Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thả vườn nuôi tại trang trại của công ty CP thuốc thú y SVT thái dương tại xã hướng đạo, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

TRẦN XUÂN THẮNG
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ PHỊNG TRỊ
BỆNH CHO ĐÀN GÀ THẢ VƯỜN NI TẠI TRANG TRẠI CỦA CÔNG
TY CP THUỐC THÚ Y SVT THÁI DƯƠNG TẠI XÃ HƯỚNG ĐẠO,
HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021

Thái Ngun - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


--------------

TRẦN XUÂN THẮNG
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ PHỊNG TRỊ
BỆNH CHO ĐÀN GÀ THẢ VƯỜN NI TẠI TRANG TRẠI CỦA CÔNG
TY CP THUỐC THÚ Y SVT THÁI DƯƠNG TẠI XÃ HƯỚNG ĐẠO,
HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K48 - TY - N05

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2016 - 2021


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Cường

Thái Nguyên - 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Trải qua một thời gian dài học tập rèn luyện tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cơ, bạn bè và người thân để có thể
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong khoa Chăn nuôi Thú
y. Các thầy cô đã tận tâm chỉ bảo cho em qua từng buổi học trên lớp cũng như
những buổi nói chuyện, thảo luận. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q
trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là
hành trang quý báu để em bước vào đời.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
giáo hướng dẫn, TS. Nguyễn Mạnh Cường - giảng viên khoa Chăn nuôi Thú
y đã chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tồn thể lãnh đạo Cơng ty CP thuốc thú y
SVT Thái Dương và toàn thể anh chị tại trại gà đã tạo mọi điều kiện và giúp
đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân,
những người đã cho em niềm tin, động lực để bước về phía trước.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày


tháng 04 năm 2021

Sinh viên

Trần Xuân Thắng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thức ăn cho gà ở các giai đoạn tuổi ................................................. 9
Bảng 2.2. Lịch tiêm phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin ................................ 18
Bảng 4.1. Kết quả cơng tác chăm sóc, ni dưỡng đàn gà trong thời gian thực tập ...33
Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại .. 34
Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho đàn gà tại trại ..... 35
Bảng 4.4: Một số bệnh thường gặp trên gà thả vườn tại trại và các đàn gà ở
địa bàn huyện Tam Dương.............................................................. 37
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà .................................................... 36
Bảng 4.6. Kết quả công tác khác ..................................................................... 38


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
cs

Cộng sự

KHKT


Khoa học kĩ thuật

Nxb

Nhà xuất bản

LTĂTN

Lượng thức ăn thu nhận



Thức ăn

TB

Trung bình

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

nst

Nhiễm sắc thể


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 1
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Giới thiệu về Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương ........................ 3
2.1.2. Một số thông tin về cơ sở thực tập Huyện Tam Dương ......................... 4
2.1.3. Điều kiện cơ sở trại gà của công ty ........................................................ 5
2.1.4. Công tác chăn nuôi tại trại gà của công ty .............................................. 6
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 7
2.2.1. Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng .............................................................. 7
2.2.2. Các biện pháp chung trong phòng chống dịch bệnh ............................. 10
2.2.3. Các nguyên tắc phòng bệnh cho gà thả vườn ....................................... 12
2.2.4. Quy trình phịng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà ............................ 16
2.3. Các biện pháp phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn gà
thả vườn ........................................................................................................... 18
2.3.1. Bệnh nhiễm khuẩn E. coli ..................................................................... 19
2.3.2. Bệnh đầu đen (Histomonosis) ............................................................... 20
2.3.3. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) ................................................................ 22
2.3.4. Bệnh CRD (Chronic Respiratory Disease) ........................................... 23


