Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SỰ RA đời, tồn tại và XU THẾ PHÁT TRIỂN của báo MẠNG điện tử ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.29 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Đề tài:

SỰ RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN
CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

0


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Có thể nói một trong những thành tựu vĩ đại của lịch sử văn minh nhân
loại đã làm thay đổi cuộc sống của con người chính là sự ra đời của Internet.
Sau đó là sự ra đời của loại hình báo chí thứ tư đã tạo nên bước ngoặt trong
quá trình truyền tin và tiếp nhận thơng tin đó chính là Báo mạng điện tử.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, Báo mạng điện tử cũng đang
dần khẳng định được ưu thế của mình so với các loại hình báo chí hiện đại
khác. Việc nghiên cứu sự ra đời, tồn tại và xu thế phát triển của Internet và
Báo mạng điện tử là nhu cầu cấp thiết cần để chúng ta có cái nhìn rõ hơn và
tồn diện hơn về hai lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong những năm gần đây khi Internet và Báo mạng điện tử đang có xu
hướng phát triển mạnh và đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hai lĩnh vực này,
phần lớn là của các nhà khoa học, các giảng viên và sinh viên Khoa Phát thanh
- Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Riêng khoa Phát thanh Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong đề cương chi tiết học
phần nhập môn Báo mạng điện tử (đề tài nghiên cứu cấp cơ sở) do TS. Nguyễn
Thị Thoa làm chủ nhiệm đề tài cũng đã đề cập cụ thể về sự ra đời, tồn tại và
phát triển của Internet và Báo mạng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Internet và Báo mạng điện tử đã chính thức xuất hiện ở Việt Nam từ


năm 1997. Mặc dù ra đời muộn so với nhiều loại hình thơng tin khác nhưng
đã làm thay đổi một cách mạnh mẽ xã hội Việt Nam. Đề tài sẽ đi sâu vào “sự
ra đời, tồn tại và xu thế phát triển của Báo mạng điện tử ở Việt Nam”.
4. Nội dung nghiên cứu.
 Khái niệm và lịch sử hình thành của Internet và Báo mạng điện tử
trên thế giới và ở Việt Nam.
1


 Vai trò của Internet và Báo mạng điện tử trong xã hội.
 Xu thế phát triển của Internet và Báo mạng điện tử trong tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu các tài liệu, các trang web và các đề tài đã làm trước đây
có liên quan đến vấn đề đặt ra.
6. Kết cấu
Đề tài gồm hai chương:
- Chương I: Sự ra đời và phát triển của Internet trên thế giới và ở Việt
Nam.
- Chương II: Sự ra đời, tồn tại và phát triển của báo mạng điện tử trên
thế giới và ở Việt Nam

2


Nội dung
Chương I : Sự ra đời và phát triển của Internet
trên thế giới và ở Việt Nam
1. Sự ra đời và phát triển của Internet trên thế giới.
Internet (gọi tắt là NET) là mạng máy tính tồn cầu, sử dụng giao thức
TCP/IP để trao đổi thông tin giữa các máy tính trên mạng, bao gồm nhiều

mạng máy tính được nối lại với nhau.
Vào năm 1957, lần đầu tiên Liên Xơ phóng vệ tinh nhân tạo Sputnich
lên khơng trung, làm cho Hoa Kỳ lo ngại về một cuộc chiến tranh thế giới thứ
ba có thể xảy ra. Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập một cơ quan
dự án nghiên cứu cao cấp (Advanced Research Projects Agency-ARPA) với
mong muốn đưa khoa học kỹ thuật bậc cao vào quân đội, thử nghiệm độ tin
cậy của hệ thống thông tin bằng mạng máy tính, sao cho một số máy bị sự cố
thì các máy tính cịn lại vẫn có thể liên lạc với nhau bình thường. Đến năm
1974 Internet chính thức ra đời. Trong thởi điểm này, các chuyên gia nghiên
cứu đã đưa ra các giao thức (Protocol) truyền thông trên Internet.
Tuy nhiên, Internet lúc này cịn ở quy mơ nhỏ, chủ yếu dựa vào văn
bản và hình ảnh. Vì chưa có một ngơn ngữ thống nhất nên người dùng máy
tính truy cập vào mạng thường dùng các loại thơng tin khác nhau. Chính điều
này đã dẫn đến sự ra đời của một ý tưởng: tạo ra một siêu văn bản (Hypertext)
để những người khơng có trình độ cao về tin học, chỉ cần có chút ít vốn tiếng
Anh cũng có thể ngồi nhà xem được hoạt động của cả thế giới với số lượng
thông tin lớn, cập nhật trong từng giây. Ý tưởng này là của nhà tin học trẻ Ted
Nelson đưa ra từ năm 1965 trong một bài viết có tên là “Computer
Dreams”(Những giấc mơ máy tính).
Ý tưởng này được tin học hoá bởi một kỹ sư trẻ người Anh tên là Tim
Berners Lee vào năm 1980. Với một chương trình được viết trên máy tính

