lượng trường đại học là hoạt động đánh giá bên ngoài nhằm công nhận
trường đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra. Kiểm định chất lượng trường đại học nhằm
xác định mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra của trường trong từng giai đoạn nhất định.
1.2. Cơ sở lý luận tổ chức và quản lý công tác Thông tin - Thư viện trong trường đại
học:
1.2.1. Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện trong trường đại học: Thư viện
trường đại học là trung tâm thông tin văn hóa, khoa học kỹ thuật của một trường đại học, là
một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của trường đại học. Như vậy, ngoài chức năng đảm bảo và
phục vụ thông tin, tư liệu, sách báo cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà
trường như các cơ quan thông tin - thư viện khác, thư viện trường đại học còn như là một cơ
quan văn hóa giáo dục cho sinh viên. Thư viện còn có nhiệm vụ lưu giữ các kết quả nghiên
cứu khoa học, đào tạo của cán bộ và sinh viên trường đại học.
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động Thông tin - Thư viện trong trường đại học:
- Người dùng tin trong trường đại học chủ yếu là cán bộ, giảng viên và sinh viên.
- Nguồn lực thông tin trong trường đại học tập trung chủ yếu trong thư viện/ trung tâm
thông tin - thư viện còn được gọi là vốn tài liệu thư viện.

- Công tác thông tin - thư viện trong trường đại học thường được giao cho một bộ phận
gọi là Trung tâm Thông tin - Thư viện, hay Thư viện trường đại học đảm nhiệm. Chủ thể
quản lý hoạt động Thông tin - Thư viện trong trường đại học có thể xem xét ở hai mức độ:
chủ thể quản lý trực tiếp là Hiệu trưởng/Giám đốc trường đại học; chủ thể quản lý gián tiếp,
là Bộ Văn hóa - Thông tin, thông qua cơ quan quản lý ngành là Vụ Thư viện.
- Tổ chức quản lý công tác thông tin - thư viện trong trường đại học chính là tổ chức
quản lý các đối tượng: Kho tài liệu thư viện/nguồn lực thông tin; Bạn đọc/người dùng tin;
Cán bộ thư viện; Cơ sở vật chất.
1.3. Yêu cầu của Kiểm định chất lượng đào tạo đối với công tác thông tin - thư viện:
- Theo Quy định tạm thời về Kiểm định chất lượng trường đại học (Ban hành kèm theo
Quyết định số: 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo).

6
- Theo Bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2005/QĐ- KĐCL ngày 13 tháng 12 năm 2005 của
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội).
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN -
THƢ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2.1. Thực trạng triển khai qui trình nghiệp vụ thƣ viện tại Trung tâm Thông tin -
Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trung tâm Thông tin - Thư viện được thành lập theo quyết định số 66/TCCB ngày 14
tháng 2 năm 1997 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở hợp nhất các thư viện
của các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Bộ máy tổ chức của Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội gồm:
Ban Giám đốc, Hội đồng Thư viện, Các phòng chuyên môn và chức năng
2.2. Thực trạng tổ chức và quản lý Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà
Nội.

2.2.1. Thực trạng thực hiện các tiêu chí - tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với
Trung tâm Thông tin - Thư viện ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để biết rõ thực trạng thực hiện các tiêu chí - tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với
Trung tâm Thông tin - Thư viện ở Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành điều tra
trên 98 cán bộ quản lý và cán bộ thư viện; 300 người dùng tin (trong đó có 200 sinh viên và
100 cán bộ nghiên cứu và giáo viên) với các nội dung:
- Tổ chức và quản lý cán bộ thư viện
- Tổ chức và quản lý vốn tài liệu của thư viện.
- Tổ chức và quản lý các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện.
- Tổ chức và quản lý cơ sở vật chất.
- Tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác trong nước - quốc tế.
Kết quả điều tra và nghiên cứu được tổng hợp và trình bày theo các nội dung dưới đây:
Bảng 1: Thực trạng thực hiện các tiêu chí - tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với
Trung tâm Thông tin - Thư viện ở Đại học Quốc gia Hà Nội.

7
STT
Hoạt động
Đã làm tốt
Đạt yêu cầu
Chƣa đạt
yêu cầu
1
Tổ chức và quản lý cán bộ thư
viện.
17
(17%)
60
(61%)
21

(22%)
2
Tổ chức và quản lý nguồn tài
liệu thư viện.
20
(20%)
53
(54%)
25
(26%)
3
Tổ chức và quản lý các sản
phẩm thông tin - thư viện.
14
(14%)
54
(55%)
30
(31%)
4
Tổ chức và quản lý các dịch
vụ thông tin - thư viện.
12
(12%)
64
(65%)
22
(23%)
5
Tổ chức và quản lý cơ sở vật

chất.
9
(9%)
70
(71%)
19
(20%)
6
Tổ chức và quản lý hoạt động
hợp tác trong nước và quốc tế.
14

(14%)
61

(62%)
23

(24%)
- Công tác tổ chức và quản lý cán bộ thư viện được phần lớn cán bộ thư viện (78%)
được khảo sát đánh giá là đã thực hiện tốt, nhưng vẫn có 22% đánh giá chưa thực hiện tốt
(bảng 1). Đội ngũ cán bộ của Trung tâm Thông tin - Thư viện hiện có 98 cán bộ, trong đó có:
1 Tiến sĩ, 6 Thạc sĩ, 69 Cử nhân và 22 Trung cấp.Theo cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ được
sắp xếp như sau: Số cán bộ ở các phòng Chuyên môn nghiệp vụ là 25 người (chiếm 25,5%);
Cán bộ các phòng Phục vụ bạn đọc là 50 người (chiếm 51,0%) và cán bộ thuộc khối các
phòng Chức năng là 23 người (chiếm 23,5%).
- Công tác quản lý và phát triển vốn tài liệu thư viện đã có những bước đáng kể. Theo
điều tra, phần lớn cán bộ thư viện (74%) được khảo sát đánh giá là đã thực hiện tốt, nhưng
vẫn có 26% đánh giá chưa thực hiện tốt. Trong 10 năm hoạt động, từ năm 1997 đến năm
2007, Trung tâm đó bổ sung được 207.000 bản sách (12.752 đầu sách), đưa tổng số sách lên

