Đánh giá ảnh hưởng của dự án đầu tư nâng cấp
Quốc lộ 4, đoạn nối Hà Giang - Lào Cai” tới hệ
sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh
và đề xuất các giải pháp giảm thiểu
Nguyễn Đình
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Yêm
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Đánh giá ảnh hưởng của dự án "Đầu tư nâng cấp quốc lộ 4, đoạn nối Hà Giang
- Lào Cai" tới hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh. Nghiên cứu các hoạt
động của dự án; hiện trạng hệ sinh thái thái khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh tại khu
vực dự án; các ảnh hưởng có thể gây ra bởi các hoạt động của dự án đến thái khu bảo tồn
thiên nhiên Tây Côn Lĩnh. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực gây
ra bởi Dự án đến hệ sinh thái KBTTN Tây Côn Lĩnh .
Keywords: Khoa học môi trường; Bảo vệ môi trường; hệ sinh thái; Khu bảo tồn thiên
nhiên; Tây Côn Lĩnh
Content
M U
Lào Cai và Hà Giang là những tỉnh miền núi phía bắc có tài nguyên rừng thuộc loại phong phú
nhất ở Việt Nam. Theo niên giám thông kê của các tỉnh, hiện nay, Lào Cai có 278.907ha rừng,
chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 229.296,6 ha rừng tự nhiên và 49.604 ha rừng
trồng; Lào Cai có Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có
trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, lưỡng cư và bò sát. Trong đó, có rất nhiều loài
động, thực vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam. Đây cũng là nơi tập trung kho tàng quỹ gen
thực vật quý hiếm, chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam). Hà Giang có 284.537 ha
rừng, chiếm 36,1% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 262.957 ha rừng tự nhiên và 21.580 ha
rừng trồng; Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều loài động vật quý hiếm như gấu ngựa,
sơn dương, gà lôi, đại bàng , các loại gỗ quý hiếm như ngọc am (hoàng đàn rủ), pơ mu, lát chun,
đinh, chò chỉ và có 5 Khu BTTN là Tây Côn Lĩnh, Phong Quang huyện Vị Xuyên; Căng Bắc Mê
huyện Bắc Mê; Bát Ðại Sơn huyện Quản Bạ; Du Già huyện Yên Minh.
Đoạn QL4 dự kiến mở rộng nâng cấp nằm trong vùng có khí hậu mùa đông lạnh, mùa hè nhiều
mưa và qua vùng núi phía bắc của 2 tỉnh, bắt đầu từ Simaca (Lào Cai), chạy trên cao nguyên đá
vôi Bắc Hà đến Xín Mần (Hà Giang) rồi vượt qua dãy núi cao thượng nguồn sông Chảy nơi có
hệ sinh thái bảo tồn Tây Côn Lĩnh phát triển trên vỏ phong hóa đá granit và đá phiến để đến QL2
(Hà Giang). Tương thích với đặc điểm khí hậu và sự đa dạng của các thành tạo địa chất là sự đa
dạng của các hệ sinh thái, hệ động thực vật đai cao. Từ Km383 ÷ Km414, tuyến Dự án được thiết
kế mở rộng trên cơ sở đường cũ với chiều dài khoảng 31km đi cắt qua vùng đệm phía bắc Khu
BTTN Tây Côn Lĩnh, có điểm gần nhất cách vùng lõi của Khu BTTN khoảng 1,5km về phía Tây
Bắc. Đoạn tuyến đi cắt ngang sườn dốc phía Bắc của khối núi cao thượng nguồn sông Chảy, nơi
tiềm ẩn nguy cơ sạt lở lớn nếu lớp phủ mặt bị bóc lộ. Dọc đoạn tuyến là các điểm định cư, canh
tác của dân cư các xã Thanh Thủy, Lao Chải, Thanh Đức, Xin Chải, Tân Tiến, Túng Sán. Tuy
nhiên, do QL4 đã hình thành rất nhiều năm nên dọc hành lang này, rừng tự nhiên bị biến cải
nhiều do người dân khai thác đất rừng để định cư và canh tác.
QL4 được đầu tư, nâng cấp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nơi đây, đặc biệt
là khu vực tuyến đi qua vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh. Xuất phát từ thực
tiễn trên, đề tài luận văn “Đánh giá ảnh hưởng của dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 4, đoạn nối
Hà Giang - Lào Cai tới hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu” được thực hiện nhằm đánh giá những thiệt hại có thể gây ra bởi Dự án đến hệ
sinh thái và đưa ra những giải pháp nhằm tránh hoặc giảm nhẹ các tác động này.
Đề tài tập trung nghiên cứu vào các mục tiêu sau:
Đánh giá ảnh hưởng từ các hoạt động của Dự án đến hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Tây
Côn Lĩnh;
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi Dự án đến hệ sinh thái
KBTTN Tây Côn Lĩnh.
NG QUAN V NGHIÊN CU
1.1.1. H sinh thái
Khái niệm về hệ sinh thái (HST)
Cấu trúc của hệ sinh thái
Đặc trưng của hệ sinh thái
1.1.2. Khu bo tn
Khái niệm về khu bảo tồn
Vai trò của KBT:
NG, PHU
ng nghiên cu
Đề tài sẽ nghiên cứu các vấn đề sau đây:
Các hoạt động của Dự án;
Hiện trạng hệ sinh thái KBTTN Tây Côn Lĩnh tại khu vực Dự án;
Các ảnh hưởng có thể gây ra bởi các hoạt động của Dự án đến KBTTN Tây Côn Lĩnh;
Các giải pháp giảm thiểu.
