Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Mở rộng hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.69 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG........................................................3
1.1. Báo chí Việt Nam....................................................................................3
1.1.1 Khái niệm chung về báo chí.........................................................................3
1.1.2 Sự ra đời của báo chí Việt Nam....................................................................3
1.1.3 Vai trị của báo chí trong đời sống xã hội.....................................................4
1.2. Luật báo chí.............................................................................................6
1.2.1. Luật báo chí Việt Nam.................................................................................6
1.2.2. Nội dung của Luật báo chí..........................................................................7
1.2.3. Điều luật quy định nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí..............................8
CHƯƠNG II: BÁO CHÍ VỚI VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG: “Mở rộng
hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của
nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”của
điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật báo chí................................9
2.1. Báo chí góp phần tích cực mở rộng hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và
........................................................................................................................9
2.1.1. Thông tin về thế giới trên tất cả các loại hình báo chí.................................9
2.1.1.1. Thơng tin về thế giới trên báo in.................................................9
2.1.2.2. Thông tin về thế giới trên phát thanh........................................10
2.1.1.3. Thông tin về thế giới trên truyền hình......................................12
2.1.1.4. Thơng tin về thế giới trên báo mạng.........................................13
2.1.2. Thông tin về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới........................14
2.2. Báo chí tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới, vì sự nghiệp hịa
bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.....................................................................15
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam..........................................................15
2.2.2. Báo chí tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới, vì sự nghiệp hịa
bình, dân chủ và tiến bộ xã hội bằng cách bám sát các hoạt động đối ngoại của
đất nước, dựa trên chính sách đối ngoại của Đảng..............................................18
CHƯƠNG III. KHẢO SÁT TRÊN BÁO THANH NIÊN...............................20


3.1. Một vài nét về báo Thanh Niên.............................................................20
3.2. Khảo sát về nội dung thông tin quốc tế trên báo Thanh niên................20
3.2.1. Tỷ lệ thông tin về các lĩnh vực..................................................................20
3.2.2. Tỷ lệ thông tin theo khu vực địa lý............................................................23
3.2.3. Tính thời sự của thơng tin..........................................................................25
3.2.4. Tính định hướng của thông tin, thái độ của tờ báo với thông tin..............26
3.3. Kiến nghị để nâng cao chất lượng thông tin quốc tế trên báo Thanh niên
......................................................................................................................27
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................30

0


BÁO CHÍ VỚI VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG:
“Mở rộng hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham
gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”
của điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật báo chí
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính đến tháng 11 năm 2009, cả nước ta có 709 cơ quan báo chí bao gồm:
496 báo chí Trung ương; 213 báo chí địa phương. Trong lĩnh vực phát thanh và
truyền hình, cả nước hiện có 67 đài phát thanh, truyền hình; gồm 03 đài phát
thanh, truyền hình ở trung ương (VTV,VTC, VOV) và 64 đài phát thanh, truyền
hình của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 25 báo điện tử, 160 trang tin
điện tử tổng hợp mang tính báo chí của các cơ quan báo in và hàng ngàn trang
tin điện tử có nội dung thơng tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ,
các đồn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp. Sóng phát thanh đã phủ kín
95% lãnh thổ. Đài truyền hình Việt Nam hiện đã hình thành 7 kênh, hệ thống

truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số VTC cũng phát triển nhanh chóng. Với
trên 10 triệu máy thu hình, trên 85% dân số nước ta được xem truyền hình. Hiện
nay cả nước có trên 16.000 nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề.
Đồng hành cùng cách mạng, đội ngũ báo chí nước ta ngày càng phát triển,
trưởng thành. Bằng những đóng góp quan trọng và thiết thực, hoạt động báo chí
đã phát huy tối đa vai trị của mình trong cơng cuộc đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta, giữ vị trí xung kích trên mặt trận tư tưởng, mang sức mạnh cổ động và
tuyên truyền tập thể hùng hậu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong hơn 20 năm thực hiện chính sách và đường lối đổi mới do Đảng ta lãnh
đạo, báo chí ln đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình,
đóng vai trị hết sức quan trọng trên các lĩnh vực:
Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản ánh tâm tư,
1


nguyện vọng của quần chúng; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí và suy thối đạo
đức, lối sống… Báo chí cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân…
Bên cạnh những vấn đề trên, báo chí nước ta trong q trình đổi mới và
hội nhập đã góp phần nâng cao chất lượng thơng tin đối ngoại, góp phần quan
trọng giới thiệu đất nước, văn hóa con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hóa các quan hệ
quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam
trên trường quốc tế.
Để làm tốt cơng tác trên, báo chí ln bám sát, đảm bảo thực hiện đúng
quy định của Luật báo chí, đặc biệt là điều 6, quy định về quyền hạn và nhiệm
vụ của báo chí. Do điều kiện khơng cho phép, tiểu luận này chỉ tiến hành khảo

sát, phân tích đánh giá về việc báo chí thực hiện một trong những nội dung của
điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí, quy định về nhiệm vụ
và quyền hạn của báo chí là:
“Mở rộng hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào
sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội”
Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để chất lượng
bài tiểu luận được cao hơn.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Báo chí Việt Nam
1.1.1 Khái niệm chung về báo chí
Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ với các thành tố của kiến
trúc thượng tầng, là loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạo với tính chất chính
trị, xã hội rõ ràng. Hoạt động báo chí bao hàm trong đó sự vận hành phức tạp
của một loạt nghề nghiệp, quan hệ với nhau bằng quy luật vận động nội tại của
cả hệ thống và bằng hiệu quả có tính mục đích.
Trong thời đại chúng ta, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác
động từng ngày từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa phương, từng tổ chức,
từng thành viên trong xã hội. Tham gia vào hoạt động báo chí cả nước ta ngày
nay khơng chỉ có các nhà báo chun nghiệp mà cịn có những nhà chính trị, nhà
khoa học, nhà kinh tế, những người hoạt động xã hội, đông đảo công nhân, nơng
dân và những người lao động bình thường. Những người lao động ấy cũng là
nhân vật trung tâm, là đối tượng hướng tới của nền báo chí. Nội dung của báo
chí đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, các sự kiện, hiện
tượng của thiên nhiên mà con người được biết và muốn biết.