750.000 bản với 128.000 đầu sách và 3.000 tên báo/ tạp chí với 450.000 bản.
- Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn cán bộ thư viện (74%) đánh giá là đã thực hiện
tốt công tác tổ chức và quản lý các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện và có 26% đánh
giá chưa thực hiện tốt. Trung tâm có các loại sản phẩm thông tin - thư viện rất đa dạng như:
thư mục, giáo trình, sách tham khảo, tạp chí, tài liệu tra cứu, cơ sở dữ liệu, nguồn tin điện tử
và các vật mang tin khác. Các dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm do các phòng Phục
vụ bạn đọc và phòng Thông tin- Thư mục đảm nhiệm nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của bạn
đọc. Các hoạt động dịch vụ này thể hiện kết quả của hàng loạt các hoạt động khác của Trung
tâm. Hệ thống phục vụ bạn đọc là phương thức phục vụ luôn được cải tiến, mở rộng và nâng

8
cao chất lượng các loại hỡnh dịch vụ từ truyền thống đến hiện đại. Đó là các loại hỡnh: tra
cứu tài liệu (trờn mỏy tớnh và mục lục truyền thống); đọc; mượn; thông tin chọn lọc; đa
phương tiện và Internet. Thực tế cho thấy phũng đọc mở là một trong những loại hỡnh dịch
vụ thư viện tiên tiến mang lại hiệu quả cao nhất cho người đọc, do đó tại tất cả các phũng
Phục vụ Bạn đọc của Trung tâm đến nay đều đó triển khai phục vụ loại hỡnh này.
- Công tác tổ chức và quản lý cơ sở vật chất được phần lớn cán bộ thư viện (80%)
được khảo sát đánh giá là đã thực hiện tốt và có 20% đánh giá chưa thực hiện tốt. Hạ tầng cơ
sở thông tin gồm hệ thống máy tính và thiết bị mạng dây là cơ sở vật chất không thể thiếu
được của một thư viện hiện đại.
- Công tác tổ chức hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế được phần lớn cán bộ thư
viện (76%) được khảo sát đánh giá là đã thực hiện tốt và có 24% đánh giá chưa thực hiện tốt.
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia có quan hệ mật thiết với các thư viện
trường đại học, là một trong những đơn vị tích cực tham gia vào hoạt động của Liên hiệp thư
viện các trường đại học trong nước, khu vực và quốc tế.
2.2.2. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại
học Quốc gia Hà Nội hiện nay.
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát quá trình tổ chức và quản lý công tác thông tin- thư
viện cho thấy những mặt mạnh, mặt yếu và mức độ đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo và
nghiên cứu khoa học của Trung tâm Thông tin- Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.2.2.1. Ưu điểm:
- Đội ngũ cán bộ tăng nhanh về số lượng, được sắp xếp và bố trí phù hợp chuyên môn
nghiệp vụ và đảm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ mới. Trình độ cán bộ quản lý cũng như cán bộ
chuyên môn, công nhân viên của Trung tâm đã nâng lên, nắm được và làm chủ hầu hết các
công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin.
- Loại hình sản phẩm thông tin - thư viện hiện nay rất đa dạng phong phú về chủng
loại, nhiều về số lượng, thường xuyên được cập nhật, đầu tư. Đã có các sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện mới như phòng đọc mở cho kho tài liệu tra cứu, báo và tạp chí mới, các
tài liệu nghe - nhìn, tài liệu điện tử được phục vụ ở phòng đa phương tiện, đáp ứng được nhu
cầu tin để học tập, giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên và cán bộ, giáo viên.

9
- Cơ sở vật chất, phòng đọc và mượn được nâng cấp lên một bước đáng kể, có đủ số
chỗ ngồi cho độc giả. Hàng tuần mở cửa thêm vào ngày thứ bảy. Vào kỳ thi kéo dài thời gian
mở cửa đến 20h hằng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và cán bộ đến nghiên cứu và
học tập.
- Trung tâm đã xây dựng được hạ tầng cơ sở thông tin giúp cho việc áp dụng công
nghệ thông tin thuận lợi. Cơ sở dữ liệu ngày càng phong phú, bao gồm cơ sở dữ liệu của
Trung tâm và nhập từ nguồn bên ngoài. Khả năng truy cập tại chỗ và từ xa đến nguồn tin của
Trung tâm và từ nguồn tin của Trung tâm đến các nguồn tin bên ngoài đã được tăng cường
nhờ hệ thống máy tính được nối mạng và áp dụng công nghệ mới như Web,…
Có được những mặt mạnh trên là do Trung tâm hoạt động trong môi trường thuận lợi
rất cơ bản cả bên ngoài lẫn bên trong. Đó là sự hỗ trợ đắc lực của các công nghệ mới, nhất là
công nghệ thông tin cho công tác thông tin - thư viện; Các cơ chế, chính sách của Đại học
Quốc gia Hà Nội tạo môi trường thuận lợi cho Trung tâm hoạt động tự chủ hơn; Đội ngũ
người dùng tin trong Đại học Quốc gia đông đảo, có trình độ cao và nhu cầu tin tiềm năng và
ổn định. Thêm vào đó với đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện có bề dày kinh nghiệm từ các
thư viện trường đại học thành viên trước kia, lại được bổ sung một lực lượng cán bộ trẻ, năng
động, nắm bắt nhanh công nghệ mới, tạo thành một nội lực mới cho Trung tâm.
2.2.2.2. Nhược điểm:

- Đội ngũ cán bộ tuy đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, thiếu cán bộ có
trình độ chuyên môn sâu và giỏi ngoại ngữ để giải quyết các công việc mới như áp dụng công
nghệ thông tin, công tác hợp tác quốc tế. Đặc biệt thiếu nhiều nhân viên kỹ thuật để bảo quản
tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật của một Trung tâm Thông tin - Thư viện hiện đại có quy mô
lớn và nằm ở nhiều địa bàn xa nhau.
- Vốn tài liệu còn thiên nhiều về khoa học cơ bản, các tài liệu về các ngành khoa học
công nghệ mũi nhọn mới bổ sung được ít, nguồn tài liệu nhận qua trao đổi lạc hậu, Trung tâm
chưa chủ động được trong việc đặt yêu cầu cho phía bạn trong việc trao đổi tư liệu. Công tác
thanh lọc tài liệu cũ tồn đọng lâu nay chưa thực hiện được nhiều, do vậy công tác tổ chức kho
và thống kê gặp nhiều khó khăn do thiếu diện tích.
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện còn nhiều vấn đề, như tính
chính xác và ổn định của các cơ sở dữ liệu do Trung tâm xây dựng chưa cao, chưa dùng để