2.2.2. Phm vi nghiên cu
Khu vực nghiên cứu của luận văn nằm dọc theo chiều dài QL4 đoạn qua KBTTTN Tây Côn
Lĩnh với chiều dài khoảng 26km từ Km388 (tọa độ 22°51'32"N; 104°47'210”E) đến Km414 (tọa
độ 20
o
55’30”N; 104
o
46’30”E).
Phạm vi nghiên cứu của Dự án được trình bày tại hình 1.
Phương pháp kế thừa tài liệu
Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh đối chứng
Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp danh mục
Phương pháp mô hình
Phương pháp trình bày số liệu
Phương pháp chuyên gia
T QU NGHIÊN CU
3.1.1. Xut x ca D án
Dự án đầu tư nâng cấp quốc lô
̣
4, đoa
̣
n Ha
̀
Giang – Lào Cai (giai đoạn 1) (sau đây gọi tắt là Dự
án) được thực hiện theo Quyết định số 2620/QĐ-BGTVT nga
̀
y 01/08/2005 của Bộ GTVT v ề
việc đầu tư dư
̣
a
́
n nâng cấp quốc lô
̣
4 đoa
̣
n nối Ha
̀
Giang – Lào Cai. Giai đoạn 1 của dự án tập
trung đầu tư xây dựng các đoạn tuyến chưa có đường hoặc là đường GTNT đã bị xuống cấp
nghiêm trọng.
3.1.2. V a lý ca D án và mi quan h vng KT-XH
Phạm vi Dự án nằm trong địa phận 18 xã thuộc hai tỉnh Lào Cai và Hà Giang.
3.1.3. Các ni dung chính ca D án
Các hạng mục thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài (đoạn qua KBTTN Tây Côn Lĩnh bao gồm:
Đầu tư nâng cấp cải tạo và xây dựng mới các đoạn tuyến với tổng chiều dài khoảng 31km, quy
mô đường cấp IV miền núi, trong đó:
o Đoạn tuyến nâng cấp cải tạo có chiều dài 26km (Km388+000 ÷ Km414+000);
o Đoạn tuyến làm mới có chiều dài 5km (Km383+000 ÷ Km388+000).
Đầu tư xây dựng 07 cầu có chiều dài nhỏ hơn 50m;
Xây dựng hệ thống thoát nước, công trình phòng hộ và an toàn giao thông;
3.1.3.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục chính của Dự án
Phần đường dài 31 km với tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
01 nút giao bằng với QL2 (Km414+000).
Xây dựng 07 cầu vượt dòng chảy với chiều dài mỗi cầu < 50m.
Hệ thống thoát nước, công trình phòng hộ và an toàn giao thông
3.1.3.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình phụ trợ
a. Gii phóng mt bng
Phạm vi GPMB đối với phần đường cấp IV là 1m và đối với phần cầu ngoài đô thị có chiều dài
nhỏ hơn 300m là 20 ÷ 50m.
ng thi công
Trên toàn tuyến sẽ bố trí 7 công trường tại vị trí thi công các cầu. Tại mỗi công trường sẽ có
khoảng 30 công nhân làm việc và sinh hoạt tại các lán trại.
c. Hong vn chuyn vt lit loi
Vật liệu tự sẽ được sản xuất hoặc mua tại các mỏ đã được cấp phép và vận chuyển về khu vực thi
công bằng xe chuyên dụng. Đất đá loại trong thi công sẽ được tập trung tại các bãi chứa tạm dọc
tuyến, sau đó sẽ được vận chuyển đến vị trí đổ thải.
3.1.4. Ti thc hin D án
Dự án dự kiến sẽ thi công trong 30 tháng
3.1.6. T chc qun lý và thc hin D án
Chủ đầu tư: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải;
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án 6 (PMU6);
Tư vấn lập Dự án: Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI).
u kin t nhiên
Khu vực thực hiện Dự án nằm trên cao nguyên Bắc Hà và vùng núi cao thượng nguồn sông Chảy
thuộc miền Đông Bắc
Khu vực Dự án nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi cao phía bắc, với 2 mùa
rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Mùa đông bắt đầu từ tháng XI và kéo dài tới tháng III năm sau và
là mùa ít mưa, mùa cạn kiệt của các sông suối trong vùng. Mùa hè mưa nhiều, ẩm ướt kéo dài từ
tháng IV đến tháng X.
Đoạn tuyến nghiên cứu đi qua vòm núi cao thượng nguồn sông Chảy, nhiều dốc, uốn lượn
quanh co trên địa hình hiểm trở, lượng mưa lớn (
X
năm = 2.671mm). Các nhánh suối tạo ra
dòng chảy sông thượng, có dạng tia đổ xuống chân khối tảng, cắt qua đường hình thành lũ
sườn dốc lớn nhưng rất nhanh. Dòng chảy tạm thời hình thành trong mùa mưa lũ, còn mùa khô
thường cạn.
3.2.2. Hin trng sinh hc
Thống kê được 546 loài thuộc 147 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch Trong thành phần
thực vật, ngành hạt kín có số loài phong phú nhất, chiếm 88 % tổng số loài phân bố trong các
kiểu thảm thực vật như: Thảm rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp; Thảm rừng kín
thường xanh cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi cao; Thảm rừng trồng; Thảm cây bụi; Thảm
cỏ; Thảm cây trồng nông nghiệp trên nương rẫy và trên đồng ruộng. Có 6 loài thực vật quý hiếm
được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Các loài này phân bố rải rác tại nhiều núi đá và khu
vực đỉnh núi cao trong khu vực.
Thống kê, xác định được 212 loài thuộc 123 giống, 41 họ của 8 bộ côn trùng; 104 loài thuộc 36
họ, 15 bộ chim phân bố trong khu vực với bộ Sẻ có số lượng loài đông nhất, phân bố khắp các
sinh cảnh. Có 6 loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt nam năm 2007 và Nghị định
32/2006 NĐCP. Các loài này hiếm gặp và phân bố rải rác trong các sinh cảnh rừng còn ít bị tác
động, xa khu dân cư.
