Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Khủng hoảng tiêm chủng vaccine viêm gan b ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.13 KB, 41 trang )

Mục lục
Trang

Lời mở đầu………………………………………………………………….5
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu………………………...9
I.

Cơ sở lý thuyết……………………………………………………..9

1.

Khái niệm khủng hoảng và xử lý khủng hoảng………………………..9.

2.

Các nguyên tắc trong quản lý khủng hoảng…………………………..15

3.

Các bước truyền thông trong khủng hoảng…………………………...16

4.

Một số kinh nghiệm giúp giải quyết khủng hoảng hiệu quả………….17

II.

Lịch sử nghiên cứu………………………………………………...18

Chương 2; Khủng hoảng tiêm chủng vaccine viêm gan B
tại Việt Nam vào năm 2007 và đầu năm 2008…………………………….21


I.

Diễn biến khủng hoảng…………………………………………….21

II.

Cách thức giải quyết của chính quyền và các bên liên quan………27

1. Trách nhiệm của Bộ Y tế và các bên liên quan……………………….27
2. Động thái giải quyết khủng hoảng của chính quyền
và các bên liên quan………………………………………………………29
III.

Ảnh hưởng của khủng hoảng tới gia đình nạn nhân

và các nhóm cơng chúng khác……………………………………………37
1. Gia đình nạn nhân……………………………………………………..37
3


2. Công chúng khác……………………………………………………...37
Chương 3: Đánh giá cách thức giải quyết của chính quyền
và các bên liên quan………………………………………………………..39
I.

Ưu điểm đạt được trong cách giải quyết khủng hoảng…………....39.

II.

Nhược điểm trong giải quyết khủng hoảng……………………….40


Chương 4: Bài học kinh nghiệm và đề xuất………………………………43
I.

Bài học kinh nghiệm trong công tác xử lý khủng hoảng………….43.

II.

Đề xuất cách thức giải quyết khủng hoảng………………………..44

Kết
luận…………………………………………………………………………..46
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………47
Phụ lục……………………………………………………………………….50

4


LỜI MỞ ĐẦU
**********

1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ công chúng là những nỗ lực nhằm tạo dựng và duy trì các mối
quan hệ có lợi giữa tổ chức, doanh nghiệp và cơng chúng của tổ chức, doanh
nghiệp đó. Vì thế hoạt động Quan hệ công chúng bao gồm chức năng quản lý
và bản chất của việc quản lý này chính là quản lý các hoạt động truyền thơng,
giao tiếp nhằm tạo được sự hiểu biết chung giữa tổ chức và các nhóm cơng
chúng.
Trong các hoạt động quản lý Quan hệ cơng chúng thì hoạt động quản lý
vấn đề, quản lý khủng hoảng là một trong những hoạt động chủ chốt nhằm

điều khiển và kiểm soát các vấn đề, nguy cơ tiềm ẩn và thậm chí là cả các vấn
đề đã và đang diễn ra mà có thể ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh, hoạt
động của doanh nghiệp, tổ chức.
Bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải hoạch định cho mình một chiến lược
quản lý khủng hoảng nghiêm túc và đúng đắn bởi lẽ quản lý khủng hoảng có
một tầm quan trọng lớn lao như vậy. Nó ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố của
doanh nghiệp, tổ chức và tạo nên thành công cho tổ chức, doanh nghiệp đó
nếu họ biết cách quản lý khủng hoảng đúng đắn và hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tiểu luận này nghiên cứu xoay quanh các vấn đề về quản lý
khủng hoảng như: Quản lý khủng hoảng là gì? Các nguyên tắc trong xử lý
5


khủng hoảng và các hoạt động mà tổ chức, doanh nghiệp phải làm trong công
tác xử lý khủng hoảng. Những cơ sở lý thuyết sẽ được nghiên cứu sâu hơn
trong tiểu luận giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về các công tác
quản lý trong PR nói chung và cơng tác quản lý khủng hoảng nói riêng.
Để chứng minh cho cơ sở lý thuyết này, tôi xin đi sâu nghiên cứu vào
vụ khủng hoảng tiêm chủng Vaccine viêm gan B ở Việt Nam vào năm 2007 và
đầu năm 2008. Từ đó, chúng ta sẽ rút ra được những bài học đắt giá trong
công tác xử lý khủng hoảng của cơ quan chính phủ đặc biệt là Bộ Y tế, cũng
như các doanh nghiệp cơ quan tổ chức có liên quan trong vụ khủng hoảng
tiêm chủng Vaccine viêm gan B ở Việt Nam. Qua đây sẽ thu được những bài
học kinh nghiệm quý giá về công tác xử lý khủng hoảng trong PR.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận chính là cơng tác xử lý khủng
hoảng trong vụ khủng hoảng tiêm chủng Vaccine viêm gan B ở Việt Nam vào
năm 2007 và đầu năm 2008.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận xoay quanh

vụ khủng hoảng tiêm chủng Vaccine ở Việt Nam xảy ra vào năm 2007 và đầu
năm 2008, bên cạnh đó cịn mở rộng ra một số vấn đề liên quan tới vaccine và
tiêm chủng xảy ra trước và sau vụ khủng hoảng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp thu thập và tổng hợp các số liệu xoay quanh
vụ tiêm chủng Vaccine Viêm gan B. Từ những số liệu thu thập được người

