Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp
quản lý môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Đình Dũng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan về hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ và dự báo
các tác động đến môi trường do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ sắt Trại Cau,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản
lý nhằm cải thiện môi trường khu vực mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên.
Keywords. Quản lý môi trường; Khai thác khoáng sản; Ô nhiễm môi trường; Mỏ
sắt; Trại Cau
Content
MỞ ĐẦU
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích 3.541,1km
2
,
tỉnh có địa hình đa dạng phía Bắc và Tây Bắc. Phía Đông Bắc có nhiều dãy núi cao như ở các
huyện Định Hoá, Đại Từ, Võ Nhai; các huyện, thành phố, thị xã ở phía Nam có địa hình gò
đồi và đồng bằng tương đối bằng phẳng.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng, tài nguyên rất
phong phú và đa dạng: nhiều mỏ kim loại màu, kim loại đen, mỏ sét đang hoặc sẽ được khai
thác trong tương lai.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hơn 176 các điểm mỏ, điểm
khoáng sản của 24 loại khoáng sản rắn thuộc 4 nhóm (Nhiên liệu khoáng; khoáng sản kim
loại; khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng). [16]
Trong quá trình phát triên kinh tế - xã hội để cung cấp nguồn nguyên liệu để phục vụ
cho quá trình phát triển các nghành kinh tế khác thì khai thác quặng sắt đã được quan tâm chú
trọng từ khá lâu. Trong những năm gần đây, tốc độ khai thác, mở mỏ đã tăng đáng kể, đóng
góp một phần lớn cho sự tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Bên cạnh những lợi ích của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản mang lại cho tỉnh
Thái Nguyên thì hoạt động khai thác cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường và sức
khoẻ cộng đồng nhân dân xung quanh khu vực khai thác khoáng sản. Nhiều khu vực khai
thác đã làm biến đổi nặng nề bề mặt địa hình, thảm thực vật bị suy thoái, tốc độ rửa trôi, xói
mòn tăng nhanh; môi trường nước đất bị xáo trộn và ô nhiễm kim loại nặng,…đang ngày
càng nghiêm trọng, điển hình là ảnh hưởng từ việc khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Trước thực tế trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý môi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại Mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên” nhằm mục đích đánh giá hiện trạng môi trường, đề xuất các giải pháp quản lý
môi trường giúp cải thiện môi trường khu vực mỏ và nâng cao hiệu quả quản lý mỏ Sắt Trại
Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Công nghiệp khai thác quặng sắt
1.1.1. Khai thác quặng sắt ở Việt Nam
1.1.2. Khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên
1.2. Tổng quan về mỏ sắt Trại Cau
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.3. Đặc điểm quặng khoáng sản tại mỏ sắt Trại Cau
1.2.4. Thực trạng khai thác của mỏ sắt Trại Cau
1.2.4.1. Sản lƣợng khai thác quặng sắt của mỏ sắt Trại Cau
1.2.4.2. Quy trình công nghệ khai thác
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiện trạng chất lượng và công tác quản lý môi
trường khu vực mỏ sắt Trại Cau tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Mỏ sắt Trại Cau và khu vực lân cận.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Áp dụng cách tiếp cận và phƣơng pháp dự báo, đánh giá tiên tiến
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng khu vực mỏ
3.1.1. Môi trƣờng không khí
Từ bảng kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực dự án cho
thấy: tất cả các chỉ tiêu đo đạc và phân tích về bụi, khí độc và tiếng ồn đều nằm trong giới
hạn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên chỉ tiêu bụi tại mẫu KK-3.23-6 cao hơn
quy chuẩn cho phép 2,66 lần, do vị trí lấy mẫu tại tuyến đường vận chuyển có nhiều phương
tiện vận chuyển qua lại. Qua đó cho thấy việc vận chuyển quặng gây ô nhiễm môi trường
không khí tại khu vực là khá lớn.
