Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận cao học-Phong cách ngôn ngữ chính luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.34 KB, 15 trang )

I, PHẦN MỞ ĐẦU
Khó có thể ghi lại một thời điểm chính xác về sự xuất hiện của loại
tác phẩm chính luận báo chí. Vài ba thập kỷ trước chính luận báo chí mới
chính thức ra đời, nhưng phong cách chính luận đã tồn tại từ rất lâu với các
chức năng là thơng tin và tác động. Nó tác động vào tư tưởng, tình cảm, ý chí,
đạo đức, thói quen, niềm tin gây ra những biến đổi trong nhận thức và hành
động của công chúng.
Ngay từ thời cổ đại, phong cách chính luận đã được nhiều nhà hùng
biện sử dụng rất có hiệu quả trong việc thuyết phục quần chúng. Tiêu biểu
như Socrates (469 - 399 TrCN), Aristotle (384 – 322 TrCN). Đặc biệt là tên
tuổi lẫy lừng của nhà hùng biện cổ đại Hy Lạp Đêmôxten. “Nghệ thuật hùng
biện của Đêmôxten là đỉnh cao của loại thể văn xuôi nghị luận. Những bài
diễn văn của ông là những bài học mẫu mực cho văn nghị luận”. Sau này
nhân loại cịn biết đến nhiều nhà chính luận khác như Đăngtơng, Rơbexpie,
Xanh Giyutx, Mác, Ăngghen, Lê nin…vv.
Cịn ở Việt Nam, ngay từ thời kỳ phong kiến đã có những tác phẩm
tiêu biểu mang phong cách chính luận như: Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt,
Hịch Tướng Sỹ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngơ Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
Sau này phong cách chính luận ngày càng phát triển với nhiều tên tuổi như
Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Hải Triều, Hồ Chí Minh…vv.
Sau cách mạng Tháng Tám đến nay, phong cách chính luận phát
triển rất mạnh mẽ làm tiền đề cho việc hình thành loại tác phẩm chính luận
báo chí. Nó thực sự trở thành một loại tác phẩm quan trọng của báo chí, có
khả năng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống. Chính luận đã trở thành
công cụ sắc bén giúp con người nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng, diễn
biến mn hình, nghìn vẻ của đời sống xã hội hiện đại, hướng dẫn, thúc đẩy
hoạt động thực tiễn của con người.


Tuy ra đời muộn hơn so với một số loại tác phẩm báo chí khác
nhưng chính luận báo chí đã nhanh chóng khẳng định được vị trí quan trọng,


khơng thể thiếu của nó trong thực tiễn sinh động của hoạt động báo chí cách
mạng. Thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt Nam đã tạo ra nhu cầu cần đến
một loại tác phẩm báo chí có khả năng thơng tin, phân tích, lý giải, bình luận
một cách cặn kẽ những diễn biến phức tạp, sôi động của cuộc sống. Từ đó
nhằm tập hợp, giáo dục quần chúng nhân dân hiểu rõ bản chất của chế độ thực
dân, phong kiến, đế quốc để có nhận thức và hành động đúng đắn trong cuộc
đấu tranh vì mục tiêu độc lập dan tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Từ trong các hoạt
động thực tiễn đó đã nổi lên nhiều nhà chính luận có tên tuổi như Hồ Chí
Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng....Những nhà báo mang phong cách
chính luận mạnh mẽ như: Hồng Tùng, Thép Mới…vv. Đó cũng là những
người đầu tiên góp phần cho loại tác phẩm chính luận báo chí cách mạng hình
thành và phát triển một cách vững chắc.
Các phương tiện thơng tin đại chúng ln có rất nhiều người sử dụng;
thêm vào đó, chúng vẫn thường được coi là mẫu mực trong việc dùng ngơn
từ. Chính vì thế các sai sót về mặt này của các phương tiện thơng tin đại
chúng rất nhanh chóng trở thành sai sót chung của toàn xã hội. Và từ đây,
nảy sinh một vấn đề khá quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức:
vấn đề trách nhiệm của nhà báo trong việc nói đúng và viết đúng, nhằm góp
phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, và cũng có nghĩa là góp phần giữ
gìn bản sắc văn hố dân tộc.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ
quan, mà khơng ít nhà báo mới chỉ chú trọng phần nội dung chứ chưa để ý
nhiều tới hình thức diễn đạt thông tin. Bởi vậy, họ bỏ qua khá nhiều lỗi về
ngôn từ ở mọi cấp độ: từ, câu, đoạn văn, thậm chí ở cả bố cục tồn văn bản.
Nếu điểm qua một vài tờ báo, kể cả những tờ báo lớn, chắc hẳn chúng ta sẽ
tháy rõ điều này. Khơng nói đâu xa, ngay cả báo Văn nghệ, - cơ quan trung
ương của Hội Nhà văn Việt Nam, diễn đàn của các bậc thầy về sử dụng ngôn


