Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư huyện ứng hòa, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.22 KB, 18 trang )

Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
tới cộng đồng dân cư Huyện Ứng Hòa, Thành
phố Hà Nội

Nguyễn Hoàng Yến

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Khoa Môi trường
Luận văn Thạc sĩ ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Tổng quan về đô thị hóa và chỉ số đô thị hóa. Xây dựng và củng cố cơ sở
lí luận về nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư của
huyện Ứng Hòa. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ứng
Hòa, thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Đánh giá khả năng tiếp
cận của cộng đồng dân cư địa phương tới hệ thống dịch vụ xã hội của địa phương.
Đề xuất một số giải pháp đối với sự phát triển bền vững huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.

Keywords. Tài nguyên môi trường; Đô thị hóa; Cộng đồng dân cư; Hà Nội

Content

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII (Ngày 29/5/2008) đã thông qua Nghị quyết về
việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội. Theo đó, thành phố Hà Nội mở rộng
có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha (3.344,7002 km
2
) và dân số là 6.232.940 người.



Sau khi
mở rộng, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận, 18 huyện,
1 thị xã và 580 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 404 xã, 154 phường, 22 thị trấn.

Định
hướng phát triển Hà Nội về phía Nam đã được Chính phủ, lãnh đạo thành phố quyết định từ
nhiều năm nay. Điều này lại được khẳng định một lần nữa trong Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội TP. Hà Nội (mở rộng) tới năm 2030 vừa được trình Thủ tướng Chính
phủ năm 2011. Hàng vạn hecta đất nông nghiệp ở phía Nam của Thành phố Hà Nội đã và
đang triển khai các dự án xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Các huyện phía Nam của
thành phố Hà Nội phải đối mặt với quá trình đô thị hóa và những tác động của quá trình này
tới cộng đồng dân cư địa phương.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh
mẽ ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như Hà Nội nói riêng. Hà Nội đã được mở
rộng để xứng tầm thủ đô một quốc gia đang trên đà phát triển cao. Nhiều vùng ven đô, ngoại
thành cũ nay được nằm trong quy hoạch của các khu vực đô thị, các trung tâm kinh tế, chính
trị mới của thủ đô trong tương lai gần.
Trong quá trình đô thị hóa, những nhân tố như sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp thành đất đô thị, sự hình thành các khu công nghiệp mới, quá trình nhập cư của
dân cư ngoại tỉnh, quá trình chuyển cư dãn dân nội thành, quá trình tự chuyển đổi nghề
nghiệp trong các làng xã đô thị hoá, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp… là những yếu tố
tác động rất lớn đến đời sống của người dân vùng các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội.
Dân số cơ học tăng nhanh cộng với đô thị hóa mạnh đã tác động sâu sắc tới sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của các huyện này, nhưng cũng đang nảy sinh nhiều bất cập trong công tác
quản lý dân cư ở huyện các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội. Thời gian qua, bộ mặt
nông thôn đã có nhiều thay đổi, hệ thống đường làng, ngõ xóm được nâng cấp, đời sống sinh
hoạt đô thị dần thay thế thói quen của người nông dân… Tuy nhiên sự gia tăng dân số một
cách nhanh chóng đã đẩy cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường, bệnh viện, trường học vào
tình trạng quá tải. Đặc biệt sự du nhập lối sống buông thả của một bộ phận lớp trẻ đã làm cho

môi trường sống ở những vùng quê vốn yên bình ngày càng bị đảo lộn. Tệ nạn xã hội gia
tăng, giá trị đạo đức truyền thống trong nhiều gia đình bị lung lay…
Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục,…là một trong
những thước đo về sự biến đổi của nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Trong
điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu - huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội - khả năng tiếp
cận của cộng đồng dân cư địa phương tới các dịch vụ xã hội tuy có nhiều thuận lợi hơn so với
các địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên, dịch vụ xã hội đã đem lại cho người dân
những tiện ích như thế nào? Những vùng có khả năng cung cấp dịch vị xã hội phân bố ở đâu?
Là những câu hỏi đặt ra cho các cấp quản lý địa phương.
Chính vì vậy, đề tài đã được lựa chọn nghiên cứu với tiêu đề: “Đánh giá ảnh hưởng
của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”.
Tóm tắt nội dung các chương:
Chương I: Tổng quan các vấn đề về lý luận
1.1 Khái niệm và bản chất của đô thị hóa:
 Khái niệm:
Hiện nay, khái niệm đô thị hóa chưa có sự thống nhất do các cách tiếp cận và đối tượng
nghiên cứu khác nhau của các chuyên ngành khoa học. Có thể dẫn ra dưới đây một số định
nghĩa tiêu biểu:
Trong tác phẩm “Đô thị Việt Nam” Đàm Trung Phường cho rằng: “đô thị hóa là quá
trình chuyển dịch hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung
trên một số địa bàn thích hợp”. Mặt khác, cũng theo tác giả này: “đô thị hóa cũng bao gồm
quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị, tập trung ngày càng nhiều dân cư trong những
vùng lãnh thổ hạn chế, gọi là đô thị”. Về điểm này, tác giả Nguyễn Thanh Thủy làm rõ: “thực
chất đô thị hóa là một quá trình thay đổi hình thức cư trú của con người, từ hình thức sống ở
nông thôn tiến lên hình thức sống ở thành thị theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế khi mở rộng quy mô các đô thị cũ hoặc
xây dựng các đô thị mới”.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, quá
trình đô thị hóa được nhìn từ hai góc độ, một mặt đó là “quá trình hình thành và phát triển
các điểm dân cư được tập hợp lại và phổ biến lối sống thành thị, đồng thời phát triển các

hoạt động khác nhau để phục vụ sự tồn tại và phát triển trong cộng đồng đó”; mặt khác, “đô
thị hóa cũng là quá trình mở rộng biên giới lãnh thổ đô thị do nhu cầu công nghiệp hóa,
thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế - là sự tăng trưởng về không gian đô thị từ phát triển
dân số và phát triển sản xuất”.
Hiện nay, đô thị hóa không chỉ đơn thuần là quá trình dịch cư từ nông thôn ra thành thị
và dịch cư nghề nghiệp mà còn bao hàm các quá trình dịch cư khác, đa chiều, đa cấp độ như
các dòng dịch cư đô thị - đô thị, đô thị - vùng ven, đô thị - nông thôn, vùng - quốc tế với các
mức độ khác nhau theo từng hoàn cảnh của các đô thị cụ thể. Các nhân tố kinh tế vẫn giữ vai
trò chủ đạo trong việc tạo nên quá trình đô thị hóa, tuy nhiên các nhân tố khác phi kinh tế như
văn hóa, lịch sử, lối sống,… đang ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới đặc tính đô thị hóa
của mỗi vùng.
 Bản chất của đô thị hóa:
Về mặt bản chất, đô thị hóa gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh tế của một khu vực,
một quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ và đặc điểm của đô thị hóa còn tùy thuộc vào trình độ phát
triển của khu vực hay quốc gia đó. Bản chất của quá trình đô thị hóa bao gồm:
- Tỷ lệ gia tăng dân số tại các đô thị
- Thu nhập bình quân của cư dân đô thị
- Tốc độ gia tăng thu nhập của các ngành kinh tế - xã hội và GDP
- Chất lượng cơ sở hạ tầng
- Lối sống của cư dân địa phương
- Cấu trúc xã hội và vai trò của các tổ chức xã hội trong khu vực.
 Một số đặc điểm của quá trình đô thị hóa:
- Sự gia tăng nhanh dân số đô thị
- Sự gia tăng về số lượng và quy mô các đô thị lớn
- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
1.2 Chỉ số đô thị hóa:
Cho đến nay, có khá nhiều chỉ số được sử dụng để xác định và đánh giá tốc độ của quá
trình đô thị hóa ở các nước trên thế giới. Chỉ số thông dụng nhất và thường được sử dụng
trong các nghiên cứu là tỷ lệ gia tăng dân số đô thị so với tổng số dân của một khu vực hay
một quốc gia.