3


xách tay, nhằm mô phỏng sự liên kết hai chiều bất kỳ trong một số đồ thị, sự
kết nối của siêu văn bản và ông đã đưa ra một dự án lưu trữ siêu văn bản
(Hypertext) trên máy tính với mục đích dễ dàng tìm tài liệu liên quan.
Đến năm 1990, cùng với Tim Berners Lee, Robert Cailliau đã đưa ra dự
án thiết kế hệ thống thơng tin tồn cầu W.W.W (World Wide Web) dựa trên

nền tảng siêu văn bản. Nhưng q trình trao đổi dữ liệu thơng tin qua Internet
giữa các máy tính khơng tương thích cách xa nhau hàng nửa vịng trái đất chỉ
thực sự thành cơng khi Tim Berners Lee thử ngiệm với máy tính của nhà vật
lý Paul Kanz tại trung tâm gia tốc Tuyến tính Stanford(SLAC)vào ngày
12/12/1991.
Nhà vật lý Paul Kanz đã “cảm thấy sốc” khi máy chủ web đầu tiên nằm
ngoài châu Âu đã đi vào hoạt động tại Stanford, California. Cơ sở dữ liệu tại
Stanford được coi là ứng dụng web đầu tiên gây được ấn tượng sâu sắc, đưa
ra những lý lẽ đầy sức thuyết phục về việc sử dụng công nghệ mới. Năm
1991, World Wide Web chính thức được ra đời.
Có thể nói W. W. W là cơng nghệ Web - tập hợp các tiện ích và một
siêu giao diện (meta-intterface), giúp người sử dụng tự tạo ra các siêu văn bản
và cung cấp cho người dùng trên Internet. Công nghệ Web cho phép xử lý các
trang dữ liệu đa phương tiện và truy nhập trên mạng diện rộng như Internet.
Thế nhưng, để dễ dàng tiếp cận được web phải có một trình duyệt thân thiện
với người sử dụng. Đó là Mosaic cho hệ điều hành Windows(giao diện đồ hoạ
người dùng) của Marc Andressen sinh viên trường ĐH Tổng hợp Illinois.
Được hàng loạt người sử dụng và số lượng máy chủ web tăng nhanh, cho nên
các trang web cũng tăng nhanh.
Cho đến này, đã có sự hiểu nhầm giữa trang web và Internet. Internet
là cơ sở hạ tầng cho phép các máy tính có thể nói chuyện với nhau trên tồn
thế giới. Trang web là giao diện cho phép người ta trao đổi dữ liệu, văn bản,
đồ thị, âm thanh, tranh ảnh hoặc những đoạn băng video trên Internet. Internet
có nhiều dịch vụ tiện ích như; E-mail (Electronic mail- thư tín điện tử);
4


W.W.W (World Wide Web-mạng thơng tin tồn cầu); Chat(Hội thoại trực
tuyến trên Internet); Telnet (Telephon Internet); WAIS (Wide Imformation
Service - dịch vụ thông tin diện rộng); Gopher (dịch vụ cho phép định hướng

truy cập các thông tin trên Internet bằng hệ thống menu) và ngồi ra cịn có
các dịch vụ khác như: VOIP (Voice over Internet Protocol – kỹ thuật chuyển
tải giọng nói qua Internet); VIDEO CONFERENCE (Hội nghị truyền hình,
Hội nghị hình đàm, Hội nghị từ xa).
Nhưng đến 1992, với sự ra đời của hàng loạt website thương mại và sự
xuất hiện của nhà cung cấp thông tin thương mại đầu tiên - Delphi thì “thị
trường”Internet bắt đầu sơi động dần. Năm 1993, tổng số website mới chỉ đạt
300. Hiện nay, số lượng website đã lên tới vài ba trăm triệu.
2. Sự ra đời và phát triển của Internet ở Việt Nam.
“Vào những năm 1996 - 1997 mà vẫn khơng cho phép mở cửa Internet
thì chỉ trong vài ba năm sau đó Việt Nam sẽ thành ốc đảo…” Giáo sư Chu
Hảo đã từng “cảnh tỉnh” điều đó cho tương lai phát triển của Internet tại Việt
Nam. Khi đó, ơng giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học- công nghệ- môi trường,
Phó chủ nhiệm Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về CNTT, thường trực Ban
chỉ đạo Internet quốc gia. Ngay từ năm 1992, Viện công nghệ thông tin(thuộc
Viện khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, nay là Viện khoa học công
nghệ Việt Nam) đã sớm sử dụng Internet như một thuê bao từ xa của Úc.
Ở Việt Nam, vào đầu năm 1993, mạng VARANET (VietNam
Academic Reseach Education Network) được thành lập, tạo tiền đề cho sự
hình thành mạng lưới Internet ở Việt Nam. VARANET là mạng máy tính phục
vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục ra đời từ chương trình hợp tác nghiên
cứu khoa hoc, triển khai công nghệ thông tin thuộc Trung tâm Khoa học tự
nhiên và Công nghệ Quốc gia Việt Nam với sự hợp tác khoa học của Đại học
Quốc gia Australia (ANU). Máy chủ (Server) của mạng VARANET đặt tại
Đại học Quốc gia Australia. Đây là thời gian Internet còn quá mới mẻ đối với
Việt Nam. VARANET chỉ có một chức năng duy nhất là phục vụ thư điện tử
5


