Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Vận dụng dạy học theo góc vào chương hidrocacbon không no lớp 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.65 KB, 22 trang )

Vận dụng dạy học theo góc vào chương
hidrocacbon không no lớp 11 nâng cao với sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin

Nguyễn Thị Hồng Thúy

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận & Phương pháp dạy học; Mã số: 60.14.10
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Thành
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về hệ thống “ phong cách học tập”
mới, về dạy học theo góc. Đề xuất được một số sản phẩm có liên quan đến dạy
học theo góc. Xây dựng, thiết kế 3 giáo án áp dụng dạy học theo góc đối với
môn hoá học THPT lớp 11 chương trình nâng cao chương hiđrocacbon không
no. Xây dựng 4 đề kiểm tra cho các lớp đối chứng và thực nghiệm.

Keywords: Phương pháp dạy học; Hóa học; Công nghệ thông tin; Lớp 11

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật đòi hỏi người lao động
phải có năng lực và kiến thức để đáp ứng với sự đi lên của xã hội.
Nghị quyết Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV đã chỉ rõ: “Hơn bao giờ
hết, bước vào giai đoạn này nhà trường phải đào tạo những con người năng động, sáng tạo,
tiếp thu những kiến thức hiện đại, tự tìm giải pháp cho các vấn đề do cuộc sống công nghiệp
đặt ra.”
Vì vậy, đổi mới giáo dục và đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học là việc tất yếu.
Trong đó, phương pháp dạy học hiện đại “lấy người học làm trung tâm” đã và đang được áp
dụng tích cực vào quá trình giảng dạy. Vai trò của người giáo viên là hướng dẫn học sinh biết


cách học sáng tạo, chủ động, thảo luận trên lớp và qua đó tự mình tìm hiểu và khám phá
những tri thức mới thông qua bài giảng. Thêm vào đó, bản thân mỗi học sinh lại có một

2
phong cách học tập riêng, vì vậy giáo viên cần tìm ra phương pháp giảng dạy sao cho phát
huy được hết những tiềm năng của mỗi học sinh.
Dạy học theo góc là một phương pháp dạy học dựa trên việc nghiên cứu phong cách
học tập. Học sinh sẽ học tốt hơn và tiếp thu nhanh hơn nếu phương pháp giảng dạy phù hợp
với phong cách của người học, từ đó kết quả học tập tăng lên sẽ giúp người học củng cố lòng
tự tin và tạo hiệu quả tích cực tiếp theo trong học tập. Ngược lại, phương pháp dạy học phù
hợp với phong cách học tập cũng có thể tạo hứng thú học tập đối với những học sinh đang
chán nản với việc học và có thể cải thiện được mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh.
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang tác động tích cực đến mọi mặt
của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội loài người và giáo dục. Đảng và Nhà nước ta
đã ban hành chủ trương, chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy phát triển CNTT trong mọi
lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và đào tạo
Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và
học như thế nào để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất đang là vấn đề đang nhận được sự quan
tâm đặc biệt của các nhà giáo dục hiện nay. Chính vì các lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận
dụng dạy học theo góc vào chương hiđrocacbon không no lớp 11 nâng cao với sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin”
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động dạy học theo góc
- Nghiên cứu nội dung chương hiđrocacbon không no lớp 11 nâng cao
- Nghiên cứu việc ứng dụng CNTT vào dạy học theo góc
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
ở THPT.
- Nghiên cứu tài liệu tổng quan về lý thuyết dạy học theo góc và vận dụng dạy học theo
góc để thiết kế một số giáo án phần hiđrocacbon không no Hóa học lớp 11 Nâng cao.

- Nghiên cứu cấu trúc logic của nội dung kiến thức chương hiđrocacbon không no Hóa
học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông.
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

3
- Điều tra thực tế và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Nguyễn Huệ -
Thành phố Yên Bái – Tỉnh Yên Bái.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy học chương hiđrocacbon không no lớp 11 nâng cao.
- Địa điểm: trường THPT Nguyễn Huệ - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu biết vận dụng dạy học theo góc vào việc thiết kế kế hoạch dạy học một số bài
trong chương hiđrocacbon không no lớp 11 - nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
một cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả thì sẽ giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, tự
chủ, hợp tác trong học tập đồng thời nâng cao chất lượng dạy học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp xử lý thống kê toán học.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở THPT – DẠY HỌC THEO GÓC
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới
Giáo dục thế kỷ 21 chịu tác động của nhiều yếu tố
Các yếu tố tác động đó đã dẫn đến những biến đổi cơ bản sau đây:
- Sự thay đổi của mục tiêu giáo dục

- Không gian giáo dục và các loại hình đào tạo được mở rộng
- Sự giao thoa giữa các môn học và ngành học ngày càng lớn.
- Xu hướng giáo dục toàn diện được đề cao.

