Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2 3 qua phân môn Tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.64 KB, 32 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
I.PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
I.1.1. Cơ sở lý luận :
Việc chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh có ý nghĩa quan
trọng trong giờ dạy tập đọc. Giáo viên giúp cho học sinh có kĩ năng đọc đúng,
đọc chuẩn, bồi dưỡng các em nhận thức được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống,
tạo cơ cơ hội cho các em phát triển cả về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, nhân cách
và tri thức. Từ đó các em có cơ hội tốt để học tập các môn học khác. Góp phần
không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng. (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học 2007-2008 của Bộ GD và Đào tạo).
Môn Tiếng Việt ở lớp 2,3 trong trường tiểu học nhằm giúp cho học sinh
hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt về: (Nghe, nói, đọc, viết)
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi thông qua
việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác duy. Bước đầu xây
dựng cách và trách nhiệm của người công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
ở các lớp trên.
(Chuẩn kiến thức kĩ năng tiểu học ban hành quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT
ngày 5/5/2006 của bộ giáo dục và đào tạo)
Theo văn kiện của Đảng và nhà nước đã khẳng định : Đội ngũ cán bộ giáo
viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, chỉ thị 40 CT/TW ngày
15/ 06 / 2006 của ban bí thư về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
giáo viên và cán bộ quản lý trong lĩnh vực kỹ năng sư phạm "Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học "
Quyết định 38/2007/ QĐ -BGDĐT về kế hoạch thời gian năm học 2007-
2008 của bộ, Giám đốc sở xây dựng kế hoạch thời gian năm học.
Công văn số 392 GD-ĐT về việc "Nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên"
ngày 9/11/2006 của phòng GD & đào tạo huyện Tiên Yên.
Họ và tên: Lương Thị Viên
1


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ IX chiến lược phát triển giáo dục
giai đoạn 2001- 2010.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn :
Qua những năm chỉ đạo giảng dạy tại trường tôi kết hợp điều tra thực tế tại
trường tiểu học Đông Hải- Tiên Yên- Quảng Ninh. Phương pháp dạy đọc là một
vấn đề cần thiết trong việc day- học nâng cao chất lượng. Thực tế trong thời gian
này xã hội đang quan tâm nhiều về giáo dục, những học sinh ngồi nhầm lớp từ
khi có cuộc vận động “ hai không” của Bộ trưởng bộ giáo dục. Những người
làm quản lý giáo dục như tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì làm thế nào để
"sản phẩm" của mình phải có chất lượng.Tôi thấy phần lớn giáo viên trong
trường việc rèn đọc cho học sinh còn lúng túng và chưa kết hợp hài hoà và chưa
khai thác triệt để nội dung kiến thức bài học giáo viên còn hay dùng từ địa
phương. Đối với học sinh tiểu học việc đọc đúng đã là vấn đề khó, thì đối với
học sinh lớp 2,3 nói riêng lại càng khó hơn nhiều. Bởi trường có nhiều học sinh
là người dân tộc nên việc nói Tiếng Việt và tiếp thu kiến thức còn gặp khó khăn.
Qua thực tế khảo sát chất lựơng phân môn tập đọc đầu năm cho thấy học sinh
phát âm sai rất nhiều phổ biến là sai các phụ âm đầu vần và dấu thanh. Học sinh
thường phát âm phụ âm đầu như: l/n ;ch/tr ; s/x các dấu thanh hỏi, ngã. Học sinh
đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm dấu phẩy trong một bài văn bài thơ. Các
em chưa biết đọc diễn cảm, giọng đọc còn đều đều, chưa biết thể hiện lên giọng
hạ giọng hay kéo dài giọng ở câu thơ, câu văn để người nghe cảm thụ được cái
hay cái đẹp trong câu văn câu thơ. Là người quản lý công tác dạy học nâng cao
chất lượng dạy và học của nhà trường bản thân tôi đã chỉ đạo chuyên môn cùng
tổ khối dự giờ theo dõi giảng dạy của giáo viên ở tất cả các khối lớp, nhưng tôi
đặc biệt chú trọng đến khối lớp 2,3 nếu các em không đọc thông viết thạo, thì
việc học các môn khác cũng khó khăn. Như vậy các em học lên lớp trên sẽ bị
hổng kiến thức. Mặc dù biện pháp này không phải là mới nhưng tôi thấy đây là
một vấn đề cần thiết phải được coi trọng. Xuất phát từ thực tế nêu trên tôi chọn

Họ và tên: Lương Thị Viên
2
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
đề tài " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh
lớp 2,3 trong giờ tập đọc".
I.2. Mục đích nghiên cứu :
Qua quá trình chỉ đạo phương pháp dạy học nâng cao chất lượng ở nhà
trường tôi nhận thấy chất lượng rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 2,3
đạt hiệu quả chưa cao. Để khắc phục tình trạng nêu trên tôi đã xây dựng kế
hoạch chỉ đạo giáo viên tìm ra biện pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả rèn kỹ
năng đọc đúng cho học sinh lớp 2,3 trường tiểu học Đông Hải - Tiên Yên -
Quảng Ninh.
I.3. Thời gian - địa điểm:
I.3.1. Thời gian: (2 năm học)
- Lập kế hoạch nghiên cứu tháng 9/2006
- Hoàn thành đề tài tháng 5/2008
I.3.2.Địa điểm:
Trường tiểu học Đông Hải - Tiên Yên - Quảng Ninh
I.3.3.Phạm vi đề tài:
Với đề tài này việc nghiên cứu phải được tiến hành nhiều lớp khác nhau
trong nhà trường. Song với điều kiện thời gian hạn chế tôi tập trung nghiên cứu
"Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2.3
trong phân môn tập đọc" trường tiểu học Đông Hải - Tiên Yên.
I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Thông qua kết quả khảo sát rèn kỹ năng đọc của giáo viên trực tiếp giảng
dạy học sinh lớp 2,3 nên tôi chọn đối tuợng nghiên cứu là giáo viên và học sinh
lớp 2,3
I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Họ và tên: Lương Thị Viên

