Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thu hoachTP suadoilopilamviec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.08 KB, 16 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
TRONG TÁC PHẨM “SỬA ĐỐI LỐI LÀM VIỆC”. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI
VIỆC GIÁO DỤC, XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một bộ phận quan trọng
trong hệ thống những quan điểm, tư tưởng về cách mạng Việt Nam. Hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vừa thể hiện thông qua những tác
phẩm sâu sắc, vừa thông qua tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của
Người. Trong những tác phẩm viết về đạo đức cách mạng, tác phẩm “Sửa đối lối
làm việc” được Hồ Chí Minh viết vào tháng 10 năm 1947 là một văn kiện có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên; xây dựng và
củng cố Đảng ta thành một đảng Mác - Lênin chân chính, đủ sức lãnh đạo sự
nghiệp kháng chiến, kiến quốc đến thắng lợi vẻ vang.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta trở thành
Đảng cầm quyền, là người cầm lái duy nhất trên con tàu cách mạng Việt Nam.
Để xứng đáng là người lãnh đạo và hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo của mình,
Đảng phải khơng ngừng tự đổi mới, phát triển, phải thực sự vững vàng về chính
trị, tư tưởng và tổ chức. Vì thế, ngay trong cuốn “Đường cách mệnh”, Hồ Chí
Minh khẳng định: Cách mạng, “trước hết phải có Đảng cách mệnh... Đảng có
vững cách mạng mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền
mới chạy”1. Vấn đề xây dựng Đảng phải được bắt nguồn từ việc xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên, từ chính việc xây dựng con người - yếu tố suy đến cùng
để tạo nên sức mạnh của Đảng. Hơn nữa, đại bộ phận cán bộ, đảng viên của
Đảng ta xuất thân từ nơng dân, vì vậy phần đơng chịu ảnh hưởng của tư tưởng,
tập qn cũ, của thói quen tiểu nơng. Sự nghiệp cách mạng, vừa kháng chiến,
vừa kiến quốc trong những năm chính quyền non trẻ mới được thành lập địi hỏi
phải nâng cao đạo đức, tác phong công tác đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
1

Hồ Chí Minh. Tồn tập. T.2. Nxb CTQG. Hà Nội. 2000. Tr.268.



2
Xác định đúng tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng Đảng, Hồ Chí
Minh sớm nhìn thấy những nguy cơ làm suy yếu Đảng, đó là chủ nghĩa cá nhân
và các chứng bệnh khác tồn tại và nảy sinh trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sau
cách mạng tháng Tám đến năm 1947, mặc dù Đảng ta mới cầm quyền trong thời
gian còn rất ngắn, nhưng trên thực tế đã xuất hiện những biểu hiện sai trái của
cán bộ, đảng viên.
Điều đáng nói là, tuy những sai trái, tiêu cực của cán bộ, đảng viên chỉ
mới xuất hiện, tác hại của nó chưa lớn nhưng nếu khơng khắc phục kịp thời thì
tác hại của nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của toàn
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy trước rằng, khi
Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng trở thành cán bộ
trong các cấp chính quyền, trong các ngành hoạt động khác nhau của xã hội thì
những thói hư tật xấu càng dễ nảy nở, phát triển. Chính vì vậy, việc giáo dục, xây
dựng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân với tất cả những biểu hiện
của nó trong cán bộ, đảng viên lúc đó là việc làm hết sức cần thiết.
Trong lúc toàn Đảng, toàn dân dốc toàn lực để chống giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm; giữa lúc thực dân Pháp tập trung lực lượng hòng bao vây, tiêu
diệt cơ quan đầu não và lực lượng chủ lực của ta ở căn cứ địa Việt Bắc, Hồ Chí
Minh vẫn giành thời gian viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Đây chính là sự
quan tâm đặc biệt, biểu hiện của tầm nhìn xa, trơng rộng của Hồ Chí Minh về
giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và về xây dựng Đảng.
Tác phẩm gồm 6 phần, với số trang không nhiều nhưng hàm chứa nội
dung khá toàn diện nhằm sửa đổi lối làm việc của cán bộ, đảng viên và Đảng ta.
Phần 1 “Phê bình và sửa chữa” đề cập đến vấn đề học tập và phương pháp làm
việc của Đảng; phần 2 “Mấy điều kinh nghiệm”, Hồ Chí Minh đề cập đến vai trị
của đội ngũ cán bộ và kinh nghiệm công tác; phần 3 “Tư cách và đạo đức cách
mạng” bàn về nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên; phần 4 “Vấn
đề cán bộ” đề cập toàn diện đến cơng tác cán bộ, khái qt những vấn đề có tính