10
trao đổi quốc tế được. Sản phẩm thông tin còn chủ yếu là thông tin về tài liệu gốc, chưa có
nhiều sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao. Dịch vụ thông tin - thư viện cho người dùng
tin là cán bộ của Đại học Quốc gia Hà Nội chưa tiện lợi và phù hợp với điều kiện nghiên cứu
và giảng dạy của đối tượng này.
- Phòng tư liệu của các đơn vị chưa được tin học hóa, chưa hòa mạng tra cứu chung
với Trung tâm và các cơ sở trong và ngoài nước. Vì vậy, Trung tâm hiện nay chưa bao quát
được các phòng tư liệu Khoa trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội, do vậy chưa kiểm soát
được nguồn thông tin phong phú nằm phân tán ở các đơn vị này. Và do vậy, chưa có sự phối
hợp để chia sẻ và phục vụ thông tin tư liệu với các thư viện - tư liệu Khoa nhằm giảm bớt sự
quá tải của Trung tâm và tạo điều kiện cho người dùng tin, nhất là cán bộ trong Đại học Quốc
gia Hà Nội.
- Do diện tích chung rất hẹp nên diện tích dành cho phòng tư liệu tại các đơn vị còn
hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ số chỗ cần thiết so với nhu cầu.
2.2.3. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại
học Quốc gia Hà Nội hiện nay so với yêu cầu của Kiểm định chất lượng đào tạo tại Đại
học Quốc gia Hà Nội.

Từ thực trạng hoạt động của Trung tâm và thông qua khảo sát ý kiến của cán bộ lãnh
đạo, cán bộ thư viện, người dùng tin (giáo viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên), chúng tôi
đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà
Nội hiện nay so với yêu cầu của Kiểm định chất lượng đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội
theo các tiêu chí đã trình bày ở phần II.
Về mức độ đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia
Hà Nội hiện nay so với yêu cầu của Kiểm định chất lượng đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà
Nội. Số liệu thu được ở bảng 9 cho thấy: Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã đáp ứng với các tiêu chí theo yêu cầu của Kiểm định chất lượng đào tạo ở Đại học
Quốc gia Hà Nội ở mức chuẩn khu vực (đạt cấp độ 3). Điều này thể hiện ở phần lớn cán bộ,
giáo viên, sinh viên (chiếm trên 80%) đều đánh giá ở mức độ này trong tất cả các hoạt động
của Trung tâm.
Bảng 9: Đánh giá hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện
Đại học Quốc gia Hà Nội theo yêu cầu của Kiểm định chất lượng đào tạo

11
STT
Công tác
Đạt cấp
độ 4
(Chuẩn
Quốc tế)
Đạt cấp
độ 3
(Chuẩn
khu vực)
Đạt cấp
độ 2
Đạt
cấp độ

1
1
Tổ chức và quản lý cán bộ thư
viện.
58
14,5%
331
83,2%
9
2,3%
0
0%
2
Tổ chức và quản lý nguồn tài
liệu thư viện.
65
16,4%
319
80,1%
14
3,5%
0
0%
3
Tổ chức và quản lý các sản
phẩm thông tin- thư viện.
56
14,2%
325
81,7%

17
4,1%
0
0%
4
Tổ chức và quản lý các dịch vụ
thông tin- thư viện.
36
9,1%
339
85,2%
23
5,7%
0
0%
5
Tổ chức và quản lý cơ sở vật
chất.
46
11,7%
319
80,4%
33
7,9%
0
0%
6
Tổ chức và quản lý hoạt động
hợp tác trong nươc và quốc tế.


35
8,9%

344
86,5%

19
4,6%

0
0%
7
Đánh giá chung về mức độ đáp
ứng của TT TT- TV ĐHQGHN
so với yêu cầu của Kiểm định
chất lượng đại học.

38
9,6%

337
84,9%

23
5,5%

0
0%

Mức độ đánh giá ở trên căn cứ vào các tiêu chí cụ thể Trung tâm Thông tin - Thư viện,

Đại học Quốc gia Hà Nội đạt được như sau:
 Về nguồn tài liệu:
- Có đủ các loại sách báo, tài liệu đáp ứng nhu cầu về nghiên cứu và học tập của cán
bộ giảng dạy và sinh viên, cũng như nhu cầu về tìm hiểu về văn học, lịch sử, văn hóa và các
nhu cầu về giải trí của độc giả.
- Tỉ lệ trung bình 306 đầu sách/giảng viên và 22,5 đầu sách/sinh viên.
- Hàng năm đều được bổ sung sách và các tài liệu nghiên cứu do các tổ chức quốc tế,
các trường đại học nước ngoài tặng.

12
Đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng tài liệu bổ sung tăng lên đáng kể về nội
dung cũng như loại hình (Bảng 10).
Trong năm 2006 -2007 số lượng tài liệu bổ sung gồm: 24.417 cuốn giáo trình và sách
tham khảo (bao gồm cả giáo trình nhận tức trường Đại học Khoa học tự nhiên và Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia); Trên 300 tên báo, tạp chí tiếng Việt và 32 tạp chí tiếng nước ngoài;
5.816 cuốn sách tiếng Anh từ Quỹ Châu Á và Quỹ VSVN; 108 tên báo và tạp chí từ dự án
Quỹ Ford. Ngoài ra, Trung tâm còn nhận lưu chiểu 993 cuốn luận văn, luận án, đề tài nghiên
cứu khoa học và xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Nét nổi bật là đã
bổ sung được nhiều tài liệu nước ngoài có giá trị khoa học cao, phục vụ trực tiếp cho đào tạo
theo tín chỉ và đào tạo chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, phối hợp với Bộ môn Hán - Nôm, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Trung tâm đã bổ sung được một loại tài liệu đặc biệt, đó là các Thác bản Văn bia sưu tập
ở khu vực phía Bắc nước ta với số lượng là: 2000 bản. Nguồn tài liệu mới này sẽ phục vụ cho
công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn học và lịch sử cổ trung đại Việt
Nam.
Loại hình tài liệu ngoài tài liệu in như cassette, băng tiếng, băng hình, đĩa CD - Rom là
loại tài liệu được bổ sung thường xuyên ở các phòng Multimedia để phục vụ bạn đọc, nhất là
các đĩa CD CSDL về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, khoa học
giáo dục. Cụ thể là:
- Bộ sưu tập tài liệu điện tử gồm 6 CSDL bài đăng tạp chí khoa học nước ngoài trên