4
- Internet trở thành một phương tiện giáo dục quan trọng
- Sự thay đổi các phương tiện và phương pháp dạy học
- Xuất khẩu giáo dục là một lợi thế đem lại nguồn thu nhập cao cho các cường quốc giáo dục,
nhiều trường học được công ty và cổ phần hoá.
Để thực hiện phương châm trên rất nhiều nước trên thế giới đã thay đổi mục tiêu giáo dục của
mình
1.1.2. Phương hướng đổi mới phương PPDH ở Việt Nam
1.1.2.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học
1.1.2.2. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.1.2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.1.3. Cơ sở phương pháp luận cho việc đổi mới phương pháp dạy học
1.1.3.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
1.1.3.2. Dạy học theo hướng hoạt động hóa người học
1.1.3.3. Quan điểm kiến tạo trong dạy học
* Cơ sở của lí thuyết kiến tạo
* Tiến trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo
* Hoạt động của giáo viên trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo
1.1.3.4. Quan điểm dạy học tương tác
1.1.4. Phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT
1.1.4.1. Khái niệm
* Tính tích cực
* Phương pháp tích cực
1.1.4.2. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
* Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
* Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

* Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học nhóm
* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
1.2. Phong cách học tập và dạy học theo góc
1.2.1. Phong cách học tập
1.2.1.1. Khái niệm về “Phong cách học tập”
1.2.1.2. Tổng quan về các phong cách học tập
1.2.1.3. Lớp học phân hóa

5
1.2.2. Dạy học theo góc
1.2.2.1. Thuyết đa trí tuệ (đa năng lực) của Howard Gardner
1.2.2.2. Bản chất của dạy học theo góc
1.2.2.3. Quy trình tổ chức dạy học theo góc
Quy trình tổ chức dạy học theo góc có thể chia làm 2 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1 : Chuẩn bị:
* Giai đoạn 2 : Tổ chức dạy học theo góc
1.2.3. Các phong cách học theo góc
* Góc theo phong cách học
* Góc theo hình thức hoạt động khác nhau
1.2.4. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo góc
1.2.4.1. Ưu điểm của dạy học theo góc
- Học sinh được học sâu và hiệu quả bền vững
- Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của học sinh
- Tạo được nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực
- Tăng cường sự tương tác cá nhân giữa GV và HS, HS và HS
- Đáp ứng được sự khác biệt của HS về sở thích, phong cách, trình độ và nhịp độ
- Trách nhiệm của học sinh trong quá trình học tập được tăng lên
- Có thêm cơ hội để rèn luyện kỹ năng và thái độ
- Đối với giáo viên có nhiều cơ hội để quan sát học sinh, hỗ trợ trực tiếp từng em và đánh giá một
cách tổng thể hơn.

- Dạy học theo góc sẽ tạo ra môi trường học tập lành mạnh, tích cực hơn.
1.2.4.2. Hạn chế của dạy học theo góc
- Không gian lớp học là một khó khăn để áp dụng học theo góc
- Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập
- Giáo viên cần nhiều thời gian và trí tuệ/năng lực cho việc chuẩn bị và sắp xếp
- Khả năng áp dụng
1.2.5. Điều kiện để dạy học theo góc đạt hiệu quả tốt

6
- Khi xây dựng nhiệm vụ của các góc phải vừa đủ khó để hấp dẫn học sinh
- Giáo viên cần thiết kế có chỗ cho học sinh sáng tạo và được thực hành
- Các góc học tập theo các phong cách học khác nhau cùng thực hiện một nội dung hay các nội
dung cho mục tiêu học tập
- Chọn nội dung bài học phải phù hợp với đặc trưng của học theo góc.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tư liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập
- Học sinh được chọn góc xuất phát và thực hiện nhiệm vụ luân phiên
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học
1.3.1. Vai trò của CNTT trong dạy học
* CNTT giúp mở rộng đường đến với giáo dục
* CNTT giúp chuẩn bị lực lượng lao động
* CNTT có thể giúp tăng chất lượng giáo dục
* CNTT làm chuyển đổi môi trường học tập sang mô hình Môi trường lấy người học làm
trung tâm
1.3.2. Ưu và nhược điểm của ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học
1.3.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học theo góc
- Sử dụng trong việc tổ chức dạy học
- Sử dụng trong việc khai thác tài nguyên
- Sử dụng trong việc rèn luyện các kiến thức về kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh
mà không cần có trang thiết bị thực.
- Sử dụng trong việc giúp học sinh tự học

