Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng cũa nước thải cùng sản xuất tinh bột mỳ lên nguồn nước sông vàm cỏ khu vực tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 104 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM












ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA NƯỚC THẢI VÙNG SẢN XUẤT
TINH BỘT MÌ LÊN NGUỒN NƯỚC SÔNG
VÀM CỎ KHU VỰC TỈNH TÂY NINH


Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯƠNG



Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÂM VĨNH SƠN
Sinh viên thực hiện: TRẦN NGHĨA THẮNG
MSSV: 1191080101 Lớp: 11HMT1



TP. Hồ Chí Minh, Tháng 03, năm 2013

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
iv


CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Thuật ngữ
VCĐ Vàm Cỏ Đông
KCN Khu công nghiệp
CCN Cụm công nghiệp
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ Tài Nguyên và Môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
GDP Tổng thu nhập quốc nội
TX Thị xã
KTXH Kinh tế xã hội
TCXD Tiêu chuẩn xây dựng

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mục đích đánh giá chất lượng nước và các thông số lựa chọn xviii
Bảng 1.2 – Vị trí lấy mẫu nước sông Vàm Cỏ khu vực Tây Ninh xix
Bảng 1.3 - Vị trí lấy mẫu nước thải tinh bột mỳ khu vực xã Hòa Hiệp – Tân Biên xxi
Bảng 1.4: Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải từ các khu công nghiệp xxv
Bảng 1.5: Hệ số phát thải nước thải tại các KCN, CCN xxv
Bảng 1.6: Nồng độ chất ô nhiễm trong các kịch bản dự báo năm 2020 xxvi
Bảng 1.7: Định mức tải lượng ô nhiễm trung bình cho 1 người trong 1 ngày.đêm. xxix
Bảng 2.1: Dân số trung bình năm 2008 tỉnh Tây Ninh phân theo huyện, thị xlv
Bảng 3.1: Đặc trưng tính chất các rạch đổ vào sông Vàm Cỏ Đông xlviii
Bảng 3.2: Tổng tải lượng các chất ô nhiễm đổ vào sông Vàm Cỏ Đông lii
Bảng 3.3 - thông kê kết quả điều tra, khảo sát thực tế lv
Bảng 3.4 –Kết quả phân tích nước thải từ cống thoát nước chung trên địa bàn Tân Biên lix
Bảng 3.5 – Quy định các giá trị q
i
, BP
i
lxvi
Bảng 3.6 – Bảng quy định các giá trị BP
i
và q
i
đối với thông số pH lxvi
Bảng 3.8 Mức đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI lxix
Bảng 3.9 – Bảng phân tích kết quả nước sông Vàm Cỏ khu vực Tây Ninh lxix


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1 – Bản đồ khu vực nghiên cứu ix
Hình 1.1 – Các bước và phương pháp thực hiện đánh giá chất lượng nước sông xvi
Hình 1.2 – Quy trình lập bản đồ chất lượng môi trường xxiii
Hình 2.1 – Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông khu vực tỉnh Tây Ninh xxxiii
Hình 3.1 – Biểu đồ biểu hiện BOD trong nước sông VCĐ khu vực Tây Ninh liii
Hình 3.2 – Biểu đồ biểu hiện COD trong nước sống VCĐ khu vực Tây Ninh liv
Hình 3.3 – Những cánh đồng trồng mỳ tại Tân Biên lvii
Hình 3.4 Nông dân vận chuyển mỳ sau khi thu hoạch tới nhà máy lviii
Hình 3.5 – Công tác lấy mẫu nước sông Vàm Cỏ ở bến Cây Me và bến Ổi lviii
Hình 3.6 – Nước thải từ một hộ phơi xác mỳ và nước thải từ những hộ phơi xác mỳ thu gom sử lý
chảy thẳng ra cống thoát nước mưa lx
Hình 3.7 - Biểu đồ thể hiện chỉ số chất lượng nước sông Vàm Cỏ lxxi
Hình 4.1 – Sơ đồ công nghệ đề xuất cho khu xử lý tập trung các KCN huyện Tân Biên lxxxvi
Hình 4.2 – Bản đồ quy hoạch các KCN, CCN trên địa bàn Tây Ninh lxxxvii



























KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC


SVTH: TRẦN NGHĨA THẮNG
LỚP:11HMT01
MSSV:1191080097
GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
NGÀNH:MÔI TRƯỜNG
NGHIÊN C
ỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH
HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI CÙNG
SẢN XUẤT TINH BỘT MỲ LÊN
NGUỒN NƯỚC SÔNG VÀM CỎ
KHU VỰC TÂY NINH
K
HOA MÔI TRƯ
ỜNG V
À CÔNG NGH
Ệ SINH HỌC




SVTH: TRẦN NGHĨA THẮNG
LỚP:11HMT01
MSSV:1191080097
GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
NGÀNH:MÔI TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH
HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI CÙNG
SẢN XUẤT TINH BỘT MỲ LÊN
NGUỒN NƯỚC SÔNG VÀM CỎ
KHU VỰC TÂY NINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 1

MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Tinh bột là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất và đời sống. Trong tự
nhiên, tinh bột là một carbohydrat được hình thành trong tự nhiên với số lượng rất
lớn. Nó được tìm thấy trong các loại củ, hạt, quả của các loại cây trồng. Tinh bột
cung cấp cho cây nguồn năng lượng trong quá trình cây ngủ và nảy mầm. Nó cũng
là nguồn năng lượng quan trọng nhất của động vật và người. Tinh bột đóng 1 vai trò
sống còn trong cuộc sống của chúng ta. Các dữ liệu thống kê cho thấy ngày nay tinh
bột có hơn 4 nghìn ứng dụng.
Các loại tinh bột tự nhiên được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại chủ yếu
bao gồm tinh bột sắn, tinh bột khoai tây, tinh bột ngô và tinh bột lúa mì. Trong đó
vấn đề quan tâm trong luận văn là tinh bột mì.
Khoai mì có tên khoa học là Manigot esculent a krantz là cây lương thực nhiệt đới,

được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Hiện nay,
khoai mì được trồng đại trà ở các vùng nhiệt đới như Indonesia, Philippines,
Malaysia, Thailand, Châu Phi và Brazil. Sản lượng mỗi hecta trồng khoai mì vào
khoảng 10 – 40 tấn tuỳ thuộc vào điều kiện sống và phát triển của cây. Theo báo
cáo thu thập được thì khoai mì chứa trung bình 18% hàm lượng tinh bột.
Chế biến khoai mì đã được phổ biến ở nước ta từ thế kỷ 16. Những năm gần đây, do
yêu cầu phát triển của ngành chăn nuôi và ngành chế biến thực phẩm từ khoai mì
gia tăng. Sản lượng khoai mì hằng năm đạt khoảng 3 triệu tấn. Theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo sản lượng chế biến tinh bột khoai mì vào
năm 2010 của nước ta đạt 600.000 tấn sản phẩm. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế
mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phát triển sản xuất. Vì sản xuất càng
nhiều thì lượng chất thải càng lớn. Ước tính trung bình hằng năm gần đây ngành
chế biến tinh bột khoai mì (bao gồm nhà máy chế biến và hộ gia đình) đã thải ra
môi trường 500.000 tấn thải bã và 15 triệu m
3
nước thải. Thành phần của các loại

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 2

chất thải này chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng khi thải ra môi
trường _ trong điều kiện khí hậu của nước ta- nhanh chóng bị phân hủy gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến môi trường sống
của cộng đồng dân cư trong khu vực.
Hiện nay, ở một số nhà máy chế biến tinh bột nồng độ COD trong nước thải lên đến
13.000 mg/l, vượt gấp trăm lần so với chỉ tiêu cho phép. Điều này cho thấy ngành
tinh bột đang đứng trước nhu cầu phải phát triển nhưng môi trường khu vực hiện tại
và tương lai lại phải đứng trước nguy cơ gánh chịu hậu quả do chất thải tinh bột
mang lại. Trong phạm vi hẹp, em chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của
nước thải vùng sản xuất tinh bột mì lên nguồn nước sông Vàm Cỏ khu vực tỉnh Tây

Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng của nước thải ngành chế biến tinh bột mì lên nguồn nước
sông Vàm Cỏ.
- Đề ra các giải pháp quản lý nước thải ngành chế biến tinh bột mì và quản lý
nguồn nước sông Vàm Cỏ
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nước thải ngành công nghiệp sản
xuất tinh bột mì .Đây là một trong những loại nước thải gây ô nhiễm nặng nề cho
môi trường do tải lượng ô nhiễm hữu cơ cao , độ pH thấp , hàm lượng chất rắn lơ
lửng và dinh dưỡng cao , khi thải ra kênh rạch không thông qua quá trình xử lý có
thể gây nguy hại cho hệ động thực vật thủy sinh, giảm oxy hòa tan, gây mùi hôi
thối do phân huỷ kỵ khí .
- Nguồn nước sông Vàm Cỏ bị ảnh hưởng bởi nước thải tinh bột.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 3

