Tải bản đầy đủ (.pptx) (172 trang)

Slide Xây dựng mặt đường 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 172 trang )

PHẦN II: XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG
Giảng viên :
Bô môn
: Công trình GTCC & MT


PHẦN II: THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG II: CƠNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁC LOẠI MĨNG,
MẶT ĐƯỜNG KHÔNG DÙNG CHẤT LIÊN KẾT
CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT VÀ MÓNG ĐƯỜNG BẰNG ĐẤT,
ĐÁ GIA CỐ BẰNG CÁC CHẤT LIÊN KẾT VÀ BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ
CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁC LOẠI MẶT ĐƯỜNG NHỰA
CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG
CHƯƠNG VI: XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG KHI NÂNG CẤP, CẢI TẠO
CHƯƠNG VII: THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG CHO NGƯỜI ĐI BỘ
CHƯƠNG VIII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG
CHƯƠNG IX: CÁC CHUYÊN ĐỀ, CÔNG NGHỆ MỚI TRONG THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG

2

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG VÀ YÊU CẦU CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG
1.1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG
A. KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG MỀM

* Kết cấu mặt đường mềm cần đáp ứng các yêu cầu:
 Chịu lực thẳng đứng, lực ngang




Các yêu cầu trong khai thác: độ bằng phẳng, độ nhám v.v…
Kết cấu mặt đường cần được cấu tạo nhiều lớp, mỗi lớp có vai trị
và nhiệm vụ khác nhau, tương ứng với tính chất chịu lực và đáp
ứng được các yêu cầu riêng đối với mỗi lớp.

3

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG VÀ YÊU CẦU CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG
1.1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG
A. KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG MỀM

Bố trí các tầng lớp của kết cấu mặt đường mềm
Lớp bảo vệ, lớp hao mòn
Tầng mặt
Lớp mặt chủ yếu (có thể gồm lớp trên và lớp dưới)

KCMĐ MỀM
Tầng móng Lớp móng chủ yếu (có thể gồm nhiều lớp)
Lớp có chức năng đặc biệt
MĨNG NỀN ĐẮP
Móng nền đất: cần có biện pháp cấu tạo và thi cơng nhằm
tăng cường độ ổn định và cường độ của nền.

BM CT GTCC & MT


4


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG VÀ YÊU CẦU CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG
1.1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG
A. KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG MỀM

Tầng mặt
* Yêu cầu vật liệu
- Vật liệu làm tầng mặt phải là đá có cường độ cao, được chèn móc, lu
lèn chặt hoặc là hỗn hợp vật liệu có chất liên kết vơ cơ hoặc hữu cơ
-

Vật liệu làm tầng mặt thường dùng kích cỡ nhỏ hoặc vừa để giảm
hiện tượng phá hoại vì bong bật do lực ngang.

Lớp hao mòn, lớp bảo vệ

5

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG VÀ YÊU CẦU CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG
1.1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG
A. KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG MỀM


Tầng móng
Vật liệu tầng móng thường cấu tạo bằng đá sỏi khơng có chất liên kết
hoặc có chất liên kết; đất gia cố bằng các chất liên kết hữu cơ, vơ cơ. Các
lớp dưới có thể dùng vật liệu yếu hơn như đá dăm cường độ thấp, xỉ, phế
liệu cơng nghiệp v.v…
Lớp dưới cùng của tầng móng
Tùy theo yêu cầu xe chạy và các đặc điểm cụ thể mà kết cấu áo đường
mềm sẽ có một số lớp nhất định.

6

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG VÀ YÊU CẦU CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG
1.1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG
B. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG CỨNG

- Tấm BTXM là kết cấu chịu lực chủ yếu
- Lớp hao mịn
- Tầng móng
u cầu quan trọng nhất đối với tầng móng: Phải đảm bảo điều kiện
tiếp xúc tốt giữa lớp mặt BTXM với lớp móng trong suốt quá trình chịu
tải, đặc biệt là đối với kết cấu mặt đường BTXM lắp ghép

7

BM CT GTCC & MT



CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.1. KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG VÀ YÊU CẦU CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG
1.1.2. YÊU CẦU VỀ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về vật liệu, biện pháp thi công và kỹ thuật
thi công để đạt được các mục tiêu: cường độ, chất lượng sử dụng mặt
đường tốt nhất; thi cơng tiện lợi, dễ dàng, có thể áp dụng cơ giới hoá và tự
động hoá; giá thành rẻ nhất.
1.2. NGUYÊN LÝ SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐỂ LÀM MẶT ĐƯỜNG