Thống kê được 53 loài thú thuộc 24 họ của 8 bộ, đa phần phân bố tại khu vực đồi núi nơi rừng còn
chưa bị tàn phá nhiều, xa khu dân cư. Trong đó 15 loài có tên trong sách đỏ đỏ Việt Nam năm 2007
và Nghị định 32/2006 NĐCP.
Thống kê được 35 loài thuộc 15 họ, 4 bộ trong hai 2 lớp Ếch nhái và Bò sát với 12 loài quý hiếm
được ghi trong sách đỏ Việt nam năm 2007 và nghị định 32/2006 NĐCP phân bố rải rác khắp nơi
trong khu vực, chủ yếu tập trung tại các sinh cảnh ít biij tác độngbởi các hoạt động của con người.
Xác định được 40 loài TVN, với nhóm tảo Silic có số lượng loài cao hơn cả, sau đến Tảo Lục,
Tảo Mắt, Tảo Lam. Mật độ số lượng TVN các trạm khảo sát dao động từ 1530.9 Tb/l đến 2268.0
Tb/l, trung bình là 2131.9Tb/l. Mật độ trung bình TVN tại khu vưc này cao nhất thuộc nhóm tảo
Silic (33%), sau đến nhóm tảo Lam (31%), tảo Lục (30%) và cuối cùng là nhóm tảo Mắt (6%).
Xác định được 27 loài ĐVN, trong đó nhóm Giáp xác Râu ngành có số lượng loài cao nhất sau
đến nhóm Giáp xác Chân chèo, Trùng Bánh xe và cuối cùng là các nhóm khác. Mật độ số lượng
ĐVN dao động từ 1673 Con/m3 đến 5797 Con/m
3
, trung bình là 3196 Con/m
3
. Mật độ trung
bình ĐVN tại khu vưc này cao nhất thuộc nhóm Giáp xác Chân chèo (68%), sau đến nhóm Giáp
xác Râu ngành (20%). Các nhóm còn lại có mật độ không đáng kể (9% với nhóm Trùng bánh xe
và 3% với các nhóm khác.
Xác định được 27 loài và nhóm loài ĐVĐ, trong đó nhóm Chân bụng (ốc) có số lượng loài cao
hơn cả, sau đến nhóm nhóm Hai mảnh vỏ (Trai, hến) và cuối cùng là nhóm Giáp xác (tôm, cua).
Mật độ số lượng ĐVĐ dao động từ 43 Con/m
2
(sinh khối tương ứng là 17.6 g/m
2
) đến 61 Con/m
2
(sinh khối 127.6 g/m
2
), trung bình là 49.6 Con/m
2
(sinh khối là 69.96 g/m
2
). Mật độ và sinh khối
trung bình ĐVĐ tại các trạm khảo sát cao nhất thuộc nhóm các loài ốc, sau đến nhóm trai, hến.
Nhóm Giáp xác Tôm, cua có mật độ và sinh khối không đáng kể.
Thống kê được 48 loài cá tự nhiên và cá nuôi thuộc 16 họ trong 5 bộ. Không bắt gặp loài quý hiếm
được ghi trong sách đỏ Việt nam năm 2007. Nhìn chung cá tự nhiên mật độ không cao và cư dân
địa phương khai thác bằng nhiều hình thức như lưới, chài, đăng, đó, thậm chí bằng kích điện. Sản
lượng cá khai thác được không nhiều, đa phần phục vụ nhu cầu tại chỗ.
Đoạn tuyến qua khu bảo tồn được thực hiện tại các khu vực rừng thứ sinh phục hồi sau nương
rẫy, rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác, rừng trồng cũng như các thảm cây bụi, trảng cỏ,
nương rẫy với thành phần loài thực vật phổ biến và không có những loài quý hiếm cần được bảo
tồn. Các nhóm động vật phân bố tại đây cũng không nhiều và là những loài phổ biến. Không bắt
gặp loài đặc hữu hay quý hiếm cần được bảo tồn.
u kin kinh t - xã hi
Tại các xã trong phạm vi Dự án, hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp với cây trồng chủ đạo là
lúa nước được trồng trên các thửa ruộng bậc thang. Một số hộ dân tại khu vực xã Lao Chải, Xín
Chải còn có thêm nguồn thu nhập từ cây thảo quả. Thu nhập trung bình khoảng 430.000 đ/tháng/
người. Riêng tại đoạn cuối thuộc xã Thanh Thủy người dân có thu nhập cao hơn (khoảng 800.000
đ/người/tháng) do lợi thế gần với cửa khẩu Thanh Thủy, có thêm hoạt động buôn bán và vận
chuyển hàng hóa.
Dân cư: sinh sống rải rác dọc theo tuyến Dự án và tập trung tại các thị trấn và một số vị trí giao
cắt của các đường giao thông.
Dân tô
̣
c thiê
̉
u số : hầu hết dân cư sống tại các xã trong khu vực Dự án là đồng bào dân tộc Mông,
Dao, Nùng, Tày… trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ đông nhất và rất ít dân tộc Kinh sống tại
khu vực này. Các hộ dân tộc thiểu số vẫn giữ được các giá trị văn hóa và tập tục truyền thống
của dân tộc mình. Hoạt động kinh tế chính vẫn là nông nghiệp; hoạt động kinh doanh chỉ là mua
bán, trao đổi thực phẩm từ nông nghiệp.
Lao động và thu nhập: kết quả khảo sát cho thấy thu nhập bình quân đầu người khu vực Dự án ở
mức thấp, trên 45% số hộ dân có thu nhập dưới chuẩn nghèo khu vực miền núi. Nghề nghiệp chủ
yếu của người dân trong khu vực là hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số hộ có thêm nguồn
thu từ hoạt động buôn bán và vận chuyển hàng hóa tại cửa khẩu Thanh Thủy.
