Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đánh giá mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi trường không khí làm việc ở một số bệnh viện và nguy cơ rủi ro sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.9 KB, 20 trang )

Đánh giá mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong
môi trường không khí làm việc ở một số bệnh
viện và nguy cơ rủi ro sức khỏe

Nguyễn Thị Thanh Hải

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Đánh giá hiện trạng sử dụng và mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi
trường làm việc tại một số Bệnh viện. Điều tra đánh giá tình hình sức khỏe của nhân
viên y tế tiếp xúc trực tiếp với fomalđehyt tại một số Bệnh viện. Đánh giá nguy cơ, rủi
ro sức khỏe đối với nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với fomalđehyt tại một số Bệnh
viện. Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn môi trường làm việc tiếp xúc trực tiếp với
fomalđehyt tại một số Bệnh viện.



Keywords: Khoa học môi trường; Ô nhiễm môi trường; Ô nhiễm fomalđehyt; Môi
trường làm việc; Bệnh viện

Content
ĐẶT VẤN ĐỀ
Fomalđehyt là một trong những hóa chất công nghiệp cơ bản, rất độc nhưng lại thông
dụng. Nhu cầu này ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Fomalđehyt được
dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt, nhựa, Ngoài ra, Fomalđehyt có tính sát
trùng cao nên trong y học sử dụng để diệt vi khuẩn, … Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê
fomalđehyt vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Fomalđehyt gây những
triệu chứng cấp tính như kích thích gây cay niêm mạc mắt, đỏ mắt, kích thích đường hô hấp


trên,….
Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện nay đã có các nghiên cứu đánh giá về mức độ ô nhiễm
fomalđehyt trong môi trường không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe con người tại một số
ngành công nghiệp như: sản xuất hóa chất, gỗ, nhựa, , nhưng hầu như chưa có một nghiên
cứu đánh giá nào về mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong không khí và ảnh hưởng sức khỏe tới
NVYT tại bệnh viện.

2
Vì vậy, đề tài “Đánh giá mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi trường làm việc ở một
số bệnh viện và nguy cơ rủi ro sức khỏe” được tiến hành với mục tiêu và nội dung nghiên cứu
như sau:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi trường làm việc ở một số bệnh viện.
- Đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sử dụng và mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi trường làm
việc tại một số Bệnh viện.
- Điều tra đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với
fomalđehyt tại một số Bệnh viện.
- Đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe đối với nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với
fomalđehyt tại một số Bệnh viện.
- Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn môi trường làm việc tiếp xúc trực tiếp với
fomalđehyt tại một số Bệnh viện.
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
1.1. Thông tin chung về fomalđehyt
1.1.1. Nguồn gốc.
1.1.2. Cấu tạo, tính chất hoá lý của HCHO.
1.1.3. Tác hại và độc tính của HCHO
1.1.4. Tình hình sử dụng HCHO trong các cơ sở y tế
1.2. Thực trạng ô nhiễm fomalđehyt trong môi trƣờng làm việc tại các cơ sở y tế

1.2.1. Tình hình nghiên cứu của các nước trên thế giới
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3. Đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe
1.3.1. Phương pháp luận
1.3.1.1. Một số khái niệm.
1.3.1.3.Mô hình đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA).
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước về đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe đối với fomalđehyt
(HCHO).
1.3.3. Các nghiên cứu trên thế giới về đánh giá rủi ro sức khỏe đối với fomalđehyt(HCHO).




3








Chƣơng 2 - ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Giải phẫu bệnh của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh
viện Xanh Pôn.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Fomalđehyt(HCHO) trong môi trường không khí làm việc tại Khoa giải phẫu bệnh của Bệnh
viện Xanh Pôn, Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức.
- Nhân viên y tế (tiếp xúc trực tiếp với HCHO) làm việc tại Khoa Giải phẫu bệnh.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Tổng quan tài liệu
2.3.2. Điều tra khảo sát thực tế
2.3.2.1.Khảo sát lấy và phân tích fomalđehyt(HCHO) trong môi trường không khí làm việc.
2.3.2.2. Điều tra phỏng vấn nhân viên y tế(NVYT) tại ba bệnh viện
2.3.3. Phương pháp đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe
2.3.3.1. Đánh giá mức độ phơi nhiễm: thông qua giá trị ADI (mức tiếp nhận hàng ngày trung
bình).
ATBW
EDEFETIRCA
ngàykgmgADI


)./(
(1)

Trong đó:
EF= Tần suất phơi nhiễm (ngày/năm).
ED= Khoảng thời gian phơi nhiễm (năm).
BW= Trọng lượng cơ thể (kg).
AT= Thời gian tính trung bình (thời gian công tác thường lấy 30 năm).
IR= Tốc độ hô hấp (m
3
không

khí /ngày).
CA= Nồng độ độc chất trong không khí (mg/m
3
).


4
ET= Thời gian phơi nhiễm (giờ/ngày).
2.3.3.2. Thương số rủi ro HQ (hazard quotient) - đối với nguy cơ không bị ung thư (Non
cancer risk)[7].
HQ = ADI / RfD (2)
Trong đó: HQ: Chỉ số nguy hại
ADI: Liều lượng đi vào cơ thể hàng ngày (mg/kg.ngày)
RfD: Liều lượng tham chiếu (mg/kg.ngày)
2.3.3.3. Hệ số rủi ro Risk – nguy cơ gây ung thư (cancer risk)[23].
Risk = SF*[Risk(mg/kg.day
-1
)] x Exposure (mg/kg.day) (3)
Trong đó: Risk: Mức độ rủi ro (thể hiện ý nghĩa của giá trị SF)
SF: Yếu tố an toàn (độ dốc)
Exposure: Mức độ phơi nhiễm (mg/kg.ngày)
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các kết quả khảo sát và phỏng vấn được xử lý bằng phương pháp thống kê, sử dụng
phần mềm Excell, SPSS.


















Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng và mức độ ô nhiễm fomalđehyt

5
(HCHO) trong môi trƣờng không khí làm việc.
3.1.1. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng fomalđehyt(HCHO).
Trung bình số mẫu bệnh phẩm(BP) và lượng HCHO được dùng ở Khoa giải phẫu
bệnh của 03 bệnh viện trên như sau:
Bảng 3.1: Trung bình số mẫu bệnh phẩm và lượng HCHO
đặc
sử dụng trong 1 tháng tại
Khoa giải phẫu bệnh của 03 bệnh viện.
TT
Tên bệnh viện
Số mẫu BP/ 01 tháng
(mẫu)
Lƣợng HCHO
đặc
/ 01 tháng
(lít)
1
Bệnh viện Việt Đức
1600
10
2

Bệnh viện K
3000
20
3
Bệnh viện XanhPôn
200
5
Trung bình một tháng, số mẫu BP và lượng HCHO
đặc
của Bệnh viện K cao gấp 2 lần
Bệnh viện Việt Đức, cao gấp 4 lần (lượng HCHO
đặc
) và cao gấp 15 lần (số mẫu BP) đối với
Bệnh viện XanhPôn.
3.1.2. Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm fomanđehyt (HCHO) trong môi trường làm việc .
3.1.2.1. Kết quả xác định nồng độ fomalđehyt(HCHO) trong môi trường không khí làm việc
tại Bệnh viện Việt Đức.
Bảng 3.2: Nồng độ fomalđehyt(HCHO) trong môi trường không khí làm việc tại Bệnh
viện Việt Đức.

KH
Địa điểm đo
Nồng độ HCHO
(mg/m
3
)
Khoa Giải phẫu bệnh (địa điểm nghiên cứu)

VT1
Phòng nhận & cắt bệnh phẩm

1,17
VT 2
Phòng chuyển đúc bệnh phẩm
0,18
VT 3
Phòng nhuộm bệnh phẩm
0,14
VT 4
Phòng rửa dụng cụ, chứa và pha hóa chất
0,88
VT 5
Phòng hành chính và đọc tiêu bản
0,08
II
Phòng kế toán-tài chính (địa điểm đối chứng)

VT 6
Phòng trưởng phòng
DN
VT 7
Phòng kế toán 1
DN
VT 8
Phòng kế toán 2
DN
Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động, số 3733/2002/QĐ-BYT.
0,5

6
Ghi chú: DN – Dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp phân tích là 0,001 mg trong dung

dịch phân tích.
Đối với địa điểm nghiên cứu, nghiên cứu đã xác định nồng độ HCHO tại 05 vị trí làm
việc của Khoa GPB. Kết quả xác định trên cho thấy, có 02/05 vị trí (chiếm 40%) có nồng độ
HCHO vượt Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động số 3733/2002/QĐ-BYT (TCCP là 0,5mg/m
3
với
trung bình tiếp xúc 8h -TWA) là 1,76 ÷ 2,34 lần.
Đối với nhóm đối chứng có kết quả đo nồng độ HCHO tại nơi làm việc đều dưới
ngưỡng phát hiện của phương pháp phân tích.
3.1.2.2. Kết quả xác định nồng độ fomalđehyt(HCHO) trong môi trường không khí làm việc
tại Bệnh viện K.
Bảng 3.3: Nồng độ HCHO trong môi trường không khí làm việc tại Bệnh viện K.
KH
Địa điểm đo
Nồng độ HCHO
(mg/m
3
)
I
Khoa Giải phẫu bệnh (địa điểm nghiên cứu)

VT 1
Phòng pha bệnh phẩm
2,21
VT 2
Phòng giải phẫu bệnh tế bào (đọc tiêu bản)
0,12
VT 3
Phòng kỹ thuật mô đặc biệt
0,29

VT 4
Phòng kỹ thuật mô học thông thường
0,93
VT 5
Phòng hành chính Khoa GPB
0,09
II
Khoa huyết học (địa điểm đối chứng)

VT 6
Phòng lấy máu xét nghiệm
DN
VT 7
Phòng máy phân tích mẫu
DN
Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động, số 3733/2002/QĐ-BYT
0,5
Ghi chú: DN – Dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp phân tích là0,001 mg trong dung
dịch phân tích
Theo kết quả khảo sát cho thấy, 05 vị trí có nồng độ HCHO dao động từ 0,09 ÷ 2,21
(mg/m
3
). Trong đó, 02/05 vị trí (chiếm 40%) đó là Phòng pha bệnh phẩm, Phòng kỹ thuật mô
học thông thường là có nồng độ HCHO vượt Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động số 3733/2002/QĐ-
BYT (TCCP là 0,5mg/m
3
) từ 1,86 ÷ 4,42 lần. Ba vị trí còn lại không vượt tiêu chuẩn cho phép
là Phòng giải phẫu bệnh tế bào (đọc tiêu bản), Phòng hành chính Khoa GPB và Phòng kỹ
thuật mô đặc biệt. Nhóm đối chứng được lựa chọn trong cùng bệnh viện, trong trường hợp
này chúng tôi lựa chọn Khoa huyết học, 02 mẫu đo tại nơi làm việc của nhân viên Khoa huyết


7
học đều có nồng độ HCHO nằm dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp phân tích là điều
hợp lý.
3.1.2.3. Kết quả xác định nồng độ fomalđehyt(HCHO) trong môi trường không khí làm việc
tại Bệnh viện XanhPôn.
Bảng 3.4: Nồng độ fomalđehyt(HCHO) trong môi trường không khí làm việc tại Bệnh
viện XanhPôn.
KH
Địa điểm đo
Nồng độ HCHO
(mg/m
3
)
I
Khoa Giải phẫu bệnh (địa điểm nghiên cứu)

VT1
Phòng nhuộm
0,35
VT 2
Phòng pha chế hóa chất & giải phẫu
0,63
VT 3
Phòng bác sỹ
0,09
VT 4
Phòng hành chính & đọc tiêu bản
0,11
II

Khoa vi sinh (địa điểm đối chứng)