Nói đến báo chí là nói đến các loại hình của nó như báo in, phát thanh,
truyền hình, báo mạng; nói đến nhật báo, tuần báo, tập san, tạp chí, bản tin, các
loại chương trình phát thanh, truyền hình hết sức phong phú và đa dạng. Ngoài
các loại tác phẩm, tài liệu thuộc về báo chí, cịn có thể thấy sự hiện diện của văn
thơ, nhạc, kịch, hội họa, điêu khắc, nhà hát…trong các tác phẩm báo chí.
1.1.2 Sự ra đời của báo chí Việt Nam
Ở nước ta, báo in bằng chữ quốc ngữ xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX, khởi
đầu là Gia Định báo (số đầu tiên ra ngày 1-4-1865).

3


Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, và nhất là vào những năm 20 của thế kỷ
XX, báo chí Việt Nam đã đạt được sự phát triển quan trọng. Cả nước đã có hơn
70 tờ báo và tạp chí xuất bản bằng các thứ chữ quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Hán.
Chiến thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một giai đoạn phát triển mới của
báo chí. Báo chí nước ta phát triển cả về loại hình, phương thức hoạt động, về tổ
chức cán bộ và quy mô tác động trong xã hội.
Báo chí nước ta hình thành và phát triển dựa trên những mối quan hệ có
tính quy luật chung nhất:
- Nhu cầu khách quan của xã hội về thơng tin – giao tiếp.
- Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội và tính chất đặc thù của đất
nước, dân tộc.
- Quan hệ giao lưu quốc tế.
- Chế độ chính trị xã hội.
Ở nước ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, hệ thống báo chí
là do nhà nước quản lý. Đây là nền báo chí được xây dựng và phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền báo chí này là thơng tin nhằm
tích cực hóa đời sống tinh thần của nhân dân, làm cầu nối giữa Đảng cộng sản
và nhân dân, đấu tranh xây dựng chế độ xã hội tự do, dân chủ, mang lại lợi ích

và sự phát triển của từng người tron sự hài hòa với lợi ích và sự phát triển của
tồn xã hội.
1.1.3 Vai trị của báo chí trong đời sống xã hội
Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ một vai trò hết sức quan
trọng. Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới đều
sử dụng báo chí như một cơng cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của cơng
chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị cho
cuộc sống. Ở nước ta, báo chí là cơng cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của
các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân.
Vai trị của báo chí trong đời sống chính trị - xã hội thể hiện rõ trong hai
cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giải
phóng đất nước. Ngay khi chưa có Đảng lãnh đạo, các lực lượng xã hội đã có
4


những tờ báo hoạt động rất tích cực và đã gây được sự chú ý của dư luận xã hội
về các vấn đề chính trị. Báo chí đã trở thành vũ khí quan trọng của nhân dân ta
trong các cuộc đấu tranh chính trị. Báo chí thật sự đã trở thành vũ khí sắc bén
trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Mặt khác, nó cũng tạo những điều kiện cần
thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước.
Vì vậy, ý nghĩa của thơng tin báo chí rất quan trọng. Với nội dung thơng tin có
định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình
thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của
hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo chí khơng chỉ là vũ khí tư
tưởng sắc bén, lợi hại mà cịn là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ
chức tập thể; điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thơng tin hiện nay. Báo
chí biểu hiện vai trò trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực như:
Về chính trị: Báo chí là cơng cụ, là vũ khí quan trọng trên mặt trận tư
tưởng – văn hóa. Vai trị của báo chí trong lĩnh vực chính trị là hướng dẫn nhận
thức và hành động cho công chúng. Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận

tư tưởng – văn hóa của Đảng, là cơng cụ tham gia quản lý xã hội; công cụ giám
sát cán bộ, Đảng viên về đạo đức lối sống. Lịch sử cũng chỉ ra rằng, bất cứ chế
độ nào trên thế giới cũng sử dụng và khai thác triệt để các phương tiện truyền
thông đại chúng nhằm phục vụ, củng cố và duy trì chế độ đó. Trong xã hội hiện
đại, người nào nắm được các phương tiện thông tin đại chúng có thể “điểu
khiển” con người theo ý muốn, có nghĩa là dùng báo chí để hàng ngày phát đi
những thơng điệp chính trị nhằm giáo dục ý thức, tư tưởng, thuyết phục quần
chúng làm theo ý muốn của mình.
Về kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, thơng tin chính xác, kịp thời là
sức mạnh tạo nên thắng lợi cạnh tranh. Các phương tiện thơng tin đại chúng có
vai trị to lớn trong việc cung cấp những thơng tin có giá trị đó. Các lĩnh vực
thơng tin kinh tế cần như: Thơng tin thị trường, hàng hóa (bao gồm thơng tin giá
cả, sức tiêu thụ, thị hiếu và xu hướng biến đổi thị hiếu tiêu dùng)…; Thông tin
thị trường tài chính (tiền tệ, vốn, giá cả, cổ phiếu, sự vận động của các dịng tài
chính), thị trường lao động, vật tư, thiết bị, đặc biệt là thị trường công nghệ (chu
5


kỳ cơng nghệ, sự chuyển giao cơng nghệ). Báo chí không chỉ dừng lại trong việc
cung cấp thông tin thuần túy mà cịn có thể hướng dẫn thị trường, hướng dẫn
việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, giới thiệu những mơ hình,
điển hình tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh. Với việc phổ biến các kinh
nghiệm thành công hay thất bại trong quản lý, kinh doanh và áp dụng cơng nghệ
mới, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, báo chí góp phần tạo nên hiệu quả kinh tế
lớn cho xã hội.
Về văn hóa - xã hội: Vai trị của báo chí trong lĩnh vực văn hóa thể hiện
trên nhiều mặt.
Thứ nhất, báo chí làm giàu, làm đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, nhất là
ngơn ngữ. Báo chí là nơi vừa giữ gìn và sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới
cả trong cách viết và cách thể hiện, trong việc chuẩn ngôn ngữ nói và viết.

