Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Địa tầng paleozoi trung thượng vùng hạ lang, mối quan hệ với cấu trúc địa chất và khoáng sản mangan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.47 KB, 21 trang )

Địa tầng Paleozoi trung - thượng vùng Hạ
Lang, mối quan hệ với cấu trúc địa chất và
khoáng sản mangan

Nguyễn Công Thuận

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận án Tiến sĩ ngành: Cổ sinh và Địa tầng; Mã số: 62.44.55.10
Người hướng dẫn: PGS.TS Tạ Hòa Phương, PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Đo vẽ chi tiết các mặt cắt địa chất cắt qua các phân vị địa tầng. Phân tích
ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc để tái lập trật tự địa tầng. Phân chia chi tiết các
phân vị thạch địa tầng và sinh địa tầng trong giai đoạn Paleozoi trung - thượng vùng
Hạ Lang. Đối sánh địa tầng trong và ngoài khu vực. Xác lập sơ đồ tướng đá - cổ địa lý
vùng Hạ Lang trong kỷ Devon. Xác lập các tiền đề địa tầng, cấu trúc nhằm định
hướng tìm kiếm quặng mangan trong vùng Hạ Lang.

Keywords: Địa chất; Mangan; Khoáng sản; Địa tầng

Content
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hạ Lang là vùng có khoáng sản mangan trầm tích quan trọng, cũng là một vùng bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi các hoạt động kiến tạo, làm cho các tầng đá bị giập vỡ, đứt gãy, uốn nếp.
Đôi khi trong các mặt cắt địa chất một khối lượng địa tầng nào đó bị biến mất. Cho tới nay
trong nghiên cứu phân chia địa tầng vùng này, các dấu hiệu cấu trúc kể trên chưa được quan
tâm đúng mức. Vì thế nghiên cứu lập lại trật tự và phân chia địa tầng nhằm khôi phục lịch sử
địa chất của vùng, cũng là cơ sở để tìm kiếm các khoáng sản liên quan là nhiệm vụ còn mang
tính thời sự. Đó là lý do để NCS chọn đề tài Luận án là “Địa tầng Paleozoi trung - thượng
vùng Hạ Lang, mối quan hệ với cấu trúc địa chất và khoáng sản mangan”.


Mục tiêu của luận án
1. Khôi phục trình tự địa tầng Paleozoi trung - thượng (PZ
2-3
) vùng Hạ Lang trên cơ sở
phân tích chi tiết các chuyển động kiến tạo, đặc điểm biến dạng và các yếu tố cấu trúc địa chất
vùng Hạ Lang.
2. Phân chia chi tiết địa tầng các thành tạo trầm tích Paleozoi trung - thượng.
3. Xác lập các tiền đề tìm kiếm khoáng sản mangan trong vùng.
Nhiệm vụ của luận án
1. Đo vẽ chi tiết các mặt cắt địa chất cắt qua các phân vị địa tầng.
2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc để tái lập trật tự địa tầng.

2
3. Phân chia chi tiết các phân vị thạch địa tầng và sinh địa tầng trong giai đoạn Paleozoi
trung - thượng vùng Hạ Lang. Đối sánh địa tầng trong và ngoài khu vực.
4. Xác lập sơ đồ tướng đá - cổ địa lý vùng Hạ Lang trong kỷ Devon.
5. Xác lập các tiền đề địa tầng, cấu trúc nhằm định hướng tìm
kiếm quặng mangan trong vùng Hạ Lang.
Những luận điểm bảo vệ
1. Trật tự địa tầng nguyên thủy của các thành tạo trầm tích Paleozoi trung - thượng trong
vùng nghiên cứu đã bị thay đổi do các hoạt động đứt gãy và uốn nếp.
2. Các thành tạo trầm tích Paleozoi trung - thượng vùng Hạ Lang được chia thành 10 hệ
tầng: Nà Ngần (D
1
nn); Mia Lé (D
1
ml); Nà Quản (D
1-2
e nq); Bản Cỏng (D
2

gv bcg); Nà Đắng
(D
2
gv-D
3
fr nd); Bằng Ca (D
3
fr bc); Tốc Tát (D
3
-C
1
tt); Lũng Nậm (C
1
ln); Bắc Sơn (C-P
2
bs)
và Đồng Đăng (P
3
dd). Trong đó xác lập mới hệ tầng Nà Đắng, khôi phục 2 hệ tầng Nà Ngần
và Bản Cỏng.
3. Quặng mangan trong vùng Hạ Lang được hình thành liên quan chặt chẽ với 3 mức địa
tầng Frasni, Famen và Tournais. Chúng phân bố trong một số cấu trúc nếp lõm và phức nếp
lõm trong vùng.
Các điểm mới của luận án
1. Đã xây dựng cơ sở khoa học để xác lập mới hệ tầng Nà Đắng.
2. Chứng minh hệ tầng Bản Cỏng tuổi Givet và có vị trí địa tầng giữa hệ tầng Nà Quản và
Nà Đắng.
3. Chứng minh phần thấp nhất của hệ tầng Tốc Tát có tuổi Frasni.
4. Thành lập 3 sơ đồ tướng đá - cổ địa lý ứng với 3 thời kỳ thành tạo các trầm tích trong
kỷ Devon.

5. Xác định 3 giai đoạn hình thành quặng mangan là Frasni, Famen và Turne.
Các tài liệu xây dựng luận án
1. Các tài liệu nghiên cứu của tác giả từ 2001 đến nay gồm ~500 điểm khảo sát và 12 mặt
cắt địa chất chi tiết. Các kết quả phân tích 120 mẫu thạch học; 110 mẫu hóa Mn và 117 mẫu
hóa đá vôi; 71 mẫu cổ sinh; 110 mẫu vi cổ sinh.
2. Các tài liệu địa chất đã công bố.
3. Báo cáo và Bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000 tờ Chinh Si - Long Tân.
4. Báo cáo tổng kết lập Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 nhóm tờ
Trùng Khánh do NCS chủ biên.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Sơ đồ địa tầng được xây dựng bởi NCS là đóng góp mới cho việc lập sơ đồ cấu trúc - kiến
tạo vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu mới về địa tầng Paleozoi trung - thượng trong vùng tạo
những tiền đề địa tầng quan trọng để định hướng tìm kiếm khoáng sản mangan.
- Việc kết hợp phân tích các cấu trúc và biến dạng kiến tạo trong nghiên cứu địa tầng đã
giúp khôi phục chính xác trình tự địa tầng, phác họa bức tranh về tiến hóa bồn trầm tích khu
vực trong Paleozoi giữa - muộn.
- Sơ đồ tướng đá - cổ địa lý được xây dựng giúp làm sáng rõ điều kiện thành tạo của
các đá trầm tích và khoáng sản liên quan.
Khối lượng và cấu trúc luận án
Luận án gồm 5 chương, không kể Mở đầu, Kết luận:

3
Chương 1. Khát quát lịch sử nghiên cứu và đặc điểm địa chất vùng Hạ Lang
Chương 2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Đặc điểm đứt gãy, uốn nếp và ảnh hưởng của chúng tới trật tự địa tầng
Paleozoi trung - thượng vùng Hạ Lang.
Chương 4. Địa tầng Paleozoi trung - thượng và đặc điểm tướng đá - cổ địa lý trong kỷ
Devon.
Chương 5. Đặc điểm và vị trí địa tầng quặng mangan.
Chương 1. Khát quát lịch sử nghiên cứu và đặc điểm địa chất vùng Hạ Lang

1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Về địa tầng. Đầu thế kỷ 20, các nhà địa chất Pháp bắt đầu nghiên cứu các trầm tích
trong vùng Hạ Lang. Bourret R. (1922) đã ghi nhận sự có mặt của các đá tuổi Devon và
Carbon.
Đovjikov A.E. và nnk. (1965) đã khẳng định thêm sự có mặt của các trầm tích Devon,
Carbon, tuy vậy việc phân chia địa tầng còn sơ lược và có những nhầm lẫn, như đá vôi Givet
xếp nhầm vào Devon thượng, các trầm tích Cambri xếp chung với các trầm tích Devon hạ
trong “loạt” Bồng Sơn v.v
Phạm Đình Long và nnk. (1974) phát hiện thêm nhiều hoá thạch giúp cho việc phân chia
địa tầng chi tiết và chính xác hơn. Tuy nhiên trong phân chia địa tầng cũng còn những bất hợp
lý, ví dụ hệ tầng Bằng Ca tuổi Frasni được vẽ ngang với đá vôi chứa hoá thạch
Stringocephalus tuổi Givet v.v
Các nghiên cứu chuyên đề về sau này là những đóng góp lớn cho sự hiểu biết về một
khoảng địa tầng hay một nhóm hóa thạch nào đó, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu
trật tự địa tầng Paleozoi trung - thượng trong vùng tiến hành đồng thời với phân tích biến
dạng và cấu trúc địa chất. Đây là một trong những nhiệm vụ mà NCS đặt ra trong quá trình
thực hiện luận án của mình.
1.1.2. Về kiến tạo. Từ những năm đầu thế kỷ XX các nhà địa chất Pháp đã phát hiện và gọi
các tấm phủ chờm là các mảng địa di. Từ năm 1954 tới đây vùng được nghiên cứu có hệ
thống hơn, đã khắc họa được những nét cấu trúc địa chất lớn trong vùng. Tuy nhiên việc
nghiên cứu các yếu tố cấu trúc và vai trò của các chuyển động kiến tạo đối với việc lập lại trật
tự địa tầng còn hạn chế.
1.1.3. Về nghiên cứu tướng đá cổ địa lí: Công tác nghiên cứu về tướng đá cổ địa lý ở Việt
Nam nói chung còn rất ít. Mới chỉ có một đề tài nghiên cứu cổ sinh - địa tầng và tướng đá - cổ
địa lý các thành tạo trầm tích D
3
- C
1
ở Bắc Việt Nam được thực hiện (Phạm Kim Ngân và nnk,
2001). Trong công trình này các tác giả mới chỉ vạch ra những nét sơ lược về tướng đá - cổ địa

lý trong giai đoạn cuối Devon - đầu Carbon.
1.1.4. Về khoáng sản: Trước năm 1945 chủ yếu là người Pháp và Nhật khai thác mangan
trong vùng. Sau năm 1945 đặc biệt sau năm 1954 chủ yếu là các công trình tìm kiếm thăm dò
mangan ở các diện lộ hẹp và chỉ tập trung nghiên cứu mangan trong đá vôi hệ tầng Tốc Tát. Các
mức tầng chứa quặng mangan chưa được quan tâm nghiên cứu.
1.2. Đặc điểm địa chất vùng Hạ Lang
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu địa tầng từ trước đến nay, sau khi giải quyết một số
vấn đề tồn tại, NCS khái quát đặc điểm địa chất vùng Hạ Lang như sau:

4
- Về địa tầng: Các thành tạo trầm tích trong vùng nghiên cứu được chia thành 18 hệ tầng,
theo thứ tự từ dưới lên: Thần Sa (
3
ts), Nà Ngần (D
1
nn), Mia Lé (D
1
ml), Nà Quản (D
1
-D
2
e nq),
Bản Cỏng (D
2
gv bcg), Nà Đắng (D
2
gv-D
3
fr nd), Bằng Ca (D
3

fr bc), Tốc Tát (D
3
-C
1
t tt), Lũng
Nậm (C
1
ln), Bắc Sơn (C-P
2
bs), Đồng Đăng (P
3
dd), Bằng Giang (P
3
-T
1
bg), Sông Hiến (T
1
sh),
Cao Bằng (N
1
cb), trầm tích Pleistocen muộn (aQ
1
3
), trầm tích Holocen sớm-giữa (aQ
2
1-2
) và
các trầm tích Đệ tứ không phân chia (dpQ, apQ).
- Về magma: Có mặt phức hệ Cao Bằng đặc trưng là sự phân dị từ đá siêu mafic đến
mafic, tuổi Permi muộn - Trias sớm.