v

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 24

2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về một số bệnh ở gà ...................... 24
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 27
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 29
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành ...................................... 29
3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 29
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 30
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 32
PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................... 33
4.1. Kết quả cơng tác chăm sóc, ni dưỡng .................................................. 33
4.2. Kết quả cơng tác vệ sinh, phịng bệnh ..................................................... 34
4.2.1. Kết quả cơng tác vệ sinh phịng bệnh ................................................... 34
4.2.2. Kết quả cơng tác phịng bệnh bằng thuốc và vắc-xin ........................... 34
4.3. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho gà thả vườn ................................... 37
4.3.1. Một số bệnh thường gặp trên gà thả vườn ............................................ 37
4.4. Công tác khác ........................................................................................... 36
4.4.1.Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn gà tại cơ sở .......... 37
4.4.2. Một số công tác khác………………………………………………….38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 40
5.1. Kết luận .................................................................................................... 40
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm trong suốt những năm qua không ngừng phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn
nuôi gà hiện nay tại nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi nông hộ
nhỏ lẻ, phân tán, năng suất, hiệu quả chăn nuôi thấp sang hướng tập trung,
công nghiệp, năng suất, hiệu quả cao.
Để đạt được mục tiêu đó thì địi hỏi các hộ nông dân, các trại chăn nuôi
phải từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Cải
tạo giống nâng cao chất lượng thức ăn, thực hiện quy trình vệ sinh phịng bệnh
chặt chẽ, đúng quy trình, chuyển từ phương thức chăn ni truyền thống sang
phương thức chăn ni cơng nghiệp có sự đầu tư thỏa đáng về thiết bị, chuồng
trại, con giống và công tác thú y… Chính vì lẽ đó, chăn ni gà đang được chú
trọng và khuyến khích tới các hộ nơng dân, các trang trại trong cả nước.
Trong những năm gần đây chăn ni gia cầm gặp rất nhiều khó khăn như
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,... Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm
thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của
công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực
hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phịng trị bệnh cho đàn gà thả
vườn nuôi tại trang trại của Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương tại
xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc’’.
1.2. Mục đích của đề tài
- Hiểu rõ và thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phịng trị bệnh
cho đàn gà thả vườn ni tại trang trại của Công ty CP thuốc thú y SVT Thái
Dương, tại xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.


2

- Theo dõi và điều trị bệnh cho đàn gà trong thời gian thực tập.

- Biết cách phòng và trị bệnh hay sảy ra đối với đàn gà thả vườn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được các quy trình chăm sóc, ni dưỡng, phịng trị bệnh cho vật
ni nói chung và cho đàn gà thả vườn.
- Thành thạo trong việc phát hiện, chẩn đốn, phịng và điều trị một số
bệnh trên đàn gà tại cơ sở.
- Đưa ra được phác đồ điều trị bệnh đối với gà thả vườn.
- Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của gà thả vườn.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Giới thiệu về Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương
Khởi đầu là công ty TNHH dược thú y Thái Dương, được thành lập vào
tháng 2 năm 2008 tại Long Biên, Hà Nội với chức năng chuyên nhập khẩu và
phân phối thuốc thú y. Đến tháng 2 năm 2010 chuyển đổi thành công ty CP
thuốc thú y SVT Thái Dương và xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y theo
tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO tại khu Công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh,
Hà Nội với vốn đầu tư là 3 triệu USD.
Tháng 7 năm 2011 Bộ Nông Nghiệp Việt Nam công nhận nhà máy sản
xuất thuốc thú y của công ty SVT Thái Dương đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP WHO, GLP - Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm, GSP-Thực hành tốt bảo
quản thuốc và cũng là nhà máy thuốc thú y thứ 4 của miền bắc đạt tiêu chuẩn
GMP - WHO của bộ nông nghiệp. Đội ngũ kỹ thuật của công ty được đào tạo
bài bản, bao gồm các chuyên gia thuộc nhiều chuyên ngành hóa học, dược
học, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản….
Sản phẩm của công ty SVT Thái Dương rất đa dạng từ những sản phẩm
kích thích tăng trọng, tăng năng xuất đến những sản phẩm phòng và trị bệnh

cho gia súc, gia cầm và thủy sản với qui cách đóng gói phù hợp phục vụ được
mọi nhu cầu của nông trại và hộ chăn nuôi.
Chất lượng sản phẩm của SVT Thái Dương luôn ổn định xuất phát từ
khâu chọn nguyên liệu đầu vào, kiểm sốt chặt chẽ trong q trình sản xuất và
thành phẩm trước khi ra thị trường đều được kiểm nghiệm tại phòng kiểm
nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP của công ty.
Mạng lưới khách hàng của công ty được phát triển rộng khắp cả nước,
là hệ thống cửa hàng thuốc thú y, các trang trại, các hộ chăn nuôi. Công ty có
đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhiệt tình, giàu kinh nghiệm ln sẵn sàng tư vấn
kỹ thuật, quy trình chăn nuôi tiên tiến, hỗ trợ khách hàng.


4

Với phương châm “Mang lại giá trị đích thực” tập thể SVT Thái Dương
không ngừng nỗ lực, phấn đấu để cho ra thị trường những sản phẩm hiệu quả,
kinh tế góp phần vào sự phát triển chung của ngành chăn nuôi nước nhà.
2.1.2. Một số thông tin về cơ sở thực tập Huyện Tam Dương
Tam Dương là một huyện nằm ở giữa trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc và có
vị trí địa lý đặc biệt như: Phía đơng giáp huyện Bình Xuyên và huyện Tam
Đảo, phía tây giáp huyện Lập Thạch, phía nam giáp thành phố Vĩnh Yên và
hai huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, phía bắc giáp huyện Lập Thạch và huyện
Tam Đảo. Nằm trong tọa độ 21o22'59" vĩ Bắc; 105o32'28" kinh Đơng.
Huyện Tam Dương có diện tích 107,13 km2. Là một huyện trung du,
địa hình đồi thấp là chủ yếu đây cũng là lợi thế của huyện Tam Dương, đắc
biệt thuận lợi cho việc chăn nuôi gà thả vườn.
Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2
mùa rõ rệt, mùa khơ hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ
tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23°C; tháng có nhiệt
độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10 - 12°C); tháng có nhiệt độ cao