Chỉ số thứ hai thường được sử dụng trong các nghiên cứu dự báo về động lực và xu
hướng phát triển của đô thị hóa là chỉ số dân thành thị-nông thôn (Urban - Rural Ratio). Chỉ
số này được xác định bằng công thức:

Trong đó:
URR
t
: Chỉ số Đô thị - Nông thôn tại thời điểm t
PU
t
: Dân số đô thị tại thời điểm t
PR
t
: Dân số nông thôn tại thời điểm t
Về bản chất, chỉ số này thể hiện tỷ lệ dân số đô thị so với dân số nông thôn tại một thời
điểm cố định. Qua đó, phản ánh được sự phát triển của đô thị trong khu vực nghiên cứu.
Bên cạnh đó, chỉ số đô thị hóa còn được tính theo công thức dưới đây:

Trong đó:
g
ur
: Chỉ số phát triển đô thị hóa
gp
u
: Chỉ số dân số đô thị
gp
r
: Chỉ số dân số nông thôn
PU
t

: Dân số đô thị tại thời điểm t
PR
t
: Dân số nông thôn tại thời điểm t
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chỉ số đô thị hóa được sử dụng đề đánh giá
mức độ đô thị hóa của huyện Ứng Hòa trong giai đoạn 2000 - 2010.

Chương II: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và những biến đổi kinh tế-xã hội huyện Ứng
Hòa, thành phố Hà Nội.
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên:
2.1.1 Vị trí địa lí:
Ứng Hòa là một huyện phía Nam của thành phố Hà Nội, tiếp giáp với các huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai;
- Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức;
- Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên;
- Phía Nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam).
2.2.1 Khái quát quá trình đô thị hóa ở Hà Nội
Cùng với nhịp độ đô thị hóa của cả nước, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra nhanh
và mạnh từ những năm 1990 nhờ những chuyển biến trong thời kỳ Đổi mới. Lúc này, thành
phố dần dần nắm bắt được nhịp đi của cuộc sống mới, trong đó các hoạt động kinh tế diễn ra
theo quy luật thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Tính năng
động của các chủ thể cá nhân và tổ chức được đề cao. Đô thị hóa nối liền thành thị với vùng
nông thôn bao quanh, trước hết là dọc theo các quốc lộ 1A, 5, 11, 3, 2, 6 với các thị trấn
(Đông Anh, Yên Viên, Cầu Giấy, Văn Điển…) ngày càng mở rộng nhờ những nỗ lực của
Nhà Nước và nhân dân. Sự mở rộng dần của không gian địa lý Hà Nội lần này không phải do
ý muốn “từ trên xuống” mà đúng là “từ dưới lên” và kết quả của nó là sự lan truyền của “lối
sống thành thị”. Đó là một quá trình thực sự mang tính tích cực. Một trong những đặc trưng
của Hà Nội trong quá trình đô thị hóa là sự mở rộng có sự tồn tại đan xen của các làng xã đô
thị hóa. Đây là một hiện tượng rất đặc biệt, có hàng chục các làng xã đô thị hóa nằm rải rác,
xen kẽ trong đô thị không những ảnh hưởng tới hình thái phát triển, mở rộng đô thị mà còn

chứa đựng tất cả các vấn đề tiêu biểu nhất trong quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội
hiện nay.
Với việc sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của
tỉnh Hòa Bình, Hà Nội mới là một trong 20 thủ đô có diện tích tự nhiên lớn nhất trên thế giới.
Việc mở rộng thủ đô là một bước ngoặt trong việc phát triển không gian đô thị hiện đại của
Hà Nội nói riêng và quá trình đô thị hóa của cả nước nói chung.
Áp dụng chỉ số đô thị - nông thôn nhằm phân tích đặc điểm của quá trình đô thị hóa
của thành phố Hà Nội qua các giai đoạn khác nhau. Kết quả cho thấy chỉ số đô thị hóa của Hà
Nội giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1989 khá thấp, chủ yếu biến động từ 0,519 đến 0,602.
Điều đó chứng tỏ dân số đô thị trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ nhỏ và không có thay đổi lớn.
Đô thị hóa là sự mở rộng đô thị, tức là tỷ lệ phần trăm dân số đô thị so với dân số nông thôn.
Chỉ số đô thị thấp, thể hiện lối sống thành thị của Hà Nội năm 1980 đến năm 1989 chưa phát
triển. Giai đoạn từ năm 1980-1989, đời sống của người dân Hà Nội còn rất khó khăn, chất
lượng cuộc sống thấp do hậu quả chiến tranh để lại còn rất nặng nề.
Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ 2 một số huyện của tỉnh Vĩnh
Phúc và Hà Tây với diện tích đất tự nhiên 2.136 km
2
, dân số là 2,5 triệu người. Vì vậy, dân số
nông thôn tăng lên dẫn tới chỉ số đô thị hóa thấp. Sau một giai đoạn phát triển, năm 1990 thì
chỉ số đô thị hóa đã tăng lên 1,064 có sự đột biến rõ rệt. Tức là năm 1990 thì số dân thành thị
và nông thôn đã gần tương đương nhau. Đây được coi là kết quả của quá trình phát triển lâu
dài của Việt Nam, hồi phục nền kinh tế sau cải cách năm 1986. Từ năm 1991, địa giới hành
chính tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km
2
với 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, nhưng
dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng với việc các khu vực ở
ngoại ô dần được đô thị hoá, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt 2.672.122 người vào năm 1999.
Đó là lý do giải thích, mặc dù địa giới hành chính đã tách một số huyện của tỉnh Bắc Ninh và
Hà Tây ra, tức là số huyện nông thôn giảm xuống. Điều đó đồng nghĩa rằng, tỷ lệ dân số nông
thôn cũng giảm hơn trước, nên chỉ số đô thị hoá giai đoạn năm 1991-1999 đã lớn hơn 1(giao