- Nước thải từ các cơ sở chế biên tinh bột mì huyện Tân Biên – tỉnh Tây Ninh

Hình 1 – Bản đồ khu vực nghiên cứu
4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát và đánh giá chất lượng nước của các nhà máy mì, và chất lượng
nước sông tại huyện Tân Biên – Tây Ninh.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 4


- Đánh giá thành phần nước thải và các giải pháp quản lý và xử lý nước thải
của các nhà máy chế biến tinh bột mì tại huyện Tân Biên.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nước sông Vàm Cỏ
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung trên:
1) Nội dung 1: Khảo sát và đánh giá nhu cầu sử dụng nước của các nhà máy mì tại
huyện Tân Biên – Tây Ninh
Phương pháp thu thập thông tin
• Thu thập các tài liệu tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất chế biến tinh
bột mì và về hiện trạng nước thải của ngành chế biến tinh bột mì ở nước ta.
• Thu thập thông tin về một số nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn
huyện Tân Biên – Tây Ninh (như công nghệ sản xuất, năng suất, nguồn nguyên
nhiên liệu đầu vào, lượng nước sử dụng, lượng nước thải đầu ra, hiện trạng ô nhiễm
do nước thải và tình hình quản lý và xử lý nước thải)
• Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về ngành chế biến tinh bột mì hiện
nay cũng như quá trình áp dụng các giải pháp quản lý môi trường vào sản xuất,
ngành chế biến tinh bột mì ở các nước trên thế giới.
Phương pháp điều tra thực địa
• Tham quan một số cơ sở , nhà máy giấy, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu,
và xem xét hoạt động, tìm hiểu quy trình công nghệ cho các công đoạn sản xuất tại
nhà máy…
• Phỏng vấn và phát phiếu điều tra cho các công nhân viên tại nhà máy, cơ sở
khảo sát.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 5

2) Nội dung 2: Đánh giá thành phần nước thải và các giải pháp quản lý và xử lý

nước thải của các nhà máy chế biến tinh bột mì tại huyện Tân Biên
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
• Lấy mẫu nước thải tại các nhà máy để phân tích và kiểm tra các chỉ tiêu ô nhiễm
đặc trưng.
• Các chỉ tiêu phân tích: pH, SS, COD, BOD5, tổng N, tổng P, Cyanua.
Phương pháp so sánh
• Đối chiếu các kết quả phân tích mẫu nước với Quy chuẩn Việt Nam về nước thải
(QCVN 40:20011/BTNMT).
3) Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nguồn nước sông Vàm Cỏ
Phương pháp chuyên gia:
Tham vấn các ý kiến của các chuyên gia để đưa ra nhưng giải pháp thích hợp và
hiệu quả

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG
1.1. Cơ sở khoa học quản lý chất lượng nước sông
1.1.1. Khái niệm về quản lý chất lượng nước nước sông
Quản lý chất lượng nước sông là áp dụng các biện pháp tổng hợp (luật pháp, khoa
học kỹ thuật, công cụ kinh tế, truyền thông, nâng cao nhận thức, ) nhằm bảo vệ
nước sông đạt chất lượng phục vụ cho các mục đích cấp nước (sinh hoạt, nuôi trồng
thủy sản, tưới tiêu, cấp nước công nghiệp, du lịch, giao thông, ).
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá chất lượng nước sông bao gồm các thông số, chỉ số và các tiêu
chuẩn, quy chuẩn. Trong đó:
- Thông số (parameters): Là các số liệu thu thập được từ việc đo, đếm thực tế hoặc
và tính toán dựa trên hiện trạng hoặc và dự báo xu thế diễn biến về tài nguyên và
môi trường. Ví dụ các thông số vật lý (nhiệt độ, độ dẫn điện, TSS, ), các thông

số hoá học (pH, Clo, nitrat, sulfat, amôni, COD, dầu mỡ, kim loại nặng, ), sinh
học (E-coli, coliform, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, động vật đáy, );
- Chỉ thị (Indicator): Là giá trị đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và môi trường
được tính toán từ các thông số
- Chỉ số (Index): là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích hợp hay
nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được
tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng nào đó. Ví
dụ chỉ số chất lượng nước (WQI- Water Quality Index), …;
- Tiêu chuẩn quy chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 7

