Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................1
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................................3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................3
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................4
2.1. Nội dung chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2............................4
2.2. Việc giảng dạy của giáo viên......................................................................5
2.3. Việc đọc của học sinh..................................................................................5
3. BIỆN PHÁP DẠY HỌC...................................................................................6
3.1. Khảo sát và phân loại học sinh....................................................................6
3.2. Thực hiện tốt các công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh................6
3.3. Vận dụng linh hoạt, hợp lý các biện pháp luyện đọc..................................7
3.4. Luyện đọc thông qua bước luyện đọc lại..................................................15
3.5. Luyện đọc thơng qua nhóm học tập và hoạt động tập thể.........................16
3.6. Luyện đọc thông qua một số trị chơi........................................................18
3.7. Hướng dẫn tìm hiểu bài.............................................................................21
3.8. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học...................................23
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.................................................................................24
4.1. Giáo viên...................................................................................................24
4.2. Học sinh....................................................................................................24
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................26
1. KẾT LUẬN.....................................................................................................26
2. KHUYẾN NGHỊ............................................................................................27
2.1. Đối với các cấp quản lí..............................................................................27
2.2. Đối với nhà trường....................................................................................27
2.3. Đối với phụ huynh....................................................................................27
2.4. Đối với giáo viên.......................................................................................27
0/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mơn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngơn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4
dạng hoạt động tương ứng với 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết. Tập đọc là một
phân môn của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân mơn có vị trí đặc biệt
trong chương trình vì nó đảm bảo nhiệm vụ việc hình thành và phát triển cho học
sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên
trong trường phổ thông. Nếu không biết đọc thì học sinh khơng thể tiếp thu nền văn
minh của lồi người. Con người khơng thể sống một cuộc sống bình thường, có
hạnh phúc trong xã hội hiện đại mà không biết đọc. Hơn nữa, ở trường Tiểu học,
phân mơn Tập đọc có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cho các em để học các phân
môn Tiếng Việt và là tiền đề cho học sinh học tốt các môn khác.
Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận thơng tin lên nhiều lần. Biết
đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản, giúp họ giao
tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thơng hiểu tư tưởng, tình cảm của
người khác. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương con người khơng chỉ được
thức tỉnh về nhận thức mà cịn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tươi
đẹp. Khơi dậy được năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi
dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ khơng có điều kiện hưởng thụ sự giáo
dục mà xã hội dành cho họ. Không thể hình thành một nhân cách tồn diện. Đặc
biệt trong thời đại bùng nổ thơng tin thì biết đọc ngày càng quan trọng. Nó sẽ giúp
cho học sinh sử dụng các nguồn thơng tin, đọc chính là học, đọc để tự học. Mà
“con người” nên phải học cả đời, đọc để phục vụ bản thân cả đời. Hơn thế nữa học
sinh lớp 2 hiện nay biết đọc còn để hiểu nội dung lời cô nhận xét trong bài.
Mục tiêu của việc dạy và học Tập đọc ở Tiểu học là hình thành và phát triển
kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh. Phân môn Học vần cũng thực hiện nhiệm
vụ dạy đọc ở mức sơ bộ, nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã ghi âm, thông hiểu văn
bản thấp chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sang nghĩa (đọc thầm). Như vậy,
tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học
mà học vần đạt được nâng lên một mức đầy đủ, hoàn chỉnh hơn.
Đọc đúng, hiểu văn bản là mục đích của dạy Tập đọc lớp 2. Yêu cầu đọc của
học sinh lớp 2 trong phân môn Tập đọc là đọc đúng và rõ ràng, biết nghỉ hơi sau
các dấu câu, giữa các dịng, các cụm từ, đọc trơi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại
1/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
hoặc một bài văn ngắn. Bước đầu biết đọc thầm, biết dùng mục lục sách giáo khoa
khi đọc và hiểu được ý chính của đoạn văn vừa đọc.
Theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tốc độ đọc cần đạt của học sinh lớp 2 ở mỗi
học kì một khác nhau:
- Giữa học kì I: khoảng 35 tiếng / phút.
- Cuối học kì I: khoảng 40 tiếng / phút.
- Giữa học kì II: khoảng 45 tiếng / phút.
- Cuối học kì II: khoảng 50 tiếng / phút.
Việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tập đọc nói riêng là góp phần quan
trọng để đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong thực tế cuộc sống, con người đọc rất nhiều. Mỗi lĩnh vực học tập,
cơng tác khác nhau thì mức độ đọc nhiều ít cũng khác nhau. Tuy nhiên khả năng
đọc và đọc hiểu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ. Học sinh lớp 2: các
em đọc bài học, đọc bài ghi, đọc sách giáo khoa, đọc bài tập, đọc lời nhận xét, đọc
thông báo, phiếu thu, đọc lịch, đọc truyện, đọc thuyết minh phim, … Các hình thức
đọc là đọc thầm, đọc thành tiếng, các em đọc để hiểu, đọc để học, …
Đầu năm lớp 2 nhiều em đọc còn đánh vần chứ chưa nói đến đọc đúng, đọc
hay. Vì đọc chưa thông nên không thể hiểu hoặc không hiểu hết nội dung đọc. Từ
đó ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, nhất là dẫn đến kết quả học tập chưa tốt ở tất cả
các mơn, vì mơn nào cũng phải đọc: đọc để hiểu, đọc để làm bài, …
Yếu kém đó của học sinh khơng thể được khắc phục bởi những giáo viên hạn
chế trong vai trò giảng dạy. Hiện nay, nhiều giáo viên vẫn bị thiếu hụt kĩ năng nên
chưa làm chủ được các nội dung dạy Tập đọc: (Ví dụ: Đọc khơng đúng chính âm,
đọc khơng hay, hiểu không đúng những điều đọc được, kể cả từ, câu, đoạn và nội
dung nên khơng thể biết được đích thơng báo của văn bản). Kĩ năng cảm thụ của
giáo viên cịn hạn chế, khơng làm chủ được các phương pháp dạy học tập đọc ở
khối lớp mình dạy. Nhiều giáo viên không biết chữa lỗi phát âm cho học sinh cũng
như khơng có biện pháp rèn đọc cụ thể cho từng đối tượng. Cách thức tổ chức cho
học sinh tìm hiểu bài đọc và văn bản khác cũng chung chung, chưa linh hoạt.
Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy Tập đọc và xuất phát từ thực tế,
bên cạnh việc dạy các môn học khác tôi luôn quan tâm suy nghĩ tìm “Một số biện
pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc” để góp phần làm trong sáng
Tiếng Việt, lành mạnh ngôn ngữ đọc.
2/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tư duy con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh
ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề phát triển tư duy “Ngôn ngữ là thực hiện trực
tiếp tư tưởng” (Các Mác). Vì vậy phải thường xuyên luyện tập cho học sinh khả
năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngơn ngữ khác nhau “Ngôn
ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của lồi người” (Lê - nin). Mục đích
nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường phải giúp học sinh có thể sử dụng ngơn ngữ
làm phương tiện sắc bén để giao tiếp - ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng.
Nhiệm vụ đầu tiên của nhà trường trong dạy tiếng là phát triển ngôn ngữ,
khả năng nhận thức cảm tính của trẻ em. Dạy tiếng phải dựa trên kinh nghiệm sống,
vốn ngơn ngữ lời nói và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.
Ngơn ngữ tiếng Việt tạo nền tảng cho môn học Tiếng Việt. Phương pháp dạy
học môn Tiếng Việt phải phát hiện được những quy định riêng, đặc thù của dạy học
Tiếng Việt, chính khoa học ngơn ngữ quy định đặc thù này. Những hiểu biết về bản
chất của ngơn ngữ, của Tiếng Việt có vai trị quan trọng trong việc định ra các
nguyên tắc nội dung và các phương pháp dạy học phân môn Tập đọc.
Để tổ chức dạy tập đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc,
tìm hiểu bài, nắm bản chất của kĩ năng đọc, kĩ năng tìm hiểu bài, đặc điểm tâm sinh
lí của học sinh khi đọc bài và tìm hiểu bài. Đọc được xem như là một hoạt động có
hai mặt mật thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện. Một
mặt đó là q trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách
trung thành những dịng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Mặt khác, đó là sự vận
động của tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã chữ - nghĩa. Kỹ năng đọc là một kỹ
năng phức tạp đòi hỏi có q trình luyện tập lâu dài. Phương pháp dạy tập đọc phải
dựa trên những cơ sở ngôn ngữ học, liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngơn
ngữ học như: chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học) dấu câu,
các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học). Dạy tập đọc phải dựa trên những kết quả nghiên
cứu của ngôn ngữ học, việt ngữ học để xây dựng xác lập nội dung và phương pháp
dạy học. Không coi trọng đúng mức những cơ sở này, việc dạy học sẽ mang tính
tuỳ tiện và khơng đảm bảo hiệu quả.
