Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

các quy luật bố cục về ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.2 KB, 22 trang )

Lời nói đầu
Hiện nay, bất cứ ai cũng có thể sở hữu một chiếc máy ảnh để ghi lại những
khoảnh khắc sinh hoạt hay đơn giản là những gì mà chúng ta cảm nhận thấy. Tuy
nhiên, con mắt nhìn của chúng ta là chủ quan, máy ảnh là vật chủ quan… nếu
khơng có phương pháp chụp thì thật khó để vừa lịng với những khn hình do
chính người cầm máy tạo nên. Vì vậy, trước khi bấm máy, cần thiết người chụp
phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản đề có những bức ảnh đạt yêu cầu
tối thiểu chứ khơng nên tìm kiếm những góc ảnh mà tự mình coi là phá cách.
Tuy nhiên,những qui luật định luật chỉ giúp chúng ta chụp được tấm ảnh hài hòa,
đúng sáng… chứ không phải là tất cả để cho ta một bức ảnh đẹp, độc đáo… Nhiều
nhà nhiếp ảnh ủng hộ cho sự sáng tạp, họ ví von những quy tắc, đinh luật… giống
như cái xe tập đi. Khi ta biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng
khác nào người chưa biết đi vậy. Mặc nhiên đây là việc sáng tạo khi đã vững tay
máy.
Là một sinh viên muốn tìm hiểu về nhiếp ảnh, trong khuôn khổ một bài tiểu luận
và thời gian cho phép, em đã tìm hiểu về các quy luật bố cục về ảnh. Đề tài này
trước tiên là cơ hội để em trang bị những kiến thức căn bản nhất khi cầm máy ảnh
để chụp những bức ảnh phục vụ sinh hoạt, cơng việc của mình. Vì chưa có điều
kiện thực tế nên bài tiểu luận của em còn mang nặng tính lí thuyết sưu tập, chắt lọc
được từ giáo trình báo ảnh và một số trang web chia sẻ về cách tạo hình.
Trong quá trình tìm hiểu, em thấy thấy đây là một đề tài thú vị và cần thiết cho em.
Vì vậy, trong tương lai nếu có điều kiện chắc chắn em sẽ đầu tư thời gian, công sức
để khám phá sâu hơn nữa.
Hơn hết, em xin cảm ơn thầy phụ trách môn báo ảnh lớp Báo in K28 đã đồng hành
và hướng dẫn chúng em tiếp cận với ảnh, báo ảnh./.
1


I.

Những kiến thức cần nắm


1. Khái niệm

Bố cục là sự sắp xếp các yếu tố như các mảng màu sắc, các hình dáng, hình khối
hoặc sắp xếp các chi tiết trong khung của một bức ảnh để tạo thành một tác phẩm
ảnh, bố cục là một nghệ thuật không chỉ trong nhiếp ảnh mà trong nhiều loại hình
nghệ thuật khác nhau, gần với nhiếp ảnh nhất là hội họa, tuy nhiên ở mỗi loại hình
đều có những đặc điểm riêng.
Bố cục trong nhiếp ảnh là tạo sự liên hệ về không gian và thời gian, liên hệ giữa
các sự kiện hoặc trong những tình huống, nhằm biểu lộ ý tuởng và tính cách của tác
giả. Bố cục sẽ liên kết các yếu tố của hình thức nhằm thể hiện được những suy nghĩ
của tác giả được trình bày trong một tác phẩm. Trong nhiếp ảnh bố cục cũng có thể
là sự sắp xếp các đường nét, ánh sáng, mảng màu sắc khác nhau nhưng tuân theo
một số điều kiện nhất định.
Mỗi trường phái nghệ thuật đều có một lối bố cục rất riêng: trường phái cổ điển
thiên về trí tuệ thường đi tìm cái vĩnh hằng, thích chọn bố cục tĩnh theo hình thẳng
đứng hay hình tháp, ở trường phái hội họa Châu âu thời Phục hưng thì bố cục ln
có điểm nhìn nhất định trong khi ở hội họa cổ Trung Quốc thì ngược lại, bố cục
thay đổi theo mắt nhìn của người xem. Bố cục trong nhiếp ảnh là bố cục thị giác ,
bố cục thị giác có thể tạm định nghĩa là nghệ thuật sắp xếp các đường nét, hình
thể, màu sắc, các mảng đậm nhạt, tạo cho hình ảnh có sức thu hút người xem,
hoặc tạo ấn tượng, suy tư xúc động hay chỉ tạo cảm giác nhẹ nhàng... Trong sáng
tác ảnh nghệ thuật bố cục thường đóng vai trị quyết định.
Tuy nhiên để chụp được một bức ảnh đẹp là điều không dễ dàng, bởi vì chiếc máy
ảnh chỉ ghi nhận khách quan mà trong khi người chụp lại có những cảm xúc riêng,
rất khó mà giải thích tại sao cùng một cảnh mà người này thấy đẹp trong khi người