3
nguyên tắc trong các khâu, các bước của việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán
bộ; phần 5 “Cách lãnh đạo” làm rõ những yêu cầu của công tác lãnh đạo, giải
quyết mối quan hệ giữa lãnh đạo và quần chúng, giữa cán bộ và nhân dân; phần
6 “Chống thói ba hoa” lý giải những căn bệnh thường gặp của cán bộ, đảng viên,
cách sửa chữa và lý giải về tác phong công tác của cán bộ, đảng viên.
“Sửa đổi lối làm việc” không phải là tác phẩm chuyên bàn về đạo đức
cách mạng nhưng nó hàm chứa những tư tưởng hết sức sâu sắc của Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng. Với góc độ nghiên cứu của bộ môn đạo đức học, trong
phạm vi bài thu hoạch, tác giả hướng vào nội dung đạo đức cách mạng được Hồ
Chí Minh đề cập trong tác phẩm. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với việc giáo dục, xây
dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Một là, trong tác phẩm Hồ Chí Minh đề cập một cách sâu sắc đến
những quan niệm về đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Đồng thời khẳng
định để xây dựng đạo đức cách mạng cần quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Đạo đức cách mạng - theo Hồ Chí Minh là đạo đức mới, nó khác về chất
so với đạo đức cũ, “đạo đức đó khơng phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức
mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích
chung của Đảng, của dân tộc, của lồi người” 2. Đạo đức cách mạng chính là
đạo đức cộng sản, cơ sở của đạo đức cách mạng là lợi ích của Đảng thống nhất
chặt chẽ với lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và toàn xã hội.
Nếu như đạo đức của các xã hội bóc lột là sự phản ánh lợi ích của các
giai cấp bóc lột, là cơng cụ tinh thần để nô dịch nhân dân, củng cố địa vị thống
trị của các giai cấp bóc lột và vì lợi ích của thiểu số giai cấp bóc lột thì đạo đức
mới, theo Hồ Chí Minh là phản ánh lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao
động và của tồn nhân loại, nó là vũ khí tinh thần để giai cấp cơng nhân, nhân
dân lao động giải phóng mình và giải phóng nhân loại. Đạo đức cách mạng gắn
2


Hồ Chí Minh. Toàn tập. T.5. Nxb CTQG. Hà Nội. 1995. Tr. 252.


4
bó một cách chặt chẽ, hữu cơ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng là đội tiền phong chiến
đấu có tổ chức của giai cấp cơng nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Lý tưởng và mục
tiêu chiến đấu của Đảng vì thế mà là biểu hiện cao nhất của đạo đức cách mạng.
Lợi ích của đảng thống nhất với lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc. “Ngồi lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc thì Đảng khơng
có lợi ích gì khác”3. Vì thế đặt “lợi ích của Đảng hơn hết” 4 trở thành chuẩn mực
đạo đức và nghĩa vụ đạo đức cao nhất mà mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải
thực hiện.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là tuyệt
đối trung thành với Đảng, với nhân dân, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là ra sức phấn đấu để thực hiện mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, phục vụ lợi ích giai cấp cơng nhân và nhân dân lao
động.
Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: Lợi ích cá
nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng, lợi ích của mỗi bộ phận nhất
định phải phục tùng lợi ích của tồn thể. Điều đó có nghĩa là phải đặt lợi ích của
Đảng lên trên hết, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đặt
lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá
nhân mình. Hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân đấu tranh qn
mình. Người viết: “Vơ luận lúc nào, vơ luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt
lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất
của Đảng... Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của
cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi

cần đến tính mệnh của mình thì cũng phải vui lịng hy sinh cho Đảng”5.
3
4
5

Hồ Chí Minh. Sđd. Tr. 250.
Hồ Chí Minh. Sđd. Tr. 251.
Hồ Chí Minh. Sđd. Tr. 251.