VT 5
Phòng tiếp nhận & trả kết quả
DN
VT 6
Phòng nuôi cấy, phân tích mẫu
DN
Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động, số 3733/2002/QĐ-BYT
0,5
Ghi chú: DN – Dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp phân tích là 0,001 mg trong dung
dịch phân tích.
Kết quả trên cho thấy có 04 vị trí làm việc với nồng độ HCHO dao động từ 0,09 ÷
0,63 (mg/m
3
). Trong đó, 01/04 vị trí đo (chiếm 25%) là Phòng pha chế hóa chất & giải phẫu
có nồng độ HCHO vượt Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động số 3733/2002/QĐ-BYT (TCCP là
0,5mg/m
3
) là 1,26 lần.
Địa điểm đối chứng là Khoa vi sinh, gồm hai phòng làm việc, cả hai vị trí đo đều có
nồng độ HCHO nằm dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp phân tích.
3.1.2.4. So sánh kết quả nồng độ fomalđehyt(HCHO) trong môi trường không khí làm việc tại
Khoa giải phẫu bệnh của 03 Bệnh viện
Dựa vào kết quả xác định nồng độ HCHO trong môi trường không khí làm việc tại
Khoa giải phẫu bệnh(GPB) và địa điểm đối chứng của ba bệnh viện cho thấy: nồng độ HCHO
tại Bệnh viện K là cao nhất, có 02/05 vị trí vượt TCCP tương ứng với nồng độ là 2,21; 0,93
(mg/m
3
), tiếp theo đó là Bệnh viện Việt Đức có 02/05 vị trí có nồng độ HCHO vượt TCCP


8
tương ứng với nồng độ là 1,17; 0,88 (mg/m
3
), thấp nhất là Bệnh viện XanhPôn có 01/04 vị trí
vượt TCCP với nồng độ là 0,63 (mg/m
3
). Các kết quả xác định mức độ ô nhiễm nồng độ
HCHO trong môi trường không khí làm việc tại Khoa giải phẫu bệnh(GPB) của ba bệnh viện
có sự tương đồng với một số nghiên cứu trên thế giới như:
Theo tác giả Ying et al.(1997, 1999), nồng độ HCHO trong môi trường không khí tại
phòng giải phẫu bệnh của một bệnh viện ở Trung Quốc dao động từ 0,06 – 1,04 ppm (0,07 –
1,28 mg/m
3
) tương đương với nồng độ HCHO trong môi trường không khí tại Khoa GPB của
Bệnh viện Việt Đức (0,08 – 1,17 mg/m
3
).
Một nghiên cứu được thực hiện tại một bệnh viện ở Úc của tác giả Wantke et al.(2000)
cho biết, nồng độ HCHO trong môi trường không khí tại phòng giải phẫu bệnh dao động từ
0,11 – 0,33 ppm (0,13 – 0,41 mg/m
3
). Báo cáo của tác giả Tanaka et al.(2003) cho thấy, nồng
độ HCHO trong môi trường không khí tại phòng giải phẫu bệnh tại một bệnh viện của Nhật
Bản dao động từ 0,11 – 0,62 ppm (0,13 – 0,76 mg/m
3
). Hai nghiên cứu này có kết quả xấp xỉ
bằng nồng độ HCHO có trong môi trường không khí làm việc tại Khoa GPB của Bệnh viện
XanhPôn ( 0,09 – 0,63 mg/m
3

).
Theo một đánh giá của nhóm tác giả Akbar-Kahnzadeh & Mlynek (1997), mức độ ô
nhiễm HCHO trong môi trường không khí tại nơi làm việc của phòng giải phẫu bệnh của một
bệnh viện ở Mỹ, có nồng độ HCHO dao động từ 0,6 – 1,7 ppm (0,7 – 2,1 mg/m
3
), tương
đương với nồng độ HCHO trong môi trường không khí tại Khoa GPB của Bệnh viện K (0,09
– 2,21 mg/m
3
).
3.2. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) làm việc
tại ba Bệnh viện.
3.2.1.Kết quả điều tra, đánh giá điều kiện làm việc của ba Bệnh viện
3.2.1.1. Kết quả điều tra phỏng vấn điều kiện làm việc của NVYT tại 03Bệnh viện
Kết quả điều tra phỏng vấn về điều kiện làm của Khoa giải phẫu bệnh và Khoa kế toán
tài chính tại Bệnh viện Việt Đức được thể hiện ở bảng 3.5 sau đây:
Bảng 3.5. Kết quả điều tra phỏng vấn NVYT về điều kiện làm việc của Khoa giải phẫu
bệnh và Khoa kế toán tài chính tại Bệnh viện Việt Đức.

KH

Điều kiện làm việc
Khoa giải phẫu bệnh
(nhóm nghiên cứu)
Khoa kế toán tài
chính ( nhóm đối
chứng)
Số ngƣời trả
lời có / tổng số
ngƣời đƣợc pv

Tỷ
lệ
(%)
Số ngƣời trả
lời có / tổng
số ngƣời
đƣợc pv
Tỷ
lệ
(%)
ĐK
Trong công việc có tiếp xúc
12/12
100,
0/12
0,0

9
1
với HCHO
0
ĐK
2
Sử dụng khẩu trang, găng tay
trong khi làm việc
12/12
100,
0
-
-

ĐK
3
Sử dụng kính bảo vệ mắt khi
tiếp xúc với HCHO
0/12
0,0
-
-
ĐK
4
Phòng làm việc chật chội, bí,
ko thông thoáng
10/12
83,3
9/12
75,0
ĐK
5
Không hài lòng về điều kiện
môi trường không khí làm
việc
12/12
100,
0
6/12
50,0
ĐK
6
Không hài lòng về trang thiết
bị, máy móc

11/12
91,7
8/12
66,7
Ghi chú: (-): Không xác định.
Kết quả điều tra phỏng vấn NVYT về điều kiện làm việc của Khoa giải phẫu bệnh và
Khoa huyết học tại Bệnh viện K được thể hiện tại bảng 3.6 như sau:
Bảng 3.6. Kết quả điều tra phỏng vấn NVYT về điều kiện làm việc của Khoa giải phẫu
bệnh và Khoa huyết học tại Bệnh viện K.

