Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội phù hợp với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM ĐÌNH LƯỢNG

QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU
ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM ĐÌNH LƯỢNG

QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU
ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Xuân Hải

HÀ NỘI – 2010


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



BGD&ĐT:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

CBGD:

Cán bộ giảng dạy

CLB:

Câu lạc bộ

CSƯĐ:

Chính sách ưu đãi

CT&CTHSSV:

Chính trị và Cơng tác học sinh sinh viên

CT:

Chương trình

CTHSSV:

Cơng tác học sinh sinh viên

CVHT:


Cố vấn học tập

ĐH:

Đại học

ĐHQGHN:

Đại học Quốc Gia Hà Nội

ĐHKHXH&NV:

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHKT:

Đại học Kinh tế

ĐHNN:

Đại học Ngoại ngữ

ĐTN:

Đoàn Thanh niên

ĐVHT:

Đơn vị học trình


HBCS:

Học bổng chính sách

HCTC:

Học chế tín chỉ

HSSV:

Học sinh - sinh viên

HSV:

Hội sinh viên

KKHT:

Khuyến khích học tập

NN&VH:

Ngơn ngữ và Văn hóa

NNCS1:

Ngoại ngữ cơ sở 1

Nxb:


Nhà xuất bản

QLGD:

Quản lý giáo dục

QLSV:

Quản lý sinh viên

SĐH:

Sau đại học

SV:

Sinh viên

TCXH:

Trợ cấp xã hội

THCN&DN:

Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ


Trang
Sơ đồ 1.1:

Các chức năng trong một chu trình quản lý

9

Bảng 2.1:

Thống kê kết quả tốt nghiệp của sinh viên

39

Bảng 2.2:

Thống kê kết quả thực hiện Quy chế rèn luyện của sinh viên

40

Bảng 2.3:

Quy mô đào tạo sinh viên đại học hệ chính quy của Trường Đại

48

học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
Bảng 2.4:

Số liệu về học bổng khuyến khích học tập những năm gần đây


53

của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
Bảng 2.5:

Thống kê sinh viên được hưởng chế độ chính sách từ 2006-2009

55

Bảng 2.6:

Kết quả đánh giá rèn luyện của sinh viên từ năm 2006-2009

56

Bảng 2.7:

Thực trạng về các phương thức tổ chức hoạt động tập thể sinh

59

viên, Đoàn, Hội
Bảng 2.8:

Thực trạng về hoạt động quản lý sinh viên tại Trường ĐHNN

61

Bảng 2.9:


Những thành công và tồn tại trong quản lý sinh viên

63

Sơ đồ 3.1:

Sự phối hợp quản lý sinh viên giữa các lực lượng trong Nhà trường

78

Bảng 3.1:

Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện

84

pháp quản lý


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu


3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3

5. Giả thuyết khoa học

4

6. Phương pháp nghiên cứu

4

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

4

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

4

6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

4


7. Phạm vi nghiên cứu

4

8. Cấu trúc luận văn

4

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN

5

1.1. Những khái niệm cơ bản của đề tài

5

1.1.1. Sinh viên

5

1.1.2. Quản lý, các chức năng quản lý nói chung

6

1.1.2.1. Quản lý

6

1.1.2.2. Các chức năng quản lý


7

1.1.3. Quản lý sinh viên

9

1.2. Sinh viên đại học

10

1.2.1. Đặc điểm của sinh viên đại học

10

1.2.2. Đặc điểm của công tác sinh viên trong giai đoạn hiện nay

12

1.3. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục

13

1.3.1. Các nội dung của quản lý giáo dục

13

1.3.2. Các phương pháp quản lý giáo dục

14


1.3.3. Quản lý nhà trường

15


13.4. Vài nét về quản lý sự thay đổi

16

1.4. Quản lý sinh viên

17

1.4.1. Công tác sinh viên trong trường học

17

1.4.2. Nội dung quản lý sinh viên

18

1.5. Phương thức đào tạo theo tín chỉ

24

1.5.1. Khái quát về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ

24


1.5.1.1. Sự ra đời và phát triển của học chế tín chỉ trên thế giới

24

1.5.1.2. Học chế tín chỉ ở Việt Nam

25

1.5.2. Đặc điểm của học chế tín chỉ

26

1.5.2.1. Khái niệm tín chỉ

26

1.5.2.2. Đặc điểm của học chế tín chỉ

27

1.5.3. Sự khác nhau giữa phương thức đào tạo theo niên chế và tín chỉ

28

1.5.4. Chủ thể quản lý sinh viên trong học chế tín chỉ

29

1.6. Những khác biệt cơ bản và những vấn đề đặt ra đối với cơng tác quản


30

lý sinh viên trong q trình chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ
1.6.1. Vai trò của cố vấn học tập trong quản lý sinh viên

