Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỆ THỐNG ĐẦU TƯ ĐA BIÊN VÀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Đề bài: Trình bày những hiểu biết của em về Trung Quốc?Phân tích vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc tới sự HN,LK và phát triển KTQT của KV, TG và Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.02 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
-----***-----

BÀI TẬP NHĨM
MƠN HỆ THỐNG ĐẦU TƯ ĐA BIÊN VÀ CƠNG TY
ĐA QUỐC GIA
Đề bài: Trình bày những hiểu biết của em về Trung Quốc?Phân tích vai trị và
ảnh hưởng của Trung Quốc tới sự HN,LK và phát triển KTQT của KV, TG và
Việt Nam.
Lớp tín chỉ : (DTKT1124)_01
GVHD: TS Đào Văn Thanh
Nhóm thực hiện : Nguyễn Thị Mi – 11183304
Nguyễn Thị Thanh Phương – 11184102
Nguyễn Thị Bích – 11186336
Kiều Đức Minh - 11183322

MỤC LỤC
Khái niệm, vai trò của liên kết kinh tế quốc tế 2

I.
1.

Khái niệm

2.

Vai trò 2

II.


2

Những hiểu biết về Trung Quốc

2


1.

Một Số Thông Tin Về Đất Nước Trung Quốc 2
1.1.

Vị Trí Địa Lý Tự Nhiên Trung Quốc

2

1.2.

Thời Tiết & Khí Hậu Trung Quốc

3

1.3.

Đơn Vị Hành Chính Trung Quốc

4

1.4.


Diện Tích & Dân Số Chung Trung Quốc

1.5.

Kinh tế Trung Quốc đang hứng chịu nhiều sức ép

4
7

III.
Ảnh hưởng và vai trò của Trung Quốc tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế
của khu vực, Thế giới và Việt Nam. 7
1.

Ảnh hưởng và vai trò của Trung Quốc tới sự phát triển kinh tế quốc tế của thế giới

7

1.1.
Yếu tố về sức mạnh kinh tế tạo nên sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên phạm vi
toàn cầu. 7

2.

3.

1.2.

Địa vị của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu


1.3.

Thị trường tài chính đầy tiềm năng

10

Ảnh hưởng của Trung Quốc tới sự phát triển kinh tế quốc tế của khu vực

11

2.1.

Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Nam Mỹ

2.2.

Kim ngạch thương mại ASEAN-Trung Quốc tăng 80 lần trong 30 năm

12

Ảnh hưởng của Trung Quốc tới sự phát triển kinh tế quốc tế của Việt Nam
3.1.

4.

9

16

Đồng nhân dân tệ ‘ngồi mâm trên’, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng gì?


Trung Quốc và sự hội nhập kinh tế quốc tế

14
18

23

4.1.

Thay đổi từ thể chế nền tảng 23

4.2.

Tìm cách thức hội nhập phù hợp

24

4.3.

Tận dụng triệt để quan hệ mở cửa

25

4.4.

Phát triển cụm liên kết ngành 25

I.Khái niệm, vai trò của liên kết kinh tế quốc tế
1. Khái niệm

Liên kết kinh tế quốc tế là liên kết giữa các quốc gia thông qua các hiệp ước hiệp
định để hình thành tổ chức liên kết kinh tế quốc tế mang tính chất khu vực hoặc
toàn cầu với các cơ chế, nguyên tắc điều chỉnh hoạt động các nước thành viên.
2. Vai trị
• Thúc đẩy nhanh q trình nhất thể hố kinh tế thế giới, qua đó thúc đẩy
thương mại quốc tế phát triển.










II.

Liên kết giữa các tập đoàn kinh tế lớn của các nước thúc đẩy nhanh q trình
tích tụ và tập trung tư bản quốc tế, đó là tiền đề để phát triển cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật trên toàn cầu.
Giúp thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kỹ thuật giữa các nước nói
chung và các cơng ty, tập đồn nói riêng thơng qua việc chuyển giao cơng
nghệ từ các cơng ty, tập đồn của các nước phát triển sang các cơng ty, tập
đồn của các nước đang phát triển.
Giúp các nước khai thác và sử dụng các lợi thế của mình: tài nguyên, đất đai,
sức lao động một cách có hiệu quả nhất thơng qua các cơng cuộc đầu tư
quốc tế.
Các liên kết nhỏ có vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các
nước đang phát triển thơng qua các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.


Những hiểu biết về Trung Quốc

1. Một Số Thông Tin Về Đất Nước Trung Quốc
1. Vị Trí Địa Lý Tự Nhiên Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Nga và Canada. Với tổng
diện tích tồn quốc khoảng 9.600.000 km², và chiều dài đường biên giới trên bộ
lớn nhất thế giới là 22,117 km từ cửa sông áp lục đến Vịnh Bắc Bộ.
Lãnh thổ Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đơng bán cầu, phía Đơng
Nam của đại lục Á Âu, phía đơng ở giữa Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương,
có biên giới chung với 14 quốc gia khác, bao gồm: giáp với Việt Nam, Lào,
Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan,
Kazakhstan, Nga, Mông Cổ và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Philippines cũng là quốc gia lân cận với Trung Quốc qua biển.
Lãnh thổ Trung Quốc nằm giữa các vĩ độ 18° và 54° Bắc, cán qua kinh độ 73° và
135° Đông. Tại phía Đơng, dọc theo bờ biển Hồng Hải và biển Hoa Đơng, có các
đồng bằng phù sa rộng và dân cư đông đúc, trong khi các thảo nguyên rộng lớn
chiếm ưu thế ở rìa của cao ngun Nội Mơng. Đồi, núi thấp chi phối địa hình tại
Hoa Nam, trong khi miền Trung – Đơng có những châu thổ của hai sơng lớn nhất
Trung Quốc là Hồng Hà và Trường Giang.
Lãnh thổ Trung Quốc được bao phủ bởi 5 con sơng lớn là Tây Giang, Hồng Hà,
Mekong (Lan Thương), Brahmaputra (Yarlung Tsangpo) và Amur (Hắc Long
Giang). Phía Tây có các dãy núi lớn nổi bật nhất là Himalaya, phía Bắc có cảnh
quan khơ hạn như sa mạc Gobi và sa mạc Taklamakan. Đỉnh cao nhất thế giới là
núi Everest (8.848m) nằm trên biên giới Trung Quốc, điểm thấp nhất của Trung


Quốc là Nepal, và thấp thứ 3 trên thế giới tại bồn địa Turpan là lòng hồ Ngải Đinh
(-154m).

2.

Thời Tiết & Khí Hậu Trung Quốc

Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu da dạng từ ấm đến khơ nên có 4 mùa
rõ rệt. Theo kinh nghiệm du lịch Trung Quốc 7 ngày, thì thời điểm thích hợp nhất
để du lịch Trung Quốc vào mùa Xuân và mùa Thu, lúc này thời tiết mát mẻ, trăm
hoa đua nở, cảnh sắc đẹp mê hồn.
Mùa Hạ, thời tiết nơi đây oi bức và lượng mưa nhiều, tuy nhiên lúc này trên cao
nguyên Tây Tạng, Mông Cổ hay Tây Bắc – những thảo nguyên xanh ngát mát mắt
cùng những cồn cát trải dài bạt ngàn, hay những dãy núi trải dài tít tắp không thấy
điểm kết thúc… là cảnh tượng đẹp đến nghẹn thở, thu hút rất nhiều du khách
đến tour du lịch Trung Quốc đi từ Hà Nội.
Vào mùa Đơng, khí hậu Trung Quốc rất lạnh, tuyết rơi nhiều ở miền Bắc. Trước
khi quyết định đến thăm Trung Quốc, hãy kiểm tra nhiệt độ cụ thể của từng thành
phố trên hành trình di chuyển của bạn.
Khí hậu Trung Quốc có nhiệt độ trung bình tồn quốc tháng 1 là -4,7 độ C tháng 7
là 26 độ C. Ba khu vực được coi là có khí hậu khắc nghiệt nhất là Nam Kinh, Vũ
Hán, Trùng Khánh.
3.

Đơn Vị Hành Chính Trung Quốc

Nước Cộng Hồ Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa quản lý 31 đơn vị hành chính.
Trong đó có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 khu thành phố trực thuộc trung ương, 4 cấp
hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã.








4.

Thủ đơ lớn nhất: Bắc Kinh
Thành phố lớn: Thượng Hải, Bắc Kinh
Khu tự trị: Ninh Hạ, Nội Mông Cổ, Quảng Tây, Tân Cương, Tây Tạng
Các tỉnh: An Huy, Cam Túc, Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hà Bắc,
Hà Nam, Hải Nam, Hắc Long Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam, Liêu Ninh, Phúc
Kiến, Quảng Đông, Quý Châu, Sơn Đông, Sơn Tây, Thanh Hải, Thiểm
Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Đài Loan
Khu hành chính đặc biệt: Hồng Kơng, Ma Cao

Diện Tích & Dân Số Chung Trung Quốc

Với tổng diện tích là 9,6 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn
thứ 4 trên thế giới. Ước tính năm 2014, dân số chung cả nước là 1,42 tỷ người.
1. Trung Quốc là đất nước lớn thứ 3 trên thế giới


Đây là nước đông dân nhất thế giới, dân số hơn 1 tỷ người. địa hình tương đối đa
dạng với sa mạc, cao nguyên, núi non, và các đồng bằng màu mỡ được bồi đắp bởi
phù sa các con sông Hồng Hà, Dương Tử, Hắc Long Giang, Mê Kơng…
Cộng Hịa Nhân Dân Trung Hoa được cả thế giới biết đến là một trong những cái
nơi của nền văn hóa nhân loại bên cạnh những danh lam đẹp và nổi tiếng trên thế
giới. Hơn nữa, quốc gia này có nền kinh tế phát triển khá mạnh và đã đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Đặc biệt là sau khi tiến hành cuộc cải cách mở cửa, thị
trường không ngừng được mở rộng, môi trường đầu tư không ngừng được cải
thiện, cải cách thể chế tiền tệ tiến triển vững chắc, những điều này đã đảm bảo

vững chắc cho nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển.
2.

