Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tiểu luận Lực Lượng Sản Xuất Quan Hệ Sản Xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.59 KB, 7 trang )

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong thời kỳ
quá độ là khâu trung tâm của mơ hình kinh tế. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy
rằng: mối quan hệ ấy được quy định một cách khách quan bởi trình độ phát
triển kinh tế thị trường của dân tộc và của thời đại. Nói cách khác mối quan
hệ ấy là điểm gặp hay điểm kết nối giữa trình độ phát triển của dân tộc và
trình độ phát triển của thời đại. Đó là căn cứ khoa học để định hướng xây
dựng mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất
theo con đường phát triển rút ngắn. Tính năng động chủ quan sáng tạo trong
xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất kinh tế đặc trưng ( trường hợp phát
triển rút ngắn) trước hết là nhận thức đúng đắn và vận dụng hợp lý:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nước
- Trình độ và xu hướng phát triển lực lượng sản xuất trong kinh tế thị
trường hiện nay – kinh tế tri thức
-Tìm ra điểm kết nối hợp lý hai trình độ ấy trong từng giai đoạn phát
triển. đó là cơ sở để định hướng xây dựng quan hệ sản xuất và quan hệ chính
trị - kinh tế.
Thực trạng kinh tế hiện nay còn cho thấy: nếu chỉ dừng lại ở bước
chuyển từ mơ hình kinh tế cũ sang kinh tế thị trường nhiều thành phần, hoặc
chạy theo tỷ lệ tăng trưởng GDP thì khơng thể có mối quan hệ đúng giữa lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, do đó khơng có động lực và chất lượng
phát triển. Vì vậy để định hướng đúng mối quan hệ giữa phát triển lực lượng
sản xuất với hoàn thiện quan hệ sản xuất ở nước ta trong một, hai thập kỷ
tới, cần phải nhận rõ những quy luật chung của kinh tế thị trường hiện nay
( hiện cịn vận động dưới hình thái tư bản chủ nghĩa) và quy luật đặc thù của
kinh tế thị trường phát triển rút ngắn ở Việt Nam. Muốn nhận thức đúng
những quy luật đó phải quan niệm đó là những quá trình lịch sử - tự nhiên
mà chúng ta phải căn cứ vào đó để vận dụng một cách sáng tạo.
Từ nghiên cứu những quy luật đó ( khơng trình bày ở đây), có thể rút
ra một số kiến nghị làm định hướng xây dựng mối quan hệ giữa lực lượng
sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất sau đây:
1. Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phải căn cứ vào tính


chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
Đây là nguyên lý biện chứng trong phát triển kinh tế thị trường. tính chất


và trình độ lực lượng sản xuất nước ta cịn ở gia đoạn đầu của q trình cơng
nghiệp hóa, trong khi lực lượng sản xuất ở các nước phát triển đã tiến sâu
vào giai đoạn đầu của kinh tế tri thức. Xét về lực lượng sản xuất, kinh tế thị
trường Việt Nam còn cách xa kinh tế thị trường nước phát triển một thời đại
kinh tế. Q trình tồn cầu hóa ( và hội nhập) đang tạo ra điều kiện cần và
đủ cho việc xác định điểm kế nối giữa hai trình độ lực lượng sản xuất thấp
và cao.
Xác định rõ điểm kết nối này là căn cứ chủ yếu để định hướng xây dựng
và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở nước ta. Không thể dựa vào sự đồng thuận
tập thể về tư duy chính trị để xác định hình thức quan hệ sản xuất một cách
chủ quan. Tư duy chính trị đúng là nhìn thẳng vào điểm kết nối giữa hai
trình độ phát triển lực lượng sản xuất mà xác định hệ thống quan hệ sản xuất
và nhìn vào sự di chuyển điểm kết nối theo hướng kinh tế tri thức mà hoàn
thiện từng bước quan hệ sản xuất. đó là cơ sở để chủ động sáng tạo trong
lãnh đạo, quàn lý kinh tế. Cách xác định quan hệ sản xuất theo con đường
phát triển rút ngắn này được gợi ý từ chính sách kinh tế mới (NEP) của
Lênin cách đây gần một thế kỷ.
Lịch sử cho thấy rằng xác định sai quan hệ sản xuất là một trong những
nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của Liên Xơ và Đơng Âu.
2. Đổi mới mơ hình kinh tế là điều kiện để xác định đúng điểm kết
nối giữa hai trình độ phát triển lực lượng sản xuất cao và thấp.
Từ thế kỷ 21 mà nhìn lại 300 năm phát triển kinh tế thị trường thì
thấy rõ:
Mơ hình kinh tế trong thời đại kinh tế công nghiệp, vận động theo hướng
“tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và tàn phá môi trường”. đây
là đặc trưng của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, phù hợp với quan hệ sản