Giá trị văn hóa, tôn giáo: trong khu vực thực hiện Dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo
hay các di tích lịch sử được xếp hạng. Tuy vậy, tại các địa phương khu vực Dự án có các dân tộc
thiểu số khác nhau sinh sống với các phong tục và nền văn hóa riêng như lễ hội khèn Mông Cao, lễ
hội mùa xuân, lễ hội Sàn Sán, tục kéo vợ của người Mông Hà Giang. Các tập tục diễn ra hàng năm
và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân.
Giáo dục, y tế và điều kiện sống: 3/4 xã trong khu vực nghiên cứu có trạm y tế, trường học và
chợ. Tỷ lệ hộ sử dụng điện là 24%, phần lớn các hộ chưa được cấp nước máy và đều sử dụng
nước tại các khe núi để làm nước sinh hoạt. Hầu hết các xã đều không có vị trí tập kết rác thải,
riêng chỉ có xã Thanh Thủy là có vị trí tập kết rác thải tập trung.
3.3. Nghiê
3.3.1. Các n chun b ca D án
Ảnh hưởng do hoạt động giải phóng mặt bằng
Để có diện tích thi công các hạng mục của Dự án, sẽ tiến hành chặt hạ cây cối (chủ yếu la
̀
thảm
cỏ, cây bụi và cây gỗ nhỏ) trong phạm vi GPMB. Do trong phạm vi giải phóng mặt bằng dọc
theo các đoạn tuyến chủ yếu là hệ sinh thái nhân tác tại các khu đất vườn, đất lâm nghiệp; thảm
thực vật tự nhiên chủ yếu là cây bụi và các loại cây gỗ nhỏ, loại thường và không có loài quý
hiếm hoặc có giá trị bảo tồn nên ảnh hưởng được xác định là không đáng kể.
3.3.2. Các n xây dng
3.3.2.1. Ảnh hưởng do ô nhiễm bụi và khí thải
Các hoạt động làm phát sinh bụi, khí thải có khả năng làm suy giảm chất lượng môi trường không
khí trong quá trình thi công bao gồm:
Hoạt động đào đắp nền đường và hố móng (bao gồm lưu giữ tạm vật liệu) làm phát sinh bụi;
Hoạt động của máy móc thiết bị thi công (thi công bù ngang) làm phát sinh bụi và các khí thải
(NO
2
, SO
2
, CO và HC);
Hoạt động vận chuyển vật liệu và đất đá loại (thi công bù dọc) làm phát sinh bụi và các khí
thải (NO
2
, SO
2
, CO và HC);
Hoạt động của các trạm trộn bê tông xi măng và xe đun nhựa asphalt làm phát sinh bụi và các
khí thải (NOx, SO
2
, CO).
Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây cối cả về mặt gây nhiễm độc
trực tiếp hoặc tích tụ lâu dài, và cả về mặt tạo lớp bụi hạn chế khả năng hô hấp và quang hợp của lá
cây. Tất cả các thực vật cây cối ở nơi bị ô nhiễm không khí đều còi cọc, chậm phát triển, năng suất
thấp thậm chí bị huỷ diệt khi nồng độ ô nhiễm lớn. Đặc biệt, nhiều trường hợp các chất ô nhiễm
được tích tụ trong các sản phẩm thực vật sẽ gây tác hại cho con người và động vật ăn các sản phẩm
đó.
SO
2
và NO
x
cũng là một nguyên nhân gây ra mưa axit làm giảm độ pH của đất, qua đó ảnh
hưởng gián tiếp đến hệ thực vật. Mưa axít gây nhiều tác hại đối với hệ sinh thái cũng như đối với
môi trường đất và nước:
Mưa axít huỷ diệt rừng và làm tàn lụi hệ sinh thái: Mưa axít làm tổn thương đến lá cây, làm
trở ngại cho tác dụng quang hợp của cây cối, làm cho lá cây bị vàng úa và rơi rụng. Mưa axít
làm cho chất dinh dưỡng trong đất bị tan mất, có tác dụng phá hoại sự cố định đạm của vi
sinh vật và sự phân giải các chất hữu cơ, làm cho màu mỡ của đất đai bị suy giảm. Mưa axít
còn ngăn trở sự sinh trưởng của bộ rễ, làm suy giảm khả năng chống bệnh và sâu hại của cây
trồng.
Mưa axít gây nên hiện tượng axít hoá của nguồn nước, ở mức độ cao có thể gây chết các sinh
vật thủy sinh.
Mưa axít trước hết làm tổn thương các lá cây, khiến cho lá các cây trồng nông nghiệp thường
xuất hiện các vết đốm, làm yếu tác dụng quang hợp, phá hoại các tổ chức bên trong, làm mất
các chất dinh đường, chất keo và axít a min, khiến cho cây trồng mọc rất khó khăn. Mưa axít
còn ức chế việc phân giải các chất hữu cơ và cố định đạm trong đất, rửa trôi các chất dinh
dưỡng trong đất như can xi, magie, kali làm cho đất dần bị nghèo hoá. Ngoài ra, mưa axít
còn hoà tan các kim loại độc hại trong đá hoặc đất như chì, thuỷ ngân, cadmi, nhôm…, các
chất này sẽ được thực vật hấp và tích tụ lại sau đó chuyển qua các bậc cao hơn trong chuỗi
thức ăn.
Tuy nhiên, lượng phát thải SO
2
và NO
x
phát sinh từ các hoạt động thi công là không lớn nên các
ảnh hưởng đến hệ sinh thái KBTTN Tây Côn Lĩnh chỉ được xem xét dưới ảnh hưởng do ô nhiễm
bụi.