3.1.2. Môi trƣờng nƣớc
a. Nguồn gây tác động
- Về môi trường nước thải
Nước thải từ quá trình tuyển rửa: Nước thải từ quá trình tuyển rửa quặng, giảm lượng
tạp chất trong quặng. Lưu lượng nước thải được bơm vào các hồ chứa bùn thải quặng đuôi và
chảy vào nguồn tiếp nhận hiện tại là (theo số liệu mỏ cung cấp).
Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích có giá trị đo nhỏ và nằm trong
quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, nước thải mỏ có chỉ tiêu TSS (chất rắn lơ lửng) khá cao,
vượt quy chuẩn cho phép QCVN 24:2009/BTNMT(B) 3,2 lần. Như vậy đặc trưng ô nhiễm
nước thải phát sinh từ quá trình tuyển rửa của mỏ sắt Trại Cau là chất rắn lơ lửng.
- Mẫu nước mặt:
Từ kết quả đo và phân tích chất lượng nước mặt trong khu vực dự án, cho thấy: Một
số chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT(B1), chỉ tiêu TSS tại mẫu
NM-3.23-2 vượt quy chuẩn cho phép 70,64 lần. Qua đó cho thấy việc khai thác, tuyển rửa
quặng sắt từ mỏ săt Trại Cau ảnh hưởng đến nguồn nước là rất lớn.
- Nước mưa chảy tràn
Đây là nguồn thải cần thiết được quan tâm trong hoạt động của mỏ, nước mưa chảy
tràn rất khó kiểm soát song lại có tác động lớn đến môi trường do nó cuốn theo nhiều chất ô
nhiễm trên bề mặt mà nó chảy qua.
- Nước ngầm
Qua kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong
giới hạn cho phép qua đó cho thấy chất lượng môi trường nước ngầm trong khu vực còn khá
tốt.
3.1.3. Môi trƣờng đất
a. Hiện trạng
Sử dụng các kết quả phân tích hiện trạng môi trường đất tại khu vực mỏ năm 2011.
Theo kết quả phân tích chất lượng mẫu đất tại khu vực dự án (so sánh với QCVN
03:2008/BTNMT dành cho đất công nghiệp và đất nông nghiệp) cho thấy đất tại khu vực dự
án bị ô nhiễm một số chỉ tiêu kim loại nặng. Cụ thể các kim loại nặng vượt mức như sau:
+ So sánh với quy chuẩn đất công nghiệp:
MD-3.23-1: có hàm lượng Zn vượt 4,44 lần, As vượt 1,99 lần.
MD-3.23-3: có hàm lượng Zn vượt 1,07 lần, As vượt 4,45 lần.
+ So sánh với quy chuẩn đất nông nghiệp
MD-3.23-2: có hàm lượng As vượt 1,85 lần.
Qua nhận định sơ bộ sự ô nhiễm kim loại nặng có thể do cấu tạo và tính chất của tầng
địa chất khu vực. [4]
b. Dự báo tác động
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất bao gồm: Chất thải rắn sản xuất (đất đá thải,
bụi rơi vãi, phế thải công nghiệp), chất thải rắn sinh hoạt đây là nguồn gây ô nhiễm chính.
Ngoài ra, môi trường đất còn chịu tác động do các chất ô nhiễm trong không khí và nước thải.
Các chất ô nhiễm trong không khí theo nước mưa cũng như các chất ô nhiễm trong nước thải
ngấm vào đất làm thoái hoá và biến chất đất trồng.
- Trong quá trình vận chuyển dọc theo tuyến đường xung quanh mỏ: Bụi đường, bụi
quặng sắt trên tuyến đường vận chuyển và các chất gây ô nhiễm lan truyền trong không khí
làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, cảnh quan của hai bên tuyến đường.
- Khu vực cánh đồng lúa phiá Tây mỏ: Là khu vực có địa hình thấp so với xung quanh.
Lượng nước mưa chảy tràn từ khu vực xung quanh theo các khe lạch tự nhiên đổ vào khu vực
cánh đồng ảnh hưởng đến chất lượng đất khu vực này, đặc biệt là về mùa mưa bão nước mưa
chảy tràn qua khu vực khai trường quấn theo các chất ô nhiễm xuống cánh đồng lúa làm ảnh
hưởng đến chất lượng đất khu vực này.