xuất tư bản. Mơ hình kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức tuy mới hai thập
kỷ cho thấy xu hướng vận động của nó là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến
bộ xã hội và thân thiện với mơi trường”. Chính xu hướng thời đại này đáng
là sức ép mạnh nhất đối với quan hệ xã hội tư bản, biểu hiện trong cuộc đại
khủng hoảng từ 2008 có tính tồn cầu. Đây khơng chỉ là khủng hoảng tài
chính, mà thực chát là khủng hoảng thể chế kinh tế - chính trị ( tức quan hệ
sản xuất). Như vậy, mơ hình kinh té trong thời đại hiện nay không phát triển


theo hướng chạy theo tăng trưởng, tìm lợi nhuận cho chủ đầu tư như mơ
hình kinh tế cơng nghiệp, mà theo hướng phát triển bền vững. mơ hình kinh
tế nước ta hiện nay vẫn là mơ hình kinh tế cơng nghiệp nhưng lại được định
hướng xã hội chủ nghĩa ( tức hậu cơng nghiệp). Đó là một mâu thuẫn, một
nghịch lý. Do đó, muốn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ( với nội hàm
là phát triển bền vững) thì khơng có con đường nào khác là phải thay đổi mơ
hình kinh tế hướng theo thời đại kinh tế tri thức.
Nội dung chủ yếu của đổi mới mơ hình kinh tế là:
Thứ nhất: khu vực kinh tế đầu tư nước ngồi. Phải ở trình độ kinh tế
tri thức nhằm mấy mục tiêu:
- Tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của nước ta.
- Góp phần tạo lập dần cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế tri
thức.
- Khu vức này phải tạo điều kiện để trở thành nơi đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao ( những lao động tri thức cho sản xuất và quản lý).
- Phịng tránh nước ngồi biến nước ta thành bãi rác công nghệ thông
qua đầu tư.
Thứ hai: khu vực doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước
phải được tổ chức theo hướng:
- Đi đầu trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của kinh tế tri thức
cho nền kinh tế quốc dân.

- Năng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng lao động trí thức
với những tiêu chí cơng khai ( về trình độ nghề nghiệp, về thu nhập, về văn
hóa). Do đó phải đầu tư vào hướng chính là giáo dục đào tạo và phát triển
nền khoa học và công nghệ Quốc gia.
- Căn cứ vào yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất mà thực hiện
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khơng nên vì các tổng công ty hoạt
động kém hiệu quả mà cổ phần hóa.
- Cổ phần hóa dựa trên trình độ phát triển cao của các lực lượng sản
xuất tất yếu sẽ chuyển hóa sở hữu nhà nước thành sở hữu xã hội và sở hữu
cá nhân, tạo ra cơ sở kinh tế cho quá trình “sự phát triển của mỗi người đồng
thời với sự phát triển của mọi người”. Cần quyết tâm khắc phục khuynh
hướng biến sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân thơng qua cổ phần hóa”


tạo ra nguy cơ chệnh hướng.
- Cơ quan giám sát, kiểm tra của quốc hội phải hướng trọng tâm vào
giám sát khu vực kinh tế nhà nước. Phải đề cao tính chủ động, độc lập của
cơ quan này theo luật định.
Thứ ba: đổi mới mơ hình kinh tế nước ta phải coi vấn đề phát triển
nông nghiệp nông thôn là một trong những trọng tâm. Để khu vực này
(còn chiếm hơn 70% dân số) phát triển bền vững và ổn định, cần có hai
hướng biện pháp cấp bách:
Sớm sửa chữa những sai lầm trong công tác quy họach phát
triển công nghiệp và giao thông, phát triển đô thị, gây ra tổn thất lớn về đất
nông nghiệp, đất rừng, tàn phá môi trường, nhiều vấn đề an sinh, xã hội nảy
sinh.
Sớm có giải pháp khắc phục tác động của biến đổi khí hậu đang tạo
nguy cơ thu hẹp nhanh đất nơng nghiệp ở hai đồng bằng lớn ở nước ta, nhiều
triệu dân nông thôn phải di dời. Đặc biệt phải chú ý đến vấn đề sông Mê
Công biến đổi xấu do hệ thống đập khổng lồ của Trung Quốc gây ra, tác