31

1.6.2. Hoạt động của sinh viên trong phương thức đào tạo theo học chế tín

32

chỉ và vấn đề sinh hoạt lớp, Đoàn, Hội
1.63. Tổ chức sinh hoạt sinh viên phù hợp với phương thức đào tạo theo

33

tín chỉ
1.6.4. Vấn đề sinh hoạt tập thể và đoàn thể (Đoàn, Hội) trong bối cảnh đào

34

tạo tín chỉ và cách thức quản lý các hoạt động này
1.7. Những đối tượng tham gia quản lý sinh viên trong học chế tín chỉ

35

Tiểu kết Chương 1

36


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở TRƢỜNG

37

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

37

2.1.1. Quá trình thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

37


2.1.2. Mục tiêu chiến lược phát triển của Nhà trường

37

2.1.3. Quy mô và chất lượng đào tạo của Trường

39

2.1.4. Cơ cấu tổ chức

40

2.1.5. Cơ cấu đào tạo

42


2.1.5.1. Hệ đại học

42

2.1.5.2. Hệ Sau đại học

43

2.1.5.3. Các ngành đào tạo cử nhân Chất lượng cao

44

2.2. Việc áp dụng, triển khai học chế tín chỉ ở Trường Đại học Ngoại ngữ

44

2.2.1. Nhà trường đã điều chỉnh các chương trình đào tạo

45

2.2.2. Về áp dụng phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá

46

phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ
2.2.3. Về phần mềm quản lý đào tạo và quản lý người học

47

2.3. Thực trạng quản lý sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ hiện nay


48

2.3.1. Một vài nét khái quát về quản lý sinh viên của Trường Đại học

48

Ngoại ngữ
2.3.1.1. Quy mơ sinh viên hệ đại học chính quy tập chung

48

2.3.1.2. Về tổ chức quản lý sinh viên

48

2.3.1.3. Mơ hình quản lý

49

2.3.1.4. Về chức năng nhiệm vụ

49

2.4. Thực trạng hoạt động quản lý sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ

51

2.4.1. Về hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống


51

2.4.2. Về tiếp nhận và quản lý sinh viên

53

2.4.3. Việc giải quyết các thủ tục hành chính

53

2.4.4. Việc xét cấp học bổng

54

2.4.5. Việc giải quyết chế độ chính sách

55

2.4.6. Thực hiện quy chế rèn luyện

55

2.4.7. Hoạt động thi đua khen thưởng

57

2.4.8. Các hoạt động tư vấn việc làm

57



2.4.9. Hoạt động hỗ tợ học tập, sinh hoạt

58

2.5. Quản lý sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ trong bối cảnh chuyển

58

đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ
2.5.1. Thực trạng về nhận thức
2.5.2. Thực trạng về các phương thức tổ chức hoạt động tập thể sinh viên,

58
59-60

Đoàn, Hội
2.5.3. Thực trạng về quản lý sinh viên

61

2.6. Đánh giá thực trạng

63

2.6.1. Những thành công

64

2.6.2. Những tồn tại


64

2.6.3. Những nguyên nhân

64

Tiểu kết chương 2

65

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở

66

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp quản lý

66

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

66

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

66

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi


66

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

66

3.2. Các biện pháp cụ thể

67

3.2.1. Biện pháp 1

67

3.2.2. Biện pháp 2

71

3.2.3. Biện pháp 3

75

3.2.4. Biện pháp 4

77

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

83


3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

86

1. Kết luận

86


2. Khuyến nghị

86

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

86

2.2. Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội

87

2.3. Đối với Trường Đại học Ngoại ngữ

87

2.4. Đối với các đơn vị trong Trường


88

2.5. Đối với các Khoa đào tạo

88

2.6. Đối với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

90

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với chức năng cơ bản tổ chức, quản lý, giáo dục và hỗ trợ sinh viên trong
quá trình học tập tại trường, quản lý sinh viên là hoạt động lớn trong công tác giáo
dục và đào tạo nói chung và của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tiến sâu trên con đường hội nhập
toàn diện với thế giới. Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua,
giáo dục đại học nước ta đã có những bước đổi mới khá rõ nét trên tất cả các mặt,
tạo ra một diện mạo mới cho giáo dục đại học Việt Nam bước vào thế kỷ 21. Bên
cạnh những thuận lợi, nền giáo dục đại học của nước ta cũng gặp khơng ít thách thức,
địi hỏi phải nâng cao chất lượng, chuyển đổi phương thức đào tạo đáp ứng được
những chuẩn chung của thế giới.