CD-Rom.
- Nguồn tin ONLINE gồm 3 CSDL sách, tạp chí, luận văn (50.000 biểu ghi), 8 CSDL
do Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia (NACESTID) cung cấp
gồm CSDL sách của Thư viện Quốc gia, CSDL Sinh học, CSDL Năng lượng - Điện tử - Tin
học và một số các CSDL khác như bài trích về KHCN, các đề tài nghiên cứu đang tiến hành
hoặc đó kết thỳc ở Việt Nam.
 Sản phẩm thông tin - thư viện:
- Trung tâm Thông tin - Thư viện được tin học hóa và quản lý bằng mạng máy tính,
được nối mạng và liên kết khai thác tài liệu trong nội bộ Đại học Quốc gia Hà Nội, có hệ
thống tài liệu điện tử giúp người đọc có thể tra cứu.

13
- Sách và tài liệu trong thư viện được tra cứu qua mạng, thường xuyên cập nhật tài liệu
mới, có nhiều biện pháp khuyến khích cán bộ, người học khai thác có hiệu quả các tài liệu.
Sản phẩm thông tin - thư viện đa dạng và phong phú với số lượng tài liệu được phân
loại - biên mục hằng năm tăng rõ rệt (xem bảng 11 trong bản luận văn).
Trong năm 2006 - 2007, Trung tâm đã biên mục theo quy trình của phần mềm Libol
với tổng số 10.972 tên tài liệu (11.390 cuốn sách tham khảo, tra cứu, luận án) và 8.264 cuốn
giáo trình, 87 tên tạp chí; Xử lý tài liệu theo chuẩn mới và tổ chức kho mở phòng đọc Mễ Trì
với tổng số 23.228 cuốn sách. Ngoài ra Trung tâm thường xuyên tập hợp, lọc dữ liệu thư mục
thông báo sách mới hàng tháng cho Bản tin Điện tử của Trung tâm, trung bình mỗi tháng giới
thiệu 120 biểu ghi thư mục.
Hiện nay, tổ chức và quản lý tài liệu theo phương thức hiện đại với hệ thống máy tính,
Trung tâm đã xây dựng cơ sở dữ liệu gồm: 43.000 biểu ghi sách, 1656 biểu ghi tên tạp chí,
1000 biểu ghi luận án sau đại học. Cơ sở dữ liệu được tạo lập từ kết quả của việc xử lý tập
trung tài liệu và xử lý hồi cố các kho tài liệu thư viện các trường đại học cũ theo quy định
mới. Cơ sở dữ liệu được chuyển đổi sang SQL Server 6.5 để tiện sử dụng cho tra cứu trên
mạng và máy tính đơn lẻ. Cơ sở dữ liệu này đã phát huy tác dụng cho việc tra cứu, khai thác
nguồn tin của Trung tâm. Việc tra cứu tư liệu trên máy tính của bạn đọc trong Trung tâm đã
trở thành phổ biến. Có đến 40% số bạn đọc (trong tổng số 200 người được hỏi) đã sử dụng cơ

sở dữ liệu của Trung tâm. Đồng thời, các cán bộ phòng Thông tin - Thư mục cũng từ cơ sở dữ
liệu này khai thác, biên tập và xuất bản các thư mục khác theo yêu cầu. Trung tâm đã nhập 5
cơ sở dữ liệu từ nước ngoài trên đĩa CD- ROM từ công ty INFO ACCESS, Singapore. Đây là
cơ sở dữ liệu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ và
khoa học giáo dục. Các thông tin trong cơ sở dữ liệu này chủ yếu là ở dạng thư mục tóm tắt
và có một số ở dạng toàn văn.
Trong năm học 2006 - 2007, hàng tháng Trung tâm xuất bản định kỳ Bản tin Điện tử,
Bản tin điện tử là sản phẩm thông tin mới nhờ công nghệ web. Bản tin có địa chỉ trên mạng:
, cung cấp cho Bạn đọc thư mục sách mới nhập vào Trung tâm, là
công cụ tra cứu cần thiết cho bạn đọc trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài việc phục vụ
trên mạng, Bản tin còn được in ra giấy với số lượng từ 500 đến 700 bản/ số để phục vụ những
cá nhân và tập thể bạn đọc chưa có điều kiện nối mạng.

14
Ngoài ra, Trung tâm đã hoàn thành Dự án Nghiên cứu Khoa học với đề tài: “Nghiên
cứu quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu bài trích tạp chí khoa học phục vụ đào tạo và nghiên
cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội” được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt kết quả
tốt. Trung tâm tiến hành xây dựng CSDL thư mục công trình nghiên cứu khoa học của Đại
học Quốc gia Hà Nội với hơn 16.000 biểu ghi, bao gồm: Luận án tiến sĩ và tiến sĩ khoa học,
sách giáo khoa, giáo trình, bài đăng tạp chí khoa học, báo cáo hội nghị khoa học, đề tài
nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu của cán bộ từ năm 1956 đến nay và CSDL bài trích tạp
chí được gần 1.000 biểu ghi để chuẩn bị đưa vào giới thiệu hàng tháng trong Bản tin điện tử
trong chuyên mục mới “Thư mục bài trích tạp chí” từ đầu năm học 2007 - 2008.
 Các dịch vụ thông tin - thư viện phục vụ bạn đọc:
- Trung tâm Thông tin - Thư viện và các phòng tư liệu đều có sổ sách theo dõi, thống
kê số lượng độc giả đến đọc và mượn sách, tài liệu hằng năm.
- Tỷ lệ người đọc hàng năm tăng cao do hệ thống quản lý, phục vụ được hiện đại hóa.
Sách và tài liệu được cập nhật trong từng học kỳ của năm học.
Trong năm học 2006 - 2007, Trung tâm đã phục vụ 829.146 lượt bạn đọc với 1.034.415 lượt
tài liệu (xem chi tiết ở bảng 12-bản luận văn).