6


viết xin đưa ra những phân tích đánh giá trong cách giải quyết khủng hoảng
của vụ khủng hoảng tiêm chủng Vaccine viêm gan B ở Việt Nam.
5. Nội dung chính của tiểu luận
Tiểu luận bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu
Chương 2: Diễn biến khủng hoảng tiêm chủng Vaccine viêm gan B ở Việt
Nam năm 2007 và đầu năm 2008
Chương 3: Đánh gia ưu và nhược điểm trong cách thức giải quyết khủng
hoảng của chính quyền và các bên liên quan
Chương 4: Bài học kinh nghiệm và đề xuất
6. Ý nghĩa việc nghiên cứu trong tiểu luận
Qua tiểu luận này, người viết mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ
vào việc nghiên cứu công tác xử lý khủng hoảng trong hoạt động Quan hệ
cơng chúng. Từ đó giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có cái nhìn
tồn diện và đúng đắn hơn về hoạt động quản lý khủng hoảng.
Bên cạnh đó, tiểu luận có ý nghĩa nghiên cứu đối với các sinh viên
Quan hệ công chúng cũng như những cá nhân quan tâm tới hoạt động quan hệ
công chúng trong việc sử dụng tiểu luận như một tài liệu tham khảo.
Do thời gian có hạn cũng như trong mức độ giới hạn của tiểu luận, tiểu

luận chắc hẳn khơng ít những thiếu sót, kính mong cơ giáo và các bạn đóng
góp ý kiến để tiểu luận của tơi được hồn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm
ơn!

7


Chương 1: Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên
cứu
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm khủng hoảng và xử lý khủng hoảng
a. Khủng hoảng
“Khủng hoảng là một tình huống đã đạt tới mức độ nguy hiểm trầm
trọng, gay cấn, cần thiết phải có sự can thiệp ấn tượng và khác thường để
tránh hay để sửa chữa thiệt hại lớn”1.
“Khủng hoảng là một sự thay đổi đột ngột hoặc là nguyên nhân của một
quá trình, dẫn đến một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ngay lập tức. Đối
với một cơng ty, khủng hoảng có thể gây ra thiệt hại đột ngột và nghiêm trọng
cho nhân viên, danh tiếng và doanh thu của họ”2.
“Khủng hoảng được định nghĩa như là một mối đe dọa đáng kể cho hoạt
động của tổ chức và có thể gây ra những hậu quả tiêu cực nếu không được xử
lý đúng cách” 3.

1

Fraser P.Seitel. (2004). The Practice of Public Relations, Pearson Prentice Hall, Upper saddle River, New
Jersey 07458, trang 495
2

Bích Nga, Tấn Phước, Phạm Ngọc Sáu (biên dịch), 2006, Quản lý khủng hoảng, Cẩm nang kinh doanh –

Harvard Business essential, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 11
3

TS. W. Timothy Coombs, (30/10/2007) Crisis Management and Communications, Institude for Public
Relations,
/>
8


Ngồi ra cịn có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khủng hoảng. Nhà
quản lý PR Sandra K. Clawson Freeo định nghĩa: “ Khủng hoảng là bất kỳ
tình thế nào đe dọa tới hoạt động và uy tín của cơng ty, thường là bởi báo chí
quan tâm đưa tin bất lợi hoặc tiêu cực. Các tình huống có thể là tranh chấp
pháp lý, trộm cắp, tai nạn, cháy nổ, lụt lội hay thảm họa nào đó có thể quy lỗi
cho cơng ty của bạn. Khủng hoảng cũng có thể là tình huống mà trong con
mắt của báo chí hay cơng chúng cơng ty của bạn khơng có những phản ứng
thích hợp khi ở vào một trong các tình huống nêu trên”.
Cịn theo Bernstein, chun gia truyền thơng Mỹ, khủng hoảng là tình
thế: đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống, sức khỏe, thân thể, tài sản; đe dọa
nghiêm trọng tới uy tín; làm gián đoạn nghiêm trọng cơng việc hoặc hoạt
động kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị cổ phiếu.4
Trên thế giới có rất nhiều những khủng hoảng nổi tiếng như vụ khủng
bố 11/9/2001 ở Mỹ. Hai tòa tháp đơi của Mỹ đã sụp đổ hồn tồn khi bị hai
chiếc máy bay do các phần tử khủng bố lần lượt tấn công. Một vụ khủng bố
vô cùng đẫm máu nữa đã xảy ra tại Mumbai Ấn Độ làm thiệt hại ghê gớm về
người và tài sản đồng thời cũng cho thấy công tác quản lý khủng hoảng yếu
kém của Chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên ngồi các vụ khủng hoảng thể hiện sự
yếu kém về quản lý thì trên thế giới cũng có rất nhiều khủng hoảng mà cơng
tác xử lý lại vô cùng hiệu quả và đạt được sự ủng hộ của cơng chúng. Đó là
vụ khủng hoảng của máy bay Air France của Pháp vào tháng 6 năm 2009 khi


4

TS. Đinh Thị Thúy Hằng, 2008, PR Lí luận và ứng dụng, NXB Lao động – Xã hội, trang 105

9


các nhà chức trách trong vụ khủng hoảng này đã có cơng tác cứu hộ kịp thời
và có biện pháp hữu hiệu trấn an tâm lý thân nhân người bị nạn.
Ở Việt Nam, khơng ít khủng hoảng liên quan đến các lĩnh vực của Quan
hệ công chúng đã diễn ra trong những năm vừa qua. Với một số khủng hoảng
các doanh nghiệp Việt Nam đã giải quyết khá ổn thỏa, tuy nhiên vẫn có
những khủng hoảng mà các doanh nghiệp chưa có hướng đi đúng đắn dẫn
đến hậu quả khó lường. Chắc hẳn những người quan tâm đến lĩnh vực Quan
hệ công chúng đều biết về vụ khủng hoảng của Ngân hàng ACB. Vụ khủng
hoảng xảy ra khi có tin đồn ông Tổng giám đốc của ngân hàng này đã ôm tiền
bỏ trốn, tuy nhiên trước những tin đồn đó ngân hàng lại khơng hề có một
động thái gì và cứ nghiễm nhiên tin rằng đó chỉ là tin đồn thất thiệt và khơng
ảnh hưởng tới mình. Hậu quả là khách hàng vô cùng hoang mang và đã đến
ngân hàng rút tiền hàng loạt. Cuối cùng ngân hàng này đã phải giải quyết
khủng hoảng bằng cách mời những người có trách nhiệm trong giới ngân
hàng đứng lên cải chính thơng tin và bản thân ông Giám đốc của ACB cũng
phải xuất hiện trước báo giới để giải thích về vụ việc đó. Tuy nhiên có thể nói
đây là vụ giải quyết khơng mấy khó khăn và ngân hàng chưa phải chịu hậu
quả thực sự nghiêm trọng. Một vụ khủng hoảng khác ở Việt Nam đó là vụ
“Knorr tự nhiên hơn bột ngọt”, sau vụ khủng hoảng này, doanh nghiệp sản
xuất Knorr là Unilever đã phải thay đổi thông tin về sản phẩm và chiến dịch
cho sản phẩm Knorr mới đã bị khách hàng tẩy chay. Hầu hết ở các vụ khủng
hoảng chúng ta đều thấy trách nhiệm của doanh nghiệp là rất lớn. Gần đây

