Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chăm sóc trẻ vào mùa đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.08 KB, 10 trang )

Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
1

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh
Việc chăm sóc, giữ ấm cho trẻ nhất là trẻ sơ sinh vào những ngày mùa đông là
việc rất quan trọng. Vì bé đang quen với “môi trường” trong bụng mẹ nên khi
gặp sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ bé dễ mắc phải một số bệnh liên quan tới
đường hô hấp, do đó việc giữ ấm cho trẻ là rất cần thiết.

Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Hà, Trưởng khoa sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung
ương, có 3 nguyên tắc để tránh viêm nhiễm là giữ ấm, giữ vệ sinh và cho trẻ bú sữa
mẹ.
Giữ ấm cho trẻ
 Để giữ ấm cho trẻ, cần phải chú ý giữ nhiệt độ trong phòng ấm áp, khoảng 28,
30 độ. Tuyệt đối tránh để gió lùa vào phòng. Cha mẹ cần mặc quần áo ấm cho
trẻ, có thể đội mũ vải mềm, mang tất tay và chân. Cho trẻ nằm chung với mẹ.
Mẹ ôm trẻ vào lòng sẽ làm tăng tình cảm mẹ con, thân nhiệt trẻ ổn định. Tiếp
xúc “da kề da” cũng rất hữu ích để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh
non.
 Đo nhiệt độ trẻ hay sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì bạn nên mặc thêm quần
áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng, cho bú mẹ.
Cho trẻ bú sữa mẹ
Cho bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm vì sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân
nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh việc giữ ấm, cha mẹ
cũng phải chú ý thường xuyên vệ sinh da cho trẻ nếu không trẻ rất dễ bị các bệnh
về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng…
Vệ sinh cho trẻ
 Trẻ sơ sinh đi tiểu nhiều lần, vì vậy vào mùa lạnh, phụ huynh phải thường
xuyên kiểm tra tã trẻ, để giữ vệ sinh và tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh…
Physiolac sưu tầm


Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
2

 Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả phòng nhiễm trùng sơ sinh. Rửa
tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.
 “Tắm hàng ngày là việc khó thực hiện, chúng ta có thể tắm một tuần 2 đến 3
lần, nhưng hàng ngày phải chú ý vệ sinh da như các vùng nếp gấp như khuỷu
chân, khuỷu tay, cổ, nách hay vùng hậu môn sinh dục”, bác sỹ Nguyễn Thanh
Hà cho biết thêm.
 Khi tắm bé, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng,
nước ấm (đổ nước lạnh trước rồi pha nước nóng vào sau), phấn thoa, thuốc nhỏ
mắt nhỏ mũi, bông ráy tai. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Chọn xà phòng có
độ kiềm thấp, dùng cho sơ sinh.



Cách tắm cho trẻ:
 Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau
mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đến, tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp
gấp cổ, nách, sau gáy, rồi lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn,
vùng hậu môn, sinh dục.
 Tắm xong, lau khô, mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho
bé. Sơ sinh không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Khi trời quá lạnh, bé không
dơ quá thì có thể lau cho bé.
 Rốn là ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng sơ sinh. Bạn chăm sóc rốn hàng
ngày với nước muối sinh lý hoặc dùng alcohol 700. Sau khi chăm sóc rốn, bạn
nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, dễ rụng. Quấn tã dưới rốn.
 Lau mắt bằng khăn mềm, thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.
 Giữ phòng ấm, thoáng khí, mặc quần áo sạch, thoáng, thay tã khi ướt và tắm
trẻ sẽ giữ da trẻ sạch, không nhiễm trùng