nhất là tháng 6 và tháng 7 (khoảng 36 - 37°C). Lượng mưa trung bình hàng
năm 1.348,87 mm, độ ẩm tương đối trung bình là 82,33%.
Thế mạnh của huyện Tam Dương là sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là
huyện có nền chăn ni phát triển, điển hình là chăn ni gà thịt và gà đẻ
trứng thương phẩm. Tuy nhiên mô hình chăn ni gà thả vườn mang lại hiệu
quả kinh tế mà chưa được Huyện Tam Dương khai thác và phát triển. Dựa
trên thế mạnh đã có sẵn của huyện Tam Dương, công ty CP thuốc thú y SVT
Thái Dương đã xây dựng trang trại và đưa mơ hình chăn nuôi gà thả vườn
vào xã Hướng Đạo của huyện Tam Dương làm mơ hình chăn ni gà thả
vườn thí điểm, để hỗ trợ các trang trại, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện
thay đổi phương thức chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho người


5

chăn nuôi và cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm an tồn, đặt tiêu
chuẩn. Cơng ty cùng đồng hành với các trang trại chăn ni phát mơ hình
ni gà thả vườn trên địa bàn.
2.1.3. Điều kiện cơ sở trại gà của công ty
2.1.3.1. Điều kiện cơ sở vật chất của trại
Trại gà của công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương được xây dựng
trên địa bàn Xã Hướng Đạo, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Trại được thiết kế xa khu dân cư khoảng 1500m, trại được bao bọc bởi hệ
thống tường gạch và những hàng cây xanh phân tầng, vừa đảm bảo an ninh và đảm
bảo sự mát mẻ, vừa thanh lọc khơng khí, giảm mùi, tránh ơ nhiễm mơi trường.
Trang trại có kho chứa thức ăn cách chuồng ni 300m, thuận lợi cho
q trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà.
Hệ thống nước cung cấp cho chăn nuôi và sinh hoạt được sử dụng bằng
nước giếng khoan và có bể chứa, bể khử trùng nước đảm bảo an tồn trước
khi sử dụng để chăn ni.

Trong mỗi chuồng được lắp đặt hệ thống đèn thắp sáng, hệ thống sưởi
trong thời gian úm và nuôi nhốt trong chuồng.
Gần cổng trại có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu sinh hoạt chung cho công
nhân và nhà kho để chứa dụng cụ chăn ni.
Trại có tổng diện tích là 7000m². Gồm có:
+ 2 dãy chuồng ni, mỗi dãy chuồng có diện tích khoảng 1000m² ni
từ 5000 - 7000 con.
+ Diện tích khu nhà xưởng và cơng trình phụ trợ là 130m². Trong đó có
các cơng trình như:
01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20m²
01 kho cám: 50 m²
01 kho dụng cụ chăn ni (máng ăn, máng uống, lồng gà,…): 30m²
01 phịng máy phát điện: 10m²
01 nhà để xe: 20m2


6

+ Khu nhà ở, khu sinh hoạt có diện tích 100m²
Trong trại trồng chủ yếu cây ăn quả như mít, vải và trồng thêm rau để
cung cấp thực phẩm cho trại sử dụng hằng ngày.
2.1.3.2. Mơ hình tổ chức của trang trại
- Hiện nay trang trại gồm có:
+ 2 cơng nhân
+ 1 kỹ sư kiêm quản lý trại
+ 1 sinh viên thực tập
- Trong quá trình thực tập tại trại của công ty, công ty đã tạo điều kiện
chỗ ăn, chỗ ở và sinh hoạt theo công nhân tại trại.
2.1.4. Công tác chăn nuôi tại trại gà của công ty
2.1.4.1. Quy mô cơ cấu của đàn gà

