Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sau khi nghiên cứu đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hãy trình bày những hiểu biết của bản thân em về một nội dung mà em tâm đắc nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.17 KB, 10 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đề bài: sau khi nghiên cứu đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, hãy trình bày những hiểu biết của bản thân em về một nội dung mà em tâm
đắc nhất
BÀI LÀM
Sau khi nghiên cứu đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, em xin trình bày về vấn đề: Nền kinh tế thị trường và một số đặc trưng chủ yếu
của nền kinh tế thị trường Việt Nam
1- Những vấn đề về kinh tế thị trường
Trong quá trình phát triển của mình, xã hội loài người đã đi từ một nền kinh tế tự
nhiên, tự cung, tự cấp. Khi sản xuất đã có sự phát triển nhất định, đã có phần sản phẩm
dư thừa của mỗi gia đình, bộ tộc để trao đổi, mua bán, loài người bước vào nền kinh tế
hàng hoá. Tuy nhiên, chỉ khi đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản, các hàng rào cát cứ phong
kiến bị phá bỏ, sản xuất phát triển cung cấp một khối lượng hàng hoá ngày càng lớn thì
nền kinh tế thị trường mới thực sự hình thành và phát triển. Rõ ràng, kinh tế thị trường -
kinh tế hàng hoá là sản phẩm của cả xã hội, nó là bước đi tất yếu khách quan của loài
người gắn với sự phát triển của sản xuất. Nó không phải là giai đoạn lịch sử trước chủ
nghĩa xã hội, càng không phải chỉ của chủ nghĩa tư bản như một số người quan niệm.
Trong xã hội có giai cấp, có nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, với
những lợi ích khác nhau thì nền kinh tế hàng hoá không thể thuần nhất. Gắn với mỗi giai
cấp, mỗi tầng lớp xã hội là một thành phần kinh tế có những đặc thù, có quá trình phát
triển riêng. Bởi vậy, nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần cũng là một tất yếu
khách quan của lịch sử. Điều đó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của giai cấp hay
tầng lớp nào.
Tuy nhiên, phạm trù kinh tế thị trường, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần không
phải là phạm trù vĩnh viễn mà nó mang tính lịch sử. Trước hết, ở mỗi giai đoạn lịch sử,
mỗi phương thức sản xuất khác nhau, kinh tế thị trường có những đặc điểm riêng của
nó. Những đặc điểm này bị điều kiện lịch sử cụ thể của giai đoạn đó, của phương thức
sản xuất đó quy định. Bởi vậy, nói đến kinh tế thị trường bao giờ cũng phải gắn nó với
một thể chế, một chế độ chính trị - xã hội nhất định, không có một nền kinh tế thị
trường chung cho mọi xã hội, mọi trình độ phát triển của loài người. Ở mỗi chế độ