5
Đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh là đối lập với chủ nghĩa cá
nhân. Người ví chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, rất nguy hiểm
đối với sức mạnh của Đảng. Do mắc phải chủ nghĩa cá nhân mà cán bộ, đảng
viên ta sinh ra các thứ bệnh như: Bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu
ngạo, bệnh hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hịi, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh
hữu danh vơ thực, bệnh “cá nhân”... Những biểu hiện đó của chủ nghĩa cá nhân
là trái với bản chất cách mạng của Đảng, đi ngược lại lợi ích của giai cấp cơng
nhân và nhân dân lao động. Nó là những biểu hiện của tàn dư đạo đức cũ, đối lập
với đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng, do đó, địi hỏi phải quét sạch chủ
nghĩa cá nhân, cùng với những biểu hiện đa dạng của nó.
Về mối quan hệ giữa nâng cao đạo đức cách mạng và quét sạch chủ
nghĩa cá nhân. Vấn đề này được đề cập nhiều lần trong tác phẩm “Sửa đổi lối
làm việc” cũng như nhiều bài viết, bài nói chuyện khác nhau, sau này được Hồ
Chí Minh tiếp tục nhắc lại trong bài báo “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân” năm 1969. Chủ nghĩa cá nhân đối lập với đạo đức cách
mạng, do chủ nghĩa cá nhân mà người cán bộ dẫn đến tham ơ, hũ hố, lãng phí,
xa hoa, vơ vét của công, kèn cựa địa vị, tham danh trục lợi, tìm cách “làm quan
phát tài”, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán
chuyên quyền, quan liêu mệnh lệnh... Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu,

là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, là bạn đồng minh của các kẻ thù khác.
Theo Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời
thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân” 6. Ngược lại, nếu thường
xuyên giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, ln đặt lợi ích tập thể
lên trên lợi ích cá nhân, theo lẽ sống “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Thì khó nhiễm vi trùng độc của chủ nghĩa cá nhân. Vì thế từ xã hội cũ sang xã
hội mới, những cái xấu xa, lạc hậu của đạo đức cũ không phải đã mất ngay đi
6

Hồ Chí Minh. S.đ.d. Tập 9. Tr. 291.


6
được, mà no cịn tồn tại, có khi lại phát triển trong xã hội mới, dưới những hình
thức khác. Do đó, phải thường xuyên giáo dục, nâng cao phẩm chất, đạo đức
cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là rất quan trọng đối với Đảng ta, một
đảng cầm quyền, ra đời và trưởng thành ở một xã hội thuộc địa, kinh tế, xã hội
chậm phát triển.
Đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh cịn là vơ luận trong hoàn cảnh
nào cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch (chủ nghĩa tư bản, chủ
nghĩa đế quốc và chủ nghĩa cá nhân), luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu,
quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Đạo đức cách mạng còn là ra
sức học tập chủ nghĩa Mác - Lê nin, ln tự phê bình và phê bình nhằm nâng
cao phẩm chất cách mạng và năng lực cơng tác của mình và của đồng chí mình;
là luôn tôn trọng kỷ luật Đảng, tuyệt đối chấp hành sự phân cơng của Đảng và
hồn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng giao cho; là giữ gìn đồn kết, thống nhất
trong Đảng...
Hai là, từ việc khẳng định những đặc trưng cơ bản của đạo đức cách
mạng, Hồ Chí Minh chỉ ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể của cán bộ,

đảng viên.
Đạo đức cách mạng là yếu tố cơ bản, xuyên suốt của xã hội mới. Để đạt
tới đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên của Đảng phải phấn đấu thực hiện tốt
những chuẩn mực đạo đức, thực hiện tốt cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Có vậy họ mới làm tròn được trách nhiệm, bổn phận của mình với cách mạng,
với Tổ quốc và nhân dân. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “Làm
đúng cần, kiệm, liêm, chính để cho dân tin, dân phục, dân yêu” 7 . Có vậy, cán bộ
đảng viên mới liên hệ mật thiết được với dân chúng và lãnh đạo được dân chúng
làm cách mạng.