2


kia lại khơng thấy đẹp vì mỗi người thích một vẻ, sự việc này có thể giải thích do

cảm quan thị giác mỗi người khác nhau.
2. Những yếu tố hình họa của hình ảnh
Mặc dù chiếc máy ảnh có nhiều khâu tự động, song nó chỉ là một cái máy mà ta
phải học cách sử dụng nó bởi nó khơng có khả năng nhìn và chọn lựa. Yếu tố có ý
nghĩa trong một bức ảnh, cố nhiên không phải là chiếc máy ảnh đã chụp ra bức ảnh
đó mà là nhà nhiếp ảnh đã chụp nó. Nhà nhiếp ảnh giỏi khơng phải là người có
chiếc máy ảnh tốt nhất, đắt tiền nhất, mà là người chụp được những bức ảnh tốt
nhất.
Ở đây cần phân biệt hai từ ảnh đạt và ảnh tốt, hai khái niệm này không hề giống
nhau:
- Ảnh đạt là một bức ảnh rõ nét, nhìn thấy rõ. Tất cả chỉ là như vậy. Điều này có thể
thực hiện dễ dàng với bất kì ai sở hữu một chiếc máy phổ biến có mặt trên thị
trường hiện nay.
- Ảnh tốt: là những bức ảnh khiến ta chú ý đến nó bởi nó liên quan đến ta: nó đã
chộp được giây phút quan trọng, chộp được một vẻ mặt thống qua, một cử chỉ có ý
nghĩa. Hoặc là nó thể hiện bằng một vẻ dễ nhìn hoặc khác thường, một con người,
một cảnh vật, một hình thái của thiên nhiên. Hoặc nó gợi lên những mối liên quan
tinh vi hình như được thiết lập giữa những yếu tố trong thiên nhiên hoặc những
cảnh huống trong cuộc đời, hay cuối cùng nó đem đến cho ta những tin tức mới về
một vũ trụ mà chúng ta không biết rõ. Chỉ ra, thơng báo, giảng dạy, gợi lên; đó là
một vài trong số nhiều tính chất của một bức ảnh tốt.
Dưới đây là một số yếu tố để tạo nên một bức ảnh tốt:

3


2.1Đối tượng và cách đề cập đến đối tượng
Khi cầm máy ảnh ta phải biết cách chọn người hay cảnh? Nếu chọn người thì ta
chụp gần lại, khn hình đầy hơn có thể nhận ra đường nét và cảm xúc trên nứt
mặt. Cảnh vật ở đây chỉ đóng vai trị làm nền. Cịn nếu chọn cảnh thì phải đố gắng