chính trị, giai cấp thống trị và đảng cầm quyền (của giai cấp đó) luôn sử dụng kinh tế thị
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trường như là một phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu và phục vụ
lợi ích của giai cấp thống trị. Ta có thể nhận biết điều đó qua những bằng chứng lịch sử.
Trong xã hội phong kiến, thị trường trao đổi, mua bán hàng hoá còn giản đơn bởi
sản xuất chưa cao. Thị trường đó bị bó hẹp trong phạm vi cát cứ của các lãnh chúa
phong kiến.
Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, khi chủ nghĩa tư bản còn là tự do cạnh tranh
thì thị trường cũng mang đầy đủ tính chất tự do cạnh tranh đó. Các nhà lý luận thời đó,
tiêu biểu là A.Smith đòi hỏi một “thị trường tự do”, kêu gọi Nhà nước đừng có nhúng
tay vào, “không cần có kế hoạch, không cần có quy tắc, thị trường sẽ giải đáp tất cả”.
Đó là thời kỳ gắn liền với nền chính trị cộng hoà, với Nhà nước dân chủ tư sản đang còn
phải đương đầu với thế lực quân chủ chuyên chế.
Kinh tế thị trường chịu sự tác động, điều hành của Nhà nước thể hiện rõ trong
nền thống trị phát xít. Ở đó, hoạt động của nền kinh tế phải răm rắp tuân theo mệnh lệnh
của Nhà nước trong một cơ chế hết sức nghiêm nghặt.
Trong lịch sử, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, có rất
nhiều mô hình kinh tế thị trường khác nhau, tuỳ thuộc vào chế độ chính trị của từng
nước, tuỳ thuộc vào giai cấp nào nắm quyền ở trong đó. Song, nét nổi bật ở tất cả các
mô hình đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế với dân tộc,
kinh tế thị trường bao giờ cũng là nền kinh tế thị trường hỗn hợp, nhiều thành phần và
nó vận động, phát triển không thể thiếu sự can thiệp của Nhà nước.
Những điều khái quát trên đây cho thấy việc Đảng ta định ra đường lối xây dựng
một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là đúng với quy luật khách
quan, phù hợp với tất yếu lịch sử. Nền kinh tế đó phải đi lên từ điều kiện lịch sử cụ thể
của Việt Nam, gắn với khoa học, kỹ thuật hiện đại và truyền thống dân tộc. Sự lựa chọn
đó không phải do ý muốn chủ quan của ai đó cho dù có thiện chí, mong muốn điều tốt
lành. Điều đó càng không phải là một sự chuyển hướng đi theo chủ nghĩa tư bản, xuất

phát từ quan điểm cho rằng kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường chỉ là của chủ nghĩa tư
bản.
2- Một số đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
- Đặc trưng thứ nhất:
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chúng ta đang ở trong thời kỳ quá độ, bước khởi đầu để xây dựng nền kinh tế thị
trường từ một điểm xuất phát thấp, nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển, sản xuất còn
mang nặng tính tự nhiên, tự cung, tự cấp thể hiện rất rõ ở những mặt sau:
Một là, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, nguyên vật liệu, năng lượng, máy
móc… không đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế nói chung và từng thành phần
kinh tế nói riêng.
Hai là, những năm qua, do sự đổi mới trong đường lối phát triển của Đảng và
Nhà nước ta, một số ngành, địa phương đã có được những yếu tố hiện đại, song đó mới
là sự khởi đầu. Nhìn chung, sản xuất của chúng ta còn thủ công (100%), do đó năng suất
thấp, khối lượng ít, chất lượng sản phẩm và tỷ suất hàng hoá thấp, không đáp ứng được
nhu cầu trong nước và càng không thể xuất khẩu hàng hoá do không đủ sức cạnh tranh
với hàng hoá của nước ngoài. Đây là đặc điểm rất quan trọng bởi nếu sản xuất chưa phát
triển, tỷ suất hàng hoá còn thấp thì việc hình thành một nền kinh tế thị trường một cách
tự giác sẽ chưa có cơ sở vững chắc, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các thành
phần kinh tế.
- Đặc trưng thứ hai:
Nền kinh tế thị trường của chúng ta được xây dựng trong sự thoát thai khỏi nền
kinh tế tập trung, bao cấp đã nhiều năm tồn tại. Cơ chế bao cấp rất xa lạ, nếu không nói
là đối lập với cơ chế thị trường. Chúng tôi đã cố gắng tạo dựng một nền kinh tế chỉ có
hai thành phần quốc doanh và tập thể dựa trên sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, chính
việc đó đã làm thui chột các thành phần khác, không động viên được tiềm lực của toàn
dân. Cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã tạo ra những thói quen xấu trong
quản lý, sản xuất và tiêu dùng mà hậu quả của nó là sự trì trệ, khủng hoảng của nền kinh
tế quốc dân.