Mặt khác, hiện nay những kết quả nghiên cứu của Việt ngữ học - Trung tâm
phổ biến và giảng dạy ngơn ngữ cịn hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của
phương pháp, làm cho phương pháp dạy tập đọc không tránh khỏi những lúng túng
khi giải quyết những vấn đề về đọc đúng, đọc hiểu, đọc hay ...
3/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
Ví dụ: Chưa thống nhất được một chuẩn chính âm, khơng giải quyết vấn đề
phát âm địa phương một cách có ngun tắc. Khơng có được những chỉ dẫn cụ thể
cho học sinh đọc mà đành lịng với cách nói chung chung, hời hợt như là thơ được
đọc với giọng thiết tha, sôi nổi... Điều này gây nên những khó khăn nhất định trong
việc xác lập nội dung và phương pháp dạy tập đọc.
Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị tiếng
Việt, đọc đúng các phụ âm đầu, đọc đúng các âm chính, đọc các âm thanh điệu, ...
thể hiện đúng ngữ điệu: lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng ngắt hơi, ... đúng nội
dung ý nghĩa của từ, câu, đúng chức năng của văn bản, như vậy đọc đúng đã bao
gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm, bởi đọc diễn cảm là sử dụng sự ngữ điệu
để phơ diễn cảm xúc của bài tập đọc. Hồ nhập với bài văn, bài thơ có cảm xúc sẽ
tìm thấy ngữ điệu thích hợp, vì thế đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ
để dùng trong giao tiếp và tạo ra hứng thú, động cơ học tập.
Đối với học sinh lớp 2 đọc đúng là một yêu cầu cơ bản và cần thiết. Đọc tốt
sẽ giúp các em có khả năng cảm thụ văn học tốt, nhận thức được tác phẩm một
cách phong phú và sâu sắc hơn. Mỗi bài tập đọc là một tác phẩm nghệ thuật mà
thông qua mỗi bài học, học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp, từ đó có thái độ
hành vi đúng đắn, bồi dưỡng cho các em những tư tưởng tình cảm trong sáng, tình
yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, con người ... Đọc tốt giúp các em có kĩ
năng phân tích tổng hợp kiến thức về tự nhiên xã hội một cách đầy đủ, chính xác
hơn. Như vậy dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo
dục và phát triển, góp phần vào việc hình thành nhân cách của các em.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Nội dung chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 được xây dựng theo 2 trục: chủ điểm và kĩ năng.
Trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kĩ năng được lấy làm
khung cho từng tuần, từng đơn vị học. Chương trình gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị
học gắn với một chủ điểm. Cụ thể sách giáo khoa Tiếng Việt 2 gồm 2 tập với 15
chủ điểm:
* Tập 1 gồm 8 chủ điểm, học trong 18 tuần:
- Tuần 1; 2: Em là học sinh
- Tuần 3; 4: Bạn bè
- Tuần 5; 6: Trường học
- Tuần 7; 8: Thầy cô
- Tuần 9: Ôn tập giữa học kì I
4/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
- Tuần 10; 11: Ơng bà
- Tuần 12; 13: Cha mẹ
- Tuần 14; 15: Anh em
- Tuần 16; 17: Bạn trong nhà
- Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
* Tập 2 gồm 7 chủ điểm, học trong 17 tuần
- Tuần 19; 20: Bốn mùa
- Tuần 21; 22: Chim chóc
- Tuần 23, 24: Mng thú
- Tuần 25; 26: Sơng biển
- Tuần 27: Ơn tập giữa học kì II
- Tuần 28; 29: Cây cối
- Tuần 30; 31: Bác Hồ
- Tuần 32; 33; 34: Nhân dân
- Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
Trong 35 tuần học, mỗi tuần học có 9 tiết Tiếng Việt. Trong các tuần học,
mỗi tuần có 3 tiết tập đọc (khơng kể các tuần 9; 18; 27 và 35 - ôn tập). Như vậy
việc dạy học sinh học tốt phân môn Tập đọc là vô cùng quan trọng. Hơn thế nữa
không giờ học nào mà không cần học sinh đọc và hiểu văn bản.
2.2. Việc giảng dạy của giáo viên
Nhìn chung, mỗi giáo viên đã nhận thức được vị trí vai trị của phân môn Tập
đọc, đặc biệt là việc trang bị kiến thức ngơn ngữ để các em có điều kiện thuận lợi
vận dụng thực tế và giao tiếp góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Song thực tế giảng dạy phân mơn này cịn có những bất cập cần phải quan
tâm khắc phục. Nhiều giáo viên chỉ chú ý trong giờ tập đọc có bao nhiêu em được
đọc (càng nhiều càng tốt) mà chưa quan tâm đến chất lượng đọc. Bên cạnh đó cần
nhắc đến sự hạn chế trong việc nắm kiến thức bài, kĩ năng đọc của giáo viên dẫn
đến tình trạng rèn đọc gây cản trở đến việc nhận thức của học sinh. Việc sử dụng
trực quan trong q trình luyện đọc cịn hạn chế, ít tường minh (Ví dụ: Việc đưa
các kí hiệu hướng dẫn đọc trong đoạn luyện đọc không phải bất cứ giáo viên nào,
không phải giờ nào cũng thực hiện được tốt). Đối với lớp 2 giáo viên dạy thường
chú ý nhiều đến việc đọc bài của học sinh mà phần tìm hiểu bài có khi bị xem nhẹ.
2.3. Việc đọc của học sinh
Do thực tế giảng dạy như đã nêu ở trên nên việc học tập đọc của học sinh
chưa đạt kết quả mong muốn. Đa số ở mức độ đọc trơn (không kể đến một số em
5/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
cịn đọc ngọng, đọc ê a) hoặc chỉ đọc đúng, đọc đều đều, đọc khơng có ý thức, hiểu
bài chưa sâu.
Khi đọc một đoạn văn (bài văn) hay một đoạn thơ (bài thơ), đa số học sinh
thường đọc một mạch cho xong bài, đọc cho hết hơi thì nghỉ lấy hơi, ít quan tâm
đến việc nghỉ hơi và ngắt nhịp đúng. Đồng thời, khi đọc, các em ít chú ý đến giọng
đọc, nên các em thường đọc với giọng đều đều, ít hoặc khơng có ngữ điệu. Như
vậy, có thể thấy rằng thực tế hiện nay, đa số học sinh chỉ mới dừng lại ở mức đọc
đúng, đọc trơi, rất ít học sinh đạt đến mức đọc hay. Càng ít những học sinh quan
tâm đến việc hiểu bài tập đọc cũng vì thế nên các em làm bài đọc hiểu chưa tốt.
Chất lượng đọc chưa cao cịn bởi lí do sau:
- Bản thân các em chưa chăm đọc sách, đọc báo và khơng chịu khó rèn đọc.
- Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc rèn đọc, việc hiểu bài đọc của
các em, chỉ chú trọng vào việc đọc đúng, đọc nhanh là được.
3. BIỆN PHÁP DẠY HỌC
3.1. Khảo sát và phân loại học sinh
Để nắm được khả năng đọc của từng học sinh ngay từ khi bắt đầu nhận lớp
tơi tiến hành tìm hiểu, phân loại học sinh bằng cách kiểm tra kĩ năng đọc tiếng và
đọc hiểu của lớp.
Tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ của các em để nắm bắt tình hình,
hiểu thêm đặc điểm và trình độ từng đối tượng. Từ những kết quả và chứng cứ tôi
lập kế hoạch dạy tập đọc, xây dựng nhóm học tập, phân công học sinh khá giúp đỡ
học sinh yếu.
3.2. Thực hiện tốt các công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Việc chuẩn bị của giáo viên có vai trị quyết định tới sự thành công của tiết
dạy. Để dạy tập đọc tốt giáo viên cần:
- Nắm chắc mục tiêu môn Tiếng Việt và mục tiêu phân môn Tập đọc.