bảo vệ môi trường (BVMT) (Luật Bảo vệ Môi trường, 2005). Ví dụ: Tiêu chuẩn
nước nuôi trồng thủy sản; Quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước
Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông như sau:
1.1.3.1. Các nguồn thải đổ vào đoạn sông nghiên cứu
- Tải lượng ô nhiễm từ thượng lưu đổ về đoạn sông nghiên cứu hoặc từ hạ lưu
đưa ngược lên đoạn sông nghiên cứu do ảnh hưởng của thủy triều;
- Tải lượng ô nhiễm từ các nhánh sông đổ vào đoạn sông nghiên cứu;
- Tải lượng từ các nguồn thải trực tiếp vào đoạn sông nghiên cứu. Cụ thể là
các nguồn điểm (cống thải, nhà máy, xí nghiệp), nguồn diện (đồng ruộng) và
nguồn di động (tàu, thuyền).
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng pha loãng, đồng hóa chất ô nhiễm
trong đoạn sông nghiên cứu
Các yếu tố này còn được gọi là khả năng tự làm sạch của nguồn nước thông qua các

quá trình biến đổi chất trong nguồn nước:
- Lắng đọng, tích lũy, giải phóng các chất ô nhiễm (ví dụ quá trình lắng đọng,
tích lũy photpho trong trầm tích và giải phóng chúng từ trầm tích do quá
trình xáo trộn hoặc do hàm lượng oxy hòa tan thấp);
- Tích đọng các chất ô nhiễm trong thực vật, động vật thủy sinh (ví dụ quá
trình tích đọng sinh học các kim loại nặng và hoá chất bảo vệ thực vật trong
cá);
- Tương tác vật lý, hóa học hoặc/và sinh học của các chất ô nhiễm trong nguồn
nước (ví dụ các hợp chất hữu cơ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước
sông);

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 8

- Sự bay hơi của các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước (thường xảy ra với các
hợp chất dễ bay hơi).
Như vậy, chất lượng nước tại một đoạn sông sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên và các hoạt động trong cả lưu vực sông.
1.1.4. Quy trình, nội dung và phương pháp chính của "Đánh giá và quản lý chất
lượng nước sông"
Bước 1: Xem hiện tại nước sông có còn đảm bảo tiêu chuẩn/quy chuẩn phục vụ
cấp nước không bằng các bước cụ thể sau:
Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước sông (Phương pháp: Lấy mẫu, phân tích
nước sông);
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông (Phương pháp: So sánh với tiêu
chuẩn/quy chuẩn);
Đánh giá sơ bộ hiện trạng khả năng chịu tải của sông (Phương pháp: đánh giá sơ
bộ khả năng chịu tải của đoạn sông);
Lấy mẫu, phân tích nhằm nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước sông (Phương
pháp: lấy mẫu, phân tích nước thải);

Đánh giá chi tiết khả năng chịu tải của sông (Phương pháp: Đánh giá khả năng
chịu tải của sông;
Tìm nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước sông (lấy mẫu, phân tích các nguồn
thải).
Bước 2: Dự báo tương lai nước sông có còn đảm bảo tiêu chuẩn/quy chuẩn phục
vụ cấp nước không?
Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm nước (Phương pháp: Đánh giá nhanh);
Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ứng với nhiều kịch bản (Phương
pháp: Tính mô hình lan truyền ô nhiễm (Arima)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 9

Dự báo các nguyên nhân gây ô nhiễm chính (vào năm 2020).
Bước 3: Mục tiêu đặt ra là làm sao hiện tại và tương lai nước sông luôn luôn phải
đảm bảo các tiêu chuẩn/quy chuẩn cấp nước. Xác định tải lượng tối đa từng chất ô
nhiễm được thải vào sông đến năm 2020 đảm bảo cho nước sông đạt tiêu chuẩn/quy
chuẩn cấp nước (Phương pháp: Đánh giá khả năng chịu tải của sông, phương pháp
tính toán mô hình ngược (cho nồng độ nước sông bằng Tiêu chuẩn/quy chuẩn, từ đó
tính tải lượng ô nhiễm được phép thải vào sông);
Bước 4: Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nước sông sao cho đến năm
2020 nước sông vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn/quy chuẩn cấp nước
Trên cơ sở tải lượng tối đa được phép thải vào sông ở bước 3, cần đề xuất các
biện pháp tổng hợp hay các chương trình/dự án nhằm khống chế tải lượng thải
không được vượt quá tải lượng tối đa cho phép (Phương pháp: Ý kiến chuyên gia);
Các biện pháp (chương trình/dự án) được đề xuất gồm Luật pháp, khoa học kỹ
thuật, công cụ kinh tế, truyền thông, nâng cao nhận thức ;
Xác định nguồn kinh phí, ước tính kinh phí cho các chương trình, dự án;
Sắp xếp ưu tiên các chương trình, dự án.
Bước 5: Phân công và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng nước