động xấu đến nước ta.
Là nước có thế mạnh về nông nghiệp; Việt Nam cần thấy rõ cơ
hội và thác thức trước dự báo của thế giới về nạn đối, sự trở lại “vai trị hàng
đầu của nơng nghiêp”, về quan điểm coi lương thực quan trọng như dầu mỏ,
về “chủ nghĩa thực dân mới” trong vấn đề mua đất nông nghiệp hoặc các dự
án khai thác thời hạn 99 nămnhư đã diễn ra ở một số nước.
Xây dựng hệ thống khoa học và công nghệ phục vụ nông
nghiệp nông thơn; phát triển hình thức liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà khoa
học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) theo định hướng phát triển “nền kinh tế
xanh”. Nếu làm thí điểm và phát triển loại hình “doanh nghiệp xanh và cơng
nghệ” trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ và thúc đẩy cả đầu vào
và đầu ra của kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng hiện đại hóa
3. Đổi mới về tổ chức và quản lý doanh nghiệp theo hướng kinh tế
tri thức.
Doanh nghiệp trong kinh tế thị trường đã phát triển qua hai giai đọan
về mặt quản lý. Giai đọan đầu hàng mấy trăm năm doanh nghiệp phát triển
chủ yếu nhờ nguồn vốn đầu tư và máy móc. Còn giai đọan hiện nay sự phát


triển của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào khoa học cơng nghệ và lao động trí
thức. vì vậy quản lý doanh nghiệp càng trải qua hai giai đọan. Giai đọan đầu
thì coi trọng quản lý vốn và lợi nhuận như là mục đích củ quản lý cịn các
thứ khác (kể cả người lao động) là những điều kiện, những công cụ mà thơi.
Cịn ở giai đọan này, trọng tâm của quản lý là lao động tri thức. Hàm lượng
chất xám trong sản phẩm (thể hiện sức cạnh tranh) bắt nguồn từ hàm lượng
chất xám trong quản lý thể hiện ở hiệu quả tổ chức và họat động quàn lý
Muốn đổi mới tổ chức và quản lý doanh nghiệp cần phải:
a.Nhận rõ những đặc điển chủ yếu của hoạt động quản lý doanh
nghiệp trong giai đọan mới gồm:
-Thu hút và đầu tư cho nguồn lực nhất là nguồn quản lý chất lượng

cao là nhân tố bảo đảm hiệu quả của doanh nghiệp trong cạnh tranh
- Khác với giai đọan trước kinh tế thị trường trong giai đọan kinh tế trí
thức sẽ biến đổi nhanh đòi hỏi hệ thống quản lý phải nhạy cảm, nang động,
người ta gọi đó là “ quản lý sự thay đổi” (change management)
- Rút ngắn tối đa khỏang cách giữa họat động doanh nghiệp với cung
và cầu của xã hội, của nhân dân. Hệ thống quản lý chỉ có hệ thống cơng cụ
internet càng khơng thay thế được sự giao tiếp với thái độ chân thành với đối
tác nhưng để họ chứng nhận mà còn tin tưởng.
b. chất lượng và hiệu quả hoạt động phụ thuộc vào người lãnh đạo
doanh nghiệp. vì vậy, việc đào tạo, sử dụng nguồn lực lãnh đạo có ý nghĩa
quyết định những đặc điểm chủ yếu và hoạt động quản lý giai đoạn mới đã
tạo ra tiêu chí lựa chọn những lãnh đạo doanh nghiệp sau đây.
Người lãnh đạo phải là chuyên gia có tính liên nghành. Nhờ đó họ có
thể phát hiện, đánh thức tài năng của mọi người, nhạy cảm với những sáng
tạo của cấp dưới người lãnh đạo giỏi sẽ tạo ra một tập thể tài năng, chứ
không phải là tổ chức có tính bầy đàn. Một người lãnh đạo giỏi biết nghe là
tin tốt và tin xấu của tình hình để phân tích. Họ là những người ham muốn
sự phát triển bền vững và dị ứng nới “ bệnh thành tích”.
- giao tiếp thường xuyên với quần chúng với phong cách cởi mở là
một tiêu chí của người lãnh đạo thế kỷ 21. do đó, họ phải có hiểu biết và
phẩm chất văn hóa để tiếp cận và quản lý tính đa dạng văn hóa trong thị
trường và hội nhập thế giới.


