Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Lồng ghép tiêu chí môi trường vào chương trình nông thôn mới tại xã trạch mỹ lộc và xã tam hiệp, huyện phúc thọ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.23 KB, 22 trang )

Lồng ghép tiêu chí môi trường vào chương trình
nông thôn mới tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Tam
Hiệp, huyện Phúc Thọ, Thành Phố Hà Nội

Khuất Duy Quang

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đình Hòe
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Phân tích, đánh giá “Chương trình Nông thôn mới” được tổ chức thực hiện tại
hai xã: xã Trạch Mỹ Lộc và xã Tam Hiệp huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội. Sử dụng
phương pháp PRA và DPSIR vào hai xã: xã Trạch Mỹ Lộc và xã Tam Hiệp. Hiện trạng
môi trường hai xã xã Trạch Mỹ Lộc và xã Tam Hiệp; chương trình phát triển nông thôn
đang thực hiện tại hai xã; lồng ghép các tiêu chí môi trường vào quá trình thực hiện.

Keywords: Khoa học môi trường; Xây dựng nông thôn mới; Phúc Thọ


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nông thôn Việt Nam là chủ đề lớn. Trong thời kỳ đổi mới đến nay vì những lý do chủ
quan và khách quan, nông thôn chưa đạt được kỳ vọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ
môi trường. Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chiến lược phát triển chưa hợp lý giữa thành thị
và nông thôn. Đảng ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW về “Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng chương trình nông thôn mới”.
“Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng chương trình nông thôn mới” giai đoạn
2010-2020 được Chính phủ quyết định phê duyệt ngày 04/06/2010 với nhiều mục tiêu, tiêu chí


cụ thể và giàu tham vọng, trong đó có tiêu chí về môi trường nông thôn. Tuy nhiên, nông thôn
Việt Nam cụ thể là “Làng, Xã” mang phong tục, tập quán, kinh tế xã hội riêng. Do vậy việc triển
khai “Chương trình Nông thôn mới” cụ thể là lồng ghép những tiêu chí môi trường vào từng địa
phương phải được nghiên cứu mới phát huy được hiệu quả.
Lồng ghép các tiêu chí môi trường và một địa phương cụ thể là một vấn đề còn mới. Tại
huyện Phúc Thọ “Chương trình Nông thôn Mới” đã được triển khai trong đó có hai xã Trạch Mỹ
Lộc và xã Tam Hiệp, nhưng căn cứ vào kế hoạch thực hiện, đặc điểm của từng địa phương cho
thấy các tiêu chí môi trường vẫn chưa đầy đủ cần phải bổ sung thêm.
Bởi vậy học viên đã chọn đề tài: “Lồng ghép tiêu chí môi trường vào Chương trình
phát triển Nông thôn Mới tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Tam Hiệp huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội”
2. Mục tiêu
- Bổ sung và lồng ghép các tiêu chí môi trường vào quá trình thực hiện “Chương trình
Nông thôn mới” tại hai xã: Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội
- Hướng người dân và chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả việc kết hợp chương
trình nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Chƣơng trình Nông thôn Mới
Chương trình Nông thôn Mới của Đảng với mục tiêu xây dựng Nông thôn Mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Gắn phát triển nông thôn với đô
thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao, Quyết định số 800/QD-TTg: Những vấn đề cơ bản về xây dựng
nông thôn mới đưa ra 19 tiêu chí.
1.2. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn Mới giai đoạn 2010-2020.
“Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010-2020 đã
được phê duyệt theo Quyết định số 800/QD-TTg là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế -
xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung. Mỗi nội dung được thiết kế gồm mục
tiêu cụ thể, nội dung chi tiết và kế hoạch quản lý thực hiện như sau:

1.2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
a) Mục tiêu:
Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2011, cơ bản
phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm cơ sở đầu tư xây dựng nông
thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
- Nội dung 2: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các
khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
1.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
1.2.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội.
1.2.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
1.2.6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
1.2.7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cƣ dân nông thôn
1.2.8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.
1.2.9. Cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn
1.2.10. Nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa
bàn.
1.2.11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội hai xã Trạch Mỹ Lộc và xã Tam Hiệp
1.2.1. Xã Trạch Mỹ Lộc
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Trạch Mỹ Lộc có tổng diện tích 5,47km
2

a. Vị trí địa lý
Trạch Mỹ Lộc nằm liền kề thị trấn Phúc Thọ (xem hình 1.1), với vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp xã Tích Giang;
- Phía Tây giáp Thị xã Sơn Tây;
- Phía nam giáp xã Cẩm Yên của huyện Thạch Thất;
- Phía Đông giáp Thị trấn Phúc Thọ và xã Thọ Lộc;