+/ Về công tác bồi dưỡng đội ngũ:
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên phục vụ cũng như cho
người đọc các kỹ thuật tra cứu, khai thác tài liệu. Có nhân viên thường trực để hỗ trợ sinh
viên tra cứu và khai thác tài liệu. Tổ chức thành công Hội nghị Bạn đọc tại Phòng Phục vụ
Bạn đọc Thượng Đình, nơi có số lượng bạn đọc lớn nhất Trung tâm để nắm bắt được tâm tư,
nguyện vọng cũng như thu nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để cải
thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng kho sách, chất lượng công tác phục vụ bạn đọc. Trung
tâm còn tổ chức kiểm kê các kho sách bằng công nghệ mã vạch kết hợp với phương pháp thủ
công, đồng thời tổ chức Hội nghị về công tác kiểm kê tài liệu nhằm tìm ra nguyên nhân và đề
ra giải pháp xử lý số tài liệu bị mất, giải pháp bảo vệ kho sách và giải pháp tốt nhất cho
những lần kiểm kê sau.
Đặc biệt, việc tin học hoá đó phỏt huy hiệu quả rất cao trong loại hỡnh dịch vụ mượn -
trả tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho cả bạn đọc và thủ thư. Hàng trăm ngàn cuốn
sách tại kho đọc và kho mượn được dán mó vạch cựng với việc dỏn mó vạch thẻ thư viện và

15
dùng máy đọc mó vạch đó làm cho khõu mượn - trả tài liệu được đơn giản hơn rất nhiều so
với công đoạn thủ công trước đây. Thực hiện các khẩu hiệu “Tất cả vỡ bạn đọc”, “Vỡ cụng
tỏc đào tạo”, “Sách đi tỡm người”, Trung tâm đã triển khai thực hiện chế độ làm việc theo ca
tại hầu hết các khu vực phục vụ bạn đọc, việc bố trí thời gian phục vụ được tính toán kỹ, đảm
bảo khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Cán bộ thủ thư không quản ngại làm thêm giờ buổi
trưa và buổi tối để tăng thời lượng phục vụ bạn đọc, đặc biệt vào những kỳ ôn thi, các phũng
Phục vụ bạn đọc thường xuyên mở cửa liên tục từ 12 đến 15 tiếng/ ngày, kể cả thứ Bảy và
Chủ nhật. Nếu mỗi năm học có 300 ngày, tính riêng năm học gần đây nhất, mỗi ngày trung
bỡnh Trung tõm phục vụ hơn 3.000 lượt bạn đọc và gần 4.200 lượt tài liệu.
 Tổ chức và quản lý cơ sở vật chất:
Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội có tổng diện tích thư viện là
7462 m2 phục vụ bạn đọc với 1350 chỗ ngồi (bảng 13).
Diện tích trụ sở Trung tâm hiện nay đã tăng thêm 2100 m2, do được tiếp nhận thêm
tòa nhà 7 tầng tại địa điểm Cầu Giấy, làm trụ sở chính của Trung tâm và phục vụ cho các đơn

vị của Đại học Quốc gia Hà Nội tại đây. Do vậy, việc quản lý các cơ sở làm việc và phục vụ
bạn đọc của trung tâm trải rộng ra nhiều địa điểm, điều này đặt ra nhiều công việc mới trong
quản lý cơ sở vật chất của Trung tâm.
Chức năng bảo dưỡng, tu sửa trụ sở, trang thiết bị thư viện trước khi thành lập Trung
tâm, do phòng Hành chính - Quản trị của các trường đảm nhiệm, nay chức năng này do phòng
Hành chính của Trung tâm thực hiện. Hàng năm các trường đại học thành viên trong Đại học
Quốc gia Hà Nội trích 2,5% ngân sách thu được từ học phí của sinh viên để đầu tư cho thư
viện. Trong năm 2006 - 2007, với tổng kinh phí được cấp là hơn 6 tỉ đồng, Trung tâm luôn cố
gắng đầu tư hiệu quả và đáp ứng tốt mọi yêu cầu chính đáng của các bộ phận công tác tạo
điều kiện đầy đủ, thuận tiện cho các hoạt động thông tin - thư viện. Trung tâm đã tăng cường
hệ thống chiếu sáng, quạt, điện nước, điện thoại…tại tất cả các cơ sở làm việc và phục vụ.
Hoàn thành công trình cải tạo nâng cấp phòng đọc Mễ Trì và nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất
tại nhiều khu vực khác. Hoàn thiện “Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin” và
“Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu học liệu điện tử và mạng tài nguyên số hóa”. Tổ chức di
chuyển, sắp xếp kho tài liệu lưu (gồm 105.204 cuốn sách cùng với 71 giá sách) từ kho sách
phòng đọc Mễ Trì lên kho sách tại Hòa Lạc.

16
 Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế:
Trung tâm có quan hệ hợp tác với hầu hết các thư viện trường đại học trong nước, thư
viện quốc gia, thư viện các viện nghiên cứu, các trung tâm và địa phương.
Trung tâm đã tổ chức các hoạt động hợp tác song phương với các thư viện đại học với
nhiều hình thức khác nhau, như trao đổi kinh nghiệm công tác qua các đoàn cán bộ thư viện
đại học đến tham quan Trung tâm như đoàn cán bộ thư viện của các trường Đại học Thái
Nguyên, Đại học Y Thái Bình, Học viện Kỹ thuật Quân sự.v.v… , cử cán bộ đi tham quan
học tập các thư viện bạn như Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học khoa học xã hội và nhân
văn - Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ…. Tổ chức tiếp nhận và hướng dẫn cho 20 sinh viên
thực tập chuyên ngành thông tin - thư viện thuộc các trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Cao đẳng Sư phạm Trung ương và Cao đẳng Công văn lưu trữ.
Trung tâm đó cú quan hệ hợp tỏc và trao đổi với gần 60 thư viện và cơ quan thông tin