10


nhất nếu chúng ta theo dõi thị trường nước ngọt đóng chai thì chắc hẳn sẽ rất
quan tâm tới vụ khủng hoảng nguyên liệu hết hạn sử dụng của Tập đoàn Tân
Hiệp Phát trong việc sản xuất các sản phẩm nước ngọt đóng chai trà xanh
Khơng độ và trà thảo mộc Dr. Thanh. Trong vụ khủng hoảng này, Tân Hiệp
Phát cũng chưa đưa ra phương pháp xử lý tối ưu, và doanh nghiệp đã phải
chịu thiệt hại không nhỏ.
Như vậy, bản chất của khủng hoảng là bất ngờ và đa phần là nảy sinh từ
chính doanh nghiệp hay tổ chức và ảnh hưởng to lớn tới hoạt động của tổ
chức doanh nghiệp đó.
b. Dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng
Khủng hoảng có những điểm đặc trưng riêng biệt mà chúng ta có thể rất
dễ nhận ra mỗi khi khủng hoảng xuất hiện. Đó là những dấu hiệu cảnh báo
khi xảy ra khủng hoảng. Theo tác giả Fraser P.Seitel 5, khi một tổ chức khơng
có kinh nghiệm trong việc giải quyết khủng hoảng mà khủng hoảng xảy ra thì
có bảy dấu hiệu để cảnh báo sau:
- Bất ngờ: Khủng hoảng thường xuất hiện rất bất ngờ. Đó có thể là một
thảm họa tự nhiên như bão, sóng thần,... Đơi khi nó là do con người tạo ra
như trộm cướp, biển thủ, phá sản,… Và những người làm PR lại chỉ biết đến
vụ việc khi báo chí dồn dập gọi điện đến và yêu cầu thông tin về những hành
động ngay tức khắc được tiến hành trong vụ khủng hoảng.
- Thiếu thông tin: Có rất nhiều thứ xảy ra cùng một lúc, tin đồn lan
truyền, các diễn đàn bàn tán về sự việc và những câu chuyện xoay quanh
5

Fraser P.Seitel. (2004). The Practice of Public Relations, Pearson Prentice Hall, Upper saddle River, New
Jersey 07458, trang 496


11


khủng hoảng, vì sao cổ phiếu của cơng ty lại rớt giá. Lúc này thật khó khăn
để nắm bắt được mọi thứ đang diễn ra.
- Các sự kiện leo thang: khủng hoảng ngày càng lan rộng. Các đối tác
muốn biết chuyện gì đang xảy ra? Tổ chức có đưa ra tun bố gì khơng? Các
tin đồn có thật hay khơng? Khi tin đồn lan rộng, thì khó mà có được thơng tin
chính xác. Bạn muốn trả lời nhanh va một cách logic nhưng những sự kiện thì
lại diễn ra một cách q nhanh chóng.
- Mất kiểm sốt: Kết quả của việc sự kiện leo thang là có quá nhiều việc
diễn ra cùng một lúc và phát tán nhanh. Thông tin sai lệch xuất hiện khắp nơi:
Internet, phát thanh, truyền hình, báo in, truyền miệng,… Tin đồn rất khó
kiểm sốt.
- Gia tăng mức độ xem xét từ các tổ chức bên ngồi: Giới báo chí,
người bn cổ phiếu, chính khách, nhà quan sát, nhà đầu tư, khách hàng,
những đám bàn luận, thậm chí cả cơng chúng nói chung đều đổ xơ bàn tán về
tin đồn. Tất cả đều muốn biết câu trả lời về những gì đang xảy ra với tổ chức.
- Trạng thái tâm lý bị bao vây: Tổ chức cảm thấy bị bao vây trước hàng
loạt các câu hỏi và các tin đồn thất thiệt. Luật sư thì nói rằng: tất cả những
điều phát biểu của họ sẽ có thể chống lại họ. Điều dễ dàng nhất để làm lúc
này là khơng nói gì nhưng liệu rằng có cải thiện được tình hình hay khơng là
cả một vấn đề.
- Hoang mang sợ hãi: Với những bức tường đang sụp xuống, và sự rị rỉ
thơng tin q lớn cần được bít lại, một cảm giác hoang mang lan tỏa. Trong
tình huống như thế, thật khó để thuyết phục người quản lý có những động
thái ngay lập tức và truyền thơng tức khắc về những gì đang diễn ra.
12