7

Hồ Chí Minh. Sđd. Tập 5. Tr. 251.


7
Hồ Chí Minh chỉ ra những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Người viết: “Lịng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ
tiến đến chỗ chí cơng vơ tư. Mình đã chí cơng vơ tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng
ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có
năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”8.
Đó là những đức tính khơng thể thiếu được đối với người cán bộ cách
mạng. Đây cũng chính là những chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng
viên.
“Nhân” theo Hồ Chí Minh là thật thà yêu thương con người, hết lịng
giúp đỡ đồng chí và đồng bào, kiên quyết chống lại những người, những việc có
hại đến Đảng, đến nhân dân, là sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng
hạnh phúc sau thiên hạ... Như vậy “nhân” là lý tưởng, là lẽ sống của người cách
mạng, nó trở thành động cơ bên trong làm cho người cán bộ cách mạng có đủ
dũng khí để suốt đời đấu tranh với sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng

nhân loại, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, trong đó có hạnh phúc của bản thân
mình.
“Nghĩa” là ngay thẳng, khơng có tư tâm, khơng làm việc bậy, khơng có
việc gì phải dấu đảng. Ngồi lợi ích của Đảng khơng có lợi ích riêng phải lo
toan... Lúc Đảng giao cho việc thì bất kỳ việc to, việc nhỏ đều ra sức làm cẩn
thận... Như vậy, nghĩa là một phẩm chất đạo đức cơ bản của người cách mạng.
Hiểu nghĩa và làm theo nghĩa, người cách mạng sẽ có phương châm sống và
hành động đúng đắn vì lợi ích chung của Đảng, của Tổ quốc.
“Trí” là khơng bị mù qng, đầu óc trong sạch, sáng suốt để hiểu lý
luận, để tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Biết làm việc có lợi,
tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phịng người
gian. Tóm lại, trí - theo Hồ Chí Minh là hiểu biết, nhưng những hiểu biết ấy phải
8

Hồ Chí Minh. Sđd. Tập 5. Tr. 251.


8
gắn với nhiệm vụ cách mạng, phải giúp cho người cách mạng hồn thành tốt
nhiệm vụ, bổn phận của mình.
“Dũng” là dũng cảm, gan góc, gặp việc khó có gan làm, thấy khuyết
điểm có gan sửa chữa, cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại
vinh hoa phú q khơng chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh
cho Đảng, cho Tổ quốc. Khơng bao giờ rụt rè, nhút nhát. Như vậy Người cách
mạng phải có “dũng”, khơng có “dũng” khơng làm được cách mạng. “Dũng”
giúp người cách mạng vượt được qua mọi khó khăn thử thách, dám hy sinh bản
thân mình vì cách mạng.
“Liêm” là không tham địa vị, không tham tiền tài. Khơng ham người
tâng bốc mình, là quang minh chính đại, khơng hủ hố.
“Nhân”, “Nghĩa”, “Trí”, “Dũng”, “Liêm” có mối quan hệ biện chứng

trong phẩm chất, đạo đức con người, tạo nên đạo đức cách mạng của cán bộ,
đảng viên, đây là sự khái quát những phẩm chất cần có của người cán bộ cách
mạng, là cơ sở để phát triển năng lực, tài năng. Những khái niệm này đã được sử
dụng trong đạo đức học Nho giáo, phản ánh yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của các
bậc “quân tử” trong xã hội phong kiến. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã đưa vào
những khái niệm ấy những nội dung mới, hình thành những chuẩn mực đạo đức
mới, phù hợp với yêu cầu của đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Nếu cán bộ,
đảng viên của Đảng có đầy đủ những đức tính tốt đẹp ấy, họ sẽ có nền tảng tinh
thần vững chắc, giúp họ đủ sức vượt qua mọi khó khăn thử thách hồn thành tốt
bổn phận của mình trước Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Ba là: trong tác phẩm, Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc về vai trò của đạo
đức cách mạng, về mối quan hệ giữa đức và tài của người cán bộ cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là “gốc” của người cách mạng, đã là người
cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng, đạo đức cách mạng chính là nền
tảng để phát tiển năng lực, tài năng của cán bộ, đảng viên .