động từ 1-1,037). Nhưng vì dân số của thủ đô Hà Nội không giảm nhiều, cộng thêm luồng di
cư cơ học do quá trình đô thị hoá, đã làm cho chỉ số đô thị hoá giai đoạn này, thấp hơn giai
đoạn kế tiếp.
Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu
vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội đô và
các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện ngoại thành. Sự phát triển
cũng kéo theo những hệ lụy. Do không được quy hoạch tốt, giao thông thành phố thường
xuyên ùn tắc khi số lượng xe máy tăng cao. Nhiều khu phố phải chịu tình trạng ngập úng mỗi
khi mưa lớn. Mật độ dân số quá cao khiến những dân cư nội ô phải sống trong tình trạng chật
chội và thiếu tiện nghi. Vào năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3m² một người.
Nhưng đi kèm với nó, là tỷ lệ dân số đô thị tăng cao, dẫn tới sự tăng cao của chỉ số đô thị giai
đoạn từ năm 2000-2007. Năm 2000 thì chỉ số đô thị là 1,376 nhưng sau 7 năm con số này đã
tăng lên 1,877. Thể hiện tốc độ đô thị hoá đến chóng mặt, đây là giai đoạn đô thị hoá mạnh
của thủ đô Hà Nội với nhiều dự án xây dựng, nhà trung cư mọc lên như “nấm”.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà
Nội có 6,233 triệu dân và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc
điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.990 người. Với việc sát nhập
toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình, dân số nông thôn tăng đột biến, dẫn tới sự suy giảm mạnh của chỉ số đô thị hoá giai
đoạn từ 2008-2010. Năm 2007, chỉ số đô thị hoá là 1,877 thì đến năm 2008 địa giới hành chính
Hà Nội mở rộng làm cho chỉ số đô thị hoá giảm xuống còn 0.686. Hiện nay, với tốc độ phát triển
của đô thị hoá, công nghiệp hoá tại các huyện ngoại thành thì chỉ số đô thị hoá đang dần tăng lên,
đến năm 2010 con số này đã là 0,704.
Như vậy, chỉ số đô thị hóa của Hà Nội có sự thay đổi không đồng đều qua các giai
đoạn. Giai đoạn 1980-1990 chỉ số đô thị hóa khá thấp và không biến động nhiều, ngoại trừ
năm 1990. Tiếp theo giai đoạn 1991-2007, chỉ số đô thị hóa biến động theo hướng tăng dần.
Giai đoạn 2008-2010 thì chỉ số đô thị hóa có xu hướng giảm, vì Hà Nội mở rộng đã làm tăng
dân số nông thôn, trong khi tổng dân số đô thị gần như không thay đổi.
2.2.2 Biến đổi cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội
a) Cơ cấu kinh tế chung của Hà Nội

Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Tên
những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang Than đã minh chứng cho điều này. Tới
thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ,
Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam.
Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt
đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố
thời kỳ 1991-1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996-2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP
bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình
của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và
khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng.
Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về
cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1%
lên 38% thì nông-lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch
vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp
của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp, là cơ-kim khí, điện-điện tử, dệt-may-giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật
liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ
nghệ Vân Hà cũng dần phục hồi và phát triển.
Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội năm 2005 đã cho thấy ngành công nghiệp giữ vai
trò chủ đạo (chiếm 96,2%). Đến năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp giảm xuống còn
92,1%, đóng góp của ngành nông nghiệp có sự gia tăng. Do việc mở rộng địa giới hành
chính, đa phần giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Tây đã làm gia tăng tỷ
trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế chung của toàn vùng Hà Nội.
b) Cơ cấu kinh tế ngành
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Nông nghiệp: giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là từ năm
2008 đến nay. Do sự đóng góp của giá trị sản xuất nông nghiệp của các khu vực sau khi sáp
nhập vào Hà Nội
- Lâm nghiệp: Sản lượng lâm nghiệp của Hà Nội tăng giảm không đều trong giai đoạn 1995-
2010. Năm 1995, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 3,4 tỷ đồng tăng đột biến vào năm 1996 là

12,3 tỷ đồng. Giai đoạn 2002-2007 thì giá trị sản xuất lâm nghiệp giảm xuống 5 tỷ đồng vào
năm 2007. Sau đó, ảnh hưởng của việc sát nhập Hà Nội, năm 2008 con số này là 33,8 tỷ đồng
và hiện này đang có xu hướng đi xuống
- Ngành thủy sản: Tỷ trọng ngành thủy sản giai đoạn 2000-2010 có sự biến thiên tăng, mà
đặc biệt là sau năm 2008. Sản lượng thủy sản tại Hà Nội tăng không chỉ do diện tích phục vụ
nuôi thủy sản tăng lên mà còn do nhu cầu thực thẩm của người dân.
* Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp: Giai đoạn 1994-2000 thì công nghiệp chế biến được
quan tâm hơn nhiều chiếm 85% trong khi ngành công nghiệp khai thác chỉ chiếm 15 % như
năm 2000. Qua đó, thấy được sự đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Sau khi đã duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế ổn đỉnh, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô thì chính phủ đã quan tâm nhiều
hơn đến việc tạo ra sản phẩm tinh luyện phục vụ xuất khẩu vào đời sống người dân.
2.2.3. Thay đổi mức sống của người dân
a) Đánh giá sự thay đổi mức sống giai đoạn 1960-1975
- Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1960-1975: Trong giai đoạn 1960-1975, đơn
vị tiền tệ được sử dụng nhiều đó là “đồng”. Năm 1960, thu nhập bình quân của cán bộ công
nhân viên chức chỉ có 20,80 đồng; Đến năm 1975, sau 15 năm phát triển, thu nhập bình quân
đầu người của cán bộ công nhân viên chức đã tăng 30,53 đồng. Sau 15 năm, mức thu nhập
bình quân đã tăng thêm 9,73 đồng. Tuy vậy, do hạn chế của lịch sử, giai đoạn 1954-1975 là
thời kỳ phân chia Nam-Bắc gây tác động xấu tới nền kinh tế. Vì vậy, mức thu nhập của người
dân có tăng nhưng chưa nhiều.
Mức chi tiêu của cán bộ công nhân viên tỷ lệ thuận với mức thu nhập của họ nên sự
biến động của mức chi tiêu cũng có phần tương tự như mức thu nhập của người dân. Điều đó
được thể hiện qua sự biến động chi tiêu giai đoạn 1960-1975. Năm 1960, mức chi tiêu của
cán bộ công nhân viên chức là 19,94 đồng tương đương với thu nhập bình quân là 20,8 đồng.
Năm 1975, mức chi tiêu là 30,13 đồng tương đương với thu nhập bình quân là 30,58%. Và
chúng ta cũng thấy rằng, so sánh giữa mức chi tiêu và mức thu nhập thì gần như bằng nhau,
tức là không có thu nhập “dư”.
Biểu đồ cơ cấu cho thấy rằng, nguồn chi tiêu chính của cán bộ công nhân viên là thức
ăn. Giai đoạn 19060-1975 đang là thời kỳ bao cấp, làm phát cao kéo theo giá cả hàng hóa
cũng tăng cao. Vì vậy, trong bữa ăn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên giai đoạn này thì phí