- Về cấu trúc - kiến tạo: Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy các thể địa chất trong vùng
có mối quan hệ rất phức tạp. Các hoạt động uốn nếp và đứt gãy lặp lại nhiều lần, tác động tới
hầu hết các đá có mặt trong vùng.
Về khoáng sản: Đối với mangan, loại khoáng sản chính trong vùng, có 3 mức tầng chứa
quặng tuổi từ Devon muộn Frasni đến Carbon sớm, Tournais, tương ứng với 3 hệ tầng Bằng Ca,
Tốc Tát và Lũng Nậm.
Chương 2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp luận
Việc nghiên cứu và phân chia các thành tạo trầm tích trên một mặt cắt địa chất là xác nhận
thành phần thạch học và theo dõi trật tự của các lớp đá, mối quan hệ giữa các lớp đá, các ranh
giới nguyên thủy hay ranh giới kiến tạo… làm cơ sở để xây dựng lại trình tự địa tầng qua mặt
cắt đó. Ở một vùng rộng lớn hơn ứng với một bồn trầm tích cổ hoặc một phần của bồn đó, đòi
hỏi phải có nhiều mặt cắt cắt qua toàn bộ diện lộ của các tầng trầm tích làm cơ sở, từ đó có
thể đối sánh lập lại trật tự địa tầng của toàn vùng nghiên cứu.
Việc nghiên cứu địa tầng trong các mặt cắt địa chất bắt đầu từ đặc điểm thạch học. Tiếp
theo cần xét đến yếu tố cấu trúc, kiến tạo, màu sắc, tính phân lớp và thế nằm của đá. Ngoài ra
cần chú ý đến các biến đổi thứ sinh, các hóa thạch chứa trong đá. Trong những điều kiện nhất
định có thể sử dụng các tầng đánh dấu trong phân chia, đối sánh địa tầng.
Các hóa thạch không những phản ánh môi trường sống mà còn dùng để xác định tuổi tương
đối cho các tầng đá Vì vậy thu thập và phân tích hóa thạch là khâu quan trọng cho công tác nghiên
cứu địa tầng.
Trật tự của các thành tạo trầm tích trong một vùng thường bị các chuyển động kiến tạo
muộn hơn làm biến đổi. Vì thế việc thu thập, phân tích các biểu hiện cấu trúc, biến dạng do
hoạt động kiến tạo gây ra rất cần thiết trong nghiên cứu địa tầng.
Sơ đồ tướng đá - cổ địa lý là sự phản ánh điều kiện và môi trường thành tạo đá trong quá
khứ địa chất. Do vậy sơ đồ tướng đá - cổ địa lý cần được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các tài
liệu thu thập từ thực địa với các kết quả phân tích xử lý trong phòng.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu địa tầng
- Phương pháp lộ trình thực địa: Đây là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu địa chất

nhằm thu thập các loại tài liệu thực tế.
- Phương pháp đo vẽ mặt cắt địa chất chi tiết: Nhằm thể hiện cấu trúc địa chất và thành
phần thạch học chi tiết theo các tuyến mặt cắt.
- Phương pháp đo xạ mặt cắt: Tiến hành cùng với đo vẽ mặt cắt chi tiết nhằm ghi nhận
cường độ phóng xạ (μR/h) phản ánh đặc tính của mỗi loại đá và quan hệ giữa chúng.

5
- Phương pháp gia công và phân tích cổ sinh: Nhằm xác định hóa thạch và định tuổi
tương đối cho các phân vị địa tầng.
- Phương pháp phân tích hoá học: Nhằm xác định hàm lượng các
nguyên tố hoá học trong đá, phụ trợ cho việc phân chia địa tầng.
- Phương pháp đo tham số vật lý của đá: Tiến hành đo trong phòng trên mẫu đá được lấy
nhằm xác định các tham số địa vật lý mật độ (: g/cm
3
), độ từ cảm (:10
-6
CGS), độ từ dư
(Jn:10
-6
CGS), bức xạ tổng (In:ppm) của đá, phụ trợ cho việc phân chia địa tầng.
- Phương pháp phân tích lát mỏng: Nhằm xác định tên, cấu tạo, kiến trúc, đặc điểm biến
đổi, thành phần (%) các khoáng vật của đá.
2.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu về cấu trúc - kiến tạo
- Phương pháp nghiên cứu ngoài trời: Nhằm nhận biết các biểu hiện của biến dạng dẻo,
dòn, các thế hệ phân phiến, uốn nếp làm cơ sở để luận giải quan hệ của các lớp đá.
- Phương pháp nghiên cứu trong phòng: Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở tổng
hợp phân tích đặc điểm biến dạng, quan hệ chồng lấn giữa các yếu tố biến dạng để vẽ bản đồ
địa chất và khôi phục trật tự các thành tạo trầm tích của vùng.
2.2.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu tướng đá - cổ địa lý
- Phương pháp lộ trình thực địa: Tiến hành thu thập, mô tả mẫu ngoài thực địa nhằm phân

tích và xử lý thông tin về môi trường cổ.
- Phương pháp phân tích tướng đá. Tiến hành ngoài thực địa và trong phòng.
- Phương pháp nghiên cứu trong phòng: Biểu diễn các thông tin cổ địa lý - tướng đá lên
bản đồ nền (ranh giới giữa các tướng trầm tích, ranh giới vùng xâm thực và vùng trầm tích,
hướng vận chuyển trầm tích v.v ).
Chương 3. Đặc điểm đứt gãy, uốn nếp và ảnh hưởng của chúng tới trật tự địa tầng
Paleozoi trung - thượng vùng Hạ Lang
3.1. Đặc điểm đứt gãy, uốn nêp
3.1.1. Đặc điểm đứt gãy
Các đứt gãy trong vùng phát triển mạnh làm phá hủy nhiều thành tạo địa chất trong vùng.
chúng phát triển chủ yếu ở 3 thế hệ chính.
Theo đặc điểm động học, các đứt gãy trong vùng có thể chia ra:
- Đứt gãy chờm nghịch: phổ biến trong vùng, không theo một phương nhất định. Chúng
phá hủy cắt xén nhiều lớp hoặc các tập đá trong vùng. Các đứt gãy có chờm nghịch có
phương chủ yếu từ tây bắc chuyển sang đông nam gồm các đứt gãy Bằng Ca - Hạ Lang, Nà
Quản - Kim Loan - Quảng Uyên - Trà Lĩnh, Bản Gốc - Thông Huề - Nà Giốc, Trùng Khánh -
Nộc Cu.
- Các đứt gãy thuận trượt bằng trái: Gồm đứt gãy Sông Bắc Võng và đứt gãy Sông Quây
Sơn, có mặt trượt nghiêng về hướng tây nam.
- Các số đứt gãy trượt bằng trái và phải: Đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên là đứt gãy lớn và
là đứt gãy có 2 pha trượt bằng trái và phải phát triển chủ yếu theo phương TB - ĐN và một số
đứt gãy trượt bằng phải phương á kinh tuyến như đứt gãy Trà Lĩnh - Mã Phục và đứt gãy
trượt bằng phải Phúc Sen - Quảng Uyên.
3.1.2. Đặc điểm uốn nếp
Vùng nghiên cứu trải qua nhiều lần bị uốn nếp. Kết quả là đã hình thành các nếp uốn từ
đơn giản đến phức tạp do có sự chồng chéo của các pha. Phần lớn các đứt gẫy và nếp uốn kể

6
trên liên quan đến 2 pha tạo núi chính là Indosini và Hymalaya. Các dạng nếp uốn chủ yếu
trong vùng gồm:

- Các nếp uốn đảo: Phát triển khá phổ biến trong vùng, trong diện phân bố của các trầm
tích Paleozoi trung - thượng và các trầm tích trẻ hơn. Chúng thường có góc vòm hẹp <90
o
,

mặt trục có cùng phương cắm với 2 cánh.
- Các nếp uốn tương tự hoặc dạng vòm: Thường được bảo tồn tốt và dễ nhận biết. Các
nếp uốn tương tự thường là các nếp uốn đảo hoặc nằm, có mặt trục từ thẳng đứng tới nghiêng.
Sự có mặt của chúng khiến cho tật tự các lớp đá trong vùng bị đảo lộn. Các nếp uốn dạng vòm
thường phát triển chủ yếu theo phương á kinh tuyến, có vòm rộng cánh thoải, mặt trục gần
thẳng đứng. Trong vùng thể hiện 5 thế hệ uốn nếp:
Các nếp uốn thế hệ 1 chỉ phát triển trong đá hệ tầng Thần Sa, có thể có tuổi tương đối
trước Devon.
Các nếp uốn thế hệ 2 là các nếp uốn đảo, phát triển khá mạnh trong toàn vùng. Các nếp
uốn có mặt cả trong các đá có tuổi Trias sớm, chứng tỏ tuổi của chúng muộn hơn Trias sớm.
Chúng thường có góc vòm hẹp <90
o
,

mặt trục có cùng phương cắm với 2 cánh.
Các nếp uốn thế hệ 3 chúng thường được bảo tồn tốt và dễ nhận biết và thuộc kiểu nếp
uốn tương tự là các nếp uốn đảo hoặc nằm với góc liên cánh <90
o
hoặc nếp uốn dạng vòm có
góc liên cánh >90
o
. Mặt trục từ thẳng đứng tới nghiêng. Các nếp uốn đảo thế hệ 3 làm cho các
lớp đá trong vùng bị đảo lộn. Các nếp uốn này chỉ gặp phát triển trong đá có tuổi trước
Neogen nên có lẽ có tuổi sớm hơn Kainozoi.
Các nếp uốn thế hệ 4 phát triển chủ yếu theo phương á kinh tuyến, có mở vòm rộng cánh

thoải, mặt trục gần thẳng đứng.
Các nếp uốn thế hệ 5 là các nếp uốn có vòm rộng, cánh tương đối thoải, mặt trục thẳng
đứng kéo dài theo phương đông bắc - tây nam.
3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đứt gãy, uốn nếp đối với trật tự sắp xếp của các thành tạo
trầm tích
3.2.1. Ảnh hưởng của các đứt gãy và uốn nếp
Các đứt gãy chờm nghịch trong vùng nghiên cứu rất phát triển. Chúng cắt qua nhiều tầng
trầm tích và làm biến mất nhiều khối lượng địa tầng, làm trật tự nguyên thuỷ của các tầng đá
bị xáo trộn, xê dịch. Hướng dịch chuyển tương đối của các đứt gãy này được thể hiện bởi sự
có mặt của hàng loạt dấu hiệu động lực cỡ vừa và nhỏ như các cấu tạo đường căng kéo, các
dải trượt căng dãn không cân xứng, các ban tinh cà nát có cánh v.v
Sự thành tạo phổ biến của các nếp uốn đi cùng các hệ thống đứt gãy nghịch/chờm nghịch
đã làm cho bề dày biểu kiến của các tầng đá trong nhiều trường hợp tăng lên đáng kể so với
bề dày thực của chúng.
3.2.2. Khôi phục trật tự địa tầng trên cơ sở phân tích đặc cấu trúc tại một số mặt cắt địa chất
Các đứt gãy địa chất tiến triển cho đến nay đã làm mất đi tính liên tục của nhiều tầng đá ở
các mặt cắt địa chất, làm thay đổi trình tự địa tầng, hoặc làm gia tăng bề dày biểu kiến của các
tầng đá trầm tích. Dưới đây là một số ví dụ điển hình đã được nghiên cứu.
Ở mặt cắt Nộc Cu, ngăn cách giữa hai loại đá vôi phân lớp dày xám sáng hạt mịn của hệ
tầng Bản Cỏng (D
2
gv bcg) và tập đá vôi phân dải màu xám đen của hệ tầng Tốc Tát (D
3
-C
1
t
tt) là một đới minolit dày khoảng 1m. Đứt gãy ở mặt cắt này đã làm mất đi khối lượng địa
tầng từ cuối Givet đến hết Frasni.

7

Tại mặt cắt đèo Kênh Khòng, một đứt gãy chờm nghịch đã chuyển dịch đá vôi dạng khối
xám trắng của hệ tầng Bản Cỏng (D
2
gv bcg) lên ngang mức đá vôi phân dải của hệ tầng Tốc
Tát (D
3
-C
1
t tt). Dọc đứt gãy này có một đới dăm kết kiến tạo dày khoảng 15m.
Ở ngầm Sác Hạ một đứt gãy với biểu hiện là đới dăm kết kiến tạo dày khoảng 40m cũng
tạo nên một sự chuyển dịch tương tự đối với đá vôi của 2 hệ tầng Bản Cỏng và Tốc Tát.
Tại mặt cắt Bản Thầng - Bản Cra, một đứt gãy đã làm mất đi một khối lượng của tầng đá
vôi phân lớp dày đến dạng khối của hệ tầng Bản Cỏng (D
2
gvbcg).
Sử dụng các dấu hiệu nhận biết đứt gãy, cụ thể là các biểu hiện của minolit và dăm kết
kiến tạo, cho phép xắp xếp lại các tầng đá theo trật tự địa tầng nguyên thủy của chúng. Điều
này cũng giúp phát hiện những khối lượng địa tầng bị thiếu hụt trong mặt cắt và đối sánh các
tập đá, các hệ tầng ở những mặt cắt khác nhau.
Tại điểm khảo sát TK.345 đã phát hiện thế nằm đảo: đá phiến chứa hóa thạch Euryspirifer
sp. thuộc hệ tầng Mia Lé (D
1
ml) nằm trên đá vôi chứa Amphipora loại nhỏ của hệ tầng Nà
Quản (D
1
-D
2
e nq).
Ở vùng Nộc Cu đá của hệ tầng Lũng Nậm bị uốn nếp đảo lặp lại nhiều lần, làm tăng chiều
dày của phân vị này một cách đáng kể. Nhờ nhận định đúng tính chất của uốn nếp đảo, bề dày

đá vôi tập 2 của hệ tầng Lũng Nậm được xác định chỉ còn khoảng 200m (so với khoảng 600m
- bề dày biểu kiến trên mặt cắt).
Chương 4. Địa tầng Paleozoi trung - thượng và đặc điểm tướng đá - cổ địa lý trong kỷ
Devon
4.1. Xây dựng sơ đồ địa tầng Paleozoi trung - thượng vùng Hạ Lang
Cho đến nay, nhiều phương án phân chia địa tầng Devon - Permi đã được đưa ra đối với
vùng Hạ Lang (Bourret R. 1922; Đovjikov A.E và nnk. 1965; Phạm Đình Long và nnk. 1974;
Tống Duy Thanh và nnk, 1986, 2005; v.v ) và nhiều phân vị địa tầng đã được xác lập. Tuy
nhiên, bằng thực tế nghiên cứu địa tầng kết hợp phân tích đặc điểm biến dạng và cấu trúc -
kiến tạo của vùng, qua rà soát lại các phân vị địa tầng có trong vùng, đối sánh với tài liệu địa
tầng lân cận và ở Nam Trung Quốc, NCS đã khôi phục 2 hệ tầng (Nà Ngần và Bản Cỏng), xác
lập mới một hệ tầng (Nà Đắng) và đề xuất sơ đồ địa tầng Paleozoi trung - thượng có những
nét mới.
Trong Sơ đồ phân chia
và liên hệ địa tầng
Paleozoi trung - thượng
vùng Hạ Lang (Bảng 4.1)
của luận án có 8 hệ tầng
thuộc 3 loạt: Loạt
Bảng 4.1. Sơ đồ phân chia
và liên hệ địa tầng
Paleozoi trung - thượng
vùng Hạ Lang
Sông Cầu gồm 2 hệ
tầng Nà Ngần và Mia Lé;
loạt Bản Páp gồm 3 hệ
tầng Nà Quản, Bản Cỏng

8
và Nà Đắng; loạt Trùng Khánh gồm 3 hệ tầng Bằng Ca, Tốc Tát và Lũng Nậm. So với Sơ đồ

địa tầng gần đây nhất của Tong Dzuy Thanh et all. (2006), trong sơ đồ này sử dụng loạt Bản
Páp, gồm 3 hệ tầng - Nà Quản, Bản Cỏng và Nà Đắng, chứ dùng hệ tầng Bản Páp, còn trong
loạt Sông Cầu có 2 hệ tầng là Nà Ngần và Mia Lé - thay vì 3 hệ tầng Si Ka và Bắc Bun.
4.2. Các phức hệ hóa thạch và đới cổ sinh tuổi Devon - Permi phát hiện trong vùng Hạ
Lang
Trong quá trình nghiên cứu địa tầng vùng Hạ Lang, NCS đã thu thập hóa thạch của nhiều
nhóm sinh vật, đã gửi phân tích tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản và Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Về mặt sinh địa tầng, các hóa thạch của vùng Hạ Lang được
xếp trong các phức hệ hóa thạch hoặc các đới cổ sinh sau đây:
4.2.1. Phức hệ Howittia wangi và cá cổ, gồm Howittia wangi (Tay cuộn); và các di tích cá cổ
chưa xác định, phân bố trong Devon hạ, Lochkov. (Phức hệ này gặp trong hệ tầng Nà Ngần -
D
1
nn).
4.2.2. Phức hệ Euryspirifer tonkinensis, gồm Euryspirifer tonkinensis, Schellwienella
lantenoisi (Tay cuộn); Favosites alpinus, F.hidensiformis (San hô vách đáy)… phân bố trong
Devon hạ, Praga. (Phức hệ này gặp trong hệ tầng Mia Lé - D
1
ml).
4.2.3. Phức hệ Parastriatopora champungensis, gồm Parastriatopora champungensis, (San
hô vách đáy); Atrypa auriculata (Tay cuộn)… phân bố trong khoảng Devon hạ, Emsi tới
Devon trung, Eifel. (Phức hệ này gặp trong hệ tầng Nà Quản - D
1
-D
2
e nq).
4.2.4. Phức hệ Stringocephalus burtini, gồm Stringocephalus burtini (Tay cuộn),
Crassialveolites crassus (San hô vách đáy); Actinostroma devonense (Lỗ tầng)… phân bố
trong Devon trung, Givet. (Phức hệ này gặp trong hệ tầng Bản Cỏng - D
2

gv bcg).
4.2.5. Phức hệ Caliapora battessbyi - Amphipora patokensis, gồm Caliapora battessbyi (San
hô vách đáy); Amphipora patokensis, A. ramosa, (Lỗ tầng); Nanicella uralica (Trùng lỗ);
phân bố trong khoảng Devon trung, Givet - Devon thượng, Frasni. (Phức hệ này gặp trong hệ
tầng Nà Đắng - D
2
gv-D
3
fr nd).
4.2.6. Phức hệ Homoctenus kikiensis, gồm Homoctenus kikiensis; Styliolina sp. (Vỏ nón);
Desquamatia zonataeformis (Tay cuộn) phân bố trong Devon thượng, Frasni. (Phức hệ này
gặp trong hệ tầng Bằng Ca - D
3
fr bc).
4.2.7. Đới hassi (Răng nón) có loài chỉ thị đới là Palmatolepis hassi phân bố trong Devon
thượng, Frasni. (Đới này nằm trong hệ tầng Tốc Tát - D
3
- C
1
tt).
4.2.8. Đới rhenana (Răng nón) có loài chỉ thị đới là Palmatolepis rhenana phân bố trong
Devon thượng, Frasni. (Đới này nằm trong hệ tầng Tốc Tát - D
3
- C
1
tt).
4.2.9. Đới triangularis (Răng nón) có loài chỉ thị đới là Palmatolepis triangularis, phân bố
trong Devon thượng, Famen. (Đới này nằm trong hệ tầng Tốc Tát - D
3
- C

1
tt).
4.2.10. Đới rhomboidea (Răng nón) có loài chỉ thị đới là Palmatolepis rhomboidea, phân bố
trong Devon thượng, Famen. (Đới này nằm trong hệ tầng Tốc Tát - D
3
- C
1
tt).
4.2.11. Đới marginifera (Răng nón) có loài chỉ thị đới là Palmatolepis marginifera, phân bố
trong Devon thượng, Famen. (Đới này nằm trong hệ tầng Tốc Tát - D
3
- C
1
tt).
4.2.12. Phức hệ sigmoidalis, gracilis và gonioclymeniae (Răng nón) là phức hệ gồm những
loài Răng nón phân bố trong Devon thượng, Famen, phần cao nhất. (Phức hệ này nằm trong hệ
tầng Tốc Tát - D
3
- C
1
tt).
4.2.13. Đới Eoendothyra communis - Quasiendothyra kobeitusana (Trùng lỗ), phân bố trong
Devon thượng, Famen, phần cao nhất. (Đới này nằm trong hệ tầng Tốc Tát - D
3
- C
1
tt).
4.2.14. Đới Chernyshinella - Palaeospiroplectammina phân bố trong Carbon hạ, Tournais hạ
- trung. (Đới này nằm trong hệ tầng Lũng Nậm - C
1

ln).

