Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Xác lập cơ sở khoa học địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.73 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......7
1.1 Các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tổng hợp đới bờ...................................................7
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu quản lý đới bờ...........................................................................7
1.1.2 Khái niệm về đới bờ và quản lý tổng hợp đới bờ.....................................................8
1.1.3 Quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam – thành công và hạn chế.............................13
1.2 Các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế sinh thái..............................................................17
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu kinh tế sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam.........................17
1.2.2 Khái niệm về kinh tế sinh thái.................................................................................19
1.2.3 Khái niệm về mô hình hệ kinh tế sinh thái............................................................21
1.3 Quan điểm nghiên cứu...................................................................................................22
1.3.1 Quan điểm hệ thống và tổng hợp............................................................................22
1.3.2 Quan điểm lịch sử....................................................................................................23
1.3.3 Quan điểm phát triển bền vững...............................................................................23
1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................24
1.4.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu................................................................................24
1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa...............................................................................25
1.4.3 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)..................................................25
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................................................................................26
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị..............................................................................................................................26
2.1.1 Vị trí địa lý...............................................................................................................26
2.1.2 Đặc điểm địa chất, địa hình.....................................................................................27
2.1.3 Đặc điểm khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.........................................30
2.1.4 Thuỷ văn..................................................................................................................33
2.1.5 Thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật.............................................................................34
2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.....38
2.2.1 Dân số và lao động..................................................................................................38
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Hải An..........................................................................38


2.2.3 Sức ép dân số tới tài nguyên đất.............................................................................40
2.2.4 Hiện trạng phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng........................................................45
2.3 Đặc điểm cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị...............................48
CHƯƠNG 3 - XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN HẢI LĂNG............................53
3.1 Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của người dân địa phương.......53
3.1.1 Khái niệm sinh kế....................................................................................................53
3.1.2 Sinh kế và bảo vệ môi trường.................................................................................53
3.1.3 Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân
khu vực ven biển...............................................................................................................54
3.2 Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị..68
3.2.1 Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường xã Hải
An......................................................................................................................................69
3.2.2 Các chính sách phát triển và nhu cầu quy hoạch xã Hải An..................................73
3.2.3 Quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng xã Hải
An, giai đoạn 2009 – 2020...............................................................................................74
KẾT LUẬN
1
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1. Sơ đồ ranh giới đới bờ [15]........................................................................................9
Hình 1-2. Mối quan hệ giữa đới bờ và tài nguyên đới bờ [17]................................................10
Hình 1-3. Tỷ lệ dự án trên nhóm mục tiêu thực hiện [5].........................................................14
Hình 1-4. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường của các tỉnh ven biển Việt
Nam...........................................................................................................................................15
Hình 1-5. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường của các tỉnh ven
biển Việt Nam...........................................................................................................................16
Hình 1-6. Mười (10) đơn vị tài trợ lớn nhất.............................................................................17
Hình 1-7. Sơ đồ về xác định phạm vi của Kinh tế sinh thái. [23]...........................................20

Hình 1-8. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường [23]..........................................................20
Hình 1-9. Mô hình hệ kinh tế sinh thái [12].............................................................................22
Hình 2-10. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu............................................................................28
Hình 2-11. Sơ đồ địa mạo xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.................................31
Hình 2-12. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm trung bình các tháng trong năm [13].............................32
Hình 2-13. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm [13].....................................32
Hình 2-14. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm.............................................32
Hình 2-15. Sơ đồ thổ nhưỡng khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.............36
2
Hình 2-16. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hải An năm 2008, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng
Trị..............................................................................................................................................39
Hình 2-17. Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất xã Hải An năm 2008................................................40
Hình 2-18. Bản đồ mật độ dân số hữu hiệu huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị........................44
Hình 2-19. Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Hải An năm 2008.........................................................45
Hình 2-20. Bản đồ cảnh quan khu vực xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.............49
Hình 2-21. Chú giải bản đồ cảnh quan xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.............50
Hình 3-22. Các bước tiến hành đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới
sinh kế người dân......................................................................................................................54
Hình 3-23. Quy trình xây dựng mô hình số độ cao xã Hải An................................................58
Hình 3-24. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 0,5 mét........................................60
Hình 3-25. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 01 mét.........................................60
Hình 3-26. Diện tích đất bị ngập khi mực nước biển dâng 2 mét...........................................60
Hình 3-27. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 0,5 mét; Diện tích
ngập là 140 ha...........................................................................................................................63
Hình 3-28. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 1 mét; Diện tích
ngập là 215 ha...........................................................................................................................65
Hình 3-29. Mô hình ngập lụt khu vực xã Hải An khi nước biển dâng lên 2 mét; Diện tích
ngập là: 361 ha..........................................................................................................................66
Hình 3-30. Bản đồ định hướng không gian phát triển xã Hải An...........................................72
Hình 3-31. Bản đồ quy hoạch lãnh thổ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ dựa vào cộng đồng