- Quy mô gồm 2 chuồng 1000m2 và 4500 m2 sân chơi
- Cơ cấu 5000 - 7000 gà/chuồng
2.1.4.2. Tình hình cơng tác thú y
Cơng tác vệ sinh
- Dọn rửa chuồng sạch sẽ rồi phun thuốc sát trùng cho tồn bộ nền, vách,
nóc, máng, chụp sưởi và dụng cụ chăn nuôi, dọn và rắc vôi quanh khu vườn thả
gà. Sau khi sát trùng cần bỏ trống chuồng trại ít nhất từ 15 - 20 ngày. Luôn giữ
vệ sinh sạch sẽ cho chuồng nuôi, Nuôi gà cần giữ cho chuồng trại ln thống
mát, sạch sẽ. trước khu chuồng trại cần có hố sát trùng hoặc vơi bột.
- Chuồng trại được quét dọn sạch sẽ. Thường xuyên phun sát trùng
bằng Sun-IODIN 2,5ml/lít nước với tần suất 2lần/tuần.
Cơng tác phòng bệnh
- Phòng bệnh là khâu quan trọng nhất trong cơng tác thú y, nó là yếu tố
quyết định đến hiệu quả chăn ni.
Cơng tác phịng bệnh bao gồm các nội dung sau:
- Hạn chế cho người ngoài vào khu vực chăn nuôi, công nhân được
trang bị quần áo bảo hộ lao động.


7

- Phải thường xuyên quét dọn chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát
quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống, cũng như
phải sát trùng giầy dép trước khi vào khu chăn nuôi.
- Trại đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phịng vắc-xin cho tồn bộ
đàn gà trong trại theo lịch tiêm phịng của cơng ty.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Công tác chăm sóc, ni dưỡng
2.2.1.1. Cơng tác chuẩn bị chuồng trại trước khi trước khi nuôi gà
Trong những năm gần đây nền chăn ni nước ta có những bước phát

triển khơng ngừng. Kỹ thuật chăn nuôi ngày một tiên tiến, con giống và quy
trình chăn ni cũng dần đi vào chun nghiệp. Đặc biệt chăn nuôi gà đang
phát triển mạnh mẽ đã có những trang trại lên tới hàng vạn con. Tuy nhiên
việc chú trọng tới khâu chuẩn bị chuồng nuôi để vào đàn mới vẫn còn nhiều
điểm chưa thực sự tốt.
Từ tình hình thực tế đó dưới đây là cơng tác chuẩn bị chuồng trại trước
khi nuôi như sau:
* Đối với chuồng úm:
- Chuẩn bị chuồng úm, quây úm đảm bảo kín gió và cần có thời gian để
trống chuồng ni từ 15 đến 20 ngày.
- Trước khi nhập lứa gà mới ta cần xử lý vệ sinh:
+ Làm sạch vật lý
Sau khi loại bỏ hoàn toàn chất chứa, chất độn chuồng ra khỏi khu vực
chăn ni gà. Đưa tồn bộ dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, quần áo,
dày…) đi vệ sinh, tiêu độc để chuẩn bị lứa gà mới. Làm sạch cơ học bằng
cách sử dụng chổi quét kết hợp với phun nước áp suất cao để rửa sạch nền,
tường, trần của chuồng ni.
+ Làm sạch hóa học
Sử dụng các chất sát trùng có tính base như vơi, vôi bột rắc vào tất cả
các khu vực chăn nuôi gà đặc biệt là lối ra vào.


8

Sau đó 1 - 2 ngày phun khử trùng như iodine vào tất cả khu vực chăn nuôi.
* Đối với quây úm và hệ thống sưởi ấm gà con.
- Quây úm gà con làm bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng khung gắn lưới
thép và bên ngoài bọc bằng bạt…
- Quây úm được bố trí trong chuồng úm, khu úm gà khơng nên làm gần
cửa ra vào tránh gió lùa.

- Mùa hè ngày tuổi thứ 5 thì nới rộng quây và đến ngày thứ 10 thì có
thề tháo bỏ qy. Mùa đơng ngày tuổi thứ 7 thì nới rộng qy và cuối tuần
thứ 2 - 3 thì có thể tháo bỏ quây.
- Bố trí trong quây úm: Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ
được bố trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được
thuận tiện. Lắp đặt hệ thống sưởi, bóng úm điện, bóng hồng ngoại để cung
cấp nhiệt và duy trì nhiệt độ thích hợp cho gà quây gà, treo cao 30 - 40 cm so
với mặt nền.
* Sưởi ấm cho gà:
Bóng úm đặt cách mặt nền 30 - 40 cm. Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm cho
gà tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi gà. Trong quây gà và chuồng
nuôi, nhiệt kế nên đặt tầm ngang lưng gà. Gà con đủ nhiệt sẽ an uống tốt,
khoẻ mạnh lớn nhanh và ít bệnh; nếu gà bị thiếu nhiệt khi úm thì sẽ an uống
kém, hay mắc bệnh, nhiều gà cịi cọc, tỷ lệ hao hụt cao,…
Bằng cách quan sát hoạt động của gà, ta cũng có thể đánh giá được
nhiệt độ có phù hợp hay khơng để điều chỉnh chụp sưởi cho thích hợp.
+ Khi nhiệt độ cao quá yêu cầu: Đàn gà tỏa ra xung quanh sát vòng
quây, tránh xa chụp sưởi, há mỏ để thở, uống nhiều, ăn ít.
+ Khi nhiệt độ thấp dưới yêu cầu: Đàn gà quây xung quanh chụp sưởi,
tụ đông lên nhau ngay dưới chụp sưởi, kêu nhiều, ăn uống ít.
+ Khi nhiệt độ thích hợp: Đàn gà phân bố đều trong quây, ham ăn
uống, kêu ít (yên tĩnh).