- Xác định được vị trí của bài tập đọc sẽ dạy trong hệ thống chương trình.
- Đọc kĩ bài và có thể đọc cho thuộc bài tập đọc đó.
- Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với bài và đối tượng
học sinh cũng như điều kiện thực tế.
- Tự trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Dự kiến những tình huống có thể xảy ra trong tiết dạy và cách xử lý tình
huống đó.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với mục tiêu và đối tượng học sinh,
soạn bài, chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học.
6/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
- Thiết kế trị chơi, câu đố gây hứng thú cho học sinh khi học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước giờ học.
Để các em tiếp thu bài giảng, nắm bắt bài học một cách tốt nhất, phát huy
tính tích cực sáng tạo của học sinh trước mỗi bài tập đọc tôi đều yêu cầu các em
phải chuẩn bị kỹ ở nhà hoặc trong tiết hướng dẫn học. Cụ thể như sau:
+ Đọc kĩ bài từ 5 đến 7 lần.
+ Tìm hiểu nội dung giải nghĩa từ ở cuối bài.
+ Tập trả lời câu hỏi cuối bài và rút ra nội dung chính của bài.
+ Chia đoạn và tìm cách đọc phù hợp cho đoạn, hoặc khổ thơ, cho bài.
+ Đối với bài thơ các em cần tìm cách ngắt nhịp phù hợp.
3.3. Vận dụng linh hoạt, hợp lý các biện pháp luyện đọc
3.3.1. Luyện đọc thành tiếng
Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình thức: đọc cá nhân, một nhóm (cả
bàn, cả tổ, cả lớp) đọc đồng thanh.
a. Luyện đọc đúng
Ngay từ khi nhận lớp tơi phát hiện, theo dõi và có kế hoạch sửa sai cho học
sinh đọc sai dấu thanh: thanh “hỏi” thành thanh “nặng”, thanh “ngã” thành thanh
“sắc”, hoặc sai phụ âm đầu l/n, ...
Khi học sinh đọc, tôi yêu cầu cả lớp cùng theo dõi, đọc thầm theo bạn để các
em luyện đọc thầm và phát hiện ra lỗi sai của bạn, để nhận xét bạn đọc và sửa lỗi
cho bạn, tự sửa lỗi cho mình. Tơi u cầu học sinh đọc sai tự sửa hoặc sửa lỗi trực
tiếp cho từng em. Với lỗi phát âm, tôi sửa cho học sinh bằng cách luyện đọc theo
mẫu hoặc có thể dựa vào cách phát âm để sửa cho các em.
Ví dụ: Khi dạy bài “Trên chiếc bè” - (Sách Tiếng Việt 2 tập 1- trang 34) học
sinh phát âm sai phụ âm đầu (l thành n; n thành l) ở các từ: lá, lại, làm, dịng nước,
nước, nằm, làng, ln luôn, bãi lầy, mắt lồi, lăng xăng.
Đây là lỗi sai khi nói lẫn lộn phụ âm đầu l/n do cách phát âm của địa phương
mà nhiều học sinh trong lớp mắc phải. Tôi thường cho một hoặc hai học sinh đọc
chuẩn đọc lại hoặc giáo viên đọc mẫu lại từ học sinh đọc sai và yêu cầu em nào đọc
sai phát âm lại. Trường hợp học sinh sửa 2 - 3 lần không được, tôi đã dùng trực
quan mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, xác định xem mình đang đọc âm
vị nào. (Ví dụ: Vì âm “n” là âm mũi, khi phát âm sờ tay vào mũi thấy rung. Ngược
lại, khi bịt mũi không thể đọc được các từ: dịng nước, nước, nằm). (Ví dụ: giáo
viên đọc mẫu âm “l”, các em quan sát mẫu xong mô tả lại phần làm mẫu của giáo
viên. Khi đọc lưỡi cong lên, đặt đầu lưỡi lên trên vòm miệng nhưng khi kết thúc thì
7/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
hơi đẩy lưỡi ra ngồi. Cịn khi đọc âm “n” lưỡi cong lên và rụt lại để phát ra âm).
Với cách luyện như vậy sẽ giúp học sinh đọc các tiếng có phụ âm đầu l/n.
Ví dụ: Cho học sinh luyện đọc các câu (có nhiều tiếng chứa phụ âm l/n):
- “Anh ta leo lên lưng chim, chim đập cánh ba lần mới lên nổi.”
- “Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa
Vừa nấu vừa nếm hết nửa nồi” ...
Đối với học sinh đọc sai dấu thanh: thanh “hỏi” thành thanh “nặng”, thanh
“ngã” thành thanh “sắc”.
Ví dụ: “trở nên” thành “trợ nên”, “than thở” thành “than thợ”, “sững sờ”
thành “sứng sờ”, “trả lời” thành “trạ lời”, “nghĩ sao” thành “nghí sao”
Tơi đã hướng dẫn học sinh cách đặt vị trí của đầu lưỡi khi phát âm lên các
tiếng “trở”, “thở”: đầu lưỡi đặt lên vị trí hàm trên, hai mơi khép kín, khi đọc lưỡi
bật xuống và phát âm. Còn đối với các tiếng “trợ”, “thợ” nếu khép mơi như trên thì
khơng thể phát âm được.
Đối với lỗi này học sinh mắc ít hơn lỗi phụ âm đầu l/n nhưng cách sửa khó
khăn hơn nhiều. Địi hỏi giáo viên phải kiên trì và có lịng quyết tâm cao cùng với
nỗ lực của học sinh và sự phối kết hợp của phụ huynh. Vì ngồi việc dạy học sinh ở
trên lớp thì cách nói năng hàng ngày cũng cần phải đúng. Không những thế tôi trao
đổi và hướng phụ huynh cách luyện cho các em tập nói đúng, đọc đúng ở nhà.
Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Việc
ngắt nghỉ hơi rất quan trọng trong quá trình luyện đọc và đọc đúng. Vì khơng ai có
thể đọc cả một đoạn, một bài mà không ngắt nghỉ hơi. Nếu không ngắt nghỉ hơi
đúng đọc sẽ khơng hay mà cịn khó nghe, sai nghĩa. Vì thế khơng thể thiếu phần
luyện đọc câu dài trong giờ tập đọc lớp 2.
Ví dụ: Bài “Sáng kiến của bé Hà” cần hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi
câu dài như sau:
“Hai bố con bàn nhau// lấy ngày lập đơng hằng năm/ làm “ngày ơng bà”/vì
khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ/ cho các cụ già.//
Món q ơng thích nhất hơm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.//
Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi
cho đúng, khi đọc không được tách một từ ra làm hai.
Ví dụ: Khơng đọc: Mỗi khi cầm/quyển sách, cậu chỉ đọc/vài dòng đã
ngáp/ngắn ngáp dài rồi bỏ dở/.
Đọc: Mỗi khi cầm quyển sách,/cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn/ngáp
dài,/rồi bỏ dở//.
8/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
Ví dụ: Khơng đọc:
Lặng rồi cả/ tiếng con ve//
Con ve cũng mệt vì/ hè nắng oi//
Nhà em vẫn tiếng/ ạ ời//
Kẽo cà/ tiếng võng/ mẹ ngồi/ mẹ ru//
Đọc:
Lặng rồi/cả tiếng con ve//
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi//
Nhà em/ vẫn tiếng ạ ời//
Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru//
Không tách từ chỉ loại với danh từ, cụm danh từ, cụm danh từ mà nó đi kèm.
Ví dụ: Cái/ đồng hồ tích tắc báo phút, báo giờ.
Con/ tu hú kêu tu hú, tu hú.
Không tách giới từ với danh từ đi sau nó.
Ví dụ: Khơng đọc:
Con trai bé bỏng của/ cha, con có một người bạn như thế thì/ cha khơng phải
lo lắng một chút nào nữa.
Trên/ quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi.
Không tách động từ - hệ từ “là” với danh từ đi sau nó.
Ví dụ: Khơng đọc:
- Đó chính là/ điều tốt nhất.
Việc dựa vào nghĩa và quan hệ cú pháp sẽ giúp chúng ta xác định cách ngắt
nhịp đúng của các câu sau:
Ví dụ:
Khơng đọc: - Đây/ là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng/ bạn Na.//
Đọc: - Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.//
Bên cạnh việc nghỉ hơi cần đọc đúng ngữ điệu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ
giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong
câu cảm. Với câu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến.