c. Quản lý khủng hoảng
“Quản lý khủng hoảng là một quá trình được thiết kế để ngăn chặn hoặc
giảm bớt các thiệt hại có thể gây ra cho một tổ chức và các bên liên quan của
nó”6.
Như vậy quản lý khủng hoảng có nghĩa là cách thức xử lý của một
doanh nghiệp, tổ chức trong thời kỳ khủng hoảng có thể ảnh hưởng tới nhận
thức hay quan niệm của công chúng về tổ chức đó trong nhiều năm. Vì thế
theo tác giả Alison Theaker7 thì quản lý khủng hoảng phải tốn một thời gian
khá dài và là một quá trình liên tục. Công việc quản lý khủng hoảng của doanh
nghiệp địi hỏi doanh nghiệp phải có cả một chiến lược cụ thể và đúng đắn.
Điều đó mới đảm bảo được hoạt động, uy tín của doanh nghiệp cũng như lợi
ích của cơng chúng. Đây chính là chức năng quan trọng mà bất cứ người làm
PR nào trong doanh nghiệp cũng phải quan tâm và cân nhắc.
2. Các nguyên tắc trong quản lý khủng hoảng
Bất kỳ người làm PR nào cũng cần phải có cái nhìn tổng quan về mọi
mặt trong hoạt động của tổ chức mình. PR khơng thể kiểm sốt được tất cả các
sự cố có thể xảy ra đối với tổ chức nhưng nếu xem xét và tuân thủ những
nguyên tắc nhất định thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được những rủi ro khơng
đáng có cho tổ chức. Theo một số người làm PR thì chúng ta cần phải xem xét
bốn nguyên tắc trong việc ngăn chặn khủng hoảng:
6

TS. W. Timothy Coombs, (30/10/2007) Crisis Management and Communications, Institude for Public
Relations,
/>7

Alison Theaker, 2004, The Public Relations Handbook, Rouledge - Taylor & Francis Group, trang 117

13



- Hành động nhanh chóng và quyết đốn, trì hỗn chỉ làm cho tình
hình thêm xấu đi.
- Đặt con người lên trên hết. Hãy dành mối quan tâm hàng đầu cho
con người. Nhà cửa, sổ sách, giấy tờ đều có thể làm lại được, còn
cuộc sống của các nhân viên và khách hàng là trên hết.
- Người lãnh đạo nên đến hiện trường càng sớm càng tốt. Điều này sẽ
cho thấy cuộc khủng hoảng đang được giải quyết một cách nghiêm
túc.
- Giao tiếp rộng rãi: đây là cách tốt nhất để đối phó với tin đồn và suy
đốn. 8
3. Các bước quản lý truyền thông trong khủng hoảng
Khủng hoảng trong PR là hầu như không thể tránh khỏi với bất kỳ
doanh nghiệp, tổ chức nào. Nhưng chính cách thức giải quyết khủng hoảng
của tổ chức sẽ quyết định liệu sự tổn hại hình ảnh của họ là có thể cứu vãn
được hay không. Điều này sẽ là kết quả của một chiến lược giải quyết khủng
hoảng nhanh chóng và kịp thời. Các chuyên gia khủng hoảng đã đúc rút
những bước chính trong truyền thơng khủng hoảng, bao gồm chin bước sau:
- Thành lập đội truyền thông khủng hoảng
- Chỉ định người phát ngôn
- Đào tạo người phát ngôn
- Thiết lập các hệ thống cấp báo (hệ thống các phương tiện truyền
-

thơng)
Xác định và hiểu rõ cơng chúng của mình
Xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của khủng hoảng
Đánh giá tình hình và phạm vi khủng hoảng
Xây dựng thơng điệp chủ chốt


8

Bích Nga, Tấn Phước, Phạm Ngọc Sáu (biên dịch), 2006, Quản lý khủng hoảng, Cẩm nang kinh doanh –
Harvard Business essential, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 112

14


- Sẵn sàng chiến đấu 9
4. Một số kinh nghiệm giúp giải quyết khủng hoảng hiệu quả
Khi thấy dấu hiện khủng hoảng chúng ta cần phải có kế hoạch để hạn
chế thấp nhất khủng hoảng có thể xảy ra. Theo cuốn sách “Quan hệ công
chúng – Biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp”, các tác giả đã đưa ra
một số kinh nghiệm giúp quản lý khủng hoảng hiệu quả. Kinh nghiệm đó xoay
quanh vấn đề Nên hay Khơng nên làm gì khi khủng hoảng xảy ra.10
Nên
Khơng nên
- Bình tĩnh và coi khủng hoảng như - Giải quyết khủng hoảng khơng có
một cơ hội để củng cố niềm tin của nghĩa là bưng bít thơng tin, sự thật.
cơng chúng. Họ sẽ tin tưởng vào Càng bưng bít thì khủng hoảng càng
doanh nghiệp hơn nếu doanh nghiệp trầm trọng
đó giải quyết khủng hoảng nhanh
chóng và cung cấp thơng tin đầy đủ
kịp thời trên các phương tiện truyền
thông đại chúng
- Truyền đạt kịp thời và chính xác - Đùn đẩy trách nhiệm không phải là
thông điệp đến các đối tượng liên giải pháp tích cực. Thể hiện trách
quan như các phương tiện truyền nhiệm, hợp tác, thái độ quan tâm đến
thông đại chúng, cơ quan nhà nước, lợi ích khách hàng bao giờ cũng cho
khách hàng, nhân viên, đại lý, đối tác, kết cục tốt. Ví dụ như cho thu hồi

9

TS. Đinh Thị Thúy Hằng, 2008, PR Lý luận và ứng dụng, NXB Lao động – Xã hội, trang 110

1010

Businessedge, 2006, “Quan hệ công chúng – Biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp”, Bộ sách
quản trị Marketing do International Finance Corporation bảo trợ, NXB Trẻ, trang 78