(e-mail). Số khách hàng thường xuyên của mạng này khoảng 3.000, trong đó

khách hàng là người Việt Nam chỉ chiếm 10%. Năm 1993-1997, VARANET
là mạng máy tính duy nhất của Việt Nam kết nối Internet. Chính vì vậy,
VARANET độc quyền phục vụ người có nhu cầu, khơng có đối thủ cạnh
tranh.
Sau VARANET, mạng diện rộng thứ hai hình thành ở Việt Nam là
mạng VINANET (VietNam Network). Mạng này tuy không kết nối Internet
nhưng lại là duy nhất cung cấp thông tin thương mại vào thời điểm 1993 đến
1997.
Ngày 05/03/1997, Chính phủ ban hành quy định tạm thời quản lý
Internet với phương châm “Quản lý đến đâu phát triển đến đó” tạo lập cơ sở
pháp lý ban đầu cho các hoạt động của Internet tại Việt Nam. Đến 19/11/1997,
Chính phủ Việt Nam quyết định chính thức kết nối Internet thì tên miền (vn)
được phía Australia bàn giao cho Tổng cục Bưu điện Việt Nam(nay là Bộ Bưu
chính viễn thơng). Bắt đầu hình thành hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ Internet
(ISP). VARANET và VINANET bắt đầu thoái trào, mở đầu cho cao trào của
Internet Việt Nam bằng sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ
Internet(ISP-Internet Service Provide) và các nhà cung cấp thông tin lên
Internet(ICP-Internet Contents Provide).
Tiêu biểu là VNN(VietNam Network); FPT(Computer for Financing
and Promoting Technology-Cơng ty tài chính và kỹ thuật quảng cáo);
Saigonnet; Netnam; OCI(One Connection, Inc.) và CINET(Culture and
Information Net).
Internet đã tác động mang đến những đổi thay trong đời sống cũng như
những thách thức tới từng con người Việt Nam. Đi vào cuộc sống hàng ngày
của người dân Việt Nam một cách thầm lặng.
Tính đến tháng 3/2010, theo số liệu của Bộ thông tin và Tuyên truyền,
cả nước Việt Nam có 4.625.027 thuê bao Internet quy đổi, có trên 23 triệu
người sử dụng Internet, cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới. Thị
6



trường Internet tại Việt Nam cũng đang phát triển một cách nhanh chóng.
Theo báo cáo của Vụ viễn thơng, Bộ Bưu chính viễn thơng, hiện có 26 doanh
nghiệp đã được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet, 10 doanh nghiệp cung
cấp trò chơi trực tuyến đã và đang chuẩn bị tham gia thị trường. Về truy cập
Internet, các doanh nghiệp ngồi tập đồn Bưu chính viễn thơng VNPT chiếm
49,6% thị phần; Điện thoại Internet OCI hơn 50%; Online Games:Vina
Games hơn 50%.
Về Internet tại Việt Nam, thông tấn xã Việt Nam đưa ra một con số
đáng kinh ngạc: 3,5 tỷ USD. Đó chính là mục tiêu đóng góp của lĩnh vực
Internet và viễn thông cho nền kinh tế vào năm 2010. Cũng năm đó, mật độ
thuê bao Internet trong nước đạt 13-15 thuê bao/100 dân, tỷ lệ người sử dụng
Internet đạt 25-35%. Riêng đối với lĩnh vực giáo dục và y tế, 100% Viện
nghiên cứu, trường đại học và THPT đựơc kết nối Internet băng rộng, 90%
trường THCS và bệnh viện cấp tỉnh được kết nối Internet.
3.Vai trò của Internet trong đời sống xã hội.
- Internet ra đời đã làm thay đổi nền văn minh lồi người. Internet là
cơng nghệ thơng tin liên lạc mới, nó tác động vào xã hội, cuộc sống của
chúng ta, là một phương tiện cần thiết như điện thoại, tivi, tờ báo, hay đài
phát thanh, nhưng ở một mức độ lớn hơn. Ngồi ở nhà và với một cú clik
chuột, chúng ta có thể biết mọi hoạt động của thế giới.
- Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng rãi. Trên mạng
Internet sẽ khơng cịn tồn tại những mạng đơn lẻ có tính chất riêng tư nữa, mà
nó phát triển rộng rãi, ai cũng có thể tự do lên mạng và khơng có việc quản lý
trong việc sử dụng.
- Con người có thể liên lạc và nói chuyện với nhau giống như họ đang
gặp nhau ở ngồi đời. Con người có thể thiết lập cho mình một kênh giao tiếp
với người khác gống như việc phát các kênh truyền hình.
- Internet sẽ làm thay đổi những cách thức liên lạc truyền thống. Con
người có thể kết nối Internet qua truyền hình, điện thoại và tất cả các máy