3
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Trường tiểu học Đông Hải- Tiên Yên - Quảng Ninh.
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát:
- Giáo viên, học sinh lớp 2,3.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là con đường giúp ta đạt tới mục đích sáng tạo.
Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của vấn đề cần nghiên cứu. Bởi
vậy để đạt được mục đích nghiên cứu thì trước tiên phải lựa chọn các phương
pháp nghiên cứu phù hợp. để hoàn thành đề tài này tôi đã lựa chọn và sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
I.4.1 Phương pháp điều tra:
- Dự giờ giáo viên thông qua phiếu dự giờ.
- Chất lượng môn Tiếng việt qua các đợt kiểm tra định kì và kết quả những
cuộc thi đọc
I.4.2. Phương pháp quan sát:
- Quan sát học sinh chuyên cần đọc
- Các biện pháp rèn đọc của giáo viên
I.4.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu sách giáo viên về nhiệm vụ, mục tiêu chương trình cần đạt.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở bậc tiểu học
- Nghiên cứu một số tài liệu “ phương pháp dạy học Tiếng Việt” “Hỏi đáp
về dạy học Tiếng Việt” “Các tài liệu liên quan đến chương trình thay SGK mới
bậc Tiểu học.
I.4.4. Phương pháp đàm thoại.
- Trao đổi với giáo viên trực tiếp giảng dạy và tổ trưởng chuyên môn về chất
lượng bằng các câu hỏi vấn đề liên quan đến rèn đọc cho học sinh.
- Trao đổi với học sinh nhận biết về việc đọc của học sinh ở lớp, ở nhà
Họ và tên: Lương Thị Viên

4
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
I.4.5. Phương pháp thực nghiệm, đối chiếu kết quả.
-Tiến hành thực nghiệm 2 tiết dạy có áp dụng các biện pháp đã nêu trong nội
dung. Đối chứng kết quả của lớp chưa được thực nghiệm và lớp đã được thực
nghiệm.
I.5 . Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn:
Việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh ở tiểu học, tạo điều kiện thuận lợi cho
các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Có
thể nói chương trình sách giáo khoa tiếng việt đã tạo ra cơ hội và phương pháp
dạy học, suy nghĩ tìm tòi vận dụng kiến thức cho học sinh học tập. Xong việc
nghiên cứu cải tiến góp phần quan trọng trong việc dạy Tiếng Việt rèn kỹ năng
đọc cho học sinh lớp 2,3 trong quá trình lĩnh hội kiến thức học sinh thường phụ
thuộc vào thầy cô ở trường.Trong quá trình chỉ đạo dạy học ở nhà tôi thấy chất
lượng đọc của học sinh chưa cao, việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh chưa
được quan tâm ở một số ít giáo viên .Chính vì vậy là người làm công tác chỉ đạo
quản lý phải kiểm tra giám sát việc dạy học đảm bảo phương pháp phù hợp đối
tượng học sinh. Đặc biệt là công tác chỉ đạo của hiệu trưởng bàn bạc với tổ khối
chuyên môn có giải pháp xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên dạy học rèn kỹ
năng đọc đúng cho học sinh lớp 2,3 và đã sử dụng tiến hành khảo sát sách giáo
khoa Tiếng Việt tiểu học, giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học,
sách hướng dẫn giáo viên lớp 2,3 sách thiết kế 2,3 và chuyên san tiểu học, đồng
thời dự giờ giáo viên trong tất cả các khối lớp.
Họ và tên: Lương Thị Viên
5
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
II.PHẦN NỘI DUNG
II.1.Chương 1: Tổng quan

II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc chỉ đạo giáo viên dạy tập đọc cho học sinh ở tiểu học đã có từ lâu, cũng
có nhiều cán bộ quản lý, giáo viên quan tâm và đã thực hiện.Tất cả đều khẳng
định vai trò quan trọng của việc dạy đọc đúng - đọc hiểu cho học sinh xong kết
quả chưa cao. Vì vậy trong quá trình chỉ đạo giáo viên dạy phân môn tập đọc
cần quan tâm đến tất cả các yếu tố nâng cao chất lượng phân môn tập đọc và đặc
biệt là việc dạy đọc cho học sinh phải được coi trọng về phương pháp. Thông
qua việc dạy giúp các em hiểu văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức. Thông
qua bài đọc học sinh có được những cảm xúc tình cảm theo từng nội dung của
bài, hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, có kỹ năng hiểu biết cơ bản về
nghe, nói, đọc, viết và tính toán có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh có
hiểu biết ban đầu về nghệ thuật .
II.1.2. Cơ sở lí luận :
Để chỉ đạo giáo viên rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2,3 qua phân
môn tập đọc có chất lượng , bất cứ một cán một cán bộ quản lý hay giáo viên
giảng dạy đều phải hiểu được:
+ Biện pháp: Là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể
+ Chỉ đạo : Là hướng dẫn cụ thể đường lối chủ trương nhất định. chỉ đạo việc
thực hiện kế hoạch cho mọi người làm theo. Ví dụ : Chỉ đạo việc thực hiện kế
hoạch dạy học.
+ Rèn : Là tập luyện nhiều lần trong thực tế để đạt được mục tiêu.
+ Đọc : Là Nhìn chữ phát ra thành lời
+ Kĩ năng : Là các thao tác khi thực hiện một hoạt động nào đó trong quá trình
dạy học. Kĩ năng đọc cần đạt của học sinh lớp 2+3 là:
Họ và tên: Lương Thị Viên
6
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Đối với lớp 2: + Đọc thông: Đọc đúng, liền mạch các từ, cụm từ trong câu;

đọc trơn đoạn, bài đơn giản (Khoảng 120- 150 chữ), tốc độ khoảng 50 – 60 chữ/
phút; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Bước đầu biết đọc thầm.
+ Đọc hiểu: Hiểu nội dung của doạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ và một
số văn bản thông thường đã học.
- Nhắc lại các chi tiết trong bài học
- Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài
- Đặt đầu đề cho đoạn
+ Ứng dụng kĩ năng đọc:
- Thuộc 6 đoạn thơ, đoạn văn, bài thơ (Khoảng 40 đến 50 chữ)
- Biết đọc mục lục sách giáo khoa, truyện thiếu nhi, thời khóa biểu, thông
báo, nội quy.
Đối với lớp 3:+ Đọc thông:Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các văn bản nghệ
thuật, hành chính, báo chí,. . . có độ dài Khoảng 200 chữ; tốc độ khoảng 70 – 80
chữ/ phút; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2 (khoảng 90 – 100 chữ/ phút) để trả lời câu hỏi.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và lời dẫn chuyện
+ Đọc hiểu: Hiểu ý chính của đoạn văn
- Biết nhận xét một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.
+ Ứng dụng kĩ năng đọc:
- Thuộc 6 đoạn thơ, đoạn văn, bài thơ dễ nhớ, có độ dài (Khoảng 80 chữ)
- Biết sử dụng mục lục sách giáo khoa, truyện thiếu nhi, thời khóa biểu, đọc
thông báo, nội quy để phục vụ sinh hoạt và học tập của bản thân.
Một giờ dạy tập đọc muốn đem lại kết quả cao, là phải phụ thuộc vào nội
dung, phương pháp giảng dạy của thầy đặc biệt là trong môn Tiếng Việt.
Giáo viên chỉ dừng lại việc sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải hoặc
đàm thoại thì chưa đủ, điều kiện giúp học sinh tiếp thu bài có hiệu quả. Chính vì
vậy giáo viên phải lựa chọn phối hợp linh hoạt, uyển chuyển các phương pháp
Họ và tên: Lương Thị Viên
7
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng

cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
dạy học là một nghệ thuật khéo léo mang tính sư phạm của người dạy nhất là đối
với môn Tiếng Việt. Khi khả năng nhận thức của học sinh chủ yếu dựa vào
những sự vật hiện tượng cụ thể, việc sử dụng đồ dùng Trực quan trong giờ tiếng
việt là rất cần thiết.
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi này trẻ em có những đặc điểm riêng là tri giác
của các em còn mang tính trực quan cụ thể vì kinh nghiệm sống của các em còn
hạn chế.Vì thế trẻ thường lẫn cách phát âm tiếng từ na ná giống nhau, chưa biết
phân biệt được rõ ràng, các em chủ yếu học và chơi. Đây là hai hoạt động đan
xen nhau, trẻ mang nặng tính hồn nhiên gây thơ trong sáng các em rễ tin và nghe
lời thầy cô tin vào khả năng học tập chính của bản thân các em, tin vào những
điều nhà trường gia đình xã hội đã dạy các em. Ở lứa tuổi này tâm lý của các em
là thích được khen hơn chê cho nên khi các em đọc bài tốt, đạt điểm cao được
thầy cô khen bạn bè quý mến các em rất vui. Vì vậy người giáo viên tiểu học
phải nắm bắt được tâm sinh lý học sinh tiểu học. Để chỉ đạo dạy học nâng cao
chất lượng của nhà trường tôi đã nghiên cứu đề tài một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2,3 trong giờ tập đọc.
Để đạt được hiệu quả dạy học nâng cao chất lượng rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2,3 thì công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường cần có kế
hoạch chỉ đạo sát xao việc dạy và học ở nhà trường. Điều cần thiết đối với người
giáo viên
phải nắm chắc nội dung chương trình, biết tổ chức phương pháp dạy học hài hoà
giữa thầy và trò . Trong quá trình tổ chức dạy học là một yêu cầu hết sức quan
trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. Việc tổ chức tiết dạy
có phương pháp tốt tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hoá các hình
thức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hoá, cá thể hoá người học trong
hoạt động học tập rèn luyện đã phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm
năng của mỗi học sinh. Việc tổ chức lớp học tốt lớp học sẽ thoải mái khiến học
sinh hứng thú học tập, qua đó sẽ phát huy được hiệu quả giờ học tập đọc một
Họ và tên: Lương Thị Viên

8
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
cách tối đa, học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu sâu và nhớ bài lâu, tích cực học
tập.
II.2.Chương 2:
Nội dung chỉ đạo giáo viên rèn kỹ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2,3 qua phân môn tập đọc có chất lượng
II.3.1. Thực trạng của việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2+3 qua
phân môn Tập đọc.
Thực trạng chung: Một số hộ dân địa phương còn nhiều khó khăn, do
đó sự quan tâm đến việc học hành của con cái còn hạn chế. Trường nhiều cơ sở,
cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, trình độ tay nghề của giáo viên chưa
đồng đều, sự vận dụng phương pháp mới ở một số giáo viên còn hạn chế. Nên
ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy và học chung của nhà trường .
Những thực trạng chung ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng rèn đọc của giáo
viên với học sinh .
Thực trạng việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh qua phân môn Tập
đọc khối lớp 2+3 của trường tiểu học Đông Hải:
* Đối với học sinh:
+ Qua điều tra kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm học 2006-2007 khối lớp 2,3
cụ thể là:
Khối lớp TS học
sinh
Kết quả kiểm tra môn Tiếng việt
Giỏi Khá Trung bình Yếu
2 86 8 21 43 14
3 82 9 23 35 15
Cộng 168 17 44 78 29


Một số học sinh dân tộc việc phát âm còn hạn chế, còn có học sinh chưa
thực sự chăm học hay quên đồ dùng học tập, chưa chuẩn bị bài đầy đủ trước khi
đến lớp, không chịu luyện đọc bài ở nhà. Số ít học sinh đọc yếu, có học sinh đọc
Họ và tên: Lương Thị Viên
9
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
đúng tốc độ, song chưa biết nhấn giọng ở các từ ngữ cần chú ý như cách ngắt,
nghỉ, đúng dấu chấm câu. Học sinh hay đọc sai những tiếng có có phụ âm đầu là
âm l đọc sai thành âm n ; ch/tr ; s/x các dấu thanh hỏi, ngã, ngọng vần.
Ví dụ : long lanh đọc thành nong nanh
Cái mũ đọc thành cái mú
Cái chữ đọc thành cái trứ
Cái đĩa đọc thành cái đí
* Đối với giáo viên:
Việc dạy học rèn kĩ năng đọc cho học sinh qua các gìơ dạy còn hạn chế, một
số ít giáo viên chưa thực sự chú ý rèn kĩ năng đọc cho học sinh khi đọc sai, có
sửa nhưng còn mang tính hình thức, chưa biết cách rèn kỹ năng đọc cho học
sinh, khai thác nội dung bài học sao cho hiệu quả nên các giờ dạy tập đọc chưa
cao. Sử dụng phương pháp rèn đọc còn lúng túng đã lạm dụng quá nhiều thời
gian trong giờ dạy. Do đó chưa phát huy được năng lực sáng tạo, trí tuệ của học
sinh.
Các thao tác tổ chức rèn đọc cho học sinh còn chậm. Cần tổ chức nhiều hình
thức rèn đọc cho học sinh phù hợp với thực tế. Chú ý đến các từ ngữ địa phương.
Do đó chưa phát huy được năng lực sáng tạo, trí tuệ của học sinh trong việc rèn
đọc.
Từ những nội dung cụ thể nêu trên là công tác quản lý chỉ đạo tôi đã trao
đổi với giáo viên và học sinh các nội dung như sau:
+ Trao đổi với giáo viên
Sau khi tìm hiểu kĩ năng đọc đúng của học sinh lớp 2,3 tôi đã trao đổi trực tiếp