của các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế khác ở hầu hết các châu lục,
tiêu biểu như: Đại học Cornell, Đại học Hawaii, Thư viện Quốc hội Mỹ, Quỹ Châu Á (Mỹ),
Đại học Cambridge, Viện Harvard-Yenching, Đại học Cornell, Đại học Pari 6, Đại học Pari 7,
Đại học Sorbone (Pháp); Đại học Humboldt, Đại học Bon (Đức), Đại học Lômônôxốp, Viện
Hàn lâm khoa học (Nga), Đại học Tokyo, Đại học Kyodo (Nhật); Thư viện Quốc gia
Australia, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế, Hội đồng Anh (Anh), Thư viện Quốc gia
Australia, Ngân hàng Thế giới, các trường đại học và cơ quan thông tin của Pháp, Nhật, Đức.
Trung tâm là thành viên chính thức của Ngân hàng Thông tin quốc tế các nước nói
tiếng Pháp (BIEF) và nhiều tổ chức quốc tế tại Hà Nội như Viện Thông tin Hoa Kỳ, Hội đồng
Anh, Quỹ châu Á.
Trong điều kiện nguồn ngân sách được cấp cũn hạn chế trong khi kinh phớ để bổ sung
tài liệu nước ngoài lại khá cao thỡ hoạt động trao đổi tài liệu là một hoạt động mang lại nhiều
ý nghĩa thiết thực. Gần 30.000 cuốn sỏch và chục ngàn tờ bỏo/ tạp chớ nhận tặng, biếu trong
thời gian qua đó giỳp Trung tõm giải quyết phần nào khú khăn này để đáp ứng nhu cầu đa
dạng của bạn đọc.
Tranh thủ các khoản tài trợ, Trung tâm đó cử nhiều lượt cán bộ đi học tập ngắn hạn
hoặc tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế chuyên ngành thông tin - thư viện tại các nước như:
Thái Lan, Đài Loan, Philippines, Singapore, Áo, Australia, Mỹ Trung tâm đó tham gia hội

17
nghị sáng lập và là thành viên của Hệ thống thư viện trực tuyến các đại học quốc gia các nước
Đông Nam Á, Hội đồng thư viện đại học quốc gia các nước Đông Á.
CHƢƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN
- THƢ VIỆN NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG ĐÀO
TẠO Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc lựa chọn biện pháp:
- Nguyên tắc thực hiện mục tiêu.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.

- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.
3.2. Những biện pháp cụ thể:
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về “Văn hóa chất lượng” của đội ngũ
cán bộ Trung tâm Thông tin - Thư viện ở Đại học Quốc gia Hà Nội:
Nhận thức có vai trò quyết định trong việc định hướng cho hành động. “Một khi nhận
thức được thấm nhuần thì bản thân nó trở thành một sức mạnh vật chất”. Vì vậy, mục đích
của biện pháp này là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức của cán bộ thư viện, nhất là
làm cho lãnh đạo các cấp nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về sự cần thiết của công tác tổ
chức và quản lý thông tin - thư viện phục vụ mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học và đáp
ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trường đại học.
Biện pháp nâng cao nhận thức là cơ sở để tập hợp các lực lượng, phát huy tính chủ
động, tích cực, làm cho đối tượng hiểu và đi đến tự nguyện, thống nhất trong hành động để
thực hiện mục tiêu chung và nó còn là biện pháp mở đường để thực hiện tốt các nhóm biện
pháp khác nhằm nâng cao chất lượng thông tin- thư viện và chất lượng giáo dục đào tạo
trong giai đoạn hiện nay.
Để thay đổi nhận thức của cán bộ thư viện cần phải:
- Thành lập một nhóm chuyên gia tìm hiểu về công tác thông tin- thư viện và kiểm
định chất lượng đào tạo trường đại học

18
- Nhóm chuyên gia cần tổ chức hội thảo trong nhóm về công tác tổ chức và quản lý
thông tin- thư viện đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội
và xây dựng quy trình tổ chức và quản lý theo yêu cầu kiểm định.
- Sau khi nhóm chuyên gia hoàn thành các công việc trên sẽ tổ chức nhiều hội thảo,
toạ đàm, tập huấn trong đội ngũ cán bộ thư viện với sự tham gia, hướng dẫn của các chuyên
gia để mọi người hiểu về kiểm định chất lượng đào tạo và đóng góp cho dự thảo quy trình tổ
chức, quản lý thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo.
- Truyền đạt các chủ trương, văn bản, các quy định, chính sách cũng như quy trình tổ
chức và quản lý hoạt động thông tin- thư viện theo yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo.

3.2.2. Nhóm biện pháp tổ chức thu thập minh chứng và hoàn thiện quy trình tổ
chức quản lý theo yêu cầu của Kiểm định chất lượng:
3.2.2.1. Xác định và xây dựng các tiêu chí và tiêu chuẩn liên quan:
Cụ thể hóa mục tiêu bằng hệ thống những tiêu chí có thể đo lường được về lượng cũng
có thể đánh giá được về chất. Vấn đề này cần được quan tâm vì nó có tác dụng giúp mọi
thành viên hình dung rõ được các mục tiêu và hiễu rõ cách thực hiện mục tiêu, đồng thời các
nhà quản lý có thể kiểm soát được quá trình thực hiện mục tiêu.
- Tiêu chuẩn chung về thư viện.
- Tiêu chuẩn về đội ngũ cán bộ thư viện.
- Tiêu chí đánh giá vốn tài liệu.
- Tiêu chí Thiết kế thư viện.
3.2.2.2. Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình tổ chức quản lý theo yêu cầu kiểm
định.
Xây dựng mô hình Tổ chức và quản lý thông tin tư liệu và phục vụ thông tin tư liệu ở
Trung tâm Thông tin - Thư viện với 3 cấp:
- Cấp 1: Trung tâm Thông tin - Thư viện trung tâm: phục vụ chung cho mọi đối tượng
trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Cấp 2: Trung tâm Thông tin - Thư viện (phòng Phục vụ bạn đọc) khu vực: Phục vụ
chủ yếu cho cán bộ, giáo viên, sinh viên các trường/ các khu vực.
- Cấp 3: Thư viện - Tư liệu Khoa phục vụ chủ yếu cho cán bộ, giáo viên, sinh viên trong
Khoa, Bộ môn.

19
3.2.2.3. Thu thập và lưu trữ minh chứng.
Minh chứng là yếu tố chứng minh quyết định chất lượng công tác thông tin - thư viện
trong kiểm định chất lượng đào tạo, vì vậy việc thu thập và lưu trữ minh chứng là một hoạt
động quan trọng và cần thiết.
3.2.2.4. Xử lý, đánh giá kết quả kiểm định để điều chỉnh cho hoạt động lần sau.
Các Phòng/Ban bộ phận và Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia cần xử
lý và đánh giá các kết quả kiểm định công tác thông tin - thư viện thường niên. Đây là những