7


tính. Các hình thức lưu trữ dữ liệu trên máy tính cũng sẽ mất đi và thay vào
đó là hình thức lưu trữ trực tuyến.
- Các cơng ty truyền hình sẽ liên kết với các công ty điện thoại để tạo
ra một hình thức: TV/điện thoại. Nó sẽ mang đến cho người sử dụng các hình
thức giải trí thơng tin liên lạc thông qua đầu thu TV.
Tất cả các hoạt động sẽ được thực hiện bởi máy tính và Internet.
+ Nhà nước sử dụng Internet để quản lý hành chính, điều hành công
việc.
+ Internet là một thư viện khổng lồ: cung cấp thông tin và các loại tư
liệu (đọc báo, xem trang tin…)
+ Có thể trao đổi, giao dịch mua bán, quản lý hành chính, tìm nguồn
hàng. Có thể học lấy bằng qua mạng.
+ Có thể giải trí theo sở thích của mình mà thơng qua đặt trên mạng
Internet. Tìm bạn và trao đổi tình cảm, gọi điện thoại, nghe nhạc, chơi game,
xem phim, xem truyền hình, được tư vấn(như tư vấn tiêu dùng, sức khoẻ…).
Hàng loạt các weblog của cá nhân ra đời để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm….
+ Internet còn là nơi để cho con người sáng tạo khơng ngừng, cả
những sáng tạo có giá trị tích cực, cả tiêu cực. Internet là một kho ứng dụng
và dịch vụ trực tuyến khổng lồ (như: google, yahoo, MSN, Email….), đáp
ứng mọi nhu cầu của con người.
Tuy nhiên, Internet cũng mang đến cho con người những điều phiền
toái chẳng kém những điều bổ ích. Mỗi khi sử dụng Internet, người ta cứ lo sợ
hacker “nhịm ngó” đến mình. Hacker đủ loại: chuyên nghiệp có, nghiệp dư
có với đủ các phương thức tấn công như: thư rác, phần mềm gián điệp, đánh
cắp thông tin, website lừa đảo. Những virut máy tính hàng ngày được hacker
thả vào các trang web, phá hỏng đi khơng biết bao nhiêu cơng trình khoa học,
sự sáng tạo của lồi người. Hacker có thể đánh sập một trang web, có thể

thâm nhập vào kho thơng tin, “chộm” dữ liệu, ăn cắp tài sản, tống tiền, lừa
đảo trên mạng….Ngoài ra, sự xuất hiện của các trang web đen mang tính kích
8


dục, bạo lực….rất dễ làm hại đến những học sinh hàng ngày truy cập mạng
Internet, làm tha hoá đạo đức của con người.
An ninh mạng cũng là vấn đề làm các nhà khoa học đau đầu. Internet
càng phát triển thì những vấn đề gây phiền nhiễu càng lớn. Những nguy cơ
này cũng đòi hỏi con người phải hợp tác chặt chẽ với nhau để đáp ứng cứu an
ninh mạng có hiệu quả.