9

+ Nếu gà tụm lại một phía trong qy: có thể bị gió lùa, cần phát hiện
và che hướng gió.
2.2.1.2. Chăm sóc, ni dưỡng
Trong chăn ni hiện nay chăm sóc, nuôi dưỡng là yếu tố quyết định sự

sinh trưởng và phát triển của vật ni. Do vậy, trong q trình chăm sóc, ni
dưỡng tại trại chúng em đã thực hiện tốt các cơng tác chăm sóc sau:
 Nước uống:
Nước uống với gà là không thể thiếu dù trong bất kỳ trường hợp nào.
Vì vậy trong xuất quá trình thực hiện quy trình ni dưỡng, chúng tơi ln
đảm bảo cho đàn gà có đủ nước sạch uống. Chuồng ni sử dụng các bình
nước nên được vệ sinh hàng ngày để đảm bảo máng nước không bị bẩn.
 Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn: Sử dụng thức ăn chăn nuôi của công ty C.P gồm:
Bảng 2.1. Thức ăn cho gà ở các giai đoạn tuổi
Giai đoạn

Thức ăn

ME (Kcal/kg)

4 tuần tuổi

Higro 521

2850

5 - 7 tuần tuổi

Higro 521

2850
(Nguồn: Công ty C.P Việt Nam)

- Cách cho ăn:

Đối với gà 1 tuần tuổi cứ 2 giờ cho ăn/1 lần.
Đối với gà 2 tuần tuổi cứ 4 giờ cho ăn/1 lần.
Đối với gà 3 tuần tuổi trở lên ngày chia làm 2 lần sáng và chiều.
Trong q trình ni dưỡng, chúng tơi thực hiện đúng nguyên tắc:
Không được giảm khẩu phần thức ăn. Không để dư thừa thức ăn, vì như vậy
sẽ làm giảm chất lượng thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà và chi phí
thức ăn bị tăng cao.
 Nhiệt độ
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng rất rõ rệt,
đặc biệt là giai đoạn gà con. Đối với gà ở giai đoạn úm, nhiệt độ ngày thứ


10

nhất cần đảm bảo 32 - 34°C, ngày thứ 2 - 7 là 30°C, tuần thứ 2 là 29°C, tuần
thứ 3 là 27°C, tuần thứ 4 là 25°C.
 Ẩm độ:
Đối với ở giai đoạn này ẩm độ chuồng ni thích hợp là 60 - 70%.
2.2.2. Các biện pháp chung trong phịng chống dịch bệnh
Bệnh chính là sự phản ứng của cơ thể sinh vật sống với sự biến đổi xấu
của mơi trường ngoại cảnh, cơ thể nào thích nghi được thì tồn tại, khơng thích
nghi thì mắc bệnh và chết. Dịch bệnh được hình thành từ mối quan hệ của các
yếu tố: môi trường - vật chủ - nguồn bệnh. Khi cả 3 yếu tố này đều cùng lúc
xấu: môi trường bất lợi, vật chủ có sức đề kháng kém, nguồn bệnh xuất hiện
với lượng lớn thì bệnh bắt đầu xảy ra và phát triển nhanh chóng thành dịch.
Cả 3 yếu tố trên đều đóng vai trị quan trọng trong q trình sinh dịch bệnh.
Quy trình phịng chống dịch bệnh phải áp sát các yếu tố này và chỉ cần xóa bỏ
một trong ba yếu tố trên hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các yếu tố sẽ làm quá
trình sinh dịch khơng xảy ra được - Đó cũng là nguyên lý cơ bản của biện
pháp phòng và chống dịch.