9
4.2.15. Đới Spinoendothyra - Paraendothyra phân bố trong Carbon hạ, Tournais thượng. (Đới
này nằm trong hệ tầng Lũng Nậm - C
1
ln).
4.2.16. Đới Archaediscus có tuổi phân bố trong Carbon hạ, Vise trung-thượng. (Đới này nằm
trong hệ tầng Bắc Sơn - C-P
2
bs).
4.2.17. Đới Millerella - Eostaffella phân bố trong Carbon hạ, Serpukhovi và một phần của
Carbon thượng, Baskiri. (Đới này nằm trong hệ tầng Bắc Sơn - C-P
2
bs).
4.2.18. Đới Profusulinella - Palaeoreichelina phân bố trong Carbon thượng, Baskiri thượng -
Moscovi hạ. (Đới này nằm trong hệ tầng Bắc Sơn - C-P
2
bs).
4.2.19. Đới Fusulinella - Fusulina phân bố trong Carbon thượng Moscovi thượng. (Đới này
nằm trong hệ tầng Bắc Sơn - C-P
2
bs).
4.2.20. Đới Schwagerina phân bố trong Permi hạ, Asseli, gặp ở hầu hết các khối núi đá vôi
Paleozoi thượng ở bán đảo Đông Dương. (Đới này nằm trong hệ tầng Bắc Sơn - C-P
2
bs).
4.2.21. Đới Robustoschwagerina phân bố trong Permi hạ, Asseli thượng và Sakmari. (Đới này
nằm trong hệ tầng Bắc Sơn - C-P
2

bs).
4.2.22. Đới Misellina phân bố trong Permi hạ, Kunguri. (Đới này nằm trong hệ tầng Bắc Sơn -
C-P
2
bs).
4.2.23. Đới Cancellina phân bố trong Permi trung, Roadi. (Đới này nằm trong hệ tầng Bắc Sơn
- C-P
2
bs).
4.2.24. Đới Neoschwagerina phân bố trong Permi trung, Wordi và một phần Capitan. (Đới
này nằm trong hệ tầng Bắc Sơn - C-P
2
bs).
4.2.25. Đới Lepidolina - Yabeina phân bố trong Permi trung, Capitan. (Đới này nằm trong hệ
tầng Bắc Sơn - C-P
2
bs).
4.2.26. Đới Palaeofusulina phân bố trong Permi thượng, Changshing. (Hệ tầng Đồng Đăng -
P
3
dd).
Nội dung các phức hệ và đới hóa thạch lớn trên đây chủ yếu dựa theo cách phân chia của
Tống Duy Thanh và nnk. (1986, 1988); các đới Răng nón - Tạ Hòa Phương (2002); các đới Trùng
lỗ - Nguyễn Văn Liêm (1985) và Đoàn Nhật Trưởng (in press).
4.3. Các phân vị địa tầngPaleozoi trung - thượng vùng Hạ Lang
GIỚI PALEOZOI
HỆ DEVON, THỐNG HẠ
Loạt Sông Cầu [Trần Văn Trị và nnk., 1964] gồm 3 hệ tầng là Si Ka (D
1
sk), Bắc Bun (D

1

bb) và Mia Lé (D
1
ml) ở đới Sông Hiến, hoặc 2 hệ tầng là Nà Ngần (D
1
nn) và Mia Lé (D
1
ml)
- vùng Hạ Lang. Đặc điểm chung của loạt gồm chủ yếu các trầm tích lục nguyên, từ tướng
ven bờ, vũng vịnh chuyển sang trầm tích biển nông. Hợp phần carbonat xen kẽ với trầm tích
lục nguyên trong phần cao của hệ tầng Mia Lé.
- Hệ tầng Nà Ngần (D
1
nn) [Phạm Đình Long và nnk., 1974] có mặt cắt chuẩn tại bản Nà
Ngần. Nằm bất chỉnh hợp góc trên đá phiến hệ tầng Thần Sa (ε
2-3
ts) là tầng cuội kết cơ sở của
hệ tầng Nà Ngần. Hệ tầng chủ yếu gồm các trầm tích lục nguyên, có màu tím gụ đặc trưng,
xen ít màu loang lổ. Cát kết chứa cuội, sạn, chỉ gặp ở phần thấp nhất của hệ tầng. Cát kết hạt
nhỏ đến vừa, bột kết hạt lớn bị ép gặp phổ biến trong phần giữa của hệ tầng. Sét bột kết, sét
kết, đá phiến sét sericit - chlorit, sét kết chứa vôi bị biến chất yếu, cấu tạo phân phiến, gặp ở
phần cao của hệ tầng. Hệ tầng dày 150-240m.

10
Đặc tính vật lý các đá của hệ tầng có cường độ phóng xạ 15-20; không có từ tính; mật độ
2,50; phóng xạ tổng 21.
Do bề dầy trầm tích không lớn, lại không phân tách được thành 2 hệ tầng Si Ka và Bắc
Bun như ở đới Sông Hiến, nên NCS sử dụng lại tên gọi Nà Ngần như quan niệm ban đầu của
Phạm Đình Long (1974).

Hệ tầng chứa Howittia wangi, Howittia sp. (Tay cuộn) và một số di tích cá cổ, chưa xác
định. Hệ tầng được xếp vào Devon hạ, bậc Lochkov, có quan hệ chuyển tiếp lên hệ tầng Mia
Lé.
- Hệ tầng Mia Lé (D
1
ml) [Deprat J. 1915] có mặt cắt chuẩn Lũng
Cú - Ma Lé, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Hệ tầng có thành phần chủ yếu đá phiến sét, sét bột
kết, bột kết, cát kết xen ít đá vôi sét silic, đá phiến sét sericit - chlorit, xen ít lớp mỏng và thấu
kính đá vôi vi hạt, đá vôi sét, đá sét vôi. Bề dày của hệ tầng 120-250m.
Các trầm tích lục nguyên phân bố đều trong hệ tầng, riêng hợp phần carbonat chỉ có từ
phần giữa hệ tầng trở lên. Các loại đá vôi, vôi sét silic có kiến trúc vi hạt và hạt nhỏ, phân lớp
trung bình, cấu tạo định hướng.
Đặc tính vật lý các đá của hệ tầng có cường độ phóng xạ 6-22; không từ tính, mật độ 2,16-
2,77; độ phóng xạ đạt 19.
Hệ tầng chứa phong phú hoá thạch: Euryspirifer tonkinensis, Dicoelostrophia puntlata, D.
Multistriata (Tay cuộn) và Favosites alpinus, F. hidensiformis (San hô vách đáy), được xếp vào
Devon hạ, bậc Praga.
Hệ tầng có quan hệ chỉnh hợp giữa các hệ tầng Nà Ngần và Nà Quản.
HỆ DEVON, THỐNG HẠ - THƯỢNG
Loạt Bản Páp [Nguyễn Xuân Bao và nnk., 1970]. Loạt được chuyển cấp từ hệ tầng cùng
tên. “Hệ tầng Bản Páp” có mặt cắt chuẩn Thượng nguồn sông Mua, huyện Phù Yên, Sơn La,
phân bố khá rộng Bắc Bộ. Trong vùng nghiên cứu, loạt Bản Páp gồm các hệ tầng Nà Quản
(D
1-2
nq), Bản Cỏng (D
2
gv bcg) và Nà Đắng (D
2
gv-D
3

fr nd). Đặc điểm chung của loạt gồm
chủ yếu các trầm tích carbonat - đá vôi màu xám, xám sẫm với các hợp phần lục nguyên, sét
và silic khác nhau.
HỆ DEVON, THỐNG HẠ - TRUNG
- Hệ tầng Nà Quản (D
1-2
e

nq) [Dương Xuân Hảo 1968, Phạm Đình Long 1974] với mặt
cắt chuẩn là Nà Quản - Bằng Ca - Bản Thoang tại vùng Hạ Lang, Cao Bằng. Hệ tầng gồm chủ
yếu trầm tích carbonat (đá vôi, vôi sét, vôi silic), xen những lớp trầm tích silic, phổ biến ở
Đông Bắc Bộ. Tại mặt cắt chuẩn hệ tầng gồm các loại đá vôi màu xám sẫm, phân lớp từ mỏng
đến dày, chứa hợp phần silic ở các mức độ khác nhau. Hệ tầng dày 320m.
Hệ tầng chứa phong phú hoá thạch: Favosites stellaris, F. Goldfussi, F. Robustus,
Squameofavosites alveosquamatus, Thamnopora kolodaensis, Parastriatopora champungensis,
Spongophyllum halisitoides (San hô); Viriatellina dalejensis, V. Irregularis, Nowakia. aff.
Cancellata (Vỏ nón); Atrypa aff. Auriculata, Stropheodonta pattei (Tay cuộn), được xếp vào
Devon hạ, Emsi - Devon trung, Eifel.
Hệ tầng nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Mia Lé và chuyển tiếp lên hệ tầng Bản Cỏng.
HỆ DEVON, THỐNG TRUNG
- Hệ tầng Bản Cỏng (D
2
gv bcg) [Vaxilevskaia E. D. trong Đovjikov A. E. và nnk, 1965]
được xác lập để mô tả tầng đá vôi xám trắng phân lớp dày đến dạng khối ở vùng Hạ Lang.