hiệu

Điều kiện môi trƣờng lao
động
Khoa giải phẫu bệnh
(nhóm nghiên cứu)
Khoa huyết học
( nhóm đối chứng)
Số ngƣời trả lời
có / tổng số
ngƣời đƣợc pv
Tỷ lệ
(%)
Số ngƣời trả lời
có / tổng số
ngƣời đƣợc pv
Tỷ lệ
(%)
ĐK1
Trong công việc có tiếp xúc

với HCHO
21/21
100,0
0/12
0,0
ĐK2
Sử dụng khẩu trang, găng
tay trong khi làm việc
19/21
95,5
11/12
91,7
ĐK3
Sử dụng kính bảo vệ mắt
khi tiếp xúc với HCHO
0/21
0,0
0/12
0,0
ĐK4
Phòng làm việc chật chội,
bí, ko thông thoáng
21/21
100,0
10/12
83,3
ĐK5
Không hài lòng về điều kiện
môi trường không khí làm
việc

21/21
100,0
10/12
83,3
ĐK6
Không hài lòng về trang
thiết bị, máy móc
15/21
71,4
5/12
41,7
Kết quả điều tra phỏng vấn NVYT về điều kiện làm việc của Khoa giải phẫu bệnh và
Khoa vi sinh tại Bệnh viện XanhPôn được thể hiện ở bảng 3.7 sau đây:
Bảng 3.7. Kết quả điều tra phỏng vấn NVYT về điều kiện làm việc của Khoa giải phẫu
bệnh và Khoa vi sinh tại Bệnh viện XanhPôn.

hiệu

Điều kiện môi trƣờng lao
động
Khoa giải phẫu bệnh
(địa điểm nghiên cứu)
Khoa Vi sinh
( địa điểm đối chứng)
Số ngƣời trả lời
có / tổng số
ngƣời đƣợc pv
Tỷ lệ
(%)
Số ngƣời trả lời

có / tổng số
ngƣời đƣợc pv
Tỷ lệ
(%)
ĐK1
Trong công việc có tiếp xúc
5/5
100,0
0/6
0,0

10
với HCHO
ĐK2
Sử dụng khẩu trang, găng tay
trong khi làm việc
4/5
80,0
4/6
66,7
ĐK3
Sử dụng kính bảo vệ mắt khi
tiếp xúc với HCHO
0/5
0,0
0/5
0,0
ĐK4
Phòng làm việc chật chội, bí,
ko thông thoáng

5/5
100,0
4/6
66,7
ĐK5
Không hài lòng về điều kiện
môi trường không khí làm
việc
5/5
100,0
5/6
83,3
3.2.1.2.So sánh kết quả điều tra phỏng vấn điều kiện làm việc tại 03 Bệnh viện
Qua kết quả điều tra phỏng vấn về điều kiện làm việc tại ba bệnh viện trên cho thấy,
điều kiện làm việc như trang thiết bị, máy móc, diện tích phòng làm việc, hệ thống thông hút
gió của Bệnh viện Việt Đức là được trang bị đầy đủ nhất, tiếp theo là đến Bệnh viện K, điều
kiện làm việc kém nhất là Bệnh viện XanhPôn
3.2.2. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) tại ba Bệnh
viện.
3.2.2.1. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) tại Bệnh viện
Việt Đức
Bảng 3.8. Kết quả điều tra phỏng vấn về tình hình sức khỏe của NVYT tại Khoa giải
phẫu bệnh và Khoa kế toán tài chính - Bệnh viện Việt Đức.
KH
Các triệu chứng
(thường xảy ra)
Khoa giải phẫu bệnh
(nhóm nghiên cứu)
Khoa kế toán tài
chính (nhóm đối

chứng)


Giá trị P
(< 0,05)
Số ngƣời có
các triệu chứng
/ tổng số ngƣời
đƣợc pv
Tỷ lệ
(%)
Số ngƣời có
các triệu
chứng / tổng
số ngƣời đƣợc
pv
Tỷ
lệ
(%)
Triệu chứng viêm kích thích đƣờng hô hấp trên
TC1
Ho
4/12
33,3
0/12
0,0
0,09
TC 2
Có đờm
3/12

25,0
0/12
0,0
0,21
TC 3
Khó thở
1/12
8,3
0/12
0,0
1,00
TC 4
Đau, rát họng
5/12
41,7
0/12
0,0
0,018
TC 5
Khô, ngứa, ngạt,
chảy nước mũi
6/12
50,0
0/12
0,0
0,013
Triệu chứng viêm kích thích mắt
TC 6
Chảy nước mắt
4/12

33,3
0/12
0,0
0,09
TC 7
Đỏ, đau, khô mắt
6/12
50,0
0/12
0,0
0,013
Triệu chứng suy nhƣợc thần kinh
TC 8
Chóng mặt
1/12
8,3
0/12
0,0
1,00
TC 9
Mệt mỏi
10/12
83,3
8/12
66,6
0,60
TC 10
Đau đầu
2/12
16,7

1/12
8,3
1,00

11
TC 11
Mất ngủ
1/12
8,3
0/12
0,0
1,00
TC 12
Dễ bị nổi cáu,
căng thẳng
3/12
25,0
2/12
16,7
0,60
TC 13
Giảm trí nhớ
1/12
8,3
1/12
8,3
1,00
Các triệu chứng khác
TC 14
Khô miệng

6/12
50,0
0/12
0
0,013
TC 15
Sưng lợi, chảy
máu chân răng
1/12
8,3
0/12
0
1,00
TC 16
Bệnh ngoài da
(viêm da, sạm da,
mẩn ngứa)
4/12
33,3
0/12
0
0,09
TC 17
Có bị mắc bệnh
ung thư
0/12
0
0/12
0
-

Ghi chú: (-): Không so sánh được.
Giá trị P được bôi đen và in nghiêng thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống
kê.
Theo hình 3.14 cho thấy, tỷ lệ một số triệu chứng nhân viên nhóm nghiên cứu thường
xuyên mắc phải cao hơn rất nhiều so với nhân viên nhóm đối chứng, đặc biệt là một số triệu
chứng ảnh hưởng đến hệ hô hấp như ho, có đờm, đau họng, ngứa và ngạt, chảy nước mũi
(TC1, TC2, TC4, TC5), các triệu chứng về mắt như chảy nước mắt, khô mắt (TC6, TC7) và
triệu chứng về bệnh ngoài da (M16) có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối
chứng.
3.2.2.2.Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế(NVYT) làm việc tại
Bệnh viện K – Hà Nội.
Bảng 3.9. Kết quả điều tra phỏng vấn về tình hình sức khỏe của NVYT tại Khoa giải
phẫu bệnh và Khoa huyết học - Bệnh viện K.