Ngoài ra cần phải đọc hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích trong câu, học sinh cũng
cần biết đọc phân biệt giọng của lời kể chuyện và lời các nhân vật. Như vậy đọc
đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
Ví dụ: Bài “Sáng kiến của bé Hà” học sinh biết phân biệt được:
Lời người dẫn chuyện: Đọc giọng vui
Lời ông bà: Đọc giọng phấn khởi
9/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
Lời bé Hà: Đọc giọng hồn nhiên
b. Luyện đọc lưu lốt, trơi chảy
Đọc lưu lốt, trơi chảy là nói đến đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a,
ngắc ngứ. Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc
nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc
thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn.
Tơi dự kiến trước thời gian cho đoạn, bài rồi hướng dẫn học sinh làm chủ tốc
độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh học tập hoặc sửa cho những học sinh đọc
nhanh, đọc chậm, đọc kéo dài. Tôi điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc.
Ngồi ra cịn có biện pháp đọc nối tiếp, đọc thầm, nhẩm có sự kiểm tra của thầy,
của bạn để điều chỉnh tốc độ. Tốc độ cũng cịn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.
3.3.2. Luyện cách ngắt nghỉ
Ngay từ những tuần đầu, tơi cho học sinh làm quen với các kí hiệu đọc:
- Dấu nghỉ hơi:// (ghi sau từ cần nghỉ)
- Dấu ngắt hơi:/ (ghi sau từ cần ngắt)
- Dấu nhấn mạnh: - (gạch dưới từ cần nhấn)
- Dấu kéo dài:
(ghi dưới từ cần đọc chậm lại, kéo dài giọng)
- Dấu lên cao giọng: (ghi bên phải từ cần lên cao giọng)
- Dấu hạ thấp giọng: (ghi bên phải từ cần hạ giọng)
a. Ngắt giọng logic
Để giúp học sinh có kĩ năng đọc hay ngồi việc đọc đúng thì việc ngắt, nghỉ
hơi cũng rất quan trọng. Tôi hướng dẫn học sinh ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi
sau dấu chấm, dấu chấm xuống dòng nghỉ hơi lâu hơn dấu chấm câu. Với những
câu có tính liệt kê hoặc câu ngắn thì ngắt hơi ngắn, nhẹ là đủ, nếu khơng sẽ tạo cảm
giác đọc nhấn từng tiếng, nghe không tự nhiên.
- Đối với các bài văn xuôi
Tôi hướng dẫn học sinh phân biệt từng thể loại: văn tả, văn kể chuyện, văn
đối thoại, từ đó có biện pháp cụ thể với từng thể loại.
Khi đọc thể loại văn tả, tôi gợi ý để các em phát hiện ra những từ ngữ gợi tả
hình ảnh, âm thanh, nhấn giọng ở những từ ngữ đó để thể hiện nội dung, tình cảm.
Khi đọc thể loại văn kể chuyện, giọng đọc cần phù hợp với tình tiết diễn biến của
câu chuyện, thể hiện những cử chỉ, hành động của nhân vật trong truyện qua nét
mặt, ánh mắt, động tác để diễn tả nội dung bài cho sinh động hấp dẫn người nghe.
Đối với những bài văn xi giàu kịch tính có lời thoại, tơi thường tổ chức
cho các em đọc theo kiểu phân vai để thể hiện nội dung bài đọc.
10/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
Với những câu có dấu chấm lửng, học sinh cũng thường lúng túng, tôi hướng
dẫn các em đọc kéo dài chỗ có dấu chấm lửng.
Ví dụ: Nhiều lần em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt… Na chỉ buồn vì em
học chưa giỏi.
(Phần thưởng- Sách Tiếng Việt 2 tập 1- trang 13)
Con gà trống gáy vang ị… ó… o…, báo cho mọi người biết trời sắp sáng,
mau mau thức dậy.”
(Làm việc thật là vui- Sách Tiếng Việt 2 tập 1- trang 16)
Câu sử dụng dấu chấm lửng chỉ lời nói ngập ngừng thì nghỉ hơi bằng thời
gian phát âm một tiếng.
“- À Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng… hình như hơm ấy thầy có phạt em
đâu!”
(Người thầy cũ- Sách Tiếng Việt 2 tập 1- trang 56)
Khi hướng dẫn học sinh đọc, tơi cịn chú ý khai thác cách đọc, nêu câu hỏi để
học sinh tìm ra những từ ngữ gợi tả tâm trạng, cảm xúc của tác giả, những từ ngữ
gợi tả hình ảnh, âm thanh, từ đó tìm ra cách đọc phù hợp.
Ví dụ: Học bài “Chiếc bút mực”- (Sách Tiếng Việt 2 tập 1- trang 40)
+ Khi tìm hiểu cách đọc câu dài: “Thế là trong lớp chỉ cịn mình em viết bút
chì.” Tôi đã yêu cầu một học sinh đọc tốt đọc cho lớp theo dõi. Sau đó tơi u cầu
học sinh nhận xét xem bạn đã ngắt nghỉ hơi ở đâu, bạn nhấn giọng ở từ nào. Sau
khi học sinh nhận xét tôi sẽ nhận xét và chốt cách đọc đúng. “Thế là trong lớp/ chỉ
cịn mình em/ viết bút chì.//”
+ Khi luyện đọc lại đoạn 3 của bài này tôi hỏi: Khi đọc đoạn này cần đọc
như thế nào? Vì sao phải đọc như vậy? Sau khi học sinh nêu, tôi chốt cách đọc
“Khi đọc đoạn 3 các con cần chú ý đọc ngắt nghỉ hơi hợp lí, nhấn giọng ở một số từ
gợi tả, gợi cảm. Đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, thể hiện đúng giọng nhân
vật, đọc cao giọng ở câu hỏi.”
Có những bài tơi để cho các em tự tìm hiểu cách đọc để phát huy khả năng
chủ động sáng tạo ở các em.
Ví dụ: + Bài “Mục lục sách” - (Sách Tiếng Việt 2 tập 1- trang 43) là một văn
bản khoa học thường thức có bảng thống kê, khơng phải là bài khó, chỉ cần đọc với
giọng đọc rõ ràng, rành mạch, tuần tự từng mục, còn cách đọc bảng thống kê các
con đã được làm quen ở mơn Tốn chẳng hạn.
11/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
- Đối với thể loại thơ: Muốn đọc thơ hay trước hết phải đọc đúng nhịp điệu
bài thơ, ngắt nghỉ hơi phù hợp với âm điệu, vần, nhịp của từng câu. Giọng đọc phù
hợp với nột dung từng bài.
Đặc trưng cơ bản để phân biệt văn xi với thể loại thơ chính là nhịp thơ. Đó
là sự tổ chức của ngôn ngữ thơ ca tạo nên nhạc điệu riêng cho mỗi bài. Vì vậy, để
đọc diễn cảm tốt các bài thơ, học sinh phải biết ngắt nhịp thơ sao cho đúng. Thơ có
nhịp ngắt 2/2/2 thể hiện sự dồn dập, nhịp ngắt dài 4/4 thể hiện sự sâu lắng, trầm
tĩnh. Song ở mỗi bài thơ, mỗi thể loại thơ lại có cách ngắt nhịp khác nhau.
Với thơ 4 chữ thì phổ biến ngắt theo nhịp 2/2, thơ 5 chữ ngắt hơi theo nhịp
2/3 hoặc 3/2.
Ví dụ: Em cầm tờ lịch cũ://
- Ngày hôm qua đâu rồi?//
Ra ngồi sân/ hỏi bố/
Xoa đầu em,/ bố cười//
(Ngày hơm qua đâu rồi? - Sách Tiếng Việt 2 tập 1- trang 10)
Ví dụ: Bê Vàng đi tìm cỏ/
Lang thang/ qn đường về/
Dê Trắng thương bạn qúa
Chạy khắp nẻo/ tìm Bê/
Đến bây giờ Dê Trắng/
Vẫn gọi hoài:/ “Bê!//Bê!”//
(Gọi bạn - Sách Tiếng Việt 2 tập 1- trang 18)
Với thể thơ lục bát, cách ngắt nhịp phổ biến là 2/4, 2/4/2, ( 2/2/4 ) đôi khi lại
là nhịp 3/3, 4/4, 3/5 hoặc 3/3/2. Tùy theo từng bài, từng khổ thơ cụ thể mà hướng
dẫn học sinh ngắt nghỉ cho phù hợp để thể hiện đúng nội dung bài thơ.