Thứ hai, báo chí đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, âm
nhạc và các lĩnh vực khác.
Thứ ba, qua các phương tiện thông tin đại chúng, cơng chúng có thể tiếp
nhận nhiều tri thức văn hóa của các tri thức dân tộc trên thế giới.
Thứ tư, báo chí góp phần nâng cao văn hóa, giải trí, làm cho mọi người
ngày càng hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chia sẻ tâm tư, tình cảm, đồng thời
cùng học tập, tiếp thu được nền văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc
khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình.
1.2. Luật báo chí
1.2.1. Luật báo chí Việt Nam
Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến khi miền Bắc Việt
Nam được hồn tồn giải phóng năm 1954, những luận lệ ban hành về báo chí
cịn mang tính đối phó với những hình thức đặc biệt trước mắt, chưa được toàn
diện, chưa được đầy đủ về nội dung cũng như phương diện pháp lý.
Đến năm 1956, trước đòi hỏi mới của tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký sắc lệnh số 282 ngày 14-12-1956 về chế độ báo chí. Sau khi được Quốc hội
thông qua, sắc lệnh này trở thành Luật số 100/SL-L002 ngày 20-5-1957 quy
định chế độ báo chí.
6


Hơn 30 năm sau, ngày 28-12-1989 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 8 đã
chính thức thơng qua Luật Báo chí với 7 chương 31 điều. Luật này thay thế Luật
số 100-L002 ngày 20-5-1957.
10 năm sau, ngày 12-6-1999, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X tiếp tục
thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí với mục đích:
“Để đảm bảo quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên báo chí của cơng
dân, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân; Để phát huy vai trị của
báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa
theo đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Từ đó đến nay, luật báo chí được áp dụng thi hành một cách triệt để nhằm
đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho nền báo chí nước ta.
1.2.2. Nội dung của Luật báo chí
Luật báo chí nước ta gồm 7 chương , 31 điều, quy định chế độ báo chí
Chương I: Những qui định chung – từ điều 1 đến điều 3, quy định về vai
trị, chức năng của báo chí: đảm bảo quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận
trên báo chí; các loại hình báo chí.
Chương II: Gồm điều 4, điều 5, quy định về quyền tự do ngôn luận trên
báo chí của cơng dân và trách nhiệm của nhà báo.
Chương III: Từ điều 6 đến điều 10, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn
của báo chí; cung cấp thơng tin cho báo chí, trả lời trên báo chí, cải chính trên
báo chí và những điều khơng được thơng tin trên báo chí.
Chương IV: Từ điều 11 đến điều 16, quy định về tổ chức báo chí và nhà
báo. Trong đó, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan báo chí, quyền
và nghĩa vụ của nhà báo, quy định về người đứng đầu cơ quan báo chí và Hội
nhà báo Việt Nam.
Chương V: Từ điều 17 đến điều 26, quy định về quản lý nhà nước với báo
chí.
Chương VI: Điều 27, điều 28, quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm
trong hoạt động báo chí.
Chương VII: Từ điều 28 đến điều 31 – Điều khoản cuối cùng.
7


1.2.3. Điều luật quy định nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí.
Trách nhiệm và quyền hạn của báo chí được quy định rất rõ tại điều 6,
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật báo chí.
Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Thơng tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới phù
hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;

2- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của
đất nước và thế giới theo tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp
phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành
mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối
đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội;
3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội ; làm diễn đàn thực hiện quyền
tự do ngôn luận của nhân dân;
4- - Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh
phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực
xã hội khác;
5- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu
số Việt Nam;
6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia
vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.

8


CHƯƠNG II: BÁO CHÍ VỚI VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG: “Mở rộng
hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp
của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội”của điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật báo
chí
2.1. Báo chí góp phần tích cực mở rộng hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và
các dân tộc.
Là một loại hình lao động đặc thù, ra đời do những nhu cầu khách quan
của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại, báo

chí mang trong mình những tiềm năng to lớn đối với xã hội. Một trong số những
tiềm năng đó là góp phần mở rộng hiểu biết giữa các nước và các dân tộc. Thực
tiễn cho thấy, báo chí Việt Nam đã, đang và sẽ khai thác tốt tiềm năng này bằng
cách thông tin đầy đủ, khách quan, sinh động về thế giới với Việt Nam và về
Việt Nam ra thế giới, trên tất cả các loại hình báo chí.
2.1.1. Thơng tin về thế giới trên tất cả các loại hình báo chí
2.1.1.1. Thơng tin về thế giới trên báo in
Kể từ tờ báo đầu tiên – báo Gia Định, báo in là loại hình báo chí lâu đời
nhất ở Việt Nam. Bằng văn bản chữ in và tranh, ảnh, báo in giúp công chúng
trong xã hội có điều kiện thường xuyên tiếp nhận những thông tin phong phú về
tất cả các lĩnh vực. Các cơ quan báo chí ln chú trọng đến việc mở rộng hiểu
biết về các nước và các dân tộc cho độc giả bằng cách đưa tin cập nhật về tình
hình thế giới và thực hiện tốt chức năng khai sáng giải trí cho độc giả.
Thơng tin trên báo in về thế giới rất phong phú đa dạng. Với thế mạnh bàn
luận chuyên sâu của mình, báo in cũng giúp nhân dân hiểu sâu, hiểu kĩ hơn vấn
đề đuợc đưa ra và liên hệ với thực tiễn Việt Nam. Từ đó, những nơi xa xôi mà
công chúng chưa một lần đặt chân đến sẽ trở nên gần gũi thân quen hơn với họ.
Từ báo ngày, báo tuần cho đến nguyệt san và các tạp chí ra hàng tháng, thơng tin
quốc tế đều được đăng tải. Dưới nhiều thể loại tác phẩm, tri thức về thế giới
được cung cấp đến bạn đọc cùng những phân tích, bình luận sắc bén. Điều đó
giúp cho độc giả tiếp nhận thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn. Sự hiểu biết về
9


các nước và các dân tộc được nhân rộng trong cơng chúng. (phần sau của tiểu
luận có kết quả khảo sát chi tiết trên báo in)
2.1.2.2. Thông tin về thế giới trên phát thanh
Sau báo in, phát thanh là loại hình báo chí lâu đời thứ hai ở nước ta. Cho
đến nay, cả nước có 64 đài phát thanh địa phương và 1 đài phát thanh trung
ương – Đài Tiếng nói Việt Nam. Thơng tin về thế giới là một mảng đề tài quan