KH
Các triệu chứng
(thường xuyên
xảy ra)
Khoa giải phẫu bệnh
(nhóm nghiên cứu)
Khoa huyết học
( nhóm đối chứng)


Giá trị
P
(< 0,05)
Số ngƣời có
các triệu chứng

/ tổng số ngƣời
đƣợc pv
Tỷ
lệ
(%)
Số ngƣời có
các triệu
chứng / tổng
số ngƣời
đƣợc pv
Tỷ
lệ
(%)
Triệu chứng viêm kích thích đƣờng hô hấp trên
TC1
Ho
10/21
47,6
1/12
8,3
0,02
TC 2
Có đờm
7/21
33,3
0/12
0,0
0,03
TC 3
Khó thở

5/21
23,8
0/12
0,0
0,13
TC 4
Đau, rát họng
12/21
57,1
1/12
8,3
0,009
TC 5
Khô, ngứa, ngạt,
chảy nước mũi
14/21
66,7
2/12
16,7
0,006
Triệu chứng viêm kích thích mắt
TC 6
Chảy nước mắt
13/21
61,9
0/12
0,0
0,001
TC 7
Đỏ, đau hoặc khô

mắt
14/21
66,7
1/12
8,3
0,001

12
Triệu chứng suy nhƣợc thần kinh
TC 8
Chóng mặt
5/21
23,8
0/12
0,0
0,13
TC 9
Mệt mỏi
19/21
90,5
7/12
58,3
0,07
TC 10
Đau đầu
4/21
19,0
1/12
8,3
0,63

TC 11
Mất ngủ
3/21
14,3
0/12
0,0
0,28
TC 12
Dễ bị nổi cáu,
căng thẳng
7/21
33,3
2/12
16,7
0,42
TC 13
Giảm trí nhớ
2/21
9,5
1/12
8,3
1,0
Các triệu chứng khác
TC 14
Khô miệng
14/21
66,7
2/12
16,7
0,005

TC 15
Sưng lợi, chảy
máu chân răng
2/21
9,5
1/12
8,3
1,0
TC 16
Bệnh ngoài da
(viêm da, sạm da,
mẩn ngứa)
10/21
47,6
1/12
8,3
0,02
TC 17
Mắc bệnh ung thư
1/21
4,76
0/12
0
1,0
Ghi chú: Giá trị P được bôi đen và in nghiêng thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống
kê.
Dựa vào kết quả điều tra tình hình sức khỏe của nhân viên y tế làm việc tại Khoa giải
phẫu bệnh và Khoa huyết học thông qua việc phỏng vấn cho thấy, hầu hết các triệu chứng mà
nhân viên thường xuyên mắc phải của nhóm nghiên cứu cao hơn rất nhiều so với nhóm đối
chứng.

3.2.2.3. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) làm việc tại
Bệnh viện Xanhpôn – Hà Nội.
Kết quả điều tra phỏng vấn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.10. Kết quả điều tra phỏng vấn về tình hình sức khỏe của NVYT làm việc ở
Khoa GPB và Khoa Vi sinh tại bệnh viện XanhPôn.


KH

Khoa giải phẫu bệnh
(nhóm nghiên cứu)
Khoa Vi sinh
( nhóm đối chứng)

Gía trị P
(< 0,05)
Các triệu chứng
(thường xuyên
xảy ra)
Số ngƣời có
các triệu
chứng / tổng
số ngƣời đƣợc
pv
Tỷ
lệ
(%)
Số ngƣời có
các triệu
chứng / tổng

số ngƣời đƣợc
pv
Tỷ
lệ
(%)
Triệu chứng viêm kích thích đƣờng hô hấp trên
TC1
Ho
1/5
20,0
0/6
0,0
0,45
TC 2
Có đờm
1/5
20,0
0/6
0,0
0,45
TC 3
Khó thở
0/5
0,0
0/6
0,0
-
TC 4
Đau, rát họng
2/5

40,0
1/6
16,7
0,5
TC 5
Khô, ngứa, ngạt,
chảy nước mũi
2/5
40,0
1/6
16,7
0,5
Triệu chứng viêm kích thích mắt
TC 6
Chảy nước mắt
2/5
40,0
0/6
0,0
0,18
TC 7
Đỏ, đau hoặc khô
2/5
40,0
0/6
0,0
0,18

13
mắt

Triệu chứng suy nhƣợc thần kinh
TC 8
Chóng mặt
0/5
0,0
0/6
0,0
-
TC 9
Mệt mỏi
3/5
60,0
2/6
33,3
0,5
TC 10
Đau đầu
0/5
0,0
0/6
0,0
-
TC 11
Mất ngủ
0/5
0,0
0/6
0,0
-
TC 12

Dễ bị nổi cáu,
căng thẳng
1/5
20,0
0/6
0,0
0,45
TC 13
Giảm trí nhớ
1/5
20,0
0/6
0,0
0,45
Các triệu chứng khác
TC 14
Khô miệng
2/5
40,0
1/6
16,7
0,5
TC 15
Sưng lợi, chảy
máu chân răng
0/5
0,0
0/6
0,0
-