với các đồng chí giáo viên dạy lớp 2,3 trong nhà trường:
Hỏi: Lớp đồng chí dạy hiện nay chất lượng đọc như thế nào ?
Đáp: Hiện nay việc rèn kĩ năng đọc đúng trong giờ tập đọc đã được chú trọng,
tôi đã cố gắng quan tâm những học sinh đọc yếu, tìm nguyên nhân đọc yếu của
học sinh, do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Họ và tên: Lương Thị Viên
10
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Hỏi: Đồng chí sử dụng những biện pháp nào khi rèn kĩ năng đọc đúng cho học
sinh?
Đáp: Phương thường sử dụng của giáo viên trong giờ tập đọc là phương pháp
đọc mẫu, cách đọc trong quá trình rèn đọc đúng, nên chú các điển hình đọc tốt để
học sinh học tập noi theo và kết hợp giáo viên sửa sai cho sinh.
Hỏi: Đồng chí đã có biện pháp để dạy các em đọc yếu theo kịp trình độ chung
của lớp?
Đáp: Muốn cho các em đọc tốt cùng cả lớp cần tác động ý thức tâm lý của các
em, làm cho các em tự giác trong học tập giáo viên chú ý quan tâm đến các em
nhiều, sửa sai kịp thời, kết hợp tuyên dương khuyến khích học sinh mỗi khi các
em có sự tiến bô?
Hỏi: Đồng chí có biện pháp gì để phát triển kĩ năng đọc chuẩn cho học sinh?
Đáp: Yêu cầu học sinh đọc thêm một số bài ngoài nội dung chương trình để rèn
đọc thêm cho học sinh, thường xuyên yêu cầu học sinh đọc đúng theo kĩ năng
chuẩn.
+ Trao đổi với học sinh
Hỏi: Em có thích học môn tập đọc không? Vì sao?
Trả lời: Em rất thích học môn tập đọc, vì qua môn tập đọc em mới tạo ch em
học tốt các môn học khác.
Hỏi: Em thường luyện đọc ở nhà như thế nào?
Trả lời: ở nhà em đọc đi, đọc lại nhiều lần bài đã học và đọc trước bài cô giao ở

nhà.
Hỏi: ở lớp em khi học tập đọc, các bạn thường hay phát âm sai ở những âm,
vần, tiếng, từ, dấu thanh nào ?
Trả lời: Các bạn thường hay đọc sai ở âm l, n ; thanh với thanh hỏi, tiếng có
vần anh với vần ăn
Họ và tên: Lương Thị Viên
11
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
II. 2.2. Đánh giá thực trạng.
Những kết luận rút ra từ thực tế đã điều tra sau thời gian tiến hành tìm hiểu
thực tế qua trao đổi, điều tra, dự giờ thanh kiểm tra từ năm học 2006 – 2007 đến
nay tôi nhận nhận thấy:
Những nguyên nhân dẫn việc đọc chưa chuẩn kĩ năng cơ bản cần đạt ở học
sinh ở khối lớp 2+3 là các nguyên nhân chính sau:
+ Giáo viên: Chưa thống nhất biện pháp rèn ở các lớp có đặc điểm đọc khác
nhau, vận dụng phương pháp dạy học rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong gìơ tập
đọc chiếm nhiều thời lượng hơn thời lượng các hoạt động khác, Xây dựng kế
hoạch rèn đọc thông qua bài đọc chưa phù hợp
+ Học sinh:
-Hay đọc sai tiếng có phụ âm đầu là l / n (HS Hổi phố, Phương Nam)
-Hay đọc sai tiếng có phụ âm đầu là s/x, ch/tr; thanh ngã/thanh sắc (Hà Tràng
Đông, Hà Tràng Tây)
-Hay đọc sai tiếng thanh ngã/thanh sắc, ngọng vần ia / i (Tài Noong, Đông
Sơn, nột số em Cái Khánh)
- Chưa hứng thú khi rèn đọc đúng ở một số em đọc yếu.
Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn nghiên cứu, đề ra một số biện pháp áp
dụng chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2+ 3 tại trường
Tiểu học Đông Hải như sau:



Họ và tên: Lương Thị Viên
12
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
II.3.Chương 3:
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH
LỚP 2+3 QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
II. 3.1. Các biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng cho học
sinh lớp 2+3 qua phân môn Tập đọc.
II.3.1.1.Chỉ đạo tìm hiểu tình hình đọc của học sinh, Xây dựng kế hoạch,
chương trình, phương pháp rèn đọc theo các chủ đề phân môn tập đọc đối
với từng lớp.
Căn cứ vào tình hình các lỗi đọc chưa đúng ở từng lớp, tôi tiến hành tổ chức
họp tổ chuyên môn 2+3 vào tuần 3 tháng đầu năm học với nội dung:
- Trao đổi tìm hiểu nguyên nhân học sinh đọc hay sai ở các lớp. Mỗi lớp có
bao nhiêu em hay đọc sai tiếng có âm l/n, bao nhiêu em hay đọc sai tiếng có âm
ch/tr, bao nhiêu em hay đọc sai tiếng có thanh ngã/ thanh sắc
Ví dụ: Lớp 2E có 8 em đều đọc sai tiếng có vần ia/ i và 6 em đọc sai tiếng
có thanh ngã/ thanh sắc.
- Chỉ đạo thống nhất xây dựng kế hoạch (bài soạn) cụ thể, phù hợp bài dạy
Tập đọc của từng bài/ tuần/ tháng đối với từng lớp, để ban giám hiệu duyệt
trước khi giảng như Bài: Mùa xuân đến lớp 2 Phần mục tiêu , rèn kĩ năng đọc,
ngoài rèn kĩ năng đọc theo yêu cầu mục tiêu bài, có thể bổ xung, thay thế một số
từ ngữ thích hợp ví dụ:
Theo hướng dẫn (SGV) Lớp 2E Lớp 2A
Luyện đọc:
1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
-Biết đọc với giọng vui, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm

2, Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Biết một vài loài cây, loài chim trong bài, hiểu các từ
-Luyện
thêm từ:
Mãi
sáng
ngời,
-Luyện
thêm từ:
Nồng nàn,
trầm
ngâm.
Họ và tên: Lương Thị Viên
13
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
ngữ: nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm.