Ví dụ:
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/
Hồng hào đơi má/ bạc phơ mái đầu.//
Nhìn mắt sáng,/ nhìn chịm râu,/
Nhìn vầng trán rộng,/ nhìn đầu bạc phơ.//
Càng nhìn/ càng lại ngẩn ngơ,/
Ơm hơn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn.//
(Cháu nhớ Bác Hồ - Sách Tiếng Việt 2 tập 2- trang 105)
Ngoài việc hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của bài thơ tơi cịn
chú ý hướng dẫn học sinh đọc đúng vần thơ.
12/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
Ví dụ:
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/
Hồng hào đơi má/ bạc phơ mái đầu.//
Nhìn mắt sáng,/ nhìn chịm râu,/
Nhìn vầng trán rộng,/ nhìn đầu bạc phơ.//
Càng nhìn/ càng lại ngẩn ngơ,/
Ơm hơn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn.//
(Cháu nhớ Bác Hồ - Sách Tiếng Việt 2 tập 2- trang 105)
Có những dịng thơ cần hướng dẫn học sinh đọc vắt dòng mới thể hiện được
nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ. Ở lớp 2 mới yêu cầu các em bước đầu
biết đọc vắt dòng để phân biệt dòng thơ và ý thơ nên tôi đã hướng dẫn kĩ và yêu
cầu học sinh luyện đọc nhiều lần, khuyến khích học sinh đọc vắt dịng tốt để gây
hứng thú trong các em.
Ví dụ:
Những đêm hè/
Tiếng chổi tre/
Khi ve ve/
Xao xác/
Đã ngủ//
Hàng me//
Tôi lắng nghe/
Tiếng chổi tre/
Trên đường Trần Phú//
Đêm hè/
Quét rác…//
(Tiếng chổi tre - Sách Tiếng Việt 2 tập 2- trang 129)
Như vậy, để rèn luyện cho học sinh cách ngắt nhịp thơ đúng nhất, hay nhất,
người giáo viên cần phải giúp các em hiểu rõ nội dung và dụng ý nghệ thuật mà tác
giả sử dụng cũng như tình cảm mà tác giả gửi gắm trong từng từ, từng dòng thơ,
khổ thơ để thể hiện giọng đọc phù hợp, truyền cảm xúc tới người nghe.
b. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng
lơgic thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là
những chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm, góp phần tạo nên hiệu quả
nghệ thuật cao. Đó là sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật.
Ví dụ: Bài “Mẹ” - Sách Tiếng Việt 2 tập 1- trang 101
- Khi đọc câu thơ cuối của bài Mẹ “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” tạo
chỗ ngắt giọng sau từ “Mẹ” thì sẽ có hiệu quả nghệ thuật cao hơn so với khơng ngắt
giọng. Vì ngắt giọng như vậy sẽ tăng âm lượng của bài thơ cho hai tiếng cuối “suốt
đời”. Và ngắt giọng như thế còn làm tốt lên được sự ân cần của mẹ, tình cảm và
13/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
tầm quan trọng của người mẹ - vị trí của người mẹ trong lịng tác giả, tình cảm của
tác giả đối với người mẹ của mình - lắng lại trong lòng người đọc…
- Khi đọc: “Đêm nay/ con ngủ giấc trịn/
Mẹ là ngọn gió/ của con suốt đời.//
Ngắt sau từ “nay” đã làm cho người nghe cảm nhận được cảm giác gần gũi
về thời gian, về tình cảm của hai mẹ con. Hơn thế nữa nhấn giọng cụm từ “ngủ
giấc tròn”, “của con suốt đời” làm cho người nghe cảm nhận được sự thanh thản
của người con khi có mẹ chăm lo, được mẹ chăm sóc và khẳng định “mẹ là” “của
con”, khơng ai có thể thay thế được mẹ trong suốt cuộc đời con.
Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm, khả năng biểu đạt nội dung bài thơ,
đặc biệt là chỗ có thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt.
Ví dụ: Khi đọc bài “Mẹ”, nếu câu cuối “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì câu thơ nhiều âm lượng này của bài sẽ đọng lại trong
lòng người đọc hơn là đọc với tốc độ bình thường như những câu khác.
Ví dụ: Khi đọc câu cuối bài “Cháu nhớ Bác Hồ”:
Càng nhìn/ càng lại ngẩn ngơ,/
Ơm hơn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hơn.//
Ta đọc chậm lại và dãn nhịp thì sẽ gây được chú ý cho đoạn, nơi mà các ý
của đoạn thơ dồn lại, người nghe cảm nhận được tình cảm sâu nặng của bạn nhỏ
với Bác. Hẳn là tác giả phải yêu Bác lắm, thương nhớ Bác vô cùng thì khi ngắm
ảnh Bác, ơm hơn ảnh Bác mới ngỡ ngàng là Bác đang ơm hơn mình,…
3.3.3. Đọc thể hiện ngữ điệu
Ngữ điệu được hiểu theo nghĩa hẹp là sự lên cao hay hạ thấp giọng. Mỗi kiểu
câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng. (Ví dụ: sự hạ giọng cuối câu kể,
lên giọng ở câu hỏi.) Đặc biệt là những chỗ lên giọng, xuống giọng có dụng ý nghệ
thuật.
Ví dụ: Câu cuối trong bài “Một trí khơn hơn trăm trí khơn”: “Một trí khơn
của cậu cịn hơn trăm trí khơn của mình.” tơi hướng dẫn học sinh đọc hạ giọng, kéo
dài giọng và nhấn giọng ở từ, cụm từ “Một trí khơn, hơn, trăm trí khôn” để thể
hiện ngụ ý của tác giả. Nghệ thuật hạ giọng ở câu này nhằm hướng người nghe vào
ý nghĩa sâu xa của lời nói hay chính là thể hiện ý nghĩa của bài học.
Ví dụ: Câu nói của Sói trong bài “Bác sĩ Sói”: “Chà! Chà! Chữa làm phúc,
tiền với nong gì.” cần hướng dẫn học sinh đọc thể hiện giọng Sói giả bộ hiền lành
ẩn chứa sự gian ngoa, mưu kế của Sói.
14/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
3.4. Luyện đọc thông qua bước luyện đọc lại
Yêu cầu chính của luyện đọc lại là luyện cho học sinh đọc trôi chảy, ngắt hơi
đúng chỗ, đúng mức. Có lớp đủ điều kiện (như lớp tơi, tơi đã thực nghiệm có kết
quả tốt) giáo viên có thể giúp học sinh bước đầu có ý thức đọc diễn cảm với các
yêu cầu cụ thể như sau:
- Thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật.
- Thể hiện được tình cảm của người viết.
Sau phần tìm hiểu bài, tôi hướng dẫn học sinh luyện đọc lại như sau:
- Giáo viên đưa đoạn văn cần luyện đọc.
- Gọi một học sinh đọc tương đối đọc.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên chốt, chiếu đáp án cách đọc.
- Gọi một học sinh đọc.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm đơi.
- Gọi đại diện nhóm đọc (Giáo viên nhận xét khích lệ học sinh).
- Có thể cho học sinh thi đọc, học sinh bình chọn bạn đọc tốt.
Ví dụ 1: Bài “Trên chiếc bè”, tôi hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn 3:
+ Giáo viên chiếu đoạn văn trên lên màn hình.
+ Gọi một học sinh đọc tương đối tốt đọc.
+ Gọi học sinh nhận xét.
+ Giáo viên chốt, hướng dẫn cách đọc, chiếu đáp án.
“Mùa thu mới chớm/ nhưng nước đã trong vắt, trơng thấy cả hịn cuội trắng
tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sơng, cỏ cây và những làng gần, núi xa ln
ln mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó/
đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tơi. Những ả cua kềnh cũng giương đơi
mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng
xăng/ cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.”
+ Tôi tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đơi. Sau đó tơi gọi đại diện
1 nhóm đọc và yêu cầu học sinh nhận xét phần thể hiện của nhóm bạn. Tơi nhận xét
và khích lệ các em.
+ Sau đó tơi đã cho 2 đại diện nhóm thi đọc, u cầu cả lớp nghe và bình
chọn nhóm và cá nhân đọc tốt làm cho các em rất hào hứng và say mê học.