Ngày nay, khi chuyển sang cơ chế thị trường, những quan điểm lỗi thời, những
định kiến hẹp hòi bảo thủ đang là những cản trở trên con đường đổi mới. Mặt khác, do
nền kinh tế thị trường mới hình thành trong vài ba năm, chưa hiểu biết kỹ cơ chế mới,
chưa có những chủ trương, chính sách phù hợp để kích thích sự phát triển của nền kinh
tế thị trường
- Đặc trưng thứ ba:
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Do sự chuyển hướng xây dựng nền kinh tế thị trường của chúng ta mới chỉ đang
ở giai đoạn đầu nên các thành phần kinh tế còn non yếu cả về tiềm lực và khả năng hoạt
động. Thành phần kinh tế quốc doanh đã nhiều năm tồn tại và tăng trưởng trong chế độ
bao cấp nên chưa chuyển sang cơ chế mới, độ nhạy cảm với thị trường còn thấp.
Phương thức quản lý không kích thích được người lao động, năng suất và chất lượng
thấp. Không ít xí nghiệp quốc doanh trì trệ bế tắc, không trụ đứng được trong cơ chế
mới và thực tế là những mảnh đất cho những hiện tượng tiêu cực nảy sinh và phát triển.
Thành phần kinh tế tập thể giảm đi nhanh chóng cả trong lĩnh vực công nghiệp, thủ
công nghiệp, du lịch và nông nghiệp. Về số lượng, năm 1988 có 32.034 hợp tác xã thủ
công nghiệp, đến năm 1991 chỉ còn 9.660. Về mức sản xuất, tính đến năm 1989 giảm
36,1% và năm 1991 giảm 47% thị trường cả nước. Trong nông nghiệp, khoảng 35% số
hợp tác xã đã chuyển đổi và làm ăn có triển vọng. Số còn lại đang trong quá trình
chuyển đổi gặp nhiều khó khăn hoặc sự tồn tại chỉ là hình thức.
Kinh tế tư nhân có sự mở rộng nhanh chóng song mới chỉ là bước đầu. Phần lớn
các doanh nghiệp tư nhân thường chỉ đầu tư vào những ngành không cần đến vốn lớn,
thu lợi nhanh như các ngành dịch vụ. Trong hoạt động, tính tự phát còn nặng nề, chưa
biết và chưa quen với sự cạnh tranh trong cơ chế mới dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực
trong mọi lĩnh vực, gây hậu quả xấu như đầu cơ, tranh mua tranh bán, nâng giá, trốn lậu
thuế, làm hàng giả, tham nhũng, lợi dụng chức quyền… ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Đặc trưng thứ tư:
Hoạt động của các thành phần kinh tế nói chung và của cả nền kinh tế thị trường

phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn thiện của thị trường mà chúng ta chưa có được
trong giai đoạn bước đầu này. Đó là sự hình thành đồng bộ bao gồm cả thị trường tư
liệu sản xuất, thị trường tư liệu sinh hoạt, thị trường sức lao động, thị trường vốn, tiền
tệ… thị trường này phải thông suốt và mở cửa hoà nhập vào thị trường thế giới. Chúng
ta cũng chưa có được một hệ thống đầy đủ các chính sách, công cụ để các yếu tố của thị
trường, như giá cả, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng… thực sự hoạt động theo cơ chế thị
trường không bị áp đặt bằng các mệnh lệnh hành chính, bằng ý muốn chủ quan để các
thành phần kinh tế thực sự chủ động và bình đẳng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3 – Làm thế nào để phát triển được kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam ?
Từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời
gian qua và căn cứ vào yêu cầu phát triển trong thời gian tới, có thể xác định những
phương hướng, nhiệm vụ cơ bản phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam như sau:
1 – Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Không nên có thái độ định kiến và kỳ thị
đối với bất cứ thành phần kinh tế nào.
Kinh tế nhà nước phải phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân,
là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là
công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước
giữ những vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương
về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật.
Kinh tế tập thể gồm các hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng
cốt. Các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng
rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh

nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn. Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng
dụng khoa học và công nghệ, thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ
phát triển hợp tác xã.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài.
Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển, bao gồm cả các hình thức tổ chức hợp tác
tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.
Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành
nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu
tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán
5

×