1.3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường THPT tỉnh
Yên Bái
1.3.4.1. Mục đích điều tra
1.3.4.2. Đối tượng điều tra
Tiến hành thăm dò ý kiến của các giáo viên hóa học tại 5 trường THPT trên địa bàn tỉnh Yên
Bái (xem phiếu điều tra ở phụ lục số 1).
Bảng 1.1: Địa điểm điều tra
1.3.4.3. Kết quả điều tra

7
Bảng 1.2: Thâm niên công tác
Bảng 1.3: Điều kiện cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật
chất
Số
phiếu
Tỉ lệ % có ứng dụng CNTT trong dạy học
Thƣờng xuyên
Ít dùng
Không dùng
Tốt
8
62,5%
25%
12,5%
Khá
21
33,33%
47,61%
19,06%

Trung bình
19
26,3%
57,9%
15,8%
Kém
1
0
0
100%
Bảng 1.4: Các phương pháp thường sử dụng
TT
Phƣơng pháp
Tỉ lệ %
Thƣờng
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
dùng
1
PP thuyết trình
57,14
30,61
10,20
2,04
2
PP đàm thoại

61,22
36,73
2,04
0,00
3
PP trực quan
38,78
36,73
14,29
10,20
4
PP nêu vấn đề
34,6
40,82
16,33
8,16
5
PP dạy học theo nhóm
32,65
38,78
20,41
8,16
6
PP dạy học theo dự án
4,08
14,29
61,22
20,41
7
PP dạy học theo góc

0,00
0,00
0,00
100,00
8
PP nghiên cứu
40,82
42,86
12,24
4,08
Thực tế điều tra cho thấy, đa số các trường THPT đã có đủ điều kiện về cơ sở vật chất
đảm bảo mức tối thiểu cho việc áp dụng CNTT trong dạy học và điều kiện cơ sở vật chất tác
động khá lớn đến việc triển khai dạy học bằng các phương pháp tích cực có áp dụng công
nghệ thông tin.
Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng ở mức độ chưa thường xuyên và chưa
dám triển khai một số phương pháp mới như phương pháp dạy học theo góc đối với giáo viên
THPT tỉnh Yên Bái.

8
Đa số giáo viên vẫn chỉ sử dụng các hoạt động đơn giản, ít sử dụng đến sự hỗ trợ của
các thiết bị, máy móc đặc biệt và công nghệ thông tin (Ví dụ dạng: Phiếu học tập, thảo luận
câu hỏi, báo cáo thí nghiệm ).
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO GÓC VÀO CHƢƠNG
HIĐROCACBON KHÔNG NO – LỚP 11 NÂNG CAO
2.1. Mục tiêu chƣơng trình hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao - THPT
2.1.1. Mục tiêu chương hiđrocacbon không no
2.1.1.1. Kiến thức
2.1.1.2. Kĩ năng
2.1.1.3. Tình cảm, thái độ

2.1.2. Cấu trúc logic chương hiđrocacbon không no

2.2. Các hình thức tổ chức dạy học theo góc
2.2.1. Phân loại
Dạy học theo góc có thể có một số hình thức như sau
- Dạy học theo góc trong phạm vi lớp học
- Dạy học theo góc vượt khỏi phạm vi lớp học
- Hội thảo học tập
- Dạy học theo góc tự do
2.2.2. Tổ chức các hoạt động dạy học

9
Giáo viên giới thiệu số lượng góc học tập
Trách nhiệm của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
2.2.3. Các bước dạy học theo góc
* Bước 1. Lựa chọn nội dung
* Bước 2. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc
* Bước 3. Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc
* Bước 4: Tổ chức thực hiện học theo góc
* Bước 5 : Tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt)
2.2.4. Tiêu chí học theo góc
* Tính phù hợp
* Sự tham gia
* Tương tác và sự đa dạng
2.2.5. Một số yêu cầu khi lựa chọn kiến thức để áp dụng dạy học theo góc
Căn cứ vào đặc điểm học theo góc cần chọn nội dung bài học cho phù hợp: Tùy theo
đặc điểm của môn học, của loại bài, GV có thể lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá
theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau. Với nội dung khó, nội dung không
thể tổ chức khám phá theo nhiều cách khác nhau thì không thể phù hợp với dạy học theo góc.