Kinh tế Trung Quốc

Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát
triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thơng qua các chính sách
cơng nghiệp và chiến lược kế hoạch 5 năm. Kinh tế Trung Quốc chịu sự chi phối
mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn sở
hữu hốn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngồi vẫn có
điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống chủ nghĩa xã hội thị trường. Doanh
nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% giá trị vốn hóa thị trường của Trung Quốc vào
năm 2019, đóng góp tới 40% GDP của Trung Quốc tương đương 15,66 nghìn tỷ
USD vào năm 2020, trong đó các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngồi
đóng góp 60% cịn lại. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của tất cả các DNNN
của Trung Quốc, bao gồm cả những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài
chính, đạt 78,08 nghìn tỷ USD. 91 trong số các DNNN này thuộc top 500 công ty
theo Fortune Global 500 năm 2020. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
tính theo GDP danh nghĩa, và nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo PPP kể từ năm
2014, đây là chỉ tiêu mà theo một số người là thước đo chính xác hơn về quy mơ
thực sự của nền kinh tế. Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai
theo GDP danh nghĩa kể từ năm 2010 nhờ tận dụng tốt tỷ giá hối đoái biến động
trên thị trường. Thậm chí có một dự báo chính thức nói rằng Trung Quốc sẽ trở
thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP danh nghĩa vào năm 2028. Trong
lịch sử, Trung Quốc từng là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế
giới trong gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.
Tính đến năm 2019, khu vực cơng của Trung Quốc đã tạo ra tổng cộng 63% việc
làm. Theo IMF, Trung Quốc xếp thứ 59 theo GDP bình quân đầu người (danh
nghĩa) và thứ 73 theo GDP bình quân đầu người (PPP) vào năm 2020. GDP của
Trung Quốc là 15,66 nghìn tỷ đơ la (101,6 nghìn tỷ nhân dân tệ) vào năm

2020. Đất nước này có tài nguyên thiên nhiên với giá trị ước tính là 23 nghìn tỷ đô


la, 90% trong số đó là than đá và kim loại đất hiếm. Trung Quốc cũng có tổng tài
sản ngành ngân hàng lớn nhất thế giới với khoảng 45,838 nghìn tỷ USD (309,41
nghìn tỷ CNY) với 42,063 nghìn tỷ USD là tiền gửi và các khoản nợ khác. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đạt tổng trị giá khoảng 1,6 nghìn tỷ đơ la Mỹ
tính đến cuối tháng 10 năm 2016, các khảon đầu tư trực tiếp và gián tiếp đóng góp
vào khoảng một phần ba GDP và một phần tư việc làm của Trung Quốc. Tính đến
cuối tháng 6 năm 2020, nguồn vốn FDI vào Trung Quốc đạt 2,947 nghìn tỷ USD,
và nguồn vốn FDI đầu tư ra nước ngồi của Trung Quốc là 2,128 nghìn tỷ USD.
Tổng tài sản tài chính nước ngồi mà Trung Quốc sở hữu đạt 7,860 nghìn tỷ USD,
và các khoản nợ tài chính nước ngồi của nước này là 5,716 nghìn tỷ USD, đưa
Trung Quốc trở thành quốc gia chủ nợ lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật
Bản. Trung Quốc là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới
tính đến năm 2020 với khoảng 163 tỷ đô la. Trung Quốc cũng xếp ở vị trí số hai về
khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, với 136,91 tỷ đơ la Mỹ cho riêng năm 2019,
tiếp tục đứng sau Nhật Bản với 226,65 tỷ đô la Mỹ trong cùng kỳ. Tính đến năm
2018, Trung Quốc đứng đầu thế giới về tổng số tỷ phú và thứ hai về số triệu phú có 658 tỷ phú và 3,5 triệu triệu phú là người Trung Quốc. Theo Báo cáo Tài sản
Toàn cầu năm 2019 của Credit Suisse Group, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về mức
độ giàu có tính theo mười phần trăm dân số hàng đầu thế giới. Tính đến năm 2020,
Trung Quốc là nơi có nhiều công ty nhất nằm trong danh sách Fortune Global
500 với 129 cơng ty có trụ sở chính tại Trung Quốc. Trung Quốc cũng là quê
hương của hơn 200 công ty khởi nghiệp công nghệ được xếp vào Unicorn (kỳ lân
công nghệ), mỗi công ty được định giá trên 1 tỷ USD, con số cao nhất trên thế
giới. Trung Quốc là quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới trị giá 3,1 nghìn
tỷ USD, thậm chí nếu tính cả số lượng tài sản nước ngồi sở hữu bởi các ngân
hàng thương mại quốc doanh của Trung Quốc thì giá trị dự trữ của Trung Quốc
cịn tăng lên đạt gần 4 nghìn tỷ đơ la.
3.

Trung Quốc là nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế
giới.
Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh
nhất và quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc là nước nhập khẩu
ròng các sản phẩm dịch vụ và là quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới,
đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Trung Quốc trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 và có các hiệp định
thương mại tự do với một số quốc gia, bao gồm với ASEAN, Australia, New
Zealand, Pakistan, Hàn Quốc và Thụy Sỹ. Các đối tác thương mại lớn nhất của
Trung Quốc là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài
Loan, Úc, Việt Nam, Malaysia và Brazil. Với 778 triệu công nhân, the
Chinese lực lượng lao động của Trung Quốc là lớn nhất thế giới tính đến năm


2020. Trung Quốc xếp thứ 31 về chỉ số thuận lợi kinh doanh và 28 về năng lực
cạnh tranh toàn cầu. Trung Quốc đứng thứ 14 về Chỉ số đổi mới tồn cầu và là
nền kinh tế có thu mức thu nhập trung bình, nước cơng nghiệp mới và quốc gia
có nền kinh tế mới nổi duy nhất nằm trong top 30 về chỉ số này. Trung Quốc
đứng số 1 trên tồn cầu về bằng sáng chế, mơ hình tiện ích, nhãn hiệu, kiểu
dáng công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo và cũng có hai (khu vực vịnh
lớn Thâm Quyến-Hồng Kông-Quảng Châu và Bắc Kinh lần lượt xếp ở vị trí thứ
2 và thứ 4) trong số top 5 cụm khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới, nhiều
hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Đến cuối tháng 4 năm 2021, số lượng người
dùng 5G của Trung Quốc đã vượt mốc 300 triệu.
Trong lịch sử, Trung Quốc từng là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong suốt
gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX. GDP của Trung Quốc từng chiếm
tới khoảng một phần tư GDP toàn cầu cho đến cuối những năm 1700 và khoảng
một phần ba vào năm 1820 khi Cách mạng Công nghiệp bắt đầu ở Anh. GDP của
Trung Quốc vào năm 1820 lớn gấp sáu lần của Anh, nền kinh tế lớn nhất ở châu
Âu - và gần hai mươi lần GDP của Hoa Kỳ là một quốc gia cịn non trẻ vào thời

điểm đó.
5.
Kinh tế Trung Quốc đang hứng chịu nhiều sức ép
Số liệu chính thức công bố ngày 16/8 cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung
Quốc trong tháng 7/2021 đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, song lại thấp hơn
nhiều so với dự báo trước đó.

Trong cuộc thăm dị của hãng tin Reuters, các nhà phân tích dự báo sản lượng cơng
nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 có thể tăng lên 7,8%, sau khi tăng tới 8,3%
vào tháng 6. Trong khi đó, doanh số hàng hóa bán lẻ trong tháng 7 vừa qua chỉ
tăng 8,5% so với năm trước đó, song lại thấp hơn mức dự báo tăng tới 11,5%% và
giảm mạnh so với mức tăng 12,1% thực tế của tháng 6/2021.
Theo số liệu báo cáo, đầu tư tài sản cố định trong 7 tháng đầu năm 2021 đã tăng
10,3%. Mức tăng thực tế này cũng thấp hơn mức dự báo 11,3% của giới phân tích
và thấp hơn mức tăng 12,6% ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2021.
Kinh tế Trung Quốc đã phục hồi trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch nhờ hoạt
động xuất khẩu tăng mạnh, song mức tăng trưởng này đang dần đi xuống khi các
doanh nghiệp đang ứng phó với giá nhiên liệu thơ tăng và sự tắc nghẽn của chuỗi
cung ứng toàn cầu.
III.

Ảnh hưởng và vai trò của Trung Quốc tới sự hội nhập, liên kết và phát
triển kinh tế quốc tế của khu vực, Thế giới và Việt Nam.