Ví dụ 2: Sau phần tìm hiểu bài “Chiếc bút mực” tơi u cầu học sinh nêu
giọng đọc cách ngắt nghỉ của đoạn 3.
15/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
+ Tôi chiếu đoạn văn trên lên màn hình.
+ Gọi một học sinh đọc tương đối tốt đọc.
+ Gọi học sinh nhận xét.
+ Giáo viên chốt, hướng dẫn cách đọc, chiếu đáp án.
“Bỗng Lan gục đầu xuống bàn/ khóc nức nở. Cơ giáo ngạc nhiên:
- Em làm sao thế?
Lan nói trong nước mắt:
- Tối qua, anh trai em mượn bút, quên không bỏ vào cặp cho em.
Lúc này, Mai cứ loay hoay mãi/ với cái hộp đựng bút. Em mở ra, đóng lại...
Cuối cùng, em lấy bút đưa cho Lan:
- Bạn cầm lấy. Mình đang viết bút chì.”
+ Tơi tổ chức cho học sinh luyện đọc phân vai theo nhóm bốn. Sau đó tơi gọi
1 nhóm đọc và yêu cầu học sinh nhận xét phần thể hiện của nhóm bạn. Tơi nhận
xét, khích lệ các em.
+ Sau đó tơi đã cho 2 nhóm học sinh thi đọc, u cầu cả lớp nghe và bình
chọn nhóm đọc có giọng đọc hay nhất.
3.5. Luyện đọc thơng qua nhóm học tập và hoạt động tập thể
Trong các loại hình giáo dục học sinh, có lẽ loại hình giáo dục tập thể có tác
dụng cuốn hút, hấp dẫn hơn cả vì ở đó các em được cùng nhau tham gia, trao đổi
thảo luận, cùng nhau học tập, vui chơi, cùng nhau tiến bộ.
Ngay từ đầu năm học, để rèn đọc cho các em, tơi chia lớp thành 3 nhóm học
tập, tương ứng với 3 tổ, mỗi nhóm gồm đủ các đối tượng học sinh. Nhóm trưởng là
những em học tốt hoặc đọc tương đối tốt, có nhiệm vụ điều khiển hoạt động nhóm.
Để gây hứng thú cũng như nâng cao chất lượng học nhóm tơi đưa ra tiêu chuẩn thi
đua: sau mỗi tuần tổ nào đọc tốt nhất hoặc có tiến bộ nhất thì tổ đó giành phần
thắng và ngồi việc giữ danh hiệu này cho hết tuần, tổ đó có quyền đề nghị các tổ
khác thực hiện yêu cầu của mình (hát, đọc thơ, làm một số động tác vui, khoẻ...)
Vào thời gian đầu, tôi tiến hành giao bài tập cho mỗi nhóm vào cuối giờ sinh
hoạt lớp, mỗi nhóm cử ra một em dự thi đọc.
Ví dụ: Giao bài tập ở tuần này thì tiến hành thi đọc vào giờ hướng dẫn học
đầu tiên của tuần sau. Bài tập thi đọc dưới dạng phiếu học tập:
16/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
PHIẾU HỌC TẬP
Phân môn: Tập đọc
Bài: QUẢ TIM KHỈ
Phần 1: Luyện đọc thành tiếng
Đọc đoạn văn sau:
Một ngày nắng đẹp, đang leo trèo trên hàng dừa ven sông, Khỉ bỗng nghe
một tiếng quẫy mạnh dưới nước. Một con vật da sần sùi, dài thườn thượt, nhe hàm
răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, trườn lên bãi cát.
Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc
nhiên:
- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
- Tơi là Cá Sấu. Tơi khóc vì chả ai chơi với tơi.
Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.
Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.
Phần 2: Đọc hiểu
Đọc bài “Quả tim khỉ” (TV2 - tập 2 trang 50) và trả lời câu hỏi (Đánh dấu
X vào câu trả lời đúng):
Câu 1: Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
a)
Mời Cá Sấu kết bạn
b) Ngày nào cũng hái những hoa quả cho Cá Sấu
c)
Cả hai ý trên đều đúng
Câu 2: Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?
a)
Cá Sấu chở Khỉ đi dạo trên sông
b) Mời Khỉ đến chơi nhà, Khỉ ngồi trên lưng Cá Sấu bơi đã xa bờ Cá
Sấu ăn quả tim Khỉ
c) Giả vờ ốm để mượn quả tim Khỉ
Câu 3: Khỉ là con vật như thế nào?
…………………………………………………………………………………………..
.
Câu 4: Câu chuyện "Quả tim Khỉ" khuyên ta điều gì?
…………………………………………………………………………………………..
.
Khi các em đã quen với cách học này, tơi thay đổi một chút về hình thức
cách thi: Các nhóm khơng cử người dự thi nữa mà sẽ gắp phiếu để tìm người tham
gia thi. Lớp có 51 học sinh, tơi làm 51 phiếu nhỏ, trong đó 47 phiếu ghi “Bạn là
17/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
người cổ động” chỉ có 4 phiếu ghi “bạn là người dự thi”, chọn được ngẫu nhiên 4
em dự thi. Làm như vậy, không chỉ những em đọc tốt mà cả những em đọc yếu hơn
cũng phải nỗ lực chuẩn bị để thi đọc. Vì thế, chất lượng đọc của nhóm được nâng
lên rõ rệt, các em tham gia rất hào hứng, nhiệt tình để giành phần thắng về cho
nhóm. Tuy nhiên do trình độ, khả năng của các em không thể đồng đều nên trong
phần nhận xét, bình chọn tơi đã lưu ý học sinh tính đến cả sự tiến bộ của các em.
Tơi khéo léo động viên học sinh đọc chưa tốt trong cuộc thi bằng cách khen em đọc
tiến bộ hơn giờ trước hoặc trao phần thưởng cho người cố gắng trong cuộc thi…
Ngoài việc tổ chức cho các em thi đọc theo nhóm mỗi tuần 1 lần thì cứ sau 3
tháng, tơi lại tổ chức “Hội thi đọc thơ” để bình chọn “Người đọc thơ hay nhất”,
“Người thuộc nhiều thơ nhất”. Tôi gắn việc tổ chức hội thi theo 3 đợt thi đua lớn:
20/10, 20/11, 8/3, mỗi đợt khoảng 10 em tham gia dưới hình thức hái hoa dân chủ,
mỗi bơng hoa được chép sẵn một khổ thơ (1 đoạn thơ) hoặc một hình ảnh, một từ
của một khổ thơ và các em phải đọc khổ thơ (đoạn thơ) đó. Trong nội dung thi của
hội thi không phải chỉ đọc thơ mà cịn có câu hỏi để tìm hiểu về nội dung, tác giả.
Những bài tập giao cho nhóm hay để tổ chức hội thi tôi thường chọn trong số
các bài tập đọc đã học. Chính vì vậy tạo cho các em ý thức tập trung theo dõi bài,
trong giờ học chăm chú, sơi nổi bởi em nào cũng mong muốn mình đọc tốt để có
thể tham gia thi đọc. Đồng thời, tơi cịn sưu tầm thêm một số bài thơ viết cho thiếu
nhi để tạo sự bất ngờ và qua đó kiểm tra khả năng nhạy bén của các em trong việc
hồ cảm xúc của mình vào nội dung và ý tưởng nghệ thuật mà nhà thơ gửi gắm
trong đó. Điều thú vị là hầu hết các em đều yêu thích thơ của Trần Đăng Khoa bởi
lẽ thơ của anh rất chân thật, hồn nhiên trong sáng, đồng điệu với cảm nhận, tâm
hồn trẻ thơ. Bên cạnh đó thơ của nhà thơ Tố Hữu cũng được các em quan tâm
nhiều. Có em còn thuộc được một số câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ hay bài đồng
dao. Bằng việc tổ chức rèn đọc và tìm hiểu thơ văn thơng qua hoạt động tập thể,
phong trào thi đua học tập ở lớp tơi diễn ra rất sơi nổi. Các em cịn tranh thủ trao
đổi, đọc cho nhau nghe vào giờ truy bài, giờ ra chơi, biết hỗ trợ nhau và bản thân
mỗi em đều cố gắng nỗ lực vươn lên trong phân mơn Tập đọc. Vì thế, chất lượng
tập đọc được nâng lên, đồng thời hình thành ở các em tinh thần tập thể rất rõ nét.