chí cho việc mua thức ăn chiếm tỷ trọng lớn với 52,4%. Cũng vào giai đoạn này, hàng hóa
dịch vụ rất khan hiến nên số người tiêu dùng cho dịch vụ cũng như tiêu thụ sản phẩm thức
uống thấp chỉ chiếm 2,07 % tổng số tiền mà họ chi tiêu.
b) Đánh giá mức sống giai đoạn 1999-2010
Năm 1995, mức thu nhập bình quân hàng tháng của lao động nhà nước là 373 nghìn
đồng/tháng, nhưng đến năm 2010 với 15 năm phát triển và nỗ lực, mức thu nhập hàng tháng
của lao động đã được cải thiện lên 3125,8 nghìn đồng/tháng. Như vậy, sau khi hoàn thành 3
kế hoạch 5 năm, hiệu quả đạt được là đã cải thiện mức thu nhập bình quân, tăng được 2751,9
nghìn đồng/tháng.
Mức chi tiêu của người dân khu vực thành thị biến động tăng dần từ năm 1999 đến năm
2010. Năm 1999 thì mức chi tiêu cho đời sống của người dân khu vực thành thị, trong đó có
Hà Nội trung bình là 373 nghìn đồng/tháng. Đến năm 2010, mức chi tiêu này là 1726 nghìn
đồng/thàng. Như vậy, sau 10 năm phát triển thì mức chi tiêu của người dân khu vực thành thị
đã tăng 1353 nghìn đồng/tháng (tức là gấp 4,6 lần)
Như vậy, mức chi tiêu phản ánh sự phát triển của một nền kinh tế. Mức chi tiêu thể
hiện chất lượng cuộc sống của người dân khu vực thành thị. Trong giai đoạn 1999-2010, hệ
quả quả của việc Việt Nam ra nhập WTO, đã mở rộng thi trường, đa dạng hóa sản phẩm và
người dân có cơ hội tiếp xúc với nhiều sản phẩm của nhiều quốc gia, đặc biệt là người dân
sinh sống tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Khi dịch vụ phát triển gắn liền với nhu cầu
của người dân và nhu cầu tăng thì mức chi tiêu cũng tăng theo.
Khi so sánh với mức chi tiêu bình quân khu vực thành thị với mức thu nhập bình quân
tại Hà Nội cho thấy rằng, mức thu nhập cao hơn mức chi tiêu. Cụ thể như năm 1999, mức thu
nhập so với mức chi tiêu dư 160 nghìn đồng/tháng; năm 2010 mức thu nhập so với mức chi
tiêu dư 1399,8 nghìn đồng/tháng. Như vậy, số tiền tích lũy được của người dân đã tăng lên
trong giai đoạn 1999-2010. Số tiền tích lũy trên có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau
như hỗ trợ con cái học hành, đầu tư làm ăn, sử dụng khi ốm đau…, giúp người dân nâng cao
chất lượng cuộc sống.
2.2.6. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến 2030
a. Dự báo các chỉ số phát triển kinh tế Thủ đô giai đoạn đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001-2009 là >11%/năm. Phấn đầu đạt khoảng

12-13%/năm thời kỳ 2011-2015; đạt 11-12%/năm thời kỳ 2016-2020 và khoảng 9,5-10% thời
kỳ 2021-2030. GDP bình quân đầu người của Hà Nội hiện nay đạt khoảng 2.000 USD, phấn
đấu năm 2020 đạt khoảng 7.100-7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000-17.000 USD.
Đóng góp GDP của Hà Nội cho cả nước năm 2020 khoảng 16% và năm 2030 hơn 18%.
- Về cơ cấu kinh tế GDP hiện nay của Hà nội, khu vực dịch vụ có tỷ trọng cao nhất là 52,5%,
công nghiệp xây dựng là 41,4% và nông lâm thủy sản là 6,1%. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ
trọng dịch vụ đạt 55,5-56,5% công nghiệp – xây dựng đạt 41-42% và nông nghiệp 2-2,5%.
Đến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ đạt 58,5-59,4%, công nghiệp – xây dựng đạt 39,6-40,3% và
nông nghiệp đạt 1,0-1,2%.
Bảng 2.3. Tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế và thu nhập bình quân
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2020
Năm
2030
Tốc độ tăng trưởng
(%)
2010-
2015
2016-
2020
2021-
2030

1. Tổng GDP,
giá 1994
tỷ
đồng
72.913
128.498
216.527
536.602
12,0
11,0
9,5
Dịch vụ
tỷ
đồng
37.377
66.446
112.777
286.611
12,2
11,2
9,8
Công nghiệp,
xây dựng
tỷ
đồng
31.001
57.118
98.435
243.944
13,0

11,5
9,5
Nông lâm thuỷ
sản
tỷ
đồng
4.535
4.934
5.315
6.048
1,7
1,5
1,3
2. Tổng GDP,
giá hiện hành
tỷ
đồng
249.100
621.932
1.338.936
4.673.109



Dịch vụ
tỷ
đồng
130.778
337.733
745.550

2.733.991



Công nghiệp,
xây dựng
tỷ
đồng
103.127
259.838
560.009
1.884.232



Nông lâm thuỷ
sản
tỷ
đồng
15.195
24.361
33.376
54.887



3. Cơ cấu
%
100
100

100
100



Dịch vụ
%
52,5
54,3
55,7
58,5



Công nghiệp,
xây dựng
%
41,4
41,8
41,8
40,3



Nông lâm thuỷ
sản
%
6,1
3,9
2,5

1,2



4. GDP HH
theo USD
tỷ
USD
13,3
29,7
56,8
150,3



GDP/người theo
USD

USD
2.021
4.079
7.135
15.962



Nguồn: QHTT phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tháng 3/2011
b. Các chỉ số phát triển văn hóa-xã hội
- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 65-68%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng >55% vào năm 2015 và 70-75% vào năm 2020.