- Khu vực xung quanh mỏ: Quá trình khai thác mỏ sản sinh ra một khối lượng lớn đất
đá thải bao gồm đất đá bóc bề mặt, đất đá thải, bùn thải phát sinh từ hồ xử lý nước thải sản
xuất…. Việc quản lý, lưu trữ đất đá thải kém sẽ gây ra các tác động xấu tới môi trường đất
xung quanh khu vực mỏ. Ngoài ra, các chất ô nhiễm như bụi, khí độc hại có khả năng lan
truyền ra môi trường xung quanh, các chất ô nhiễm này trực tiếp gây ô nhiễm môi trường
không khí còn gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất.
3.1.4. Đa dạng sinh học
3.1.5. Kinh tế xã hội, sức khỏe cộng đồng
3.1.6. Rủi ro, sự cố môi trƣờng
3.2. Các giải pháp quản lý môi trƣờng nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng không khí
- Đưa ra lịch trình khai thác vận chuyển hợp lý, giảm mật độ các loại phương tiện vận
chuyển trong cùng một thời điểm.
- Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng khí thải
nhỏ, độ ồn thấp.
- Các ô tô chuyên chở đất đá, quặng phải thực hiện đúng các quy định giao thông
chung: có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa sự phát
thải bụi ra môi trường.
- Triển khai công tác giảm thiểu bụi đất bằng các biện pháp đơn giản như tưới nước
thường xuyên cho các tuyến đường vận tải chính của dự án, tại khu vực bốc xúc. Giải pháp
này không xử lý hoàn toàn các loại bụi, song hạn chế tối đa sự phát tán của chúng.
- Nâng cấp tuyến đường nội bộ tạo điều kiện cho các xe vận tải hoạt động ở điều kiện
tốt tránh phải dừng phanh gấp, thay đổi tốc độ hạn chế lượng khí thải.
- Trong quá trình đổ thải tại bãi thải Thác Lạc cũng gây ô nhiễm bụi từ hoạt động vận
chuyển, san gạt, do vậy để hạn chế trong quá trình đổ thải cung như vận chuyển về bãi thải
mỏ sẽ sử dụng phương tiện phun nước để giảm thiểu bụi phát sinh.
3.2.2. Biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng do nƣớc thải
- Xử lý nước thải từ quá trình tuyển rửa:
Để tận dụng tối đa kim loại còn sót lại sau khi tuyển quặng sắt bằng phương pháp thô
có chứa trong bùn thải quặng đuôi Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên đã ký kết hợp
đồng với Công ty Cổ phần Đức Hạnh tuyển lại bùn thải, lượng bùn còn lại sau khi tuyển sẽ
được tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng (dây truyền sản xuất gạch).
- Đối với nước mưa chảy tràn:
+ Tại khu vực bãi thải mỏ: Nước mưa chảy tràn qua bãi thải được thoát vào hệ thống rãnh
xung quanh có kích thước rộng 1,0m, sâu 0,5m nhằm thu gom tập trung nước mưa chảy tràn
xung quanh bãi thải vào suối Thác Lạc.
+ Đối với mặt bằng sân công nghiệp: Hiện nay để hạn chế ô nhiễm do nước mưa cuốn
theo bụi, quặng sắt vãi và bụi đất đá tại khu vực này, mỏ đã đào rãnh thoát nước vào hệ thống
rãnh thu nước và các hố ga lắng cặn, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung và chảy vào
suối Thác Lạc.
- Đối với nước thải sinh hoạt
Hiện nay mỏ đã xây dựng 3 khu nhà vệ sinh, được bố trí trên mặt bằng các phân xưởng
sàng, phân xưởng cơ khí và khai thác và phân xưởng vận tải. Bể xử lý Bastaf 3 ngăn. Các
thông số của các ngăn như sau:
+ Ngăn thứ nhất có thể tích 10 m
3
+ Ngăn thứ 2 có thể tích 15 m
3
+ Ngăn thứ ba có thể tích 10 m
3
Nước thải sinh hoạt sau xử lý qua bể Bastaf sau đó vào nguồn tiếp nhận.