Nhằm tăng tính liên thơng của hệ thống giáo dục đại học nước ta và hội nhập
với giáo dục đại học thế giới, trong những năm gần đây Nhà nước đã đưa ra chủ
trương mở rộng áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học. Trong
“Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010” được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 47/2001/QĐ-TTg có nêu: các trường
cần “thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình
đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ .” Trong “Báo cáo về tình hình giáo dục”
của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2004 lại khẳng định mạnh mẽ
hơn: “Chỉ đạo đẩy nhanh việc mở rộng HCTC ở các trường ĐH, CĐ, THCN&DN
ngay từ năm học 2005-2006, phấn đấu để đến năm 2010 hầu hết các trường đại học,
cao đẳng đều áp dụng hình thức tổ chức đào tạo này”.
Thực hiện chủ trương đó của Đảng và Nhà nước, ĐHQGHN cũng đã có những
chủ trương được thể hiện ở chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng
uỷ ĐHQGHN về lộ trình đưa chất lượng đào tạo đạt chuẩn khu vực, từng bước đạt
chuẩn quốc tế, ban hành theo quyết định số 192/ĐT ngày 10/7/2003 của Giám đốc
ĐHQGHN đã nêu: "Các nội dung và giải pháp chính: …6. Đổi mới cơng tác quản
lý đào tạo: … 6.3. Thí điểm và từng bước mở rộng đào tạo theo hệ thống tín chỉ".

1


Tại Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ ĐHQGHN tại Đại hội đại
biểu Đảng bộ lần thứ III (25/10/2005) cũng đã nêu: "Chỉ đạo các đơn vị xây dựng
đề án đào tạo theo học chế tín chỉ, triển khai thí điểm để rút kinh nghiệm, chuẩn bị
các phương tiện, thiết bị, tài liệu, giảng đường, phần mềm quản lý đào tạo … trước
khi nhân rộng".
Kết luận của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Đảng bộ ĐHQGHN (khoá III)
về các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng đào tạo (số 57/KL - ĐU, ngày
13/1/2006) đã nêu: "Đồng thời với việc ưu tiên áp dụng các giải pháp đột phá …
vẫn phải từng bước thực hiện các biện pháp cơ bản, có tính thường xun, lâu dài

sau đây: …. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp theo hướng từng bước
áp dụng phương thức đào tạo theo hình thức tích luỹ tín chỉ và tiếp cận các chuẩn
khu vực, quốc tế".
Thực hiện những chủ trương trên, ĐHQGHN đã và đang chỉ đạo các trường
thành viên chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang HCTC. u cầu đó địi
hỏi mọi hoạt động của nhà trường phải được chuyển đổi một cách đồng bộ và phù
hợp, trong đó có hoạt động QLSV.
Trường Đại học Ngoại ngữ được thành lập từ năm 1955, với vị trí là trường
Ngoại ngữ đầu ngành của cả nước, Nhà trường đã hình thành một bộ máy quản lý
mới tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong đó bộ phận QLSV được
hình thành và hoạt động theo mơ hình của các đơn vị trong ĐHQGHN, hoạt động
theo hướng đáp ứng cho phương thức đào tạo theo niên chế.
Hiện nay, cùng với việc chuyển đổi về tổ chức và quy mô, theo chỉ đạo của Bộ
Giáo dục & Đào tạo và ĐHQGHN, Trường Đại học Ngoại ngữ cũng đang thực hiện
việc triển khai chuyển đổi phương thức đào tạo từ học chế niên chế sang HCTC, đòi
hỏi hoạt động QLSV cũng phải đổi mới về mặt tổ chức và hoạt động cho phù hợp
để đáp ứng được yêu cầu của phương thức đào tạo mới.
Với chủ trương của Nhà trường là xây dựng bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ,
có hiệu quả cao phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ, trong đó có bộ phận QLSV.
Vì vậy, vấn đề QLSV của Trường Đại học Ngoại ngữ cần được nghiên cứu để tìm ra