- Nguyên lý Đá chèn đá
- Nguyên lý Cấp phối
- Nguyên lý Lát, xếp
- Nguyên lý Gia cố đất

8

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.2. NGUYÊN LÝ SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐỂ LÀM MẶT ĐƯỜNG
1.2.1 NGUYÊN LÝ LÀM MẶT ĐƯỜNG THEO KIỂU ĐÁ CHÈN ĐÁ

- Khái niệm: Cốt liệu là đá dăm kích cỡ đồng đều, được rải thành lớp và
lu lèn chặt. Cường độ hình thành nhờ vào tác dụng chèn móc và ma sát
giữa các hịn đá với nhau.
- Ưu điểm: Cơng nghệ thi công đơn giản, dễ khống chế, quản lý kích cỡ
cốt liệu, cường độ và độ ổn định cao.

- Nhược điểm: Tốn công lu, cường độ của đá sẽ bị mất khi đá bị vỡ vụn,
bị tác dụng làm tròn cạnh, dễ bị phá hoại dưới tác dụng của trời khơ hanh,
nắng to vì lực dính kém và đá dễ bị bong bậc, độ rỗng của lớp vật liệu lớn.
1.2.2 NGUYÊN LÝ LÀM MẶT ĐƯỜNG THEO KIỂU LÁT, XẾP

- Khái niệm
- Ưu điểm
- Nhược điểm
9

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.2. NGUYÊN LÝ SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐỂ LÀM MẶT ĐƯỜNG
1.2.3 NGUYÊN LÝ LÀM MẶT ĐƯỜNG THEO KIỂU CẤP PHỐI

- Khái niệm
- Ưu điểm
- Nhược điểm
1.2.4 NGUYÊN LÝ GIA CỐ ĐẤT ĐỂ LÀM MẶT ĐƯỜNG

Cơ sở lý thuyết đất gia cố dựa vào các kết quả nghiên cứu về tính chất
vật lý, khống vật, hố học và các đặc tính cấu trúc của đất là một hệ hạt
keo.

10

BM CT GTCC & MT



CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.3. PHÂN LOẠI TẦNG MẶT, TẦNG MÓNG VÀ CHỌN KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG
1.3.1. PHÂN LOẠI

- Phân loại theo tính chất cơ học của mặt đường

Mđ cứng
Mđ mềm

- Phân loại theo vật liệu, tính chất của hỗn hợp vật liệu tạo nên mặt đường
- Phân loại theo đặc tính sử dụng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
A. Phân loại theo vật liệu
a) Tầng mặt và tầng móng làm bằng vật liệu đá thiên nhiên
Bao gồm lớp đất lèn ép , lớp đất cải thiện thành phần, lớp cấp phối, đá
dăm bùn, đá dăm nước...Các tầng mặt và móng này thường làm theo
nguyên lý đá chèn đá, cấp phối hoặc lát xếp.
* Ưu điểm
* Nhược điểm
11

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.3. PHÂN LOẠI TẦNG MẶT, TẦNG MÓNG VÀ CHỌN KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG
1.3.1. PHÂN LOẠI

A. Phân loại theo vật liệu
b) Tầng mặt và tầng móng làm bằng hỗn hợp vật liệu đất, đá với chất liên kết hữu

cơ:

- Thông thường người ta chia thành hai loại: đất trộn nhựa ( đất gia cố
nhựa, đá dăm trộn nhựa, BTN,..) và đá gia cố nhựa (lớp láng nhựa, lớp
thấm nhập nhựa). Các tầng mặt và móng này thường làm theo nguyên lý
đá chèn đá, cấp phối hoặc gia cố.
c) Tầng mặt và tầng móng làm bằng hỗn hợp vật liệu đất đá với chất liên kết vô cơ:

Đất gia cố vôi hoặc gia cố xi măng, lớp cấp phối sỏi sạn gia cố xi măng,
đá dăm kẹp vữa hay tưới vữa xi măng, lớp BTXM đổ tại chỗ hoặc lắp
ghép

12

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.3. PHÂN LOẠI TẦNG MẶT, TẦNG MÓNG VÀ CHỌN KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG
1.3.1. PHÂN LOẠI