15


cổ đông,… Doanh nghiệp cần thiết ngay những sản phẩm có khả năng
lập ngay kênh thơng tin đến những nguy hiểm mà báo chí lên tiếng hay
nhóm cơng người này và thường nhanh chóng điều tra những gì mà dư
xun cập nhật cho họ những thông luận quan tâm
tin mới nhất
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Khái niệm khủng hoảng cũng như những gì liên quan đến giải quyết
khủng hoảng đã bắt đầu xuất hiện từ khi ngành PR xuất hiện. Vì thế trong hầu
hết các sách viết về PR đều có phần về khủng hoảng và quản lý khủng hoảng
nhưng chưa chuyên sâu. Tuy nhiên sau đó một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu
về khủng hoảng và cho ra đời nhiều cuốn sách có giá trị. Đây là một vài cuốn
sách tiêu biểu chúng ta có thể tìm hiểu được.
Năm 1995 là năm ra đời cuốn sách “Crisis Management in the food and
drinks industry – A practical approach” của tác giả Colin Doeg. Cuốn sách
đưa ra những ví dụ vô cùng quý giá về các vụ khủng hoảng trong ngành công
nghiệp thực phẩm và nước uống nổi tiếng trên thế giới.
Năm 1997 tác giả Otto Lerbinger cho ra đời cuốn sách: “The crisis
manager: facing risk and responsibility”. Cuốn sách đã chia ra những loại

khủng hoảng khác nhau, cách thức giải quyết cho từng loại khủng hoảng, cách
thức truyền thông trong khủng hoảng và quy tắc cho nhà quản lý trong việc
giải quyết khủng hoảng.
Đến năm 2002, cuốn “Risk issues anh crisis managemen: A case book
of best pratice” của tác giả Micheal Regester & Judy Larkin đã đưa ra những
16


đinh nghĩa đẩy đủ hơn về khủng hoảng và kế hoạch để quản lý khủng hoảng
như thế nào cho hợp lý, và phương pháp truyền thông trong khủng hoảng.
Trên thế giới thì như vậy cịn ở Việt Nam hầu như các tài liệu liên quan
đến khủng hoảng cũng chưa được phong phú. Trong một số sách về PR như
cuốn “PR Lí luận và ứng dụng” của TS Đinh Thị Thúy Hằng đã có một mảng
về khủng hoảng và xử lý khủng hoảng. Hay một số sách dịch về các trường
hợp khủng hoảng nổi tiếng thế giới như cuốn “62 chiến dịch PR xuất sắc” của
tác giả Trần Anh dịch và cuốn “Nguyên nhân và bài học từ những thất bại PR
nổi tiếng thế giới” của tác giả Gerry McCusker.
Một vài năm gần đây, ở Việt Nam cũng ngày càng xuất hiện nhiều sách
nghiên cứu chuyên về khủng hoảng. Trong đó có những cuốn nổi tiếng như
“Quản lý khủng hoảng” – cẩm nang kinh doanh của đại học Harvard, và cuốn
“Truyền thơng hiệu quả trong khủng hoảng” của nhóm tác giả Robert R.
Ulmer, Timothy L. Sellnow, Matthew W. Seeger. Những cuốn sách này đã đưa
lại những kiến thức sâu sắc về Quản lý khủng hoảng, giúp cho người nghiên
cứu về khủng hoảng sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức.
Trong đề tài tiểu luận này, người viết xin đi sâu nghiên cứu về vụ khủng
hoảng tiêm chủng Vaccine viêm gan B ở Việt Nam vào năm 2007. Đây có thể
nói là vấn đề vơ cùng mới, chưa có một tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề này
dưới góc độ khủng hoảng và quản lý khủng hoảng. Mong rằng tiểu luận sẽ mở
ra một hướng mới về trường hợp xử lý khủng hoảng trong khủng hoảng tiêm
chủng vaccine viêm gan B ở Việt Nam năm 2007.


17


Chương 2: Khủng hoảng tiêm chủng Vaccine

viêm gan B ở Việt Nam năm 2007
I. DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG
- Chiều tối ngày 23/3/2007: 2 trẻ sơ sinh: 1 trú tại xã Thạch Hà – Hà
Tĩnh và 1 trú tại phường Bắc Hà – Hà Tĩnh đã tử vong sau khi tiêm vaccine
viêm gan B tại bệnh viện Thị xã Hà Tĩnh.
- Ngày 24/3/2007:
+ Hàng loạt các báo đã đưa tin về vụ việc hai trẻ ở Hà Tĩnh bị tử vong
sau khi tiêm vaccine viêm gan B như: Tiền phong, Tuổi trẻ, Lao đông, và hầu
hết các báo điện tử khác như Dantri.com, vietnamnet, giadinh.net,…
+ Bộ Y tế đã chỉ đạo một đồn cơng tác đặc biệt do PGS.TS Phạm Ngọc
Đính - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - làm trưởng đoàn
nhằm hỗ trợ ngành Y tế Hà Tĩnh đi tìm ngun nhân.
- Chiều ngày 26/4/2007: Đồn đã có cuộc họp chính thức với Sở Y tế
Hà Tĩnh, đưa ra kết luận: Việc tử vong của hai cháu là do sốc phản vệ sau
tiêm.
- Ngày 27/4/2007, ông Bùi Văn Bốn - Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh đã
ký công văn gửi tất cả các đơn vị y tế cơ sở yêu cầu các đơn vị này tạm ngưng