TC 16
Bệnh ngoài da
(viêm da, sạm da,
mẩn ngứa)
1/5
20,0
0/6
0,0
0,45
TC 17
Mắc bệnh ung thư
0/5
0
0/6
0
-
Ghi chú: (-): Không so sánh được.
Giá trị P được bôi đen và in nghiêng thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống
kê.
Theo kết quả điều tra phỏng vấn ở bảng 3.10 cho thấy: các triệu chứng viêm kích thích
đường hô hấp trên (TC1, TC2, TC4, TC5), các triệu chứng viêm kích thích mắt (TC6, TC7)
và Bệnh ngoài da (TC16) của nhóm nghiên cứu đều có tỷ lệ % ( 20 - 40%) cao hơn so với
nhóm đối chứng (0 -16,7%). Tuy nhiên, giá trị P của tất cả các triệu chứng đều lớn hơn 0,05
(> 0,05). Như vậy, mặc dù tỷ lệ % các triệu chứng mà nhân viên y tế thường xuyên mắc phải
của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm đối chứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (P > 0,05).
3.2.2.4. So sánh kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) làm
việc tại 03 Bệnh viện
Như vậy, kết hợp từ việc điều tra, phỏng vấn và hồi cứu hồ sơ bệnh nghề nghiệp và
khảo sát thực tế cho thấy bước đầu có sự khác biệt rõ rệt giữa NVYT làm việc với môi trường

không khí có nồng độ HCHO và NVYT làm việc trong môi trường không khí không có
HCHO. Việc này đồng nghĩa có sự phơi nhiễm của HCHO trong môi trường không khí làm
việc tới NVYT tại Khoa giải phẫu bệnh của ba Bệnh viện.
3.3. Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe
Bảng 3.11. Đánh giá nguy cơ rủi ro tại các giá trị nồng độ HCHO của các bệnh viện.
Đơn vị: mg/m
3

Địa điểm đo
Nồng độ HCHO tối đa (tại
vị trí làm việc có nồng độ
HCHO cao nhất)
Trung bình nồng độ HCHO
(trung bình nồng độ HCHO tại tất cả
các vị trí làm việc)

14
Các kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của ba bệnh viện được tính toán theo
phương trình (1), (2), (3) tại mục 2.3.3 với các thông số được tổng hợp ở trên, kết quả được
thể hiện như sau:
3.3.1. Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của NVYT tại Bệnh viện Việt Đức.
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của NVYT tại Bệnh viện Việt
Đức.
Dựa vào bảng kết quả trên cho thấy, Nguy cơ rủi ro ở nồng độ tối đa có các giá trị cao
hơn so với Nguy cơ rủi ro ở trung bình nồng độ trong 1 ngày làm việc.
3.3.2. Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) tại Bệnh viện
K.
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của NVYT tại Bệnh viện K.
Bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy, các nguy cơ rủi ro ở mức Nồng độ HCHO tối đa
(NĐTĐ) có giá trị cao hơn ở mức Trung bình nồng độ HCHO (TBNĐ).

3.3.3. Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của NVYT tại Bệnh viện XanhPôn.
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của NVYT tại Bệnh viện
XanhPôn.
Bệnh viện Việt Đức
1,17
0,49
Bệnh viện K
2,21
0,73
Bệnh viện XanhPôn
0,63
0,29

Nội dung
Các giá trị nguy cơ rủi ro
Mức độ phơi nhiễm
ADI (mg/kg.ngày)
Thương số rủi ro
HQ
Hệ số rủi ro Risk
Nồng độ HCHO tối đa
(NĐTĐ)
0,07
2,34
3,2. 10
-3
Trung bình nồng độ
HCHO (TBNĐ)
0,03
0,98

1,3.10
-3

Nội dung
Các giá trị nguy cơ rủi ro
Mức độ phơi nhiễm
ADI (mg/kg.ngày)
Thương số rủi ro
HQ
Hệ số rủi ro Risk
Nồng độ HCHO tối đa
(NĐTĐ)
0,13
4,42
6.10
-3
Trung bình nồng độ
HCHO (TBNĐ)
0,04
1,46
2.10
-3

Các giá trị nguy cơ rủi ro

15
Kết quả trên cho thấy, mức độ phơi nhiễm ADI của HCHO đối với NVYT tại mức
NĐTĐ cao hơn TBNĐ và gấp 2 lần (0,04; 0,02 mg/kg.ngày). Trong khi đó, nguy cơ rủi ro
không ung thư hay thương số rủi ro HQ ở mức NĐTĐ có giá trị lớn hơn 1(1,26 > 1) và TBNĐ
có giá trị nhỏ hơn 1 (0,58 < 1).

Nguy cơ rủi ro ung thư (hệ số rủi ro Risk) ở mức NĐTĐ có giá trị lớn hơn 10
-3
(1,7.10
-3
> 10
-3
) hay nguy cơ rủi ro ở mức “rất cao”, nghĩa là nhân viên tại Khoa giải phẫu
bệnh có nguy cơ bị ung thư ở mức “rất cao” khi làm việc với môi trường không khí có nồng
độ HCHO như đã xác định ở bảng 3.11. Trong khi đó, với TBNĐ hệ số rủi ro Risk có giá trị
nằm trong khoảng 10
-4
< Risk < 10
-3
(8.10
-4
) tương đương với mức rủi ro “cao” , thấp hơn ở
mức NĐTĐ.
3.3.4. Kết quả so sánh đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe tại Khoa giải phẫu bệnh của ba
bệnh viện.
Dựa vào các kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe tại Khoa giải phẫu bệnh (GPB)
của ba Bệnh viện cho thấy, các giá trị nguy cơ rủi ro của Bệnh viện K là cao nhất, tiếp đến là
Bệnh viện Việt Đức, thấp nhất là Bệnh viện Xanh Pôn.
3.4. Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn môi trƣờng làm việc tại khoa Giải phẫu bệnh ở
03 Bệnh viện.
3.4.1. Một số đề xuất giải pháp chung cho cả ba bệnh viện
- Cần áp dụng và quản lý chặt chẽ tình hình an toàn vệ sinh sức khoẻ lao động, áp dụng các
biện pháp bảo vệ an toàn vệ sinh lao động. Huấn luyện, đào tạo nhận thức của NVYT trong
vấn đề an toàn vệ sinh lao động và môi trường.
- Nghiên cứu, đề xuất thay đổi quy trình xử lý bệnh phẩm để hạn chế tối đa việc sử dụng
HCHO.