thông tin rất quan trọng cho việc tổ chức và quản lý hoạt động thông tin - thư viện trong thời
gian tiếp theo có kết quả tốt hơn trên cơ sở điều chỉnh những hoạt động chưa phù hợp, những
nhược điểm còn tồn tại và thu thập thêm minh chứng đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng
đào tạo.
3.2.2.5. Hình thành một bộ phận đảm bảo chất lượng của Trung tâm Thông tin - Thư
viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo Trung tâm Thông tin- Thư viện, Đại học Quốc gia Hà
Nội về công tác kiểm định chất lượng thông tin - thư viện.
- Điều phối hoạt động chung về kiểm định chất lượng thông tin - thư viện.
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm định chất lượng trong toàn Trung tâm Thông tin- Thư
viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác kiểm định chất lượng tại các bộ phận trực
thuộc Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phối hợp với các bộ phận trực thuộc Trung tâm thực hiện công tác về đảm bảo chất
lượng phục vụ thông tin - thư viện.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin - thư viện trong và ngoài nước tổ chức các khóa tập
huấn và bồi dưỡng về lĩnh vực đảm bảo chất lượng - kiểm định chất lượng.
- Tham gia tổ chức hội thảo, hội nghị quốc gia, quốc tế về phát triển thông tin - thư
viện, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng thông tin - thư viện.
- Quan hệ và hợp tác với các đối tác nước ngoài phục vụ công tác đảm bảo
chất lượng thông tin - thư viện, kiểm tra, đánh giá và phát triển thông tin - thư
viện.
- Các nhiệm vụ khác về kiểm định chất lượng do Ban lãnh đạo Trung tâm giao.

20
3.2.3. Duy trì và phát triển kết quả kiểm định chất lượng đối với Trung tâm Thông tin -
Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội:
Để duy trì và phát triển kết quả kiểm định chất lượng Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã đạt được cần phải:
Thường xuyên quán triệt cho mọi người trong trung tâm thấu hiểu được ý nghĩa của công

tác kiểm định chất lượng và các biện pháp duy trì kết quả đó.
Bảo đảm chất lượng và phục vụ công tác kiểm định chất lượng là công việc liên quan đến
mọi bộ phận. Cần trang bị cho họ nhận thức bảo đảm chất lượng là phải quan tâm đến chất
lượng “mọi nơi, mọi chỗ, mọi người” và không phải làm một lần là xong mà “liên tục phát
triển”!
Trung tâm cần lập kế hoạch phấn đấu nâng mức kết quả kiểm định lần sau cao hơn lần
trước.
Sau khi có kết quả kiểm định cần thông báo rộng rãi cho mọi người, mọi bộ phận liên
quan để họ thấy “mức độ đã đạt được” và kế hoạch phấn đấu đạt mức cao hơn của công việc
và bộ phận mình phụ trách; chỉ như vậy kiểm định chất lượng mới có ý nghĩa và phát triển
bền vững.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cải tiến công tác tổ
chức và quản lý thông tin - thƣ viện nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định chất lƣợng
đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội
Sau khi thu các phiếu điều tra, tổng hợp kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đa số
(95%) các chuyên gia, cán bộ quản lý và cán bộ thư viện đều nhất trí cho rằng các biện pháp
trên là cần thiết để cải tiến công tác tổ chức và quản lý thông tin - thư viện của Trung tâm
Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định chất
lượng đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt nó mang tính cấp thiết trong giai đoạn
ngày nay: phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học đảm bảo chất lượng đào tạo của
trường đại học
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Từ nội dung của các chương trên, luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu. Tác giả luận văn xin rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:



21
1. Kết luận:
Với thực tiễn nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận văn này, chúng tôi đã giải quyết

một số vấn đề cơ bản như sau:
- Tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề giải quyết của luận văn, đó là
những khái niệm cơ bản về tổ chức và quản lý thông tin - thư viện, chất lượng đào tạo và
kiểm định chất lượng đào tạo trường đại học nói chung và ở Trung tâm Thông tin - Thư viện,
Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng.
- Khảo sát thực trạng thực hiện các chức năng quản lý lên hoạt động của Trung tâm
Thông tin - Thư viện và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Thông tin - Thư
viện, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. Đồng thời đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của
Trung tâm Thông tin - Thư viện hiện nay so với yêu cầu của Kiểm định chất lượng đại học ở
Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng và xử lý các quan điểm lý luận liên quan, chúng tôi đã
đề xuất các giải pháp cải tiến công tác tổ chức và quản lý thông tin - thư viện của Trung tâm
Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định chất
lượng đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:
- Biện pháp 1: Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho tập thể cán bộ, giáo viên, học
sinh về tầm quan trọng của thông tin - thư viện và kiểm định chất lượng công tác thông tin-
thư viện ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Biện pháp 2: Nhóm biện pháp liên quan đến đổi mới tổ chức hoạt động thông tin- thư
viện để đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đại học gồm các biện pháp cụ thể sau:
+ Xác định và xây dựng các tiêu chí và tiêu chuẩn liên quan.
+ Xây dựng quy trình và thực hiện quy trình tổ chức quản lý theo yêu cầu kiểm định
chất lượng.
+ Thu thập và lưu trữ minh chứng.
+ Xử lý, đánh giá kết quả kiểm định để điều chỉnh các hoạt động lần sau.
+ Hình thành một bộ phận đảm bảo chất lượng của Trung tâm Thông tin - Thư viện
Đại học Quốc gia Hà Nội.
+Duy trì và phát triển kết quả kiểm định chất lượng đối với Trung tâm Thông tin - Thư
viện ở Đại học Quốc gia Hà Nội

22

Theo chúng tôi các biện pháp này có mối quan hệ với nhau nên khi triển khai các biện
pháp phải có tính đồng bộ, nếu không sẽ khó phát huy tác dụng của chúng.
2. Khuyến nghị:
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Xây dựng quy định cho phép các cơ sở đào tạo tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về các quyết định chuyên môn trong tài chính, trong huy động nguồn lực, tổ chức phục
vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng những văn bản quy định các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với từng hoạt động
thông tin - thư viện cụ thể ở trường đại học.
- Tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo
trường đại học theo định kỳ hàng năm.
- Ban hành các văn bản pháp quy để cho các hoạt động phối hợp giữa các thư viện hoạt
động được. Ví dụ như, văn bản cấp Bộ/Ngành về việc cho mượn giữa các thư viện - một
trong những hoạt động có tác dụng chia sẻ nguồn lực thông tin hữu hiệu nhất.
Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội:
- Cần phải có các văn bản cụ thể hóa sự phối hợp hoạt động thông tin - thư viện giữa các
bộ phận có liên quan đến công tác thông tin - thư viện trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trong quá trình tổ chức và quản lý công tác thông tin- thư viện có nhiều vấn đề cần
nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn trên lĩnh vực thông tin - thư viện. Đề nghị Đại học
Quốc gia Hà Nội cho phép và cấp kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học của Trung tâm.
- Thành lập Phòng đảm bảo chất lượng thông tin thư viện trong Trung tâm Thông tin -
Thư viện nhằm điều phối hoạt động kiểm định chất lượng thông tin - thư viện đáp ứng yêu
cầu kiểm định chất lượng đào tạo.
Đối với Trung tâm Thông tin - Thư viện:
- Tham khảo các biện pháp do đề tài nghiên cứu để vận dụng một số biện pháp có tính
khả thi cao nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho quy trình tổ chức và quản lý theo yêu cầu kiểm
định.
- Tiếp tục tìm kiếm các hình thức tổ chức và quản lý công tác thông tin- thư viện để
nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học
Quốc gia Hà Nội và đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo.