9
Có đạo đức cách mạng người cán bộ cách mạng mới được dân tin, dân
phục, dân yêu, do đó mới lãnh đạo được dân chúng, đoàn kết tổ chức được dân
chúng làm cách mạng. Khơng có đạo đức cách mạng thì dù có tài giỏi mấy cũng
khơng thể nào lãnh đạo được dân chúng. Đạo đức cách mạng là “gốc” của người
cách mạng, là nền tảng tinh thần vững chắc, là lý tưởng sống, là lẽ sống của
người cách mạng. Vì thế, nó là động cơ bên trong, tạo ra sự thôi thúc từ bên
trong lớn nhất, mạnh mẽ, bền bỉ nhất giúp người cán bộ có đủ sức mạnh để suốt
đời hy sinh phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng. Đạo đức cách mạng còn là
nền tảng cho những năng lực, tài năng của người cách mạng nảy nở và hướng
đích cho những năng lực, tài năng ấy phục vụ lợi ích cách mạng, tổ quốc và nhân
dân. Người viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì
sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có

đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân
dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc
to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hố, xấu
xa thì cịn làm nổi việc gì?”9. Người cho rằng, làm cách mạng để cải tạo xã hội
cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề, một
cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, gian khổ. Cũng như người có sức mạnh mới
gánh được xa, người cách mạng có đạo đức làm nền tảng mới hoàn thành được
nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng
không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Nhờ có đạo đức cách mạng mà người cách mạng
khơng ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình, khi cần thì hy sinh
cả tính mạng của mình cho cách mạng cũng khơng tiếc. Có đạo đức cách mạng
thì khi gặp thuận lợi và thành cơng hay gặp khó khăn và thất bại đều một lịng
quyết tâm vì lợi ích của Đảng, của cách mạng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà
tổ chức giao cho.
9

Hồ Chí Minh. Sđd. Tr.252,253.


10
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là cơ sở tinh
thần, là lý tưởng cao đẹp của cách mạng, cho nên nó trở thành cơ sở vững chắc
để tập hợp đoàn kết quần chúng lao động trong đấu tranh cách mạng. Vì đạo
đức cáh mạng là lý tưởng cao đẹp mà loài người vươn tới, nên nó cịn là cơ sở để
Đảng ta định ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn lãnh đạo cách mạng,
đem lại lợi ích cho giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. “Đạo đức cách
mạng vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc và loài người”, do vậy nó cịn góp
phần nhân đạo hố các quan hệ xã hội, giáo hoá con người, hướng con người đến
những giá trị cao đẹp: chân, thiện, mĩ. đạo đức cách mạng là nguồn lực tinh thần

vô tận cổ vũ, động viên, lôi kéo quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh cách
mạng nhằm giải phóng mình. Đúng như Lênin đã nói “Chúng ta nói rằng đạo
đức của chúng ta là hồn tồn phụ thuộc vào lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp
của giai cấp vô sản. Đạo đức của chúng ta là những lợi ích của cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản mà ra”10, “cuộc đấu tranh giai cấp còn tiếp tục và nhiệm vụ
của chúng ta là làm cho tất cả mọi lợi ích phụ thuộc vào cuộc đấu tranh này. Và
đạo đức cộng sản của chúng ta cũng phải phục tùng cuộc đấu tranh này. Chúng ta
nói rằng: đạo đức đó là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và
góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản
đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản” 11. Vì thế, có thể nói đạo
đức cách mạng là vũ khí tinh thần sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng vĩ đại của mình.
Từ những vấn đề trình bày trên, có thể khái quát: Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng trong tác phẩm “Sửa đối lối làm việc” bao gồm hệ
thống những quan điểm về đạo đức cách mạng, những phẩm chất đạo đức cần
có của người cách mạng và vai trị của đạo đức cách mạng trong tồn diện
những phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên. Đạo đức cách mạng ấy chính
là tinh thần quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng... ra sức làm
10
11