Cần chú ý đến sự tương thích về khối lượng kiến thức và thời gian hoạt động học tập. Về
hình thức, các nhóm có thể liệt kê theo yêu cầu, vẽ sơ đồ suy nghĩ, vẽ hình mà các em tưởng
tượng. Sau đó các áp phích sẽ được treo lên tường, lưu lại suốt buổi học để GV sử dụng hoặc
các em sẽ trình bày vào một lúc nào đó.
2.2.6. Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức dạy học theo góc
- Chọn nội dung bài học phù hợp với đặc trưng của Học theo góc.
- Có thể tổ chức 2 góc, 3 góc hoặc 4 góc tùy theo điều kiện về phòng học và nội dung của bài
học và có thể tổ chức luân chuyển góc hoặc không
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tư liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập của mỗi góc.
- Học sinh được chọn góc xuất phát và thực hiện nhiệm vụ luân phiên qua các góc đảm bảo
học sâu và học thoải mái.

10
- Giáo viên có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế
tổ chức dạy học theo góc.
2.3. Vận dụng dạy học theo góc vào giảng dạy chƣơng hiđrocacbon không no – Hóa học
11 nâng cao
Ví dụ, Giáo án 1
Bài 39 : ANKEN
DANH PHÁP, CẤU TRÚC VÀ ĐỒNG PHÂN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh biết
- Cấu trúc electron và cấu túc không gian của anken.
- Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và gọi tên anken.
Học sinh hiểu
- Nguyên nhân một số anken có đồng phân hình học là do sự phân bố các nhóm thế ở
các vị trí khác nhau đối với mặt phẳng chứa liên kết


.
2. Kỹ năng
-Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và gọi tên anken
3. Trọng tâm
- Viết đồng phân, gọi tên anken.
Kiến thức HS đã biết liên quan đến bài
học
Kiến thức mới trong bài học cần đƣợc
hình thành
- Thuyết cấu tạo hóa học
- Khái niệm đồng đẳng, đồng phân
- Quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế
- Liên kết hóa học
- Cấu trúc phân tử anken.
- Viết đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
của anken.
- Nguyên nhân xuất hiện đồng phân hình
học.

11
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
2. Học sinh
III. PHƢƠNG PHÁP :
Dạy học theo góc - Hoạt động nhóm – đàm thoại
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp : KTSS : 11T1, 11T2
2. Kiểm tra : Không có
3. Bài mới
Nội dung

Hoạt động của GV và HS
I. ĐỒNG ĐẲNG, DANH
PHÁP
1.Dãy đồng đẳng và tên
thƣờng của anken
- Etilen (C
2
H
4
),
propilen(C
3
H
6
),butilen(C
4
H
10
)
… đều có một liên kết đôi C=C ,
chúng hợp thành dãy đồng đẳng
gọi là dãy đồng đẳng của etilen
- CT chung là: C
n
H
2n
(n≥ 2)
* Tên thông thƣờng
Tên ankan – an + ilen
Ví dụ

CH
2
=CH-CH
3

Propilen
2. Tên thay thế
a.Quy tắc
Hoạt động 1
- GV thông báo mục tiêu của giờ học cần phải đạt
được.
- HS: biết được các mục tiêu cơ bản cần đạt.
- GV: Phân chia lớp thành 3 góc: góc quan sát, góc
phân tích, góc áp dụng.
Phương pháp thực hiện nhiệm vụ này: Học theo
góc. Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ tại 3 góc.
*Hoạt động 2
- GV thông báo nhiệm vụ của các nhóm tại mỗi góc.
- HS lắng nghe, lựa chọn góc xuất phát, nhận nhiệm
vụ tại góc
Trao đổi những vấn đề còn chưa rõ trong phiếu học
tập ở tại mỗi góc thực hiện.
Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu trong phiếu học
tập.
Thời gian thực hiện nhiệm vụ tại mỗi góc 10 phút.