- Việc làm: Giải quyết cho 15,5-16 vạn lao động mỗi năm
- Giáo dục phổ thông: Đến năm 2020 có trên 65-70% số trường học phổ thông đạt chuẩn
Quốc gia.
- Y tế: Năm 2012 đạt 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Năm 2015 đạt tỷ lệ 35
giường bệnh/1 vạn dân và năm 2020 đạt khoảng 42 giường bệnh/1 vạn dân.
- TDTT: Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập TDTT thường xuyên tăng đạt 37-38% năm 2020.
- Giao thông công cộng đến năm 2020 đạt 35-45% nhu cầu đi lại của người dân.
- Phát triển hệ thống cấp nước, đảm bảo 100% các hộ gia đình (cả đô thị và nông thôn) sử
dụng nước sạch.
- Phát triển hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt 80%, hệ thống xử lý và thu gom nước thải
các khu cụm công nghiệp, làng nghề đạt 100% đến năm 2020.
- Nâng diện tích nhà ở khu vực đô thị lên > 30m
2
/người vào năm 2030.
- Nâng chỉ tiêu đất cây xanh công viên đạt 10-15m2/người vào năm 2030.
c. Dự báo phát triển dân số, phân bố dân cư và lao động

Bảng 2.4. Dự báo dân số pha
́
t triê
̉
n theo ca
́
c giai đoa
̣
n quy hoa
̣
ch
TT
Hạng mục

Đơn
vị
Hiện
trạng
DSTB
năm
2008
Dự báo
2010-
2020
2020-
2030
2030-
2040
2040-
2050

Toàn thành phố
HN mới(I+II)
1.000
người
6.350,0
7.956,0
9.135,5
10.025,9
10.733,5
1
Tỉ lệ gia tăng dân
số
%

3,09
1,90
1,39
0,93
0,68
1.1
Tỉ lệ tăng tự nhiên
%
1,20
1,01
1,0
0,88
0,70

Số dân tăng/giảm
do tăng tự nhiên cả
giai đoạn
1.000
người

862,7
828,5
798,7
855,4
1.2
Tỉ lệ tăng cơ học
%
1,89
0,89
0,4

0,06
-0,02

Số dân tăng/giảm
do tăng cơ học cả
giai đoạn(thuần)
1.000
người

743,2
351,0
91,8
-147,9
2
Tỉ lệ đô thị hoá
%
40,7
58,8
68,1
69,4
70,0
I
Dân số thành thị
1.000
người
2.583,3
4.676,8
6.218,5
6.960,0
7.510,5

1
Tỉ lệ gia tăng dân
số
%
3,67
5,071
2,89
1,13
0,76
1.1
Tỉ lệ tăng tự nhiên
"
1,20
1,01
0,91
0,8
0,80

Số dân tăng/giảm
do tăng tự nhiên cả
giai đoạn
1.000
người

417,0
485,4
530,2
576,3
1.2
Tỉ lệ tăng cơ học

%
2,46
4,1
2,0
0,32
-0,04

Số dân tăng/giảm
do tăng cơ học cả
giai đoạn(thuần)
1.000
người

1.676,5
1.056,2
211,3
-25,8
II
Dân số nông thôn
1.000
người
3.766,7
3.279,2
2.917,0
3.066,0
3.223,0

Tỉ lệ gia tăng dân
số
%

2,23
-1,15
-1,16
0,50
0,50
1.1
Tỉ lệ tăng tự nhiên
"
1,20
1,05
1,00
0,90
0,89

Số dân tăng/giảm
do tăng tự nhiên cả
giai đoạn
1.000
người

445,7
343,1
268,5
279,1
1.2
Tỉ lệ tăng cơ học
%

-2,20
-2,16

-0,40
-0,39

Số dân tăng/giảm
do tăng cơ học cả
giai đoạn(thuần)
1.000
người

-933,3
-705,3
-119,5
-122,1
 Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội tới 2030
Bảng 2.5. Dự báo dân cư nông thôn (cấp huyện) trong QHC Hà Nội
(Đơn vị tính:1.000người)
TT
Hạng mục
Dân số
(2020)
Dân số
(2030)
Dân số
(2050)
I
Toàn thành phố HN mới
7.956,0
9.135,5
10.733,5
1

Đô thị
4.676,8
6.218,5
7.510,5
2
Nông thôn
3.279,2
2.917,0
3.223,0
II
Phân bố dân cư nông thôn
3.279,2
2.917,0
3.223,0
A
Giữa vành đai 3-4, phía nam sông Hồng
290,0
242,0
268,5
A.3
Đan Phượng
181,0
122,0
137,0
A.4
Hoài Đức
109,0
120,0
131,5
B

Trục giữa sông Đáy và sông Tích (Bắc-
480,0
530,0
588,0
TT
Hạng mục
Dân số
(2020)
Dân số
(2030)
Dân số
(2050)
Nam)
B.1
Phúc Thọ
181,0
200,0
220,0
B.2
Quốc Oai
122,0
135,0
148,0
B.3
Thanh Oai
177,0
195,0
220,0
C
Phía Tây sông Tích

1.134,0
874,0
960,0
C.1
Ba Vì
242,0
190,0
200,0
C.2
Ngoại thị TX.Sơn Tây
110,0
66,0
70,0
C.3
Thạch Thất
208,0
153,0
161,0
C.4
Chương Mỹ
300,0
251,0
285,0
C.5
Mỹ Đức
274,0
214,0
244,0
D
Phía nam Thủ đô

718,0
585,0
645,4
D.1
Thường Tín
203,0
170,0
185,0
D.2
Phú Xuyên
224,0
172,0
190,4
D.3
Ưng Hòa
291,0
243,0
270,0
E
Phía Bắc sông Hồng
501,2
517,0
571,1
E.1
Mê Linh
66,2
58,7
66,7
E.2
Đông Anh

192,0
212,2
238,3
E.3
Sóc Sơn
243,0
246,0
266,0
F
Phía Đông Thủ đô



F.1
Gia Lâm
156,0
169,0
190,0
Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội tới 2030
2.3 Đánh giá những biến đổi kinh tế-xã hội huyện Ứng Hòa giai đoạn 2000-2010
2.3.1 Thực trạng khu vực nghiên cứu
Trên cơ sở sử dụng chỉ số đô thị - nông thôn đã phân tích trong chương 1, đề tài tiến
hành phân tích xu hướng biến đổi của chỉ số này dựa trên số liệu thống kê của huyện Ứng
Hòa giai đoạn 2000 - 2010.
Chỉ số đô thị - nông thôn của huyện Ứng Hòa có sự thay đổi nhanh chóng kể từ năm
2003 đến nay. Trong giai đoạn từ năm 2000-2002, chỉ số đô thị - nông thôn ở mức rất thấp
(dưới 1%). Kể từ năm 2003, chỉ số này có sự thay đổi tăng đột biến, đạt giá trị từ 6,5% trở
lên, gấp tám lần so với năm 2001, qua đó cho thấy tỉ lệ dân cư đô thị huyện Ứng Hòa có sự
thay đổi nhanh chóng. Xu hướng biến đổi của chỉ số này cho thấy quá trình đô thị hóa đang
diễn ra tại Ứng Hòa có sự thay đổi nhanh chóng trong vòng 10 năm trở lại đây. Những tác