3.3.2.2. Ảnh hưởng do ô nhiễm tiếng ồn
a. Hong gây n
Mức ồn trong giai đoạn thi công xây dựng không liên tục, chỉ xuất hiện khi vận hành thiết bị gây
ồn. Trong khuôn khổ Dự án, mức ồn phát sinh tính theo tổ hợp các thiết bị, máy móc tham gia thi
công các hạng mục, bao gồm:
Thi công nền đường với các loại thiết bị: máy ủi, gầu ngoạm, xe tải;
Thi công mặt đường: máy lu, đầm rung, xe tải, lò đun nhựa đường di động;
Thi công cầu: xe chuyên chở, cần cẩu, máy ủi, gầu ngoạm, máy phát điện, máy trộn bê tông,
máy bơm nước, các loại máy hàn, cắt sắt thép, bê tông.
Tiếng ồn là yếu tố tác động trực tiếp và mãnh liệt nhất gây ra những thay đổi và phản ứng nhanh
nhạy của các loài động vật, đặc biệt là các loài chim và thú rừng. Tập tính hoạt động của các loài
thú là hoạt động tìm kiếm thức ăn thường xảy ra vào ban đêm, từ khoảng 19 giờ tối hôm trư ớc
tới 6 giờ sáng hôm sau. Từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, thú thường ngủ hay nghỉ ngơi và ít hoạt
động. Các loài chim thường có tập tính tìm kiếm thức ăn mãnh liệt nhất trong ngày vào 2 pha:
sáng sớm (5 giờ tới 9 giờ sáng), chiều tối (16 giờ tới 18 giờ). Thời gian các loài chim dành cho
nghỉ ngơi, ngoài ban đêm thì trong ngày thường là vào quãng giữa của ngày (buổi trưa từ 11 giờ
đến 13 giờ). Kiểm soát ô nhiễm ồn tránh gây ra sự hoảng loạn, xua đuổi động vật hoang dã đi ra
nơi khác mà sinh cảnh và hệ sinh thái ở đó không thích hợp cho sự sống của chúng là yêu cầu đặt
ra khi thi công qua đoạn này.
Nhiều bài nghiên cứu sinh thái gần đây cho thấy cách hót của loài chim ở thành thị khác hẳn với
đồng loại của chúng ở nông thôn. Do bị bao phủ bởi quá nhiều tiếng ồn, chủ yếu đến từ các hoạt
động con người, âm giọng các loài chim không những có xu hướng tăng cường độ mà còn tăng cả
tần suất phát âm thanh. Nói một cách khác là tiếng hót bổng hơn.
Các nghiên cứu cũng ghi nhận rằng ô nhiễm âm thanh còn gây stress ở các loài động vật và gây rối
loạn sinh sản và quan hệ con mồi – thú săn mồi. Một nghiên cứu khác còn đi xa hơn cho rằng,
tiếng ồn, ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến động vật hoang dã, còn gián tiếp tác động đến hệ thực
vật rừng. Các nhà khoa học theo dõi và so sánh hành vi của nhiều loài chim giữa các khu vực có
nhiều tiếng ồn và nơi yên tĩnh. Kết quả quan sát cho thấy loài chim ruồi giúp thụ phấn các loài cây
bụi rậm và đảm bảo sự sinh sản thì không gặp trở ngại tiếng ồn. Trong khi đó, loài chim quạ thông
vốn dĩ giúp cho việc phát tán các hạt cây thông lọng lại chạy trốn tiếng ầm ĩ của những chiếc máy.
Từ đó, các nhà khoa học kết luận rằng “chính tiếng ồn đã gây xáo trộn cộng đồng động vật ăn hạt.
Điều này đã giải thích cho phần nào sự biến mất của loại cây nào đó ở những nơi quá ồn ào” (báo
Le Figaro).
3.3.2.3. Tác động do ô nhiễm nước
Các hoạt động sau tạo chất thải hoă
̣
c yêu tố gây tác động có khả năng gây ảnh hưởng đến các đối
tượng nước, trầm tích trong khu vực Dự án, bao gồm:
Từ hoạt động thi công các cầu:
o Thi công đào đắp hố móng
o Thi công phần trên cầu với nguy cơ rơi vãi chất thải rắn;
Từ hoạt động của công trường thi công:
o Hoạt động của trạm bảo dưỡng xe máy làm phát sinh dầu thải, chất thải chứa dầu;
o Hoạt động của lán trại công nhân làm phát sinh chất thải sinh hoạt;
o Hoạt động của trạm trộn bê tông xi măng làm phát sinh nước thải.
c sui bi TSS t hop h móng
Gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống (kiếm ăn, di cư, sinh sản) và hơn nữa có thể làm mất nơi
cư trú một số loài thủy sinh trong đó chủ yếu là các loài sống bám đáy.
c, trm tích các sui bi cht thi rn trong thi công phn trên cu
Các loại chất thải rắn này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và trầm tích
của dòng chảy khi chúng thâm nhập. Khi thâm nhập vào nguồn nước các sông kênh, vật trôi nô
̉
i
như ni lông, giấy gói thiết bị, rác sinh hoạt sẽ gây ô nhiê
̃
m ca
̉
nh quan , bịt các công lấy nước. Các
vật rắn khác tích tụ chất rắn trên bề mă
̣
t trầm tích tạo môi trường thuận lợi cho các loài gây hại,
làm suy giảm chất lượng sinh thái trong nước và trầm tích suối.
c m
i bi cht thi rc thu gom
sau thi công
Các chất thải rắn nếu không được thu gom sẽ tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm lâu da
̀
i đ ối với trầm
tích các suối, qua đó gây ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật đáy tại các suối này.
p d
m bng xe máy b trí
ng
Dầu tha
̉
i va
̀
chất tha
̉
i chư
́
a dầu pha
́
t sinh ta
̣
i công trư ờng co
́
tư
̀
3 nguồn:
Dầu tha
̉
i tư
̀
viê
̣
c thay dầu ma
́
y đi
̣
nh ky
̀
các phương tiện vận chuyển và thiết bị;
Dầu trong nươ
́
c ba
̉
o dươ
̃
ng xe ma
́
y ;
Giẻ lau chứa dầu từ hoạt động của xe máy và hoạt động bảo dưỡng chúng .