11
Sau này nhiều tác giả đã không sử dụng phân địa tầng vị này. NCS đề nghị lấy mặt cắt Lũng
Hoài - Sa Tao làm mặt cắt chuẩn chọn (lectostratotyp) cho hệ tầng. Đặc trưng của hệ tầng là
đá vôi hạt mịn màu xám sáng phân lớp dày đến dạng khối, chứa phong phú hoá thạch
Stringocephalus loại lớn. Hệ tầng dày 290-520m.

Đặc tính vật lý các đá của hệ tầng có cường độ phóng xạ 4-6, không có từ tính, mật độ 2,7,
độ phóng xạ tổng thấp 1.
Trong đá hệ tầng gặp phong phú hoá thạch: Stringocephalus burtini (Tay cuộn),
Dendrostella rhenana, D. aff. vulgaris (San hô bốn tia); Alveolitella elegantula, Caliapora
battersbyi, Thamnopora nicholsoni, Crassialveolites crassus (San hô vách đáy); Amphipora
ramosa, A. rudis, Actinostroma aff. devonense (Lỗ tầng)… đặc trưng cho tuổi Givet (D
2
gv).
Hệ tầng có quan hệ chuyển tiếp giữa các hệ tầng Nà Quản và Nà Đắng.
HỆ DEVON, THỐNG TRUNG - THỐNG THƯỢNG
- Hệ tầng Nà Đắng (D
2
gv-D
3
fr nd) [Nguyễn Công Thuận và nnk, 2004] có mặt cắt chuẩn
Lũng Hoài - Sa Tao (đoạn từ Huyền Giư đến Nà Đắng), chủ yếu gồm đá vôi, đá vôi sét, đá vôi
silic, đá phiến silic màu xám sẫm, phân lớp mỏng đến trung bình, chứa phong phú hoá thạch
Lỗ tầng, Tay cuộn tuổi Givet - Frasni. Hệ tầng được phân chia vì có vị trí địa tầng rõ ràng,
phân biệt rõ về thành phần thạch học với hệ tầng Bản Cỏng nằm dưới và Bằng Ca nằm trên.
Đặc tính vật lý các đá của hệ tầng có cường độ phóng xạ của đá vôi 5-7, silic13, không từ
tính, mật độ 2,67; độ phóng xạ tổng thấp 1.
Trong mặt cắt chuẩn, hệ tầng dày 300m, đã phát hiện các hóa thạch Stachyodes sigularis,
S. aff. costulata, Taleastroma pachytextum, Hermatoporella sp. (Lỗ tầng) và Stringocephalus
sp., Gipidula sp. (Tay cuộn).
Tập hợp hóa thạch kể trên cho phép định tuổi Devon giữa, Givet - Devon muộn, Frasni.
Hệ tầng nằm chuyển tiếp giữa các hệ tầng Bản Cỏng và Bằng Ca.
HỆ DEVON, THỐNG THƯỢNG, HỆ CARBON THỐNG HẠ
Loạt Trùng Khánh [Tống Duy Thanh, 2000] bao gồm các hệ tầng Bằng Ca (D
3
fr bc),

Tốc Tát (D
3
- C
1
t tt) và hai hệ tầng cùng tuổi - Lũng Nậm (C
1
t-v ln) ở Đông Bắc Bộ và Đa
Niêng (C
1
t dn) ở Tây Bắc Bộ. Đặc điểm chung của loạt này là gồm trầm tích carbonat và silic
xen kẽ và chứa khoáng sản mangan ở những mức độ khác nhau.
HỆ DEVON, THỐNG THƯỢNG
- Hệ tầng Bằng Ca (D
3
fr bc) [Bourret R., 1922] với mặt cắt chuẩn Bằng Ca - Lũng
Thoáng ở huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, phân bố chủ yếu trong vùng Hạ Lang (Cao Bằng) ở
Đông Bắc Bộ. Ở vùng Hạ Lang hệ tầng chủ yếu gồm đá phiến silic, đá phiến silic-vôi và đá phiến
sét, xen những thấu kính đá vôi. Hệ tầng dày 70-200 m.
Đặc tính vật lý các đá của hệ tầng có cường độ phóng xạ 5-7; không có từ tính, mật
độ1,53-2,70.
Đá của hệ tầng chứa phong phú hoá thạch: Homoctenus aff. Kikiensis, Styliolina sp. (Vỏ
nón); Tay cuộn: Camarotoechia sp., Howellella sp., Pracwageroconcha sp., Desquamatia cf.
zonataeformis (Tay cuộn), Palmatolepis hassi, Hindeodella sp. (Răng nón). Tập hợp hóa thạch
kể trên cho phép định tuổi Devon muộn, Frasni. Hệ tầng nằm chuyển tiếp giữa các hệ tầng Nà
Đắng và Tốc Tát.
HỆ DEVON, THỐNG THƯỢNG, HỆ CARBON THỐNG HẠ

12
- Hệ tầng Tốc Tát (D
3

-C
1
t tt) [ Phạm Đình Long, 1973] có mặt cắt đặc trưng
(lectostratotyp) là mặt cắt Tốc Tát chứa vỉa quặng mangan ở vùng Hạ Lang, Cao Bằng. Hệ
tầng khá phổ biến tại các vùng Hạ Lang (Cao Bằng) và các vùng Đồng Văn, Yên Minh (Hà
Giang) thuộc Đông Bắc Bộ. Ở Tây Bắc Bộ, hệ tầng Tốc Tát lộ thành dải hẹp chủ yếu ở vùng hạ
lưu sông Đà. Đá vôi phân dải với các lớp đá vôi sét, đá silic phân lớp rất mỏng 1-5cm có màu
sắc khác nhau chiếm khối lượng lớn nhất và tập trung ở phần thấp của hệ tầng. Đá vôi phân
lớp mỏng tới dày chủ yếu phân bố ở phần trên của hệ tầng, nơi chứa một vỉa quặng mangan
công nghiệp. Hệ tầng dày 180-330m.
Đặc tính vật lý các đá của hệ tầng có cường độ phóng xạ: 4-6, không có từ tính, mật độ
2,34-2,77, phóng xạ tổng 1-2.
Hệ tầng chứa phong phú hóa thạch Răng nón thuộc các đới Palmatolepis triangularis, Pa.
marginifera, Pa. postera và tập hợp Pa. sigmoidalis - Pa. gonioclymeniae. Ở phần trên cùng
của hệ tầng có Trùng lỗ Chernyshinella glomifomis, Ch. triangularis, Ch. uralica và Răng
nón Siphonodella sinensis (ứng với khoảng ranh giới Devon - Carbon). Tập hợp hóa thạch
cho phép định tuổi Devon muộn, Famen cho hệ tầng.
Hệ tầng nằm chuyển tiếp giữa các hệ tầng Tốc Tát và Lũng Nậm.
HỆ CARBON THỐNG HẠ
- Hệ tầng Lũng Nậm (C
1
ln) [Đoàn Nhật Trưởng, Tạ Hòa Phương, 1999] gồm đá phiến silic
và đá vôi Huệ biển xen kẽ, phân bố trong địa phận các tỉnh Cao Bằng và Hà Giang ở Đông Bắc
Bộ, là hợp phần trên cùng của loạt Trùng Khánh. Mặt cắt chuẩn của hệ tầng là đoạn tiếp trên hệ
tầng Tốc Tát thuộc mặt cắt Tốc Tát, vùng Trà Lĩnh (Cao Bằng). Phần thấp hệ tầng gồm đá phiến
silic, silic vôi màu xám, bên dưới xen các lớp đá vôi. Phần cao gồm đá vôi silic màu xám sẫm
chứa nhiều đốt thân Huệ biển. Bề dày khoảng 50m.
Đặc tính vật lý các đá của hệ tầng có cường độ phóng xạ tập 1: 8, tập 2: 6; không từ tính;
mật độ tập 2: 2,52, tập 1:2,24; phóng xạ tổng tập 1:5; tập 2: 1.
Sưu tập hóa thạch phong phú trong hệ tầng gồm: Bisphaera malevkensis, Parathurammina

stellata, P. cushmani, Chernyshinella crassitheca Paraendothyra verkhojanica, (Trùng lỗ);
Pseudopolygnathus triangulus, Siphonodella sp. (Răng nón) và Dibunophyllum cf. dubium,
Michelinia sp. (San hô bốn tia), cho phép định tuổi Carbon sớm, Tournais -Vise. Hệ tầng nằm
chỉnh hợp trên hệ tầng Tốc Tát (D
3
-C
1
t tt) và có quan hệ địa tầng không rõ ràng với hệ tầng
Bắc Sơn (C-P bs) nằm trên, có thể có một gián đoạn địa tầng nhỏ ngăn cách.
HỆ CARBON, HỆ PERMI THỐNG HẠ - TRUNG
- Hệ tầng Bắc Sơn (C-P
2
bs) [Nguyễn Văn Liêm, 1978] có thành phần thạch học chủ yếu
đá vôi xám sáng hạt mịn phân lớp dày đến dạng khối. Hệ tầng phân bố rộng rãi ở Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ.
Đá vôi của hệ tầng chủ yếu phân lớp dày đến dạng khối, màu xám sáng. Loại đá vôi chứa
các ổ silic phân lớp 15-100cm, hạt mịn chỉ gặp ở phần thấp của hệ tầng. Bề dày 600-1000m.
Đặc tính vật lý các đá của hệ tầng có cường độ phóng xạ 5, không có từ tính, mật độ khá
cao, độ phóng xạ thấp.
Hệ tầng chứa phong phú hóa thạch: Eostaffella sp., Planoendothyra sp., Glosinilnelina sp.,
Fusulinella sp., Pseudoendothyra sp., Spinoendothyra sp., Schubertella obscura, Ozawainella sp.,
Pseudofusulina sp., Neoschwagerina sp. (Trùng lỗ); Syringopora sp., Keycilingollum sp.,

13
Arachnolasma sp. (San hô). Phức hệ hóa thạch kể trên cho phép xếp hệ tầng vào Carbon - Permi
trung. Hệ tầng nằm không chỉnh hợp giữa các hệ tầng Lũng Nậm và Đồng Đăng.
HỆ PERMI THỐNG THƯỢNG
Hệ tầng Đồng Đăng (P
3
dd) [Nguyễn Văn Liêm, 1966] có mặt cắt