23
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường đại học (Ban hành theo QĐ số65 1/11/2007/QĐ-BGDĐT)
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học
(Ban hành theo QĐ số 38 2/12/2004/QĐ-BGDĐT)
3. Nguyễn Thị Việt Bắc, Vai trò của kiến thức thông tin trong giáo dục và đào tạo từ giác
độ thư viện, Kỷ yếu hội thảo Khoa học ngành Thông tin- Thư viện, Hà Nội, 2007.
4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc…Cẩm nang nâng cao năng
lực quản lý nhà trường. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
5. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc…Khoa học tổ chức và quản
lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức quản
lý. NXB Thống kê, Hà Nội, 1999.
6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương về khoa học quản lý, Giáo trình
dành cho các khoa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Hà Nội,
2004.
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục, Tài liệu
tham khảo, Hà Nội, 2000.
8. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB Chính trị
Quốc gia, 2002.
9. Nguyễn Huy Chương, Trung tâm TT-TV ĐHQGHN với việc phục vụ nghiên cứu khoa
học và đào tạo, Hà Nội, 1998
10. Đặng Xuân Hải: “Nhận diện vấn đề quản lý chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay”. Tạp chí Giáo dục, số 32 (6/2002).
11. Đặng Xuân Hải: “Một số giải pháp chủ yếu về quản lý chất lượng đào tạo đại học ở
nước ta hiện nay”. Tạp chí Giáo dục số 40 (9/2002).
12. Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyết định Ban hành Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

đơn vị đào tạo (Ban hành ngày 13/12/2005).

24
13. Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyết định về việc thành lập Trung tâm Thông tin - Thư
viện ( Ban hành ngày 14/2/1997)
14. Đại học Quốc gia Hà Nội, Vai trò của công tác quan hệ quốc tế trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội, 1999.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
16. Bùi Thị Ngọc Lan, Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý nguồn nhân lực giáo dục, Bài giảng các khóa đào tạo
Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Hà Nội, 2003.
18. Lưu Ngọc Trịnh, Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới
hiện nay, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.
19. Nguyễn Thị Hạnh, Sự phát triển nghề nghiệp của cán bộ thư viện trong thời đại công
nghệ thông tin mới. Tạp chí Thông tin- Tư liệu, số 1/1997.
20. Nguyễn Văn Hành. Hoàn thiện công tác thông tin- thư viện ĐHQGHN, Luận văn Thạc
sĩ, Đại học Văn hóa Hà Nội, 2002.
21. Nguyễn Văn Hành. Nghiên cứu nhu cầu thông tin khoa học của sinh viên trường
ĐHKHXH&NV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Báo
cáo đề tài NCKH cấp Trường, Hà Nội, 1998.
22. Trần Thị Bích Hồng, Một vài nét về hoạt động của thư viện các trường đại học ở Việt
Nam. Tạp chí Thông tin- Tư liệu, số 1/1994.
23. Nguyễn Hữu Hùng, Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin, Tạp chí Thông tin- Tư
liệu, số 3/1996.
24. Nguyễn Hữu Hùng, Phát triển hoạt động thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, Tạp chí Thông tin- Tư liệu, số 4/1998.
25. Tạ Bá Hưng, Các xu thế phát triển công tác thông tin tư liệu ở Việt Nam, Tạp chí
Thông tin - Tư liệu, số 3/1997.

26. Nguyễn Quang Huỳnh, Cơ sở kinh tế- xã hội và một số vấn đề giáo dục đại học và
trung học chuyên nghiệp của Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB ĐHQGHN, 2003.

25
27. Phan Huy Quế, Đào tạo huấn luyện người dùng tin trong bối cảnh hoạt động thông tin
hiện nay, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 3/1998.
28. Trần Mạnh Tuấn, Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện, TTTLKH&CNQG, Hà
Nội, 1998.
29. Thủ tướng Chính phủ, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội
(Ban hành theo QĐ 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001).
30. Trung tâm Thông tin - Thư viện, Báo cáo của Ban giám đốc tại Hội nghị cán bộ viên
chức từ năm 2004 đến năm 2007.
31. Trung tâm Thông tin - Thư viện, Dự án hiện đại hóa Trung tâm Thông tin- Thư viện
ĐHQGHN, Hà Nội, 1999.
32. Vũ Văn Sơn, Bảo đảm nguồn thông tin trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kỷ yếu hội nghị ngành TTTLKH&CN, Đà Lat, 1998.
33. Lê Văn Viết, Xu hướng phát triển thư viện trong 20 năm tới và phương hướng đào tạo
cán bộ thư viện ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 1,1999.
34. Lê Văn Viết. Thư viện học. NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2006.
35. Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, Pháp lệnh Thư viện, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001.

* Tiếng Anh:
36. ASEAN University Network quanlity- Assurance, Manual for the implementation of
the guidelines.
37. Nguyen Huy Chuong, Pham Thuc Truong Luong (2002), IT infrastructure and library
services of Vienam National Library, Hanoi, Report of The conference on Asean
University Network (AUN) Inter - Library Online, Manila, Philippines.
38. Nguyen Huy Chuong (2003), IT Infrastructure and Library Services of Vietnam
National University, Hanoi, Paper of AUN Meeting, Manila. pp. 301-303.

39. Ngo Doan Dai, “Higher education accreditation- situation in Vietnam and the united
states’ and Japan

s experience”, Paper for presentation at the international forum
“Higher Education in 21
st
century” held by Vietnam National University, Ha Noi on
May 15, 2006 in Ha Noi.

×