sao thể hiện được những đường nét tế nhị và giàu giá trị biểu hiện của phong cảnh,
làm phân biệt các lớp khác nhau của ảnh, … Nếu như có người trong ảnh thì người
chỉ là những chấm xíu ở đằng xa, đóng vai trị “ điểm đối về thị giác”” con người
trước thiên nhiên.
Biết chọn lựa... là một cách khác để bày tỏ cùng một ý nghĩ, là vấn đề về sự thống
nhất của đối tượng chụp. Trong nhiếp ảnh cũng như trong mọi phương tiện biểu
hiện khác, ta không được "đề cập" đến nhiều chủ đề trong một hình ảnh. Điều đó
khơng có nghĩa là nhà nhiếp ảnh chỉ được chụp một người, một vật hoặc một hành
động duy nhất mà thôi. Mà là phải tôn trọng một sự phân chia thứ bậc nào đó giữa
các yếu tố tạo nên ảnh: Các yếu tố phụ có vai trị làm nổi bật yếu tố chính, chứ
khơng được làm phân tán con mắt khỏi đối tượng chính. Tất cả các yếu tố trong
bức ảnh phải tham dự vào cùng một cảnh tượng hoặc cùng một hành động.

2.2 Khoảnh khắc chụp
Động tác của mọi sinh vật đều qua một giây phút gọi là điểm tột đỉnh, điển hình
cho tồn bộ hành động diễn ra trước và sau điểm tột đỉnh đó. Ví dụ, ta phải chụp
người nhảy cao đúng vào lúc người ấy vượt qua xà ngang... Chụp quá sớm hoặc
quá muộn một chút, hình ảnh sẽ mất hầu như hết ý nghĩa của nó.
Khơng phải chỉ ở chụp phóng sự hoặc chụp chân dung giây phút chụp mới quan
trọng, mà cả chụp phong cảnh cũng vậy. Giây phút tốt nhất khi chụp một phong
cảnh là khi mặt trời rọi tia nắng qua các dải mây, làm mọi vật tràn ngập một thứ
ánh sáng nhẹ nhàng, làm đồi núi và cánh đồng nổi lên những hình dáng đặc biệt của
4


chúng. Chọn giây phút bấm máy không phải chỉ là vấn đề may rủi, mà là một vấn
đề kiên nhẫn và phương pháp.
Giây phút ấy không thể do ta tạo ra. Những câu như: "Cẩn thận! Đứng yên nhé!
Chụp đây này..." chỉ làm xuất hiện trên đối tượng chụp một nụ cười cứng đờ. Cuộc
sống không dừng lại, nhà nhiếp ảnh phải biết chộp lấy cuộc sống đúng lúc.


2.3 Khuôn hình
Bất luận đối tượng chính có kích thước như thế nào, ta có thể có nhiều cách khn
hình: từ việc khn hình tồn cảnh đến cận cảnh và đặc tả. Thực vậy, trong nhiếp
ảnh cũng như trong điện ảnh, ta có thể nói đến các lớp cảnh của một bức ảnh:
- Ảnh toàn cảnh là ảnh chụp đối tượng ở giữa môi trường xung quanh.
- Ảnh trung cảnh là bức ảnh được khng hình sát hơn. Nó nhấn mạnh đến chủ đề
chính, và khơng để cho mơi trường xung quanh chiếm một vị trí lớn.
- Ảnh cận cảnh là ảnh chứa đựng phần chủ yếu của đối tượng không đưa vào ảnh
một cách đáng kể mơi trường xung quanh. Ví dụ: ảnh chụp em bé nằm trong nôi.
- Ảnh đặc tả là ảnh chỉ chụp một phần có ý nghĩa các đối tượng: khn mặt, bàn
tay, cánh hoa v.v... Nó nhấn mạnh đến vẻ biểu hiện, kết cấu bề mặt, chi tiết của đối
tượng. Chụp cận cảnh làm cho hình ảnh có một sức mạnh biểu hiện đặc biệt, nhiều
khi độc lập đối với bản thân đối tượng. Thể loại chụp đặc tả được các nhà nhiếp
ảnh hiện đại rất ưa thích, bởi vì nó buộc ta phải xem xét một khía cạnh của sự vật
mà con mắt của ta ít phân tích.