3.6. Luyện đọc thông qua một số trò chơi
Ở lứa tuổi này học sinh thường hiếu động, nếu giờ học chỉ đọc và trả lời
không thôi thì học sinh khơng hứng thú học tập, khơng khích lệ được học sinh yếu
vươn lên, không tạo được môi trường thân thiện để các em thích học.
18/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học là: Học mà chơi, chơi
mà học nên cuối các giờ tập đọc, tôi thường tổ chức cho các em chơi trò chơi:
“Đọc thơ”, “Thả thơ”, “Thi đọc tiếp sức” để gây hứng thú học tập.
Ví dụ: Khi dạy bài “Trên chiếc bè” trong phần luyện đọc lại, sau khi kiểm tra
nhóm đọc, tơi cho một số nhóm thi đọc. Mỗi lượt hai nhóm thi để các em theo dõi,
nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
Ví dụ: Khi dạy bài “Gọi bạn” sau khi học sinh nhẩm học thuộc lịng bài thơ,
tơi cho các em chơi trị chơi “Thả thơ”. Tơi đưa ra một dòng thơ, yêu cầu học sinh
đọc thuộc lòng khổ thơ có dịng thơ ấy.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ngày hơm qua đầu rồi” tôi tổ chức cho các em chơi trò
chơi “Tiếp sức” để kiểm tra học sinh thuộc được bài thơ.
Ngồi ra cịn có nhiều trị chơi khác có thể áp dụng trong giờ tập đọc như:
- Ghép các dòng thơ thành bài: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc nhanh và thuộc
các bài thơ đã học. Cũng như luyện tác phong nhanh nhẹn, khéo léo.
Ví dụ: Bài Gọi bạn
Giáo viên chuẩn bị một số băng giấy. Mỗi bộ băng giấy gồm một băng đầu bài
và 14 băng giấy ghi 14 dòng thơ trong bài (bảo đảm mỗi học sinh hoặc nhóm học
sinh tham gia cuộc thi có một bộ băng giấy).
Cách tiến hành: Trọng tài đặt trước mỗi học sinh (hoặc nhóm) tham gia thi
một bộ băng giấy đã chuẩn bị (chú ý xáo trộn thứ tự các băng giấy và úp mặt có
chữ xuống bàn các vị trí đặt băng giấy nên cách xa nhau để mọi người không bị ảnh
hưởng lẫn nhau). Phổ biến luật chơi:
+ Khơng lật băng giấy khi chưa có lệnh.
+ Khơng nhìn bài của bạn cùng chơi.
Nghe lệnh “bắt đầu” tất cả cùng lật băng giấy, đọc và xếp đúng thứ tự các câu
thơ trong bài; cần đặt các băng giấy ngay ngắn, đúng hình thức trình bày thể thơ
như sách giáo khoa.
Học sinh (hoặc nhóm) xếp đúng, đủ đẹp và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
- Tìm nhanh, đọc đúng: Luyện thói quen làm việc tập trung, phối hợp nhiều
hoạt động để ứng xử kịp thời (tai nghe, mắt nhìn, miệng đọc).
Ví dụ: Bài Tự thuật
Học sinh A nêu nội dung ghi ở cột bên trái (Họ và tên; Nam, nữ; Ngày sinh...),
học sinh B đọc tự thuật ở cột bên phải (Bùi Thanh Hà; nữ; 23 - 4 – 1996...).
19/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
Học sinh lần lượt tham gia chơi theo từng cặp. Học sinh trong lớp lắng nghe,
kiểm tra đánh giá và ghi điểm cho từng người. Kết thúc cuộc chơi, giáo viên nhận
xét chung và biểu dương những học sinh đọc tốt.
- Biết một câu, đọc cả đoạn: Rèn kĩ năng nghe hiểu, đọc thầm để tìm đoạn văn
có câu đã nghe trong bài tập đọc đã học. Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung sự
chú ý; tập đọc thành tiếng rõ ràng, rành mạch đoạn văn tìm được.
Cách tiến hành
Đầu tiên tơi chia lớp làm 4 nhóm: 2 nhóm chơi , 2 nhóm làm trọng tài. Sau đó
lại đổi lại.
Ví dụ: Bài tập đọc Ngơi trường mới
Cho nhóm A (đọc câu - lần 1): Trường mới của em xây trên nền ngơi trường
cũ lợp lá.
Nhóm B (đọc đoạn): Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá.
Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Nhóm B (đọc câu lần 1): Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng
u đến thế!
Nhóm A (đọc cả đoạn): Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo
dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang
đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao
cũng đáng u đến thế!
Nhóm A (đọc câu – lần 2): Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân.
Nhóm B (đọc cả đoạn): Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân.
Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất
cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Nhóm B (đọc câu lần 2): Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như
những cánh hoa lấp ló trong cây.
Nhóm A (đọc đoạn): Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá.
Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Hai nhóm cịn lại làm trọng tài, cổ vũ, xác nhận kết quả (hô đúng hoặc sai) và
ghi điểm cho từng nhóm. Mỗi đoạn văn tìm đúng và đọc đồng thanh rõ ràng, chính
xác được 10 điểm; tìm đúng đoạn văn nhưng đọc chưa đều, có tiếng phát âm sai
hoặc đọc thừa, thiếu tiếng, bị trừ 5 điểm.
Hai nhóm tham gia chơi đều được tính điểm để so sánh. Nếu nhóm nào có số
điểm cao hơn là nhóm chiến thắng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
20/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
- Nghe đọc đoạn, đốn tên bài: Trong những bài ôn tập yêu cầu học sinh đọc
ôn lại các bài tập đọc. Nhằm rèn cho các em kĩ năng đọc đúng và rõ ràng một đoạn
văn trong các truyện kể (bài tập đọc 2 tiết) trong sách Tiếng Việt 2. Đồng thời luyện
kĩ năng nghe hiểu và nhớ tên truyện kể đã học.
Tương tự với trò chơi “Biết một câu, đọc cả đoạn”: Tôi cũng chia lớp làm 4
nhóm, 2 nhóm chơi, 2 nhóm làm trọng tài. Cũng có thể cả 4 nhóm cùng chơi. Sau
đây tơi lấy ví dụ minh họa cho 2 nhóm đọc đoạn văn (theo số thứ tự ghi trong
truyện kể) và đốn tên bài.
Các em tham gia trị chơi rất tự giác và thích thú, nhiều em thuộc bài và đọc
tốt hơn. Qua đó bên cạnh việc kiểm tra bài, giáo viên cịn luyện cho các em có trí
nhớ tốt, kĩ năng phản xạ, ứng xử nhanh nhẹn, kịp thời, kích thích được hứng thú ở
học sinh, khơng khí lớp học sơi nổi, các em thích học phân mơn Tập đọc hơn.
3.7. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Phần tìm hiểu bài giúp học sinh tiếp tục luyện đọc, đặc biệt là rèn kĩ năng
đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài và luyện tập cảm thụ văn học, tạo cơ sở cho
luyện đọc hay.
a. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài
- Những từ ngữ trong bài cần tìm hiểu nghĩa:
+ Từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải sau bài đọc.
+ Từ ngữ phổ thông mà học sinh chưa quen.
+ Từ ngữ đóng vai trị quan trọng giúp người đọc hiểu nội dung bài.
- Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ:
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải nghĩa, nêu ví dụ cho học sinh hiểu
hoặc gợi ý cho học sinh làm những bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ bằng một số
biện pháp sau:
+ Đặt câu với từ cần giải nghĩa.
+ Tìm từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.
+ Miêu tả sự vật, đặc điểm biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa.
Ngồi ra có thể giúp học sinh nắm nghĩa của từ bằng đồ
dùng dạy học: hiện vật, tranh, ảnh, vật thật, mơ hình, … để giúp học sinh dễ hiểu
hơn.
Giáo viên cần chú ý là dù giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới
hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc, không mở rộng ra những nghĩa khác,
nhất là những nghĩa xa lạ với học sinh lớp 2.
21/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
Vì việc hiểu từ ngữ đóng vai trò quan trọng để học sinh hiểu nội dung bài
đọc nên giáo viên phải lựa chọn, không nên giải nghĩa nhiều từ hoặc áp dụng các
biện pháp cồng kềnh làm cho giờ tập đọc thiên về học từ ngữ một cách nặng nề.
b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc
- Phạm vi nội dung cần tìm hiểu:
+ Nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm), tình tiết của câu chuyện; nghĩa đen và
những nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ.
+ Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ.