Nội dung của việc phòng và chống dịch bệnh cho động vật theo luật thú
y của nước ta bao gồm:
- Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến
thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật.
- Thực hiện các biện pháp phịng bệnh, chẩn đốn xác định bệnh, khống
chế tiêu diệt dịch bệnh cho động vật.
- Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết
mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để
phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và đảm bảo an toàn cho người.
Để cơng tác phịng chống dịch bệnh đạt kết quả cao cần thực hiện các
phương pháp sau:


11

* Tạo môi trường sống tốt thuận lợi cho vật nuôi
Môi trường sống thuận lợi cho vật nuôi gồm nhiều chỉ tiêu như: hướng
xây dựng, kiểu chuồng trại phải phù hợp và đúng yêu cầu đối với tùy loại vật
nuôi đảm bảo thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đơng; nhiệt độ, độ ẩm
thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của từng loại vật nuôi; môi trường
sống không bị ô nhiễm tức môi trường vật nuôi sống phải được vệ sinh sạch
sẽ, các chất thải của vật nuôi phải được xử lý thường xuyên liên tục đảm bảo
sạch sẽ, thống khí, khơng có yếu tố độc hại.
Để vật ni khỏe mạnh thì mơi trường sống phải hạn chế tối đa vi sinh
vật gây hại tiếp xúc với vật ni, vì vậy việc phun sát trùng, khử trùng là rất
quan trọng, bắt buộc người chăn nuôi phải thực hiện theo định kì.
*Nâng cao sức đề kháng vật ni
Chúng ta đều biết, khi hệ miễn dịch suy yếu, vật nuôi dễ bị tấn công bởi
các loại virut, vi khuẩn. Khi con vật mắc bệnh thì thiệt hại khơng những trên
từng cá thể mà có khi lây lan đến cả các cá thể khác hoặc cả đàn. Ảnh hưởng

đáng kể đến hiệu quả chăn ni.
Sức đề kháng đóng vai trị rất quan trọng với sức khỏe vật nuôi. Đặc
biệt, với những bệnh dịch chưa có vắc xin phịng chống, hay khơng có thuốc
chữa, thì vật ni có thể chống chọi với bệnh được hay không chủ yếu là do
sức đề kháng.
Để vật ni có sức đề kháng cao thì phải thực hiện tốt quy trình ni
dưỡng chăm sóc đối với tùy loại vật ni. Hiện nay có rất nhiều phương pháp
để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi như: tiêm vắc xin phòng bệnh, sử dụng
các chế phẩm sinh học hoặc các thuốc bổ trợ, thuốc hỗ trợ phòng bệnh,...
*Xử lý các nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trên vật nuôi như vi sinh vật,
nấm, kí sinh trùng,…thế nên để phịng chống dịch bệnh thì việc tiêu diệt xử lý
mầm bệnh là điều khơng thể thiếu. Mầm bệnh tiếp xúc với gà đến từ nhiều


12

nguồn khác nhau như: Gia cầm, gia súc bị bệnh. Thức ăn, nước uống nhiễm
mầm bệnh. Bụi trong khơng khí nhiễm mầm bệnh. Chất độn chuồng, dụng cụ
chăn nuôi nhiễm mầm bệnh. Giày, dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách
đến tham quan nhiễm mầm bệnh. Phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh.
Do chuột, côn trùng và chim hoang dã...
Để ngăn chặn các nguồn lây nhiễm này người chăn nuôi phải thực hiện
tốt công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, tiêu diệt
chuột côn trùng và ngăn không cho chim hoang đến cư trú (Nguyễn Thị Kim
Lan, Nguyễn Văn Quang, 2000) [5].
2.2.3. Các nguyên tắc phịng bệnh cho gà thả vườn
Cơng tác vệ sinh phịng bệnh cho gà có vai trị quan trọng, là yếu tố
quyết định đến sự thành công hay thất bại của chăn ni gà. Nếu thực hiện tốt
cơng tác phịng bệnh cho gà sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan, đồng thời

quyết định thành công của chăn nuôi gà.
Để chăn nuôi gà đem lại hiệu quả cần thực hiện tốt 3 nguyên tắc phòng
bệnh sau:
Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp xúc của mầm bệnh với gia cầm
- Thường xuyên sát trùng khu vực chăn nuôi và môi trường xung quanh
trại như quét dọn chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm.
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được sát trùng sạch sẽ: rắc vôi ở đường đi,
nền chuồng và khu sân chơi cho gà. Phun định kỳ 1lần/tuần bằng thuốc sát
trùng Sun-IODINE pha 100ml với 20 lít nước phun 300 ml dung dịch đã pha
trên cho 1m2 bề mặt, lịch sát trùng là 1 lần/1 tuần, lên toàn bộ chuồng, lưới,
máng ăn, máng uống, tường,… Trước mỗi khu ra vào của chuồng nuôi và hạn
chế người qua lại.
Khi trại có dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng hàng
ngày với liều lượng phun Sun-IODINE pha 100ml với 20 lít nước cho
1000m2, ngày 1 - 2 lần liên tục cho đến khi hết dịch. Qua đó, tơi đã biết được