Khi có thể được, ta nên chụp cùng một đối tượng hai ba kiểu nhưng khn hình
một cách khác nhau.
5


Ảnh toàn cảnh xác định khung cảnh chung. Ảnh trung cảnh cho biết rõ thêm về
hình dáng hoặc chức năng. Ảnh đặc tả bộc lộ cho thấy cơ cấu bên trong. Thể loại
này rất cần thiết khi ta muốn chụp một đối tượng thành các trường đoạn để giới
thiệu

trong

một


buổi

chiếu

phim

đèn

chiếu



thuyết

minh...

Chúng ta đã biết rằng muốn chuyển từ toàn cảnh sang đặc tả, có thể dùng hai
phương pháp:
- Đến gần đối tượng
- Dùng ống kính có tiêu cự dài hơn mà khơng phải thay đổi điểm nhìn (vị trí đặt
máy ảnh).
Dùng phương pháp thứ nhất hay thứ hai sẽ cho ta những kết quả rất khác nhau.

2.4 Điểm nhìn
Điểm nhìn là vị trí mắt người quan sát hoặc vị trí của ống kính máy ảnh: khi bấm
máy thì mắt người quan sát và ống kính máy ảnh nhập làm một.
Điểm nhìn là một khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh, bởi vì riêng mình nó quyết
định phối cảnh của đối tượng, tức là "cảnh tượng của các yếu tố khác nhau trong
bức tranh như khi ta nhìn bức tranh ấy khi lùi dần ra xa". Nếu như không di chuyển

máy ảnh, ta thay ống kính thường bằng một ống kính tiêu cự dài, ta thấy trong
khung ngắm phản quang mà ta đã thay đổi độ lớn của hình ảnh và thị trường thu
được vào trong ống kính. Tuy nhiên, ta khơng thay đổi gì hết quan hệ giữa các diện
khác nhau của đối tượng, lẫn sự hội tụ tự nhiên của các đường song song, tức là ta
không thay đổi phối cảnh.

6


Trái lại, khi ta di chuyển máy về phía trước hay phía sau, hoặc sang bên trái hay
sang bên phải, đưa lên cao hay hạ xuống thấp, ta sẽ thay đổi quan hệ giữa các lớp
của đối tượng từ tiền cảnh đến hậu cảnh.

7


II.

Các qui luật về bố cục ảnh
1. Quy luật một chủ đề
1.1 Cơ sở lí luận

Trước khi bấm máy, cần phải xác định đối tượng mà ta hướng đến là ai? Cái gì? Từ
đó hướng sự chú ý tập trung vào một vấn đề.
Đề tài nói chung là “ đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả, thể hiện trong tác
phẩm khoa học hoặc nghẹ thuật. Mỗi lĩnh vực nào đó của tự nhiên hay xã hội trở
thành đề tài khi có chủ thể nhận thức nhằm phản ánh, thể hiện nó trong một mục
đích đã xác ddnhj. Trong thực tê,s đối với bất kì loại hình nghệ thuật nào cũng có
vơ tận những chủ đề, do điều kiện khách quan và tính chất đặc thù nên mỗi loại
hình có thể phản ánh được những phạm vi nhất định trong các “ mảng” hệ thống đề