1. Ảnh hưởng và vai trò của Trung Quốc tới sự phát triển kinh tế quốc tế
của thế giới
1. Yếu tố về sức mạnh kinh tế tạo nên sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên
phạm vi toàn cầu.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ nhưng có một nghịch lý là cho đến

nay, Trung Quốc vẫn được WTO xếp vào nhóm nước đang phát triển.
Thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cịn tại chức, ơng Trump đã nhiều lần ép
WTO hủy tư cách nước đang phát triển của Trung Quốc. Ông Trump lập luận rằng,
trong khi kinh tế thế giới đã có những bước tiến lớn thì WTO vẫn đang dựa vào
những tiêu chuẩn lỗi thời được đặt ra từ năm 1995 để phân loại nhóm nước đang
phát triển và nước phát triển. Điều này cho phép một số thành viên WTO, ám chỉ
Trung Quốc, được hưởng lợi thế không công bằng trong thương mại quốc tế nhờ
những quyền lợi ưu tiên mà WTO dành cho các thị trường mới nổi.
Sau 4 thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thật khó để nhận định Trung
Quốc vẫn cịn là một nước nghèo. GDP bình quân đầu người Trung Quốc năm
2019 vượt ngưỡng 10.000 USD, quy mơ GDP tồn nền kinh tế năm 2020 lần đầu
phá mốc 100 nghìn tỷ NDT.
Một dự báo mới đây của chuyên gia kinh tế Rob Subbaraman từ Nomura cho thấy,
Trung Quốc có tiềm năng vượt mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới
(theo quy mô GDP tính bằng đồng USD) vào năm 2028. Trong trường hợp đồng
NDT tiếp tục mạnh lên chạm ngưỡng 6 NDT đổi 1 USD, Trung Quốc sẽ sớm vượt
mặt Mỹ vào năm 2026.
Một thống kê thường niên của Tạp chí Hồ Nhuận vào tháng 10/2020 cũng chỉ ra
rằng, trong năm ngoái, Trung Quốc có thêm 257 tỷ phú, tương đương bình qn
mỗi tuần nước này xuất hiện thêm 5 tỷ phú. Tính đến thời điểm công bố thống kê,
Trung Quốc là nước có số lượng tỷ phú lớn nhất thế giới (878 người), vượt cả Mỹ
với 788 tỷ phú.
Hồi giữa năm 2020, ông Ning Jizhe - người đứng đầu Cục Thống kê Quốc gia
Trung Quốc NBS cũng có bài phát biểu khẳng định sự thịnh vượng của nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới. "Tính đến hết năm 2019, Trung Quốc đã tích lũy được khối tài
sản khổng lồ lên tới 1,3 nghìn tỷ NDT dưới dạng cơ sở hạ tầng, tức là bình quân
mỗi người dân Trung Quốc hiện ngồi trên khối tài sản cơ sở hạ tầng lên tới gần 1
triệu NDT", ơng nói.
Tuy nhiên, phát ngơn này đã bị chỉ trích và chế giễu nặng nề bởi chính người dân
Trung Quốc, bởi vào thời điểm đó, tức trước cả khi đại dịch Covid-19 bùng phát,

hàng triệu người ở các vùng nơng thơn vẫn đang sống trong cảnh đói nghèo. Dịch
Covid-19 rõ ràng đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại
Trung Quốc khi đẩy vơ số người lao động trình độ thấp vào cảnh thất nghiệp.


Số liệu được chính phủ Bắc Kinh cơng bố hồi tháng 1/2021 cho thấy, 20% người
giàu nhất Trung Quốc có thu nhập bình quân khả dụng hơn 80.000 NDT (12.000
USD) trong năm 2020, cao gấp 10,2 lần so với thu nhập bình quân khả dụng của
20% người nghèo nhất đất nước. Theo Ngân hàng Thế giới, khoảng 373 triệu
người Trung Quốc đang sống dưới mức nghèo khổ với tổng thu nhập bình quân
dưới 5,5 USD/ ngày.
Nhưng bỏ qua mọi con số sang một bên, có một thực tế là các cuộc tranh luận về
nội lực nền kinh tế Trung Quốc không cản bước những tham vọng lớn của Bắc
Kinh. Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc từ lâu đã đặt mục tiêu
tăng gấp đôi quy mô GDP từ năm 2020 cho đến 2035. Điều này ngụ ý Trung Quốc
tham vọng sốn ngơi Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 15 năm
tiếp theo, đồng thời xác lập vai trò thiết yếu trong chuỗi cung ứng tồn cầu.
Cuối tháng 11/2020, Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung
Quốc Lian Weiliang - một trong những nhà hoạch định chính sách hàng đầu của
Bắc Kinh cũng tuyên bố tại Diễn đàn Cải cách Trung Quốc rằng nước này sẽ sớm
vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới.
Vậy ở thời điểm hiện tại, khi được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn duy nhất
trên thế giới đạt tăng trưởng dương năm 2020, Trung Quốc ở đâu trong cỗ máy
kinh tế tồn cầu? Có phải đúng như Marc Chandler, chiến lược gia thị trường tại
Bannockburn Global Forex dự báo, rằng: "Trọng tâm nền kinh tế thế giới đang
chuyển dịch từ Bắc Đại Tây Dương - nơi nó đã ở lại trong 500 năm qua - sang Thái
Bình Dương (nơi Trung Quốc đang ngày càng bành trướng tầm ảnh hưởng)"?
2.
Địa vị của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, triển vọng vượt mặt Mỹ trong thập kỷ tiếp theo

Trong khi Mỹ và châu Âu chờ đợi triển khai vaccine Covid-19 để kiểm soát đại
dịch và đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng, Trung Quốc đã nhanh chóng khống chế
thành công dịch bệnh ngay trong quý I/2020 và thúc đẩy nền kinh tế phục hồi trở
lại từ quý II/2020. Kết quả là nước này được kỳ vọng sẽ sớm thu hẹp khoảng cách
với Mỹ trên đường đua thống trị kinh tế toàn cầu mà Mỹ giữ ưu thế lâu nay.
Dự báo mới nhất của Moody's Analytics cho năm 2020 chỉ ra rằng nền kinh tế
Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 16,8% GDP toàn cầu (đã được điều
chỉnh theo lạm phát). Con số này tăng mạnh so với mức 14,2% vào năm 2016,
trước nhiệm kỳ Trump và trước khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bước vào xung
đột thương mại. Trong khi đó, kinh tế Mỹ dự kiến đóng góp 22,2% trong GDP tồn
cầu năm 2020, giảm nhẹ một chút so với mức 22,3% hồi năm 2016. Mức tăng tỷ
trọng trong GDP toàn cầu năm 2020 của Trung Quốc (1,1% so với năm 2019) là
mức tăng hàng năm lớn nhất trong vòng nửa thế kỷ trở lại đây.


Cần biết rằng năm 1980, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ ngang Ấn
Độ. Sau 4 thập kỷ, đến năm 2020, GDP bình quân đầu người Trung Quốc hiện cao
hơn gấp đôi Ấn Độ. Sự thịnh vượng kinh tế này là kết quả của việc Trung Quốc
đẩy mạnh sự gia tăng thị phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua định vị
bản thân như công xưởng sản xuất của thế giới. Tỷ trọng đóng góp trong tổng sản
lượng sản xuất toàn cầu của Trung Quốc đã tăng lên 28% vào năm 2018 và đang
có xu hướng tiếp tục tăng lên.
Không thể phủ nhận, Trung Quốc ngày càng đóng vai trị như nhà cung cấp khơng
thể thay thế với nhiều mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu. Khảo sát của
Nikkei Asian Review với 3.800 sản phẩm phổ biến trong giao dịch quốc tế chỉ ra
rằng có tới 320 sản phẩm mà Trung Quốc chiếm hơn 50% thị phần. Ví dụ, Trung
Quốc hiện chiếm 2/3 thị phần trên thị trường xuất khẩu máy tính mini, hơn 50% thị
phần các thị trường màn hình tinh thể lỏng, điều hịa khơng khí, thiết bị vệ sinh...
Ngay cả khi hàng loạt chính phủ như Mỹ, Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp
chuyển sản xuất về nước hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra ngồi Trung Quốc,

thì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn ít bị ảnh hưởng bởi làn sóng này. Nhiều
doanh nghiệp sau khi cân nhắc rủi ro và chi phí khi di chuyển sản xuất đến các thị
trường khác đã lựa chọn ở lại Trung Quốc, nơi có thị trường lao động dồi dào và
thị trường tiêu thụ mạnh mẽ với 1,4 tỷ dân.
3.
Thị trường tài chính đầy tiềm năng
Năm 2020, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất
thế giới với 163 tỷ USD FDI.
Tiền đã chảy vào Trung Quốc theo nhiều cách khác nhau khi Bắc Kinh liên tục
công bố những chỉ số kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Theo số liệu từ Refinitiv, thị
trường chứng khoán Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) chiếm tới 43% các
thương vụ IPO trên tồn cầu trong năm ngối. Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Trung
Quốc của các cá nhân, tổ chức nước ngồi tính đến tháng 12/2020 đã tăng lên mức
kỷ lục 3,25 nghìn tỷ NDT (503 tỷ USD), tức tăng 49% trong năm, theo dữ liệu của
Bond Connect Co.
Việc nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ
nới lỏng với lãi suất âm hoặc tiệm cận 0 đã khiến các tài sản ở Trung Quốc trở nên
đặc biệt hấp dẫn với nhà đầu tư. Bình quân trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở Trung Quốc
có lợi suất hơn 3%, cao hơn nhiều mức lợi suất dao động quanh ngưỡng 1% với
trái phiếu kỳ hạn tương tự tại các thị trường lớn cịn lại. Việc chính phủ Bắc Kinh
nới lỏng hạn chế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quốc tế tiếp cận dễ dàng hơn thị
trường tài chính trong nước càng thúc đẩy dòng tiền đầu tư vào đại lục.
Ở một phương diện khác, trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào hệ thống thanh toán
đồng USD của Mỹ, Trung Quốc cũng đang tìm cách thúc đẩy việc sử dụng đồng


NDT các giao dịch tài chính tồn cầu. Dù hơn 60% dự trữ tiền tệ thế giới hiện nay
vẫn được tính bằng đồng USD, tỷ lệ nắm giữ đồng NDT trên thị trường tài chính
quốc tế vẫn đang tăng lên khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế phục hồi sớm nhất
sau đại dịch.