9


Chương II:
Sự ra đời, xu thế phát triển của BMĐT
trên thế giới và ở Việt Nam
1. Khái niệm Báo mạng điện tử.
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, có khá nhiều các quan niệm và
định nghĩa khác nhau về Báo mạng điện tử. Song chúng ta có thể đưa ra một
định nghĩa khái quát nhất và cụ thể nhất về Báo mạng điện tử :
BMĐT là hình thức báo chí thứ tư được sinh ra từ sự kết hợp những ưu
thế của báo in, báo phát thanh, báo truyền hình; sử dụng yếu tố cơng nghệ cao
như một nhân tố quyết định; quy trình sản xuất và truyền tải thơng tin dựa
trên nền tảng mạng Internet tồn cầu.
2. Sự ra đời và phát triển của BMĐT
+Trên thế giới:
Đánh dấu sự ra đời của BMĐT trên thế giới là tờ Diễn đàn Chicago
(Chicago Tribune), ra đời vào tháng 5/1992 - đặt máy chủ tại nhà cung cấp

dịch vụ American online. Dần dần các tờ BMĐT xuất hiện nhiều hơn nhưng
gặp phải khơng ít rào cản: vì số lượng người có máy tính để đọc báo cịn q
ít, sự hạn chế và trục trặc khâu kỹ thuật, người đọc báo cịn e ngại vì sự rắc
rối trong việc sử dụng máy móc so với Báo in hoặc Phát thanh, Truyền hình.
Tuy nhiên, năm 1993 web đã trở thành một phương tiện truyền tải
thơng tin nhanh chóng và hữu hiệu do cho kinh phí thấp và diện phổ quát lại
cao. Hầu như các tờ báo lớn, đài phát thanh, truyền hình lớn đều đã có trên
mạng Internet. Theo thống kê của tổ chức Tương tác giữa các nhà phát hành
và biên tập thì đầu năm 1995 có 154 tờ BMĐT. Năm 1998 có 4925 tờ, năm
2000 tổng số đã lên tới 8474 tờ. Theo thống kê của Newslink- Mạng thông tin
Hoa Kỳ- thì có tới 67% dân số Hoa Kỳ đọc báo và tạp chí trên mạng. Tại các
nước châu Âu, khuynh hướng phát triển BMĐT ngày càng mạnh. Tại Đức

10


năm 1999 có 53 tờ, đến năm 2000 có 232 tờ. Tại Tây Ban Nha, tăng từ 29 đến
3000 tờ. Sau năm 2000, tại các nước châu Á, xu thế phát triển của BMĐT
thực sự mạnh mẽ. Theo nghiên cứu của J.Zhou và Z.He thì 62% dân ở Đài
Loan, Ma Cao, Trung Quốc đại lục thường xuyên đọc BMĐT. Những con số
đó nói lên tốc độ phát triển một cách chóng mặt của BMĐT do việc tổ chức tờ
báo quá dễ dàng và tính năng ưu việt của nó.
Tuy nhiên, Báo mạng điện tử cũng gặp phải những vấn đề tưởng chừng
như đơn giản nhưng lại khó giải quyết. Khi thành lập BMĐT, người ta đặt tiêu
chí “hiệu quả thơng tin” lên hàng đầu, cho nên các trang BMĐT có nhiều
những thông tin khô khan và lạnh lùng. Những người cần thơng tin tìm đến tờ
báo nhưng họ lại nhanh chóng xa rời nó để tìm đến những chương trình
truyền hình hấp dẫn, những bài báo trên báo in có chiều sâu về bối cảnh lịch
sử, xã hội, con người. Những người làm BMĐT đã nhanh chóng nhận ra vấn
đề: cần phải tổ chức cho nội dung và hình thức tờ báo hấp dẫn, có phong cách

riêng. Tim Guay- nhà thiết kế web chuyên nghiệp, tác giả của CNN Online và
Google.com đã phát biểu rằng: Nếu đa phương tiện được sử dụng mà khơng
ai nghĩ gì về lý do sử dụng nó, hoặc nếu có một giao diện hay nội dung nghèo
nàn, thì có thể đưa đến thất bại. Bắt đầu từ năm 2000 trở đi các hãng thông tấn
lớn như AFP, Reuter…., các đài truyền hình như CNN, NBC…, các tờ báo
như New York Times…đều có tờ BMĐT của mình, coi đó là phương tiện để
phát triển thêm cơng chúng báo chí cho họ hoặc kinh doanh qua việc bán
quảng cáo, nội dung thông tin trên tờ báo. Với đà phát triển của Internet,
BMĐT cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, là phương tiện truyền thông đại
chúng hữu hiệu của tương lai.
+ Ở Việt Nam:
Đánh dấu cho sự ra đời của BMĐT là tạp chí Quê hương từ ngày 6
tháng 2 năm 1997. Lần lượt các tờ báo lớn, đài phát thanh, đài truyền hình
đều có phiên bản là BMĐT. Đến tháng 3 năm 2006, Việt Nam đã có 88 tờ