3.2.3. Biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng do chất thải rắn
a. Đối với đất đá thải: Hiện nay đất đá thải của mỏ được vận chuyển đổ thải tại cả hai
bãi thải.
- Lượng đất đá thải của khu Tây là 139.411m
3
; khu Đông là 266.562m
3
. Sau khi lấp
đầy khu Tây lượng đất đá thải đổ thải vào bãi thải Thác Lạc I là 374.838m
3
.
Tại khu vực bãi thải thiết bị san gạt sẽ lu lèn cho đất chặt và ổn định. Các thông số bãi
thải đảm bảo không sạt lở bờ thải, chân bãi thải đào mương hứng dòng tạo bùn lắng.
Diện tích bãi thải Thác Lạc I là 234.328,4m
2
, đã được đổ thải từ năm 2003 hiện nay
còn trống 5 ha, trong đó diện tích chứa đất đá thải là 20.000m
2
;
b. Đối với chất thải rắn nguy hại
Hiện nay, mỏ sắt Trại Cau đã có hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải đối với các chất thải có
tính chất nguy hại như găng tay, giẻ lau máy, dầu thải, bao bì có chứa thành phần nguy hại.
Công tác thu gom và bảo quản được thực hiện cụ thể như sau:
+ Phương án thu gom:
+ Phương án bảo quản chất thải nguy hại
+ Phương án kiểm soát ô nhiễm và phòng chống sự cố
3.2.4. Đối với sự cố sụt lún đất, nứt đất, mất nƣớc và phòng chống sét
- Di dời các gia đình đã sảy ra sụt lún đất, nứt đất ở gần nhà đến nơi an toàn
- Khoanh các vị trí sụt lún đất, nứt đất trong vùng và thông báo để nhân dân khi lao
động sản xuất tránh xa, nhất là những ngày có mưa to.
- Điều tra khảo sát chi tiết để khẳng định các nguyên nhân sụt lún đất trên đây, đồng
thời cảnh báo các khu vực có nguy cơ sụt lún đất tiếp theo.
- Vùng thị trấn Trại Cau và lân cận nằm trên vùng đất có phân bố đá vôi ngầm với các
hang hốc karst có thể sảy ra sụt lún đất, nứt đất khi có điều kiện thuận lợi, vì vậy cần có điều
tra khảo sát khoanh vùng khu vực có nguy cơ sụt lún đất, nứt đất phục vụ quy hoạch đưa
nhân dân định cư ở nơi an toàn.
3.2.5. Biện pháp cải tạo phục hồi môi trƣờng sau khai thác khoáng sản tại một
số điểm mỏ đã kết thúc khai thác tại mỏ sắt Trại Cau
3.2.5.1. Phƣơng án giải quyết vấn đề môi trƣờng sau khai thác
+ Bố trí hợp lý tổng mặt bằng khu vực mỏ trên ý thức tiết kiệm đất đai sử dụng.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước trong khai trường đảm bảo cho đất đá thải không
trôi lấp xuống lòng suối.
+ Khai thác lộ thiên với góc dốc bờ công tác hợp lý nhất vừa đảm bảo an toàn trong
quá trình khai thác, vừa đảm bảo diện tích mở rộng khai trường là nhỏ nhất.
+ Có thể sử dụng bãi thải trong để tích kiệm diện tích đổ thải.
+ Tại các chân bãi thải xây dựng các đập chắn để hạn chế hiện tượng trôi lấp đất đá
thải ảnh hưởng tới sông suối và ruộng vườn của nhân dân.
+ Mương thoát nước ngăn thành nhiều tầng bậc để nắng đọng chất thải.
+ Khống chế ô nhiễm bụi bằng cách tưới đường thường xuyên nhằm hạn chế tối đa
lượng bụi.
+ Trồng cây xanh và cỏ tại những khu vực đã ngừng đổ thải hoặc khai thác.
+ Khi xây dựng mặt bằng, đường xá, mặt ta luy cần được đánh cấp đầm chặt trồng cỏ
giữ hoặc xếp đá hộc tránh sự bào mòn trượt lở khi mưa bão.