2.

Ảnh hưởng của Trung Quốc tới sự phát triển kinh tế quốc tế của khu vực

Bằng sự trỗi dậy của mình, Trung Quốc ngày càng có vị thế quan trọng, không thể
thiếu trong các mối quan hệ quốc tế và khu vực. Trung Quốc đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với 38 quốc gia Đông á, Đông Nam á, Nam á và Tây á. Các mối quan hệ
này ngày càng được gia tăng lịng tin về chính trị và hợp tác toàn diện, chặt chẽ về
kinh tế.
Với tiềm năng kinh tế của mình, Trung Quốc ngày càng đẩy nhanh tốc độ và mở
rộng không gian hợp tác kinh tế thương mại với các quốc gia châu á. Mục tiêu mà
Trung Quốc theo đuổi là tranh thủ tối đa ưu thế của đối tác và nâng cao vị thế kinh
tế thương mại của mình trong khu vực. Điều đó được thể hiện trên một số khía cạnh
sau:
Thứ nhất, tạo dựng các cơ chế hợp tác tồn diện. Có thể khẳng định: sức mạnh và
tiềm năng kinh tế đã khiến Trung Quốc xây dựng được các cơ chế hợp tác kinh tế
thương mại ngày càng hoàn thiện với các quốc gia châu á. Sau gần 30 năm mở cửa,
Trung Quốc đã ký với các nước châu á trên 50 cơ chế đối thoại, đàm phán kinh tế
thương mại đa phương và song phương. Ví như: cơ chế hợp tác 10+1 (Trung Quốc
– ASEAN), 10+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc – ASEAN) Uỷ ban hỗn hợp
kinh tế song phương; cơ chế hợp tác đầu tư song phương… với các nước. Bên cạnh
đó, Trung Quốc cịn ký kết hiệp định tự do thương mại, kế hoạch phát triển kinh tế
thương mại trung và dài hạn với nhiều nước và khối nước như ASEAN, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Pakistan… Những cơ chế và kế hoạch kể trên đã trở thành nhân tố đảm
bảo cho mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương và đa phương giữa
Trung Quốc với các quốc gia châu á phát triển liên tục và ổn định.
Thứ hai, hợp tác mậu dịch và đầu tư phát triển với tốc độ nhanh. Hơn mười trở lại
đây, ngày càng có nhiều nước trong khu vực châu á chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp
tác thương mại, đầu tư với Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối tác quan trọng cần
khai thác. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và các quốc gia châu á

tăng từ 7,4 tỷ USD năm 1978 lên 757,9 tỷ USD vào năm 2007, chiếm hơn 1/3 tổng
kim ngạch mậu dịch của Trung Quốc. Riêng năm 2008, tổng kim ngạch mậu dịch
Trung Quốc – châu á đạt hơn 136 tỷ USD, tăng 149% so với năm 2007. Trong
đó xuất khẩu đạt 663 triệu USD tăng 16,6%; nhập khẩu đạt 703 triệu USD, tăng
13,3% so với năm 2007. Những bạn hàng lớn thuộc tốp đầu của Trung Quốc trong
những thập niên qua là Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc và ấn Độ.


Bên cạnh đó, Trung Quốc từ lâu đã trở thành thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư châu á, đặc biệt là đối với Hàn Quốc, Nhật Bản và Xinhgapo. Khối lượng đầu
tư của các nước châu á vào Trung Quốc năm 1982 mới đạt 180 triệu USD, năm 2007
đã tăng 66 lần, đạt 12 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc đã thu nhận từ
châu á 120 nghìn hạng mục đầu tư, với tổng giá trị hợp đồng là 297,2 tỷ USD, kim
ngạch đầu tư thực tế đạt 149 tỷ USD, tăng lần lượt 19,1%, 17,4% và 19,5%.
Trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngồi nói chung, châu á nói riêng, Trung Quốc khởi
đầu muộn, song đã có xu thế tăng nhanh và mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Theo thống kê, năm 2002, đầu tư của Trung Quốc đến các nước châu á đạt 1,16 tỷ
USD; năm 2007 đạt 8,65 tỷ USD, tăng 6 lần trong 5 năm. Đặc biệt, trong năm 2007,
đầu tư thực tế của Trung Quốc sang các nước châu á đạt con số 2,44 tỷ USD, tăng
251,5% so với năm 2006. Pakistan, Hàn Quốc, Xinhgapo, Irac, Việt Nam là những
đối tác đầu tư trọng điểm của Trung Quốc.
Nói tóm lại, Trung Quốc ngày càng có vai trị và ảnh hưởng to lớn trong hợp tác kinh
tế khu vực. Hầu hết các quốc gia châu á đều tìm kiếm cơ hội thiết lập và mở rộng
quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc. Bởi Trung Quốc khơng chỉ có ưu thế
nổi trội về thị trường, mà cịn có tiềm lực phát triển mạnh mẽ, đầy triển vọng, sau
những thành quả đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa nền kinh tế đất nước.
Trung Quốc cũng ngày càng ý thức rõ ràng hơn về vị trí và vai trị của mình trong
đời sống kinh tế khu vực nói riêng, đời sống kinh tế thế giới nói chung.
1. Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Nam Mỹ
Hãng Thông tấn TASS (Nga) mới đây đăng bài viết "Va chạm lợi ích: Trung Quốc

đang loại bỏ Mỹ ra khỏi khu vực Nam Mỹ - 2021 sẽ là năm mang tính quyết định để
các nước lớn tranh giành quyền lực và ảnh hưởng ở Nam Mỹ". Theo bài viết, Kể từ
đầu thế kỷ 21 đến nay, sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở các quốc gia Nam Mỹ ngày
càng mở rộng. Năm 2018, đầu tư của Trung Quốc vào các nước Nam Mỹ đã vượt
Mỹ; 2019, ưu thế đi đầu của Trung Quốc từng bước mở rộng. Năm 2020, Trung
Quốc là nền kinh tế chủ yếu duy nhất tiếp tục duy trì tăng trưởng trong bối cảnh dịch
bệnh, nên cần tìm kiếm nguyên liệu và đã xâm nhập vào khu vực ảnh hưởng truyền
thống của Mỹ.
2021 sẽ là một năm mang tính quyết định cho cuộc chiến này: đối tác thương mại
chủ yếu của Trung Quốc là Ecuador và Peru sẽ tiến hành bầu cử Tổng thống; Brazil
sẽ phải cân nhắc liệu có nên tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trên các lĩnh vực quan
trọng như vắc-xin và mạng 5G. Tổng thống Biden sau khi chính thức lên cầm quyền
sẽ quan tâm sát sao các vấn đề đang diễn ra; ông đã cam kết chấm dứt sự "thờ ơ" đối
với khu vực Nam Mỹ, nhưng liệu ông sẽ thực thi chính sách như thế nào ở đây?
Trump liệu có phải là nhân tố "thêm dầu vào lửa" khiến Trung Quốc chuyển sự chú
ý từ Mỹ sang sân sau truyền thống Nam Mỹ? Đối với những người phản đối Tổng


thống tiền nhiệm, câu trả lời đúng là như vậy. Mỹ tiến hành tăng thuế đối với hàng
hóa Trung Quốc từ năm 2018, khiến Trung Quốc áp dụng các chính sách chống lại
trừng phạt mang tính trả đũa. Trung Quốc từ chối mua đậu, thịt lợn và hoa quả của
Mỹ và bắt đầu ký hợp đồng với Brazil, Argentina. Hành động của Trung Quốc ngồi
lý do khơng hài lịng với Mỹ, cịn bị thơi thúc bởi sự cần thiết của nền kinh tế trong
nước.
Trung Quốc đang không ngừng thâm nhập vào thị trường Châu Mỹ La tinh xa xôi,
trong thập niên 2010, Trung Quốc bắt đầu có hứng thú với các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng quy mô lớn. Chính trong lĩnh vực này, xung đột lợi ích hai nước ngày
càng nghiêm trọng hơn, thậm chí xung đột Trung - Mỹ ở khu vực này cũng có đặc
tính "người thắng, kẻ thua", "kẻ được, người mất".
Sự kiện rò rỉ tài liệu mật Panama sau khi Tổng thống Trump lên nắm quyền là một