từ - cũng tương đối thường xuyên mắc phải các lỗi như: chính tả thiếu chuẩn

xác, câu thiếu thành phần nịng cốt, từ dùng khơng đúng nghĩa…
Có lẽ, chẳng cần phải luận bàn, chúng ta cũng biết là những sai sót như
vậy sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng tới mức nào. Ít nhất, chúng cũng
làm cho hiệu quả tiếp nhận thông tin của người đọc bị giảm sút. Cịn cao
hơn, chúng có thể làm cho người đọc khơng hiểu hoặc hiểu sai vấn đề.


II, PHONG CÁCH NGƠN NGỮ CHÍNH LUẬN
2.1 Đặc trưng của phong cách ngơn ngữ chính luận
2.1.1. Tính cơng khai về quan điểm chính trị:
Một số câu văn chính luận nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Khơng có gì quý hơn độc lập tự do.
+ Nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lí gì.
+ Hiện nay vấn đề giải phóng là cao hơn hết.
+ Cao trào chống Nhật, cứu nước.
Ngày 9-3-1945, ở Đơng Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp
xuống chân đài chính trị. Khơng đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các
thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp
nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội
quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải Phóng Việt Nam
chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp- Việt chống
Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói
là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến
ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta. […]
(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I,
NXB Sự thật, 1976)
Tác phẩm đã thể hiện rõ thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải
đấu tranh cho độc lập dân tộc và chăm lo cuộc sống cho nhân dân. Ngay từ
những dòng đầu tiên tác giả đã khẳng định kẻ thù của cách mạng lúc đó là

phát xít Nhật và ta phải phát động cao trào chống Nhật, khơng cịn hi vọng
mơ hồ rằng người Pháp sẽ là đồng minh chống Nhật.
Thái độ chính trị thể hiện rõ ràng qua lời lẽ phê phán nghiêm khắc: hạ
súng xin hàng, nhằm biên giới cắm đầu chạy, bỏ ta chạy. Và cả trong kết luận:


có thể nói là qn Pháp ở Đơng Dương đã không kháng chiến và công cuộc
kháng chiến ở Đông Dương là cơng cuộc duy nhất của nhân dân ta.
2.1.2. Tính cơng khai về quan điểm chính trị:
Tuy đề tài của văn bản chính luận là những vấn đề thời sự trong cuộc
sống, nhưng ngơn từ chính luận khơng chỉ có chức năng thông tin một cách
khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người
viết (hay nói) một cách cơng khai, dứt khốt, khơng che giấu, úp mở.
Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng,
đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết
tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt
khốt, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lôn quan điểm, lập trường,
chính kiến.
2.2. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngơn
ngữ chính luận.
2.2.1 Đặc trưng của phong cách ngơn ngữ chính luận
Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:
Vậy cần làm gì để hình thành, sử dụng tốt lực lượng trí thức ở nước
ta? Về phía Đảng và nhà nước, trước hết và hơn ai hết, cần sớm ban hành
các chính sách đối với giới trí thức để phát huy khả năng của họ. Chính sách
mở rộng thơng tin, chính sách đào tạo bối dưỡng kiến thức cho từng đối
tượng, có trình độ quốc tế và quốc gia. Về phía bản thân các nhà khoa học,
sự nổ lực phấn đấu để hồn chỉnh mình là yếu tố quyết định.
(Báo Nhân dân)
Tác giả bài báo đã lập luận bằng cách đưa ra một câu hỏi làm luận