sông.
1.2. Các phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng nước lưu vực sông
Như vậy, với các cơ sở khoa học đã nêu tại mục 1.1 và đặc trưng của đề tài nghiên
cứu, trong luận văn này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải
đến chất lượng nước sông VCĐ do vậy sẽ tập trung vào một số phương pháp chính
liên quan đến mục tiêu này. Các bước thực hiện và phương pháp thực hiện đối với
từng bước sẽ được mô tả trong sơ đồ tại hình 1.1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 10












Hình 1.1 – Các bước và phương pháp thực hiện đánh giá chất lượng nước sông
1.2.1. Phương pháp xác lập lưu vực và tiểu lưu vực sông
Lưu vực sông là phần diện tích mặt đất giới hạn bởi đường chia nước, trên đó nước
chảy vào một con sông hay suối.
Cách xác định lưu vực và tiểu lưu vực sông dựa vào mạng lưới sông suối trên khu
vực nghiên cứu và bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu và được thực hiện bởi sự hỗ
trợ của nhiều công cụ phần mềm như ArcGIS – ArcMap.
Lưu vực sông VCĐ của đề tài được rút trích từ bản đồ các lưu vực sông khu vực

Nam bộ, kế thừa từ nhiệm vụ “Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” của Cục quản lý và
Cải thiện môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT.
Các bước thực hiện Các phương pháp thực hiện
Xác định đối tượng
nghiên c

u

Xác định các nguồn
nước thải đổ vào sông
Vàm Cỏ
Đánh giá và dự báo
diễn biến chất lượng
nước sông Vàm Cỏ
Đề xuất giải pháp
-

PP xác định lưu vực và tiền lưu vực sống
- PP thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu
- PP lập bản đồ
-

PP điều tra, khảo sát thực địa
- PP quan trắc và phân tích chất lượng nước
- Tính toán tải lượng
- PP lập bản đồ
-

PP lập chỉ số chất lương nước

- PP mô hình hóa lan truyền chất ô nhiễm
- PP lập bản đồ


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 11

1.2.2. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các
nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó
đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Để thực hiện luận văn tác giả
đã đến các Sở, ban ngành tại địa phương để thu thập các thông tin về:
Điều kiện tự nhiên và KT – XH có liên quan đến tỉnh Tây Ninh, lưu vực sông
VCĐ, LVHTSĐN…
Các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án có liên
quan đến nội dung luận văn nghiên cứu.
Các bản đồ lưu vực sông, bản đồ hành chính, bản đồ thủy hệ các bản đồ hiện
trạng và quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh Tây Ninh.
Thống kê là phương pháp xử lý số liệu một cách định lượng. Ở giai đoạn đầu, tác
giả tiến hành thống kê, thu thập các số liệu, các kết quả nghiên cứu của các chương
trình, dự án đã được thực hiện có liên quan và kết hợp với thống kê, thu thập các số
liệu đo đạc, khảo sát ngoài thực địa để biểu diễn trên bản đồ. Sau cùng tác giả sẽ
phân tích, đánh giá tài liệu.
1.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa, điều tra hiện trạng, thu thập bổ sung các thông tin về điều kiện
tự nhiên và kinh tế - xã hội (KT – XH) các vùng dọc theo sông VCĐ;
Điều tra qua phiếu về hiện trạng các cơ sở sản xuất, khu dân cư dọc theo sông
VCĐ với đối tượng điều tra là cán bộ quản lý môi trường (QLMT) địa phương và
các cơ sở sản xuất nằm dọc sông.
Điều tra, khảo sát và quan trắc môi trường nước.

Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát thực địa trong 2 đợt như sau:

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 12

Đợt 1: Khảo sát dọc theo đoạn sông VCĐ để nắm rõ tình hình hiện trạng thực tế
và lấy mẫu nước sông VCĐ.
Đợt 2: Khảo sát dọc theo đoạn sông VCĐ để tiến hành thu thập thông tin nguồn
thải, lấy mẫu nước sông VCĐ và nước thải nhà máy, khu dân cư và các rạch chính
đổ trực tiếp vào sông VCĐ (mùa khô). Một trong những mục tiêu quan trọng của
chương trình quan trắc và quản lý CLN là nhằm tập hợp đầy đủ dữ liệu để đánh giá
những biến đổi theo không gian, thời gian của CLN. Để phục vụ cho luận văn, các
công việc và phương pháp sau đã được tác giả thực hiện: xác định loại mẫu, số
lượng mẫu, các thông số phân tích,
xác lập điểm và thời gian lấy mẫu; lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc hiện trường và
gửi mẫu phân tích.
1.2.3.1. Xác định loại mẫu, số lượng mẫu và các thông số phân tích
Loại mẫu: tác giả tiến hành lấy 2 loại mẫu:
Nước sông: lấy nước mặt trên sông VCĐ (30 vị trí);
Nguồn thải: lấy nước thải đầu ra sau cùng của các nhà máy, khu dân cư và các
rạch chính đổ trực tiếp vào sông VCĐ (1 vị trí).
Số lượng mẫu: Tổng số lượng mẫu thu thập là 31 mẫu, trong đó số lượng mẫu
nước sông là 30 mẫu và mẫu nước thải và rạch là 1 mẫu.
Các thông số chọn lọc để phân tích được lựa chọn căn cứ vào mục đích đánh giá
và các đặc trưng của các nguồn thải/tác động đến chất lượng nước sông VCĐ, cụ
thể được nêu trong bảng 1.1.



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang 13

Bảng 1.1: Mục đích đánh giá chất lượng nước và các thông số lựa chọn
Mục đích đánh giá Thông số lựa chọn
Ô nhiễm hữu cơ BOD, COD
Ô nhiễm độc hại CN
-
Đánh giá tổng quát chất lượng nước DO, BOD, CN
-
1.2.3.2. Xác lập điểm và thời gian lấy mẫu
(1). Xác lập vị trí lấy mẫu
Vị trí chọn lựa lấy mẫu được lựa chọn trên những tiêu chí sau:
Nước sông: Lấy dọc trên sông VCĐ từ thượng nguồn xuống hạ nguồn tại những
nơi có sự thay đổi đáng kể về lưu lượng và nồng độ của nước sông. Cụ thể là các vị
trí trước và sau khi tiếp nhận nước từ nguồn thải mà (ở đây là các rạch chính, nhà
máy và khu đô thị tập trung);
Nước rạch: Lấy tại các rạch chính trước khi đổ vào sông VCĐ, lấy tại thời điểm
nước trong rạch chảy ra;
Nước thải và nước từ các rạch: Lấy tại cống thải sau cùng của các nhà máy xí
nghiệp, KCN, các khu đô thị tập trung.
Vị trí cụ thể lấu mẫu nước sông được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2 – Vị trí lấy mẫu nước sông Vàm Cỏ khu vực Tây Ninh
STT

Mô tả Ký hiệu
01 Sau khi tiếp nhận nước đầu nguồn từ Campuchia, lấy 3 vị
trí cách nhau 500 m
VT1
02 VT2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 14

03 VT3
04
Bến Lò Gò
VT4
05 VT5
06 VT6
07
Cửa khẩu biên phòng Lò Gò – Tây Ninh
VT7
08 VT8
09 VT9
10
Bến Cây Me
VT10
11 VT11
12 VT12
13
Chốt cửa khẩu biên phòng bến Cây Me

VT13
14 VT14
15 VT15
16
Chốt cửa khẩu biên phòng bến Đồi Thơ
VT16
17 VT17
18 VT18

19
Bến Đồi Thỏ
VT19
20 VT20

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 15

21 VT21
22
Bến Đăng Dung
VT22
23 VT23
24 VT24
25
Bến Cây Ổi
VT25
26 VT26
27 VT27
28
Cuối nguồn của huyện Tân Biên
VT28
29 VT29
30 VT30
Vị trí cụ thể lấu mẫu nước thải được trình bày trong bảng 1.3
Bảng 1.3 - Vị trí lấy mẫu nước thải tinh bột mì khu vực xã Hòa Hiệp – Tân Biên
STT Mô tả Ký hiệu
01 Tại kênh thoát nước VT1
Việc tiến hành lấy mẫu được lên kế hoạch sau khi khảo sát tiền trạm, chuẩn bị chi
tiết trên bản đồ giấy, bản đồ Google Earth và ngoài thực địa được định vị bằng thiết

bị GPS.
(2). Xác định thời gian lấy mẫu
- Đợt 1: Ngày 31/01/2013
- Đợt 2: Ngày 05/03/2013