18


sử dụng lô vaccine UVX05028 của hãng LG – Hàn Quốc, là loại vaccine gây
tử vong cho 2 trẻ sơ sinh.
- Ngày 3/5/2007: Trung tâm kiểm định Vaccine vẫn tiếp tục tiến hành

kiểm tra lô vaccine nghi ngờ gây nguy hiểm.
- Ngày 4/5/2007: Một trẻ sơ sinh nữa đã bị sốc sau khi tiêm vaccine
viêm gan B tại Thanh Hoá nhưng được cấp cứu kịp thời.
- Ngày 7/5/2007: một bé gái sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh tử vong tại
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh sau 5 phút được tiêm
phòng vaccine viêm gan B - EUVAX, lô UVX 06006 do hãng LG Hàn Quốc
sản xuất ngày 27/2/2006, có thời hạn sử dụng đến 26/2/2009.
- Ngày 9/5/2007:
+ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo đến tất cả các Bệnh viện
trực thuộc và cả hệ thống y tế, phịng khám ngồi cơng lập, các trung tâm y tế
quận huyện phải tạm ngưng sử dụng toàn bộ việc tiêm vaccin ngừa viêm gan
B của Hàn Quốc. Đồng thời yêu cầu các cơ sở niêm phong, kiểm kê, bảo quản
các lơ vaccine đó để chờ kiểm tra.
+ Yêu cầu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiến hành niêm phong và tạm
ngưng sử dụng lô vaccin đã gây ra sự cố. Ngoài ra, bơm kim tiêm tại Bệnh
viện sử dụng cho công tác tiêm chủng cũng phải được niêm phong, chờ ý kiến
chỉ đạo tiếp của Sở y tế.
+ Sở cũng yêu cầu các cơ sở y tế đã thực hiện tiêm chủng cho trẻ em từ
lô vaccin gây ra sự cố phải tiến hành theo dõi sát tất cả những phản ứng sau
khi tiêm đối với số trẻ em được tiêm ngừa từ ngày 3/5. Sau đó phải có báo cáo
nhanh gửi về Sở Y tế.

19


- 13h chiều Ngày 11/5/2007: Một bé gái sơ sinh nặng 4,2 kg thuộc
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B
- Như vậy trong khoảng gần 20 ngày đã có tới 4 ca tử vong và 1 ca bị
sốc do tiêm vaccine viêm gan B. Trong thời gian này, các báo liên tục đưa tin
về vụ các trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B và cơng tác tìm ra

ngun nhân của Bộ Y tế.
- Đến 16h30 ngày 13.5, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia
vẫn chưa nhận được báo cáo chính thức về nguyên nhân tử vong của cháu bé
ở Trạm y tế xã Mường Khoa, Bắc Yên, Sơn La ngày 11/5. Trong khi Sở Y tế
tỉnh đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân về trường hợp tử vong này và bước
đầu đưa ra kết luận, cháu bé tử vong do viêm phổi sơ sinh
- Ngày 14/5/2007 Bộ Y tế đã đưa ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến
tử vong của cháu bé ở Sơn La ngày 11/5: Do viêm phổi sơ sinh và suy tim
mạch. Tuy nhiên, Bộ Y tế lại chưa có kết luận nào về nguyên nhân tử vong đối
với 3 trẻ tử vong tại Hà Tĩnh và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 15/5/2007:
+ Cục Y tế dự phịng đã trình lãnh đạo Bộ Y tế ký quyết định thành lập
Hội đồng chuyên mơn kỹ thuật đánh giá tồn diện sự cố tai biến vaccine viêm
gan B. Hội đồng có sự tham gia của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh,
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý dược Việt
Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Thanh tra Bộ Y tế và Tổ
chức y tế Thế giới – WHO.
+ Cũng trong ngày này, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, 3 hội đồng
chuyên môn về tiêm chủng đã được thành lập để điều tra toàn diện: Hội đồng
20


chuyên môn cho việc lập đề án đáp ứng nhu cầu vaccine trong nước; Hội đồng
chuyên môn việc đẩy mạnh quy trình tiêm chủng mở rộng an tồn và Hội
đồng đánh giá nguyên nhân các trường hợp tử vong.
+ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã tiến hành thu hồi 99.000 liều
vaccine viêm gan B của Hãng LG.
- Chiều ngày 15/5/2007: Hội đồng Khoa học Công nghệ Sở Y tế Thành
phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận về nguyên nhân tử vong của bé gái sơ
sinh tử vong tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương hôm 7/5 là nhồi máu cơ tim

cấp sơ sinh. Kết quả vi thể sau khi mổ tử thi cho thấy tổn thương nhồi máu cơ
tim tiến triển đã có trong thời gian ngắn trước khi bé chào đời. Giải phẫu tử thi
cũng cho thấy khơng có hình ảnh của sốc phản vệ do tiêm vaccine.
- Ngày 16/5/2007:
+ Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn,
đánh giá toàn diện sự cố liên quan đến vaccine viêm gan B. Hội đồng gồm 20
thành viên do TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương - làm chủ tịch
+ Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một số điểm tiêm
chủng của Hà Nội. Bên cạnh đó ở các đơn vị y tế khác thì số Vaccine viêm
gan B của hãng LG – Hàn Quốc bị tồn đọng với số lượng lớn, khoảng 3.748
liều riêng tại tỉnh Phú Yên, Hà Nội là 43.714 liều. Một cuộc khủng hoảng tiếp
theo xuất hiện: khủng hoảng thiếu vaccine.
- Trong 2 ngày 16 và 17/5/2007: 3 đại diện Công ty cung cấp vaccine
viêm gan B gặp sự cố tai biến của hãng LG đã làm việc với Bộ Y tế.
- Ngày 18/5/2007:

21


+ Tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp đầu tiên của Hội đồng chuyên môn
kỹ thuật về vụ tai biến vaccine viêm gan B do Bộ Y tế thành lập.
+ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thơng báo ngừng sử dụng tồn
bộ 2 lơ vaccine viêm gan B gây tai biến tại Việt Nam vừa qua trên toàn thế
giới.
- 23h45 ngày 25/5/2007, cháu Nguyễn Bá Thành (hơn 4 tháng tuổi) ở
xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ (Hà Tây) đã tử vong và cùng đêm đó, một
cháu nữa khoảng 4 ngày tuổi được bố mẹ đưa đi cấp cứu tại viện nhi Trung
ương khi thấy có dấu hiệu tai biến. Sáng 25/5 các cháu đã tiêm vaccine viêm
gan B tại trạm y tế xã.