xã Hải An..................................................................................................................................75
Hình 3-32. Hiện trạng vị trí trước khi xây dựng mô hình (10/2008).......................................79
Hình 3-33. Sơ đồ mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng.........................................................80
Hình 3-34. Hiện trạng mô hình sau khi xây dựng....................................................................84
DANH MỤC BẢNG
3
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
QLTHĐB Quản lý tổng hợp đới bờ
BĐKH Biến đổi khí hậu
NSNN Ngân sách nhà nước
DANIDA Quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch
CIDA Quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế Canada
IDRC Trung tâm phát triển tài nguyên quốc tế
NETGOV Chính phủ Hà Lan
JICA Quỹ hỗ trợ quốc tế Nhật Bản
SIDA Quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế Thụy Điển
UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
WB Ngân hàng thế giới
BCS Đất bằng chưa sử dụng
CHN Đất làm nhà tạm, lán trại
DGT Đất giao thông
NTD Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTS Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt
OTC Đất ở nông thôn
RPT Đất trồng rừng phòng hộ
SMN Đất sông ngòi, kênh rạch
UB Đất trụ sở nhà nước
4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển, và đây là khu vực sinh sống, nguồn sinh
kế cho hàng triệu người dân. Vùng ven biển nước ta có dân cư tập trung khá đông
đúc, chiếm khoảng 30% tổng dân số của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động có
khoảng 10,2 triệu người. Dự báo đến năm 2010 dân số vùng ven biển khoảng gần 27
triệu người, trong đó gần 18 triệu người ở độ tuổi lao động. Theo ước tính, quy mô
kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48%
1
GDP
cả nước, trong đó GDP của kinh tế vùng ven biển đạt khoảng 26 – 27%. Dự báo
trong tương lai, cùng với việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, sẽ có mức gia
tăng nhanh hơn rất nhiều so với hiện nay.
Biển là di sản của nhân loại, là kho dự trữ cuối cùng của loài người nói chung
và của người dân Việt Nam nói riêng, về lương thực, thực phẩm và nguyên, nhiên
liệu. Vì vậy, phải cân nhắc đến tính bền vững trong phát triển kinh tế khu vực biển và
ven biển. Khai thác biển đã đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội bước đầu quan
trọng, nhưng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu vực biển và ven biển chưa hiệu
quả, thiếu bền vững.
Là một xã ven biển miền trung, xã Hải An thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng
Trị có đặc điểm ít tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất (đất cát nghèo
dinh dưỡng), khí hậu khô nóng khắc nghiệt, nhiều đụn cát, bãi cát rộng, chịu tác động
mạnh mẽ của hiện tượng sa mạc hoá, và thiếu nước vào mùa khô. Lợi thế của khu
vực nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng là nằm trên hành lang kinh tế đông – tây,
cầu nối kinh tế bắc – nam, là khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế hướng ra Biển Đông và đảm bảo an ninh quốc phòng nước ta. Khu
vực ven biển Quảng Trị thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển du
lịch, giao lưu kinh tế trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh
tế khu vực ven biển.
Người dân xã Hải An, sống chủ yếu vào đánh bắt hải sản và sản xuất nông

nghiệp. Nhu cầu đánh bắt cao cùng với gia tăng dân số, làm cho nguồn lợi ven bờ cạn
kiệt dần, bên cạnh đó quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp chỉ có hạn. Tuy vậy, nếu xây
dựng các khu bảo tồn biển để bảo vệ tài nguyên biển và giảm bớt đánh bắt ven bờ lại
có khả năng ảnh hưởng xấu tới sinh kế của người dân ven biển do chúng không thể
1
Nguồn: Viện nghiên cứu và phát triển Tp. Hồ Chí Minh />idcha=2806&cap=3&id=4439
5
mang lại lợi ích tức thì. Vậy làm thế nào để vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo sinh
kế cho người dân, đặc biệt là trước tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
đang diễn ra như hiện nay? Để phần nào giải quyết bài toàn này, việc tiến hành
nghiên cứu, đánh giá nhằm xây dựng mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với mục đích
giảm sức ép đến khai thác tài nguyên thiên nhiên và bước đầu đánh giá, dự báo tác
động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới sinh kế của người dân địa phương đã được
tiến hành thực hiện. Đây cũng chính là nội dung của đề tài “Xác lập cơ sở khoa học
địa lý phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị” đặt ra để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng
Trị.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
(i) Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp đới bờ và hệ kinh tế sinh
thái;
(ii) Phân tích các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực;
(iii) Bước đầu đánh giá, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế của
người dân địa phương.
(iv) Xác lập cơ sở khoa học xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ
phát triển bền vững dải ven biển huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
(i) Phạm vi không gian lãnh thổ nghiên cứu: khu vực ven biển huyện Hải Lăng

gồm hai xã là Hải An và Hải Khê; tuy nhiên do địa bàn nghiên cứu rộng, nội dung
nghiên cứu bao gồm nhiều vấn đề phức tạp, đề tài tập trung nghiên cứu trên quy mô
lãnh thổ là toàn bộ xã Hải An, huyện Hải lăng, tỉnh Quảng Trị.
(ii) Phạm vi khoa học: nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích đặc điểm tự nhiên,
kinh tế xã hội, từ đó xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với điều kiện
thực tiễn tại xã Hải An.
6
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1.1 Các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tổng hợp đới bờ
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu quản lý đới bờ
Mặc dù việc khai thác nguồn tài nguyên ở đới bờ đã có từ lâu đời, nhưng hầu
hết các quốc gia ven biển chỉ mới thực sự quan tâm đến vấn đề quản lý nguồn tài
nguyên quý giá này từ sau những năm 1960. Lịch sử phát triển của quản lý đới bờ trải
qua bốn giai đoạn, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1-1. Lịch sử quản lý đới bờ [16]
Giai đoạn 1 Giai đoạn chuẩn bị
Thời gian Cuối những năm 1960
Mục tiêu Tăng cường việc sử dụng tài nguyên
Công tác quản lý Sử dụng mang tính đơn ngành hoặc có sự kết hợp của một vài
ngành nào đó
Phạm vi quản lý Vùng biển nông ven bờ hoặc một dải hẹp phần đất ven biển
Giai đoạn 2 Giai đoạn bắt đầu
Thời gian Vào những năm 1970
Mục tiêu Quản lý việc sử dụng tài nguyên mang tính cục bộ và bảo vệ môi
trường
Công tác quản lý Mang tính đa ngành
Phạm vi quản lý Quản lý theo ranh giới hành chính hoặc theo tiêu chuẩn
Giai đoạn 3 Tiến tới giai đoạn trưởng thành
Thời gian Vào những năm 1980