trọng của các đài phát thanh. Với bề dày hơn 60 năm, phát thanh Việt Nam vẫn
luôn bám sát thế giới với những thông tin thiết thực, góp phần quan trọng mở
rộng hiểu biết về thế giới và các dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
Trước tiên phải kể đến Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện tại đài có 6 hệ phát
thanh : VOV1, VOV2,VOV3,VOV4,VOV5 và VOVTV, với hàng trăm giờ phát
sóng mỗi ngày. Những thơng tin về thế giới được Đài Tiếng nói Việt Nam cung
cấp đến thính giả trên tất cả các hệ.
VOV1: Hệ thời sự - chính trị - tổng hợp. Trên hệ VOV1, tin tức về thế
giới được cập nhật liên tục qua các bản tin thời sự trong ngày lúc: 6h00, 12h00,
18h00 và 21h30. Bên cạnh đó là các bản tin 5 phút, phát đều đặn trong ngày.
Thơng qua các chương trình thời sự và bản tin này, thính giả nắm bắt được tình
hình trên thế giới, các hoạt động đang diễn ra tại các nước trong khu vực và toàn
cầu. Từ đó, hiểu biết của thính giả về các nước và các dân tộc được mở rộng.
Ngồi ra, hệ VOV1 cịn có các chương trình chun đề, đề cập chun sâu về
những vấn đề liên quan đến thế giới như: Theo dòng sự kiện, Nhân vật và sự
kiện, Người Việt ở nước ngồi với q hương, Tầm nhìn UNESCO, Hành động
ASEAN, Thế giới hợp tác và phát triển…Tất cả các chuyên mục này đều hướng
tới mục đích cung cấp cho thính giả những hiểu biết rõ nét về thế giới trên các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị…Thơng tin về thế giới cũng được đề cập
trong các chuyên mục các của hệ với tần suất ít hơn, nhưng cũng góp phần
không nhỏ vào việc thực hiện nội dung “mở rộng hiểu biết giữa các nước và dân
tộc” của điều luật.
VOV2: Hệ văn hóa – đời sống – khoa giáo. Trong khung chương trình của
hệ, khơng có chương trình chun đề nào chỉ có nội dung xoay quanh các vấn đề
10


kinh tế, chính trị, văn hóa thế giới, nhưng những nội dung đó vẫn được các
phóng viên, biên tập viên truyền tải xen kẽ với thông tin trong nước. Qua các
chương trình: Gia đình và xã hội, Văn hóa và đời sống, Thể thao, Du lịch…

những thơng tin đó cũng được đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau, làm phong
phú thêm vốn tri thức về nhân loại cho thính giả.
VOV3: Hệ âm nhạc và giải trí. Trên VOV3, thính giả cũng khơng mấy
khó khăn để tìm thấy những thơng tin về âm nhạc thế giới. Hệ VOV3 có các
chương trình: Du lịch âm nhạc các nước, Thính phịng giao hưởng, Thơng tin
âm nhạc quốc tế, Tình khúc thế kỷ, Hộp thư âm nhạc… thường xuyên giới thiệu
những tác phẩm âm nhạc quốc tế và giải đáp thông tin cho thính giả. Những
chương trình như thế ln ln nhận được sự quan tâm của người nghe.
Với vai trò là đài phát thanh quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực
hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của
nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam ln chú trọng đến chất lượng thơng tin cung
cấp cho thính giả. Trong đó, việc mở rộng hiểu biết về thế giới là một trong
những nhiệm vụ thông tin quan trọng. Qua các chương trình phát thanh, Đài
Tiếng nói Việt Nam đã khơng ngừng phát huy vai trị của mình trong việc đưa
bạn bè quốc tế xích lại gần Việt Nam hơn.
Các đài phát thanh địa phương:
Cũng giống như Đài Tiếng nói Việt Nam, hàng ngày, hàng giờ, các đài
phát thanh ở địa phương cung cấp những thông tin cập nhật và nhưng tri thức
khoa học, văn hóa – xã hội đến thính giả. Nội dung được đề cập vơ cùng phong
phú và đa dạng. Có thể nói, cuộc bốn phương từng ngày đều hiện diện đầy đủ
qua các chương trình phát thanh. Cũng từ những chương trình phát thanh như
thế, thính giả nắm bắt được những tri thức trên tất cả các lĩnh vực như: thành tựu
khoa học công nghệ quốc tế, văn hóa bốn phương, những danh lam thắng cảnh
đẹp, con người trên thế giới…Đó là những thơng tin thiết thực, làm giàu thêm
kho tàng tri thức nhận loại, và đặc biệt là thu ngắn khoảng cách giữa các quốc

11



gia, dân tộc. Những thơng tin đó được đề cập trong các bản tin quốc tế và các
chương trình chuyên đề của mỗi đài phát thanh.
2.1.1.3. Thông tin về thế giới trên truyền hình
Sự xuất hiện của truyền hình thực sự là một cuộc cách mạng trong thông
tin đại chúng, tạo ra những điều kiện khả năng tuyệt vời cho báo chí thực hiện
chức năng của mình. Cơng chúng của truyền hình được tiếp nhận thơng tin một
cách sống động, cụ thể, gần gũi nhất. Với thế mạnh của mình, các kênh truyền
hình của Việt Nam cũng cung cấp đến khán giả khối lượng thông tin khổng lồ
mỗi ngày. Trong đó, khơng thể khơng kể đến thơng tin về thế giới bốn phương,
giúp khán giả hiểu biết toàn diện về các nước và các dân tộc trên thế giới.
Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan đi đầu trong việc cung cấp thông tin
về thế giới. Trên tất cả các kênh của đài truyền hình đều có các chương trình về
thế giới. VTV1 có: Thời sự quốc tế, Tồn cảnh thế giới, Báo chí tồn cảnh,
Cơng nghệ đời sống, Cuộc sống số…và nhiều chương trình khác. VTV2 có các
chương trình khoa học giáo dục: Khoa học cơng nghệ nước ngồi, Vịng quanh
thế giới…VTV3 có các chương trình văn hóa giải trí, nhiều nội dung gắn với các
quốc gia, dân tộc khắp tồn cầu. Trong đó các gameshow đã góp phần không
nhỏ trong việc cung cấp cho khán giả những kiến thức phong phú về bạn bè
quốc tế. Gameshow Chiếc nón kì diệu ln có những chủ đề gắn liền với thế
giới như chủ đề về nước Nga, chủ đề năm mới trên thế giới…Ngoài ra,
gameshow này cũng thường xuyên đưa ra các câu hỏi về địa danh, nhân vật,
phong tục tập qn của các nước. Khơng chỉ có Chiếc nón kì diệu mà hầu hết
các gameshow của VTV3 đều có những câu hỏi liên quan đến kiến thức đó:
Đường lên đỉnh Olympia, Khắc nhập khắc xuất, Đấu trường 100, Đối mặt, Rung
chuông vàng…Qua việc xem các gameshow, khán giả truyền hình thu nhận được
nhiều kiến thức bổ ích và mở rộng tầm hiểu biết về kinh tế, văn hóa, chính trị thế
giới. Bên cạnh 3 kênh truyền hình phủ sóng tồn quốc, hệ thống truyền hình cáp
Việt Nam VCTV cũng có đến hơn 60 kênh, trong đó có cả kênh truyền hình
nước ngồi, mang đến cho khán giả cái nhìn toàn diện, sâu sắc nhiều chiều về
đất nước, con người trên khắp mọi miền.