B. Phân loại theo đặc tính sử dụng và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
- Theo tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054-05, TCN 211-06 (có 4
lọai kèm theo phạm vi sử dụng: cấp cao, cấp cao thứ yếu, cấp quá độ,
cấp thấp)
1.3.2. CHỌN KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG

- Theo quan điểm lý thuyết (yc đv nền, mặt, đk thi công, vùng địa lý của quốc gia)
- Theo quan điểm thi công:
+ Các lớp kết cấu mặt đường được chọn phải có q trình thi cơng phù hợp với

khả năng thiết bị, máy móc, điều kiện thi công thực tế
+ Cần tận dụng tối đa vật liệu xây dựng tại chỗ
+ Khơng nên bố trí q nhiều lớp trong kết cấu mặt đường
+ Thuận lợi cho việc nâng cấp, cải tạo trong tương lai.

+ Trình tự thi cơng thuận lợi, dễ dàng cơng nghiệp hố, cơ giới hoá.
13

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.4. TRINH TỰ CHUNG XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CƠNG
1.4.1. CƠNG TÁC CHUẨN BỊ

• Xác định phạm vi vị trí của mặt đường
• Thi cơng lịng đường;
• Chuẩn bị vật liệu xây dựng các lớp kết cấu mặt đường
1.4.2. CƠNG TÁC CHỦ YẾU

• Có thể tiến hành các biện pháp làm khô phần mặt trên nền đường nếu có
thiết kế.
• Xây dựng các tầng, lớp trong kết cấu mặt đường
1.4.3. CƠNG TÁC HỒN THIỆN

14

BM CT GTCC & MT



CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.5. CÔNG TÁC ĐẦM NÉN MẶT ĐƯỜNG
1.5.1. YÊU CẦU CỦA CƠNG TÁC ĐẦM NÉN MẶT VÀ MĨNG ĐƯỜNG

 Lớp móng, mặt đường phải đạt được độ chặt và cường độ cần thiết
sau khi kết thúc quá trình đầm nén.
 Trong q trình đầm nén, tải trọng đầm nén khơng phá hỏng cấu trúc
nội bộ của vật liệu, lớp móng, mặt đường phải được hình thành bằng
phẳng, khơng có hiện tượng lượn sóng, khơng để lại vệt bánh lu.
 Đạt được u cầu nói trên một cách ít tốn kém nhất, tiết kiệm được
nhân cơng, máy móc.
1.5.2. CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐẦM NÉN VÀ CHỌN LOẠI CÔNG CỤ ĐẦM NÉN

(học trong thi công nền)

15

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.5. CÔNG TÁC ĐẦM NÉN MẶT ĐƯỜNG
1.5.3. BIỆN PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦM NÉN MẶT ĐƯỜNG

Chất lượng đầm nén được đánh giá bằng cách thử nghiệm xác định
các chỉ tiêu:
 Moduyn biến dạng hoặc moduyn đàn hồi (Dùng phương pháp thí
nghiệm ép tĩnh trên tấm ép cứng).
 Độ chặt vật liệu sau khi lèn ép (dùng phương pháp rót cát để xác
định khối lượng thể tích khơ của vật liệu), trị số biến dạng (đo độ

võng trực tiếp dưới bánh xe bằng cần Benkenman ), bề dày sau khi
lèn ép.

1.5.4. SƠ ĐỒ LÀM VIỆC VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐẦM NÉN MẶT ĐƯỜNG

- Yêu cầu của việc thiết kế sơ đồ lu :
- Chiều dài thao tác L
16

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.6. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC LÀM NHỎ VẬT LIỆU

- Vật liệu chính (cốt liệu) và vật liệu liên kết thường đều phải làm nhỏ đến
kích cỡ nhất định để đạt được số lượng nhất định trước khi dùng để
làm mặt đường (ví dụ: xay đá thành đá dăm, thành bột đá v.v…).
- Sử dụng năng lượng của máy móc nhằm phá hoại liên kết giữa khối
đất và giữa các hạt kết với nhau để tạo nên các hạt kết nhỏ.
- Trong đất có hai loại liên kết là liên kết keo tụ và liên kết kết tinh. Khi
máy tác dụng thì liên kết keo tụ sẽ bị phá họai trước và đất bị phá hoại
thành các hạt kết lớn. Sau đó các liên kết kết tinh bị phá vỡ từng phần
và đến một lúc nào đó sẽ xảy ra quá trình cân bằng giữa lực làm nhỏ và
lực liên kết  quá trình làm nhỏ kết thúc.
- Để chọn máy làm nhỏ đất, dựa vào tốc độ quay chu vi vq và số lưỡi
cuốc bố trí trên một mặt cắt thẳng góc với trục quay.
- Để giảm sức cản liên kết khi làm nhỏ đất thừng phải xới trước khi làm
nhỏ.
17


BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.7. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TRỘN VẬT LIỆU

- Mục đích: phân bố đều một loại vật liệu nào vào một vật liệu khác để
cuối cùng đạt được một vật liệu mới gồm nhiều thành phần nhưng lại
có tính đồng nhất cao.
- Chất lượng trộn thể hiện ở tính đồng nhất của vật liệu đạt được sau khi
trộn, do đó có ảnh hưởng quan trọng đến cường độ và tính bền vững
của vật liệu.
- Để đạt hiệu quả dùng các biện pháp kỹ thuật sau để giảm nhỏ mọi sức
cản di chuyển của các vật liệu:
• Điều chỉnh thành phần hạt (giảm ma sát);
• Điều chỉnh độ ẩm (cần lựa chọn độ ẩm thích hợp nhất cho mỗi loại
vật liệu):
o Với vật liệu cấp phối hạt: trộn với độ ẩm tốt nhất;
o trộn đất với chất liên kết hữu cơ: phải trộn với một độ ẩm nhất
định;
o Trộn đất với chất liên kết vô cơ: nên trộn khô, giảm bề dày
màng nước bao bọc các hạt đất.
18

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.7. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TRỘN VẬT LIỆU


- Lựa chọn cách phân bố các thành phần vật liệu trước khi trộn (ví dụ khi
trộn cấp phối hạt thì nên rải đất đã làm nhỏ lên trên mặt lớp đá, sỏi);
- Lựa chọn tác dụng tương hỗ giữa cơ cấu làm việc của máy với hỗn
hợp được trộn (trộn tự do, trộn chấn động, trộn cưỡng bức).
Các thiết bị trộn:
Máy san (dùng để trộn cấp phối), máy phay, máy trộn liên hợp (trộn vật
liệu liên kết hữu cơ, vô cơ).

19

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG II: CƠNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁC LOẠI MĨNG,
MẶT ĐƯỜNG KHÔNG DÙNG CHẤT LIÊN KẾT
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG

Mặt đường cấp thấp: thực chất là lớp đất của mặt trên nền đường được đắp
thành, có khi được đầm chặt, khơng có lớp móng riêng. Đất càng được đầm
chặt, cường độ càng cao và càng ổn định đối với nước hơn
Mặt đường quá độ: là loại mặt đường, về tính chất và tính năng ở giữa mặt
đường cấp thấp và mặt đường cấp cao
Một số loại mặt đường quá độ: Mặt đường đá dăm nước, mặt đường cấp phối
đá dăm, cấp phối đá sỏi, mặt đường đá lát…..
Lý thuyết cấp phối tốt nhất
Cường độ chống ép lún q(kG/cm2) của cấp phối tốt nhất khi dùng tấm ép có
đường kính D có thể tính:

q = 5ctg2 (450 + /2 )


Mơ đun biến dạng:
E=q/=q/0.04 = 125.c.tg2(45+/2 )
20

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG II: CƠNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁC LOẠI MĨNG,
MẶT ĐƯỜNG KHÔNG DÙNG CHẤT LIÊN KẾT
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG

khi gia cố vật liệu hạt cần chú ý những vấn đề sau:
1. Chọn cấp phối mà trong đó có các vật liệu hạt sắc cạnh, các hạt nhỏ
vừa đủ để chèn vào chỗ rỗng giữa các hạt lớn, làm cho hỗn hợp vật
liệu đạt được độ chặt lớn nhất.
2.

Xác định số lượng thành phần hạt nhỏ (đất dính) cần thiết và đủ để
dính kết các cốt liệu và tạo thành cấp phối tốt nhất.