Như vâ
̣
y, vơ
́
i mô
̣
t ly
́
do na
̀
o đo
́
dầu tha
̉
i tư
̀
Dư
̣
a
́
n thâm nhâ
̣
p va
̀
o dòng nư ớc các sông suối sẽ gây ô
nhiê
̃
m nươ
́
c. Giẻ dính dầu sau một thời gian sẽ lắng xuống đáy , ngoài gây ô nhiễm trầm tích đáy ,
dầu tư
̀
gie
̉
thoa
́
t ra tư
̀
tư
̀
va
̀
khuếch ta
́
n va
̀
o khối nươ
́
c , tạo váng dầu trên bề mặt nước , gây ô nhiê
̃
m
nươ
́
c. Dầu là chất thải nguy hại có thể gây độc đối với hệ sinh thái ngập nước. Nguy cơ ô nhiê
̃
m
kéo dài suốt thời gian tồn tại công trường để phục vụ thi công, thậm chí co
̀
n ke
́
o da
̀
i nếu không co
́
biê
̣
n pha
́
p thu gom la
̀
m sa
̣
ch dầu va
̀
gie
̉
dầu khi pha
́
t hiê
̣
n chu
́
ng xuất hiê
̣
n trong lòng suối.
c th
ng ca tr
Mỗi mẻ trộn sẽ làm phát sinh nước thải với hàm lượng TSS cao. Nếu không được quản lý tốt và
để xâm nhập vào nguồn nước mặt, nước thải từ hoạt động của trạm trộn bê tông xi măng sẽ gây ô
nhiễm nước bởi TSS, đồng thời gây nguy hại đến hệ sinh thái ngập nước tại các suối.
p cht thi sinh hot t lán trng
Nếu để các loại chất thải này xâm nhập vào các nguồn nước mặt sẽ gây ô nhiễm nước bởi các
chất hữu cơ và vi sinh. Các khu vực nước nơi bị ô nhiễm loại chất thải có nguy cơ bị phú dưỡng
đối với hệ sinh thái ngập nước.
3.3.2.4. Thiệt hại diện tích rừng ngoài diện tích đất chiếm dụng
Để thi công lát xê, ngoài đào phá ta luy dương còn thi công đắp đồng thời ta luy âm. Như vậy, sẽ
có một diện tích đáng kể rừng tự nhiên có thể bị vùi lấp bởi đất phát sinh trong quá trình đào ta
luy dương và đất tràn đổ khi thi công ta luy âm.
Bên cạnh đó, việc chặt phá những cây cây tạp, kích thước nhỏ, không quý hiếm giá trị sinh thái
thấp lại ảnh hưởng đến việc hạn chế xói mòn. Tác động sẽ trở nên đáng kể khi xảy ra tình trạng
xói lở tại các vùng đất bị mất thảm thực vật phủ sẽ tiếp tục làm mất và thoái hoá đất rừng ven
đường. Tác động cũng sẽ là đáng kể khi trong thi công, có hiện tượng chặt cây làm vật liệu thi
công, phá thảm thực vật rừng thứ sinh để làm nơi tập kết vật liệu, phế thải…
3.3.2.5. Tác động do hoạt động săn bắn trái phép và tiêu thụ động vật rừng của công nhân thi
công
Trong thi công, sự xuất hiện một lượng khá lớn công nhân thi công đến từ nơi khác sẽ tạo ra
những nguy cơ gây tổn thất đa dạng sinh học, bao gồm:
Động vật hoang dã sẽ bị chính những người công nhân săn bắn trái phép;
Kích thích săn bắn trái phép động vật hoang dã do nhu cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã từ
phía lực lượng lao động.
3.3.2.6. Tổn thất tài nguyên rừng do bất cẩn trong thi công dẫn đến lũ lụt
Do thi công trên sườn dốc và không có kế hoạch làm ổn định các đối tượng thi công hoặc làm sạch
hiện trường trước mùa lũ thì chính các công trình dang dở và kém ổn định hoặc những đồ vật trên
đất chưa thu dọn sẽ là những vật cản yếu, kích thích dòng lũ tăng động năng tạo lũ quét, lũ bùn đá.
Loại lũ này không chỉ phá đổ công trình khi nó vượt qua ma
̀
c òn đe dọa đến các loài hoang dã và
gây sạt lở làm thiệt hại đến tài nguyên rừng.
3.3.3. Các n vn hành
3.3.3.1. Tác động tới tài nguyên sinh vật do xuất hiện tuyến đường
Tuyến đường sau khi hình thành, qua vùng đệm sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho người dân phát
triển kinh tế, hạn chế sự khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt, đây cũng là cơ hội để
cho “lâm tặc” khai thác bừa bãi tài nguyên rừng.