Chăm sóc trẻ vào mùa đông
Thời tiết luôn khắc nghiệt với cơ thể của các bé, đặc biệt là các trẻ nhỏ nhất là
khi mùa đông về. Để cơ thể các bé được bảo vệ và chống lại những căn bệnh
của mùa đông, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Giữ ấm cho cơ thể:
Mùa đông thời tiết giá lanh, bởi vậy để bảo vệ sức khỏe cho bé, điều quan trọng
nhất là phải giữ ấm tốt cho bé, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió.
Về đêm nhiệt độ xuống thấp, việc giữ cho trẻ lại càng trở nên quan trọng hơn. Khi
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
3

trẻ ngủ, nếu cần có thể mặc thêm áo, nhưng mặc ngược để giữ ấm phần ngực, cổ
trong khi lưng vẫn được thoáng, không bí quá nóng dẫn đến rịn mồ hôi lưng gây
cảm. Nếu mặc áo cao cổ làm bé thấy khó chịu, có thể quàng khăn cấm giữ phần cổ
cho bé.

Hình ảnh minh họa.
Nguyên tắc giữ ấm cho trẻ trong mùa đồng là mặc nhiều lớp áp. Với lớp áo trong
cùng nên chọn chất liệu cotton thoáng, dễ thấm mồ hôi. Tiếp đến có thể là áo len,
áo dệt kim dày và áo khoác. Với trẻ nhỏ, không tiện mặc nhiều quần áo, có thể
dùng chăn mỏng để bọc bên ngoài.
Tuy nhiên, nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ
bị thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy
thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc
thay áo trong cho bé.
Khi thời tiết lạnh giá, tốt nhất không nên cho bé ở lâu ngoài trời. Nếu bắt buộc phải
ra ngoài, hoặc khi bé ở lâu ngoài trời. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hoặc khi trẻ trên
đường đến lớp, về nhà, cần phải mặc cho bé thật ấm với áo len, áo khoác, quần len,

găng tay, tất chân, khăn quàng cổ, bông bịt tai, mũ len, khẩu trang, khăn choàng.
Không để bé ở ngoài trời lạnh quá lâu.
Hiện nay nhiều gia đình có thói quen dùng điều hòa nóng, quạt sưởi để làm tăng
nhiệt độ phòng. Nhưng những dụng cụ này sẽ khiến không khí trong phòng trở nên
khô, không có lợi cho làn da và hệ thống hô hấp của bé. Mặt khác, khi nhiệt độ
trong phòng và bên ngoài chênh lệch nhau quá nhiều, khi trẻ ra vào, do cơ thể
không phản ứng kịp, rất dễ dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Bởi vậy, nên hạn chế
dùng các thiết bị trê. Nếu cần thiết phải dùng, nên đặt một chậu nước trong phòng
để cân bằng lại độ ẩm, cũng không nên để nhiệt độ quá nóng và sử dụng quá lâu.
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
4

Giữ gìn vệ sinh:
Mùa đông, để tránh gió lùa vào trong phòng, chúng ta thường có thói quen đóng
kín các cửa, điều đó sẽ gây ô nhiễm không khí trong phòng, bất lợi cho sức khỏe
của trẻ. Bởi vậy, thi thoảng vẫn nên mở cửa sổ, giúp cho không khí trong phòng
lưu thông.

Hình ảnh minh họa.
Do trời lạnh và nước giá buốt, trẻ ngoại chạm tay vào nước, nhiều bậc cha mẹ cũng
ít tắm gội, rửa ráy cho con vì sợ trẻ nhiễm lạnh. Nhưng cho dù mùa đông trẻ ít ra
mồ hôi những vì trao đổi chất ở trẻ diễn ra rất nhanh nên chất bài tiết sẽ tích tụ trên
da, cộng thêm trẻ thường đi đại tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nếu không tắm rửa
thường xuyên, rất dễ gây viêm da. Bởi vậy, bạn vẫn nên tắm rửa thường xuyên,
hàng này hoặc cách ngày, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh. Nhưng cần chú ý
tắm cho trẻ trong phòng kín gió, nhiệt độ nước tắm cần vừa đủ. Cần tắm nhanh
chóng, không cho trẻ tắm quá lâu. Không tắm cho trẻ bằng nước quá nòng với xà
phòng nhiều kiềm vì có thể sẽ khiến bé bị khô da. Có thể bật quạt sưởi trong phòng
tắm để tăng nhiệt độ. Chú ý không nên đặt bếp than trong phòng tắm kín, để tránh

trẻ bị nhiễm độc.

Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
5

Hình ảnh minh họa.
Hàng này, bạn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn và trước khi đi
ngủ. Với những bé đã biết tự đánh răng, bạn hãy pha nước ấm để bé đánh răng với
kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối trước khi
đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Cũng có thể nhỏ một vài giọt muối sinh lý 0,9% vào
họng bé mỗi sáng, sẽ có giá trị sát khuẩn nhẹ, giúp phòng bệnh viêm họng.


Phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông
Theo quan điểm của Đông Y, mùa đông thuộc hành Thủy, tính lạnh lẽo, nên
nguyên tắc ẩm thực mùa đông nên ăn nhiều thực phẩm ấm, nóng, hạn chế ăn
những thực phẩm có tính hàn, lạnh. Đồng thời, bên cạnh những biện pháp về
ăn uống những thói quen sinh hoạt cũng góp phần vào phòng bệnh ở trẻ khi
mùa đông về.
Phòng bệnh cho trẻ bằng ẩm thực
Trong mùa đông, trẻ phải tiêu hao nhiều nhiệt lượng hơn để chống chọi với cái
lạnh, bởi vậy, nên cung cấp cho trẻ một chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Nên tăng
cường những thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng… kết hợp với rau quả tươi để
đảm bảo cân bằng dưỡng chất. Mùa đông đồ ăn dễ nguội lạnh gây ảnh hưởng đến
tiêu hóa, bởi vậy nên đảm bảo đồ ăn cho trẻ luôn nóng, nếu nguội cần phải hâm lại.
Mùa đông, trẻ thường ngại uống nước, khiến cơ thể dễ mất nước. Bởi vậy, cha mẹ
nên chú ý bổ sung lượng nước uống cho trẻ hàng ngày. Cho trẻ uống nước hoa quả
cũng là một cách hay giúp trẻ bổ sung nước và vitamin C, nhằm tăng cường sức đề
kháng, hệ miễng dịch và giúp bé không bị nhiễm lạnh trong mùa đông.


Hình ảnh minh họa.
Để củng cố hệ thống miễn dịch của trẻ, nên chú ý bổ sung sữa và sản phẩm từ sữa
như phô mai, sữa chua… cho bé. Đây là những thực phẩm giàu đạm và vitamin A,
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
6

B12. Đây cũng là một nguồn cung cấp canxi quan trọng, giúp giữ cho xương chắc
khỏe. Nếu sợ béo, bạn có thể chọn loại sữa tách kem hoặc sữa chua ít chất béo cho
con.
Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt
Mùa đông, thời tiết thay đổi, thói quen sinh hoạt cũng nên thay đổi cho phù hợp.
Mùa đông đêm dài ngày ngắn, nên cho trẻ ngủ nhiều hơn để phù hợp với quy luật
tự nhiên, có thêm sức khỏe để chống chọi với giá lạnh, tránh để trẻ nhiễm lạnh do
đêm đến nhiệt độ xuống thấp.

Hình ảnh minh họa.
Tuy mùa đông thời tiết khắc nghiệt, cũng không nên suốt ngày giữ trẻ trong nhà.
Nếu trẻ không có vấn đề gì về sức khỏe, nên để trẻ tham gia các hoạt động ngoài
trời. Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch.
Tuy rằng khi vận động cơ thể sẽ ấm lên nhưng vẫn nên chú ý giữ ấm cho trẻ.









Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
7

Lưu ý khi cho trẻ ra ngoài vào mùa đông
Đưa bé ra ngoài hít thở không khí trong lành (cho dù là mùa lạnh) thực sự có
ích cho bé. Bé không chỉ được tăng miễn dịch tự nhiên mà còn ngủ tốt hơn,
tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên với những bé mới sinh (nhất là bé sơ sinh nhẹ cân) thì bạn không
nên đưa con ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 15°C. Khi trời mưa
phùn, gió mùa hoặc khi bé bị sốt, bạn cũng không nên cho bé ra ngoài bởi bé
dễ mắc bệnh hô hấp khi trời lạnh quá hoặc do không khí ẩm ướt. Tốt nhất chỉ
nên cho bé ra ngoài trời khi trời không quá lạnh và không khí khô ấm. Dưới
đây là những lưu ý khi đưa bé ra ngoài trong mùa lạnh.

Thời điểm lý tưởng
Vào mùa đông, thời gian tốt nhất để đưa bé ra ngoài là buổi sáng muộn hoặc lúc xế
chiều. Không chọn lúc sáng sớm hoặc chiều tối, bởi lúc đó nhiệt độ bên ngoài khá
lạnh. Ngoài ra, có thể cho bé nằm trên xe đẩy, đi dạo ở nơi nhiều cây xanh trước
(hoặc sau) bữa ăn trưa. Đừng lo lắng nếu em bé của bạn ngủ thiếp trên xe đẩy, bởi
bé vẫn nhận được không khí trong lành.
Physiolac sưu tầm
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
8

Nên đi dạo trong bao lâu
Các chuyên gia khuyến cáo không nên đưa bé ra ngoài dạo chơi quá 30 phút trong
những ngày đầu tiên. Bé có trọng lượng từ 4,5kg trở lên có thể đi dạo lâu hơn một
chút.
Luôn cho bé nằm trong xe đẩy

Bên cạnh mặc quần áo đủ ấm thì cho bé nằm trong xe đẩy cũng giúp bé tránh gió
lạnh. Nếu bạn phải dừng lại một thời gian, nên kéo miếng che trên mui xe đẩy để
bảo vệ bé trước thời tiết lạnh.
Đội mũ, mang tất và găng tay cho trẻ
Đầu là khu vực mà nhiệt thoát ra nhiều nhất ở bé. Do đó, tuyệt đối không để bé đầu
trần ra ngoài trời lạnh.
Cẩn thận với virus mùa đông
Hệ thống miễn dịch của bé còn chưa trưởng thành. Trời lạnh làm giảm hệ miễn
dịch của bé. Hơn nữa, trong mùa đông, virus gây bệnh sinh sôi nhiều hơn bao giờ
hết. Sự kết hợp các yếu tố trên càng làm bé dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Nguy cơ lớn nhất trong thời tiết lạnh là virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể gây
viêm tiểu phế quản. Bệnh này xảy ra đặc biệt là ở dưới 2 tuổi. Các triệu chứng bao
gồm thở nhanh hơn (hút ngực khi hít vào, khò khè khi thở ra) và đôi khi là nhịp tim
tăng, kèm sốt. Bệnh nghiêm trọng nhất là với bé dưới 3 tháng tuổi.
Cho con bú mẹ (đặc biệt là sữa mẹ được sản xuất trong vài ngày đầu tiên, gọi
là sữa non) là “văcxin” tốt nhất cho bé. Nên kéo dài thời gian cho con bú cho đến
khi thời tiết ấm áp hơn, nếu có thể. Không chọn lúc trời lạnh là thời điểm cai sữa
cho bé
Ngủ cũng là một yếu tố rất quan trọng ở độ tuổi này của bé. Đảm bảo rằng em bé
của bạn ngủ ít nhất 14 đến 15 tiếng một ngày.
Tuy nhiên, không có gì có thể “cạnh tranh” với tình yêu để bảo vệ một em bé khỏi
virus trong môi trường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các bé được “bao
phủ” bởi những cái ôm, những nụ hôn và tình cảm từ cha mẹ là những bé ít mắc
bệnh thường xuyên.





Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
9




Để trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa đông

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ốm nếu bạn không biết cách chăm sóc. Đặc biệt là vào
mùa đông, nguy cơ trẻ dễ bị nhiễm lạnh càng cao. Với những cách dưới đây,
bé sơ sinh nhà bạn sẽ luôn được khỏe mạnh trong mùa đông.

1. Giữ ấm cho trẻ
Giữ ấm cho trẻ trong mùa đông là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho
các bé sơ sinh. Bạn nên biết rằng dù bé được nằm cạnh mẹ hay nằm riêng thì
bạn cần luôn đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5-37ºC. Trong phòng của bé cũng
cần duy trì nhiệt độ 25–28ºC, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thể sử
dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tránh dùng bếp than vì khí CO2 có thể
gây độc, ngạt cho bé.
Cũng có rất nhiều những cách giữ ấm khác cho trẻ như là quấn chăn, đội mũ đi tất,
cho bé luôn ở cạnh mẹ, nếu bé sinh non có thì có thể dùng phương pháp Kanguru
cho da kề da. Tốt nhất nên cho bé nằm gần mẹ, không nên để bé ngủ riêng, để bé
vừa có hơi ấm của mẹ, mẹ vừa có thể biết con ấm, lạnh, ướt… và kịp thời xử lý.
Thêm nữa, bạn cũng cần nên cho bé ăn theo nhu cầu, tốt nhất là được bú mẹ
thường xuyên. Khi bị đói, thân nhiệt bé cũng sẽ hạ. Nếu bé khó bú hay chưa quen
ti mẹ, nên đổ thìa.
2. Vệ sinh cơ thể cho bé
Thói quen lười vệ sinh cho trẻ vào mùa đông vì sợ trẻ bị nhiễm lạnh là một điều sai
lầm. Vào mùa đông cũng như các mùa khác trong năm, trẻ sơ sinh luôn cần được
Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.
10

sạch sẽ. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp thì không nên tắm cho bé, nhưng vẫn
cần thay quần áo và lau sạch những vùng kín như bộ phận sinh dục, bẹn, nách, cổ.
Tắm, lau cần để bé ở phòng ấm, có thể bật quạt sưởi.
Bạn cũng không nên đóng bỉm, tã giấy suốt ngày đêm cho bé. Có thể ban đêm cho
bé dùng tã giấy nhưng ban ngày nên quấn tã vải cho thoáng. Nếu dùng tã giấy cần
thay thường xuyên, và ngay sau mỗi lần bé đại tiện. Mỗi lần thay lau rửa nhẹ
nhàng vùng kín để tránh bị hăm, viêm da.
Trẻ sơ sinh cũng hay bị nôn, trớ. Mỗi lần như vậy bạn cũng cần phải thay ngay
quần áo cho trẻ nếu quần áo bị vướng bẩn, tránh để da bé tiếp xúc với đồ ẩm ướt vì
cơ thể bé có thể truyền nhiệt qua vùng đó và mất nhiệt.
3. Bảo vệ đường hô hấp cho bé
Đường hô hấp của trẻ sơ sinh rất dễ gặp khó khăn nếu bạn không biết cách bảo vệ.
Ngạt mũi là một trong những hiện tượng phổ biến và thường hay gặp ở bé sơ sinh
trong mùa lạnh do thể tích hố mũi của bé rất nhỏ. Hơn nữa bé sơ sinh chưa biết thở
bằng miệng nên ngạt mũi khiến bé khó chịu, dễ bỏ bú, quấy khóc.
Bạn cũng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách luôn giữ ấm cho bé, vệ sinh
mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi bé bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông
bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ấm, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc
nhỏ mũi khác mà không có ý kiến của bác sĩ. Nếu thấy bé khó thở thì cần đưa đi
khám.
Bạn cần đưa bé tới khám sớm tại bệnh viện nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây:


×