đặc trưng ở cầu Lạng Nắc, Lạng Sơn. Hệ tầng chủ yếu gồm đá vôi với tập cuội kết vôi, bauxit,
phiến sét lót đáy, phân bố ở Đông Bắc Bộ, trong pham vi các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà
Giang.
Trong tập trầm tích lót đáy hệ tầng đáng chú ý là vỉa quặng bauxit màu xám xanh, nâu đỏ,
hạt nhỏ, cấu tạo dạng hạt đậu. Bauxit có nguồn gốc thấm đọng, là sản phẩm phong hóa tích tụ
trên bề mặt bào mòn của hệ tầng Bắc Sơn.
Đặc tính vật lý các đá của hệ tầng có cường độ phóng xạ 4-6, không từ tính, mật độ 2,70,
phóng xạ tổng 1.
Hệ tầng chứa phong phú hóa thạch: Neoendothyra sp., Dagmarita
sp., Nankinella; Nodosaria, Frondicularia; Pachyphloria, Codonofustella (Trùng lỗ) có tuổi
Permi muộn.
Hệ tầng nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Bắc Sơn. Ranh giới trên của hệ tầng không quan
sát được trong vùng nghiên cứu.
4.4. Đặc điểm tướng đá - cổ địa lý vùng Hạ Lang trong kỷ Devon
Trầm tích Devon liên quan đến khoảng sản mangan trong vùng và cũng là khoảng địa tầng
còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ nên NCS đã tập trung nghiên cứu nhiều hơn. Những nghiên
cứu bước đầu về tướng đá - cổ địa lý cũng được NCS dành cho kỷ Devon, nhằm vào 3 giai
đoạn sớm, giữa và muộn.
4.4.1. Giai đoạn sớm của Devon ứng với thời kỳ hình thành loạt Sông Cầu (D
1
l-p): Trước
tiên tại vùng nghiên cứu hình thành các trầm tích lục nguyên hạt thô trong tầng cuội kết cơ sở
lót đáy hệ tầng Nà Ngần. Tiếp theo đã hình thành các trầm tích lục nguyên hạt mịn hơn: cát,
bột, sét. Trong phần thấp của hệ tầng Nà Ngần đã phát hiện những di tích cá cổ và thực vật
với mức bảo tồn xấu chưa được xác định. Tuy nhiên, đối sánh với hệ tầng Si Ka thuộc cùng
mức địa tầng ở bên đới Sông Hiến giáp kề, nơi đã tìm thấy di tích Cá cổ (Yunnanolepis sp.,
Placodermi, Sarcopterygii), Tay cuộn (Lingula sp.), Giáp xác (Crustacea) và thực vật
(Taeniocrada và những dạng sơ đẳng thuộc Euphyllophyta) (Trần Văn Trị và nnk, 2008) có
thể nhận định trầm tích ở phần thấp hệ tầng Nà Ngần thuộc tướng vũng vịnh, ven bờ. Những
hóa thạch dạng sơ đẳng của Euphyllophyta thuộc loại thực vật trên cạn sơ đẳng nhất. Tiếp

theo, trong thời gian hình thành phần cao hệ tầng Nà Ngần và hệ tầng Mia Lé, vùng nghiên
cứu có môi trường biển nông, chủ yếu hình thành trầm tích lục nguyên hạt mịn, xen một hợp
phần không lớn trầm tích carbonat, với sự phát triển phong phú của Tay cuộn (nhóm động vật
đáy) thuộc các phức hệ Howittia wangi và Euryspirifer tonkinensis.
4.4.2. Giai đoạn giữa của Devon ứng với thời kỳ hình thành loạt Bản Páp (D
1
em- đầu
D
3
fr), chủ yếu gồm đá vôi của các hệ tầng Nà Quản, Bản Cỏng và Nà Đắng. Trong giai đoạn
này rất nhiều San hô, Lỗ tầng, Tay cuộn, Trùng lỗ đã sinh sống trên thềm biển carbonat nước
nông. Chúng thuộc về các phức hệ Parastriatopora champungensis, Stringocephalus burtini,
Caliapora battessbyi - Amphipora patokensis.
4.4.3. Giai đoạn cuối Devon ứng với thời kỳ hình thành các hệ tầng Bằng Ca và Tốc Tát
(D
3
fr-D
3
fm, chớm sang C
1
). Dưới đáy biển chủ yếu hình thành các trầm tích silic, vôi silic, sét

14
silic và vôi, vôi sét phân lớp mỏng. Trong giai đoạn này vùng nghiên cứu có môi trường biển
sâu là chủ yếu. Điều đó được chứng minh bằng thành phần trầm tích chứa nhiều silic và đá
vôi phân dải kể trên, cùng các di tích động vật Răng nón và Vỏ nón (là các nhóm sinh vật biển
khơi biển) thuộc các phức hệ Homoctenus kikiensis, sigmoidali - gracilis -gonioclymeniae và
các đới hassi, rhenana, triangularis, rhomboide, marginifera.
Chương 5. Đặc điểm và vị trí địa tầng quặng mangan
5.1. Các mức địa tầng chứa quặng magan: Qua nghiên cứu chi tiết các mặt cắt địa chất trong

vùng, đặc biệt việc phân tích mẫu cổ sinh lấy từ tầng đá chứa quặng mangan, bước đầu NCS
ghi nhận các lớp và thân quặng có mặt trong các hệ tầng Bằng Ca, Tốc Tát và Lũng Nậm.
5.1.1. Trong hệ tầng Bằng Ca: Mangan tồn tại ở dạng các vỉa và thấu kính dày từ vài centimet
tới 80cm, tạo thành các hệ lớp xen trong tầng đá silic, sét silic thuộc ở phần cao của hệ tầng
Bằng Ca. Các lớp chứa mangan nằm dưới ranh giới trên của hệ tầng khoảng 30-70m, có tuổi
Frasni (D
3
fr).
5.1.2. Trong hệ tầng Tốc Tát: Những lớp quặng mangan mỏng (1-
2cm) có hàm lượng thấp nằm ở phần thấp của hệ tầng Tốc Tát. Vỉa mangan chính dày 0,2-
2,6m, trung bình 0,4-0,6m, với hàm lượng mangan đạt 21,9-54,91% nằm trong phần cao của
hệ tầng, trong tập đá vôi phân lớp mỏng và trung bình. Vỉa quặng này tương đối ổn định theo
đường phương và nằm dưới ranh giới trên của hệ tầng Tốc Tát khoảng 10-60m, có tuổi Famen
(D
3
fm).
5.1.3. Trong hệ tầng Lũng Nậm: Các lớp và thấu kính quặng mangan dày dưới 10cm, một số
đạt 0,5-0,7m, một số nơi tạo các hệ lớp dày 2-5m trong đá silic, sét silic thuộc thấp của hệ
tầng Lũng Nậm và nằm trên ranh giới dưới của hệ tầng khoảng 5-100m. Hàm lượng mangan
đạt 0,27-54,18(%). Những lớp quặng này có tuổi Tournais - Vize (C
1
t-v).
5.2. Đặc điểm tướng đá - cổ địa lý của trầm tích chứa mangan: Căn cứ vào thành phần trầm
tích, các phức hệ và đới cổ sinh (Răng nón, Vỏ nón) gặp trong các hệ tầng chứa quặng
mangan (Bằng Ca, Tốc Tát và Lũng Nậm) có thể nhận thấy quặng mangan trong vùng chủ
yếu được hình thành trong môi trường biển sâu. Nhưng đây là các máng biển sâu trong phạm
vi thềm lục địa, nên đâu đó vẫn có thể gặp các di tích sinh vật đáy như Tay cuộn, Trùng lỗ
v.v
5.3. Đặc điểm các cấu trúc chứa quặng: Quặng mangan trong vùng thường được bảo tồn
trong các cấu trúc phức nếp lõm có mặt trục nghiêng hoặc thẳng đứng, như các phức nếp lõm:

Nộc Cu - Phia Hồng, Tốc Tát - Bản Khuông. Các đứt gãy thường làm mất tính liên tục của
các vỉa quặng mangan. Một số nếp uốn đảo trong khu mỏ đã làm cho các nhà nghiên cứu
trước đây nhầm là có 2 hoặc 3 vỉa mangan tại một số nơi.
5.5. Hiện trạng khai thác và tiềm năng khoáng sản mangan trong vùng: Trong thời gian
qua việc khai thác mangan không có quy hoạch tốt đã làm cạn kiệt đáng kể nguồn khoáng sản
này. Dựa theo các tiền đề về địa tầng và cấu trúc đã nêu ở phần trên, một số diện tích sau
được NCS đề xuất để tiến hành công tác tìm kiếm, thăm dò quặng: 1) Dải Tốc Tát - Rọng
Tháy - Bản Khuông ~100 km
2
; 2) Dải Tòng Ngà - Bản Mặc dài trên 10km; 3) Khu vực Nộc
Cu - Hát Pan - Lũng Luông - Phia Hồng ~50-70km
2
và 4) Khu vực Lũng Riếc - Mã Phục
~10km
2
.
Kết luận và kiến nghị

15
1. Các thành tạo trầm tích Devon-Permi của vùng Hạ Lang bao gồm 10 hệ tầng, theo trình
tự từ dưới lên trên: Nà Ngần (D
1
nn); Mia Lé (D
1
ml); Nà Quản (D
1-2
e nq); Bản Cỏng (D
2
gv-
bcg); Nà Đắng (D

2
gv-D
3
fr nd); Bằng Ca (D
3
f bc); Tốc Tát (D
3
-C
1
tt); Lũng Nậm (C
1
ln); Bắc
Sơn (C-P
2
bs) và Đồng Đăng (P
3
dd). Trong số đó, hệ tầng Nà Đắng mới được thành lập, 2 hệ
tầng Nà Ngần và Bản Cỏng được tái sử dụng, 2 hệ tầng Nà Ngần và Mia Lé lần đầu tiên được
xếp vào loạt Sông Cầu.
2. Nghiên cứu chi tiết các cấu trúc - hệ quả của các chuyển động kiến tao, đã giúp khôi
phục chính xác quan hệ địa tầng giữa các tầng đá khi chúng bị đảo hoặc bị cắt xén một phần
khối lượng. Trên cơ sở đó đã khôi phục và làm rõ nội dung, khối lượng cũng như vị trí địa
tầng của hệ tầng Bản Cỏng (D
2
gv bcg); lập lại trật tự địa tầng ở một số mặt cắt phức tạp như
Nà Quản - Bằng Ca, Lưu Ngọc - sông Bắc Võng, Nộc Cu, v.v
3. Lần đầu tiên trong luận án đã xây dựng các sơ đồ tướng đá - cổ địa lý vùng Hạ Lang
ứng với 3 giai đoạn sớm, giữa, muộn của Devon trên cơ sở phân tích đặc điểm thạch học, hóa
thạch và cổ sinh thái. Trên cơ sở đó thấy được quy luật phân bố của khoáng sản mangan, ứng
với vùng biển tương đối sâu - tướng carbonat-silic-sét vào giai đoạn muôn của Devon.