Mục tiêu Quản lý việc sử dụng đới bờ một cách toàn diện, bảo vệ môi
trường và duy trì các vùng nhạy cảm
Công tác quản lý Mang tính tổng thể
Phạm vi quản lý Về phía đất liền: giới hạn theo các tiêu chuẩn khác nhau. Về phía
biển: trùng với phạm vi vùng hoạt động hàng hải thuộc chủ
quyền của quốc gia
Giai đoạn 4 Giai đoạn trưởng thành
Thời gian Vào những năm 1990
Mục tiêu Quản lý thống nhất đới bờ, bao gồm cả việc sử dụng và các hệ
sinh thái
Công tác quản lý Quản lý tổng hợp
Phạm vi quản lý Về phía đất liền: giới hạn theo các tiêu chuẩn khác nhau. Về phía
biển: trùng với phạm vi vùng hoạt động hàng hải thuộc chủ
quyền của quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế
7
Công tác quản lý đới bờ có sự phát triển liên tục cả về mục tiêu, quy mô cũng
như phạm vi quản lý. Quản lý từ mang tính đơn ngành trong một phạm vi hẹp cho
đến đa ngành trên phạm vi toàn bộ đới bờ.
Trên thực tế, quan điểm tiếp cận quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) xuất
hiện đầu tiên tại Mỹ vào đầu những năm 1970, và đã đạt được một số những thành
tựu nhất định trong việc quản lý tài nguyên đới bờ. Sau đó, một số quốc gia có biển
đã theo cách tiếp cận như vậy để thực hiện hoặc thử nghiệm một số công việc cụ thể
liên quan đến công tác quản lý đới bờ. Cho đến đầu những năm 1980, QLTHĐB đã
được sử dụng khá rộng rãi, chương trình QLTHĐB không chỉ thực hiện đơn lẻ ở mỗi
quốc gia, mà còn tiến hành trên một khu vực rộng hơn như cho cả khối ASEAN, hoặc
cho toàn bộ các quốc gia có biển ở khu vực Nam Á, Châu Âu, Caribe và khu vực các
nước Mỹ La Tinh. Những bài học rút ra từ thực tiễn của công tác quy hoạch và thực
thi dự án liên quan đến đới bờ là những kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia có
biển nói chung và cho Việt Nam nói riêng.
1.1.2 Khái niệm về đới bờ và quản lý tổng hợp đới bờ

a) Đới bờ
Đới bờ (Coastal Zone) là một bộ phận đặc biệt và quan trọng của bề mặt Trái
Đất, là nơi tiếp xúc giữa các quyển: thạch quyển, sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển.
Đới bờ cũng là nơi chứa đựng các hệ sinh thái có năng suất cao, tính đa dạng sinh
học lớn. Rất nhiều nhà khoa học thuộc lĩnh vực khác nhau quan tâm đến đới bờ theo
hướng cụ thể của mình và có cách nhìn nhận khác nhau, sau đây là một số định nghĩa
về đới bờ:
Định nghĩa mang tính khái quát nhất và được sử dụng khá rộng rãi là định
nghĩa đới bờ trong mối tương tác giữa môi trường biển và lục địa: “Đới bờ là một
vùng chuyển tiếp mà ở đó môi trường biển và môi trường lục địa tương tác lẫn nhau
và hình thành một môi trường thống nhất”[15]. Về mặt lý thuyết, định nghĩa này thể
hiện một cách đầy đủ bản chất của đới bờ, là một không gian cụ thể mà ở đó môi
trường tự nhiên mang tính đặc thù riêng bởi sự kết hợp giữa môi trường biển và môi
trường lục địa, đồng thời mang tính tổng quát cao. Đây cũng là định nghĩa được khá
nhiều công trình về môi trường tự nhiên của đới bờ sử dụng.
Chương trình quản lý tài nguyên và môi trường của Malaysia năm 1996 lại
cho rằng “Đới bờ là một hệ sinh thái giàu có về thực vật cũng như các quá trình vật
8
lý, có động lực mạnh và là môi trường nhạy cảm hơn bất cứ nơi nào trên Trái Đất, là
vùng đất và biển, mở rộng về phía biển 10 km và về phía đất liền cũng 10 km”.
Trên quan điểm tổng hợp và hệ thống, Lymarev V.I đã định nghĩa “Đới bờ
(hay còn gọi là đới tương tác hiện tại giữa lục địa và biển) là một dải tiếp giám đất -
biển không rộng lắm có bản chất độc đáo tạo nên một hợp phần lớp vỏ cảnh quan
của Trái Đất và là nơi xảy ra mối tác động tương hỗ phức tạp và đối lập giữa thạch
quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển”.
Theo phạm vi không gian của đới bờ Việt nam có thể được xác định là toàn
bộ các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam phù hợp với Công ước quốc tế về
Luật biển năm 1982, gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa và bao gồm cả một dải đất liền ven biển (mà hiện nay
chưa thể xác định được chiều rộng chính xác của nó). Nội dung của định nghĩa này

trên thực tế chỉ thuần tuý mang tính pháp lý để khẳng định chủ quyền vùng biển của
các quốc gia có biển.
Hình 1-1. Sơ đồ ranh giới đới bờ [15]
Hiện nay, Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể xác định về phạm vi và ranh
giới của đới bờ. Trong một số nghiên cứu hiện nay, việc lựa chọn dựa trên đối tượng
hành chính cơ bản là các tỉnh có ranh giới biển làm phạm vi quan tâm, khảo sát và
thu thập số liệu.
Khu vực đới bờ là nơi có môi trường sống đa dạng, với nhiều hệ sinh thái
phong phú như cửa sông, cỏ biển, san hô, đầm phá, vũng vịnh, bãi triều v.v. Các sản
phẩm tự nhiên của khu vực này trở thành tài nguyên thực sự khi có tác động của con
người. Các hành vi này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển hoặc thông qua
mối quan hệ giữa hệ thống ven biển với các hệ thống xung quanh. Các mối quan hệ
9
§íi bê
Cửa sông
Rừng ngập mặn
Rạn san hô
Sông
Vùng ngập triều
Vùng đất thấp
Vùng đất cao
Vùng núi
này có khi là tích cực và cũng có khi là tiêu cực, vì vậy nó tạo nên các dạng môi
trường khác nhau ở khu vực ven biển.
Hình 1-2. Mối quan hệ giữa đới bờ và tài nguyên đới bờ [17]
Do vậy, việc định nghĩa và xác định ranh giới cho đới bờ phục vụ mục đích
quản lý phải hết sức linh hoạt và đa dạng, phụ thuộc vào mục đích sử dụng của nó,
với ý nghĩa nhằm quy hoạch và quản lý để đạt được sự phát triển một cách bền vững
nguồn tài nguyên nơi đây.
Xác định theo mục đích và nhiệm vụ của các chương trình quản lý: không