2


các giải pháp tổ chức quản lý hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong thời
gian tới.
Ở nước ta, đào tạo theo tín chỉ là một vấn đề cịn mới, hiện đã có một số
trường đại học đã thực hiện phương đào tạo này, song mơ hình hoạt động QLSV
vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, thử nghiệm. Trước những địi hỏi và tình hình
như vậy, vấn đề đổi mới mơ hình, nội dung hoạt động QLSV cho phù hợp với

phương thức đào tạo mới, đồng bộ với các hoạt động khác của Trường Đại học
Ngoại ngữ là một vấn đề cần được nghiên cứu, góp phần giúp nhà trường thực hiện
chuyển đổi thành công phương thức đào tạo từ niên chế sang HCTC.
Là một cán bộ làm công tác QLSV của Trường Đại học Ngoại ngữ, trước
yêu cầu thực tế đặt ra, với mong muốn góp phần vào sự phát triển chung của Nhà
trường, hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơng việc của mình, tơi quyết định chọn
đề tài: “Quản lý sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà
Nội phù hợp với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý
sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ.
3.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN hiện nay khi thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ
- ĐHQGHN trong phương thức đào tạo theo tín chỉ.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Công tác sinh viên trong trường đại học.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội.

3


5. Giả thuyết khoa học
Xuất phát từ việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ
kéo theo những thay đổi trong học tập và sinh hoạt của sinh viên. Quản lý sinh viên
của Trường Đại học Ngoại ngữ như hiện nay sẽ khơng cịn phù hợp. Nếu có những
biện pháp đổi mới hợp lý trong quản lý sinh viên thì sẽ làm cho hoạt động này phát

huy tác dụng trong học chế mới đó.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp chính sau:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu tập, phân tích xử lý tài liệu, hệ thống, khái quát hóa tài liệu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực tế.
- Tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia.
6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Sử dụng toán học thống kê số liệu
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp quản lý sinh viên trong giai đoạn chuyển đổi từ niên
chế sang học chế tín chỉ.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội.

4


Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN

1.1. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Sinh viên

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “discipulus” có nghĩa là
người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó được dùng
tương đương với từ “student” trong tiếng Anh, từ “etudiant(e)” trong tiếng Pháp
thường để chỉ những người đang theo học ở bậc đại học, được phân biệt với học
sinh đang học ở phổ thông.
Theo quan niệm của X.L.Rubinstêin - nhà Tâm lý học, nhà Triết học Nga: “sinh
viên” là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt được đào tạo trong các trường đại học,
cao đẳng để chuẩn bị cho hoạt động lao động và sản xuất vật chất cho xã hội. Nhóm
sinh viên rất cơ động được tổ chức theo một mục đích xã hội nhất định nhằm chuẩn bị
thực hiện vai trò xã hội với trình độ nghề nghiệp cao trong xã hội, sinh viên là nguồn
lực bổ sung cho đội ngũ tri thức được đào tạo thành người lao động có tay nghề cao
tham gia hoạt động tích cực.
Điều 1 Quy chế Cơng tác HSSV trong các trường đào tạo, ban hành kèm
theo quyết định số 1584/BGD-ĐT ngày 27/7/1993 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã
nêu: Những người đang học trong hệ đại học và cao đẳng được gọi là sinh viên.
Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài này chỉ nghiên cứu với đối tượng là sinh
viên hệ chính quy thì có thể thu hẹp nội hàm của khái niệm này như sau:
- Đó là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông
- Họ đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học và đỗ vào trường
- Họ thuộc nhóm thanh niên nam, nữ từ 17 đến 25 tuổi
- Họ chưa thuộc nhóm người có nghề nghiệp ổn định, do đó cịn lệ thuộc gia
đình về kinh tế
- Họ là nhóm xã hội đặc biệt gồm những thanh niên xuất thân từ các tầng lớp
xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn để
bước vào một nhóm xã hội mới là tầng lớp tri thức trẻ