12


Cùng với Truyền hình Việt Nam, tất cả các đài truyền hình địa phương
trên cả nước cũng coi việc mở rộng hiểu biết về các quốc gia và dân tộc là một
nội dung quan trọng. Vì thế hàng ngày, các đài truyền hình vẫn đều đặn phát
sóng các chương trình cập nhật tin tức thế giới và giới thiệu đến khán giả lượng
thông tin đa dạng về bạn bè bốn phương. Có thể nói, truyền hình chính là nhịp
cầu nối cho khán giả và thế giới, với những hiểu biết phong phú về tất cả các
lĩnh vực.
2.1.1.4. Thông tin về thế giới trên báo mạng
Báo mạng tuy xuất hiện muộn nhất nhưng nhờ tận dụng được sức mạnh
số mà báo mạng đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường cơng chúng. Tin tức
trên báo mạng được cập nhật từng phút. Sẽ khơng sai khi nói rằng: báo mạng
điện tử là phương tiện rút ngắn khoảng cách Việt Nam và thế giới hiệu quả nhất.
Chỉ bằng một cú click chuột, công chúng tại Việt Nam có thể biết điều gì đang
diễn ra trên thế giới, nơi cách họ hàng trăm triệu km, tại cũng thời điểm đó. Hệ
thống thơng tin điện tử đã đưa cả thế giới vào trong từng gia đình. Hầu hết các
trang báo mạng ở Việt Nam đều có những chun mục đưa tin quốc tế. Ở đó,
cơng chúng dễ dàng tìm thấy những bài viết về những sự kiển nối bật ở khắp nơi
trên thế giới hay những thơng tin về văn hố, du lịch, thẩm mỹ, thời trang…Việc
nắm bắt tri thức giờ đây đã trở nên quá đơn giản.
Báo điện tử vietnamnet.vn có riêng một chuyên mục Quốc tế để đưa tin
tức, bình luận về các sự kiện quốc tế. Cùng với đó là các bài viết về văn hố,
kinh tế chính trị bốn phương qua các chuyên đề: bình luận quốc tế, nhân vật và
đối thoại, hồ sơ, thế giới cuời, thế giới đó đây, Việt Nam và thế giới.
Trang www.vnexpress.net cũng có chuyên mục Thế giới với những thông
tin cập nhật về bạn bè quốc tế. Chuyên mục này được chia thành những chuyên
đề nhỏ: cuộc sống đó đây, ảnh, nguời Việt năm châu, phân tích, tư liệu. Sự phân
chia rõ ràng như vậy đã tạo nhiều thuận lợi cho công chúng khi tiếp cận thông

tin.
Trên đây chỉ là hai dẫn chứng tiêu biểu về tình hình thơng tin quốc tế trên
các trang báo mạng. Đó là hai trang báo mạng có tần suất truy cập cao ở nước ta.
13


Những chuyên mục thông tin quốc tế ở các trang báo mạng tạo sức lan toả rộng
lớn cho tri thức về thế giới ở Việt Nam, giúp người dân Việt Nam hiểu rõ hơn về
bạn bè năm châu, tiếp cận gần hơn với họ. Báo mạng điện tử Việt Nam luôn cố
gắng tận dụng lợi thế để nâng cao hiểu biết về bạn bè quốc tế cho người dân
Việt.
2.1.2. Thông tin về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới
Báo chí được xem như là chiếc cầu hữu nghị, gắn kết Việt Nam và bạn bè
thế giới. Thông qua báo chí, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam được
hiện diện đầy đủ, giúp cho thế giới có cái nhìn sâu sắc, tồn diện về một Việt
Nam dân chủ, hịa bình. Hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam được
thông tin đầy đủ trên báo chỉ ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã
hội. Trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình, báo chí Việt Nam nỗ lực khơng
ngừng để nâng cao uy tín của đất nước. Phát huy truyền thống vẻ vang của báo
chí Cách mạng Việt Nam trong 82 năm qua, báo chí nước nhà đã có những bước
phát triển toàn diện, trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển
của đất nước. Đồng hành cùng đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế, báo
chí nước ta ngày càng trưởng thành, vươn tầm ảnh hưởng, góp phần tăng cường
tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hợp tác giữa nhân dân ta với các
dân tộc và bạn bè thế giới, quảng bá hình ảnh đất nước và nền văn hóa dân tộc.
Những thông tin về đất nước và con người Việt Nam trên các loại hình báo chí
trong nước đã trở thành nguồn tư liệu phong phú cho báo chí thế giới. Từ đó,
báo chí thế giới có những phản hồi tích cực qua các bài báo viết về Việt Nam.
Điều này có tác dụng khơng nhỏ trong việc nâng cao vị thế của đất nước, đồng
thời cũng là sự đóng góp cho tiến trình mở rộng hiểu biết giữa các quốc gia, dân

tộc của báo chí Việt Nam. Đây là dẫn chứng từ một số bài báo thế giới viết về
Việt Nam:
Bài báo “Việt Nam, xứ sở thiên đường trên Trái Đất” đăng trên tạp chí Về
nhà, phụ trương cuối tuần của tờ Nhật báo của Nga, số 22 ra trong các ngày 1016/2/06. Bài báo điểm qua một vài nét lịch sử Việt Nam, giới thiệu những đặc
trưng vùng, miền và cho rằng về cảnh sắc thiên nhiên hai miền Nam, Bắc có sự
14


tương phản rất lý thú. Bài báo cũng giới thiệu về chợ, về món ăn Việt Nam và
đặc tả cảnh đẹp, bãi biển Phan Thiết, nơi tác giả và nhiều khách du lịch Nga đã ở
lại một vài ngày.
"Việt Nam điểm đến hẫp dẫn" (Vietnam Incontournable) là phụ trương
dày 8 trang của Paris Match giới thiệu về đất nước Việt Nam như một con hổ ở
châu Á đang thức dậy, vươn lên với một sức mạnh tiềm ẩn và một ý chí quyết
tâm to lớn. Bài báo có đoạn: "Giữa biển và núi, giữa truyền thống và hiện đại,
hãy để nét quyến rũ tiềm ẩn của một trong những miền đất hấp dẫn nhất châu Á
cuốn hút bạn".
Tạp chí doanh nghiệp "Người đưa tin châu Á" số 6/2007 xuất bản bằng
tiếng Đức cũng ra số đặc biệt về Việt Nam, nhằm cung cấp cho các doanh
nghiệp Đức và những người quan tâm tới Việt Nam một cái nhìn tồn cảnh về
đất nước, về những thành tựu kinh tế và chính sách nhằm thu hút đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thơng tin đối ngoại, báo chí góp phần to lớn
trong việc tạo dựng hình ảnh đất nước Việt Nam hịa bình, hữu nghị, năng động,
đổi mới và đầy tiềm năng phát triển.
2.2. Báo chí tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới, vì sự nghiệp hịa
bình, dân chủ và tiến bộ xã hội
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã đề ra chính sách đối
ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới là: mở rộng qua hệ đối ngoại, chủ động