điểm chung và các luận cứ là những câu trả lời cho câu hỏi ấy. Căn cứ dựa
trên tình hình nước ta và những chính sách mà nhà nước ta đã làm để thu hút
nhân lực


2.2.2. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:
Nói chung, trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách chính luân thể
hiên tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó mà văn chính luận thường sử
dụng nhiều từ ngữ liên kết như: để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi
vậy…
2.3. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngơn
ngữ chính luận.
2.3.1 Đặc trưng của phong cách ngơn ngữ chính luận
Tính truyền cảm, thuyết phục:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành
một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
(Hồ Chí Minh)
Lời khẳng định đanh thép ấy được Bác đặt ở cuối bảng “Tun ngơn
Độc lập” có sức lan truyền mạnh mẽ. Nó được sắp xếp theo ln lí thơng
thường trong suy nghĩ của đông đỏa quần chúng. Cho nên rất dễ dàng xuyên
thấm vào nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân.
2.3.2 Tính truyền cảm, thuyết phục:
Ngơn ngữ chính luận là cơng cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức
hấp dẫn, lơi cuốn người đọc (người nghe).
Ngồi giá trị lập luận, văn bản chính luận cịn thể hiện giá trị ở giọng
văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong
những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói được coi là phương
tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngơn từ.
Phong cách ngơn ngữ chính ln có 3 đặc trưng cơ bản: tính cơng

khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính
truyền cảm, thuyết phục. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện
diễn đạt nhằm mục đích trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá vấn đề theo
một quan điểm chính trị nhất định.


Từ ngữ các bình luận viên của ta thường sử dụng là "khá" như "khá
tốt", "khá chính xác". Một cầu thủ chuyền bóng lên trên ngay cho một cầu thủ
tiền đạo và được cầu thủ này đón lấy dễ dàng. Nhưng bình luận viên lại nói
rằng đường chuyền này "khá chính xác". Nhóm từ ngữ này có nghĩa là chưa
thật sự chính xác. Vậy theo ơng bình luận viên phải chuyền như thế nào mới
thật sự chính xác. Tại sao khơng nói "cầu thủ A đã chuyền chính xác cho đồng
đội", cần gì phải "bơm" thêm chữ "khá" vào. Có khi nhà bình luận cịn nói "cú
bỏ nhỏ khá thơng minh". Cú bỏ nhỏ này đã thắng điểm, mà đã thắng điểm là
"thơng minh" rồi, khơng thể là "khá" được.
Bình luận viên thường chế ra loại ngôn ngữ cầu kỳ. Ví dụ khi một
đấu thủ tennis đánh bóng khơng qua lưới, một ơng bình luận viên nói rằng
"đấu thủ này đã tự làm khó mình"(!). Sao lại nói như vậy? Đấu thủ này đâu cố
muốn đánh quả bóng vào lưới, chẳng qua là vì sai sót k ỹ thuật trong lúc bất
cập, quả bóng khơng qua lưới mà thơi. Trong thi dấu việc sai sót kỹ thuật dẫn
đến bàn thua khơng có gì lạ, khơng có gì gọi là tự làm khó mình.
Bình luận thể thao trên truyền hình là một cơng việc rất "nhạy cảm",
người bình luận nên s ử dụng ngôn từ sao cho càng dễ hiểu càng tốt, người
nghe sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái. Việc lấy thơng tin của từng đội b ó ng,
từng đấu thủ có rất nhiều trên mạng Internet, tuy nhiên cũng nên gạn lọc lại
để phổ biến cho khán thính giả những thông tin thật cần thiết. Không nên
cung cấp thật nhiều thông tin để chứng tỏ sự uyên bác của người bình luận.
Hiện nay truyền hình vẫn cịn là một phương tiện tuyên truyền chính
sách, chủ trương của Nhà nước . Do đó, những người làm cơng tác truyền
hình, kể cả các ơng bình luận viên phải làm sao cho tất cả mọi người dân, từ

thành thị đến những vùng xa xôi nhất của đất nước, đều hiểu được những gì
họ đang muốn trình bày.
Người ta đặt ra câu hỏi, vậy chính luận báo chí là gì? Sau đây là một số
quan niệm về chính luận báo chí:


“Chính luận là một loại tác phẩm cơ bản của báo chí, nó là loại văn
nghị luận về những vấn đề chính trị - xã hội có tính thời sự. Như một nhà
nghiên cứu Xô Viết trước đây viết: văn chính luận nghiên cứu các hiện tượng,
q trình, sự kiện và cá thể con người (trong những bình diện nhất định) trên
quan điểm chính trị. Văn chính luận khơng có mục đích tái tạo bức tranh thực
tiễn qua hệ thống các hình tượng. Nó nghiên cứu, xem xét các q trình vân
động của cuộc sống dưới dạng khái niệm và phán đốn. Nó ghi lại lịch sử
hiện đại nằm trong lĩnh vực chính trị. Chính những điều này khiến cho ta
khơng thể chấp nhận các định nghĩa về văn chính luận như là loại thể của văn
học nghệ thuật”. Ở đây, có một khái niệm khác cần được hiểu rõ, đó là “Văn
nghị luận”. Theo sách “Làm văn 10” của nhà xuất bản Giáo Dục năm 1990
thì: “Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết (người nói) đưa ra
những lý lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thơng qua cách thức bàn luận
mà làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình
và hành động theo những điều mà mình đề xuất”. Như vậy chính luận báo chí
sử dụng phương pháp nghị luận để đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội
có tính thời sự. Cũng theo quan niệm trên thì chính luận khơng nằm trong các
thể loại của văn học nghệ thuật.
Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngơn ngữ học xuất bản năm 1995 thì chính
luận là “Thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị xã hội đương thời”.
Từ điển Bách Khoa Việt Nam tập 1 lại cho rằng: “Chính luận (báo chí)
là thể văn nghị luận để phân tích, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội văn hóa nổi bật trong từng thời gian nhất định. Chính luận có ý nghĩa rất quan
trọng đối với vai trị tuyên truyền và cổ động của báo chí”.



3.1 Chính luận là một phương thức thể hiện tác phẩm báo chí
Điểm qua một vài quan niệm như trên về chính luận có thể thấy rằng:
tuy cịn có những sự khác biệt về chi tiết nhưng tựu chung lại các quan niệm
đều thống nhất ở một số điểm cơ bản. Trước hết phải khẳng định chính luận là
một loại tác phẩm cơ bản của báo chí. Đặc trưng cơ bản của thể loại này là
phản ánh hiện thực bằng phương thức phân tích, bình luận, lý giải nhằm giải
quyết vấn đề bằng lý lẽ. Đối tượng của chính luận báo chí là những vấn đề
chính trị - xã hội - văn hóa (hiện nay cịn có cả các vấn đề kinh tế) có tính thời
sự. Các vấn đề này ln được trình bày, giải quyết trên quan điểm và nhận
thức của tác giả, của cơ quan báo chí. Như vậy có thể đi đến kết luận: chính
luận là một phương thức thể hiện tác phẩm báo chí khơng thể thiếu trên báo
chí và vai trị của nó ngày càng được khẳng định.
3.1.1. Phương pháp nghị luận:
Chính luận báo chí sử dụng cách thức lập luận và phương pháp tiếp
cận thực tiễn của văn nghị luận. Văn nghị luận là một thể loại văn trong đó
người viết, người nói đưa ra lý lẽ, những dẫn chứng về một vấn đề nào đó
thơng qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ, tin
theo, tán đồng những ý kiến của người viết, người nói, từ đó mà hành động
theo những điều mà người viết, người nói đề xuất. Văn chính luận khơng loại
bỏ tình cảm nhưng chủ yếu đi sâu vào trí tuệ người đọc, thuyết phục và hấp
dẫn họ bằng tính logic của các lý lẽ, lập luận. Chính luận báo chí phản ánh
hiện thực theo phương thức nghị luận.
Sẽ khơng có chính luận nếu thiếu nghị luận. Bởi vì chúng ta chỉ có thể
viết chính luận khi biết cách lập luận, khi dùng lý lẽ để giải quyết vấn đề đặt
ra. Văn chính luận khơng nhằm mục đích tái hiện bức tranh hiện thực thơng
qua hệ thống các hình tượng mà nó nghiên cứu xem xét các q trình vận
động của cuộc sống.
3.1.2. Tính khuynh hướng:



Chính luận báo chí thể hiện tập trung tính tư tưởng và khuynh hướng tư
tưởng là sợi chỉ xuyên suốt các sự kiện. Thái độ của người viết Chính luận
báo chí thể hiện trong nội dung thơng tin là bày tỏ chính kiến, bộc lộ cơng
khai quan điểm tư tưởng chính trị của người viết, người nói và của cơ quan
báo chí đối với những vấn đề thời sự thiết yếu. Khác với các thể loại khác,
thông tin lý lẽ là đặc trưng cơ bản bao trùm trong các tác phẩm. Nội dung của
thông tin lý lẽ ở loại tác phẩm này khơng chỉ đơn thuần giải thích, phân tích
mối quan hệ giữa các sự kiện, vấn đề. Sự kiện, vấn đề là cái quan trọng, là cái
đầu tiên nhưng nó mới chỉ là ngun liệu để người viết chính luận đưa ra lý
lẽ, phân tích bàn sâu những đến những mối liện hệ tác động đến những vấn
đề, sự kiện đó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có ý nghĩa thiết thực cho
mỗi người, cho tồn xã hội.
3.1.3. Hình thức trình bày logic, chặt chẽ:
Hình thức trình bày, thể hiện của chính luận báo chí yêu cầu và đòi
hỏi rất cao hoạt động tư duy logic và lý luận chặt chẽ. Bởi vì thơng tin lý lẽ là
đặc trưng cơ bản của các tác phẩm chính luận báo chí, cho nên các yếu tố tạo
nên nội dung của tác phẩm chính luận báo chí phải là sản phẩm của hoạt động
tư duy lý luận chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch được thể hiện thông qua các luận
điểm, luận cứ, luận chứng. Nếu chất liệu của sự miêu tả nói chung là những
chi tiết để xây dựng lên các hình tượng, thì trong chính luận người viết phải
dùng hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để hoàn thành tác phẩm và tỏ
thái độ đồng tình hay phản đối về sự kiện, hiện tượng, vấn đề xảy ra.
Một tác phẩm thuộc chính luận báo chí phải đáp ứng được những đặc
trưng cơ bản của thể loại này, có như vậy tác phẩm chính luận mới có khả
năng định hướng thơng tin cho cơng chúng. Có như vậy mới là phương tiện
tuyên truyền, cổ động, giác ngộ, là hình thức tổ chức đấu tranh giai cấp.


3.2 Sự phân chia hệ thống các thể loại thuộc chính luận báo chí:

3.2.1. Báo in và cách phân chia hệ thống thể loại truyền thống:
Nằm trong thể loại chính luận báo chí nói chung, các thể loại: Xã
luận, chun luận, đàm luận và bình luận phải có đầy đủ đặc trưng chung nhất
đó. Tuy nhiên do mục đích, tính chất và cách thực hiện của mỗi thể loại khác
nhau nên chúng cịn có những đặc điểm riêng. Trên báo in, từng xuất hiện và
hiện còn tồn tại thể loại xã luận. Đây là thể loại một thời luôn chiếm vị trí
trang trọng và chủ chốt các trang nhất của các tờ báo. Xã luận thơng tin, phân
tích và định hướng dư luận xã hội kịp thời, sâu sắc và có tác động xã hội cao
giờ đây đã nhường chỗ cho những bài bình luận. Trước đây, khi nói đến chính
luận, người ta thường chỉ nói đến các vấn đề chính trị xã hội. Ngày nay, chính
luận đề cập đến cả các vấn đề văn hóa, kinh tế...Cách phân chia hệ thống thể
loại ở báo in cũng có phần khác so với việc phân chia hệ thơng thể loại báo
chí ở truyền hình do đặc trưng loại hình và phương thức sáng tạo tác phẩm. Ở
đây, không đi sâu vào cách thức phân chia này ở báo in.
3.2.2. Ngôn ngữ và sự phân chia thể loại trên truyền hình:
Trên truyền hình, việc phân chia các nhóm thể loại dựa trên phương
thức sáng tạo tác phẩm. Người ta chia làm ba nhóm: Hội thoại, tạo hình và
nhóm các chương trình trị chơi, khách mời. Nhóm hội thoại có những đặc
điểm nổi bật là đem đến cho công chúng những cuộc hội thoại nguyên chất,
thông tin mà công chúng tiếp nhận thông qua ngơn từ là chủ yếu. Những hình
ảnh chứa đựng nội dung thơng tin đơi khi lại đóng vai trị thứ yếu, minh họa
cho những lời lẽ, phỏng vấn, bình luận...Nhóm tạo hình chú trọng đến các
thơng tin hành ảnh và lấy đó làm thế mạnh. Nhóm các thể loại tạo hình này
mang đậm đặc trưng loại hình báo chí truyền hình nhất. Nhóm các thể loại trị
chơi, khách mời (TV Game, TV Show...) được thể hiện kết hợp cả hai nhóm
trên. Nhưng các chương trình đều mang nặng yếu tố dàn dựng, trường quay,
chịu áp lực chi phối về thời gian, khơng gian... Với tính chất thơng tin và cách
thức chuyển tải thơng tin lý lẽ mang nặng tính đặc trưng loại hình, chính luận
truyền hình thiên về hội thoại. Nghĩa là: thông tin chuyển tải đến công chúng