13

cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý
nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật ni.
- Chọn giống gà từ cơ sở, lị ấp uy tín, giống tốt, đảm bảo chất lượng,
giống khỏe mạnh và không mang mầm bệnh.
- Giãn cách giữa lứa trước và lứa sau ít nhất là 20 ngày để xử lý chuồng
trại, môi trường và tiêu diệt, làm suy yếu các mầm bệnh có trong trại.
- Khơng cho các vật nuôi lạ, người lạ, dụng cụ chưa qua sát trùng vào
khu vực chăn nuôi.
- Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực
chăn nuôi của công nhân, cán bộ và khách tham quan.
- Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt cơng

tác an tồn sinh học.
* Khi gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng
con ốm để theo dõi và điều trị.
+ Không bán gà bệnh.
+ Xác gà chết cần phải xử lý đúng cách và đúng quy định như phải đốt
hoặc mang đi chôn rắc vôi bột xung quanh và cách xa khu chăn ni.
+ Khi có gà nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và
sát trùng chuồng trại.sát trùng tiêu độc hàng ngày khu vực nuôi gà, sân thả gà
bằng thuốc sát trùng, vôi bột...
+ Đối với đàn gà phải được tiêm vắc-xin phòng tất cả các bệnh theo
dịch tễ của khu vực đang chăn nuôi.
+ Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô
dưới ánh nắng mặt trời, sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại.
Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng của gà thả vườn
- Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật đảm bảo cho vật ni có chỗ ở
tốt, sân chơi rộng và sạch sẽ.


14

- Cho vật nuôi ăn và uống tốt (thức ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn không
biến chất, uống nước sạch đã qua xử lý khử trùng, nước uống khơng có độc
chất) và chăm sóc vật ni đúng quy trình kỹ thuật.
- Phòng bệnh cho gia cầm bằng thuốc và vắc xin theo dịch tễ của vùng,
của trại chăn nuôi
- Xây dựng lịch tiêm phòng và lập sổ ghi chép theo dõi q trình tiêm
phịng của vật ni chặt chẽ.
- Ghi chép hàng ngày tình trạng sức khỏe vật ni vào sổ nhật ký thú y
và định kỳ lấy máu kiểm tra để đánh giá hàm lượng kháng thể có trong máu

của vật nuôi (HI, HA).
- Phát hiện kịp thời chẩn đốn chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị
khẩn trương các cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh.
Nguyên tắc 3: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn chăn thả và dụng
cụ chăn nuôi
- Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu sân
vườn thả gà và khu vực xung quanh trại, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi
trước khi đưa gà giống vào nuôi lứa mới.
- Vệ sinh trong khi nuôi:
+ Chuồng nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thống, mát, khơ, sạch sẽ,
có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
+ Sân vườn thả gà cần khơ, thống mát, có hàng rào bao quanh và được
quét dọn hàng ngày.
+ Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm
thấp, quét vôi chuồng nuôi, rắc vôi sân thả gà. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.
+ Phân gà, độn chuồng cần được ủ kỹ đề diệt mầm bệnh trước khi đưa
ra ngoài.


15

- Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt ni:
Theo trình tự sau:
+ Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt
mầm bệnh.
+ Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện.
+ Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng.
+ Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn ni bằng nước sạch, có áp suất cao.
+ Sát trùng bằng các chất khử trùng mạnh.
+ Để trống chuồng 2 - 3 tuần.

- Các biện pháp khử trùng:
+ Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn
nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn.
+ Dùng nước sát trùng để rửa các dụng cụ chăn nuôi.
+ Dùng bùi nhùi rơm, trấu để hun chuồng.
+ Vơi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong
chuồng nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 - 3 ngày rồi quét.
+ Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền
chuồng, sân chơi và xung quanh tường.
+ Dùng các chất sát trùng: Hanlodin, chloramin, anticept, BKA, crezil,
biocid,... để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào
hố sát trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển.
+ Xông hơi bằng hỗn hợp formol và thuốc tím: xơng hơi sát trùng quần
áo máy móc... liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng. Đối với máy
móc, quần áo, kho... dùng liều 17,5 gam thuốc tím kết hợp với 35 ml fomlol
cho 1 m3 trong thời gian 90 phút; xơng hơi phải kín với ấm mới có tác dụng.
- Vệ sinh thức ăn, nước uống
- Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhảy vào, dụng cụ cho
ăn cần rửa sạch hàng ngày.


16

- Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày.
- Nước uống cho gà đảm bảo sạch và thay thường xuyên.
- Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ.
- Vệ sinh vườn thả gà.
- Vệ sinh, quét dọn hằng ngày.
- Vườn thả gà nên đổ nền cát đảm bảo vườn cao ráo sạch sẽ đồng thời
để gà ăn kích thích tiêu hóa.