và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hồ bình, hợp tác
và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các
quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở
rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc
tế và khu vực.
Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững mơi trường hịa bình, tạo các
điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế 15


xã hội, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền
vững. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và
các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn
vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thơng qua
thương lượng hịa bình; tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng
cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Tiếp
tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.
Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm "chủ động, linh
hoạt, sáng tạo và hiệu quả". Tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của
nhân dân thế giới. Tăng cường vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác
với các tổ chức phi chính phủ nước ngồi để phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng
đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề
nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi

dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tơn giáo" hịng can thiệp
vào cơng việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh
và ổn định chính trị của Việt Nam.
Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn
với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích
đất nước làm mục tiêu cao nhất.
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với
chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song
phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác tồn diện và có hiệu quả với
các nước ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương... Củng cố và phát triển
quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có

16


hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành
viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi,
bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn
định và minh bạch. Cải thiện môi trường đầu tư; thu hút các nguồn vốn FDI,
ODA, đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác. Xác định
đúng mục tiêu sử dụng và đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn ODA, cải tiến
phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch trả nợ đúng
hạn; duy trì tỉ lệ vay nợ nước ngồi hợp lý, an tồn.
Phát huy vai trị chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xúc tiến mạnh thương mại và
đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến
khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp nước
ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngồi.

Đẩy mạnh cơng tác văn hố - thơng tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự
hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối
ngoại vững vàng về chính trị, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiệp vụ cao,
có đạo đức và phẩm chất tốt.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại với sự
tham gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học.
Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước
đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của
Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế
đối ngoại; đối ngoại, quốc phịng và an ninh; thơng tin đối ngoại và thơng tin
trong nước.
(trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng)
2.2.2. Báo chí tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới, vì sự nghiệp
hịa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội bằng cách bám sát các hoạt động
đối ngoại của đất nước, dựa trên chính sách đối ngoại của Đảng
Có thể nói, báo chí là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác ngoại giao của
Việt Nam. Công tác thơng tin, văn hóa đối ngoại trên báo chí hỗ trợ đắc lực cho
17


ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và
hợp tác hữu nghị với nhân dân các nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế sâu rộng thì thơng tin, văn hóa đối ngoại đóng vai trị quan trọng, trở
thành một trong ba trụ cột cơ bản của ngoại giao. Thông tin, văn hóa đối ngoại
trên báo chí nước ta phát huy triệt để những thành tựu to lớn của 20 năm đổi
mới, khai thác sức mạnh về văn hóa của dân tộc ta. Đó là tinh thần độc lập, tự
chủ, bất khuất, quật cường; truyền thống văn hiến, ham học, hiếu học; tình cảm
nhân hậu, hịa hiếu, vị tha, thủy chung và thân thiện với bạn bè quốc tế. Năm

2006, chúng ta triển khai tổ chức "Tuần lễ văn hóa Việt Nam", "Ngày Việt Nam"
ở một số nước châu Âu, châu Á và đã đạt được những kết quả bước đầu. Thơng
qua hoạt động thơng tin, văn hóa đối ngoại phong phú và hiệu quả, bạn bè quốc
tế ngày càng thấy rõ hình ảnh một nước Việt Nam hịa bình, ổn định, thân thiện,
cởi mở, đang thực hiện đổi mới thành cơng, phát triển nhanh, bền vững và đóng
vai trị ngày càng lớn hơn ở khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, báo chí cũng thơng tin đầy đủ về các hoạt động ngoại giao
song phương và đa phương của đất nước. Báo chí đưa tiếng nói của Việt Nam
đến với các diễn đàn thế giới, thể hiện quan điểm của Việt Nam trước các vấn đề
chung của khu vực và thế giới. Chúng ta chủ động phát huy những thế mạnh của
mình khơng chỉ giới hạn trong các cơ chế, tổ chức khu vực mà ở phạm vi lớn
hơn, đặc biệt là trong khuôn khổ Liên hợp quốc để đưa ra các sáng kiến, biện
pháp tham gia vào việc giải quyết các vấn đề tồn cầu và đóng góp vào cuộc đấu
tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, hợp tác và phát triển.
Trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa, báo chí cũng tích cực góp phần đưa
hình ảnh nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam đến gần
thế giới. Đó cũng là một trong những nỗ lực vì sự tiến bộ xã hội chung. Trong
đó có một số hoạt động tiêu biểu của các cơ quan báo chí:
Khởi đầu là Báo Phụ Nữ TP.HCM với cuộc thi Hoa hậu Áo dài năm 1989.
Cuộc thi sắc đẹp đầu tiên sau năm 1975 ở TP.HCM do một tờ báo tổ chức, gắn
với đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam là chiếc áo dài, đã được báo chí, truyền
hình nước ngồi như Pháp, Mỹ, Thái Lan - có mặt thu nhận thông tin và phát tin

18


tại nước họ như một trong những hình ảnh mới của Việt Nam thời kỳ đầu hội
nhập.
Tiếp theo là việc các tờ báo của cả nước cũng như của TP.HCM đã sớm
chủ động phát hành báo in sang cộng đồng người Việt ở nước ngoài, kể cả việc

thực hiện bản báo ngày bằng tiếng Anh, trong đó có các tờ Thanh Niên, Tuổi
Trẻ, Phụ Nữ TP.HCM, Thời báo Kinh tế Sài Gịn, Sài Gịn Giải Phóng... góp
phần hình thành cầu nối thông tin quan trọng giữa trong nước và kiều bào ta ở
nước ngoài cũng như cộng đồng quốc tế trong bối cảnh đất nước từng bước dài
hội nhập.
Không thể khơng nói về một đóng góp quan trọng và rất hiệu quả của Báo
Thanh Niên cho hoạt động ngoại giao văn hóa từ nhiều năm qua. Đó là chương
trình nghệ thuật Duyên Dáng Việt Nam(DDVN), khởi nguồn từ một mong muốn
gây quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình giúp cho các sinh viên nghèo hiếu học.
Mục tiêu lớn nhất là sao cho chương trình ln có cái mới, ln ghi đậm được
ấn tượng văn hóa Việt Nam mỗi khi ra mắt khán giả. DDVN thực sự được khán
giả trong nước và kiều bào ở nước ngồi ghi nhận là chương trình văn hóa đặc
sắc, hồnh tráng nhất ở Việt Nam trong nhiều năm liền. Báo Thanh Niên đã
mạnh dạn đưa DDVN ra nước ngồi bằng sự góp sức lớn của các doanh nghiệp
có chung sự chia sẻ. Ở Canberra và Sydney (Úc) năm 2005, ở Singapore năm
2007, ở London (Anh) năm 2008.