tài chung. Cụ thể hóa đề tài là bước đầu tiên trong quá trình tư duy của mọi chủ thể
sáng tạp, là việc xác định chủ đề, tìm ra phương thức thể hiện. Vì vậy, để làm tốt
nhiệm vụ chuyên môn của người làm báo ảnh khơng những phải có tay nghề vững,
sử dụng thành thạo các hương tiện kĩ thuật mà quan trọng hơn là phải có khả năng
tư duy sáng tạp, chuyển hóa những ý đồ, nội dung trừu tượng thành những hình ảnh
cụ thể. Trong mỗi lĩnh vực, nhà nhiếp ảnh lại có thể tìm cho mình những ý tưởng
riêng và phương pháp sáng tạp độc lập, miễn sao tác phẩm mang tới cho người xem
một nhận thức nhất định, không gây ra sự hiểu nhầm, trái nghĩa.
Xét về nội dung, một bức ảnh phải có chủ đề, tư tưởng rõ ràng. Mỗi bức ảnh
thường chỉ nên tập trung thể hiện một chủ điểm nhất định. Khi thể hiện một chủ đề
đã được xác định, người chụp ảnh sẽ nghiêm khắc hơn về các yếu tố bố cục, ánh
sáng, điểm ảnh… Một bức ảnh được cân nhăc, chau chuốt hình ảnh trước khi bấm
máy luôn thê rhienej tốt nhất chủ đề, mục đích của nó. Tác giả khơng phải khó
khăn tính tốn xem làm thể nào để vừa thể hiện được ý nghĩa chính và thể hiện
được một ý nghĩa nào nữa. Như vậy sẽ khiên cho hiệu quả của bức ảnh trở nên tốt
nhất, độc giả cũng ngây lập tức nhận thức được ý nghĩa của bức ảnh mà không bị
8


hiểu sai, lệch ý tưởng của tác giả. Ví dụ chụp ảnh một người đang làm việc thì nhìn
vào ảnh ở góc độ nào cũng thấy được người đó đang lao động chứ không phải đang
nghỉ ngơi.
Trái lại, khi xem một bức ảnh do cách tạo hình thiếu chặt chẽ, không rõ quan điểm
nghiệp vụ, người txem hiểu thế nào cũng được, hơn nữa khi thay đổi chú thích, nội
dung bức ảnh cũng thay đổi, đó là bức ảnh khơng đạt. Một bức ảnh thể hiện quá
nhiều chủ đề, khiến cho độc giả nói về chủ đề nào cũng có phần đúng thì khơng
phải là một bức ảnh tốt. Nó khơng có ý nghĩa định hướng suy nghĩa, thái độ cũng
như hành động của độc giả- một trong những mục đích mà người làm báo ai cũng
hiểu rõ. Điều này cịn cho tháy trình độ đạo đức, nghề nghiệp của người chụp ảnh,
hoặc là khơng có sự chun nghiệp trong nhiếp ảnh hoặc là cẩu thả trong quá trình

hoạt động nhiếp ảnh.
Thực tế là có nhiều dạng chủ đề, đề tài được đề cập tới, có đề tài được báo trước,
diễn ra theo q trình, có thể dự kiến trước; có chủ đề xuất hiện bất ngờ, khơng
đốn trước được, có chủ đề được hình thành trong ý tưởng, trong sự tư duy của tác
giả, song người làm báo ảnh cần phải chủ động với đối tượng đang muốn nắm bắt,
luôn sẵn sàng bấm máy nhưng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo, xác định rõ chủ đề,
không để bị phân tán tư tưởng, khơng xác định rõ mục đích ghi hình.
Một bức ảnh thể hiện khơng sát chủ đề không chỉ không được đưa vào sử dụng,
không gây ấn tượng đối với người xem mà còn gây mất hứng thú, mất lòng tin ở
độc giả. Những lý do trên đòi hỏi người làm báo ảnh mỗi khi chứng kiến một sự
kiện cần cân nhắc, xác định rõ chủ đề trước khi bấm máy. Xác định chủ đề trước
khi chụp sẽ giúp người chụp ảnh lực chọn khung hình, thời điểm, góc chụp… và
những yếu tố liên quan để thể hiện ý tưởng trên bức ảnh tốt nhất.

9


1.2 Ví dụ

Những cây cối trong background nếu được lấy nét có thể làm phân tán sự chú ý
của người xem chủ thể chính của búc ảnh. Bằng cách làm mờ hậu cảnh, bức hình
này tạo điểm nhấn vào đơi bạn trẻ.