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 16

- Đợt 3: Ngày 12/03/2013
1.2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, đo đạc hiện trường và phân tích PTN
Phương thức lấy mẫu: Mẫu được lấy bằng thùng và chứa trong can nhựa 5 lít hoặc
bình thuỷ tinh màu nâu. Trước khi chứa mẫu, dụng cụ chứa mẫu được tráng bằng
mẫu 3 lần. Mẫu được lấy đầy can và đóng nắp chặt sau đó dán nhãn kí hiệu mẫu và
bảo quản trong thùng ướp nước đá có nắp đậy có nhiệt độ khoảng 4°C trong suốt
thời gian vận chuyển về PTN.
1.2.4. Phương pháp lập bản đồ
Việc thành lập các bản đồ phục vụ việc đánh giá và quản lý chất lượng môi trường
của một vùng nào đó cũng dựa trên nguyên tắc và phương pháp thành lập bản đồ địa
lý. Hiện tại để đánh giá tổng hợp chúng ta cũng có thể dùng phương pháp thành lập
bản đồ với nhiều lớp dữ liệu khác nhau dưới sự hỗ trợ của các công nghệ phần
mềm. Đó là phương pháp thành lập các bản đồ đánh giá tổng hợp trong Hệ thông tin
địa lý (GIS) với phần mềm MapInfo.
1.2.4.1. Lựa chọn tỷ lệ bản đồ
Để lập bản đồ môi trường, trước tiên cần lựa chọn tỷ lệ bản đồ thích hợp cho địa
phương hoặc vùng nghiên cứu. Việc lựa chọn loại tỷ lệ bản đồ tùy thuộc vào nhiều
yếu tố như: mục tiêu nghiên cứu, độ chi tiết cần thực hiện… Luận văn sẽ dùng các
tỷ lệ thích hợp để biểu diễn các nội dung muốn thể hiện.
1.2.4.2. Quy trình lập bản đồ chất lượng môi trường
Quy trình lập bản đồ chất lượng môi trường được trình bày trong hình 1.2.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 17













Hình 1.2 – Quy trình lập bản đồ chất lượng môi trường
Hiện nay, với các ứng dụng công nghệ thông tin người ta có những công cụ hiện đại
giúp đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường. Phương lập bản đồ đánh giá tổng
hợp môi trường trong hệ thống tin địa lý GIS là một trong những công cụ đắc lực
như thế phục vụ cho công tác nghiên cứu môi trường đạt hiệu quả cao.
1.2.5. Các phương pháp tính toán tải lượng
Trong luận văn tác giả sẽ tính toán tải lượng hiện tại và dự báo các tải lượng ô
nhiễm do nước thải phát thải từ các nguồn công nghiệp và sinh hoạt. Để có thể tính
toán và dự báo được các tài lượng ô nhiễm này cần dùng phương pháp đánh giá
nhanh dựa vào các hệ số phát thải. Đối với từng loại nguồn thải khác nhau sẽ có hệ
số phát thải khác nhau.
Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán theo công thức tổng quát (1.1):
Các bản đồ đơn tính hiện trạng phát
triển KTXH
Các bản đồ đơn tính hiện trạng môi

trường tự nhiên
Các bản đồ đơn tính về nội dung
nghiên cứu môi trường
Các bản đồ hiện trạng tổng
Các bản đồ hiện trạng môi trường


SỞ
DỮ
LIỆU

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 18

W = C x Q x 10
-3
(1.1)
Trong đó:
W: Tải lượng chất ô nhiễm (Kg/ngày);
C: Nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm (mg/l);
Q: Lưu lượng nước thải công nghiệp (m3/ngày).
Các thông số nồng độ và lưu lượng có được từ đo đạc thực tế và phân tích trong
PTN hoặc sẽ được ước tính bằng các hệ số đã được nghiên cứu thực tế của các tổ
chức có uy tín. Việc tính toán tái lượng theo từng nguồn cụ thể sẽ được trình bày
như sau:
1.2.5.1. Tải lượng nguồn công nghiệp
(1). Nguồn hiện trạng
Dựa vào nồng độ và lưu lượng nước thải đo đạc thực tế tại các nhà máy đổ trực tiếp
vào sông VCĐ và phân tích trong PTN;
(2). Nguồn dự báo