gian của đới bờ thường được xác định theo bốn cách thức sau:
(1) Xác định theo một khoảng cách cố định: trong đó yếu tố tự nhiên của đới
bờ được quan tâm, được tính theo một ranh giới nào đó giữa biển và lục địa - thường
là theo mực triều trung bình, ranh giới về phía biển thường lấy theo phạm vi chủ
quyền của quốc gia.(Chương trình quản lý tài nguyên và môi trường của Malaysia
năm 1996, Luật biển quốc tế).
(2) Xác định theo các khoảng cách thay đổi: không gian của đới bờ lấy theo
cách thức khoảng cách biến đổi được xác định theo một đường ranh giới nào đó giữa
lục địa và biển, nhưng khoảng cách đường bao tính từ ranh giới này thay đổi phụ
thuộc vào việc lựa chọn theo: đặc điểm tự nhiên; theo đặc điểm sinh học; theo các
mốc công trình; hoặc theo ranh giới hành chính.
(3) Xác định theo mục đích sử dụng: Các tổ chức quốc tế và quốc gia có diện
tích biển lớn thường xác định giới hạn của đới bờ theo những vấn đề quản lý cụ thể
(Hội nghị về khai thác và sử dụng tài nguyên đới bờ tháng 6 năm 1972 tại Woods
10
Hole, Văn bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của Ngân hàng Thế giới
1989).
(4) Xác định theo kiểu lồng ghép: Các nhà quản lý cho rằng, ranh giới của đới
bờ được xác định theo mục đích và nhiệm vụ quản lý là phù hợp hơn cả. Đới bờ là
nơi có môi trường sống hết sức đa dạng và bao gồm nhiều các hệ sinh thái phong phú
khác nhau. Các sản phẩm tự nhiên của đới bờ trở thành tài nguyên thực sự khi nó có
sự tác động của con người.
Về mặt quản lý, cũng như nhiều nước trên thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng
đã tuyên bố về đới bờ biển bao gồm các vùng biển của mình phù hợp với Công ước
của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các thông lệ quốc tế, nhằm mục đích
chính khẳng định về mặt chủ quyền và hoạch định chiến lược, các chính sách lâu dài
của quốc gia cho việc quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên.
Trong quá trình triển khai các chương trình, dự án của quốc gia, của các bộ,
ngành, không gian đới bờ lại được xác định lại một cách cụ thể cho phù hợp với mục
tiêu và nội dung nghiên cứu cũng như khả năng đáp ứng về mặt tài chính và kỹ thuật

công nghệ. Các tiêu chí để xác định đới bờ biển ở nước ta là tài nguyên thiên nhiên,
quản lý xã hội và hành chính pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự thống
nhất nào giữa các bộ ngành về ranh giới của đới bờ biển Việt Nam.
Đối với khu vực nghiên cứu xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, theo
kết quả nghiên cứu của đề tài KC.09.08/06-10 [8], ranh giới đới bờ được xác định
theo các tiêu chí sau: (i) Xác định theo cách thức "khoảng cách thay đổi”; (ii) Việc
xác định không gian nghiên cứu được kế thừa kinh nghiệm của các dự án quản lý đới
bờ đã được thực hiện thành công trên thế giới và ở Việt Nam; (iii) Dễ triển khai dự
án theo các cấp quản lý; (iv) Khu vực nghiên cứu bao chứa được các tài nguyên
nguyên thiên nhiên của dải ven bờ như: bãi biển, bãi triều, cửa sông, đầm phá, thềm
cát biển, các đụn cát ven biển...; (v) Tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các
hoạt động kinh tế và dân sinh trong mối tương tác đất biển (quan tâm đến các huyện
không giáp biển, nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến phần giáp ranh/hạ lưu). Từ đó, đề tài
đã xác định các ranh giới đất liền và ranh giới biển như sau:
- Ranh giới phía đất liền: đề tài xác định các tài nguyên thiên nhiên đới bờ
của khu vực nghiên cứu là các dạng tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các thành tạo
địa hình được hình thành bởi mối tương tác lục địa-biển trong suốt thời gian từ Đệ
Tứ đến nay, đang hiện hữu và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phát triển kinh
tế xã hội, đồng thời kết hợp với việc giải quyết khó khăn trong triển khai dự án theo
các cấp quản lý, đề tài đã lựa chọn phương án tích hợp giữa hai đường ranh giới tự
nhiên (theo đường bình độ 25m) với ranh giới hành chính của các xã. Với cách tích
11
hợp như vậy, phạm vi nghiên cứu về phía đất liền của đề tài gồm có 207 xã thuộc
đồng bằng ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với tổng
diện tích 5.106 km
2
, chiếm 29% tổng diện tích của cả 3 tỉnh (17671 km
2
).
- Ranh giới phía biển: Ranh giới phía biển được xác định trên cơ sở đường

cơ sở thẳng của chính phủ công bố năm 1982 tính từ nam đảo Cồn Cỏ và theo đề xuất
của đề tài KHCN 06-05 năm 1999 đã được Hội đồng Khoa học Nhà nước thông qua
ở phần phía bắc đảo Cồn Cỏ. Do đó, phạm vi nghiên cứu về phía biển của đề tài: (i)
nằm trong giới hạn của đới bờ theo luật biển quốc tế (200 hải lý tính từ bờ đến hết
vùng đặc quyền kinh tế); (ii) thuộc vùng nước nội thuỷ của quốc gia, nơi chính phủ
Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất
liền, thuận lợi cho công tác quy hoạch và đưa ra các chính sách quản lý; (iii) chủ yếu
nằm trong giới hạn từ 0 đến 50m nước, có thể tham khảo và kế thừa nhiều tài liệu của
các đề tài nghiên cứu trước đó. Theo đó, ranh giới về phía biển được xác định cơ bản
theo đường đẳng sâu 30m nước. Riêng khu vực đảo Cồn Cỏ, ranh giới được lấy rộng
ra đến đường đẳng sâu 50m (giới hạn độ sâu phân bố hệ sinh thái san hô) bao lấy
toàn bộ đảo. Tổng diện tích nghiên cứu phía biển của đề tài sẽ là 4.731 km
2
, bao gồm
cả huyện đảo Cồn Cỏ.
Như vậy, khu vực nghiên cứu của đề tài KC 09.08/06-10 tính từ đất liền ra
phía biển gồm có các tiểu vùng: (1) dải địa hình gò đồi ; (2) dải cát nội đồng; (3) dải
cồn cát ven biển (bãi ngang); (4) dải cát nằm giữa mực triều thấp trung bình và mực
triều cao trung bình; và (5) vùng biển đảo. Trên cơ sở ranh giới đới bờ đã được xác
định ở phần trên, toàn bộ khu vực nghiên cứu của đề tài nằm trong phạm vi của tiểu
vùng (3) - dải cồn cát ven biển (bãi ngang).
b) Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB)
Có khá nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về QLTHĐB. Theo
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), QLTHĐB được định nghĩa là một
quy trình mềm dẻo đối với công tác quản lý tài nguyên phục vụ cho sự phát triển bền
vững ở đới bờ, có nghĩa là các nguồn tài nguyên ở đây phải được duy trì và bảo vệ cả
về khối lượng và chất lượng không chỉ để cung cấp cho những lợi ích kinh tế và môi
trường hiện tại mà còn phải cho tương lai.
Theo Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), QLTHĐB là một quá trình mang tính
pháp chế, nó bao gồm hệ thống các ban ngành chức năng và hệ thống luật pháp cần