11


BMĐT được cấp phép hoạt động (theo số liệu của Bộ Văn hố-Thơng tin,
tháng 3/2006). BMĐT Việt Nam phát triển theo hai hướng chính:
+ Thứ nhất, là phiên bản của tờ báo giấy, đài phát thanh, đài truyền
hình như: Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, Tuổi trẻ online…Nội dung
thông tin của tờ BMĐT là lấy từ “báo mẹ”, được bổ sung thêm thông tin mới
trong ngày. Cán bộ quản trị mạng được tuyển từ các trường kỹ thuật công
nghệ thông tin(như Bách khoa, Đại học Quốc gia…). Công việc chính của
phóng viên là tuyển chọn, biên tập lại những thơng tin chính, thời sự nóng hổi
của tờ “báo mẹ” và đi thực tế sáng tác. Nhờ các khả năng ưu việt của BMĐT
mà tờ “báo mẹ” được giới thiệu rộng rãi ra ngoài vùng biên giới quốc gia.
+ Thứ hai, chun nghiệp và mang tính độc lập: vì khơng có tờ “báo
mẹ” nhưng lại có chủ nhân là các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin

như: Vietnamnet, VnExpress, VDC Media…Lợi thế của tờ BMĐT này là
được hưởng những thiết bị kỹ thuật và phần mềm dịch vụ tốt nhất, có đội ngũ
cán bộ phóng viên vừa thạo kỹ thuật, vừa thạo ngoại ngữ, vừa thạo nghiệp vụ
báo chí. Các tờ BMĐT này được tổ chức theo mơ hình site mục lục, các
chun mục, kết hợp với các site bình luận, đưa ra các cây thư mục, các
chuyên đề thông tin về mọi mặt đời sống, giá cả thị trường. Từ các điểm nút,
tờ báo cung cấp cho người đọc lượng thông tin lớn đã được tập hợp, tuyển
chọn, biên tập từ các nguồn thông tin khác nhau. Giao diện rất hấp dẫn, dễ
truy cập, tạo được khả năng kết nối cao giữa các phần mục thông tin.
Năm 2001, VnExpress ra đời đem lại bộ mặt mới cho Báo mạng Việt
Nam. Những tin tức được đăng nhanh nhất, đầy đủ nhất kéo theo một lượng
lớn độc giả, điều đó thúc đẩy các tờ BMĐT khác ra đời. Những năm gần đây,
những địa chỉ như Vietnamnet.vn, VnExpress trở nên quen thuộc với cơng
chúng với đội ngũ phóng viên trẻ, năng động và cập nhật thông tin từng giờ,
từng phút.

12


3. Vai trò của Báo mạng điện tử trong đời sống xã hội.
BMĐT ra đời đã tạo bước ngoặt trong q trình truyền tin và tiếp nhận
thơng tin, dựa trên sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống
và của NET. Với 3 chức năng cơ bản: Một là, thông báo cho độc giả những
diễn biến xung quanh cộng đồng dân cư, đất nước và trên toàn thế giới. Hai
là, nhận định, đánh giá các bước chuyển đổi để có cái nhìn tồn cảnh. Ba là,
quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ tiêu dùng. BMĐT đã có vai trị rất to lớn
trong đời sống xã hội.
+BMĐT cung cấp lượng thông tin lớn, cập nhật, hấp dẫn, thu hút sự
quan tâm của loài người, đồng thời cũng buộc người tiếp nhận thơng tin phải
tham gia tích cực vào q trình sản xuất ra thơng tin và truyền thơng tin.

+BMĐT giúp cho sự giao lưu văn hố giữa các dân tộc, quốc gia thuận
lợi, mở cánh cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội.
+BMĐT cũng làm thay đổi lớn trong nghề báo. Nhà báo thay đổi
phương thức làm tin, mở rộng các nguồn thơng tin, có thể thu thập thông tin
trên khắp mọi miền, thông tin mang chiều sâu bản chất hoặc thông tin mật từ
các tổ chức hoặc Chính phủ. Nhờ khả năng đa phương tiện và tính tương tác
cao, BMĐT giúp cho nhà báo thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với công chúng.
Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác như: báo in, phát
thanh, truyền hình, BMĐT ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả xã hội to
lớn.
Tuy nhiên, BMĐT cũng có những hạn chế nhất định như: phụ thuộc
vào cơng nghệ, khó thẩm định độ chính xác của nguồn tin, có thể bị hacker bẻ
khố làm sai lệch thơng tin; hoặc các diễn đàn được tổ chức không chặt chẽ
dễ dẫn đến xa đà vào những vấn đề tầm thường hoặc sai lệch về chính trị…
4. Xu thế phát triển của Báo mạng điện tử.
Mặc dù ra đời muộn nhưng có tốc độ phát triển cực nhanh và đang có
xu hướng phát triển thành “một thế lực mới của báo chí” nhờ khả năng tích
hợp tất cả các loại hình báo chí khác.
13