12
- Chọn mạch chính là mạch C
dài nhất có chứa lk đôi
- Đánh số C mạch chính từ phía

gần lk đôi hơn .
Số chỉ nhánh – tên nhánh – tên
C mạch chính – số chỉ vị trí lk
đôi – en
b. Ví dụ
CH
2
=CH
2
CH
2
=CH-CH
3

Eten Propen
CH
2
=CH-CH
2
-CH
3

But – 1 – en
CH
3
-CH=CH-CH
3

But – 2 –en
II. CẤU TRÚC VÀ ĐỒNG

PHÂN
1. Cấu trúc
-Hai nguyên tử C mang lk đôi ở
trạng thái lai hoá sp
2
.
-Lk đôi gồm 1 lk

và 1 lk


-Hai nhóm nguyên tử lk với
nhau bởi lk đôi C=C không quay
tự do quanh trục liên kết .
-Phân tử etilen , 2 nguyên tử C
và 4 nguyên tử H đều nằm trên
một mặt phẳng , góc 120°
2. Đồng phân
a) Đồng phân cấu tạo
Góc 1: Góc quan sát
(Làm việc với phiếu học tập số 1)
Nhiệm vụ
Quan sát mô phỏng cấu trúc của phân tử anken.
Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử cacbon, cấu
trúc của anken.
Phương pháp
- Quan sát mô phỏng cấu trúc của phân tử anken.
- Ghi lại các hoạt động của GV và HS
- Xác định cấu trúc phân tử, trạng thái lai hóa.
Góc 2: Góc phân tích

(Làm việc với phiếu học tập số 2)
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu SGK Hoá học 11 chương “hiđrocacbon
không no” phần dãy đồng đẳng và tên thường của
hiđrocacbon không no trang 156.
- Xác định dãy đồng đẳng của anken, gọi tên theo
danh pháp thường, thay thế.
Phương pháp
- Cá nhân nghiên cứu SGK trang 156.
- Xác định dãy đồng đẳng của anken, gọi tên theo
danh pháp thường, thay thế.
Góc 3: Góc áp dụng
(Làm việc với phiếu học tập số 3)
Nhiệm vụ:
Xác định các đồng phân anken và gọi tên các chất
C
4
H
8


C
5
H
10
.

13
- Đồng phân vị trí lk đôi
CH

2
=CH-CH
2
-CH
3

CH
3
-CH=CH-CH
3

- Đồng phân mạch cacbon



b) Đồng phân hình học

cis -

trans-
Phương pháp: Dựa vào kiến thức về quy tắc gọi tên
và đồng phân đã biết hãy xác định các đồng phân
anken và gọi tên các chất C
4
H
8


C
5

H
10
.
- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại mỗi góc theo
phiếu học tập.
- Tổ chức cho học sinh luân chuyển góc sau 10 phút
- Báo cáo, trao đổi kết quả thu được từ việc thực hiện
nhiệm vụ tại góc.
GV chốt lại những nội dung cơ bản của bài.
* Hoạt động 3: Tổng kết giờ học
- HS báo cáo kết quả qua việc thực hiện nhiệm vụ tại
mỗi góc, rút ra kiến thức chung
- GV yêu cầu HS chốt lại các nội dung cơ bản của
giờ học.
- Giao nhiệm vụ cho HS tự nghiên cứu ở nhà, làm
các bài tập trong SGK trang 158 và SBT trang 47-48


CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
- Khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học trong đề tài.
- Khẳng định tính khả thi của việc áp dụng dạy học theo góc vào chương hiđrocacbon
không no lớp 11 nâng cao với sự hỗ trợ của CNTT.
- Bước đầu sử dụng học theo góc vào chương hiđrocacbon không no Hóa học 11 nâng
cao trong chương trình trung học phổ thông.