thiết để bảo đảm cho tính thống nhất trong các kế hoạch quản lý và phát triển đới bờ
12
với mục tiêu bảo vệ môi trường (bao gồm cả xã hội) và được thiết lập trên cơ sở đã
tính toán đến những ảnh hưởng này.
Có thể thấy, các định nghĩa đều nhấn mạnh bản chất linh hoạt của quá trình
QLTHĐB và tầm quan trọng của nó đối với sự thống nhất của chính phủ, các ban
ngành và cộng đồng dân cư trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển đới bờ, nhằm
đạt mục tiêu phát triển bền vững. Trong báo cáo của Hội nghị quốc tế GESAMP
(năm 1996) về vấn đề định hướng khoa học cho việc bảo vệ môi trường biển [26] đã
định nghĩa QLTHĐB như sau
QLTHĐB là một quá trình linh hoạt và liên tục trong đó các cấp chính quyền
và người dân, các nhà khoa học và các nhà quản lý, các ban ngành và cả cộng đồng
cùng chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch thống nhất cho mục tiêu bảo vệ và phát
triển bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên đới bờ.
Định nghĩa này nêu một cách đầy đủ về sự vận hành của quá trình quản lý,
người và phương thức quản lý và mục tiêu của việc quản lý.
1.1.3 Quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam – thành công và hạn chế
Hiện nay đã có rất nhiều dự án, đề tài (sử dụng nguồn vốn trong nước và ngoài
nước) về lĩnh vực sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở khu vực các tỉnh ven
biển Việt Nam. Việc đánh giá nội dung, phạm vi và kết quả đạt được của các dự án
này là vô cùng quan trọng. Nó cho phép các nghiên cứu sau đó kế thừa kết quả đã đạt
được cũng như tránh chồng chéo hoặc lặp lại các nội dung đã thực hiện. Do vậy, đề
tài đã tiến hành thống kê các dự án, đề tài liên quan đến lĩnh vực tài nguyên – môi
trường đã thực hiện ở khu vực ven biển.
 Nội dung, mục tiêu thực hiện trên số dự án
Trong tổng số 294 dự án thống kê được tại 29 tỉnh ven biển Việt Nam từ năm
1995 trở lại đây, các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ tài nguyên chiếm 22,71% trên tổng
số dự án; 40% dự án/đề tài liên quan đến môi trường; 21,69% liên quan đến quản lý
và xã hội; 15,59% dự án/đề tài về phát triển kinh tế.
13

Phát triển kinh tế,
cơ sở hạ tầng:
15.59%
Tổng số dự án
Bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên: 22.71%
Tổng số dự án
Vấn đề về quản lý
và x hội: 21.69% ã
Tổng số dự án
Bảo vệ môi trường:
40% Tổng số dự án
Bảo vệ tài nguyên Môi trường Các Vấn đề xã hội Phát triển kinh tế
Hỡnh 1-3. T l d ỏn trờn nhúm mc tiờu thc hin [5]
Trong bn lnh vc nờu trờn, mụi trng l lnh vc cú s lng d ỏn, ti
thc hin cao nht, chim 40% tng s. Nh vy, cú th nhn thy mi quan tõm n
vn mụi trng ti cỏc tnh ven bin rt ln. Vn mụi trng ch yu cp
n vic ỏnh giỏ hin trng khai thỏc v s dng ti nguyờn, t ú xỏc nh nguyờn
nhõn, xõy dng mụ hỡnh qun lý v gii phỏp khc phc. C th trong nuụi trng
thu sn, khai thỏc, s dng ti nguyờn rng, hot ng khai thỏc than. (Vớ d: Cỏc
vn mụi trng trong hot ng nuụi trng thy sn ti tnh Thỏi Bỡnh, xem d ỏn
s 38, ph lc 1).
Phm vi thc hin
Tt c cỏc tnh ven bin u cú d ỏn. Tuy nhiờn, s lng d ỏn/ ti phõn
b khụng ng u. Min bc cú s d ỏn/ ti tp trung ch yu ba tnh Qung
Ninh, Hi Phũng v Nam nh (chim 26.1% tng s d ỏn), min trung cú s d
ỏn/ ti tp trung Tha Thiờn Hu, Nng v Qung Nam (chim 14.2% tng s
d ỏn), min nam ti B Ra Vng Tu, thnh ph H Chớ Minh v C Mau (chim
12.2% tng s d ỏn), hỡnh 1-4 v 1-5.
14

0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Q
u

n
g

N
i
n
h
T
h
¸
i

B
×
n
h

N
i
n
h

B
×
n
h
N
g
h
Ö

A
n
Q
u

n
g

B
×
n
h
T
h
õ
a


T
h
i
ª
n

H
u
Õ
Q
u

n
g

N
a
m
B
×
n
h

§
Þ
n
h
K
h

¸
n
h

H
ß
a
B
×
n
h

T
h
u
Ë
n
T
P

H
å

C
h
Ý

M
i
n

k
T
i
Ò
n

G
i
a
n
g
T
r
µ

V
i
n
h
B
¹
c

L
i
ª
u
K
i
ª

n

G
i
a
n
g
Sè dù ¸n

Hình 1-4. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường của các tỉnh ven biển
Việt Nam
15
Hình 1-5. Số lượng dự án liên quan đến tài nguyên và môi trường
của các tỉnh ven biển Việt Nam
16
 Kinh phí thực hiện
Sau khi tổng hợp và phân tích, mười (10) đơn vị tài trợ nhiều nhất cho các dự
án/đề tài thuộc khu vực ven biển Việt Nam từ năm 1995 đến nay được thể hiện ở
hình 1-6.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50