trường hợp điển hình, quốc gia Châu Mỹ La tinh này đã nhanh chóng chuyển từ
chính phủ hữu nghị nhất với Trung Quốc sang phe đối lập. Nguyên nhân tất nhiên
có liên quan đến lập trường không thỏa hiệp của Mỹ. Washington thường để quốc
gia Châu Mỹ La tinh nhỏ bé này đối mặt với sự lựa chọn dưới dạng thông điệp cuối
cùng: muốn cùng Washington hay Bắc Kinh chia sẻ tương lai?
Các quốc gia Nam Mỹ cách Mỹ càng xa, sức hấp dẫn của người khổng lồ phương
Bắc (Mỹ) càng ít, thậm chí tâm lý khơng hài lịng hoặc mong muốn tách khỏi chính
sách của Mỹ càng mạnh. Trong lĩnh vực chính trị ở khu vực Nam Mỹ, Trung Quốc
đã dùng sức mạnh kinh tế tạo được nền tảng vững chắc. Ưu thế hợp tác về tài chính
với Bắc Kinh là rất đáng ngạc nhiên. Về lâu dài, các nước do cánh tả lãnh đạo trở
thành đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc ở Nam Mỹ không phải ngẫu
nhiên, như Brazil, Argentina, Venezuela. Ở những quốc gia này, Trung Quốc đã
thành công trong việc lấn át Mỹ về kinh tế.
Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý, quan hệ kinh tế có thể khơng chịu được áp lực
chính trị. Như thời điểm năm 2021 Peru và Ecuador sắp tổ chức bầu cử và là năm tự
do cuối cùng của Tổng thống Brazil Jair Messias Bolsonaro trước bầu cử 2022, trở
thành "đá thử vàng" - thử thách tham vọng của Trung Quốc ở Nam Mỹ liệu có kiên
định khơng?
Năm 2020 có người đã từng hỏi Cựu Tổng thống Bolivia Jorge Quiroga: "Bạn sẽ
chọn ai? Mỹ hay EU" và câu trả lời là "tôi chọn Brazil đâu tiên, nếu phải chọn cái
thứ 2 thì đó chính là Trung Quốc. Đây là hiện thực ở Nam Mỹ".
Giám đốc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Galicia - Tây Ban Nha Xulio Rios cho
biết, dù thế nào "Trung Quốc đến Châu Mỹ La tinh là muốn "cắm rễ" lâu dài", khơng
có cách nào khác, Trung Quốc rời khỏi khu vực này là sự xa xỉ không ai dám bảo
đảm. Ông cũng nhấn mạnh, Trung Quốc là nước lớn thế giới, lợi ích Trung Quốc
đương nhiên khơng chỉ tập trung một chỗ, mà vươn khắp toàn cầu. Kinh tế là ưu tiên
trong chiến lược Trung Quốc, có thể kéo Trung Quốc lại gần khu vực Châu Mỹ La
tinh, nhưng câu chuyện không đơn giản giới hạn ở vấn đề kinh tế, thông qua đưa các



nước Châu Mỹ La tinh vào sáng kiến "Vành đai, Con đường", thúc đẩy hợp tác với
các cơ quan văn hóa, chính trị Trung Quốc thậm chí là hợp tác chiến lược hoặc hợp
tác liên quan đến an ninh.
Giáo sư Navegas thuộc Đại học Colima - Mexico cho rằng: "cũng giống các khu vực
khác trên thế giới, sự tồn tại của Trung Quốc ở Châu Mỹ - La tinh không bao giờ là
đơn nhất, chỉ dừng ở một cấp độ, hiệu quả ngắn hạn có thể nhìn thấy, nhưng khơng
thể khẳng định Trung Quốc là quan trọng nhất ở đây". Ông nhấn mạnh, hiện nay nếu
coi Trung Quốc là bá chủ ở đây còn hơi sớm, Trung Quốc chưa thật sự loại bỏ được
Mỹ ra khỏi khu vực, kể cả các quốc gia khác bao gồm Nhật Bản, Tây Ban Nha và
Đức cũng như vậy.
2.
Kim ngạch thương mại ASEAN-Trung Quốc tăng 80 lần trong 30 năm
Trong khuôn khổ Hội chợ ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18 (CAEXPO 2021), ngày
11/9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng
Tây, Bộ Thương mại Trung Quốc và Ban tổ chức hội chợ CAEXPO đã tổ chức
“Diễn đàn Hợp tác kinh tế thương mại kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại
ASEAN-Trung Quốc” với chủ đề “Cùng chung tay thúc đẩy hợp tác kinh tế thương
mại ASEAN-Trung Quốc”, diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết
hợp trực tiếp.

Trong 30 năm qua, hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc luôn được củng cố và
phát triển trên cơ sở cùng có lợi, tơn trọng và hiểu biết lẫn nhau, đómg góp cho hịa
bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực cũng như trên thế giới.
Hợp tác kinh tế chứng kiến những tiến triển hết sức năng động. Kim ngạch thương
mại hai chiều trong 30 năm tăng tới 80 lần, đưa ASEAN và Trung Quốc trở thành
đối tác thương mại số 1 của nhau.
Hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc đã chứng kiến những kết quả rất đáng khích
lệ bao trùm nhiều lĩnh vực từ đầu tư, kết nối, phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo…
đến trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân, hợp tác phát triển, ứng phó thách thức xuyên
quốc gia.

Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, được hình thành và đi vào hoạt
động từ năm 2010, với nỗ lực đẩy mạnh hợp tác của cả hai bên, đã trở thành khu vực
thương mại tự do lớn thứ 3 thế giới. Năm 2020, mặc dù phải gồng mình chống lại
dịch bệnh COVID-19, nhưng quan hệ thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã
được nâng lên cả về quy mô và chất lượng. Hợp tác song phương vẫn được duy trì
và tăng trưởng tốt, kim ngạch thương mại ASEAN-Trung Quốc tăng 32,9% và chiếm
15% toàn bộ kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Lần đầu tiên ASEAN đã vượt
qua Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung
Quốc.


Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, trong sự phát triển chung
của mối quan hệ đó, Việt Nam với vai trò là cửa ngõ Khu vực thương mại tự do
ASEAN-Trung Quốc và làm cầu nối hiệu quả giữa ASEAN với Trung Quốc, quan
hệ kinh tế thương mại Việt-Trung tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ, kim ngạch
thương mại hai chiều tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm gần
đây đạt trên 20%/năm.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Việt-Trung đạt 133,1 tỷ USD, tăng 13,82% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu
sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,95%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,18
tỷ USD, tăng 11,55%. Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch thương mại
Việt Nam-Trung Quốc đạt 91,41 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2020,
trong đó xuất khẩu đạt 28,54 tỷ USD (tăng 23,25%) còn nhập khẩu đạt 62,86 tỷ USD
(tăng 49, 87%). Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và
Việt Nam cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các
nước ASEAN.
Từ năm 2020, CAEXPO được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến đã
phát huy vai trò trong khối cộng đồng ASEAN, thể hiện tinh thần tương trợ, giúp đỡ
lẫn nhau, đạt được nhận thức chung quan trọng trong việc chia sẻ kinh nghiệm phòng
chống dịch, hợp tác vật tư y tế cũng như đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng,

chuỗi ngành nghề khu vực.
Tại CAEXPO 2021, khu vực trưng bày của DN Việt Nam tiếp tục có quy mơ lớn
nhất trong các nước ASEAN với nội dung phong phú và đa dạng.
Khu gian hàng trực tiếp có sự tham gia của trên 70 doanh nghiệp có đại lý tại Trung
Quốc, trưng bày trên diện tích khoảng 2.000m2, với các sản phẩm của Việt Nam có
sức cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu tại Trung Quốc và ASEAN, bao
gồm các mặt hàng: Nông lâm thuỷ sản và thực phẩm chế biến, đồ gỗ và thủ công mỹ
nghệ, hàng tiêu dùng, đầu tư, du lịch và dịch vụ thương mại... Khu gian hàng theo
mô hình "Triển lãm từ xa" có khoảng 200 doanh nghiệp.
Đẩy mạnh nỗ lực khôi phục các hoạt động kinh tế, giao thương là ưu tiên hiện nay
giữa ASEAN và Trung Quốc. Hai bên đang tích cực hợp tác triển khai hiệu quả các
hiệp định khung về "Hợp tác Kinh tế toàn diện (ACFTA)", "Năm hợp tác kinh tế số
ASEAN-Trung Quốc 2020", đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên trao
đổi thương mại-đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
khắc phục tác động của dịch bệnh…
3.
Ảnh hưởng của Trung Quốc tới sự phát triển kinh tế quốc tế của Việt
Nam


Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh tháng 5/2008,
hai bên nhất trí phát triển "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện". Hiện nay,
Việt Nam mới chỉ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện
với Nga và Trung Quốc.
Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại
Trung Quốc - Việt Nam được khơi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch
thương mại giữa 2 nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD
năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của
Việt Nam, vừa là nguồn nhập khẩu lớn nhất vừa là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho 2 nước là điều dễ

dàng nhìn thấy. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu
gồm dầu thô, than đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung
Quốc chủ yếu có máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, linh
kiện điện tử, điện thoại, nguyên phụ kiện dệt may, da giày, phân bón, vật tư nơng
nghiệp, và hàng tiêu dùng. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương
mại giữa 2 nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu khống sản,
ngun liệu thơ và nơng sản là chủ yếu trong đó có xuất khẩu bauxite sang Trung
Quốc theo thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.; còn nhập khẩu từ Trung
Quốc chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hàng công nghiệp và hàng tiêu
dùng do khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với Trung Quốc còn yếu,
nhiều mặt hàng Việt Nam chưa tự sản xuất được nên phải nhập khẩu từ Trung
Quốc. Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất
cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức
coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc. Việt Nam cố gắng
tăng xuất khẩu sang Trung Quốc để cân bằng cán cân thương mại nhưng cơ cấu
hàng xuất khẩu khơng có sự thay đổi lớn vì hàng cơng nghiệp của Việt Nam vẫn
chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc. Đến đầu năm 2018, Trung
Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong đó kim ngạch
xuất khẩu hàng công nghiệp tăng, một số mặt hàng nông nghiệp và dầu thô giảm;
Trung Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam. Nền
kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thương mại song phương giữa hai nước.
Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam.
Nhiều dự án lớn được các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và triển khai. Trong các
dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, vốn vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng
lượng vốn vay của Việt Nam. Sự tham gia của Trung Quốc trong một số dự án như
trồng rừng ở biên giới, dự án khai thác bơ xít ở Tây Ngun gây ra dư luận lo ngại
sự hiện diện của họ tại các địa điểm này có thể ảnh hưởng đến an ninh - quốc
phịng của Việt Nam.
Vị trí địa lý nằm phía Nam Trung Quốc, thị trường hơn 1 tỷ dân, là một điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế mà Việt Nam phải tận dụng nhưng đồng thời cũng



là thách thức lớn khi Trung Quốc là công xưởng của thế giới vì họ có khả năng sản
xuất ra hàng hóa với chi phí thấp, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có sức cạnh
tranh cao.
Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại
Trung Quốc - Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng.
Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, vừa là nguồn nhập
khẩu lớn nhất vừa là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Lợi ích thương
mại song phương mang lại cho 2 nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Hàng hóa xuất
khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu gồm dầu thô, than đá và một số nông
sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết
bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, linh kiện điện tử, điện thoại, nguyên
phụ kiện dệt may, da giày, phân bón, vật tư nông nghiệp, và hàng tiêu dùng.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Việt Nam - Trung Quốc đạt 133,09 tỷ USD, tăng 13,82% so với năm 2019. Trong
đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD,
tăng 17,95%. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hàng hóa trị giá 84,18
tỷ USD, tăng 11,55%. Trung Quốc được đánh giá là đối tác thương mại lớn nhất, thị
trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt
Nam, sau Mỹ. Trong đó, nhóm hàng đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng thương
mại Việt Nam - Trung Quốc là nhóm hàng chế biến, chế tạo (đạt 37,07 tỷ USD, tăng
20,06%) và vật liệu xây dựng (đạt 3,12 tỷ USD, tăng 104,09%)... Ở chiều ngược lại,
Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2020.
Kết quả hoạt động thương mại năm 2020 đã tạo đà cho thương mại Việt Nam - Trung
Quốc năm 2021 duy trì sự ổn định. Mặc dù nước ta đang phải căng thẳng đối phó
với đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4 có quy mơ lớn và tính chất phức tạp hơn tất
cả các đợt dịch trước, nhưng hoạt động giao thương với Trung Quốc vẫn tăng trưởng
tốt do thực hiện các giải pháp linh hoạt như kéo dài thời gian thông quan tại cửa
khẩu, bổ sung thêm các cửa khẩu được phép nhập khẩu trái cây, lương thực; rút ngắn

thời gian thông quan đối với hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam; lập
đội lái xe chun trách chở hàng hóa qua cửa khẩu...
Bộ Cơng thương cho biết, 5 tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập
khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 43,5 tỷ USD, tăng 53,3% so với
cùng kỳ năm trước. Về xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam
sau Hoa Kỳ, với kim ngạch đạt 20,1 tỷ USD, tăng 26%.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nơng lâm thủy sản đã tăng. Nếu như
năm 2020, nhóm hàng nơng lâm thủy sản có gặp khó khăn, khi xuất khẩu sang Trung
Quốc đạt 2,8% tỉ USD, giảm 3,3% so với năm 2019, thì trong 5 tháng đầu năm 2021
đã tăng trưởng 36,2% so với cùng kỳ.


1. Đồng nhân dân tệ ‘ngồi mâm trên’, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng
gì?
Quyết định đưa CNY vào nhóm các đồng tiền dự trữ chính thức của IMF, hiện tại
gồm USD, Euro, đồng bảng Anh và Yên Nhật có hiệu lực từ ngày 1-10-2016. Tại
thời điểm đó, theo IMF nhận định, đồng CNY sẽ chiếm tỉ trọng 10,92% trong giỏ
tiền tệ, so với tỉ trọng của đồng USD là 41,73%, của đồng Euro là 30,93%, của
đồng Yên là 8,33% và đồng bảng Anh là 8,09%. Dự báo, tỷ trọng của CNY có thể
sẽ tăng dần lên 14-16%.

Với nền kinh tế Việt Nam, vốn là một nước có quan hệ giao thương trực tiếp và
sâu rộng, CNY(Nhân dân tệ ) “lên ngơi” chắc chắn có những tác động đa chiều.
Chun gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng việc CNY vào giỏ tiền tệ quốc tế sẽ có
tác động đến các vấn đề như xuất nhập khẩu, nợ nước ngoài, thậm chí là tỷ giá…
của Việt Nam. Lâu nay, các hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt
với Trung Quốc chủ yếu đều được quy đổi theo USD, mà những hợp đồng này
thường đã ký trước ngày 30-11, nên hiện tại chưa bị ảnh hưởng nhiều. Song trong
thời gian tới, có thể trong quan hệ đối tác, Trung Quốc sẽ đề xuất thanh toán bằng
đồng tiền của họ nhiều hơn, điều này đặt doanh nghiệp trước rủi ro của tỷ giá đồng

CNY. Tuy nhiên, TS Lực cho rằng trước mắt, sự kiện CNY vào giỏ tiền tệ quốc tế
sẽ tác động đến thị trường Việt Nam cơ bản là yếu tố tâm lý.
Phân tích sâu hơn về tỷ giá, khi đánh giá về những biến động trên thị trường tài
chính đối với tỷ giá USD/VNĐ, các chuyên gia đến từ ngân hàng BIDV cho rằng,
thị trường ngoại hối Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục biến động khá phức tạp. Trong
đó, yếu tố rủi ro lớn nhất tiếp tục đến từ diễn biến của USD cũng như CNY trên thị
trường quốc tế. VNĐ có thể giảm giá thêm khoảng 3-4% so với USD và tỷ giá
USD/VNĐ tăng vượt qua mức 23.000 đồng/USD. Trong khi đó, nhìn theo khía
cạnh xuất nhập khẩu, chuyên gia kinh tế Nguyến Trí Hiếu cho rằng hiện nay CNY
vẫn đang cao hơn so với giá trị thực, hơn nữa Trung Quốc đang muốn đẩy mạnh
xuất khẩu. Bởi vậy sắp tới Trung Quốc có thể tìm cách để phá giá đồng nội tệ của
mình. Điều đó làm hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn và nhập siêu của Việt Nam lại
tăng lên.
2.

Kinh tế Việt Nam 2012 ảnh hưởng như thế nào từ Trung Quốc?

Covid -19 khởi nguồn từ Trung Quốc, đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung
Quốc. Do Trung Quốc có vai trị rất quan trọng đến nền kinh tế thế giới nên đã lan
truyền ảnh hưởng xấu đến nhiều quốc gia. Việt Nam là một trong những nước chịu
tác động nặng nề vì là nền kinh tế mở, có mức độ trung chuyển hàng hóa, dịch vụ,
con người, đầu tư lớn với Trung Quốc, chịu ảnh hưởng lớn từ kinh tế Trung Quốc.


Một là, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, sản xuất kinh
doanh bị đình trệ: Hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam đều
phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng… nhập khẩu từ Trung
Quốc nên khi dịch Covid 19 bùng nổ gây tê liệt nền kinh tế Trung Quốc đã trực
tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Trong đó, ngành
cơng nghiệp điện - điện tử là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất giữa

Việt Nam và Trung Quốc (máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và
linh kiện). Covid -19 sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản
xuất cũng như thị trường tiêu thụ của ngành điện tử Việt Nam, đặc biệt là ảnh
hưởng đến nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước, dẫn đến tăng chi
phí sản xuất, lợi nhuận giảm. Các ngành sản xuất khác có nguyên liệu đầu vào
nhập khẩu từ Trung Quốc như da giày, dệt may... cũng gặp khó khăn “kép”, cả về
nguồn cung đầu vào sản xuất và sức mua của thị trường sụt giảm. Doanh nghiệp
mới thành lập cũng giảm ở hầu hết các lĩnh vực, mức giảm mạnh nhất trong lĩnh
vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí (giảm 23%), lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (giảm
11,8%), dịch vụ vận tải kho bãi (giảm 37,9%).
Trung Quốc dừng thông quan tại các cửa khẩu với Việt Nam và tăng cường quản
lý, siết chặt các cửa khẩu nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch khiến hoạt động
xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là hàng nơng - lâm - thủy sản… gặp nhiều
khó khăn. Chín (9) ngành chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ dịch Covid 19, bao
gồm: may mặc, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khốn, cảng biển và vận
chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không. Đặc biệt, những ngành sản xuất, xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam phụ thuộc nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc chịu
tác động mạnh nhất do thiếu nguyên liệu đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng do
nguồn thay thế hạn chế. Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, khi sức mua
của nền kinh tế Trung Quốc giảm, đóng cửa tạm đường biên do dịch bệnh, kinh tế
Việt Nam chịu tổn thương lớn hơn so với các nền kinh tế khác có quy mơ tương
đương trong khu vực.
Do nhiều ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập từ
Trung Quốc nên dù nhiều nhà máy Trung Quốc mở cửa hoạt động trở lại từ ngày
10/2, nhưng nhân cơng khơng quay lại đầy đủ vì trở ngại giao thông và lo ngại lây
dịch Covid-19. Do vậy, hoạt động sản xuất ở Trung Quốc vẫn đình trệ. Việc kiểm
dịch hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chặt chẽ hơn. Điều này khiến nhiều
ngành của Việt Nam vẫn tiếp tục bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Hai là, thuế thu sụt giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19: Hoạt động bất động sản
và đầu tư cá nhân sụt giảm gây tác động đến tình hình kinh tế và sản xuất kinh