- Qua thực tế tôi phát hiện thấy rằng học sinh đó đọc hay sai l/n nhưng khi học
sinh nói, hát rất tự nhiên nhưng không sai lỗi nào ví dụ bài Hoa lá mùa xuân có
câu (Tôi là hoa lá hoa mùa xuân) Chỉ đạo tổ xây dựng phương pháp, hình thức
rèn đọc phù hợp với đối tượng học sinh ví dụ:
Hình thức 1: Đọc bắt chước (giáo viên, học sinh đọc mẫu, học khác đọc theo)
Hình thức 2: Đọc theo hướng dẫn của giáo viên, bước này sau khi bước 1
giáo viên đọc mẫu học sinh không đọc bắt chước được, giáo viên cần hướng dẫn
lại cách phát âm ví dụ: Tiếng nào học sinh đọc thành lào GV nên hướng dẫn cụ
thể là để đầu lưỡi phía trên vòm miệng, từ từ hạ lưỡi toát hơi và tròn môi.
Hình thức 3: Giáo viên động viên, tuyên dương sự cố gắng của học sinh.
Để học sinh đọc đúng rõ ràng, rành mạch các đoạn đối thoại, các văn bản
nghệ thuật báo chí ở lớp 3 đọc hiểu tốc độ đọc nhanh hơn ở lớp 2. Học sinh

đọc đúng nắm được ý chính của đoạn văn biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận
xét về một hình ảnh nhân vật chi tiết trong bài đọc. Phân môn tập đọc rèn các kĩ
năng (Đọc thành tiếng, đọc hiểu, nghe và nói). Bên cạnh đó thông qua hệ thống
bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi bài đọc, khai thác nội dung bài đọc.
Phân môn tập đọc cung cấp cho các em những hiểu biết về thiên nhiên xã hội và
con người, cung cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học
góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn cho học sinh kĩ năng đọc, từ mức độ nhận
biết để đọc đúng, rõ ràng đến mức độ cao hơn là đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ , lên
xuống giọng và thể hiện được thái độ tình cảm qua bài tập đọc. Học sinh hiểu
được nội dung bài. học sinh không nhàm chán khi đọc.
Họ và tên: Lương Thị Viên
14
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Để đạt được mục đích ấy, trước hết người giáo viên phải có phương pháp
rèn đọc đúng, có các hình thức rèn đọc cũng như tinh thần trách nhiệm đối với
nghề, trên cơ sở giúp học sinh nhận thức được việc rèn đọc trong trường tiểu
học. Từ đó áp dụng các biện pháp rèn đọc linh hoạt sẽ mang lại kết quả khả
quan hơn.
- Tiến hành thực nghiệm vào 3 định kì/năm ( cuối kì I, đầu kì II và giữa kì II)
ở các lớp 3A , 3B1 , 2

E để đánh giá hiệu quả rèn kĩ năng đọc.
* Biện pháp này giúp giáo viên định hướng mục tiêu cần rèn sát với học sinh,
học sinh hứng thú rèn đọc hơn.
II. 3.1.2 Biện pháp rèn đọc qua sử dụng tranh ảnh, vật thật
Đây là phương pháp có tác dụng không nhỏ trong việc rèn kĩ năng đọc cho học
sinh, Nhưng khi dã sử dụng tranh ảnh thì bức tranh đó phải đảm bảo tính thẩm
mỹ và tính khoa học, nếu không có điều kiện phóng to giáo viên sử dụng tranh

minh hoạ ngay ở trong SGK tuỳ từng bài để ta có thể sử dụng trực quan cho phù
hợp.
Ví dụ: Chỉ đạo giáo viên lớp 2E dạy Bài Sông hương (Tiếng Việt lớp 2 –
tậpII)
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh phóng to: Sông Hương thể hiện được nội
dung trong bài học để các em nhìn tận mắt và phân biệt cá màu sắc của phong
cảnh khác nhau "Sông Hương" như màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc
của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Học sinh
nêu từ chỉ màu xanh, xanh thẳm, xanh biếc, xanh non. Khi rèn đọc giáo viên yêu
cầu đọc nhấn mạnh các từ chỉ màu sắc.
Học sinh phải nhớ từ cần từ cần nhấn mạnh luyện đọc, đọc tốt ngay cả các
em yếu cũng đọc được.
Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có kĩ năng đọc và tiếp thu bài tốt đọc
bài diễn cảm. Giúp học sinh hiểu bài dễ hơn, hiểu sâu nắm lâu kiến thức và gây
hứng thú cho học sinh khi đọc, nhằm khắc sâu kĩ năng đọc và nội dung bài đọc
Họ và tên: Lương Thị Viên
15
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
cho học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc. Phương pháp này nhằm củng cố niền
tin vững chắc cho học sinh khi tham gia học phân môn Tập đọc.
II. 3.1.3. Rèn đọc bằng hình thức đàm thoại
Biện pháp này phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, các em thích
được hoạt động (Hoạt động lời nói) phương pháp đàm thoại được thực hiện trên
cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ cho nội dung bài, ở đây có thể thấy giáo viên nêu
câu hỏi dẫn dắt gợi mở trò tìm tòi khám phá chiếm lĩnh kiến thức, ngược lại
đồng thời trò có thể nêu câu hỏi thắc mắc để giáo viên hướng dẫn và giải đáp.
* Các hình thức đàm thoại
+ Bước 1: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh
Khi rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu cho học sinh, giáo viên thường

chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với học sinh và nội dung bài đọc. muốn
học sinh hiểu nội dung bài trước hết học sinh phải có kĩ năng đọc đó là đọc đúng,
lưu loát, trôi chảy bài đọc. Có đọc thông văn bản thì các em mới hiểu nội dung
bài và hiểu giá trị nghệ thuật của bài, dẫn đến sự cảm thụ tốt và đọc diễn cảm tốt
hơn. Để đạt được những yêu cầu đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi đúng với nội
dung bài học. + Bước 2: Rèn đọc hiểu cho học sinh
Kết hợp với việc rèn đọc đúng, cần rèn đọc hiểu cho học sinh, đọc hiểu ở đây
có thể là từ khoá, từ trọng tâm, câu, đoạn, bài.
Ví dụ: Chỉ đạo dạy bài "Tìm ngọc" (Tiếng Việt lớp 2 tập I) tại lớp 2A. Giáo
viên giúp học sinh hiểu từ "Long Vương" giáo viên đưa ra câu hỏi: Em hiểu
Long Vương nghĩa là gì? Dựa vào câu hỏi gợi mở dẫn dắt giúp các em dễ hiểu từ
mới.
* Trong phân môn Tập đọc phương pháp đàm thoại chỉ dùng để gợi mở,
dẫn dắt để học sinh hiểu và chiếm lĩnh kiến thức chứ không sử dụng trong suốt
quá trình dạy đọc mà cần phải kết hợp hài hoà các phương pháp khác để bài tập
đọc đạt kết quả cao, học sinh không nhàm chán.
Họ và tên: Lương Thị Viên
16
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Phương pháp đàm thoại có tác dụng kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh
giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình phù
hợp với đối tượng học sinh.
II. 3.1.4. Chỉ đạo xây dựng tiêu chí rèn đọc qua các bước luyện đọc của
phân môn tập đọc
*Đọc mẫu: Đọc mẫu của giáo viên: Đây là một hình thức trực quan sinh động
và có hiệu quả đáng kể, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Do đó
muốn rèn đọc cho học sinh giáo viên luôn chuẩn bị trước các bài từ ở nhà để cho
học sinh đọc đúng các thể loại, đúng ngữ điệu tránh đọc đều đều mà cần phải
biết biểu hiện tình cảm của mình qua cử chỉ ánh mắt, nét mặt. nụ cười khi đọc.