V.I.Lênin. Toàn tập. NXB Tiến bộ Matxcơva. 1977. T.41. Tr.369.
V.I.Lênin. Toàn tập. NXB Tiến bộ Matxcơva. 1977. T.41. Tr.369.


11
việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của
Đảng. Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích cá
nhân mình. Vì Đảng và nhân dân đấu tranh qn mình, gương mẫu trong mọi
việc. Là khơng ngừng nâng cao phẩm chất năng lực bản thân, làm cho mình vừa

“hồng” vừa “chuyên”, đủ đức - đủ tài phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Đạo đức cách mạng là “gốc” của người cách mạng, là vũ khí tinh thần, là lý
tưởng sống của người cách mạng, là nguồn lực tinh thần tạo thành sức mạnh
giúp người cách mạng hồn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong tác phẩm “Sửa đổi
lối làm việc” là một tài sản vô giá của tồn Đảng, tồn dân ta. Trong đó, Người
khơng chỉ làm rõ thế nào là đạo đức cách mạng, người cách mạng cần phải có
những đức tính gì, mà Người còn chỉ ra và cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm
mà Đảng có thể mắc phải, làm tổn hại đến thanh danh và sức chiến đấu của
Đảng. Chính vì vậy “Sửa đổi lối làm việc” có ý nghĩa lý luận thực tiễn rất quan
trọng trong xây dựng đạo đức mới - đạo đức cộng sản trong cán bộ đảng viên và
nhân dân. Nó là một trong những cơ sở cơ bản nhất để định ra những nguyên tắc,
chuẩn mực của đạo đức cách mạng và định ra đường hướng đúng đắn trong xây
dựng nền đạo đức xã hội.
Tinh thần của “Sửa đổi lối làm việc” trong 60 năm qua đã thấm vào lớp
lớp cán bộ đảng viên của Đảng, trở thành vũ khí tinh thần, lẽ sống cao cả của
những người cách mạng Việt Nam. Nó góp phần to lớn khắc phục những sai lầm
khuyết điểm về mặt đạo đức trong cán bộ đảng viên, xây dựng Đảng ta trong
sạch vững mạnh, thực sự là Đảng của đạo đức và văn minh, đủ sức lãnh đạo
nhân dân làm cách mạng và đã làm nên những kỳ tích mới trong truyền thống
dựng nước và giữ nước. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh vai trò to
lớn nhân tố đạo đức cách mạng của Đảng. Nhờ hết lòng, hết sức phục vụ Tổ
quốc, phục vụ nhân dân, ngồi vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta
khơng có lợi ích nào khác. Nhân tố đạo đức cách mạng là một trong những nhân


12
tố nền tảng làm cho Đảng ta thực sự trở thành người cầm lái vĩ đại, đưa con tàu
cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang.
Ngày nay, những biến động phức tạp của tình hình quốc tế, những ảnh

hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, sự tấn công “diễn biến hồ bình” của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch điên cuồng chống phá cách mạng nước ta
trên nhiều hình vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống. Làm
thoái hoá biến chất của một số cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức,
có quyền, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong các đơn vị
kinh tế... Không chịu rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh giá một trong những nguy cơ thách thức
của đất nước ta hiện nay là: “Tình trạng tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm
trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong
nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống cịn của chế độ ta” 12.
Đây chính là một trong 4 nguy cơ làm ảnh hưởng đến mục tiêu độc lập dân tộc,
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá theo định hướng XHCN đã được Đảng
ta đề cập. Nạn tham nhũng và tệ quan liêu là nguy cơ phải tập trung giải quyết
trước nhất. Cần nhận thức như vậy bởi vì: Thứ nhất, nạn tham nhũng, tệ quan
liêu, sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống khơng phải là nhân tố
tác động bên ngồi mà là nhân tố “nội tại” nằm ngay trong nội bộ Đảng và chính
quyền, nhà nước; Thứ hai, tình trạng tham nhũng khơng phải chỉ ở một số ít mà
là của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Khơng phải chỉ có đảng viên ở
cơ sở, mà cịn có cả đảng viên ở cấp Trung ương, cán bộ các cấp của Đảng và
Nhà nước; Thứ ba, ngăn chặn đẩy lùi được nguy cơ này sẽ làm tăng khối đoàn
kết, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng, ngăn chặn đẩy lùi
các nguy cơ còn lại.
ĐCSVN, Văn kiện ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb CTQG. H. 2001.
Tr. 76.
12