NSNN DA NIDA CIDA IDRC NETGOV JICA SIDA UNDP JB IC ADB
Nhµ tµi trî
sè dù ¸n
Hình 1-6. Mười (10) đơn vị tài trợ lớn nhất
Tóm lại, hiện nay nhiều dự án đã và đang được triển khai ở khu vực ven biển.
Những dự án này không chỉ nhận được đầu tư từ nhà nước mà còn từ các tổ chức
quốc tế. Nhưng qua đây có thể nhận thấy, nguồn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn tài
trợ cao nhất phục vụ cho hoạt động của các dự án/ đề tài tại khu vực đới bờ Việt
Nam, điều này nói lên sự quan tâm rất lớn của chính phủ đối với khu vực này. Tuy
nhiên, nhà nước Việt Nam vẫn chưa có một chương trình quản lý thống nhất nào trên
khu vực này. Điều này dẫn đến nhiều đầu tư chồng chéo, gây xung đột trong sử dụng,
khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở khu vực ven biển.
1.2 Các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế sinh thái
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu kinh tế sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam
Khi kinh tế học trở thành một ngành khoa học vào năm 1776, Adam Smith
(1723 - 1790) xuất bản tác phẩm “Quốc phú luận (The Wealth of Nations)”. Câu hỏi
về bản chất và nguyên nhân của phát triển kinh tế với luận điểm nổi tiếng về “Bàn tay
vô hình” trong học thuyết của Smith. Ông là một trong nhiều nhà kinh tế thuộc nhóm
những nhà kinh tế học cổ điển mà tư tưởng của họ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế học
trong một thời gian dài cho đến 25 năm cuối thế kỷ XIX. Kinh tế học cổ điển được
biết đến rộng rãi với tên gọi: Kinh tế Chính trị. Quan điểm này dựa trên lý luận là quỹ
đất nông nghiệp không tăng lên trong khi quy mô dân số ngày lớn. Theo các nhà kinh
tế học cổ điển, môi trường tạo ra giới hạn cho sự mở rộng hoạt động kinh tế với chiều
17
hướng trong thời gian dài là lương công nhân sẽ giảm tới mức vừa đủ để tồn tại. Đây
như là một lời tiên đoán rằng tình trạng thiếu việc làm sẽ xảy ra trong tương lai. Cho
đến nay, thực tế cho thấy điều này hoàn toàn sai. Nền kinh tế Tây Âu từ đầu thế kỷ
XIX cho thấy rằng dân số tăng và mức sống cũng được nâng cao theo thời gian. Sự
giải thích thông thường cho sự sai lầm của Malthus là ông đã bỏ qua sự phát triển của
khoa học và công nghệ. Malthus và các nhà kinh tế học cổ điển đã cho rằng công

nghệ không thay đổi; trong khi trên thực tế khoa học và công nghệ đã biến đổi rất
nhanh cùng với sự ra đời của các cuộc Cách mạng Công nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh
tế Tây Âu không đem lại hiệu quả với quỹ đất nông nghiệp không đổi trong suốt thời
kỳ này. Sự thất bại này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của
kinh tế học cổ điển.
Bắt đầu từ những năm 1870, kinh tế học bắt đầu phát triển lên từ kinh tế học
cổ điển theo hướng “kinh tế học tân cổ điển”. Vào khoảng những năm 1950, khi môi
trường tự nhiên đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế học
cổ điển và tân cổ điển, phần lớn trong số họ đã bỏ qua mối quan hệ giữa việc quản lý
hộ gia đình về mặt tự nhiên và quản lý hộ gia đình về mặt nhân văn. Vào thập kỷ 60,
nhiều nhà kinh tế học đã phát triển những lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, trong đó
vai trò của môi trường tự nhiên hoàn toàn không được đề cập đến. Những lý thuyết
này đã mặc nhiên cho rằng sự quản lý kinh tế theo đúng quy tắc đưa ra sẽ làm cho
mức sống có thể tăng liên tục vô hạn định. Sự theo đuổi tăng trưởng kinh tế đã trở
thành mục tiêu lớn nhất của chính sách phát triển - kinh tế. Một lý do quan trọng lý
giải cho điều này là tăng trưởng kinh tế dường như đem lại triển vọng của nhiều quốc
gia giúp giảm bớt đói nghèo. Bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 70, kinh tế học tân
cổ điển bắt đầu bày tỏ mối quan tâm về môi trường tự nhiên cho tới nay đã phát triển
thành hai chuyên ngành quan trọng là kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên thiên
nhiên. Kinh tế môi trường chủ yếu quan tâm đến sự lồng ghép kinh tế vào môi trường
và vấn đề ô nhiễm môi trường. Kinh tế tài nguyên thì chủ yếu quan tâm đến sự khai
thác của kinh tế từ môi trường và những vấn đề liên quan đến sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Rất nhiều chương trình kinh tế ở các trường đại học đưa ra những khoá
chuyên sâu về một hoặc hai chuyên ngành này.
Kinh tế sinh thái dựa trên quan điểm cho rằng những nghiên cứu đúng quy tắc
về sinh kế của con người bao gồm nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với
môi trường hữu cơ và vô cơ. Trong khi các nhà kinh tế học tân cổ điển coi nghiên
18
cứu về quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và môi trường là một phần thêm vào không bắt
buộc thì đối với kinh tế sinh thái.