- Cần theo dõi, giám sát chất lượng môi trường không khí làm việc để khắc phục những tình
trạng gây rủi ro cao đối với sức khoẻ NVYT.
- Khám bệnh định kỳ cho NVYT hàng năm từ 1 – 2 lần / năm.
Nội dung
Mức độ phơi nhiễm
ADI (mg/kg.ngày)
Thương số rủi ro
HQ
Hệ số rủi ro Risk
Nồng độ HCHO tối đa
(NĐTĐ)
0,04
1,26
1,7.10
-3

Trung bình nồng độ
HCHO (TBNĐ)
0,02
0,58
8.10
-4

16
- Phối hợp cùng các ban ngành liên quan, quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động trong các bệnh
viện, tuân thủ các luật định về an toàn sức khoẻ lao động. Thực hiện và tiếp tục theo dõi, giám
sát và đánh giá tình hình rủi ro đối với sức khoẻ cho NVYT.
3.4.2. Một số đề xuất giải pháp cụ thể cho từng bệnh viện
* Bệnh viện Việt Đức
- Nên chuyển Phòng nhận & cắt bệnh phẩm và Phòng rửa dụng cụ, chứa và pha hóa chất lên

tầng 2 của Khoa (tầng trên cùng của tòa nhà).
- Lắp đặt hệ thống thông hút gió cho hai vị trí làm việc trên.
- Trang bị cho nhân viên y tế làm việc tại đây khẩu trang chuyên dụng khi tiếp xúc với hóa
chất nói chung và fomalđehyt nói riêng.
* Bệnh viện K
- Cần bố trí vị trí làm việc của Khoa giải phẫu bệnh tách riêng với các Khoa khác trong bệnh
viện. Nên đặt ở vị trí cuối bệnh viện nhằm tránh bị lan tỏa hơi khí độc (hơi fomalđehyt) ra các
bộ phận khác.
- Các phòng làm việc của Khoa cần tăng thêm diện tích (hiện tại quá chật chội, không tương
ứng với số nhân viên và khối lượng công việc).
- Cần lắp đặt hệ thống thông hút gió tại Phòng pha bệnh phẩm, Phòng kỹ thuật mô học thông
thường.
* Bệnh viện XanhPôn
- Bổ xung trang thiết bị máy móc, cụ thể là: máy nhuộm, máy đúc.
- Lắp đặt hệ thống thông hút gió tại Phòng nhuộm, Phòng pha chế hóa chất & giải phẫu.














17









KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện khảo sát, điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm fomalđehyt trong môi
trường làm việc và nguy cơ rủi ro rức khỏe tại ba bệnh viện, nghiên cứu đã đạt được các kết
quả sau:
1. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng và mức độ ô nhiễm HCHO trong môi trƣờng làm
việc.
- Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng HCHO: Trung bình một tháng, Bệnh viện Việt Đức sử
dụng 10 lít HCHO và 1600 mẫu bệnh phẩm, Bệnh viên K sử dụng 20 lít HCHO và 3000 mẫu
bệnh phẩm, Bệnh viện XanhPôn sử dụng 5 lít HCHO và 200 mẫu bệnh phẩm.
- Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm formadehyt (HCHO) trong môi trường làm việc tại Khoa
GPB: Bệnh viện Việt Đức: 02/05 vị trí (chiếm 40%) có nồng độ HCHO vượt TCCP từ 1,76 –
2,34 lần. Bệnh viện K: 02/05 vị trí (chiếm 40%) có nồng độ HCHO vượt TCCP từ 1,86 – 4,42
lần. Bệnh viện XanhPôn: 01/04 vị trí (chiếm 25%) có nồng độ HCHO vượt TCCP từ 1,26 lần.
2. Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) làm việc tại
03 Bệnh viện.
- Kết quả điều tra, đánh giá điều kiện làm việc của 03 Bệnh viện: Khi được phỏng vấn về
điều kiện làm việc, cả ba bệnh viện đều có 5/6 câu trả lời “Có” với tỷ lệ dao động từ 71,4 –
100%.
- Kết quả điều tra, đánh giá tình hình sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) tại 03 Bệnh viện:
Các triệu chứng có tỷ lệ cao chủ yếu là: Triệu chứng viêm kích thích đường hô hấp trên(TC1,
TC2, TC3, TC4, TC5), triệu chứng viêm kích thích mắt (TC6, TC7), triệu chứng Khô miệng
(TC14) và bệnh ngoài da (TC16). Tuy nhiên, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa

nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng thì Bệnh viện K là cao nhất, tiếp đến là Bệnh viện Việt
Đức và Bệnh viện XanhPôn thì có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kế (p>0,05).
3. Kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe

18
- Nguy cơ rủi ro ở mức nồng độ HCHO tối đa: Bệnh viện K có các giá trị ADI, HQ, Risk cao
nhất tiếp đến Bệnh viện Việt Đức và thấp nhất là Bệnh viện XanhPôn, tương ứng với các giá
trị sau: ADI – (0,13: 0,07:0,04); HQ – (4,42: 2,34: 1,26); Risk – (6.10
-3
: 3,2.10
-3
: 1,7.10
-3
).
Các giá trị HQ đều lớn hơn 1, nên HCHO có nguy cơ gây bất lợi cho sức khỏe. Các giá trị
Risk đều lớn hơn 10
-3
, đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro ung thư ở mức “rất cao”.
- Nguy cơ rủi ro ở mức trung bình nồng độ HCHO trong Khoa giải phẫu bệnh: Bệnh viện K
có các giá trị ADI, HQ, Risk cao nhất tiếp đến Bệnh viện Việt Đức và thấp nhất là Bệnh viện
XanhPôn, tương ứng với các giá trị sau: ADI – (0,04: 0,03:0,02); HQ – (1,46: 0,98: 0,58);
Risk – (2.10
-3
: 1,3.10
-3
: 8.10
-4
).
4. Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn môi trƣờng làm việc tại khoa Giải phẫu bệnh ở 03
Bệnh viện

Đã đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm fomalđehyt trong môi trường
không khí làm việc tại Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viên K, Bệnh viện XanhPôn.