Quá trình vận hành đường giao thông là những mỗi đe doạ đến sự đa dạng hệ sinh thái, sự phân
mảng và phá huỷ môi trường sống, sự xâm nhập của các loài lạ, ô nhiễm và cả sự săn bắt quá
mức. Đường giao thông được xem như là một nhân tố liên quan đến sự tử vong của các loài động
vật như rắn hoặc chó sói; như là các nhân tố thay thế ảnh hưởng đến sự phân bố động vật, sự di
chuyển của các loài; là nhân tố làm phân mảng số lượng động vật trong bầy; là nguồn gốc sản
sinh chất thải làm tắc nghẽn các dòng sông và phá huỷ các thuỷ vực; là hành lang tiếp cận thúc
đẩy các hoạt động phạm pháp như chặt phá rừng lấy gỗ, săn bắt trộm các loài động thực vật quý
hiếm. Việc xây dựng đường trong các rừng Quốc gia và ở các khu vực đất công cộng khác đều
đe doạ đến sự tồn tại của các loài động vật hoang dã vốn sống dựa vào các vùng hoang dã.
Một số các tác động chính đã được nghiên cứu như sau:
Tử vong do các phương tiện giao thông (Roadkills)
Sự ác cảm và những thay đổi thói quen
Phân mảng và ngăn cách số lượng động vật
3.3.3.2. Ảnh hưởng do ô nhiễm bụi và khí thải
a. Hong phát sinh bi và khí thi
Trong giai đoạn vận hành, hoạt động của dòng xe làm phát sinh bụi; các khí thải (CO, NO
2
, SO
2
,
HC), có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí. Tuy nhiên, so sánh các kết
quả dự báo với GHCP trong QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT thấy rằng
nồng độ bụi và khí thải (CO, NO
2
, SO
2
, HC) phát sinh từ đốt nhiên liệu của dòng xe nhỏ hơn
GHCP rất nhiều lần.
3.3.3.3. Ảnh hưởng do ô nhiễm tiếng ồn
a. Hong phát sinh ting n
Trong giai đoạn vận hành, hoạt động của dòng xe trên đường làm phát sinh tiếng ồn và rung
động. So sánh kết quả dự báo với GHCP theo QCVN 26:2010/BTNMT, áp dụng với đối tượng có
yêu cầu thấp nhất về sự yên tĩnh là 70dBA vào ban ngày, thấy rằng mức ồn từ vận hành dòng xe
vào năm 2020 ngoài hành lang an toàn đường bộ nằm trong GHCP.
Nhận xét chung:
Trong giai đoạn xây dựng: ô nhiễm bụi, tiếng ồn, nguồn nước và hoạt động của công nhân
thi công là yếu tố chính ảnh hưởng đến hệ sinh thái KBTTN Tây Côn Lĩnh trong giai đoạn
này. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này không kéo dài và sẽ chấm dứt sau khi kết thúc thi
công.
Trong giai đoạn vận hành: tuyến đường đi vào vận hành sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ
sinh thái KBTTN Tây Côn Lĩnh. Trong đó, tác động đáng kể nhất là sự xâm phạm của con
người đến tài nguyên rừng. Thuận lợi trong giao thông đi lại tạo điều kiện cho lâm tặc phá
rừng (xâm phạm đến tài nguyên rừng)
3.4.1. Gim thin chun b và xây dng
Hạn chế phát quang và phục hồi lớp phủ;
Tuyên truyền về bảo vệ tính đa dạng sinh học trong lực lượng công nhân khi thi công đoạn qua
vùng đệm Khu BTTN;
Thực hiện quy định thi công liên quan đến bảo vệ rừng và đa dạng sinh học khi thi công đoạn
qua vùng đệm Khu BTTN;
Thực hiện quy trình thi công lát xê đoạn qua vùng đệm Khu BTTN:
Các biện pháp khác như: Kiểm soát xói/ sạt lở ; giảm thiểu ô nhiễm bụi, ồn và ô nhiễm nước.
3.4.1.1. Giảm thiểu tác động do ô nhiễm bụi
Tuân thủ các quy định chung;
Ngăn ngừa phát tán bụi khi thi công đào đắp và lưu giữ vật liệu;
Ngăn ngừa phát tán bụi từ hoạt động vận chuyển bù dọc;
Ngăn ngừa phát tán bụi, khí thải từ trạm trộn bê tông xi măng và xe nấu nhựa asphalt;
Giảm thiểu ô nhiễm bụi tại các đối tượng nhạy cảm;
3.4.1.2. Giảm thiểu tác động do ồn
Tuân thủ các quy định về tổ chức thi công
3.4.1.3. Giảm thiểu ảnh hưởng do ô nhiễm nước và trầm tích
a. Phát sinh t hong thi công
Kiểm soát đất loại từ hoạt động đào đắp;
Ngăn ngừa chất thải rắn rơi vãi khi thi công phần trên cầu;
Thanh thải, phục hồi lòng suối.
b. Phát sinh t hong cng
Quản lý dầu thải và chất thải chứa dầu;
Xử lý nước thải sinh hoạt.
3.4.2. Gim thin vn hành
Ngoài phần thiết kế các công trình nhằm giảm thiểu những bất lợi tới tập tĩnh của các loài thuộc
về trach nhiệm của Chủ Dự án, cơ quan quản lý tuyến đường (sau khi được Chủ Dự án bàn giao)
sẽ tăng cường các hoạt dộng phối hợp với các cơ quan chức năng trong các hoạt động về bảo tồn.
Lồng ghép trong thiết kế hệ thống cầu cống hạn chế những tác động gây chia cắt;
Tăng cường các hoạt động kinh tế rừng tại vùng đệm.
KT LUN VÀ KIN NGH
1. K
Việc nâng cấp, cải tạo tuyến đường vành đai biên giới số 1 khu vực phía Bắc nối đoạn từ Hà
Giang – Lào Cai sẽ tạo khả năng giao thông nhanh chóng, thuận tiện và an toàn; tạo điều kiện
phát triển kinh tế, xã hội 2 tỉnh Hà Giang và Lào Cai, tạo điều kiện từng bước đưa miền núi tiến
kịp miền xuôi, đáp ứng được các nhu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch
QL4 được đầu tư, nâng cấp sẽ gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và tài
nguyên đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh. Tuy nhiên các tác động
tiêu cực ô nhiễm về môi trường sẽ chấm dứt khi tuyến đường được đưa vào sử dụng. Tác
động lâu dài đến đa dạng sinh học phải kể đến là do con người lợi dụng giao thông thuận lợi
để khai thác, tàn phá tài nguyên rừng. Vì vậy tuyên truyền giáo dục, khen thưởng đi kèm với
các biện pháp hành chính phải được đặt ra thường xuyên.