Kinh tế sinh thái là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành tương đối mới. Trong
ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học nhận thức được rằng hoạt động
kinh tế của con người đã và đang tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và điều
này gây ra những tác động có hại tới phương diện kinh tế của các thế hệ tương lai.
Thành lập năm 1989, Hội Kinh tế sinh thái Quốc tế với sự ủng hộ của nhiều học giả ở
các chuyên ngành khác nhau, cho rằng việc nghiên cứi mối quan hệ tương hỗ giữa
kinh tế và môi trường và các vấn đề liên quan cần có sự tiếp cận liên ngành bao gồm
những lĩnh vực nghiên cứu truyền thống của kinh tế học và sinh thái học.
Kinh tế sinh thái là một khoa học liên ngành, không đơn giản là nó có liên
quan tới những hiện tượng kinh tế và sinh thái hay là nó thu hút sự tham gia của các
chuyên ngành kinh tế học và sinh thái học. Khi một vấn đề vượt quá hay nằm ngoài
ranh giới của chuyên ngành thì cần có một quan điểm chung bao trùm cả hai chuyên
ngành. Khi nghiên cứu mối tương quan giữa kinh tế và môi trường, quan điểm kinh
tế học truyền thống cần phải thay đổi để trở thành cơ sở hữu hình cho hoạt động kinh
tế. Quan điểm sinh thái học truyền thống cần phải nhận ra vai trò của xã hội loài
người trong các hệ sinh thái. Sự thay đổi quan điểm này sẽ dẫn đến việc nhận thức về
sự hữu ích của công cụ và phương pháp phân tích lịch sử kết hợp với nhiều khoa học
khác.
Có hai quan điểm về vấn đề này: Thứ nhất, những nghiên cứu cụ thể về mối
tương tác kinh tế – môi trường liên quan đến nhiều chuyên ngành, trong đó kinh tế
sinh thái phải là chuyên ngành đi trước. Thứ hai, có nhiều hiện tượng và vấn đề kinh
tế hay sinh thái mà chỉ có từng chuyên ngành mới giải quyết được. Nếu chúng ta chỉ
ngiên cứu về thị trường chứng khoán thì không cần quan tâm đến sinh thái. Hay như
chúng ta nghiên cứu về chuỗi thức ăn thì không cần nghĩ nhiều về kinh tế. Tuy nhiên,
khi chúng ta muốn hiểu kinh tế thế giới như một hệ thống phục vụ nhu cầu của con
người hay hệ sinh thái toàn cầu như là hệ thống phong phú các loài sinh vật thì chúng
ta cần nghiên cứu liên ngành để kết nối hai mảng kiến thức chuyên ngành này với
nhau.
1.2.2 Khái niệm về kinh tế sinh thái
Tiền tố “eco” trong từ “ecology” hay “economics” bắt nguồn từ “oikos” trong

tiếng Hy Lạp, có nghĩa là hộ gia đình. Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về việc
quản lý hộ gia đình về mặt tự nhiên và kinh tế học nghiên cứu việc quản lý hộ gia
19
đình trong các cộng đồng dân cư. Sinh thái học có thể được định nghĩa là khoa học
nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường hữu cơ và vô cơ. Kinh tế học
nghiên cứu phương thức sinh kế của con người, phương thức làm thoả mãn nhu cầu
cơ bản và khát vọng của con người [22].
Kinh tế sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa việc quản lý hộ gia
đình về mặt tự nhiên và nhân văn. Nói theo cách khác, nó nghiên cứu về mối tương
tác giữa các hệ thống kinh tế và các hệ thống sinh thái. Theo định nghĩa này, con
người là đối tượng nghiên cứu của cả kinh tế học và sinh thái học. Tuy nhiên, loài
người được đặc trưng bằng quan hệ xã hội giữa các cá nhân. Hoạt động lao động của
con người là điểm hoàn toàn khác biệt so với các động vật khác. Ta có thể thấy kinh
tế học và sinh thái học là những chuyên ngành có chung một số lĩnh vực nghiên cứu
và phần chung đó là kinh tế sinh thái (hình 1-7).
Hình 1-7. Sơ đồ về xác định phạm vi của Kinh tế sinh thái. [23]
Hình 1-8. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường [23]
Bản chất của mối tương tác giữa các hệ thống kinh tế và sinh thái được mô tả
tổng quát trong hình 1-8. Các nền kinh tế trên thế giới được xem như là một hệ thống
kín và môi trường là toàn bộ môi trường tự nhiên trên Trái đất. Các nền kinh tế nằm
trong môi trường và trao đổi vật chất, năng lượng với nó. Để phục vụ hoạt động sinh
20
hoạt và sản xuất của mình, con người đã khai thác nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên
như dầu mỏ, khoáng sản, gỗ,… từ môi trường. Mặt khác, con người còn thải ra môi
trường rất nhiều loại chất thải phát sinh trong quá trình sinh sống và sản xuất như
SO
2
, CO
2
. Môi trường của con người - Trái đất - bản thân nó cũng có một môi trường

bao quanh: đó là vũ trụ rộng lớn. Trái đất và vũ trụ chỉ trao đổi năng lượng mà không
trao đổi vật chất. Hoạt động kinh tế của con người luôn liên quan đến nguồn vật chất
và năng lượng trao đổi với môi trường (hình 1-7, và 1-8). Trong lịch sử loài người,
mức độ tác động của con người tới chức năng của môi trường là không đáng kể. Tuy
nhiên, trong vòng ba thế kỷ gần đây, mức độ tác động của con người tới tự nhiên
ngày càng gia tăng nhanh chóng. Hoạt động kinh tế quy mô toàn cầu hiện tại đã ảnh
hưởng tới khả năng cung cấp tài nguyên của môi trường.
Ở Việt Nam, theo tác giả Phạm Quang Anh (1983): “Hệ kinh tế sinh thái là
một hệ thống cấu trúc và chức năng về mối quan hệ biện chứng và nhất quán giữa xã
hội và tự nhiên trên một đơn vị lãnh thổ nhất định đang diễn ra mối tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của con người trên cả ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng
tài nguyên trên lãnh thổ đó, tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất - năng
lượng - tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực về kinh tế (giàu có, trung bình,
nghèo đói) và cùng với một bậc trạng thái môi trường (ô nhiễm khắc nghiệt, bình
thường, và trong sạch, dễ chịu) nhằm thỏa mãn cho bản thân mình về vật chất và nơi
sống”[1].
Theo tác giả Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải (1999): “Hệ kinh tế
sinh thái là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và
môi trường, chịu sự điều khiển của con người để đạt mục đích lâu bền, là hệ thống
vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế), vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái)
và bố trí hợp lý trên lãnh thổ”[12].
1.2.3 Khái niệm về mô hình hệ kinh tế sinh thái
Mô hình hệ kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và
xây dựng trong một vùng sinh thái xác định, bao gồm các thành phần, cấu trúc, chức
năng (đầu vào, đầu ra và các quá trình sản xuất quan hệ với nhau thông qua dòng vật
chất, năng lượng, thông tin).
21
Hệ kinh tế sinh thái
Đầu vào (Input) Đầu ra (Output)
T, K,M...