động của quá trình đô thị hóa tới huyện Ứng Hòa trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội và sử
dụng đất sẽ được phân tích và đánh giá trong các phần tiếp theo của đề tài.
2.3.2 Những biến đổi về kinh tế
Xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện Ứng Hòa lần
thứ XXI là: Nâng cao năng lực chỉ đạo và sức chiến đầu của các cấp ủy và tổ chức Đảng.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, tiếp tục sự nghiêp đổi
mới toàn diện, phát huy mọi nguồn lực đề khai thác tiềm năng lợi thế của toàn huyện và từng
vùng nhằm tăng tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
– hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, sản xuất hang hóa tăng nhanh giá trị, hiệu quả bền vững. Mở rộng sản
xuất tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp – dịch vụ, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển
công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Phát triển văn hóa – xã hội tương đương với nhịp độ
phát triển kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đảm bảo an ninh
quốc phòng, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương xã hội. Xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh. Phấn đấu xây dựng huyện trở thành huyện kinh tế -
xã hội phát triển.
Cho đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế
đạt và vượt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2005-2010 đạt 11,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và phù hợp với quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước cũng như Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, tổng giá trị
sản xuất năm 2010 theo giá cố định năm 1994 đạt 1.208 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế theo giá cố
định năm 1994: Nông nghiệp chiếm 49,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 30,5%, thương
mại – dịch vụ chiếm 20%, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 7,5 triệu đồng/năm.
2.3.3 Những biến đổi về hiện trạng sử dụng đất
Số liệu thống kê cho thấy diện tích đất tự nhiên của huyện Ứng Hòa không có nhiều
thay đổi trong giai đoạn 2005 -2010. Từ năm 2009 đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên tăng
lên do công tác kiểm kê đất đai thực hiện tốt hơn, việc rà soát diện tích đất tự nhiên trên thực
tế đã làm tăng (khoảng trên 4ha) diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp của huyện có xu
hướng giảm trong vòng 5 năm trở lại đây. Khoảng trên 30 ha đất nông nghiệp đã được
chuyển sang mục đích sử dụng khác (chủ yếu là chuyển đổi thành đất thổ cư – xây dựng các

khu đô thị mới do tác động của quá trình đô thị hóa). Đất chưa sử dụng cũng có xu hướng
tăng lên do kết quả của công tác kiểm kê đất đai đã làm chính xác hóa diện tích của loại hình
sử dụng đất này.
Chương III: Đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư tới hệ thống dịch vụ xã
hội
3.2. Đánh giá khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục, y tế huyện Ứng Hòa
3.2.1. Cơ sở dữ liệu
a. Dữ liệu không gian
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Ứng Hòa dạng số (1:25000)
+ Bản đồ địa hình Ứng Hòa dạng số (1:25000)
b. Dữ liệu thuộc tính
+ Số liệu thống kê y tế của phòng Y tế thuộc UBND huyện Ứng Hòa.
+ Số liệu thống kê tại trung tâm y tế, giáo dục của huyện Ứng Hòa.
+ Số liệu thống kê dân số (UBND huyện Ứng Hòa).
3.2.2. Đánh giá, phân tích các yếu tố liên quan tới khả năng tiếp cận
a. Phân tích yếu tố điểm đầu
Bảng 3.1. Bảng thống kê các đơn vị sử dụng đất có dân cư tập trung
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
Đất cơ sở y tế
DYT
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
SKC
Đất khu công nghiệp
SKK
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ
SKX
Đất ở tại đô thị
ODT
Đất ở tại nông thôn

ONT
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của NN
TSC
Đất trụ sở khác
TSK
Đất chợ
DCH
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
Đất cơ sở dịch vụ về xã hội
DXH
Sau khi đã tách từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất, những khu đất có dân cư sinh sống
đều được thống kê lại như bảng 3.1. Toàn bộ khoanh vi các khu vực định cư dân cư phân bố
rải rác khắp khu vực Ứng Hòa. Dữ liệu dân cư sẽ được raster hóa để đồng bộ hóa với dữ liệu
tốc độ di chuyển của người dân sau này. Việt raster hóa sẽ giúp chúng ta xác định mật độ dân
số trên 1 ô pixel, thống kê tốt được những khu vực, số lượng người dân có thể và không thể
tiếp cận tới các điểm dân cư trong khu vực nghiên cứu.
- Khu vực nghiên cứu nằm trong khoanh vi huyện Ứng Hòa với diện tích vào khoảng
18372 km
2
, tác giả đã lấy kích thước của 1 ô raster (cell) là 10m nhằm sử dụng mỗi cell như
là một hộ gia đình. Và tính giá trị của cell bằng giá trị dân số trung bình/100m
2
của từng xã:
C =
Trong đó C: giá trị cell
P: dân số của các xã
S: Tổng diện tích đất thổ cư
- Sau đó chuyển sang dạng trung gian là shape file và từ đó chuyển sang dạng
grid để chạy được accessmod nhờ tool: Grid analyst extension của acrview 3.2.

Bảng 3.2. Số liệu thống kê cơ bản của huyện Ứng Hòa
Số dân:
193.731 (2009)


Diện tích:
183.72 km²


Sức chứa trạm Y tế
300 người
Sức chứa trường học



Ngưỡng thời gian du hành (Maximun
travel time)
60 phút
Qua tính toán, giá trị cell của 1 ô pixel sẽ là 3 (tương ứng với 3 người
dân/100m2). Số liệu này được tính dựa trên số dân thống kê tại huyện Ứng Hòa năm 2009
(bảng 2), với số diện tích đất thổ cư là số ô pixel nhân với kích thước ô pixel là 100 m2.
b. Phân tích yếu tố điểm đến (đầu cuối)
Dữ liệu đầu vào của các cơ sở y tế, giáo dục của huyện Ứng Hòa với giá trị thống kê
sức chứa, số lượng bác sĩ, bệnh nhân được thu thập từ Ủy Ban nhân dân huyện Ứng Hòa. Số
liệu này sẽ được tổng hợp và thống kê để đưa vào tính toán sức chứa, khả năng đáp ứng nhu
cầu giáo dục, y tế đối với người dân. Dữ liệu này sẽ được xuất dưới dạng điểm nên cần xác
định chính xác vị trí phân bố của các trạm y tế, giáo dục đó.
Bảng 3.3. Các điểm trường học, y tế trong khu vực nghiên cứu