14
- Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm đánh giá khả năng vận dụng và tính hiệu quả

của việc áp dụng dạy học theo góc vào chương hiđrocacbon không no lớp 11 nâng cao với sự
hỗ trợ của CNTT.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Chọn địa bàn, đối tượng để tổ chức thực nghiệm sư phạm.
- Chọn nội dung thực nghiệm và soạn các bài giảng thực nghiệm theo phương pháp dạy
học theo góc có ứng dụng của công nghệ thông tin.
- Trực tiếp dạy thực nghiệm, chuẩn bị về cách tổ chức, cách tiến hành bài giảng và cách
kiểm tra đánh giá.
- Tiến hành kiểm tra, xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận việc áp
dụng PPDH theo góc .
- Điều tra ý kiến, nhận xét của GV và HS về PPDH theo góc.
3.2. Phƣơng pháp và nội dung thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm
- Tìm hiểu, nghiên cứu lí luận và thực tiễn .
- Xây dựng nội dung và kế hoạch thực nghiệm.
- Tiến hành thực nghiệm theo nội dung và kế hoạch.
- Thu thập thông tin và xử lí số liệu.
- Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm.
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
* Đối tượng thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Nguyễn Huệ - Thành phố Yên Bái –
tỉnh Yên Bái
TT
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp
Sỹ số
Lớp
Sỹ số
1

11T1
46
11T3
45
2
11T2
45
11T4
46
* Các bài thực nghiệm
- Bài 39 : Anken: danh pháp, cấu trúc và đồng phân.
- Bài 41 : Ankađien
- Bài 43 : Ankin
3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

15
3.3.1. Quy trình thực nghiệm
3.3.2. Kết quả thực nghiệm
Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10
Bảng 3.1: Thống kê điểm kiểm tra đầu vào của học sinh
Lớp
Số
HS
Điểm
i

0
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11T1
45
0
0
1
2
3
7
12
14
5
1
0
11T2
46
0
0
1
1
1
6
14
15

6
2
0
11T3
46
0
0
1
0
2
13
14
12
4
0
0
11T4
45
0
0
0
4
2
3
12
16
7
1
0
Bảng 3.2: Thống kê điểm kiểm tra cuối chương hiđrocacbon không no

Lớp
Số
HS
Điểm
i

0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11T1
45
0
0
0
0
0
8
6
16
11
4
0

11T2
46
0
0
0
1
2
6
8
10
13
4
2
11T3
46
0
0
0
2
1
6
18
13
6
0
0
11T4
45
0
0

0
4
2
3
12
16
7
1
0
3.3.3. Xử lý kết quả thực nghiệm
Các số liệu được tính toán trên phần mềm Microsoft excel 2010
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích
bài kiểm tra đầu vào
Điểm
i

Số HS đạt điểm
i

% HS đạt điểm
i

% HS đạt từ điểm
i

trở xuống
ĐC
TN
ĐC
TN

ĐC
TN
0
0
0
0,0
0,0
0,0
0,0
1
0
0
0,0
0,0
0,0
0,0
2
1
2
1,1
2,2
1,1
2,2
3
4
3
4,4
3,3
5,5
5,5

4
4
4
4,4
4,4
9,9
9,9
5
16
13
17,6
14,3
27,5
24,2
6
26
26
28,6
28,6
56,0
52,7
7
28
29
30,8
31,9
86,8
84,6

16

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích
bài kiểm tra đầu ra

Hình 3.1.a. Đồ thị tần suất bài kiểm tra cuối chương(đầu ra)

Hình 3.1.b. Đồ thị lũy tích bài kiểm tra cuối chương(đầu ra)
8
11
11
12,1
12,1
98,9
96,7
9
1
3
1,1
3,3
100
100
10
0
0
0
0
100
100
Tổng
91
91

100
100


Điểm
i

Số HS đạt điểm
i

% HS đạt điểm
i

% HS đạt từ điểm
i

trở xuống
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
0
0
0
0,0
0,0
0,0
0,0

1
0
0
0,00
0,00
0,0
0,0
2
0
0
0.0
0.0
0.0
0.0
3
6
1
6.6
1.1
6.6
1.1
4
3
2
3.3
2.2
9.9
3.3
5
9

14
9.9
15.4
19.8
18.7
6
30
14
33.0
15.4
52.7
34.1
7
29
26
31.9
28.6
84.6
62.6
8
13
24
14.3
26.4
98.9
89.0
9
1
8
1.1

8.8
100.0
97.8
10
0
2
0.0
2.2
100.0
100.0
Tổng
91
91
100,0
100,0



17

Bảng 3.5. Bảng phân loại kết quả học tập sau thực nghiệm
Phân loại kết quả học tập của HS (%)
Yếu kém
(0-4 điểm)
Trung bình
(5,6 điểm)
Khá
(7,8 điểm)
Giỏi
(9,10 điểm)

ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
9,9
3,3
42,9
30,8
46,2
55,0
1,1
11,0