19


CHƯƠNG III. KHẢO SÁT TRÊN BÁO THANH NIÊN
Đề làm rõ hơn cho luận điểm: báo in tích cực góp phần mở rộng hiểu biết
lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc bằng việc cung cấp thông tin, tri thức về
thế giới cho độc giả Việt Nam (đã đưa ra ở mục 2.1.1.1); tiểu luận đưa ra kết quả
khảo sát về nội dung thông tin quốc tế trên các số báo Thanh niên ra tháng
10/2007. Cụ thể, những bài báo này được trình bày trên hai trang 19 và 20, các
số báo từ 274 ra ngày 1/10/2007 đến số báo 304 ra ngày 31/10/2007.
3.1. Một vài nét về báo Thanh Niên.
Báo Thanh Niên là một tờ báo lớn và có uy tín trong làng báo nước nhà.
Mặc dù tuổi đời cịn khá trẻ, có thể nói là ra đời cùng thời điểm bắt đầu công

cuộc đổi mới (số báo đầu tiên ra ngày 3/1/1986), song Thanh Niên đã khẳng
định đựơc vị thế của mình. Tờ báo đặc biệt nhạy cảm với thời cuộc, và luôn đi
đầu trong công cuộc chống tiêu cực. Tên tuổi báo Thanh Niên gắn liền với q
trình phanh phui đường dây tội ác của tập đồn xã hội đen Năm Cam.
Hiện tại, các ấn phẩm của Thanh Niên gồm có: Thanh Niên hàng ngày
(tiếng Việt), Thanh Niên tuần san, Thanh Niên Daily (tiếng Anh, ra hàng ngày),
hai ấn phẩm điện tử bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Thanh Niên hàng ngày là một
trong những tờ báo in có lượng phát hành lớn nhất nước.
3.2. Khảo sát về nội dung thông tin quốc tế trên báo Thanh niên
Trên Thanh Niên, thông tin quốc tế chủ yếu tập trung vào hai trang cuối
cùng của tờ báo. Trong một số báo, lượng tin bài về thông tin quốc tế thường
khoảng từ 14 - 16 tin bài. Những nội dung của thông tin quốc tế mà tiểu luận sẽ
khảo sát bao gồm: tỷ lệ thông tin phân chia theo khu vực địa lý, tỷ lệ thông tin
phân chia theo các lĩnh vực, tính thời sự và tính định hướng của thông tin hay
thái độ của tờ báo với thông tin.
Trong tháng 10/2007, tổng số tin bài về thông tin quốc tế trên 2 trang 19
và 20 báo Thanh Niên là 393.
3.2.1. Tỷ lệ thông tin về các lĩnh vực
Tác giả tiểu luận tạm thời phân chia thông tin quốc tế trên Thanh Niên
20


thành các lĩnh vực sau: chính trị - quân sự, kinh tế, khoa học - công nghệ, thảm
họa, và đời sống - pháp luật. Những thông tin về lĩnh vực văn hóa quốc tế trên
Thanh Niên được trình bày trong các chun mục về văn hóa, do đó, khơng xuất
hiện trên hai trang cuối của báo.
Cụ thể, trong 363 tin bài được khảo sát, tỷ lệ các lĩnh vực thông tin như
sau:
Chính trị - quân sự: 193 tin bài, chiếm tỷ lệ 53,17%.
Kinh tế: 22 tin bài, 6,06%.

Khoa học - công nghệ: 59 tin bài, 16,25%.
Thảm họa: 27 tin bài, 7,44%.
Đời sống - pháp luật: 62 tin bài, chiếm 17,08%.
Thông tin chính trị qn sự:
Ln được ưu tiên trên báo chí nói chung và trên Thanh Niên nói riêng.
Khơng chỉ chiếm số lượng lớn về lượng tin bài, lĩnh vực này cịn chiếm một
diện tích lớn trên mặt báo, có nghĩa là Thanh Niên thường dành những bài dài
nhất, công phu nhất cho lĩnh vực này. Thơng thường, ít nhất một trong hai bài
dài nhất của thông tin quốc tế thuộc về lĩnh vực này.
Lĩnh vực chính trị - quân sự cũng là lĩnh vực được "ưu ái", khi trong lĩnh
vực này xuất hiện hầu như tất cả thể loại báo chí: tin ngắn, tin vắn, chùm tin,
bình luận, chân dung nhân vật, tường thuật... Tình hình chính trị - quân sự thế
giới được Thanh Niên cập nhật hàng ngày, có thể nói là thỏa mãn được nhu cầu
của cơng chúng. Khơng chỉ thơng tin, Thanh Niên cịn có những bài bình luận
sắc sảo, thể hiện rõ chính kiến của tờ báo, giúp công chúng hiểu được vấn đề và
cho công chúng khả năng đánh giá các vấn đề một cách chính xác.
Sự "ưu ái" dành cho lĩnh vực này là dễ hiểu. Đây là lĩnh vực có khả năng
tác động mạnh mẽ trên một bình diện rộng lớn đến đời sống con người, do đó
ln thu hút được sự chú ý của công chúng. Ở một đất nước luôn luôn phải đối
đầu với những thế lực thù địch, trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt trong
lịch sử, thì sự quan tâm dành cho lĩnh vực này càng thể hiện rõ nét...
Thông tin khoa học - công nghệ
21