Sau khi đã thống kê và tính toán số liệu, các điểm phân bố trường học, trạm xá, bệnh

viện trong khu vực nghiên cứu sẽ được thể hiện lên bản đồ (bảng 3.3). Qua bảng 3.3, chúng
ta có thể thấy 6 trạm xá, 12 trường học trong khu vực. Các điểm này phân bố dọc khắp huyện
Ứng Hòa với sức chứa vào khoảng 1000 học sinh cho mỗi trường học và khoảng 300 bệnh
nhân cho mỗi điểm y tế.Mặc dù vậy, chúng ta có thể so sánh với số lượng dân trong toàn
huyện vào khoảng 179.900 dân vào năm 2009 thì số lượng trạm xá và trường học này còn
quá ít để đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân trong huyện. Chính vì thế, việc mô hình hóa
được không gian đáp ứng nhu cầu cho người dân trong vùng là nhiệm vụ cần thiết. Số lượng,
vị trí đặt các điểm trường học và y tế sẽ quyết định tới vấn đề cung ứng cho người dân trong
vùng rất lớn.
c. Phân tích các yếu tố liên quan tới tốc độ và thời gian du hành
Nghiên cứu tốc độ du hành của người dân địa phương qua các loại hình sử dụng đất là
một trong những nhân tố hết sức cần thiết để xác định khả năng tiếp cận của cộng đồng tới
các điểm văn hóa, giáo dục, y tế. Đối với từng lứa tuổi, từng kiểu địa hình và từng kiểu
đường khác nhau thì người dân sẽ có những cách tiếp cận tới điểm cần đến một cách khác
nhau. Trong phạm vi khóa luận, báo cáo chú ý tới khả năng di chuyển của người dân trên
từng loại hình sử dụng đất khác nhau. Tốc độ du hành này được thống kê theo như bảng dưới
đây:
Bảng 3.4. Bảng thống kê các loại hình sử dụng đất và tốc độ di chuyển
Loại hình sử dụng đất

hiệu
Phân loại
Tốc độ du hành
(km/h)
Đất tin ngưỡng
TIN
1
10
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD

1
10
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
0
20
Đất cơ sở y tế
DYT
0
20
Đất trồng cây ăn quả lâu năm
LNQ
2
3
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
2
3
Đất bằng trồng cây hàng năm khác
BHK
2
3
Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
2
3
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
3
3

Đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt
TSN
3
0.06
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
3
0.06
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
SKC
4
15
Đất khu công nghiệp
SKK
4
15
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ
SKX
4
10
Đất ở tại đô thị
ODT
5
20
Đất ở tại nông thôn
ONT
5
10
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của
NN

TSC
5
20
Đất trụ sở khác
TSK
5
20
Đất chợ
DCH
5
15
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
5
20
Đất cơ sở dịch vụ về xã hội
DXH
5
20
Bảng 3.5. Bảng tốc độ du hành của người dân trên các loại đường khác nhau
Loại đường
Tốc độ du hành
Quốc lộ
40
Tỉnh lộ
30
Liên xã
20
Công thức tính toán tốc độ du hành của người dân được sử dụng trong báo cáo như sau:


Trong đó:
- V
0
là vận tốc khi không có độ dốc.
- S là độ dốc tính bằng %.
Công thức tính thời gian du hành của người dân được sử dụng trong báo cáo như sau:


3.2.3. Kết quả đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư tới các cơ sở y tế, giáo dục
Như đã phân tích ở trên, dữ liệu đầu vào khi đánh giá khả năng tiếp cận cộng đồng dân
cư tới các cơ sở y tế, giáo dục bao gồm:
1. Các điểm trạm y tế, bệnh viện, trường học có đầy đủ các thuộc tính như sức chứa,
thời gian di chuyển tối đa của bệnh nhân tới trạm y tế, giáo dục đó có thể đáp ứng được… (dữ
liệu được đưa vào dưới dạng điểm).
2. Mạng lưới dân cư trong khu vực nghiên cứu với mật độ dân trung bình trên 1 đơn vị
diện tích (dữ liệu được đưa vào dưới dạng GRID).
3. Thời gian du hành của người dân trên từng đơn vị sử dụng đất (dữ liệu được tổng
hợp từ hệ thống đường giao thông, sông suối, yếu tố sử dụng đất,…)(dữ liệu được đưa vào
dưới dạng GRID).
Toàn bộ dữ liệu được đưa vào mô hình AccessMod như hình trên và với các mức thời
gian di chuyển của người dân khác nhau thì ta sẽ có những kịch bản khác nhau khi xét đến
3,5* 0,05
0
*6*
S
V V e


*60
*1000

S
T
V

khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư tới các cơ sở y tế, văn hóa và giáo dục. Qua tính
toán, đề tài đưa ra 4 mức độ tiếp cận như theo hình ảnh sau:
Sau khi chồng ghép, tổng hợp kết quả của 4 kịch bản trên, sản phẩm cuối cùng của đề
tài là “Bản đồ đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư tới các cơ sở y tế, giáo
dục”. Bản đồ này được đặt trên nền sử dụng đất và nền các điểm dân cư giúp chúng ta có thể
quan sát tốt những vùng có khả năng tiếp cận tới các trạm y tế, trường học, những điểm
không có khả năng tiếp cận tới. Bên cạnh đó, ta hoàn toàn có thể thống kê diện tích, phần
trăm diện tích, số lượng dân của những vùng không thể tiếp cận đó, từ đó đưa ra những đánh
giá, nhận định chính xác cho khu vực nghiên cứu.
Bản đồ kết quả đánh giá khả năng tiếp cận của dân cư tới các cơ sở y tế, giáo dục được
tổng hợp từ nhiều hợp phần liên quan như đường giao thông, sông suối, sử dụng đất, địa hình
và sự định cư của người dân cho thấy được toàn cảnh về khả năng chứa, cung ứng mọi yêu
cầu của các trạm y tế, trường học tới người dân. Bản đồ được chia ra 6 mức với mục đích
đánh giá được ở nhiều khả năng tiếp cận của người dân. Đối với những vùng gần điểm y tế,
giáo dục nhất, người dân rất tiện trong việc tới khám chữa bệnh, học tập (vùng màu xanh lá
cây từ đậm đến nhạt). Các vùng có khả năng tiếp cận thấp hơn chuyển từ màu hồng sang màu
đỏ để thể hiện sự khó khăn, khó tiếp cận tới các cơ sở. Mặc dù tới vùng màu đỏ (rất yếu), khả
năng cung ứng đủ nhu cầu cho người dân đã rất lớn nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vùng mà khả
năng tiếp cận của người dân là rất thấp, không có khả năng đến các cơ sở trường học, cơ sở y
tế.
Qua thống kê số dân tại các khu vực không có khả năng tiếp cận tới các cơ sở y tế, giáo
dục trên đây cho thấy rất nhiều người dân nằm trong phần trung bình đến tốt (chiếm khoảng
trên 20% số dân toàn huyện đối với mỗi mức độ). Tuy nhiên, bên cạnh đó, số lượng người
dân còn chưa thể tiếp cận tới các cơ sở y tế vẫn là rất cao (trên 23%). Số lượng người dân còn
lại này vẫn chưa tính đến số lượng người dân ở mức yếu và rất yếu (tổng số là khoảng 40%).
Trong một số điều kiện nhất định, số lượng người dân không thể tiếp cận tới các cơ sở giáo