References
Tiếng Việt:
1. Đào Phú Cường (2007), Môi trường lao động tại một số bệnh viện Hà Nội, Báo cáo khoa
học toàn văn, Hội nghị khoa y học lao động và vệ sinh môI trường, trang 111-118.
2. Đào Phú Cường (2007), Thực trạng phương tiện bảo vệ cá nhân của nhân viên y tế, Báo
cáo khoa học toàn văn, Hội nghị khoa y học lao động và vệ sinh môi trường, trang 119.
3. Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương (2005), Bước đầu điều
tra về điều kiện lao động đặc thù tại một số cơ sở y tế, Báo cáo toàn văn Hội nghị Khoa học
Quốc tế về Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ II, Hội nghị khoa học Y học lao
động toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội ngày 16-18/11/2005, tr.113-120.
4. Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Khắc Hải, Nguyễn Thị Hồng Tú (2008), “Nghiên cứu sức khỏe
và chấn thương nghề nghiệp ở nhân viên y tế”, Tạp chí Bảo hộ lao động số 5/2008, tr.17-23.
5. Trịnh Hồng Lân (2005), Thực trạng môi trường tại một số bệnh viện ở các tỉnh phía Nam,
Hội nghị khoa học quốc tế y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ 2, trang 36.
6. GS.Lê Trung (2002), Nhiễm độc nghề nghiệp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
7. TS. Lê Thị Hồng Trân (2008), Đánh giá rủi ro môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật Hà Nội.
8. TS. Lê Thị Hồng Trân (2008), Đánh giá rủi ro sức khỏe và đánh giá rủi ro sinh thái, Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

19
9. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2002), Thường quy kỹ thuật - Y học lao động-
Vệ sinh môi trường – Sức khỏe trường học, Nhà xuất bản y học, pp 209 – 212.


Tiếng Anh
10. Agency for Toxic Substances and Disease Registry (1999), Toxicological Profile for

Formaldehyde, United States Public Health Service.
11. American Conference of Governmental Industrial Hygienists (ACGIH) (1999), TLVs and
BEIs. Threshold Limit Values for Chemical Substances and Physical Agents, Biological
Exposure Indices. Cincinnati, OH. 1999.
12. American Industrial Hygiene Association (AIHA) (1998), Emergency Response Planning
Guidelines and Workplace Environmental Exposure Level Guides Handbook. 1998.
13. Department of Health and Ageing and Health Council(2002), Environmental Health Risk
Assessment guidelines for assessing human health risks from environmental hazards,
National Public Health Partnership, Australia.
14. E.J. Calabrese and E.M. Kenyon (1991), Air Toxics and Risk Assessment, Lewis
Publishers, Chelsea, MI.
15. Francisco W. Sousa, Isabelle B. Caracas (2011), “Exposure and cancer risk assessment for
formaldehyde and acetaldehyde in the hospitals, Fortaleza-Brazil”, Building and Environment
, CEP 60165-081 Fortaleza-CE, Brazil.
16. James H. Bedino (2004), Formaldehyde exposure hazards and health effects, An official
publication of the Research and Education Department, The Champion Company •
Springfield, OH 45501 2633, Number 650.
17. J Clin Pathol (1983), Formaldehyde in pathology departments, Laboratory for
Aerobiology, Clinical Research Centre, Watford Road, Harrow, Middlesex HAI3UJ, page
839-842.
18. IPCS international programe on chemical safety, Formaldehyde health and safety guide,
Health and Safety Guide No. 57.
19. Lloyd I. Cripe; Carl B. Dodrill (1988), Neuropsychological test performances with
chronic low-level formandehyde exposure, Madigan Army Medical Center, University of
Washington School of Medicine, Vol 2, Issue 1 January 1988, pages 41-48.
20. Mehdi GHASEMKHANI*, Farahnaz JAHANPEYMA and Kamal AZAM (2005),
Formaldehyde Exposure in Some Educational Hospitals of Tehran, Occupational Health

20
Department, School of Public Health and Institute of Public Health Research, Tehran

University of Medical Sciences, I.R. Iran, Industrial Health, 43,pp. 703–707.
21. Mark N. Mauriello (2009), Guidance on Risk Assessment for Air Contaminant Emissions,
Division of Air Quality, New Jersey Department of Environmental Protection, Trenton, New
Jersey 08625-0027.
22. Melvin E. Andersen (2010), Formaldehyde Emissions and Formaldehyde Risk
Assessment, Program in Chemical Safety Sciences, The Hamner Institutes for Health
Sciences, Research Triangle Park, NC 27709-2137.
23. M. Ruchirawat, R.C. Shank (1996), Environmental Toxicology, Risk Assessment and Risk
Management, Chulabhorn Research Institute, Bangkok, Thailand.
24. Public Health Service Agency for Toxic Substances and Disease Registry (1999),
Toxicologycal profile for formaldehyde, US. Department of health and human services.
25.S.Environmental Protection Agency (USEPA) (1997), Exposure Factors Handbook,
National Center for Environmental Assessment.
26. U.S. Department of Health and Human Services (1993), Registry of Toxic Effects of
Chemical Substances, National Toxicology Information Program, National Library of
Medicine, Bethesda, MD.
27. U.S. Environmental Protection Agency (1988), Health and Environmental Effects Profile
for Formaldehyde, Environmental Criteria and Assessment Office, Office of Health and
Environmental Assessment, Office of Research and Development, Cincinnati, OH.
28. U.S. Environmental Protection Agency (1999), Integrated Risk Information System (IRIS)
on Formaldehyde, National Center for Environmental Assessment, Office of Research and
Development, Washington, DC.
29. USEPA (2005). Guidelines for Carcinogen Risk Assessment, Risk Assessment Forum.
30. Xiaojiang Tang a, b,Yang Bai (2009), “Formaldehyde in China: Production, consumption,
exposure levels, and health effects”, Environment International, pp. 1210–1224.
31. World Health Organization (1989), Environmental Health Criteria for Formaldehyde,
Volume 89. World Health Organization, Geneva, Switzerland.



×