10


Ảnh chộp sinh động những chú chim xếp thành một hàng trong cùng một động tác.
2. Quy luật điểm mạnh, đường mạnh
2.1 Cở sở lí luận
Để có thể phân tích bố cục trong một tác phẩm nhiếp ảnh cụ thể hơn thông

thường người người ta dựa trên những đường nét của một bức ảnh, người ta chia
bức ảnh ra làm ba phần bằng nhau, đặt chủ đề vào một trong bốn giao điểm được
gọi chung là điểm mạnh (A,B,C,D). Tác động tâm lý này có thể đúng trong các tác
phẩm nhiếp ảnh có nhiều đường nét trong khi các ảnh có nhiều mảng đậm nhạt,
nhiều màu sắc này thì cách phân tích này khơng rõ lắm. Trong một bức ảnh có q
nhiều chi tiết và khơng có khơng gian (chỗ thở) hoặc chủ đề bức ảnh đặt quá sát bìa
ảnh hoặc đặt ngay giữa trung tâm ảnh ảnh rất khó thành cơng. Vì vậy khi bố cục
một bức ảnh bạn cần xác định rõ đâu là chủ đề chính, đâu là chủ đề phụ, khi ta
11


muốn nhấn mạnh chủ đề chính thì những đường nét phụ cần được trình bày sao cho
khơng nổi bật hơn chủ đề chính. Muốn vậy, ta cần nắm những kiến thức căn bản

- Quan sát hình trên ta thấy:
Hai dịng kẻ dọc và ngang chia hình thành 3 phần bằng nhau và gặp nhau tại 4
điểm.
Trong nhiếp ảnh ta gọi 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm
mạnh. Hai đường nằm ngang cịn gọi là hai đường chân trời.Trong khi chụp hình

12


người chụp phải cố gắng đưa chủ đề cần chụp vào gần hoặc trùng các đường mạnh,
điểm mạnh trên.
- Bạn không nên đặt đường chân trời ở giữa cắt nền ảnh ra làm hai.
- Đường chân trời nên đặt ngang, khơng được xiên.
- Đường chân trời có thể ở vị trí 1/3 hoặc 2/3 ảnh là tốt nhất.
Trong nhiếp ảnh ngồi bố cục cịn có phá bố cục, tức là ứng dụng cách sắp
xếp mới lạ, vượt qua các quy tắc cổ điển, có những bức ảnh phá bố cục rất

thành công. Tuy nhiên việc ứng dụng bố cục hoặc phá bố cục đều phải phát
sinh từ yêu cầu thẩm mỹ nhằm xây dựng một tác phẩm ảnh đẹp và giá trị.
2.2 Ví dụ

Điểm mạnh của bức ảnh này rơi vào nhụy hoa, đường mạnh hướng cái nhìn của
người xem vào bơng hoa chứ khơng phải các yếu tố có trong hình khác.

13


Trong bức ảnh này, hình vận động viên trượt ván tuyết rơi vào điểm mạnh. Điều
này giúp tập trung điểm nhìn của người xem vào hoạt động của con người dù nó là
rất nhỏ so với khung cảnh núi tuyết bao quanh.
3. Quy luật cân bằng
3.1 Cơ sở lí luận
Cân bằng nghệ thuật khơng có nghĩa là cân bằng theo ý nghiệm- tức cân bằng
giữa cái lớn và cái nhỏ, cái cao và cái thấp, giữa đạm và nhạt, giữa đen và trắng…
Sự sắp đặt đó trong nghệ thuật nhiếp ảnh không đánh đồng giữa các vật thể mà phải
chú ý đối tượng chính. Nhờ sự kết hợp hài hịa giữa cái chính và cái phụ đó làm nổi
bật chủ đề cả bức ảnh, làm cho nó giàu sức biểu đạt nhất.
oSự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu
thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên
cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu
quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi
đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu
14


hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển
động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại khơng

muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ địi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông
điệp của bức ảnh, nên họ có thể khơng tn thủ quy tắc này.
Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng
bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra
sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.
Chúng ta có thể áp dụng cách chụp chụm vào tản ra dựa vào các nguyên tắc bố
cục cổ điển ( tỷ lệ vàng)
- Đường chân trờ ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh
- Mỗi khn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này khơng đặt giữa anh mà hải
ở tọa độ 1/3 rộng x1/3 cao
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào tỏng bức ảnh
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh

Chúng ta không nên nhầm lẫn sự “cân bằng” với sự đối xứng, nghĩa là hình bên
trái và bên phải giống hệt nhau. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều những cảnh
vật, cơng trình kiến trúc... được sắp đặt theo lối đăng đối. Bởi vậy, khi nói rằng
nghệ thuật nhiếp ảnh nên tránh lối bố cục đồng đều, đối xứng thì điều đó khơng có
nghĩa là khơng chấp nhận hình thức bố cục này, mà trái lại ở những trường hợp và
hoàn cảnh nhất định, đề phù hợp với yêu cầu thực tế người ta vẫn có thể sử dụng
hình thức bố cục mang tính đối xứng.

15


Với hình thức bố cục khơng đồng đều thì điểm và đường mạnh khơng nằm chính
giữa bức ảnh nhưng ở bố cục đồng đều thì điểm chính giữa, đường chính giữa lại
có vai trị như cái cân để điều tiết sự thăng bằng của hình họa ở hai bên bức ảnh.
Một hình thức đặc biệt của bố cục đăng đối là bố cục hành lang – tức đối xứng ở
hai bên lề bức ảnh. Đặc điểm bao trùm của lối bố cục này là hai bên lề ảnh là nội
dung chính của tấm ảnh.


3.2 Ví dụ

Bố cục cân bằng đối xứng

16


Sắc màu tương phản tạo sự sáng tạo của bức hình, đồng thời bức hình có sự đăng
đối độc đáo
4. Quy luật xa gần
4.1 Cơ sở lí luận
Quy luật xa gần trong bố cục thực chất là tạo cảm giác chiều sâu và khơng gian
trên tấm ảnh. Nói cách khác, đó chính là nội dung của việc thể hiện khơng gian ba
chiều của đối tượng (đối tượng theo nghĩa rộng).
Xét về mặt hình thức, quy luật xa gần được biểu hiện trên hai mặt: xa gần về
đường nét và xa gần về màu sắc.
Xa gần về đường nét nghĩa là những đối tượng vật thể ở gần thì lớn và ở xa thì
nhỏ. Trường hợp này các điểm hội tụ đường nét càng sâu thì cảm giác khơng gian
càng sâu. Ảnh chụp có nhiều điểm hội tụ của đường nét, thì nội dung bức ảnh càng
sinh động.

17


Xa gần về màu sắc nghĩa là vật ở càng gần ống kính thì màu sắc càng đậm và
khoảng cách của vật thể ở càng xa, lớp khơng khí càng dày thì màu sắc và độ đậm
càng giảm. Sự khác nhau về hiện tượng này cũng là lý do để chúng ta nhận thức
được không gian chiều sâu trong bức ảnh.
Ứng dụng quy luật xa gần trong các trường hợp nhất định cũng chính là việc tạo

tiền cảnh nhằm gây hiệu quả về không gian được tốt hơn, thu hút sự chú ý của độc
giả.
Đồng thời bức ảnh sẽ phản ánh chiều sâu không gian. Đây là một thủ pháp rất
hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể
làm khn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên
một bối cảnh mờ nhồ. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không
tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác
về hình khối và chiều sâu khơng gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều
lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ
biến là sử dụng cận cảnh làm khn hình, nhưng nếu khơng tìm được những mẫu
khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán.