5


1.1.2. Quản lý, các chức năng quản lý nói chung

1.1.2.1. Quản lý
Thuật ngữ “Quản lý” (từ Hán Việt) gồm hai q trình tích nhau. Q trình
“quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”. Quá trình “lý” gồm sửa
sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống (tổ chức) vào thế “phát triển”. Nếu chỉ “quản”
thì tổ chức dễ trì trệ, nếu chỉ “lý” thì tổ chức phát triển khơng bền vững. Do đó
trong “quản” phải có “lý” và ngược lại để làm cho hệ thống ở trạng thái cân bằng
động, vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mơi trường tương tác giữa
các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài tổ chức [20].
Như chúng ta đều biết, khoa học quản lý đã xuất hiện cùng với sự phát triển
của xã hội lồi người. Nó là phạm trù tồn tại khách quan, được ra đời một cách tất
yếu do nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi tổ chức, mọi quốc gia, mọi thời đại. Lao
động quản lý là một lĩnh vực lao động trí tuệ và thực tiễn phức tạp nhất của con
người nhằm điều khiển lao động, thúc đẩy xã hội phát triển; khoa học quản lý gắn
liền với tiến trình phát triển của xã hội lồi người, mang tính lịch sử, giai cấp và dân
tộc. Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều mơn khoa học xã hội, đồng
thời quản lý cịn là một nghệ thuật địi hỏi sự khơn khéo và tinh tế cao độ để đạt
được mục đích. Vì vậy, người ta có thể hiểu khái niệm quản lý theo nhiều cách khác
nhau phụ thuộc vào cái nhìn chủ quan và tính mục đích hoạt động. Chúng ta có thể
điểm qua một số khái niệm sau:
Theo K.Marx, quản lý là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao
động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua
hoạt động của con người và thông qua quản lý. Tác giả viết: “Tất cả mọi lao động
(xã hội) trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít
nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực
hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất
khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm
tự điều khiển lấy mình, cịn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng ” [32, tr.480].

6



Theo F.W Taylo (1856-1915): “Quản lý là biết được chính xác điều mình
muốn người khác làm và sau đó biết được họ làm việc đó có tốt hay khơng, có rẻ
nhất không” [21, tr.13].
Theo Henri Fayol (1841-1925), xuất phát từ các loại hình quản lý cho rằng :
“ Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [21, tr.15].
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản
lý là tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức vận hành và đạt được mục đích
của tổ chức” [21, tr1].
Từ các cách tiếp cận trên, chúng ta thấy khái niệm quản lý bao hàm một số ý
nghĩa chung, đó là:
- Quản lý là q trình hoạt động có mục đích để điều khiển lao động.
- Có sự tương tác giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý.
- Có liên quan tới mơi trường xác định.
Như vậy, có thể khái quát lại như sau: Quản lý là một hoạt động nhằm thực
hiện những tác động hướng đích của chủ thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
những tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức đặt ra
trong một môi trường luôn luôn thay đổi.
1.1.2.1. Các chức năng quản lý
Chức năng của quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải thực
hiện để đạt mục đích, mục tiêu quản lý đề ra. Có nhiều cách phân chia về chức năng
quản lý nhưng cơ bản thống nhất ở bốn chức năng cơ bản sau đây:
-

Chức năng lập kế hoạch

+ Kế hoạch là văn bản trong đó xác định mục tiêu, mục đích của một tổ chức và
những con đường, các biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.

+ Lập kế hoạch là quá trình ấn định những nhiệm vụ, những mục tiêu và
phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đó.

7


+ Lập kế hoạch là phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt những mục tiêu định
trước, là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý vì nó gắn liền với việc
lựa chọn chương trình hành động trong tương lai.
Chức năng kế hoạch hố có 3 nội dung cơ bản:
+ Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức.
+ Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn
lực của tổ chức để đạt được mục tiêu này.
+ Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục
tiêu, xác định các hoạt động ưu tiên.
- Chức năng tổ chức
Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình sắp xếp và phân phối các nguồn lực
để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, là sự sắp đặt một cách khoa học cho con người,
công việc một cách hợp lý, là sự phối hợp các tác động bộ phận tạo nên một tác
động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của các
tác động thành phần. Công tác tổ chức bao gồm:
+ Xác định cấu trúc bộ máy
+ Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy
+ Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong tổ chức
- Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình điều khiển, điều hành, tác động, huy động và giúp đỡ
con người, tổ chức trong hệ thống thực hiện nhiệm vụ. Chỉ đạo là quá trình tác
động, liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên họ hồn thành những
cơng việc nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Nội dung của chức năng chỉ đạo bao gồm:

+ Chỉ huy, ra lệnh
+ Động viên, khen thưởng
+ Theo dõi, giám sát
+ Uốn nắn, sửa chữa, chỉnh lý