* Luyện đọc từ khó
Khi hướng dẫn học sinh phát âm giáo viên cần phân tích được sự khác biệt
giữa cách phát âm đúng với cách phát âm sai mà các lỗi sai thường mắc phải như
các tiếng có âm l, n; vần anh, ăn,
Điều này giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ và có trực quan cho các em thấy được
sự khác nhau của nó để phân biệt rõ khi đọc phát âm cho đúng. Đặc biệt đối với
học sinh yếu giáo viên còn sử dụng các trực quan cụ thể để các em thấy được hệ
thống phát âm như môi, răng, lưỡi, (bộ máy phát âm) khi phát âm nó như thế nào
? Cụ thể hơn giáo viên làm mẫu trực tiếp để học sinh quan sát và luyện cách phát
âm.
Ngoài hình thức trên giáo viên còn ghi các từ khó luyện đọc bằng phấn màu
lên bảng (Bảng phụ) Chỉ ghi phấn màu bằng các phụ âm, vần khó trong các từ
luyện đọc để các em được nhìn (bằng mắt) được tập phát âm (bằng miệng), được
nghe (bằng tai) và có thể được viết (bằng tay) vào bảng con. Có như vậy các em
sẽ nhớ lâu hơn và đọc đúng hơn.
Họ và tên: Lương Thị Viên
17
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Giáo viên đọc mẫu học sinh yếu cần luyện đọc nhiều và giáo viên yêu cầu học
sinh phân tích các từ có tiếng, vần mà các em đọc hay sai để nắm bắt rõ hơn. Đa
số học sinh đọc tốt trừ (các em bị dị tật về bộ máy phát âm).
* Luyện đọc câu, đoạn, bài
Khi kết hợp rèn phát âm đúng tiếng từ có phụ âm, có vần học sinh hay sai giáo
viên cần rèn cho học sinh biết ngắt, nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy và đọc lưu
loát, đó là trọng tâm rèn đọc cho học sinh lớp 2+3
Qua kiểm tra khảo sát đầu năm học đa số các em đọc còn chậm, đọc chưa
chuẩn, đọc còn ngắc ngứ. một số học sinh yếu dừng lại để đánh vần, nhiều em
chưa biết nghỉ đúng lúc đúng lúc, đúng chỗ. Để khắc phục tình trạng nàygiáo
viên đã tiến hành nhiều thời gian hơn cho việc luyện đọc. Tuy nhiên vẫn đảm

bảo nội dung trong một giờ tập đọc. Dùng thời gian phù hợp cho việc đọc ở nhà.
Khi học sinh đọc giáo viên theo dõi để nhắc nhở học sinh ngắt, nghỉ đúng dấu
câu. đọc rõ từng cụm từ, câu, tránh đọc ê, a kéo dài.
Đối với học sinh yếu phần luyện đọc chưa đạt được yêu cầu tối thiểu, các em
dùng bút chì đánh dấu vào sách giáo khoa về nhà tự rèn thêm khi không có giáo
viên hướng dẫn, tiết sau giáo viên kiểm tra lại.
Rèn kĩ năng đọc câu, đoạn hay cả bài giáo viên phải hướng dẫn các em rất tỉ
mỉ. trong giờ tập đọc giáo viên chép sẵn câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ ra
bảng phụ để rèn đọc cho học sinh. Nếu là bài đọc thuộc lòng cần phải chép từ
điểm tựa để học sinh tri giác cụ thể, cần chép rõ ràng, mới có tác dụng trực quan
tốt.
Khi dạy học thuộc lòng giáo viên chép bài lên bảng phụ rồi luyện cho các
em bằng phương pháp xoá dần chỉ để lại từ điểm tựa. Phần này làm trực quan tốt
thì các em học dể nhớ, thuộc bài nhanh hơn so với phương pháp để học sinh đọc
ở sách giáo khoa.
II.3.1.5. Chỉ đạo giáo viên thay đổi hình thức luyện đọc :
Họ và tên: Lương Thị Viên
18
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Đây là phương pháp chủ yếu thường xuyên sử dụng khi dạy học phân môn
Tập đọc. Với phương pháp này giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng thực
hành tốt dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo khi
luyện đọc. GV hướng dẫn HS luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện
tập tại lớp.
+ Các biện pháp luyện tập
Bước1:-Luyện đọc đúng: Đọc thành tiếng , yêu cầu đọc trôi trảy, lưu loát,
biết ngắt nghỉ đúng chỗ , biết phân biệt câu thơ, dòng thơ.
Ngoài việc rèn cho học sinh biết cách ngắt nghỉ sau dấu chấm dấu phẩy, giáo
viên phải hướng dẫn học sinh biết ngắt hơi sau dấu chấm câu (Đối với bài văn

xuôi)
Ví dụ: khi dạy bài: Bác sĩ sói ( Tiếng Việt Lớp 2 tập II) tại lớp 2A
Giáo viên đưa bảng phụ rồi cho học sinh trao đổi cách đọc sau đó mới hướng
dẫn đọc cụ thể câu:
Cám ơn bác sĩ // Cháu đau chân quá // ngài làm ơn chữa giúp cho // hết bao
nhiêu tiền cháu xinh chịu //.
Chà !/ Chà !/ Chữa làm phúc,/ tiền với nong gì.// Đau thế thế nào ?// Lại đây ta
xem.//
Khi đọc câu có dấu hai chấm thì đọc ngừng, dấu chấm nghỉ lấy hơi, dấu phẩy
thì ngắt. Khi đọc cần thể hiện giọng điệu của ngựa (ngoan ngoãn lễ phép). Dấu
chấm hỏi lên cao giọng ở cuối câu.
Bước 2: Luyện đọc hiểu (đọc thầm)
Đối với học sinh lớp 2.3 đọc hiểu khó hơn đọc thành tiếng do các em chưa
có ý thức tập trung cao để theo dõi bài đọc. Thường thì các em bỏ sót tiếng dòng
trong bài đọc. Giáo viên theo dõi các em đọc hiểu một số em chưa có ý thức tự
giác khi đọc bài. để hướng dẫn học sinh đọc hiểu được tốt giáo viên yêu cầu các
em làm theo hướng dẫn của thầy, yêu cầu tất cả học sinh theo dõi vào bài đọc
phải đầy đủ các tiếng trong câu (lưu ý không đọc lướt)
Họ và tên: Lương Thị Viên
19
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
- Yêu cầu học sinh đọc bằng mắt, học sinh tập bỏ dần thói quen đọc thành tiếng
lầm rầm (phát ra tiếng nhẩm nhỏ)
- Khi giáo viên đăt câu hỏi, học sinh không dùng ngón tay hay que tính để chỉ
vào từng chữ, dòng trong sách (Loại trừ những em quá yếu)
- Kiểm tra đọc hiểu của các em giáo viên tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu
các em trả lời câu hỏi. Nội dung của đoạn vừa đọc đến đâu? nếu đọc thầm tốt sẽ
hiểu được nội dung của đoạn vừa đọc đó và trả lời được câu hỏi.
Đối với học sinh yếu giáo viên thường xuyên quan tâm và giúp đỡ các em