U(t)
X(t)
T: các yếu tố tự nhiên
K : các yếu tố kinh tế xã hội
M : các yếu tố môi trường
U(t) : vai trò điều khiển của con người tại thời điểm t.
X(t) : sản phẩm kinh tế - xã hội - môi trường tại thời điểm t.
Hình 1-9. Mô hình hệ kinh tế sinh thái [12]
Đầu vào của hệ thống là các nhân tố tự nhiên (bao gồm các hợp phần của lớp
vỏ địa lý được đưa vào mô hình dưới dạng nhiệt, vật chất vô cơ, hữu cơ và các thông
tin di truyền); các nhân tố kinh tế xã hội (bao gồm nguồn lực lao động, phương thức
sản xuất và chính sách xã hội). Các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có mối quan
hệ tương hỗ với nhau, trong đó các yếu tố tự nhiên là nền tảng của nhân tố xã hội và
chịu sự chi phối của nhân tố kinh tế.
Đầu ra là các sản phẩm kinh tế - xã hội và môi trường. Đầu ra của hệ thống,
ngoài chức năng là tạo thu nhập cho hộ gia đình và xã hội mà còn thải vào môi
trường một lượng lớn chất thải, do đó cần đảm bảo tính bền vững không chỉ về mặt
kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo tính bền vững về mặt môi trường.
1.3 Quan điểm nghiên cứu
1.3.1 Quan điểm hệ thống và tổng hợp
Xã Hải An là một xã ven biển điển hình của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị,
khu vực này chịu sự tác động tương hỗ của nhiều yếu tố, hợp phần cấu tạo khác
nhau, và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi dòng vật chất năng lượng,
thông tin. Khi tác động vào một thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành
phần hay bộ phận khác cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, khi nghiên cứu và khảo sát, cần xem
xét, nhìn nhận các yếu tố một cách đầy đủ, chi tiết trong một hệ thống thống nhất,
qua đó, thấy được mối quan hệ giữa các hợp phần với nhau, cùng với đặc điểm cấu
trúc đứng và cấu trúc ngang của khu vực nghiên cứu.
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân hoá cảnh
quan, vì vậy phải tiến hành nghiên cứu lãnh thổ một cách toàn diện, đầy đủ về điều

kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội. Đây chính là cơ sở quan trọng
trong công tác quản lý tài nguyên khu vực ven biển.
22
1.3.2 Quan điểm lịch sử
Các hợp phần tự nhiên tồn tại, phát triển theo quy luật riêng của chúng nhưng
lại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Việc nghiên cứu tự nhiên
trên quan điểm này cần xuất phát từ lịch sử phát sinh, phát triển của chúng trong mối
tương quan giữa các yếu tố với nhau, từ đó, có biện pháp sử dụng hợp lý, cải tạo và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp.
1.3.3 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai
xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi
quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để
hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những
nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland
(còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế
giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là
"sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". Nói cách khác,
phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng
và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh
tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm
mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi

trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi
một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc
đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là
Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại
Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các
23
chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế
hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên
quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh
thái.
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. "Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi
thành tố trong đó đều có một ý nghĩa riêng; nó phản ánh sự quan ngại đối với một số
quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao
tăng thu nhập hiện tại cho nhanh, mà không để ý đến những nguy hại dài lâu của lối
phát triển ấy đến môi trường sinh thái (tàn phá rừng, sa mạc hóa...), đến trữ lượng
hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên (quặng mỏ, dầu hỏa, khí đốt). Một mẫu hình phát
triển bền vững là mỗi địa phương, vùng, quốc gia… không nên thiên về thành tố này
và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Việc xây dựng mô hình kinh tế sinh thái cũng phải tính đến tính bền vững này.
Một mô hình hệ kinh tế sinh thái nào cũng chỉ được coi là bền vững khi sử dụng một
cách hợp lý đầu vào (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội) và phân phối đúng đắn đầu
ra (các sản phẩm kinh tế, xã hội, môi trường).
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu
Các tài liệu được thu thập thông qua các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan
chuyên ngành: Khoa Địa lý - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Tổng cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Viễn thám quốc gia,

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Hải Lăng, UBND xã Hải
An. Ngoài ra, các tài liệu tham khảo còn được tổng hợp từ kết quả điều tra thực địa
và điều tra xã hội học tại xã Hải An của sinh viên khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học
Tự nhiên các khoá 48 (tháng 4/2007), khoá 49 (tháng 4/2008), khoá 50 (tháng
12/2008).
Tài liệu thu thập được bao gồm hệ thống số liệu, bản đồ, các công trình nghiên
cứu khoa học có liên quan: hệ thống tài liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, thuỷ văn,
dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, số liệu thực địa điều tra kinh tế hộ gia
đình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình…
24
1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa tại xã Hải An
từ ngày 27/3 đến ngày 3/4/2009. Tuyến khảo sát được thực hiện dọc theo bờ biển
(theo hướng bắc - nam) từ thôn Thuận Đầu đến thôn Mỹ Thuỷ và theo hướng đông
-tây từ khu vực nội đồng ra biển. Trong hai tuyến khảo sát này, các nội dung nghiên
cứu bao gồm: khảo sát đặc điểm địa hình, xác định vị trí các dòng chảy mặt tạm thời
và thường xuyên. Ngoài ra, tại một số điểm khảo sát được lựa chọn, tác giả đã tiến
hành đào phẫu diện thổ nhưỡng, đo đạc các thông số vi khí hậu, mô tả các quá trình
địa mạo, đặc điểm thuỷ văn, thực vật. Đây là cơ sở tự nhiên xây dựng bản đồ cảnh
quan cũng như xác lập vị trí xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái.
1.4.3 Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)
Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích
các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ
liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích
địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản
đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho
GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện,
dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).
Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số,
ô nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng.

Khi xác định một công việc kinh doanh mới (như tìm một khu đất tốt cho trồng
chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp), GIS cho phép tạo
lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức
tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được. GIS là
một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các doanh nghiệp
sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề.
Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi các
công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ.
Nền tảng GIS cho phép gắn liền thông tin địa lý với nội dung thuộc tính của
nó thành những bản đồ chính xác, có thể chồng ghép hoặc tách rời từng phần, lưu trữ
dữ liệu thuộc tính mềm dẻo, dễ dàng tổng hợp và truy cập số liệu. Trên cơ sở phân
tích và tổng hợp các dữ liệu đã có quản lý trong hệ thống có thể tính toán nhằm đưa
ra các kết luận, các quyết định chính xác, kịp thời, đóng vai trò như là một công cụ
hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động.
25

×