13
Nạn tham nhũng; tệ quan liêu, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức

lối sống suy cho cùng là đều do “mắc phải chứng chủ nghĩa cá nhân”. Vì vậy, thực
chất của cuộc chiến chống tham nhũng và tệ quan liêu là cuộc đấu tranh chống
nghĩa cá nhân, củng cố và tiếp tục bồi dưỡng, xây dựng đạo đức cách mạng. Để
xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, điều tất yếu đặt ra cho Đảng và từng cán bộ
Đảng viên phải sửa chữa, ngăn chặn tư tưởng “cá nhân chủ nghĩa”. Vì thế chống
chủ nghĩa cá nhân là cơng việc địi hỏi chúng ta ln phải quan tâm thực hiện.
Vừa qua, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhận
định: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng chưa đạt yêu cầu. Tình trạng suy thối
về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra
nghiêm trọng”13, “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt
yếu kém cả về phẩm chất và năng lực; vừa thiếu tính tiền phong, gương mẫu,
vừa khơng đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ” 14. Những biểu hiện cụ thể: thiếu
tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của đảng,
giảm sút lịng tin, phai nhạt lý tưởng; một số ít có biểu hiện bất mãn, mất lịng
tin, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ
chức và lãnh đạo của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. bệnh cơ hội, chủ
nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng; vẫn
cịn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”. Thối
hố, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra
nghiêm trọng, kéo dài, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là các cơ quan công
quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp và
quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Đảng cộng sản Việt nam. Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X. Nxb CTQG. Hà Nội.
2006. Tr.65.
14
Đảng cộng sản Việt nam. Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X. Nxb CTQG. Hà Nội.
2006. Tr.66.
13



14
Tình hình thực trạng đó, cho thấy, việc xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao
đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh trở thành
nhiệm vụ then chốt trong sự nghiệp cách mạng, có ý nghĩa quyết định đến sự sống
còn của Đảng. Quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc” hiện nay càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc giáo dục, rèn luyện đảng viên. Tinh thần của “Sửa đổi lối làm việc” vẫn còn
giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn đối với việc giáo dục, xây dựng đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Có thể nói, với tư duy chính trị mẫn cảm, với
tầm nhìn xa trơng rộng, Hồ Chí Minh đã dự báo được hầu hết những sai lầm
khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền.
Quán triệt và vận dụng tốt Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là cơ sở để chúng ta
thực hiện thắng lợi những quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về
công tác xây dựng Đảng: “Trong những năm tới, phải dành nhiều công sức tạo
được chuyển biến rõ rệt về xây dựng đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản
chất giai cấp cơng nhân và tính tiền phong của Đảng; xây dựng Đảng thực sự
trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đồn kết, nhất trí cao,
gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán
bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực. Đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa
sống cịn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”15.
Để thực hiện tốt công tác giáo dục rèn luyện, xây dựng đạo đức cách
mạng của cán bộ, đảng viên theo tinh thần “Sửa đối lối làm việc”, chúng ta
cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, đặc biệt quan tâm giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo
những chuẩn mực đạo đức đã được xác định để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là
tấm gương sáng về phẩm chất, đạo đức, lối sống, hết lịng vì nhân dân, vì sự
nghiệp cách mạng.
Đảng cộng sản Việt nam. Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X. Nxb CTQG. Hà Nội.