dù được sử dụng hình ảnh sống động minh họa nhưng cốt lõi thì sự tiếp nhận
của cơng chúng phụ thuộc vào tính lý lẽ của những lập luận mà biên tập viên
mang đến cho họ.
Ngơn ngữ truyền hình là "loại" ngơn ngữ tổng hợp, có ngơn ngữ viết
như cho độc giả báo in, có ngơn ngữ nói như cho thính giả phát thanh, hơn thế
nữa, có "ngơn ngữ hình ảnh" cho khán giả truyền hình.
Để tường thuật, bình luận một sự kiện (đưa tin), cả bốn phóng viên
của ba loại báo chí (truyền hình, phát thanh, báo viết, báo mạng) đều phải nêu
những yếu tố cần và đủ của thể loại. Nhưng truyền hình đã có hình ảnh nên
khơng phải mơ tả như báo viết và báo nói (trời nắng hay mưa, tĩnh mịch hay
ồn ào, buồn rầu hay sung sướng...). Truyền hình lại giống phát thanh là có
tiếng động hiện trường sự kiện.
Viết lời cho tác phẩm truyền hình là cơng đoạn có thể nói là cực kỳ
quan trọng. Đừng hiểu "lời" là để thuyết minh cho "hình ảnh". Cao hơn, nó
định hướng nhận thức cho người xem thơng qua hình ảnh sự kiện, bình luận.
Thậm chí, lời bình đó tác động mạnh mẽ vào thính giác lấn át cả thị giác, đến
nỗi người xem bỏ qua luôn đơi khi có sự vụng về của dựng hình. Lại thậm
chí, lời bình có thể làm thay đổi hồn tồn bản chất của sự kiện. Cũng chính
phần lời của phim truyền hình khơn ngoan và sắc sảo nhường ấy, mà người
xem có thể xác định đẳng cấp của phóng viên, của cây bút.
Trong các chương trình sự kiện bình luận, lời bình được sử dụng khá
tốt. Những lời bình ở đây thường khơng chỉ mang tính minh họa cho hình
ảnh, mà thực sự đưa ra những thơng tin mà hình ảnh chưa có. Cụ thể như:
những thơng tin về tỉ số, cịn có thơng tin về diễn biến trận đấu, những thông
tin liên quan về cầu thủ. Tin quần vợt trong nước không chỉ đưa ra những mục
tiêu của đội quần vợt trong nước về thứ hạng, về phong độ của lứa vận động
viên trưởng thành, huấn luyện lớp vận động viên mới,… mà cịn đưa ra những
thơng tin về tài chính của đội, những thành tích và dự định…
3.2.3. Những biến dạng thể loại do đặc trưng loại hình và ngôn ngữ:

Hiện nay, trong xu thế mới, yếu tố chính luận len lỏi vào tất cả các
thể loại khác. Khơng chỉ có đề tài về chính trị xã hội, chính luận đã tập trung


nhiều vào các đề tài kinh tế, văn hóa tạo được những tác động mạnh mẽ thông
qua các yếu tố phân tích, thuyết phục bằng những lý lẽ xác đáng của sự hiểu
biết và khả năng tư duy trí tuệ của người viết. Hơn nữa, sự phát triển phong
phú về các loại hình báo chí, với những đặc trưng loại hình riêng khác cũng
tạo nên những sự biện dạng về thể loại trong chính luận. Người ta ít thấy các
đài truyền hình sử dụng thể loại xã luận nhưng thể loại bình luận thì lại khơng
thể thiếu được trong các chương trình. Chính đặc trưng loại hình đã làm nên
điều đó. Ngay cả việc phân chia hệ thơng thể loại cũng đã bị chi phối bởi các
đặc trưng loại hình và q trình sáng tạo tác phẩm báo chí ở những loại hình
khác nhau.

III, KẾT LUẬN


Có thể nói ngơn ngữ chính luận là cơng cụ để trình bày, thuyết phục,
tạo nên sức hấp dẫn, lơi cuốn người đọc. Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính
luận cịn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của
người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu,
giọng nói được coi là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngơn từ. Chính
luận là những vấn đề thời sự trong cuộc sống, nhưng ngơn từ chính luận
khơng chỉ có chức năng thơng tin một cách khách quan mà phải thể hiện
đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết một cách cơng khai, dứt
khốt, khơng che giấu, úp mở.
vì kiến thức, sự trãi nghiệm chưa nhiều, người cầm bút có thể dựa vào
sự kiện rồi đưa ra nhận định chủ quan. Cái tôi được đẩy vào quá nhiều làm
cho bản tin, phóng sự – mặc dù rất bay bổng, nhưng bản chất sự việc khơng

cịn ngun vẹn, thậm, chí có thể bị bị bóp méo. Ở đây, xét cho cùng, khán
thính giả hay độc giả nhận biết thơng tin qua lăng kính của người xử lý thơng
tin, cách chọn góc nhìn, chi tiết minh họa cho vấn đề không đúng với bản chất
mà chỉ mang tinh hiện tượng, có thể vơ hình chung lại khiến dư luận hiểu sai
bản chất sự việc.
Vấn đề đặt ra, tăng cường tính chính luận cho thơng tin, nhưng vẫn
đảm bảo sự khách quan – rõ ràng đòi hỏi người càm bút, người biên tập xử lý
thông tin phải có kiến thức, vốn sống, sự trãi nghiệm sâu rộng; phải nắm bắt
nguồn tin ở góc nhìn đa chiều, tồn diện chứ khơng chỉ khu biệt duy nhất sự
kiện đó. Mặc khác, báo chí Cách Mạng nước ta địi hỏi những người làm báo
phải xác định rõ quan điểm, lập trường, có lý luận chính trị và thực tiễn, thơng
tin phải mang tính định hướng dư luận.
Cần phải cân nhắc về liều lượng, về thời điểm chuyển tải thông tin.
Thực tế cho thấy, không phải cứ bê nguyên sy sự kiện vào bản tin, phóng sự
là đảm bảo tính khách quan, trung thực. Có thể như thế lại tạo ra tác dụng
ngược. Khán thính giả, độc giả khi đón nhận thông tin không chỉ để nghe lại
câu chuyện, sự việc, sự kiện vừa xãy ra, đang xãy ra. Họ nhìn sự việc ấy qua


lăng kính người cầm bút, cầm máy – tức chờ đợi chính kiến của phóng viên
và sự phân tích, bình luận của phóng viên đó mới là điểm nhấn để công chúng
ghi nhớ sự kiện ấy và như thế, ảnh hưởng bởi sự kiện cũng xuất phát từ đây.
Mỗi toà soạn, mỗi cơ quan báo – đài nếu không bồi dưỡng đào
tạo được vài ba cây viết chính luận vững vàng thì rất khó có thể thể
hiện bản sắc riêng. Ở góc độ khác, cơ quan báo đài nào khơng có những
cây viết chính luận đi sâu phản ánh trung thực và kịp thời các mũi nhọn
của cuộc sống đương đại thì tên tuổi của cơ quan báo đài đó sẽ mờ nhạt
dần trong công chúng.




×