doanh ở các doanh nghiệp, các nguồn thu giảm và mức tăng trưởng thấp. Thuế thu
nhập doanh nghiệp tuy tăng 1,25% (2/2020) so với cùng kỳ nhưng đây là mức tăng


trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm (2016-2019). Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ
đặc biệt cũng giảm. Mức giảm chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
các mặt hàng như bia, thuốc lá, ôtô. Thuế thu nhập cá nhân tuy tăng 7,92% nhưng
cũng có mức tăng trưởng thấp nhất do tác động ảnh hưởng dịch Covid-19.
Thuế giá trị gia tăng giảm 1,46% so với cùng kỳ. Thuế của khu vực doanh nghiệp
nhà nước trung ương giảm 10,8% và khu vực nhà nước địa phương giảm 6,06%,
khu vực ngoài quốc doanh giảm 3,13% so với cùng kỳ. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng
giảm 6,02% so với cùng kỳ. Mức giảm chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh các mặt hàng như bia, thuốc lá, ôtô. Thuế thu nhập cá nhân tuy tăng 7,92%
so với cùng kỳ nhưng là mức tăng thấp nhất trong 3 năm (2016-2019). Nguyên
nhân là do sụt giảm của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoạt động đầu
tư tư nhân.
Ba là, hoạt động đầu tư bị gián đoạn, chậm trễ: Khơng chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, mà nhiều kế hoạch tìm kiếm các cơ hội đầu tư của các nhà
đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đã bị hủy bỏ.
Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam với 2.875 dự án
còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng vốn FDI đăng ký
vào Việt Nam. Trong 17 ngành Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, nhiều nhất là
công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 54% tổng số dự án; sản xuất điện khí nước - điều hòa 26%). Nhiều dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu
hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc. Những
lao động này đang bị hạn chế trở lại Việt Nam do dịch Covid-19 đã tác động tiêu
cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp ở Việt Nam,
cũng như đời sống của người lao động trong các dự án, doanh nghiệp liên quan.
Không chỉ thu hút FDI gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu, nhân lực từ Trung
Quốc, mà những người Trung Quốc làm việc trong các dự án FDI ở Việt Nam và
các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc và các nước khác cũng bị tác
động tiêu cực. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư

của các nhà đầu tư tiềm năng của Trung Quốc nói riêng và các nước khác nói
chung cũng bị trì hỗn, bao gồm các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư, các hội thảo,
các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn xúc tiến đầu tư... Nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt
đối với các mặt hàng không thiết yếu sẽ giảm mạnh, làm cho sản xuất bị đình trệ,
hàng tồn kho lớn. Các nhà đầu tư mới sẽ do dự chưa đưa ra các quyết định đầu tư.
Đối với các dự án đã đầu tư, các nhà đầu tư sẽ hỗn lại việc tăng vốn. Thậm chí,
các doanh nghiệp FDI lớn, như Samsung, LG, Formosa, Apple, Toyota, Honda…
cũng gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu và nhân lực đầu vào nhập từ Trung


Quốc.
Bốn là, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực, hoạt động
tài chính - tiền tệ cũng bị suy giảm: Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều thị
trường chứng khốn thế giới “lao dốc” mạnh, trong đó thị trường chứng khoán
Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực Châu Á. Thậm chí giảm mạnh hơn cả các chỉ
số chứng khoán của Trung Quốc - nơi “ổ dịch” Covid-19 khởi nguồn. VN-Index
giảm hơn 5,78%, thậm chí có thời điểm thủng đáy 900 điểm so với mức giảm của
thị trường chứng khoán Thai SET Index (Thái Lan) giảm hơn 2,66%; Kuala
Lumpur Composite Index (Malaysia) giảm hơn 2%; Hang Seng Index (Hồng
Kông) giảm hơn 1,8%; STI Index (Singapore) giảm hơn 1,6%¹. Trong khi tỷ giá
USD/VND tiếp tục tăng. Sở dĩ thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh là do
kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc và tăng trưởng của thị trường
chứng khoán kém bền vững.
Do tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu dựa vào các cổ
phiếu vốn hóa lớn, nên khi các cổ phiếu này “lao dốc” dưới tác động của dịch
Covid-19 và những bất ổn của ngành, thì thị trường chứng khốn cũng suy giảm
theo.
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Covid-19 tác động đến ngành Ngân hàng ở
những khía cạnh sau: Một là, làm giảm nhu cầu tiêu dùng, giảm giao dịch ngoại
thương, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp và hộ gia đình

hoạt động trong lĩnh vực tài chính giảm; Hai là, cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín
dụng của các doanh nghiệp, hộ gia đình thấp hơn, đặc biệt là trong quý I và quý
II/2020; Ba là, tiềm ẩn nợ xấu tăng, khi các doanh nghiệp, hộ gia đình chịu tác
động tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn;
Bốn là, nhu cầu giao dịch qua ngân hàng số, thanh tốn khơng dùng tiền mặt tăng
do khách hàng ngại tiếp xúc, tập trung đông người. Trong kịch bản tích cực, dịch
vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm giảm nhẹ 1% (Quí I+II/2020). Trong kịch bản
tiêu cực, dịch vụ tài chính ngân hàng giảm 1,5%.
Năm là, hoạt động của ngành du lịch khó khăn: Ngành du lịch có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam chiếm 8% GDP (2019), dự báo đạt tỷ trọng 10%
GDP (2025). Ngành du lịch chịu tác động tiêu cực của dịch Covid 19, cả du lịch
quốc tế và du lịch nội địa. Thiệt hại nặng nề nhất là ngành hàng không, khách sạn,
lữ hành, nhà hàng do sụt giảm mạnh lượng du khách quốc tế và khách Trung Quốc
tới Việt Nam. Theo Bộ KHĐT, Trung Quốc luôn đứng đầu trong tổng lượng khách
quốc tế đến Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khách lớn
khác như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, trung bình khoảng 30% trong cơ cấu khách


quốc tế đến Việt Nam.
Ngành giao thông vận tải, trong đó, vận tải hàng khơng chịu ảnh hưởng nhiều nhất,
bởi khách quốc tế sử dụng hàng không của Việt Nam chiếm gần 80%. Khách
Trung Quốc đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm 70% (2019). Các dịch
vụ vận tải đường bộ, đường sắt… cũng chịu tác động tiêu cực khi hoạt động
thương mại và du lịch sụt giảm, khách đi lễ hội giảm. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải
cũng sẽ giảm theo, như dịch vụ quản lý bay, dịch vụ cảng hàng không sẽ bị ảnh
hưởng.
Tác động của ngành du lịch là đa chiều. Nếu du lịch phát triển mạnh thì có thể kéo
theo rất nhiều ngành nghề khác đi lên. Ngược lại, du lịch “hắt hơi” thì các lĩnh vực
khác “sổ mũi” theo. Tất cả những thiệt hại này khó có thể đo đếm và chắc chắn
vượt hơn nhiều con số 7 tỉ USD như Tổng cục Du lịch dự báo. Thiệt hại ban đầu

của việc dừng các đường bay đến Trung Quốc là hơn 10.000 tỉ đồng². Nếu ngành
du lịch phục hồi tháng 7/2020, tổng thiệt hại tài chính do Covid-19 gây ra cho
ngành hàng khơng lên tới 196 triệu USD. Khi thông thương đường sắt và hàng
không với Trung Quốc bị giảm khiến Việt Nam không thể nhận được đúng thời
gian giao nhận nguyên vật liệu, sản phẩm từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời hạn
giao hàng cho bên thứ ba.
4.

Trung Quốc và sự hội nhập kinh tế quốc tế

Năm 1980, thời điểm mà Trung Quốc mới bắt đầu tiến hành quá trình chuyển đổi,
quốc gia này chỉ chiếm hơn 2% tổng GDP thế giới và chưa đầy 2% tổng giá trị
thương mại toàn cầu. 35 năm sau, tỉ trọng GDP của quốc gia này đã chiếm khoảng
15% của tồn thế giới và đóng góp khoảng 11% trong tổng mức thương mại toàn
cầu. Năm 2009, FDI vào Trung Quốc chiếm 7% lượng FDI toàn cầu trong khi con
số này của năm 1980 chỉ là 1%, lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung
Quốc tăng từ mức không đáng kể (năm 2004) lên 4% toàn cầu (năm 2009).
Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO vào năm 2001, diện mạo thương mại của Trung
Quốc đã thay đổi nhanh chóng, xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu toàn
thế giới đã tăng từ 4,4% (năm 2001) lên mức 11,4% (năm 2013). Những con số này
cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc trên thế giới cũng như sự thành cơng của chính
sách mở cửa của quốc gia này.