2006. Tr.130.
15


15
Thứ hai, cán bộ, đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước
Đảng và nhân dân, thật sự tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc;
xử lý hài hồ các lợi ích, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Coi
trọng việc tự tu dưỡng, rèn luyện, kiên quyết hạn chế và đẩy lùi chủ nghĩa cá
nhân trong đảng.
Thứ ba, thường xuyên phê bình và tự phê bình theo tinh thần “Trong
cơng tác, trong tranh đấu, trong huấn luyện, các đảng viên, các cán bộ, cần phải
ln ln tự hỏi mình, tự kiểm định mình và đồng chí mình. Ln ln dùng và
dùng cách phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm
nhất định sẽ thêm lên và Đảng ta nhất định sẽ thắng lợi”. Nêu cao đấu tranh phê
bình và tự phê bình thật thà, cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau “là
thang thuốc hay nhất”.
Thứ tư, tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng, kiên quyết đẩy lùi
nạn tham nhũng, lấy lại lòng tin của nhân dân, sử lý dứt điểm những cán bộ,
đảng viên vi phạm tư cách, phẩm chất đạo đức để tiếp tục củng cố Đảng ta là
Đảng của đạo đức, của văn minh
Thứ năm, gắn kết chặt chẽ giữa việc biểu dương, nhân rộng những tấm
gương đạo đức trong sáng cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư với việc kiểm
tra, giám sát, kỷ luật nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm những quy định
về trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối sống.
Tóm lại, vào thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Sửa đổi lối làm
việc”, cả dân tộc đang gắng sức chịu đựng khó khăn, gian khổ, hy sinh trong
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Cán bộ, đảng viên tuyệt đại bộ phận là
những người đầu tàu gương mẫu, dẫn dắt quần chúng, thể hiện rõ rệt đạo đức
cách mạng. Những người ít chịu rèn luyện, mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, vi phạm

đạo đức cách mạng khơng nhiều, hoặc có người chỉ mắc một vài khuyết điểm
nào đó. Dù mới chỉ có thế, cũng “có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân”. Đảng


16
ta là Đảng cầm quyền, yêu cầu tu dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên càng cao, các bệnh cá nhân chủ nghĩa trái với đạo đức cách mạng càng nguy
hiểm. Dù những biểu hiện tiêu cực mới phát sinh. Song, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã sớm chấn chỉnh và cảnh báo về sự phát triển của các thứ bệnh rất nguy hiểm
này. Cuối đời, vào tháng 6 năm 1969. Người còn lo lắng nhắc nhở rằng: “Từ nay
về sau, nhân dân ta và Đảng ta phải giữ gìn và phát huy mãi mãi đạo đức trong
sáng ấy. Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hơm qua là vĩ đại, có sức
hấp dẫn lớn, khơng nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người u
mến và ca ngợi, nếu lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá
nhân”16.
Đẩy mạnh phong trào học tập, quán triệt, làm theo tư tưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội. Mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta
phải suốt đời học tập, noi gương đạo đức tác phong Hồ Chí Minh. Học tập tinh
thần “Sửa đổi lối làm việc” là một công việc lâu dài và liên tục nhưng nhất định
phải làm cho bằng được, vì nó quyết định đến bản chất, đến uy tín và sức chiến
đấu của Đảng, của quân đội. Để xây dựng Đảng bộ quân đội và các Đảng bộ cơ
sở quân đội trong sạch vững mạnh, chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt đến công
tác giáo dục, quản lý, rèn luyện đảng viên theo những chuẩn mực đạo đức đã
được Hồ Chí Minh đề cập trong tác phẩm. Việc giáo dục đạo đức cần được tiến
hành song song với việc giáo dục, bồi dưỡng những phẩm chất, năng lực khác
làm cho đội ngũ cán bộ, quân nhân phát triển toàn diện, đủ sức hoàn thành thắng
lợi các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó.

16


Hồ Chí Minh. S.đ. d. Tập 12. Tr. 557-558.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×