dục rất có thể lên tới 40%. Điều này cho thấy việc khoanh vùng nghiên cứu, đánh giá khả
năng tiếp cận trên đây là hết sức cần thiết. Đặc biệt hơn, chúng ta cần có những quy hoạch,
bố trí những điểm y tế, trường học một cách hợp lý hơn để có được sự bao phủ hoàn toàn của
các cơ sở đó.
KẾT LUẬN
Quá trình đô thị hóa ở huyện Ứng Hòa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung diễn ra
với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt kể từ khi thành phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chính từ
năm 2008 đánh dấu quá trình đô thị hóa ở khu vực nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt. Theo dự
báo của Liên hiệp quốc, đến năm 2025, tỷ lệ dân số đô thị của Hà Nội lên đến 57% với số dân
lên đến hơn 7 triệu người (chỉ tính riêng Hà Nội cũ). Như vậy, áp lực dân số tới tài nguyên
thiên nhiên có xu hướng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, tác động của quá trình đô thị hóa
tới cơ cấu các ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng, cấu trúc xã hội góp phần làm thay đổi bộ mặt khu
vực nghiên cứu.
Trong 10 năm từ 2000 đến 2010, cùng với sự ra đời của các chính sách, huyện Ứng
Hòa cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn nằm trong những nét
chung nhất của cả nước. Giai đoạn 2000-2010 là giai đoạn bứt phá và phát triển mạnh mẽ của
huyện Ứng Hòa nói riêng và cả nước nói chung, bước đầu đã nhìn rõ những thành quả của
chính sách đổi mới, kinh tế nông thôn phát triển nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản
xuất nông nghiệp. Đô thị hóa cần được kiểm soát chặt chẽ bởi các cấp chính quyền từ thành
phố tới các cấp thấp hơn. Cần có những chính sách phù hợp để đô thị hóa có những tác động
tích cực tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững. Cùng với việc kiểm soát
quá trình dô thị hóa, cần tiếp tục phát huy và đẩy mạnh quá trình phi tập trung hóa trong kinh
tế và trong quản lí, thúc đẩy phát triển kinh tế cá thể, khuyến khích và có hỗ trợ phát triển
kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đặc biệt là các ngành nghề truyền thống, có
giá trị kinh tế cao.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra một số phân tích, nhận xét tổng hợp
về khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục, y tế của huyện Ứng Hòa như sau:
+ Xác lập cơ sở lý thuyết trong nghiên cứu “khả năng tiếp cận” của cộng đồng dân cư
tới các cơ sở y tế, giáo dục. Đồng thời thành lập phương pháp nghiên cứu “khả năng tiếp cận”
trên cơ sở sử dụng GIS.

+ Đề tài sử dụng công cụ AccessMOD với chức năng chồng ghép các lớp bản đồ, nhằm
đưa ra bản đồ đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư. Đây là một điểm mới trong
báo cáo, thay vì sử dụng buffer để đánh giá như các báo cáo trước đây đã sử dụng. Việc xác
lập cơ sở nghiên cứu và chồng ghép các lớp trong AccessMOD mang tới một bức tranh toàn
cảnh về sự phân bố các trạm y tế, khả năng đáp ứng đủ nhu cầu của chúng đối với người dân
trong vùng.
+ Dựa vào sự phân bố các vùng phục vụ, đánh giá sự hợp lý của hệ thống cơ sở y tế,
giáo dục trong vùng.
+ Trong việc quản lý công tác y tế, giáo dục: khoảng 74% dân số huyện Ứng Hòa tiếp
cận tốt tới các cơ sở y tế, giáo dục. Tuy nhiên, khu vực vẫn tồn tại rất nhiều những vùng mà
người dân không có khả năng tiếp cận tới các cơ sở y tế, giáo dục. Đây là điều thực sự đáng
phải quan tâm và cần nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết hơn trong tương lai.
+ Khu vực nghiên cứu cần đầu tư cho hệ thống giao thông một cách tốt hơn để nâng
cao khả năng tiếp cận của dân cư tới các điểm y tế, giáo dục. Đặc biệt, trong khu vực huyện
Ứng Hòa cần chú ý thêm các cơ sở hạ tầng, cơ sở y tế, trường học tại các khu vực như xã Sơn
Công, xã Cao Thành, xã Hoa Sơn, toàn bộ phía đông và đông nam xã Vạn Thái, xã Đại
Cường, xã Đại Hùng, xã Đông Lỗ. Đây đều là những khu vực có mức độ phát triển đô thị còn
chưa cao, không có đường quốc lộ, tỉnh lộ cắt qua và hiện trạng sử dụng đất chủ yếu nơi đây
là trồng lúa nước.

References

Tiếng Việt

1. Phạm Hùng Cường, (2007), Đô thị hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và văn minh
công nghệ cao, Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 26, Tháng 2/2007, Hà Nội
2. Vũ Cao Đàm, (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội
3. Đàm Trung Phường, (1995), Đô thị Việt Nam, NXB xây dựng, Hà Nội
4. Nguyễn Thanh Thủy, (2007), Đô thị hóa và các vấn đề môi trường khu vực Vĩnh

Ninh, thành phố Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học môi trường,
Hà Nội
5. UBND TP Hà Nội, (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tới năm
2030.
6. UBND TP Hà Nội, (2010), Số liệu thống kê 1945 – 2010.
7. UBND huyện Ứng Hòa, (2007), Niên giám thống kê năm 2006.
8. UBND huyện Ứng Hòa, (2008), Niên giám thống kê năm 2007.
9. UBND huyện Ứng Hòa, (2009), Niên giám thống kê năm 2008.
10. UBND huyện Ứng Hòa, (2010), Niên giám thống kê năm 2009.
11. UBND huyện Ứng Hòa, (2011), Niên giám thống kê năm 2010.
12. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, (2005), Báo cáo khoa học tổng
kết đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường cho những
vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh ở Hà Nội.
Tiếng Anh
1. Jianquan Cheng, (2003), Modelling Spatial and Temporal Urban Growth,
Doctoral Dissertation in ITC, University of Twente, 202 pp.
2. Benedict J. Tria Kerkvliet, Dough J Porter, (1995), Vietnam’s Rural
Transformation, Westview Press. INC.
3. Le Van Thanh, (2007), Economic development, urbanization and environmental
changes in Ho Chi Minh City, Vietnam: relations and policies, Workshop on
Urban population, Development and Environment Dynamics in Developing
Countries, Kenya.
4. Tran Anh Tuan, Tran Van Tuan, Le Tuan An, Hoang Thanh Tung, (2007),
An assessment of healthcare system accessibility of local communities in Yen
Chau District, Son La Province. VNU Journal of Science, Earth Sciences 23, 265
– 272.
5. Liu Yun, (2004), Urban growth in Tianjin, 1993 – 2003, Master thesis in ITC,
University of Twente, 82 pp.




×