Hình 3.2. Đồ thị tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh






Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng

Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Đầu vào
Đầu ra

Đầu vào
Đầu ra
0
10
20
30
40
50
60
70
YÕu KÐm Trung b×nh Kh¸ Giái
§C
TN

18
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.4.1. Tỉ lệ học sinh yếu kém, trung bình, khá và giỏi
Tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi
ở lớp đối chứng; Ngược lại tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp
hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp đối chứng sau quá trình thực nghiệm
(Bảng 3.5).
Như vậy, phương án thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của học
sinh.
3.4.2. Đồ thị các đường luỹ tích
Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới các đường
luỹ tích của lớp đối chứng (Hình 3.1.b).
Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm tốt hơn các lớp đối chứng.
3.4.3. Giá trị các tham số đặc trưng
- Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn học sinh lớp đối chứng
(Bảng 3.6).

Mode
7
7
6
6
Trung vị
6
7
6
6
Giá trị TB
6,2
6,9
6,1
6,3
Độ lệch chuẩn
1,42
1,40
1,40
1,33
Các giá trị phép thử khác
Giá trị T-test độc lập đầu vào TN-ĐC:
0,23
Giá trị T-test độc lập đầu ra TN-ĐC:
0,001
Giá trị T-test theo cặp TN
0,001
Giá trị T-test theo cặp ĐC
0,18
Giá trị hệ số ảnh hưởng đầu vào TN-ĐC

0,11
Giá trị hệ số ảnh hưởng đầu ra TN-ĐC
0,50
Độ tin cậy số liệu lớp thực nghiệm
0,89
Độ tin cậy số liệu lớp đối chứng
0,86

19
- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau chứng tỏ số liệu của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng có độ phân tán tương tự nhau và tương đối nhỏ (Bảng 3.6).
- Giá trị phép kiểm chứng T-test độc lập cho thấy không có sự khác biệt lớn về giá trị trung bình
kiểm tra đầu vào giữa 2 nhóm, nhưng kết quả kiểm tra đầu ra lại có sự khác biệt rõ rệt, nghiêng về
nhóm thực nghiệm (Bảng 3.6).
- Giá trị phép kiểm chứng T-test theo cặp cho thấy với lớp thực nghiệm điểm trung bình của bài
kiểm tra đầu ra tăng so với kiểm tra đầu vào (6,9 – 6,2 = 0,7 điểm), Hệ số p = 0,001 < 0,05 cho thấy sự
chênh lệch rõ rệt (không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên). Có thể nói nhóm thực nghiệm đạt kết quả
kiểm tra đầu ra cao vượt trội so với kiểm tra đầu vào (bảng 3.6).
- Giá trị ES
TN ĐC
= 0,50 trong kết quả kiểm tra đầu ra cho thấy tác động của nghiên cứu đã tạo
ra ảnh hưởng ở mức độ trung bình theo bảng tiêu chí Cohen.
- Độ tin cậy của số liệu thu được từ quá trình kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng (r
SB
)
đều lớn hơn 0,7 (Bảng 3.6). Như vậy, kết quả thu được đáng tin cậy, điều này một lần nữa
chứng tỏ dạy học theo góc áp dụng cho lớp thực nghiệm đạt hiệu quả trong giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tôi đã đạt được một số kết quả sau đây :
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về hệ thống “ phong cách học tập” mới, về dạy học theo

góc.
2. Đề xuất được một số sản phẩm có liên quan đến dạy học theo góc
- Quy trình dạy học theo góc gồm 2 giai đoạn: chuẩn bị và tổ chức dạy học theo góc.
- Các bước dạy học theo góc gồm có 5 bước.
- Xây dựng các tiêu chí dạy học theo góc gồm có 3 tiêu chí.
- Các yêu cầu và chú ý khi dạy học theo góc.
3. Xây dựng, thiết kế 3 giáo án áp dụng dạy học theo góc đối với môn hoá học THPT
lớp 11 chương trình nâng cao chương hiđrocacbon không no dựa trên 2 giai đoạn của dạy học
theo góc.
4. Xây dựng 4 đề kiểm tra cho các lớp đối chứng và thực nghiệm
Giả thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định bởi kết quả thực nghiệm sư phạm: đề tài là
cần thiết và có hiệu quả.