Được ước tính dựa vào các hệ số sau:
- Lưu lượng nước thải công nghiệp: sẽ được tính bằng 80% lượng nước được
cấp. Theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng năm 2006 (TCXD 33 – 2006) thì chỉ tiêu cấp
nước cho 01 ha diện tích đất sản xuất công nghiệp tối đa là 45 m3. Đến năm 2020,
do xu hướng ngày càng tiết kiệm nước, sử dụng nước trong sản xuất có hiệu quả,
ước tính lượng nước thải trung bình cho khu công nghiệp còn khoảng 40
m3/ha.ngàyđêm, đây cũng là giá trị thường dùng tính toán cho các dự án cấp nước
đối với khu vực các nước Đông Nam Á và tại các đô thị Việt Nam trong những năm
gần đây. Do đó, tác giả sẽ dùng lưu lượng nước thải trung bình cho khu công nghiệp
là 36 m3/ha.ngày.đêm, tính toán dự báo cho năm 2020 sẽ là 32 m3/ha.ngày.đêm.
Như vậy, lưu lượng nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp trên khu vực
nghiên cứu thải ra tính theo công thức tổng quát (1.2):

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 19

Q = S x q (1.2)
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp của khu công
nghiệp thải ra (m3/ngàyđêm);
S: Diện tích đất công nghiệp hoạt động sản xuất (ha). Diện tích đất công
nghiệp dự báo năm 2020 dựa trên quy hoạch các KCN/CCN của tỉnh Tây Ninh tính
đến năm 2020;
q: Lượng nước thải trung bình tính trên diện tích khu công nghiệp
(m3/ha.ngàyđêm) (ở đây sẽ dùng hệ số phát thải của Bộ Xây dựng năm 2006
(TCXD 33-2006).
- Nồng độ nước thải công nghiệp được ước tính dựa vào việc thống kê các số
liệu thực đo về giá trị nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp tại một
số KCN và CCN. Hiện có các nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn như sau:
Số liệu dựa trên các kết quả điều tra khảo sát thực tế tại một số khu công nghiệp

điển hình đang hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh do Viện Môi trường và Tài nguyên
TPHCM thực hiện năm 2005, xem bảng 1.4.
Bảng 1.4: Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải từ các khu công nghiệp
STT Chỉ tiêu Khoảng dao động nồng
độ (mg/l)
Dự báo giá trị đại diện chung
cho tất cả các KCN (mg/l)
1 TSS 43 -315 210
2 BOD
5
63 - 225 180
3 COD 124 – 467 320
4 Tổng N 18 – 68 50

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 20

5 Tổng P 1.03 – 11.4 6
Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên TPHCM, năm 2005
Theo số liệu tính toán trong đề tài “Điều tra, đánh giá các nguồn thải, đề xuất các
giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm Công nghệ
Môi trường (ENTEC) thực hiện năm 2009, hệ số phát thải các chất ô nhiễm tại các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp được trình bày trong bảng 1.5.
Bảng 1.5: Hệ số phát thải nước thải tại các KCN, CCN
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải từ KCN, CCN (mg/l)
BOD
5
COD SS

N



P

Dầu mỡ
238 414 290 232 4 2
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), năm 2009
Dự báo tải lượng: Việc dự báo tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải công
nghiệp vào năm 2020 sẽ dự báo theo 3 kịch bản sau:
Kịch bản 1: Toàn bộ nước thải KCN, CCN sẽ được thu gom và xử lý đạt QCVN
40:2011/BTNMT (cột A – các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả
vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).
Đây là kịch bản hoàn hảo và lý tưởng nhất, tuy tính khả thi chưa cao do nhiều
nguyên nhân.
Kịch bản 2: Toàn bộ nước thải KCN, CCN sẽ được thu gom và xử lý đạt QCVN
24:2011/BTNMT (cột B – các thông số ô nhiễm trong nước thải côngnghiệp khi xả
vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt). Đây là kịch bản được mong đợi và được hướng đến trong tương lai vì hiện tại
nước của sông VCĐ chỉ dùng cho mục đích tưới tiêu không dùng cho mục đích sinh
hoạt.

×