- Phun sát trùng, rắc vơi khử khuẩn.
2.2.4. Quy trình phịng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà
- Trong chăn nuôi gà, khâu phịng bệnh là vơ cùng quan trọng và cần
thiết. Để phịng bệnh, có thể định kỳ phịng bằng các loại thuốc, hoặc phòng
bằng các loại vắc xin.
Các bệnh Newcatsle, Gumboro, IB là những bệnh thường mắc và nguy
hiểm đối với gà, nên qui trình phịng những bệnh này cho gà được cơng ty
tn thủ nghiệm ngặt, theo đúng qui trình được khuyến cáo.
- Phòng bệnh là một biện pháp chủ động, tích cực và cực kỳ quan trọng
vì làm cho động vật thụ cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch
đặc hiệu để chống đỡ có hiệu quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất
định. Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: vắc xin và kháng huyết thanh.
- Phòng bệnh bằng vắc xin:
Vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh
cần phịng cho một bệnh nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc
tố hoặc vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay
vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học
phân tử (vắc xin thế hệ mới vắc xin công nghệ gen). Lúc đó, chúng khơng cịn
khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Nhưng khi đưa vào cơ thể động
vật lại có khả năng sinh miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm
bệnh tương ứng.


17

Hiện nay, người ta chia vắc xin làm 3 loại:
+ Vắc xin vơ hoạt (cịn gọi là vắc xin chết): là vắc xin chế từ mầm bệnh
đã bị giết chết bằng các tác nhân lý, hóa học những trên bề mặt của chúng vẫn
giữ ngun các protein cịn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ
nguyên tính kích thích sinh miễn dịch. Vắc xin vơ hoạt dùng cho gà chủ yếu

là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da.
Vắc xin vơ hoạt thường rất an tồn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và
hiệu lực kém.
+ Vắc xin nhược độc (vắc xin sống): Vắc xin chế bằng mầm bệnh đã
được làm yếu, khơng cịn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm
vào cơ thể, mầm bệnh vẫn cịn khả năng thích ứng và nhân lên, cung cấp
nguồn kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch. Loại vắc xin này
thường cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài, nhưng
có thể có loại gây ra phản ứng và địi hỏi phải cẩn trọng trong bảo quản cũng
như sử dụng. Đối với gia cầm có thể dùng qua đường nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho
uống trực tiếp, phun khí dung hay tiêm chủng.
+ Vắc xin thế hệ mới (hay vắc xin công nghệ gen): là các chế phầm
được dùng làm vắc xin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và
sản xuất thông qua các thao tác về kỹ thuật gen.
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử.
Vắc xin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vắc xin chế tạo bằng
phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng gây miễn dịch… Nó đã,
đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.
- Phòng bệnh bằng kháng huyết thanh:
Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng
bệnh đặc hiệu. Tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một
trạng thái miễn dịch bị động.


18

Kháng huyết thanh được chế tạo bằng cách dùng vi khuẩn hoặc virus
gây tối miễn dịch cho loài gia súc như bò, ngựa, lợn rồi lấy máu, chắt lấy
huyết thanh, xử lý và bảo quản.
Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch, vì vậy

chỉ dùng khi cần phải phòng bệnh khẩn cấp như tiêm cho gia súc trong ổ dịch
hoặc vùng có nguy cơ bị dịch uy hiếp, gia súc cần xuất hàng ngày hoặc đưa đi
triển lãm. Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh chỉ kéo dài 1 - 3
tuần, vì vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vắc xin để gây
miễn dịch chủ động lâu dài.
Bảng 2.2. Lịch tiêm phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin
Ngày
tuổi

Loại thuốc
và vắc-xin

Phòng bệnh

Cách dùng và
hàm lượng

3

Gentamycin

Thương hàn

Tiêm dưới da cổ 100ml/1000
con/0,1ml

5

ND - IB


Newcastle
Viêm phế quản TN

Nhỏ mắt hoặc mũi
50ml/1000 con/1giọt

14

IBD – LZ228E

Gumboro

Nhỏ miệng
50ml/1000 con/1giọt

ND – IB

Newcastle
Viêm phế quản TN

Nhỏ mắt hoặc mũi
50ml/1000 con/1giọt

Newcastle

Newcastle

Tiêm dưới da cổ
250ml/1000 con/0,25ml


Pox Disease

Đậu gà

Chủng màng cánh
pha thuốc với 20ml nước
pha/1000 con

ND – IB

Newcastle
Viêm phế quản TN

Nhỏ mắt hoặc mũi
50ml/1000 con/1giọt

28

35

(Nguồn: Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương)
2.3. Các biện pháp phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn gà
thả vườn
Trong quá trình chăn ni, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới
kết quả chăn nuôi như mùa vụ, môi trường ni, dịch bệnh, chế độ chăm sóc


×