20
Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành thực nghiệm đề tài, tôi có một số khuyến nghị
sau:
1. Các phương pháp dạy học tích cực như Dạy học theo góc là phương pháp dạy học mới cần
được khai thác và sử dụng nhiều hơn nữa trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
2. Tăng cường hơn nữa việc đầu tư, trang bị cơ sở vật chất và phương tiện dạy học hiện đại
cho các trường THPT, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa.

References
Tiếng Việt
1. Armstrong, Thomas (dịch giả: Lê Quang Long) (2011), Đa trí tuệ trong lớp học, NXB
Giáo dục Việt Nam.
2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình dạy
học, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Vụ Giáo viên, Hà Nội.
3. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cƣờng (2005), Phát triển năng lực nhận thức thông qua
phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu hội thảo tập huấn dự án phát triển giáo dục
THPT.

4. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cƣờng (2009), Lý luận dạy học hiện đại, Potsdam – Hà Nội .
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách
giáo khoa lớp 11, môn hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012
7. Hoàng Chúng (1993), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Cƣơng (1995), Các biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học bộ môn
hóa học ở trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
9. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Đức Dũng, Lê Văn Năm, Hoàng Văn Côi,
Trịnh Văn Biều, Đào Vân Hạnh (1995), Thực trạng về phương pháp dạy học hóa học ở các
trường THPT, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học tự
nhiên ở trường PTTH theo hướng hoạt động hóa người học, ĐHSP – ĐHQG, Hà Nội.
10. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học.
Một số vấn đề cơ bản. NXB Giáo dục, Hà Nội.

21
11. Dự án Việt Bỉ (2003-2009) Bộ phiếu đánh giá dạy học tích cực và 3 phương pháp học
theo góc, học theo hợp đồng, học theo dự án, Hà Nội.
12. Dự án Việt Bỉ phối hợp với Trung tâm học tập dựa trên kinh nghiệm Đại học công giáo
Leuven, Vương quốc Bỉ (11-18/3/2007), Tài liệu tập huấn dạy và học tích cực cho giảng viên
sư phạm, giáo viên trường thực hành tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú 14
tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Nội.
13. Dự án Việt Bỉ (2007, 2008, 2009), Tài liệu tập huấn thực hành đánh giá kĩ năng áp dụng
3 phương pháp, Tài liệu hội thảo đánh giá kết quả áp dụng dạy học tích cực.
14. Dự án Việt – Bỉ (Tháng 8-2010), Tài liệu hướng dẫn tăng cường năng lực sư phạm cho
cán bộ giảng dạy của các cơ sở đào tạo giáo viên THPT & TCCN, Nxb Đại học sư phạm, Hà
Nội.
15. Gs.Vs. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), PGS.TS Trần Kiều, PGS.TS. Đặng Bá Lãm,
PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ: Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI, NXB CTQG, Hà Nội, 2002

16. Kiều Phƣơng Hảo (2010), Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng và
dạy học theo góc góp phần rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Hóa học trường ĐHSP,
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.
17. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa.
NXB Đại học sư phạm. Hà nội
18. Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, 2005
19. Đặng Thị Oanh - Nguyễn Thị Sửu (2006). Bài giảng phương pháp dạy học các chương
mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông. Nxb Đại học sư phạm.
20. Nguyễn Ngọc Quang (2004), “Lí luận dạy học hóa học”, NXBGD
21. Nguyễn Thị Đỗ Quyên (2008). Phong cách học tập và ảnh hưởng của nó đến khối lượng
ghi nhớ từ vựng tiếng Anh của học sinh lớp 6 tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Tâm
lý học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
22. Thông tƣ số 07/TT-BGDĐT ngày 1/3/2010 về việc quy định tổ chức hoạt động, sử dụng
thư điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học, Bộ giáo dục và đào tạo,
2010
23. Thông tƣ số 08/TT-BGDĐT ngày 1/3/2010 về việc quy định sử dụng phần mềm tự do mã
nguồn mở trong các cơ sở giáo dục
Tiếng Anh
24. Carol Ann Tomlinson – The differentiated Classroom (Responding to the Needs of all
learners), Association for Supervision and Curriculum Development Alexandria, VA US.

22
25. Debbie Candau, Jennifer Doherty, Robert Hannafin, Jonh Judge, Judi Yost, Paige – Intel
Teach to the Future, NXB Lao động xó hội, 2004.
26. Gardner, Howard. Multiple Intelligences: The Theory in Practice. New York: Basic, 1993.

×