+ Đất đá thải phát sinh từ quá trình tuyển cần được thu gom đổ thải vào nơi quy định.
3.2.5.2. Đề xuất biện pháp cải tạo môi trƣờng sau khai thác
Tiến hành san lấp moong khai thác sau khi kết thúc khai thác. Tính toán lượng đất đá
cần san lấp cho các điểm mỏ đã kết thúc khai thác.
- Đối với các tuyến đường vận tải sau khi kết thúc khai thác, các tuyến đường vận tải
không phục vụ mục đích vận tải khoáng sản từ khu vực khai thác đến khu vực tuyển quặng
nữa. Khi đó, một giải pháp quan trọng là trồng cây xanh tại các vị trí cho phép mục đích làm
đẹp cảnh quan, đối với các tuyến đường còn lại trồng cây xanh để khôi phục cảnh quan môi
trường. Đặc biệt là sự phân tán bụi trong không khí.
- Đối với bãi thải sau khai thác là nơi sinh ra bụi, bụi được sinh ra khi đất đá bị gió
cuốn đi trong mùa hanh khô. Như vậy, sau khi kết thúc khai thác khoáng sản quặng sắt, biện
pháp tốt nhất để cải tạo phục hồi môi trường trong khu vực bãi thải là trồng cây xanh. Vị trí
trồng cây xanh là bao phủ toàn bộ bãi thải, nhằm trả lại môi trường xanh-sạch-đẹp cho khu
vực mỏ.
- Khu vực tuyển quặng sau khi khai thác khoáng sản, các khu vực sàng, kho chứa
quặng có thể còn tồn tại. Chính vì vậy tác giả đưa ra giải pháp xử lý và chống bụi như sau:
Gian nhà sàng tuyển quặng phải được che chắn để ngăn ngừa bụi phát tán; xung quanh
xưởng sàng tuyển được trồng cây xanh ngăn bụi phát tán ra môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc triển khai dự án khai thác lộ thiên mỏ sắt Trại Cau sẽ mang lại nhiều lợi ích về
kinh tế và xã hội cho khu vực thị trấn Trại Cau và các xã lân Cận và tỉnh Thái Nguyên nói
chung.
Tuy vậy trên cơ sở phân tích về công nghệ, các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện
trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, các tác động của dự án và những biện pháp khắc
phục cho thấy: Việc đầu tư dự án ngoài những yếu tố mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội
còn gây ra những tác động tiêu cực về môi trường. Báo cáo này đã nhận dạng và đánh giá
một cách chi tiết các tác động, phạm vi tác động tới môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp xử lý mang tính chất khả thi cao, phù hợp với điều kiện kinh tế đồng thời đảm bảo
hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu tới môi trường, chẳng hạn như:
- Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình tuyển rửa: Nước tích đáy moong sử dụng
hố bơm vượt trước để nước lắng trong sau đó bơm vào hồ lắng trước khi chảy vào nguồn
tiếp nhận;
- Nước mưa chảy tràn được thu gom trong hệ thống mương rãnh, định hướng dòng
chảy vào hồ lắng trước khi xả ra môi trường;
- Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển được hạn chế bằng biện pháp phun nước
tưới đường;
- Rác thải phát sinh: bao gồm cả rác thải không nguy hại và nguy hại được thu gom,
đăng ký chủ nguồn thải và xử lý theo đúng quy định;
- Có các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố (cháy nổ, bão lụt ) theo đúng quy định
hiện hành
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về
môi trường nhưng với sự quan tâm đúng mức của chủ đầu tư cùng với sự hướng dẫn và tư
vấn của các cơ quan quản lý chắc chắn các vấn đề này sẽ giải quyết triệt để.
* Các giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong khai thác mỏ đang được
quan tâm triển khai hiện nay:
- Các giải pháp cơ chế chính sách trong việc quản lý và BVMT
- Xây dựng sơ đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng việc khai thác, chế biến khoáng sản.
- Xây dựng bộ máy quản lý thống nhất
-Quản lý rủi ro.
- Quản lý chất thải.
- Giải quyết các vấn đề xã hội.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường trong khai thác mỏ.
* Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những yêu cầu phục hồi, quy hoạch và cải tạo môi
trường mỏ bao gồm:
- Mục tiêu phục hồi, cải tạo môi trường.
- Nguyên tắc phục hồi môi trường.
- Các nội dung phục hồi, cải tạo môi trường.
2. Kiến nghị
- Để chất lượng môi trường tại khu vực mỏ ngày càng được cải thiện, sức khỏe cộng
đồng ngày càng được tốt hơn đòi hỏi phải có sự lỗ lực của chính quyền địa phương trong
công tác quản lý môi trường, ý thức của mỏ sắt Trại Cau trong công tác đầu tư các công trình
bảo vệ môi trường và sự phản ánh kịp thời của người dân địa phương nơi thực hiện hoạt động
khai thác của mỏ sắt Trại Cau trong một thời gian dài. Vì vậy chúng tôi có một số kiến nghị
sau đây:
- Tiếp tục tìm hiểu và làm sáng tỏ nguyên nhân của những tác động từ hoạt động khai
thác mỏ sắt Trại Cau ảnh hưởng đến môi trường.
- Xây dựng các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành
của dự án để giảm thiểu các nguồn tác động nằm trong giới hạn cho phép đối với môi trường
nước, môi trường đất, môi trường không khí trước khi thải vào môi trường.
- Thực hiện cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản đối với các điểm mỏ
đã kết thúc khai thác.
- Tiếp tục đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác quặng sắt ở Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Quang Minh, 2006, Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý
môi trường hoạt động khai thác tại mỏ Apatit Lào Cao
2. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2009-2011
3. UBND thị trấn Trại Cau (2009), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm
2005 đến năm 2009
4. Mỏ sắt Trại Cau (2012), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác lộ
thiên công trường núi Đ Mỏ sắt Trại Cau, Thái Nguyên
5. Lê Xuân Cảnh (2006), Báo cáo hiện trạng tài nguyên sinh vật tỉnh Thái Nguyên, Hà
Nội
6. Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên (1998), Thuyết minh dự án khai thác mỏ
sắt Trại Cau, Thái Nguyên
7. Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên, Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo
vệ môi trường năm 2010, Thái Nguyên
8. Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (2005), Tài nguyên khoáng sản Thái Nguyên,
Hà Nội
9. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2005,
2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
10. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
11. Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010), Bảo vệ môi trường trong khai
thác mỏ lộ thiên, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội
12. Bùi Thanh Hải (2010), Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học nông
nghiệp, Đại học Nông Lân Thái Nguyên, Thái Nguyên
13. Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình quản lý môi trường nước, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội
14. Hoàng Văn Huệ và Trần Đức Hạ (2002), Thoát nước tập II – Xử lý nước thải, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
15. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2000), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
16. Sở Tài nguyên môi trường Thái Nguyên (2009), Báo cáo Kết quả thực hiện dự án
xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên
17. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2003), Quản lý chất thải nguy hại, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội
18. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản, Hà Nội
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Đề án khắc phục ONMT tại các khu
vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010, Thái Nguyên.
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2005), Quyết định số 1009/QĐ-UBND của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ngày 3/6/2005 về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2015 có tính đến
năm 2020, Thái Nguyên
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.
23. Danh sách các điểm mỏ được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đến ngày 10/11/2012 – Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái
Nguyên.
24. Mỏ sắt Trại Cau – Kê khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
quý 4 năm 2011.
25. Phiếu điều tra kinh tế - xã hội thị trấn Trại Cau, xã Nam Hòa và xã Cây Thị huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2012
26. Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả khảo sát sơ bộ và đề xuất
điều tra đánh giá điều kiện địa chất thủy văn-Địa chất công trình, xác định nguyên
nhân gây sụt lún đất, nứt đất và mất nước tại thị trấn Trại Cau, xã Cây Thị và xã
Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên năm 2010.
Tiếng Anh
27. Dr. Horst Hejny (2005), Mining Industry Research Handbook, NESMI coordinator,
Europe.
28. U.S Energy Information Administration (2010), "Non renewable coal",