8


- Chức năng kiểm tra
Để hoàn thành chức năng lãnh đạo, người lãnh đạo hệ thống cần thiết và phải
thực hiện chức năng kiểm tra của quản lý. Lãnh đạo mà khơng kiểm tra thì coi như
khơng lãnh đạo.
Kiểm tra theo lý thuyết hệ thống chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong
QL. Có 3 yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra:
+ Xây dựng chuẩn thực hiện
+ Đánh giá việc thực hiện trên chính sách so với chuẩn
+ Nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh hoạt động
Bốn chức năng của quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một
chu trình quản lý. Chu trình quản lý bao gồm bốn giai đoạn với sự tham gia của hai yếu
tố quan trọng: thông tin và quyết định. Trong đó, thơng tin có vai trò là huyết mạch của
hoạt động quản lý đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo.
Lập
kế hoạch

Kiểm tra

Thông tin
quản lý

Tổ chức


Chỉ đạo

Sơ đồ 1.1: Các chức năng trong một chu trình quản lý

1.1.3. Quản lý sinh viên
- Quản lý sinh viên là việc tổ chức, điều hành, phối hợp các lực lượng trong
nhà trường nhằm thực hiện công tác giáo dục, quản lý, trợ giúp sinh viên góp phần
thực hiện mục tiêu đào tạo và yêu cầu phát triển của xã hội trong mỗi nhà trường.

9


- Quản lý sinh viên với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên địi hỏi
tính khoa học và tính nghệ thuật cao trong q trình quản lý.
- Hiệu quả của quản lý sinh viên được đo bằng kết quả thực hiện các mục tiêu
của công tác sinh viên là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

1.2. Sinh viên đại học
1.2.1. Đặc điểm của sinh viên đại học
Sinh viên thuộc đối tượng dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi
và sáng tạo. Đây cũng là đối tượng khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội,
đơi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt. Một đặc điểm rất đáng chú ý đang
xuất hiện trong những người trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ
thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một mơi trường
ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt
những người có tri thức như sinh viên. Hình thành một phương pháp tư duy của thời

đại công nghệ thông tin: ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có
tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực
quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái
hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Về môi trường sống, sinh viên thường theo học tập trung
tại các trường đại học thường ở các đô thị, sinh hoạt trong một cộng đồng (trường,
lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với
những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi.
Ở nước ta, một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra q trình phân hố,
với hai nguyên nhân cơ bản: tác động của cơ chế thị trường dẫn đến khác biệt giàu
nghèo; sự mở rộng quy mơ đào tạo khiến trình độ sinh viên chênh lệch lớn ngay từ đầu
vào. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tương đồng dưới đây.
Tính thực tế: Thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến lựa
chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh
nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những

10


cơng việc đem lại thu nhập cao, v.v... Nói chung là tính mục đích trong hành động
và suy nghĩ rất rõ.
Tính năng động: Nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời
gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, cơng ty), hình thành tư
duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh, muốn tự mình lập cơng ty ngay khi
đang cịn là sinh viên), thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình
nguyện). Nhiều sinh viên cùng một lúc học hai trường.
Tính cụ thể của lý tƣởng: Đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn
liền với sự định hướng cụ thể. Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là: sinh viên
hôm nay sống có lý tưởng khơng, lý tưởng ấy là gì, có phù hợp giữa lý tưởng của cá
nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại khơng? Có thể khẳng định là có, nhưng
đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối

cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn
những mục đích xa xơi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích
cá nhân.
Tính liên kết (tính nhóm): Những người trẻ ln có xu hướng mở rộng các
mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Các nghiên cứu của
hai nhà xã hội học người Pháp về bản sắc xã hội dưới góc độ nhóm là Taspen và
Turnez, đã đưa đến kết luận: Tính nhóm phụ thuộc vào mơi trường xã hội xung
quanh chúng ta đang sống. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong sinh viên trước
xu hướng tồn cầu hố (cả mặt thuận lợi và hạn chế của xu hướng này) đang hướng
mạnh đến tính cộng đồng.
Tính cá nhân: Trào lưu dân chủ hố, làn sóng cơng nghệ thơng tin và việc
nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người
trẻ có học vấn là sinh viên. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai
trị cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân. Sự hy sinh vì
quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì đánh giá dưới góc độ kinh tế thực
dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở
một bộ phận nhỏ sinh viên.

11



×