4. Quặng mangan trong vùng được hình thành ở 3 mức địa tầng Frasni, Famen và
Tournais, ứng với các hệ tầng Bằng Ca, Tốc Tát và Lũng Nậm. Trên bình đồ cấu trúc, chúng
phân bố trong các nếp lõm và phức nếp lõm: Trà Lĩnh; Bản Mặc; Lũng Riếc - Mã Phục; Tốc
Tát - Bản Khuông; Trùng Khánh - Nộc Cu; Hạ Lang; Bằng Ca. Những kết quả nghiên cứu
trên tạo tiền đề địa tầng và cấu trúc cho công tác tìm kiếm, thăm dò và thiết kế khai thác loại
khoáng sản này trong khu vực nghiên cứu.
Một số kiến nghị
1. Nghiên cứu địa tầng cần kết hợp chặt chẽ với việc phân tích các yếu tố cấu trúc nhằm
làm rõ quan hệ giữa các lớp đá đồng thời là cơ sở lập lại chính xác và khoa học trật tự các
thành tạo địa chất trong vùng.
2- Việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác mangan của vùng cần chú ý tập trung vào các cấu
trúc nếp lõm và trên cơ sở xem xét tuổi của các thành tạo địa tầng để định hướng đầu tư.

References
Tiếng Việt
1. Đặng Ca, Nguyễn Vương Quý (1972), Báo cáo địa chất về kết quả công tác thăm dò tỉ mỷ
mỏ mangan Tốc Tát - Cao Bằng, Trung tâm thông tin Lưu trữ địa chất.
2. Đovjikov A.E, Nguyễn Văn Chiển, Lê Đình Hữu, Ivanov G.V., Izoc, E.P., Jamoida A.I.,
Cao Thế Long, Phạm Đình Long, Trần Đức Lương, Mareisep A.M., Bùi Phú Mỹ,
Vaxilepskaya E.D., Phạm Văn Quang, Trần Văn Trị. Trần Đức Giang, Nguyễn Xuân An,
Lê Duy Bách, Nguyễn Xuân Bao, Nguyễn Đức Hinh, Phan Viết Kỷ, Nguyễn Duy Khánh,
Võ Năng Lạc, Tạ Hoàng Tinh, Nguyễn Tường Tri, Nguyễn Trí Vát, Nguyễn Vĩnh, (1965),
Bản đồ Địa chất Việt Nam Phần miền Bắc, Nxb. Khoa học và kỹ thuật.
3. Nguyễn Đóa, Nguyễn Đình Hồng (1977), “Vị trí và tuổi của tầng đá vôi chứa quặng
mangan vùng đông bắc thị xã Cao Bằng”, Sinh vật - địa học, T. XV (2), tr. 57-61, Hà Nội.

16
4. Trần Thanh Hải, Nguyễn Văn Can, Nguyễn Công Thuận (2004), “Phân tích cấu trúc chi tiết
trong vùng bị biến dạng nhiều lần và ý nghĩa của nó trong việc thiết lập lại lịch sử phát
triển địa chất của vùng đông bắc Cao Bằng, Miền Bắc Việt Nam”, Địa chất và khoáng sản

Việt Nam Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, tr.
99-116.
5. Dương Xuân Hảo, Rjionsnikaya M.A., Buvanke E.Z., Kulinova V.F., Makximova Z.A.,
Tống Duy Thanh, (1968), Những hóa thạch đặc trưng cho địa tầng Devon ở Miền Bắc
Việt Nam, Tổng cục Địa chất xuất bản, Hà Nội.
6. Dương Xuân Hảo, Nguyễn Thơm, Nguyễn Đức Khoa (1975), “Tài liệu mới về sinh địa
tầng các trầm tích Paleozoi trung”, Tuyển tập công trình nghiên cứu vè địa tầng, Nxb.
Khoa học và kỹ thuật, tr. 66-105, Hà Nội.
7. Dương Xuân Hảo, Trịnh Dánh, Nguyễn Đinh Hồng, Lê Hùng, Đặng Trần Huyên, Nguyễn
Đình Hữu, Lương Hồng Hược, Nguyễn Chí Hưởng, Nguyễn Đức Khoa, Vũ Khúc,
Nguyễn Văn Liêm, Phạm Kim Ngân, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thơm, Nguyễn Đức Tùng
(1980), Hóa thạch đặc trưng ở miền Bắc Việt Nam, Nxb.
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hoành, Nguyễn Đức Thắng, Phạm Đình Long, Đinh Công Hùng, Đào Đình
Thục, Trần Tất Thắng, Nguyễn Thành Vạn, Phạm Văn Mẫn, Lê Văn Trảo (1994), Hiệu
đính bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Chinh Si - Long Tân, Trung tâm Thông tin Lưu trữ
Địa chất.
9. Nguyễn Đình Hồng (1979), “Nhóm hóa thạch Răng nón (Conodonta) mới phát hiện trong
đá vôi chứa quặng mangan, Cao Bằng”, Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, (4) tập 1, tr.
127-128, Hà Nội.
10. Hou H.F., Muchez Ph., Swennen R., Hertogen J., Yan Z., Zhou H.L. (1998), “Sự kiện
Frasni - Famen ở tỉnh Hồ Nam, Nam Trung Hoa: Bằng chứng sinh địa tầng, trầm tích và
địa hoá”, Bản đồ địa chất, Cục Địa chất và khoáng sản Việt nam (97), tr. 57-74 (bản dịch
tiếng Việt).
11. Nguyễn Hữu Hùng, Đặng Trần Huyên, Nguyễn Đức Phong (2003), “Hệ tầng Bản Coỏng
trong đới tướng - cấu trúc Hạ Lang”, Tạp chí Địa chất, Tổng Cục Địa chất (274), tr. 1-10.
12. Lê Hùng (1973), “Trầm tích Paleozoi muộn miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Địa chất, Tổng
Cục Địa chất (109), tr.1-15+25, Hà Nội.
13. Đặng Trần Huyên (1976), “Tài liệu cổ sinh về điệp Tốc Tát”, Tạp chí Địa chất, Tổng Cục
Địa chất (128), tr. 17, Hà Nội.


17
14. Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ (đồng chủ biên), Trịnh Dánh, Hà Toàn Dũng, Nguyễn Địch Dỹ,
Nguyễn Đóa, Nguyễn Văn Hoành, Trần Quốc Hải, Phạm Hùng, Lưu Lân, Phạm Đình
Long, Nguyễn Công Lượng, Đinh Minh Mộng, Nguyễn Kinh Quốc, Trần Tất Thắng, Phạn
Cự Tiến, Tạ Hoàng Tinh, Trần Tính, Hoàng Xuân Tình, Nguyễn Văn Trang, Trần Đăng
Tuyết, Hồ Trọng Tý, Nguyễn Vĩnh, (1989), Địa chất Việt Nam tập I: Địa tầng, Tổng Cục
Mỏ và Địa chất xuất bản, Hà Nội.
15. Vũ Khúc, Đào Đình Thục, Lê Duy Bách, Tống Duy Thanh, Trần Tất Thắng, Trần Văn
Trị, Trịnh Dánh (2000), Sách tra cứu các phân vị địa chất Việt Nam, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Liêm (1966), “Địa tầng Paleozoi thượng và vấn đề tuổi của Bauxit ở vùng
Đồng Đăng Lạng Sơn”, Tạp chí Địa chất Tổng Cục Địa chất (57), tr. 25-32, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Liêm (1978), “Về hệ Carbon ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp san Sinh vật - Địa
học (16/3), tr.78-85, Viện Khoa học Việt Nam, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Liêm (1985), Paleozoi thượng ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật.
19. Phạm Đình Long (1973), “Tìm hiểu địa tầng Devon trong đới Hạ Lang Cao Bằng”, Tạp
chí Địa chất Tổng Cục Địa chất (106), tr. 1-7, Hà Nội.
20. Phạm Đình Long, Hoàng Văn Bi, Đỗ Văn Chi, Đặng Quỳnh Giao, Nguyễn Đình Đạt, Lê
Đức Khâm, Đỗ Hữu Ngát, Nguyễn Xuân Thành, Ngố Quang Toàn (1974), Bản đồ địa
chất tờ Chinh Si - Long Tân tỉ lệ 1:200.00, Lưu trữ Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Bắc.
21.Phạm Đình Long (1979), “Thử phân chia địa tầng Devon khu vực Đông Bắc -Bắc Bộ”,
Địa chất và khoáng sản Việt Nam Công trình của Liên đoàn Bản đồ Địa chất, tr.52-59.
22. Phan Hữu Luật, Vi Trọng Thủy, Nguyễn Hải Long, Đàm Văn Khuê, Lê Toàn Kim, Phạm
Quang Vinh, Hoàng Ngọc Dung, Đặng Ka, Nguyễn Văn Sửu (1976), Báo cáo thăm dò tỉ
mỷ mỏ mangan Lũng Luông Trùng Khánh Cao Bằng, Trung tâm thông tin Lưu trữ địa
chất.
23. Phạm Kim Ngân (1984), “Vi hóa thạch Conodonta trong đá vôi chứa quặng mangan ở
Cao Bằng”, Tạp chí Địa chất (167), tr. 20-21, Hà Nội.
24. Phạm Kim Ngân, Nguyễn Hữu Hùng, Đoàn Nhật Trưởng, Đặng Trần Huyên, Nguyễn

Đức Phong (2001), Báo cáo nghiên cứu cổ sinh địa tầng và tướng đá - cổ địa lý các thành
tạo trầm tích Devon thượng - Carbon hạ Băc Việt Nam, Viện nghiên cứu Địa chất và
Khoáng sản.
25. Trần Nghi (2009), Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội.