2. K
Dự án rất cần sự góp ý của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực môi trường để có thể đưa ra
những giải pháp giảm thiểu mang tính khả thi cao, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường và
phù hợp với các điều kiện thực tế của Dự án.
Dự án rất cần sự phối hợp và hỗ trợ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà
Giang cũng như các cơ quan có chức năng để đảm bảo kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện
trong suốt quá trình thực thi Dự án.
Tuyên truyền bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học là biện pháp hữu hiệu nhất với
nhiều hình thức như áp phích tờ rơi quảng cáo tại các thôn bản dọc tuyến đường.
Tìm hướng phát triển kinh tế khu vực dân cư dọc tuyến theo hướng đảm bảo lợi ích trước mắt và
lâu dài không dựa vào tài nguyên rừng một cách thụ động là điều cần thiết. Ví dụ như tạo điều kiện
cho người dân trồng thảo quả (Amomum aromaticum) nhằm gia tăng thu nhập cho hộ gia
đình.
References
Ting Vit
1. Nguyễn Văn Thắng (2002), Môi trường và con người, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1997), Hệ sinh thái và môi trường, NXB Nông nghiệp
3. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật
4. Tổ chức Y tế Thế giới, WHO (1993) Tập 1. “Phương pháp đánh giá nhanh ô nhiễm môi
trường"
5. Cao Đạo Quang (2004), báo cáo tham vấn xã hội (khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh)
6. Lê Thông (2001), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, NXB Giáo Dục
7. Nguyễn Xuân Đặng, Phan Văn Mạch, Hà Văn Tuế, Ngô Xuân Tường, Nguyễn Quảng
Trường (2011), Đa dạng sinh học khu vực các xã Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao
Chải, huyện Vị Xuyên và xã Thèn Chu Phìn, Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang,
Tài liệu Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh Vật.
8. Võ Quý (1975), Chim Việt Nam - Hình thái và phân loại, tập I. Nxb KH&KT, Hà nội. 649
tr.
9. Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính, Cao Văn Sung, (1980). Những loài gặm nhấm ở Việt Nam, Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
10. Võ Quý (1981), Chim Việt Nam - Hình thái và phân loại, tập II. Nxb KH&KT, Hà nội. 393
tr.
11. UBKH và KT nhà nước (1981). Kết quả điều tra cơ bản động vật Miền Bắc Việt Nam, Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
12. Đặng Huy Huỳnh (chủ biên), Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên, Cao Văn Sung, Đào
Văn Tiến (1994). Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam, Nxb KH và KT, Hà Nội.
13. Hồ Thu Cúc, Nguyễn Văn Sáng (1996). Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam, Nxb. KH và
KT, Hà Nội: 264 trang.
14. Nguyễn Cử, Võ Quý (1999), Danh lục chim Việt nam,. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt nam. Quyển I (960 trang); Quyển II (953 trang);
Quyển III (1020 trang) - In lần thứ 2, Nhà Xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, Đặng Ngọc Thanh (1980), Định loại động vật không xương sống
nước ngọt bắc Việt Nam. Nhà xuất bản KHKT Hà Nội.
17. Hồ Thanh Hải (2001), Đặng Ngọc Thanh , Giáp xác nước ngọt. Trong Động vật chí Việt
Nam, tập 5, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội.
18. Dương Đức Tiến (1996), Phân loại vi khuẩn lam ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
19. Võ Hành, Dương Đức Tiến (1997), Tảo nước ngọt Việt Nam, Phân loại bộ tảo lục
(Chlorococcales), Nhà xuất bản Nông nghiệp.
20. Mai Đình Yên (1978), Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía bắc Việt Nam, NXB KH-KT.Hà
Nội, 1978. 340 Trang.
21. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt nam. Quyển I (960 trang); Quyển II (953 trang);
Quyển III (1020 trang) - In lần thứ 2, Nhà Xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, (2001). Kết quả điều tra khu hệ thú (Mammalia) vùng Tây
Côn Lĩnh, hà Giang. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái học và Tài nguyên sinh
vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr 268- 272.
23. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003 – 2005), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II –
III, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Quỹ bảo tồn Việt nam/VCF (2008), Nâng cao năng lực bảo vệ rừng và đa dạng sinh học và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu BTTN Tây Côn Lĩnh. Tài liệu Qũy bảo tồn Việt
nam/VCF.
Ting Anh
25. WHO (1993), Assessment of source of air, water and land pollution. A guide to rapid source
inventory techniques and their use in formulating environmental control strategies. Part
one: Rapid inventory techniques in environmental pollution.
26. Birdlife, Sourcebook of Existing and Proposed Protected Areas in Vietnam - Birdlife
International
27. Barrass, A.N (1985) The effects of highway traffic noise on the phonotactic and associated
reproductive behavior of selected anurans, Vanderbilt Univ. Nashville, TN.
28. Pelton, M.P. (1985), “Black Bears in the southern Appalachians: Some general perspectives.
In: A Critique of the Cherokee National Forest Plan”, The Wilderness Society, Washington,
DC.
29. Lefranc, T.A., M.B. Moss, K.A. Patnode, and W.C. Sugg. eds (1987), Grizzly Bear
Compendium. Produced by the National Federation for the Interagency Grizzly Bear
Committee, Washington, DC.