- Nhanh hơn, tinh hơn, nhạy hơn.
Với những đặc điểm ưu việt, BMĐT xứng đáng là nhà vô địch về tốc
độ truyền tải và cập nhật thông tin so với loại hình báo chí khác. Nhưng với
sự phát triển chóng mặt của cơng nghệ thơng tin và đội ngũ phóng viên báo
mạng được đào tạo chuyên nghiệp ngày càng đông đảo, BMĐT sẽ tiếp tục
phát triển với xu hướng truyền tải thông tin đến người đọc nhanh hơn.
Do đặc trưng cập nhật thường xuyên nên BMĐT có một hạn chế là
nhiều khi thông tin chưa được biên tập kỹ, dẫn tới sai sót cả về nội dung và
hình thức. Bởi vậy, cùng với yêu cầu nhanh hơn, xu hướng phát triển BMĐT

cũng đòi hỏi phải tinh hơn và nhanh nhạy hơn.
- Tiếp tục nâng cao khả năng tương tác.
BMĐT có khả năng tương tác cao mà khơng loại hình báo chí nào sánh
kịp. Đây là một lợi thế vơ cùng lớn của BMĐT, giúp nó nâng cao khả năng
cạnh tranh và hồn thiện về nội dung cũng như hình thức. Bởi vậy, tiếp tục
nâng cao khả năng tương tác là một xu hướng phát triển của BMĐT.
- Đẩy mạnh sự tham gia của công chúng vào nội dung tờ báo.
Một xu hướng mới của BMĐT là công chúng tham gia ngày càng
nhiều vào nội dung tờ báo. Rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông
báo sự kiện cho báo mà họ cịn ghi hình chụp ảnh và tường thuật sự kiện.
Chẳng hạn như trong thảm hoạ sóng thần ở Nhật Bản tháng 3-2011, nhiều nhà
báo đã đưa tin, bài trực tuyến(blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay
camera; nhiều hình ảnh được đưa lên mạng Internet.
- Nâng cao tính cạnh tranh.
Với việc các BMĐT và website tăng lên chóng mặt, sự cạnh tranh vơ
cùng khốc liệt. Vì vậy, nâng cao tính cạnh tranh là xu hướng phát triển tất yếu
của một tờ BMĐT. Muốn nâng cao tính cạnh tranh, hay nói cách khác là tăng
số lượt truy cập, các tờ BMĐT phải nâng cao chất lượng và sự hấp dẫn về nội
dung và hình thức thể hiện. Điều này địi hỏi phải có đội ngũ biên tập viên và
phóng viên báo mạng thực sự có năng lực và trình độ.
14


- Tiếp tục là mơi trường quảng cáo có hiệu quả.
Do số lượng người sử dụng Internet tăng lên nhanh chóng, quảng cáo
trên Báo điện tử là phương pháp hiệu quả mà nhiều cá nhân và tổ chức lựa
chọn. Và một thực tế là nguồn kinh phí hoạt động của nhiều tờ BMĐT hiện
nay dựa chủ yếu vào quảng cáo. Chính vì thế, xu hướng phát triển sắp tới của
BMĐT vẫn là gắn hoạt động quảng cáo không xa rời tính định hướng.
- Ngày càng chun nghiệp hố về nhân sự và nâng cao cơng nghệ.

Hiện tại, lực lượng phóng viên báo mạng được đào tạo chính quy theo
chuyên ngành cịn rất thiếu, cả nước Việt Nam chỉ có duy nhất Học viện Báo
chí và Tuyên truyền đào tạo chuyên ngành BMĐT. Phần lớn lực lượng phóng
viên các tờ BMĐT hiện nay là phóng viên báo viết chuyển sang. Bởi vậy, xu
hướng bắt buộc cho BMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới là có nguồn nhân
lực được đào tạo bài bản và chuyên sâu về BMĐT.
Công nghệ thông tin và truyền thơng phát triển nhanh chóng. Một đặc
điểm của BMĐT là gắn liền cơng nghệ. Do đó, trong xu thế phát triển khơng
ngừng của cơng nghệ thì BMĐT cũng cần cải tiến, áp dụng những công nghệ
mới nhất theo kịp sự phát triển đó.
Sự bùng nổ của các tổ chức tin tức trên mạng Internet ngày càng diễn
ra với một tốc độ chóng mặt. Thơng tin truyền thống chuyển dần sang hình
thức trực tuyến. Từ chỗ hàng loạt trang web rơi rụng, những nhà cung cấp
thông tin không thu được một đồng xu nào thì đến cuối thế kỷ XX, BMĐT đã
trở thành xu hướng chủ đạo của thông tin đại chúng.
Kỹ thuật số có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mỗi giai đoạn phát triển của
BMĐT. Nó cho phép nhà báo và độc giả tạo nên những quy trình làm báo
nhanh chóng và rộng khắp. Độc giả có thể đóng góp vào câu chuyện của
người làm báo bằng chính những kinh nghiệm của mình. Người làm báo có
thể khai thác mọi nguồn tin ở nhiều nơi và như vậy những ưu thế của BMĐT
sẽ thu hút độc giả, kết nối mọi tổ chức, mọi quốc gia, mọi cá nhân trên hành
tinh. Theo những nghiên cứu mới đây của tập đồn Forrester thì các tờ BMĐT
15