- Ngày 4/6/2007, một bé gái 7 ngày tuổi cũng đã tử vong sau khi tiêm
vaccine viêm gan B và lao tại trạm y tế phường Chăm Mát – Thành phố Hịa
Bình.
- Ngày 5/6/2007, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã đến Hoà Bình để
điều tra sự việc.
- Ngày 8/6/2007, TS Lê Việt Vùng, Giám đốc Trung tâm Giám định
pháp y sinh vật, Viện Khoa học kỹ thuật hình sự đã tiến hành giám định pháp
y để tìm nguyên nhân 2 trường hợp tử vong sau tiêm vaccine ở Hà Tây và Hồ
Bình.
- Ngày 13/6/2007: Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vừa ký quyết
định yêu cầu tạm ngừng sử dụng 2 lô vaccine viêm gan B (R-HBvax lô B-BR
010406, hạn sử dụng tháng 4.2009 và lô B-BR 041106, hạn sử dụng tháng
11.2009) do Cty vaccine và sinh phẩm số 1 sản xuất, bởi nghi ngờ liên quan
đến 2 vụ tai biến gây tử vong cho trẻ sơ sinh ở Hồ Bình và Hà Tây.
22


- Ngày 4/1/2008: thêm một ca trẻ tử vong nữa tại quận Long Biên –
Hà Nội sau khi tiêm phòng vaccine viêm gan B.
- Sáng 7/1/2008, Sở Y tế Hà Nội thông báo về ca tử vong chiều 4.1 tại
phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, nghi ngờ liên quan đến vaccine viêm
gan B của Hãng LG Hàn Quốc.
- Ngày 20/3/2008, Bộ Y tế và Viện Khoa học Hình sự (Bộ Cơng an)
đã có kết luận, 11 trường hợp trẻ em tử vong được điều tra đều không liên
quan đến vaccine. Như vậy, các ca tai biến sau tiêm vaccine từ năm 2007 đến
đầu năm 2008 không liên quan đến tiêm chủng, mà chỉ là trùng hợp ngẫu
nhiên.
 Theo định nghĩa và đặc thù của khủng hoảng đã nêu ở phần cơ sở lý
thuyết, chúng ta có thể khẳng định đây là một khủng hoảng rõ ràng về việc
tiêm chủng vaccine viêm gan B, và là khủng hoảng lớn nhất về tiêm chủng

Vaccine trong vòng 22 năm qua. Vụ việc đã trở nên ngày càng nghiêm trọng,
đòi hỏi sự can thiệp ngay tức thời của Bộ Y tế và các bên liên quan. Hậu quả
là, số trẻ em tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B trong năm 2007 và
2008 đã nâng lên 11 trẻ, và một số trẻ khác thì có phản ứng sau khi tiêm
vaccine viêm gan B. Đứng trước khủng hoảng này, trách nhiệm của Bộ Y tế và
các bên liên quan liệu rằng đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. Điều đó đã thể
hiện trong cách giải quyết khủng hoảng của Bộ cũng như của các bên liên
quan.
II. CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG CỦA CHÍNH
QUYỀN VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
23


1. Trách nhiệm của Bộ Y tế và các bên liên quan
a) Bộ Y tế và các cơ quan trực thuộc Bộ
Bộ Y tế là cơ quan trực tiếp chỉ đạo các vấn đề liên quan đến vaccine và
tiêm chủng. Bộ đã chia ra các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quản lý các vấn
đề về vaccine và tiêm chủng như sau:
- Cục Quản lý dược được giao quản lý chất lượng và xét duyệt đăng ký
lưu hành vaccine
- Cục Y tế dự phòng Việt Nam chịu trách nhiệm chất lượng tiêm chủng
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là cơ quan chuyên môn trực tiếp thực
hiện “Chương trình tiêm chủng mở rộng”.
- Các sở Y tế địa phương, các bệnh viện nơi có trẻ bị tử vong, tai biến
sau khi tiêm vaccine viêm gan B và các cơ sở y tế tuyến huyện xã, nơi trực
tiếp tiến hành công tác tiêm chủng vaccine viêm gan B cho trẻ có trách nhiệm
đảm bảo tiêm chủng đúng quy định và bảo quản vaccine đúng tiêu chuẩn.
b) Tổ chức y tế thế giới WHO
Tổ chức y tế thế giới WHO là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra chất
lượng vaccine của hãng LG trước khi đưa vào Việt Nam để tiêm phòng cho trẻ

em.
c) Quỹ nhi đồng thế giới UNICEF
Vaccine viêm gan B của Hãng LG đưa vào chương trình tiêm chủng mở
rộng Việt Nam do Liên minh Toàn cầu về vaccine tiêm chủng (GAVI) viện trợ
thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF. UNICEF và các tổ chức về
y tế trên thế giới có trách nhiệm hỗ trợ cung cấp vaccine nếu các nước thiếu
vaccine.
d) Hãng sản xuất vaccine LG - Hàn Quốc
Là hãng sản xuất Vaccine viêm gan B ở Hàn Quốc. Các sản phẩm
vaccine viêm gan B của hãng này đã được sử dụng ở rất nhiều các quốc gia
24