Chiếm một diện tích thường trực trên Thanh Niên. Trên Thanh Niên, có
hai chuyên mục thường xuyên cung cấp những thông tin khoa học cho độc giả:
Khoa học và đời sống, và Xa lộ thông tin sức khỏe. Chuyên mục Khoa học và
đời sống đề cập đến những vấn đề khoa học mới mẻ, trong khi Xa lộ thông tin
sức khỏe lại thường đăng tải những tin tức như: nguy cơ bệnh tật, các biện pháp

chữa trị mới.
Trong tháng 10, tỷ lệ tin bài dành cho lĩnh vực khoa học cơng nghệ khá
cao, tới 16,25%. Điều này có thể lí giải, tháng 10 là tháng mà giải Nobel hàng
năm được trao... Thanh Niên đã có những bài phân tích khá kĩ về các giải Nobel
của năm 2007, giúp độc giả hiểu rõ hơn về những cơng trình khoa học được giải.
Những thông tin về khoa học - công nghệ trên Thanh Niên được viết rõ
ràng, và ở mức độ dễ hiểu đối với đa số độc giả. Chúng có tác dụng to lớn trong
việc nâng cao trình độ nhận thức của độc giả, đồng thời có tác dụng rất thiết
thực và cụ thể với đời sống hàng ngày của độc giả, đặc biệt là những thông tin
về sức khỏe.
Thông tin đời sống - pháp luật
Thông tin đời sống – pháp luật các nước trên thế giới cũng chiếm một thời
lượng khá lớn trên Thanh Niên. Mặc dù có những tin tức về các vụ án hình sự
nghiêm trọng trên thế giới, ví dụ như về tên tội phạm tình dục khét tiếng
Christopher Paul Neil, song thơng thường đó là những tin tức mang tính giải trí.
Đây là nét khá độc đáo của Thanh Niên so với các tờ báo khác.
Những thông tin này, cùng với những thông tin về khoa học - công nghệ
đã đem lại cho độc giả những phút giây giải trí lành mạnh, những tiếng cười
sảng khối. Như đã nói ở trên, điều này là cần thiết trong một thế giới mà những
tin tức phần lớn là "tiêu cực": chiến tranh, xung đột, bất ổn, dịch bệnh và đói
nghèo, và trong một cuộc sống đời thường mà ngày càng có quá nhiều street gây
căng thẳng và khiến con người đau đầu.
Thơng tin kinh tế
Chiếm một vị trí khá khiêm tốn trên trang quốc tế của Thanh Niên. Thơng
thường nhất, đó là những tin tức về giá dầu mỏ hoặc tin tức về những tập đoàn
22


kinh tế lớn.
Thông tin về những thảm họa

Thông tin về những thảm họa cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ.
3.2.2. Tỷ lệ thông tin theo khu vực địa lý.
Trong tiểu luận này, người viết tạm thời phân chia các thông tin quốc tế
trên Thanh Niên theo các khu vực sau đây: các điểm nóng xung đột và mâu
thuẫn trên thế giới; các nước tư bản phát triển (bao gồm Mĩ, Tây Âu và Nhật
Bản); Nga và Trung Quốc; các nước đang phát triển khác.
Dĩ nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi trong thế giới
ngày nay, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phức tạp. Ví dụ, hầu hết các điểm
nóng trên thế giới đều có liên quan đến Mĩ, và căng thẳng về hệ thống phịng thủ
tên lửa ở Đơng Âu có liên quan đến cả Nga và Mĩ. Trong trường hợp này, người
viết sẽ xếp thơng tin này vào nhóm các thơng tin về các điểm nóng.
Cụ thể, trong số 363 tin bài được khảo sát, tỷ lệ về các khu vực nói trên
là:
Các điểm nóng xung đột và mâu thuẫn trên thế giới: có 175 tin bài, chiếm
tỷ lệ 48,2%.
Các nước tư bản phát triển: có 88 tin bài, tỷ lệ 24,26%.
Nga và Trung Quốc: có 57 tin bài, tỷ lệ 15,7%.
Các nước đang phát triển khác: 43 tin bài, tỷ lệ 11,84%.
Các điểm nóng mâu thuẫn và xung đột trên thế giới
Chiếm một tỷ lệ lớn trong lượng thông tin quốc tế trên Thanh Niên. Điều
này là dễ hiểu bởi đây là những thông tin được quan tâm nhất. Những thông tin
về các điểm nóng có liên hệ mật thiết với lĩnh vực chính trị - quân sự. Bởi những
bất ổn trên thế giới thường do xung đột về chính trị - quân sự tạo nên.
Những khu vực nóng bỏng nhất trên thế giới được Thanh Niên đưa tin là:
Trung Đông, Pakixtan, Triều Tiên, phong trào cánh tả Mỹ Latinh, Thái Lan.
Các nước tư bản phát triển
Được thông tin nhiều chỉ sau các điểm nóng. Đó là chưa kể như đã nói ở
trên, các nước này, đặc biệt là Mĩ, có liên quan mật thiết đến các khu vực nóng
23



bỏng trên thế giới. Nếu tính gộp, thì lượng thơng tin về các nước này lên đến
208 tin bài, chiếm tỷ lệ lên đến 57,3%.
Xét trên một khía cạnh khác, thông tin về các các nước tư bản phát triển
gắn liền với lĩnh vực khoa học - cơng nghệ. Nói chung, những thông tin khoa
học công nghệ trên Thanh Niên cũng đồng thời là tin tức khoa học công nghệ từ
các nước này.
Điều này cho thấy vai trò to lớn của các nước này trên trong quan hệ quốc
tế.
Nhìn từ một khía cạnh khác, nó cho thấy sự phụ thuộc của Thanh Niên
vào nguồn tin tức từ các hãng thông tấn, cơ quan báo chí nước ngồi, mà cụ thể
ở đây là của các nước phát triển. Thanh Niên lấy nguồn tin quốc tế chủ yếu từ
đây, mà điều dễ hiểu là các cơ quan truyền thông đại chúng này sẽ ưu tiên đưa
thơng tin về chính họ và những gì họ quan tâm. Và các khu vực nóng bỏng, mà
nguyên nhân chủ yếu là do họ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, do những lợi ích
của chính họ, sẽ là nơi được quan tâm nhất.
Nga và Trung Quốc
Chiếm một vị trí quan trọng trên Thanh Niên. Cả hai cường quốc này
đang vươn lên mạnh mẽ sau những tháng năm dài "tự đánh mất mình". Những
thơng tin về hai nước này thường liên quan đến sự phục hồi và phát triển của
nền kinh tế, quá trình khẳng định vị thế quốc tế thông qua các hoạt động ngoại
giao, tăng cường và phô trương sức mạnh quân sự.
Trong tháng 10, Thanh Niên đặc biệt quan tâm đến Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là một sự kiện có ý nghĩa
to lớn khơng chỉ với Trung Quốc mà còn thu hút sự chú ý theo dõi của thế giới,
bởi nó cho thấy Trung Quốc những năm tới sẽ phát triển theo hướng nào. Về
phía Nga, gần như những tin tức về quốc gia này liên quan đến tổng thống Putin,
người đã vực dậy vị thế nước Nga sau những năm dài suy thối. Hình ảnh của
ơng Putin được xem là hình ảnh của nước Nga. Trên trang báo Thanh Niên, Nga
và Trung Quốc được đánh giá, bình luận và đưa tin theo hướng là những quốc

gia đóng vai trị đối trọng với các nước Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản trong quan hệ
24


×