- Cách tìm hiểu nội dung bài đọc:
Dựa vào hệ thống câu hỏi cuối bài, giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh đều
được làm việc để tự mình nắm nội dung bài học.
Tuy nhiên do yêu cầu hạn chế số chữ ở các câu hỏi cho phù hợp với khả
năng đọc của học sinh lớp 2, sách giáo khoa lớp 2 chỉ nêu những vấn đề chính cần
thảo luận. Để giúp học sinh hiểu bài, giáo viên cần có thêm những câu hỏi phụ,
những yêu cầu, những lời giảng bổ sung.
Câu hỏi gợi mở, dẫn dắt cần chính xác, sát thực, đúng trọng
tâm bài đọc, phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp, tránh thêm câu
hỏi khai thác nội dung một cách q u cầu bài học, khơng phù hợp với trình độ
học sinh.
Câu hỏi tìm hiểu bài thường gồm câu hỏi tái hiện và câu hỏi suy luận. Có câu
hỏi để yêu cầu học sinh giải nghĩa từ, có câu hỏi để khai thác nội dung bài. Khi
soạn hệ thống câu hỏi giáo viên cũng cần phải chú ý đến yếu tố thời gian tìm hiểu
bài, đối tượng học sinh và nội dung bài, yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng. Vì
vậy có thể nói rằng xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài đã khó mà thực hiện
được tốt phần tìm hiểu bài mới là một (nghệ thuật).
Giáo viên có thể nêu câu hỏi trực tiếp để định hướng cho học sinh đọc thầm
và trả lời đúng nội dung, đơi khi có thể kết hợp cho học sinh trao đổi, thảo luận
những vấn đề giáo viên nêu ra. Khi học sinh đọc thầm giáo viên quan sát và cũng
phải nhẩm thầm theo để kiểm soát việc đọc của học sinh, rèn nếp học tập cho học
sinh và để các em có câu trả lời tốt, hiểu bài.
Thơng qua các hình thức dạy học đa dạng: cá nhân, nhóm,
lớp, trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cũng cần rèn luyện cho
học sinh cách trả lời câu hỏi: diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, lưu loát.
Việc làm này sẽ tích cực hóa được hoạt động của học sinh, phát
triển ở các em năng lực sáng tạo.
22/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân mơn Tập đọc
Trong q trình tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài, tơi ln gần gũi, thân
thiện, cởi mở, giao hịa với học sinh, có niềm tin và cách nhìn lạc quan với các em.
Tạo điều kiện cho các em tự tin trao đổi, bày tỏ, diễn đạt được nội dung tìm hiểu.
Nội dung các câu hỏi trong bài là một chuỗi có sự gắn kết để các câu trả lời
của học sinh sẽ toát lên nội dung bài. Vì vậy tơi đã chú ý đến lời văn chốt, chuyển ý
phải trọng tâm, cô đọng nội dung, có hình ảnh, cảm xúc. Làm như vậy vừa xâu
chuỗi được nội dung cốt lõi của văn bản, vừa tránh được sự khô khan và giờ dạy
mới đảm bảo được tính chất đặc thù (mềm mại, bóng bẩy) của mơn Tiếng Việt.
Ví dụ: Khi tìm hiểu bài “Trên chiếc bè”, đối với lớp tôi, để tiết kiệm thời
gian đọc thầm và định hướng mục tiêu đọc thầm tôi chỉ yêu cầu học sinh đọc lướt
đoạn 1; 2 để trả lời câu hỏi 1. Sau thời gian để lắng cho học sinh đọc thầm nhanh
tôi nêu câu hỏi (Câu 1: Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì ?), …
Ví dụ: Bài“Mùa xuân đến”, với câu hỏi 3: “Tìm những từ ngữ trong bài giúp
em cảm nhận được: a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân. b) Vẻ riêng của mỗi
loài chim.”
Với đối tượng học sinh lớp đại trà tôi đã tách câu hỏi này ra làm 2 câu:
Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi
loài hoa xuân?
Những từ ngữ nào trong bài giúp em cảm nhận được vẻ riêng của mỗi lồi
chim?
Nhờ vậy mà lớp học sơi nổi, học sinh trả lời được đầy đủ, rõ ràng, đúng.
Trong phần tìm hiểu bài cũng có thể kết hợp cho học sinh đọc thầm và trao
đổi, thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài “Mùa xuân đến”, với câu hỏi 2:
Kể những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến?- đây là câu hỏi đòi
hỏi tư duy nên tôi đã yêu cầu học sinh lớp tôi thảo luận nhóm 2 để trả lời.
Khi nhiều học sinh tham gia tìm hiểu bài sẽ giúp các em hiểu được nội dung
bài và tình cảm của tác giả gửi gắm vào bài, các em sẽ đọc được bài tốt hơn.
3.8. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học
Có nhiều hình thức tổ chức dạy học như: lên lớp, tự học, thảo luận, thực
hành, tham quan, hoạt động ngoại khóa, giúp đỡ riêng, …
Để học sinh đọc tốt, tiếp thu bài đọc một cách hứng thú, sáng tạo tơi ln sử
dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, tuỳ
theo nội dung cụ thể của từng bài, từng phần tơi lựa chọn hình thức dạy tương ứng.
Để rèn đọc cho học sinh có thể tổ chức theo các hình thức sau:
23/29
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập đọc
- Rèn đọc cá nhân: Đây là hình thức đọc chủ yếu trong giờ tập đọc với các
mức độ phù hợp với khả năng đọc của học sinh. Đối với các em đọc tốt tôi thường
để các em tự đọc, tự nêu cách đọc và có thể đọc mẫu thay tôi. Với các đối tượng
khác, tôi yêu cầu các em đọc câu ngắn và nêu cách đọc: ngắt, nghỉ, ... nếu các em
đọc và nêu cách đọc chưa chuẩn, tôi sửa, bổ sung, và yêu cầu các em đọc lại ngay.
Học sinh có cố gắng, tiến bộ dù nhỏ tơi đã chú ý động viên, khích lệ các em để các
em tự tin vươn lên.
- Rèn đọc theo nhóm: Đối với những bài đọc có nội dung giàu kịch tính, có
tính chất đối thoại tơi luyện cho các em theo hình thức phân vai, tiếp sức,... tơi phân
các em theo nhóm gồm đủ các đối tượng. Các em cùng đọc, tìm cách đọc hay, thi
đọc theo nhóm và cùng nhau cố gắng, tiến bộ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chiếc bút mực” trong phần luyện đọc lại, tơi tổ chức
cho học sinh hoạt động nhóm, mỗi nhóm gồm 4 học sinh đọc phân vai sau khi kiểm
tra nhóm đọc, tơi cho một số nhóm thi đọc. Mỗi lượt hai nhóm thi để các em theo
dõi, nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
Đối với các bài tập đọc lớp 2 thì hình thức đọc đồng thanh (theo nhóm, lớp)
cũng là một nội dung luyện trong các giờ tập đọc.
- Xây dựng các “Đôi bạn cùng tiến”: Sau khi phân loại học sinh từ đầu
năm, tôi bắt đầu xây dựng các đôi bạn cùng tiến, mỗi đôi gồm một học sinh học tốt
hơn để kèm bạn, có thể ở gần nhà nhau để cùng nhắc nhở, giúp đỡ nhau trong học
tập ở lớp cũng như ở nhà.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Giáo viên
Qua thực tế áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân
môn Tập đọc” vào giảng dạy phân môn Tập đọc, cùng với những ý kiến đóng góp
của đồng nghiệp, tơi nhận thấy bản thân mình đã rút ra được nhiều kinh nghiệm
q trong giảng dạy. Bản thân tơi khơng cịn bị áp lực nặng nề trước mỗi giờ tập
đọc. Tôi đã hạn chế được tình trạng thiếu giờ trước bài tập đọc của lớp 2 – điều mà
nhiều giáo viên mong ước. Thực tế nghiên cứu đã giúp tôi biết chọn lựa nên đưa
đoạn nào để luyện đọc lại trong giờ, sử dụng hình thức nào hoặc dùng biện pháp
nào phù hợp với bài tập đọc, phù hợp với đối tượng học sinh. Trước mỗi tình huống
luyện đọc biết chọn câu hỏi để học sinh dễ trả lời, ... Đề tài đã giúp tôi thấy tự tin
và giảng dạy tốt hơn trong phân môn Tập đọc.
24/29