18


4.2 Ví dụ

19


Góc chụp đã tạo khơng gian và thấy được mối quan hệ khoảng cách giữa người và ngôi
nhà. Người gần ống kính nên lớn hơn và ngược lại, ngơi trở nên bé nhỏ khi tiến xa ống
kính. Ở đây, đường gỗ- dẫn đã tạo chiều sâu không gian và hướng người xem đến chủ thể
mà tác giả muốn nhấn mạnh.

Bức ảnh này đã dùng con đường chạy dài để chia đôi khung cảnh, tạo sự đăng đối nhưng
vẫn mang lại cảm giác về chiều sâu và vươn tới đường chân trời rộng bao la.

Kết luận chung
Ấn tượng đầu tiên của người xem khi tiếp cận với một bức ảnh là sự sắp xếp của

đường nét, màu sắc hay chính xác là bố cục của tấm ảnh. Nó quyết định ánh mắt
người xem nên đi tiếp hay dừng lại xem xét kĩ tấm hình.
Biên tập ảnh AP Bob Daugherty đã noi: “ Ta phải cảm nhận ra bố cục. Một bức
ảnh tốt được cảm nhận từ trái tim. Trái tim sẽ đập dồn đúng ngay khoảnh khắc phù
hợp”. Như vậy, những bức hình với bố cục đúng, ấn tượng sẽ tạo nên hiệu ứng
trong lòng của người xem. Mà muốn tạo được hiệu ứng này, nhiếp ảnh gia phải có
con mắt thẩm thấu nghệ thuật, có sự kiên nhẫn để ghi chờ đợi và luôn trong tư thế
sẵn sàng để ghi lại những hình ảnh đắt giá.

20


Mục đích tìm hiểu ảnh của mỗi người là khác nhau. Có những người coi việc ghi
lại những hình ảnh cuộc sống quanh mình là một thú vui, niềm đam mê thì có
những phóng viên sử dụng máy ảnh làm cơng cụ tác nghiệp. Dù với mục đích gì cái
mà bất kì người cầm máy nào quan tâm và hướng đến là thông tin mà bức ảnh
mang lại. Điều này đặc biệt quan trọng với những phóng viên ảnh.
Hiện nay, các phóng sự ảnh vẫn tạo được sức hút đối với độc giả. Một bức ảnh với
mơt vài dịng chú thích thậm chí là khơng có chú thích cũng tạo được những xúc
cảm trong người xem và tạo dư luận to lớn. Bức ảnh Kền Kền chờ đợi và Em bé
Napal là những minh chứng rõ ràng nhất cho sự ảnh hưởng của ảnh báo chí tới
cơng chúng./.

MỤC LỤC
Lời nói đầu…………………………………………………………………1
II Những kiến thức cần nắm
1. Khái niệm…………………………………………………………….3
2. Những yếu tố hình họa của hình ảnh……………………………….4
2.1 Đối tượng và cách đề cập………………………………………..5
2.2 Khoảnh khắc chụp………………………………………………5

2.3 Khn hình……………………………………………………...6
2.4 Điểm nhìn……………………………………………………….7
III Nội dung và ý nghĩa các quy luật bố cục về ảnh
21


1. Quy luật một chủ đề
1.1 Cơ sở lí luận quy luật một chủ đề………………………………..9.
1.2 Ví dụ………………………………………………………………11
2. Quy luật điểm mạnh, đường mạnh
2.1 Cơ sở lí luận quy luật điểm mạnh, đường mạnh………………...12
2.2 Ví dụ………………………………………………………………14
3. Quy luật cân bằng
3.1 Cơ sở lí luận qui luật cân bằng…………………………………..15
3.2 Ví dụ……………………………………………………………....17
4. Quy luật xa gần
4.1 Cơ sở lí luận qui luật cân bằng…………………………………..18
4.2 Ví dụ……………………………………………………………....20
Kết luận chung……………………………………………………….21

22



×