3. Trộn đều và đầm chặt đạt hệ số đầm nén 95-98%.

21

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG II: CƠNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁC LOẠI MĨNG,
MẶT ĐƯỜNG KHƠNG DÙNG CHẤT LIÊN KẾT

2.1. Thi cơng móng, mặt đường cấp phối thiên nhiên

Khái niệm
Mặt đường cấp phối là loại mặt đường dùng đá (có kích cỡ khác nhau), cát và đất
dính phối hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành một hỗn hợp vật liệu có
độ chặt lớn sau khi đã lèn chặt.


Đá đóng vai trò là cốt liệu, cát làm chất chèn, đất làm chất liên kết.



Tuỳ loại đá dùng làm cốt liệu mà có tên gọi là cấp phối đá sỏi, cấp phối đá sỏi ong
hoặc cấp phối đá dăm.

Ưu điểm:
Tận dụng được nguyên vật liệu tại chỗ, gia công đơn giản, không địi hỏi thiết bị phức
tạp, thi cơng duy tu bảo dưỡng dễ dàng. Nên giá thành hạ nhiều so với mặt đường đá
dăm.
Nhược điểm:
Có nhược điểm của mặt đường quá độ: Mặt đường dễ bị nước xói mịn trên những
đoạn đường dốc lớn (i>6%),
22

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG II: CƠNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁC LOẠI MĨNG,
MẶT ĐƯỜNG KHƠNG DÙNG CHẤT LIÊN KẾT
2.1. Thi cơng móng, mặt đường cấp phối thiên nhiên


Phạm vi áp dụng:
-

Thích hợp với tuyến đường có mật độ xe N<100-200 xe/ngày đêm. Làm

móng dưới đường cấp cao A1, móng trên của đường cấp cao A2, B1, B2,
các ; mặt đường cấp B1.
-

Để đảm bảo thoát nước tốt, độ dốc ngang của mặt đường:3 - 4%, của lề

đường : 4.5 - 5.5%.
Công nghệ thi công
a/ Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị khuôn áo đường, làm móng đường và
chuẩn bị vật liệu làm mặt đường. Vật liệu phải được thí nghiệm các chỉ tiêu
kỹ thuật đã nêu trên , nếu đạt mới được vận chuyển đến mặt đường.
- Chuẩn bị cấp phối

23

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG II: CƠNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁC LOẠI MĨNG,
MẶT ĐƯỜNG KHƠNG DÙNG CHẤT LIÊN KẾT
2.1. Thi cơng móng, mặt đường cấp phối thiên nhiên

Công nghệ thi công
b/ San, rải, trộn cấp phối

-

Cấp phối vận chuyển đến hiện trường phải đảm bảo độ ẩm, nếu khơ thì

phải tưới thêm nước để đảm bảo lu lèn ở độ ẩm tốt nhất.
-

Nếu trong cấp phối có đất dính và cát trộn vào; phải rải vật liệu đá trước,

đất dính ở giữa và cát ở trên cùng (để đảm bảo trộn đều và thuận tiện)
-

San thành hình khum, mui luyện.

-

Trước khi rải cấp phối lớp sau, mặt của lớp dưới phải đủ ẩm để đảm bảo

liên kết giữa các lớp. Vì vậy nên tiến hành thi công ngay lớp sau khi lớp
trước đã được nghiệm thu theo quy định của thiết kế.

24

BM CT GTCC & MT


CHƯƠNG II: CƠNG NGHỆ XÂY DỰNG CÁC LOẠI MĨNG,
MẶT ĐƯỜNG KHƠNG DÙNG CHẤT LIÊN KẾT
2.1. Thi cơng móng, mặt đường cấp phối thiên nhiên


Cơng nghệ thi cơng
c/ Lu lèn
Có thể tiến hành bằng lu bánh cứng hoặc lu bánh hơi.
-

Trong quá trình lu, trong thời gian đầu cần chú ý phát hiện những chỗ lồi

lõm để bổ sung vật liệu, điều chỉnh, sa, và lu bằng phẳng.
Cách kiểm tra để biết đã lu đạt u cầu hay chưa:
-

Khơng cịn vệt bánh xe rõ rệt

-

Khơng cịn hiện tượng lượn sóng trước bánh xe lu.

-

Dung trọng khô của vật liệu đạt 2.2 - 2.4T/m3.

-

Trong quá trình lu , nếu bánh xe lu dính bóc vật liệu (do nước nhiều) thì

phải ngừng lu cho khô bớt, rải đều một lớp cát mỏng lên trên mặt đường rồi
mới tiếp tục lu.
25

BM CT GTCC & MT



×