1. Thay đổi từ thể chế nền tảng


Việc mở cửa với thế giới đồng thời là quá trình chấp nhận các ngun tắc, luật chơi
mang tính quốc tế. Đối với Trung Quốc, mở cửa đồng nghĩa với việc quốc gia này
phải chuyển toàn bộ nền kinh tế vốn tồn tại phổ biến theo dạng hợp đồng dựa trên
quan hệ sang các dạng hợp đồng dựa trên luật pháp. Các bộ luật về thu hút vốn đầu

tư nước ngồi nhanh chóng được ban hành và sửa đổi; luật chống độc quyền được
ban hành bảy năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO; luật về phá sản doanh nghiệp
cũng được ban hành...
Nhưng Trung Quốc vẫn thiếu các văn bản luật quy định chặt chẽ việc bảo vệ sở hữu
trí tuệ và bảo vệ sở hữu tư nhân - vốn là nền tảng và động lực phát triển kinh tế thị
trường. Bộ máy và chức năng của Chính phủ cũng phải thay đổi từ chính phủ theo
mơ hình quan liêu sang việc thẩm thấu các cách tổ chức, quản lý, đánh giá như doanh
nghiệp. Tiếp đó, khi q trình hội nhập ngày càng sâu rộng, các can thiệp hành chính
của Chính phủ trở thành rào cản đối với sự phát triển của hệ thống kinh tế ngồi nhà
nước, Chính phủ Trung Quốc đã phải tiếp tục chuyển đổi chức năng một lần nữa
thành chính phủ theo mơ hình kiến tạo. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường ngày
càng đóng vai trị quan trọng hơn trong q trình phát triển kinh tế và quyết định
cách thức ứng xử giữa Trung Quốc với các đối tác của mình.
Kinh nghiệm thành cơng của Trung Quốc cho thấy, các cải cách bên trong cần phải
theo kịp với các đòi hỏi từ áp lực cải cách bên ngoài khi gia nhập sân chơi quốc tế.
Tiếc rằng, ngay cả với Trung Quốc, nhiều lĩnh vực cải cách như doanh nghiệp nhà
nước, sở hữu tư nhân, tài chính tiền tệ vẫn bị trì hỗn trong hàng chục năm.
2.
Tìm cách thức hội nhập phù hợp
Phân cơng lao động bị giới hạn bởi quy mô của thị trường. Kinh nghiệm của Trung
Quốc cho thấy ngay cả những nền kinh tế lớn cũng nên tận dụng lợi thế của các thị
trường xuất khẩu để gặt hái lợi ích đầy đủ của lợi ích kinh tế theo quy mơ trong các
ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu. Nhưng xuất phát điểm của Trung Quốc rất
khác với những nước láng giềng thành công là Hàn Quốc và Nhật Bản. Môi trường
kinh tế quốc tế lúc này đã khác hẳn so với môi trường trong những năm 1950- 1960
khi Nhật Bản, Hàn Quốc và các vùng lãnh thổ phát triển sớm khác ở Đơng Á thai
nghén chính sách cơng nghiệp của mình. Để gia nhập GATT và tổ chức kế thừa nó
là WTO, Trung Quốc đã phải đàm phán trong suốt 15 năm.

Vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc phải đối mặt thời kì

những năm 1990 là phải học tập gì và từ bỏ gì từ mơ hình phát triển Đơng Á. Nhiều
người vẫn hy vọng có thể kết hợp được mơ hình chính sách cơng nghiệp - tài chính
tích cực với nhu cầu của hệ thống thương mại toàn cầu và những quy tắc của WTO.
Nhưng điều này dường như không thực tế lắm. Trung Quốc khơng thể phát triển mơ
hình thương mại tự do tuyệt đối như Hong Kong mà phải tìm mơ hình khác.


Về chiến lược phát triển ngoại thương của Trung Quốc thời kỳ này, còn một điểm
đáng lưu ý khác là, Trung Quốc gia nhập thị trường thế giới bằng các cửa sổ là cơng
ty vốn nước ngồi. Các cơng ty này được thu hút đầu tư vào thị trường Trung Quốc
(thông qua các đặc khu kinh tế, khu ưu đãi thuế quan, các thành phố mở cửa duyên
hải…). Như vậy, khác với Nhật và Hàn Quốc, Trung Quốc có thể tiến hành điều
chỉnh kết cấu ngành cũng như nâng cấp ngành bằng cách nhận gia công, chế biến
cho các công ty vốn nước ngồi (thơng qua chính sách thu hút FDI). "Hong Kong là
cửa hàng - Quảng Đông là công xưởng" là điển hình cho cách thức phát triển ngoại
thương, mô phỏng kỹ thuật và tiếp thu kinh nghiệm quản lý của Trung Quốc thời
gian đầu.
Thương mại gia công - chế tạo và thương mại linh phụ kiện, là một cách thức quan
trọng để Trung Quốc thâm nhập quá trình phân cơng quốc tế cũng như tham gia làn
sóng thương mại toàn cầu.
3.
Tận dụng triệt để quan hệ mở cửa
Quan sát số liệu thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới
có thể nhận thấy đặc điểm của thương mại nội vùng Đông Á. Trung Quốc luôn thâm
hụt thương mại với Nhật Bản, Hàn Quốc - những quốc gia mà Trung Quốc cần nhập
khẩu công nghệ, hàng trung gian hoặc bán thành phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao.
Trung Quốc cũng thâm hụt thương mại với Malaysia, Thái Lan, Philippines vì các
quốc gia này đều xuất khẩu được sang Trung Quốc các hàng trung gian, hàng bán
thành phẩm và thành phẩm cơng nghiệp có hàm lượng kĩ thuật khá và cao. Điều này
được lý giải bằng việc Trung Quốc tham gia thương mại nội vùng Đông Á để giải

quyết trực tiếp nhu cầu nhập khẩu công nghệ, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho
xuất khẩu.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả
Một trong những công cụ được sử dụng để hỗ trợ xuất khẩu là duy trì tỉ giá danh
nghĩa đồng Nhân dân tệ (NDT) ở mức thấp trong thời gian dài. Sau khi phá giá lập
tức 40% vào năm 1994, NDT còn tiếp tục trải qua quá trình mất giá đến đầu thế kỉ
XXI và được neo không đổi đến tháng 7/2005. Một số nghiên cứu định lượng của
IMF đã chỉ ra rằng, việc NDT bị định giá thấp giả tạo mỗi 10% có thể khiến xuất
khẩu của các nước ASEAN sang thị trường thứ ba bị suy giảm 1% do không cạnh
tranh được với xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường thứ ba này.
Tuy nhiên, việc duy trì tỉ giá thấp cũng dẫn đến một hệ lụy khôn lường là làm gia
tăng chóng mặt dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc - Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
buộc phải mua vào lượng ngoại tệ dư thừa từ các cân đối vĩ mô nhằm giữ cho NDT
không bị tăng giá. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tính từ năm 2001 bình quân mỗi
năm tăng thêm 300 tỉ USD. Trong tổng số 3.800 tỉ USD dự trữ ngoại tệ hiện nay,


chỉ 1.600 tỉ USD là thực sự cần để phục vụ nhập khẩu - nếu so với tỉ lệ chuẩn thế
giới là 12 tuần nhập khẩu.
4.
Phát triển cụm liên kết ngành
Một trong những lý giải về hàng xuất khẩu Trung Quốc có ưu thế về giá cả cho thấy
Trung Quốc có một đồng tiền rẻ và lượng lao động dồi dào giá rẻ. Nhưng nghiên
cứu cịn cho thấy, thành cơng của q trình mở cửa Trung Quốc cịn bắt nguồn từ
việc quốc gia này thu hút và hình thành được các cụm liên kết ngành (industrial
cluster) dọc theo bờ biển. Các cụm liên kết ngành của Trung Quốc được phân loại
thành ba nhóm rõ nét: nhóm sản xuất hàng cơng nghiệp nhẹ chủ yếu tập trung ở
duyên hải miền Nam (Quảng Đơng, Phúc Kiến); nhóm sản xuất hàng cơng nghiệp
nặng với sáu điểm nằm rải rác từ miền Bắc đến miền Nam; nhóm sản xuất hàng có

hàm lượng cơng nghệ cao, giá trị gia tăng lớn (Tam giác sông Châu Giang - Quảng
Đơng). Chính lợi thế nhờ quy mơ và lợi thế nhờ hiệu ứng cụm liên kết đã tạo ra năng
lực sản xuất khổng lồ với chi phí thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.

Năm 2013, với hơn 4.000 tỉ USD, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có quy mơ
thương mại lớn nhất thế giới. Nhưng đây là thương mại hàng hóa. Nếu tính cả thương
mại dịch vụ, quy mô thương mại của Trung Quốc vẫn thấp hơn Mỹ gần 500 tỉ USD.
Trong bối cảnh các nước phát triển đang chuyển hướng mạnh mẽ thương mại từ lĩnh
vực hàng hóa sang thương mại dịch vụ (điển hình là sự vận động hình thành TPP),
Trung Quốc cũng thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Thượng Hải (SFTZ).
Nhưng những nỗ lực cân bằng giữa thương mại hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc
sẽ vấp phải một thách thức lớn đó là địi hỏi về bảo vệ sở hữu trí tuệ và năng lực
sáng tạo.


×