trên thế giới. Vaccin của LG được nhập vào Việt Nam cuối năm 2004, đến
thời điểm xảy ra khủng hoảng tức là vào năm 2007 thì Việt Nam đã nhập
khoảng trên 9 triệu liều và đã sử dụng khoảng 7 triệu liều. Vì vậy hãng này sẽ
có trách nhiệm khơng nhỏ trong vụ khủng hoảng bởi hầu hết các trẻ em tử
vong sau khi đã được tiêm lô vaccin UVX05028 - hạn sử dụng tháng 8/2008,
và lô UVX06006 - hạn sử dụng tháng 2/2009 của hãng.
2. Động thái giải quyết khủng hoảng của Bộ Y tế và các bên liên quan
2.1. Bộ Y tế và các cơ quan trực thuộc Bộ
2.1.1. Tìm nguyên nhân và chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc Bộ có biện
pháp xử lý khi khủng hoảng xảy ra
- Sau khi có thơng tin về vụ việc hai cháu bé sơ sinh đầu tiên tử vong tại
Bệnh viện Thị xã Hà Tĩnh, Bộ Y tế đã ngay lập tức có buổi làm việc với bệnh
viện thị xã Hà Tĩnh và gia đình nạn nhân để nhận trách nhiệm về hai cái chết
của hai cháu bé này.
- Bộ đã chỉ đạo tỉnh Hà Tĩnh ngưng sử dụng lô vaccine UVX05028 là
lô vaccine đã tiêm cho hai cháu bé trước khi tử vong để chờ kiểm tra. Ngày
27/4 ông Bùi Văn Bốn - Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh - cũng đã ký công văn gửi

tất cả các đơn vị y tế cơ sở yêu cầu các đơn vị này tạm ngưng sử dụng lô
vaccine UVX05028 gồm 32 lọ với 64 liều, sản xuất ngày 30.8.2005 và hạn sử
dụng 29.8.2008 cho tới khi Cục Y tế dự phịng có câu trả lời chính thức về
ngun nhân dẫn đến cái chết của hai cháu bé.
- Bên cạnh đó Bộ cịn chỉ đạo một đồn cơng tác đặc biệt do PGS.TS
Phạm Ngọc Đính - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương - làm
25


trưởng đoàn nhằm hỗ trợ ngành Y tế Hà Tĩnh đi tìm ngun nhân. Đồn đã
tiến hành triển khai một loạt các công việc chuyên môn tại Trung tâm Y tế thị
xã Hà Tĩnh. Đến chiều 26.4, đồn cơng tác đặc biệt đã có cuộc họp chính thức
với Sở Y tế Hà Tĩnh, đưa ra kết luận: việc tử vong của hai cháu là do sốc phản
vệ sau tiêm. Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định đây là trường hợp
tai biến y học đặc biệt hiếm gặp, khi hai trẻ sơ sinh không liên quan về huyết
thống cùng tử vong sau khi tiêm phòng viêm gan B.
- Cùng với việc đưa ra kết luận này thì bên Cục Y tế dự phòng lại cho
rằng loại vaccine viêm gan B lô UVX05028 sản xuất từ Hàn Quốc đã được
dùng nhiều năm nay tại Việt Nam cho trên 4 triệu trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1
tuổi, với khoảng trên 10 triệu mũi tiêm, nhưng chưa từng xảy ra phản ứng
nặng sau tiêm chủng.
- Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Chương trình tiêm chủng mở rộng
quốc gia đã tiếp nhận toàn bộ các vật chứng được y sĩ Yến sử dụng tiêm cho
hai cháu bé, mang ra Hà Nội để các chuyên gia hàng đầu của Bộ Y tế tiến
hành kiểm tra, phân tích, đánh giá và đi đến kết luận cuối cùng.
- Khi xuất hiện thêm ca tử vong tiếp theo tại bệnh viện Nguyễn Tri
Phương – Thành phố Hồ Chí Minh thì động thái đầu tiên của Sở Y tế thành
phố Hồ Chí Minh đó là chỉ đạo đến tất cả các bệnh viện trực thuộc và cả hệ
thống y tế ngồi cơng lập, phịng khám cùng các trung tâm y tế quận huyện
phải tạm ngưng sử dụng toàn bộ vaccin viêm gan B của Hàn quốc. Tiếp đó, Sở

26


Y tế cũng đã có cơng văn u cầu tất cả các cơ sở y tế đều phải tiến hành
kiểm kê, niêm phong và bảo quản lô vaccin bị nghi ngờ gây tai biên tại đơn vị
mình. Cịn với các cơ sở y tế đã thực hiện tiêm chủng cho trẻ em từ lô vaccin
đã gây ra sự cố phải tiến hành theo dõi sát tất cả những phản ứng sau khi tiêm
đối với số trẻ em được tiêm ngừa từ ngày 3/5 đến thời điểm đó và phải có báo
cáo nhanh gửi về Sở Y tế.
- Thêm nữa, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Trung
tâm Y tế dự phòng và Viện Pastuer xuống hiện trường làm việc và bước đầu
xác định, loại vaccin mà y tá Cẩm Hồng đã tiêm cho bé gái tử vong là vaccin
EUVAX, lô UVX 06006 cũng của hãng LG Hàn Quốc sản xuất ngày
27.2.2006, hạn sử dụng đến 26.2.2009. Sau khi làm việc tại bệnh viện Nguyễn
Tri Phương, Sở Y tế đã yêu cầu bệnh viện tiến hành niêm phong và tạm ngưng
sử dụng lô vaccin đã gây ra sự cố. Ngoài ra, bơm kim tiêm tại bệnh viện sử
dụng cho công tác tiêm chủng cũng phải được niêm phong, chờ ý kiến chỉ đạo
tiếp của Sở y tế.
- Về phía bệnh viện họ đã tiến hành họp kiểm thảo tử vong theo quy
định của ngành và đồng thời cũng tổ chức họp Hội đồng Khoa học công nghệ
của bệnh viện để sớm có kết luận ban đầu về nguyên nhân tử vong của bé gái
sơ sinh. Ngoài ra, Sở Y tế cũng đã thuyết phục gia đình bé gái cho phép mổ tử
thi để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé. Qua vụ việc, ngày 9.5,
BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Thành phố Hồ
27


×