18
26. Tạ Hoà Phương, Đoàn Nhật Trưởng (1998), “Tổng quan về trầm tích Famen ở Việt
Nam”, Tạp chí Địa chất (245), tr. 1-9, Hà Nội.
27. Tạ Hoà Phương (2000), “Địa tầng Devon, Carbon trong mặt cắt Đồng Văn (Hà Giang”,
Tạp chí Địa chất, loạt A Phụ trương 2000, tr. 2-9.
28. Tạ Hoà Phương (2002), “Sinh địa tầng Răng nón Devon - Carbon tại mặt cắt Đồng Văn
(Hà Giang”, Tạp chí Địa chất (268), tr. 1-8.
29. Tạ Hoà Phương, Nguyễn Công Thuận (2004), “Đặc điểm cổ sinh thái và phân bố của hoá
thạch Răng nón, Vỏ nón trong các trầm tích D
3
-C
1
ở một số vùng thuộc Bắc Bộ”, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (3) tập XX, tr. 51-56.
30.Tạ Hoà Phương, Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Công Thuận, Đoàn Nhật Trưởng (2004), “Về
Ranh giới Frasni / Famen (Devon thượng) ở Đông Bắc Bắc Bộ”, Tạp chí Các khoa học về
trái đất (3) tập 26, tr.216-221.
31. Tống Duy Thanh (1965), “Kết quả bước đầu về nghiên cứu sinh vật địa tầng Devon của
Miền Bắc Việt Nam theo San hô Dạng vách đáy (Tabulata, Heliolithida, Chaetetida”,
Sinh vật - Địa học (IV) tập 2, tr. 65-71.
32. Tống Duy Thanh (1979), “Địa tầng Devon hạ ở khu vực Bắc Bộ”, Tạp chí Các Khoa học
về Trái đất (1) tập 1, tr. 2-8.
33. Tống Duy Thanh (1979a), “Địa tầng Devon trung - Devon thượng ở khu vực Bắc Bộ”,
Tạp chí Các khoa học về Trái đất (3) tập 1, tr. 65-68.

34. Tống Duy Thanh, Đặng Trần Huyên, Nguyễn Đình Hồng, Nguyễn Đức Khoa, Nguyến
Hữu Hùng, Tạ Hoà Phương, Nguyễn Thế Dân, Phạm Kim Ngân (1986), Hệ Devon ở
Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
35. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, Phan Cự Tiến (1994), Quy phạm Địa tầng Việt Nam, Cục
Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
36. Tống Duy Thanh (chủ biên, 2005), các phân vị đại tầng Việt Nam, Đại học Khoa học Tự
Nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội.
37. Nguyễn Công Thuận (2009), “Địa tầng trầm tích Devon ở nhóm tờ Trùng Khánh - Cao
Bằng”, Địa chất và khoáng sản Việt Nam Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, tr. 3-21.
38. Nguyễn Công Thuận, Tạ Hoà Phương (2002), “Tài liệu mới về tuổi của phần chân hệ tầng
Tốc Tát ở vùng Hạ Lang (Cao Bằng)”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (3) tập
T. XVIII, tr. 87-91.
39. Nguyễn Công Thuận, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Thuật, Tạ Hòa Phương (2004), “Đề
xuất sơ đồ địa tầng Devon và phần thấp Carbon vùng Trùng Khánh, Cao Bằng”, Địa chất

19
và khoáng sản Việt nam Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam Liên đoàn Bản đồ Địa
chất miền Bắc, tr. 46-52.
40. Nguyễn Công Thuận, Đỗ Văn Thanh, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Thuật (2004), “Đặc
điểm các phân vị địa tầng chứa mangan vùng Trùng Khánh (Cao Bằng)”, Địa chất và
khoáng sản Việt Nam Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam Liên đoàn Bản đồ Địa chất
miền Bắc, tr. 28-40.
41. Nguyễn Công Thuận, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Thuật, Đỗ Văn Thanh, Hoàng Văn
Quyền, Đinh Cao Phong, Nguyễn Huy Thự, Đinh Ngọc Kỷ (2005), Báo cáo tổng kết lập
bản đồ địa chất và điều tra khoảng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Trùng Khánh, Liên đoàn
Bản đồ Địa chất miền Bắc.
42. Nông Quốc Thuật, Phạm Quang Vinh, Đàm Văn Khuê, Đinh Khắc Sơn, Hoàng Ngọc
Dung (1976), Báo cáo kết quả tìm kiếm quặng mangan tỷ lệ 1:25.000 vùng Trùng Khánh
Cao Bằng, Trung tâm thông tin Lưu trữ địa chất.
43. Phan Cự Tiến, Nguyễn Xuân Hân, Vũ Khúc, Đặng Đức Nga, Nguyễn Văn Phúc (1984),

Địa tầng học và phương pháp nghiên cứu, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
44. Hoàng Xuân Tình (1976), “Những vấn đề trầm tích Devon dưới tờ Bảo Lạc”, Tin Bản đồ
Địa chất Liên đoàn Bản đồ Địa chất (30), tr.20-28.
45. Mạc Ma Tò, Nguyễn Thanh Bính, Hoàng Văn Thình, Bế Sỹ Tuấn, Đàm Quang Bính,
Đinh Khắc Sơn, Hoàng Ngọc Dung, Phạm Quang Vinh, Hoàng Ngọc Dung, Đường
Quang Viễn (1976), Báo cáo địa chất kết quả tìm kiếm sơ bộ quặng mangan Bằng Ca,
Bản Khuông, Mã Phục, Bản Mặc, Hạ Lang miền Đông Bắc Cao Lạng, Trung tâm thông
tin Lưu trữ địa chất.
46. Trần Văn Trị, Nguyễn Văn Triển, Lê Văn Cự, Dương Xuân Hảo, Lê Hùng, Vũ Khúc,
Phạm Đức Lương, Phạm Kim Ngân, Trần Đình Nhân, Hoáng Hữu Quý, Tống Duy Thanh,
Phan Trường Thị, Trịnh Thọ, Nguyễn Thơm, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Đình Uy
(1973), Bản đồ Địa chất Việt Nam - Phần miền Bắc tỷ lệ 1:1.000.000, Tổng cục Địa chất,
Hà Nội.
47. Trần Văn Trị, Tạ Hoàng Tinh, Phan Sơn, Lê Đức An (1964), “Ý kiến về trầm tích
Paleozoi hạ vùng Thần Sa - Thái Nguyên”, Tạp chí Địa chất (37), tr.6-11).
48. Đoàn Nhật Trưởng, Tạ Hoà Phương (1999), “Tài liệu mới về trầm tích Đevon thượng-
Carbon hạ vùng Trà Lĩnh (Cao Bằng)”, Tạp chí Địa chất (253), tr.1-9.
49. Nguyễn Xuân Tùng và Trần Văn Trị (chủ biên) (1992), Thành hệ Địa chất và
Địa động lực Việt Nam, Nxb. Khoa học-Kỹ thuật, Hà Nội.

20
50. Nguyễn Thế Tứ, Đinh Quang Vượng, Nguyễn Văn Phong, Ngô Đức Tân (1994), Báo cáo
kết quả địa chất tìm kiếm đánh giá quặng mangan Bản Khuông - Trùng Khánh Cao Bằng,
Trung tâm thông Lưu trữ địa chất.
Tiếng Anh
51. Duney. D.W. and J.G. Ramsay (1973), “Incremental strains meansured by syntectonic
crystal growths”, in K.A Dejong and R. Scholten, (eds) Gravity and tectonic John Wiley
and Sons NewYork USA, pp 67-96.
52. Kuang Guo-dun, Zhao Ming-te, Tao Ye-bin (1989), “The standard Devonian section of
China. Liujing section of Guangxi”, China University of Geosciences Press, Beijing.

53. Simson C. (1986), Determination of movement sense in mylonite, Journal of geological
Education.
54. Ta Hoa Phuong, Đoan Nhat Truong (1995), “Preliminary studies on the boundaries of
Famenian stage in Vietnam”, Proc. of the IGCP Symp. on Geology of SE Asia, pp. 94-104.
55. Ta Hoa Phuong, Đoan Nhat Truong (1998), “Outlines of the Upper Devonian in Việt
Nam”, Journal of Geology (11-12) series B, pp. 46-56.
56. Ta Hoa Phuong (1998), “Upper Devonian conodont biostratigraphy in Vietnam”, Journal
of Geology (11-12) series B, pp.76-84.
57. Tong-Dzuy Thanh (1993), “Major features of Devonian stratigraphy in Viet Nam with
remarks on Palaeobiogeography”, Geology (Geol.Surv. Viet Nam) (1-2) series B, pp. 3-
18.
58. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc (2002), “New stratigraphic schema of Paleozoic and
Mesozoic in Bac Bo (North Viet Nam)”, Journ. Geology (Geol. Survey Viet Nam) (19-
20) series B, pp.1-13.
59. H.H.Tsien, H.F.Hou, W.L.Zhou and Y.Wu, D.W.Yin, Q.Y.Dai and W.J. Liu (1988),
“Rift-reted Devonian sedimentation and basin development in South China”, Devonian of
the world Volunme 1: Regional Syntheses, Canadian society of petroleum geologistis, pp.
645-651
60.Wu Yi, Zhou Huailing, Jiang Tingcan and Fang Dannian, Huang Wusheng etc., (1987)
“Sedimentary facies Paleogeography and relaitively mineral deposites of Devonnian in
Guangxi”, Guangxi peoples publishing house, pp.258-292.
61. Wu Yi, Zhou Huailing, Jiang Tingcao and Fang Dannian(1988), “Sedimentary facies of
Devonnian in Guangxi, China”, Devonian of the world, Volunme 1: Regional Syntheses
Canadian society of petroleum geologistis, pp. 645-651
Tiếng Pháp

21
62. Bourret R. (1922), Études géologiques sur le Nord - Est du Tonkin, Bull. Serv. Géol.
Indoch (1) vol. XI, Hanoi.
63. Deprat J. (1915), Estudes gesologiques sur la région septentrional du haut Tonkin

(feuilles gesologiques de Pakha, Ha Giang, Malipo, et Yen Minh au 100.000
e
), Mesmoires
du Service Gesologique de l

Indochine (3/4), Hanoi.
64. Fromaget J. (1927), Études géologiques sur le Nord de l'Indochine centrale, Bull. Serv.
Géol. Indoch (2) vol. XVI, Hanoi.
65. Mansuy H., (1908), Contribution e la carte gesologue de L’Indochine, Paléontologie
Mesmoires du Service Gesologique de L’Indochine, Ha Noi-Hai Phong.
Tiếng Nga
66. Тонг Зюи Тханнь и др. (1988), Стратиграфия и целентераты девона Вьетнама (в
2 томах), Новосибирск, Наука, Сибирское отделение, 184 с.

×