cung cấp tin tức, âm nhạc và trò chơi đã nhận được lợi tức khoảng 27 tỉ đôla
từ thị trường quảng cáo trong năm 2005, trong đó có 13 tỷ đơla do việc cung
cấp thơng tin.
Như vậy, có thể thấy trong một tương lai khơng xa, BMĐT sẽ cịn có
nhiều bước tiến về cơng nghệ hơn nữa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc một

tờ báo mạng điện tử sẽ có nhiều tính năng vượt trội hơn, có tính phổ quát rộng
hơn trong tương lai. Sự đi lên về tính năng của BMĐT địi hỏi các phóng viên
báo mạng cũng phải nâng cao trình độ.Các phóng viên, biên tập viên báo
mạng không những phải trau dồi thêm các kỹ năng làm báo mà cịn phải ln
cập nhật những cơng nghệ thông tin mới nhất.

16


Kết luận
1. Sự ra đời của Internet là một bước tiến vượt bậc, một phát minh vĩ
đại trong lịch sử văn minh nhân loại đã làm thay đổi đáng kể cách sống của
con người, làm việc và giải trí. Internet là một thư viện khổng lồ mà ở đó ai
cũng có thể truy xuất và nhận, tra cứu thơng tin, tạo ra các thơng tin (miễn phí
hay trả tiền), trao đổi thông tin, mua bán và giao dịch thuận lợi mà khơng bị
ngăn cách bởi vị trí địa lý hay biên giới quốc gia.
2. Lợi dụng sự tối ưu trong các dịch vụ kỹ thuật của NET, người ta đã
cho ra đời một loại hình báo chí thứ tư, có khả năng tích hợp được sức mạnh
của ba loại hình báo chí truyền thống(báo in, phát thanh, truyền hình), đó là
Báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử thực sự tạo ra bước ngoặt trong quá trình truyền tin
và tiếp nhận thông tin. BMĐT cung cấp một lượng thông tin lớn chưa từng
thấy, giúp cho các quốc gia có thể giao lưu văn hố, khoa học kỹ thuật thuận
lợi. BMĐT góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa người làm báo và người đọc
báo. Điều đó làm tăng hiệu quả xã hội của báo chí lên rất nhiều lần.
Ngày nay, BMĐT đang tham gia vào quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa
các lực lượng truyền thơng trong xu thế tồn cầu hố. Đó là xu thế tất yếu của
quy luật phát triển xã hội.

17



Tài Liệu Tham Khảo
1. Báo mạng điện tử, những vấn đề cơ bản. NXB chính trị - hành chính
Hà Nội 2011
2. Đề cương chi tiết học phần: Nhập Môn Báo Mạng Điện TửTS.Nguyễn Thị Thoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Phát thanhTruyền hình, Hà Nội-2006
3. http:// w. w.w.vietnamjournalism.com
4. http:// w. w. w. wikipedia. org
5. http:// w. w. w.vnn.vn
6.

18


Mục lục
Mở đầu..............................................................................................................1
đầu
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
tài.
2. Tình hình nghiên cứu....................................................................................1
cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1
cứu.
4. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................1
cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
cứu.
6. Kết cấu...........................................................................................................2
cấu
Nội dung............................................................................................................3

dung
Chương I : Sự ra đời và phát triển của Internet trên thế giới và ở Việt Nam....3
Nam
1. Sự ra đời và phát triển của Internet trên thế giới...........................................3
giới.
2. Sự ra đời và phát triển của Internet ở Việt Nam............................................5
Nam.
3.Vai trò của Internet trong đời sống xã hội......................................................7
hội.
Chương II: Sự ra đời, xu thế phát triển của BMĐT trên thế giới và ở Việt Nam
.........................................................................................................................10
1. Khái niệm Báo mạng điện tử.......................................................................10
tử.
2. Sự ra đời và phát triển của BMĐT..............................................................10
BMĐT
3. Vai trò của Báo mạng điện tử trong đời sống xã hội...................................13
hội.
4. Xu thế phát triển của Báo mạng điện tử......................................................13
tử.
Kết luận...........................................................................................................17
luận
Tài Liệu Tham Khảo..............................................................................................................................18

19



×