nhiều hơn đặc biệt là âm, vần, từ, cụm từ, câu hay sai. Giáo viên có thể bố trí học
sinh khá giỏi ngồi cùng bàn để kèm cặp giúp đỡ.
Chỉ đạo thể nghiệm ngày 14/1/2008 Tập đọc: Bài Mùa xuân đến (Tiếng Việt
lớp 2 tập II) Lớp 2A người thực hiện: Nguyễn Hải Vân
(Giáo án số 1, sau phần phụ lục)
Bước : Tổ chức trò chơi Tiếng Việt.
Có nhiều hình thức trò chơi Tiếng Việt, tuỳ từng bài đọc để áp dụng trò chơi
sao cho thích hợp. Trong khâu rèn kĩ năng đọc nói riêng và dạy bài tập đọc nói
chung giáo viên thường áp dụng trò chơi Tiếng Việt như thi đọc đúng các từ,
cụm từ có phụ âm hay mắc lỗi khi đọc .
+ Tổ chức trò chơi thi đọc đúng ô chữ có thưởng Ví dụ lớp 2E có học sinh
đọc hay sai thanh sắc/ thanh ngã, giáo viên có thể tiến hành trò chơi (Chiếc nón
kì diệu) giáo viên chuẩn bị các băng giấy, mỗi băng giấy 2 mặt đều chia thành số
ô vuông bằng nhau, một mặt ô vuông trống. Một mặt ô vuông có chữ cái ở mỗi
ô, tiến hành chơi giáo viên để mặt ô vuông trống để học sinh đoán, nếu đoán
không sai thì lật ô chữ đúng cho cả lớp đánh giá .
Nội dung:
Gợi ý Từ đúng Từ HS đọc hay
sai
Cái gì thường để đội đầu Cái mũ Cái mú
Họ và tên: Lương Thị Viên
20
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Quả gì nhỏ, dài, để xào nấu ăn ngon Đỗ đũa Đố đúa
Cái gì dùng để đựng thức ăn khi ăn cơm Cái đĩa Cái đí
+ Thi đọc nối tiếp đoạn văn, câu thơ, khổ thơ trong bài học thuộc lòng
+ Thi tìm đọc các từ còn thiếu trong đoạn văn, câu thơ. Đọc một câu thì biết cả
đoạn văn hoặc đọc một từ thì biết cả khổ thơ.
Khi tổ chức trò chơi tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia chơi , tham

gia nhận xét đánh giá. Bước này học sinh có hứng thú tập luyện đọc đạt kết quả.
* Sau khi nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân việc rèn kĩ năng đọc cho học
sinh lớp 2,3 chưa có hiệu quả và những biện pháp khắc phục. Tôi tiến hành chỉ
đạo dạy thực nghiệm 2 lớp của trường tiểu học Đông Hải ngay từ đầu năm hoc
2007- 2008.
+ Giáo án số 1(Được minh họa sau phần phụ lục)
Thể nghiệm ngày 14/1/2008 Tập đọc: Bài Mùa xuân đến (T.Việt lớp2 tập II)
- Lớp 2E người thực hiện: Lương Thị Gái
+ Giáo án số 2 (Được minh họa sau phần phụ lục)
Thể nghiệm ngày 22 /1/2008 Tập đọc Bài : Bàn tay cô giáo (Tiếng việt lớp
3 tập II) tại lớp 3A người thực hiện : Lê Thu Hiền
Nhận xét qua dạy thực nghiệm 2tiết
Ưu điểm : - Giáo viên tổ chức tiết dạy đảm bảo nội dung kiến thức, kĩ năng
cơ bản của tiết học hệ thống, Phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh. Kết hợp hài hoà giữa thầy và trò, học sinh học tập sôi nổi, tích cực đọc, có
ý thức tự rèn kĩ năng đọc đúng, liền mạch và trả lời được các câu hỏi nội dung
bài, đặc biệt các từ hay sai đối với học sinh.
Khuyết điểm : Lệnh của giáo viên yêu cầu học sinh đọc hơi chậm ảnh hưởng
đến thời lượng cho phần đọc hiểu.
II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn.
Họ và tên: Lương Thị Viên
21
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
Qua các giờ dự thực nghiệm, các giáo viên đã vận dụng phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Kết hợp hài hoà
giữa các hoạt động của thầy và trò. Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù
hợp, tạo điều kiện để học sinh biết hợp tác và tham gia vào các hoạt động học
tập. Thông qua bài dạy kết hợp giáo dục động viên học sinh phát huy khả năng
học tập của mình. Học sinh đọc bài tốt, hiểu bài một cách chắc chắn, Lớp học sôi

nổi, học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động đọc qua các giờ dự thực
nghiệm đạt kết quả.
Trong quá trình chỉ đạo dạy học thực nghiệm ở trường nâng cao chất
lượng đặc biệt là kĩ năng rèn đọc đúng cho học sinh lớp 2,3. Kết quả kiểm tra
khảo sát thong qua các tiết dự giờ thực nghiệm, giáo viên đã biết vận dụng
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Kết hợp hài hoà giữa các hoạt động của thầy và trò. Hình thức dạy học phong
phú, phù hợp, tạo điều kiện để học sinh được hợp tác và tham gia vào các hoạt
động học tập. Qua tiết dạy phân môn tập đọc giáo viên đã rèn được kĩ năng đọc
đúng cho học sinh. Biết kết hợp giáo dục động viên học sinh phát huy khả năng
học tập của mình trong các tiết học tập đọc. Học sinh đã có nhiều cố gắng trong
việc rèn luyện kĩ năng đọc đúng, nắm kiến thức hiểu bài một cách chắc chắn có
kĩ năng đọc để tham gia các môn học khác.
Đối chiếu so sánh kết quả cụ thể qua đợt kiểm tra cuối học kì II năm học
2007-2008 như sau:
+ Lớp không được thực nghiệm:
Lớp TS học
sinh
Kết quả kiểm tra môn Tiếng việt
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
Số lượng %
2C2 13 0 3 8 2 15,3
3B1 11 0 2 7 2 18,1
+ Lớp được thực nghiệm:
Họ và tên: Lương Thị Viên
22
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc

Lớp TS học
sinh
Kết quả kiểm tra môn Tiếng việt
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
Số lượng %
2E 8 3 4 1 0
3A 19 5 12 2 0
III.PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
Trong quá trình chỉ đạo giáo viên dạy học tập đọc,trước tiên giáo viên
phải nắm vững đặc điểm tâm lý của các em. Vì các em học sinh tiểu học ở lứa
tuổi này thích được động viên, khuyến khích, khen ngợi. Để thực hiện mỗi tiết
dạy giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu của môn học đó với học sinh lớp đó
mà cuối năm học phải đạt được. Trong từng chủ đề, từng bài học sinh cần đọc và
hiểu được những nội dung gì? Giáo viên mới lựa chọn phương pháp phù hợp
với
bài đó. Khi dạy phân môn Tập đọc lớp 2,3 giáo viên cần chú trọng các yếu tố:
Đọc mẫu của giáo viên để gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế.
Qua quá trình nghiên cứu chỉ đạo và tìm hiểu thực tế tôi thấy người giáo
viên muốn thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học phải miệt mài nghiên cứu tài liệu
sách giáo khoa và điều quan trọng hơn là lựa chọn phương pháp dạy học hợp lý
với từng hoạt động trong tiết dạy nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức qua
khai thác nội dung bài.
Qua thực tế nghiên cứu tài liệu, trao đổi với giáo viên giảng dạy và đề ra
biện pháp chỉ đạo dự các giờ thực nghiệm. Việc rèn kĩ năng đọc đúng là một
trong những vấn đề hết sức quan trọng trong việc khai thác nội dung kiến thức
bài dạy tập đọc, giúp nhiều cho giáo viên có sự cố gắng rèn luyện nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn đặc biệt là khâu tổ chức lớp học. Nếu học sinh đọc được

Họ và tên: Lương Thị Viên
23
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
lưu loát, rõ ràng thì mới giúp học sinh phát huy tính độc lập suy nghĩ, nắm kiến
thức hiểu bài một cách lô gíc và chính xác. Để đạt được kết quả thực sự về chất
lượng việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh giáo viên phải khéo léo,
kết hợp hài hoà, tác động đến việc tiếp thu bài của học sinh là một vấn đề vô
cùng cần thiết.
Đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết hết lòng thương yêu học
sinh và hiểu học sinh. Sử dụng các phương pháp rèn kĩ năng đọc trong dạy tập
đọc, cần phối hợp một cách nhịp nhàng, sẽ cuốn hút học sinh tham gia vào các
hoạt động học tập tích cực. Giúp học sinh có kĩ năng thói quen nhanh nhạy bén
trong việc tiếp thu bài, giáo viên cần tạo không khí lớp học sôi nổi phong phú,
hấp dẫn. Mặt khác người giáo viên cần biết phối hợp các lực lượng giáo dục tạo
môi trường học tập lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà
trường.
Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2,3 là một quá trình lâu dài không chỉ
rèn trong phân môn tập đọc mà cho tất cả các môn học, không phải là một giờ
học, một tiết học, một thời gian ngắn và phải liên tục mà ở tất cả các môn học
trong nhà trường. Xây dựng được ý thức rèn kĩ năng đọc đúng. Muốn vậy người
giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong
dạy học để giờ học đạt hiệu quả. Học sinh có ý thức tự khám phá chiếm lĩnh
kiến thức chính xác qua " Việc đọc đúng", phát huy được khả năng vốn có của
mình phát triển một cách toàn diện về năng lực trí tuệ nhân cách Tôi tin rằng
nếu giáo viên có ý thức rèn đọc đúng cho học sinh thường xuyên, liên tục trong
dạy học sẽ góp phần phát triển giáo dục toàn diện trong nhà trường. Từ những
thực tế chỉ đạo hoạt động dạy học cùng với việc nghiên cứu đề tài này, tôi thấy
mình cũng còn một số hạn chế là chưa kiểm tra được thường xuyên nhiều lần
được tất cả các giáo viên trong nhà trường, vì trường quá nhiều điểm trường lẻ.

Nhân dịp hoàn thành đề tài cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
chuyên môn phòng giáo dục Tiên Yên đã hướng dẫn. Ban giám hiệu, các giáo
Họ và tên: Lương Thị Viên
24
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng
cho học sinh lớp 2-3 qua phân môn Tập đọc
viên trường tiểu học Đông Hải, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
này.
Trong quá trình thực hiện đề tài vì thời gian có hạn, nên tôi chỉ đề cập đến
vấn đề chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2,3 rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp bổ xung của lãnh đạo cấp trên.
III.2. Kiến nghị: Đối với giáo viên: Tăng cường rèn đọc thường xuyên, có
hiệu quả hơn trong tất cả môn học Tiếng Việt. Với đề tài này tôi mới chỉ tìm ra
được biện pháp để chỉ đạo giáo viên rèn kĩ năng đọc đúng cho cho học sinh lớp
2+3 qua phân môn tập đọc, trong đơn vị nhà trường về việc chỉ đạo giáo viên rèn
kĩ năng đọc đúng cho học sinh.
Xin trân thành cảm ơn !
Đông Hải, ngày 08 tháng 4 năm 2008
Người viết
Lương Thị Viên
IV.PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
IV.1. Danh mục tài liệu tham khảo:
1.1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 2 nhà xuất bản giáo dục- chủ biên:
Nguyễn Minh Thiết.
1.2. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 2 nhà xuất bản giáo dục- chủ biên:
Nguyễn Minh Thiết.
1.3. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 tập 1 nhà xuất bản giáo dục- chủ biên:
Nguyễn Minh Thiết.
1.4. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 tập 2 nhà xuất bản giáo dục- chủ biên:
Nguyễn Minh Thiết.

1.5. Sách giáo viênTiếng Việt lớp 3 tập 1 nhà xuất bản giáo dục- chủ biên:
Nguyễn Minh Thiết.
1.6. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 tập 2 nhà xuất bản giáo dục- chủ biên:
Nguyễn Minh Thiết.
1.7. Tập san giáo dục tiểu học tập 21 năm 2006
1.8. Tập san giáo dục tiểu học tập 23 năm 2007
Họ và tên: Lương Thị Viên
25

×