- người lãnh đạo giai đoạn này phải là tấm gương về tự học và đổi
mới để chuyển từ thế “chữa cháy” sang thế “phòng cháy” từ bị động sang
chủ động trước biến đổi nhanh của thị trường. sự phát triển toàn diện của cá
nhân người lãnh đạo sẽ là điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển của
mọi người tronh doanh nghiệp.
- thước đo sự phát triển của người lãnh đạo là khă năng thực hiện sự

phát triển đồng thời cả về kinh tế, xã hội và môi trường. đó cũng là trách
nhiệm, đạo đức doanh nhân đối với thế hệ hiện nay và mai sau.
4. xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong giai
đoạn hiện nay.
Thể chế kinh tế thị trường là một hệ thống phản ánh mối quan hệ
trong vận động và phát triển giữa hoạt động quản lý của nhà nước với hoạt
động kinh tế thị trường ( thể hiện ở hệ thống doanh nghiệp) và vai trò của
các tổ chức xã hội. thể chế kinh tế là sự cụ thể hóa mối quan hệ giũa lực
lượng sản xuất xã hội với quan hệ sản xuất tương ứng. xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế, thực chất là thành lập mối quan hệ giữa lực lượng sản
xuất với quan hệ trong vận động phát triển hiện thực. thể chế kinh tế, xã hội
mới.
Trong hơp hai thập kỷ chuyển sang kinh tế thị trường, nước ta đã tạo
ra những tiền đề cần thiết cho việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo
định hướng vạch ra. Những tiền đề đó là: sự ra đời và hình thành hành vạn
doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, đã đặt ra yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền của dân, do dân và vì dân ; đã hình thành hàng vạn các tổ chức xã hội,
các hội nghề nghiệp, các hội và liên hiệp hội khoa học và công nghẹ trên cả
nước.
Vấn đề đặt hiện nay là đưa các tiền đề này vào thể chế xây dựng mối
quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với hệ thống doanh nghiệp và hệ thống
các tổ chức xã hội, nghề nghiệp ngoài nhà nước. Thể chế kinh tế thị trường
là một cấu trúc hệ thống giữa nhà nước với doanh nghiệp và các tổ chức xã
hội nghề nghiệp. Ba bộ phận thường xuyên trao đổi tương tác trong vận
động phát triển. Nhờ đó mỗi bộ phận tìm ra phương án tối ưu cho hoạt động
của mình, đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế.


Nhà nước pháp quyền
Hệ thống doanh nghiệp các tổ chức xã hội dân sự

Sự vận động của thể chế theo quy luật khách quan sẽ có ý nghĩa bảo
đảm thực hiện đường lối, chính sách theo hướng “ tăng trưởng kinh tế đi đôi
với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” tức là phát triển bền vững (nội hàm
của định hướng xã hội chủ nghĩa)
Để xây dựng thể chế nói trên trong điều kiện hiện nay cần phải giải quyết
mấy vấn đề chủ yếu:
a. Đổi mới mơ hình kinh tế - từ phát triển chạy theo tăng trưởng
GDP sang phát triển bền vững.
b. Đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân trong đó tổ chức lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong bố trí nhân sự nhất
là cấp trưởng. Q trình tổ chức nhà nước phải quán triệt giá trị Hồ Chí
Minh về nhà nước pháp quyền nhân nghĩa. Trong đó nổi bật là dân làm chủ
và dân kiểm soát nội bộ nhà nước.
c. Xây dựng thể chế gồm 3 bộ phận như 1 hệ thống quan hệ 2
chiều, thì sẽ tạo ra hiệu quả thực tế là:
- Bảo đảm tăng trưởng của cải thực hiện “dân giàu”.
- Xây dựng chế độ dân chủ mới.
- Xây dựng nền văn hóa mới.
- Nâng cao hiệu quả và chất lượng của chủ trương “Xây dựng
đảng là then chốt”.
Thể chế kinh tế mới, do đó cũng là cho thể chế dân chủ, đưa nước ta
vượt lên cùng thời đại.



×