Hình 1.1.Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

b. Địa hình, địa mạo
Xã Trạch Mỹ Lộc có địa hình đặc trưng khác với các xã trong huyện, đó là đồng bằng nửa
trung du, có đê Tả Tích chạy từ Bắc xuống Nam.
c. Khí hậu
* Nhiệt độ không khí
Vùng dự án có nhiệt độ trung bình tương đối cao, các tháng mùa Hạ nhiệt độ trung bình
lên đến 28,9
0
C ở trạm Sơn Tây và 29
0
C ở trạm Hà Đông. Trong các tháng mùa Đông, nhiệt độ
không xuống quá thấp, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở trạm Sơn Tây ở mức 16,3
0
C và ở
Hà Đông là 16,4
0
C. Đặc trưng nhiệt độ trung bình được thống kê ở bảng sau:
*Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng trong vùng đạt tương đối cao với các số liệu tương ứng cho hai trạm
Sơn Tây và Hà Đông là 1550,4 và 1540,0 giờ nắng mỗi năm. Các tháng có số giờ nắng nhiều
nhất là các tháng VII, VIII và IX (cao nhất là 185,0 giờ nắng được thống kê vào tháng VII ở trạm
Sơn Tây). Các tháng mùa đông có số giờ nắng ít hơn, tháng III tại Sơn Tây và Hà Đông có số giờ
nắng trung bình chỉ đạt 52,4 và 46,7 giờ nắng.

* Chế độ gió
Trong năm có hai mùa gió, gió mùa mùa đông thường bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV
năm sau với hướng gió thịnh hành là Đông Bắc mang không khí lạnh và khô. Ngược lại vào mùa
Hạ, hướng gió thinh hành là Tây Nam xuất hiện từ tháng V đến tháng X thường mang không khí
nóng ẩm. Tốc độ gió trung bình 1,2 – 1,9 (m/s), lớn nhất là 32,4m/s.
* Lượng mưa năm
Trong năm mưa phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào
tháng IX, mùa khô từ tháng X đến tháng IV năm sau. Lượng mưa mùa mưa chiếm từ 70% đến
80% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn nhất trên lưu vực thường xảy ra vào 3 tháng VI, VII, VIII
với lượng mưa trung bình mỗi tháng lớn hơn 200 mm. Lượng mưa nhỏ nhất thường xảy ra vào
tháng XII hoặc tháng I
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2015, do được đầu tư phát triển mạnh mẽ về
cơ sở hạ tầng dịch vụ và hạ tầng nông thôn, phát triển du lịch. Nên cơ cấu lao động trong ngành
dịch vụ và công nghiệp –TTCN - xây dựng sẽ tăng mạnh, và lao động nông nghiệp thủy sản sẽ
giảm vì tiến tới áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.
Cơ cấu lao động năm 2020 như sau (Trạch Mỹ Lộc, 2012):
- Lao động nông nghiệp – thủy sản: 1877 người chiếm 40% tổng số lao động
- Lao động CN-TTCN-XD: 1408 người chiếm 30% tổng số lao động
- Lao động thương mại dịch vụ: 1408 người chiếm 30% tổng số lao động
Cơ cấu kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2015 ước đạt 180.675 triệu đồng tăng 72.300 triệu đồng so với
năm 2011 (Trạch Mỹ Lộc, 2012). Trong đó cơ cấu kinh tế như sau: Nông nghiệp: 40%; TTCN-
XDCB: 30%; Dịch vụ: 30%
Hiện trạng hạ tầng cơ sở
Hiện nay, cơ sở hạ tầng cơ sở của xã Trạch Mỹ Lộc đã và đang được xây dựng, hoàn
thiện đáp ứng nhu cầu phát triển của xã từ trụ sở làm việc, trường học, trạm y tế, nhà dân cư
nông thôn, bưu điện, chợ…
Hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, thủy lợi, điện, nước đang được đầu tư
1.2.2. Xã Tam Hiệp

1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý (xem hình 1.1)
- Phía bắc giáp các xã Ngọc Tảo, Tam Thuấn
- Phía nam giáp xã Hiệp Thuận
- Phía đông giáp huyện Đan Phượng
- Phía tây giáp các xã Hương Ngải, Phú Kim thuộc huyện Thạch Thất
b. Diện tích đất tự nhiên
Tam Hiệp là một xã nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp lên tới 325,35 ha (Tam
Hiệp, 2012), tuy nhiên những năm gần đây Tam Hiệp đẩy mạnh phát triển các ngành tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp như: may mặc, làm thú nhồi bông…
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số
Hiện nay tổng số dân số toàn xã Tam Hiệp là: 11.195 người với số người trong độ tuổi
lao động là 6.300 người (Niên giám thống kê Hà Nội, 2011)
* Trường học:
- Trường mầm non:
+ Gồm 14 phòng học ở rải rác 04 điểm tại các thôn. Tổng diện tích khuôn viên điểm đặt
lớp chật hẹp là 2133m
2
(Tam Hiệp, 2012) không đủ chỗ cho các cháu hoạt động, vui chơi. Các
điểm trường thôn chưa có phòng chức năng, kho thực phẩm, nhà bảo vệ, nhà xe, sân chơi.
- Trường tiểu học:
Xã có 01 trường tiểu học tập trung, tổng diện tích khuôn viên là 9.033m
2
, với 29 phòng
học, trong đó còn tốt 21 phòng, xuống cấp 8 phòng (Tam Hiệp, 2012).
- Trường trung học cơ sở:
Xã có một trường THCS, tổng diện tích khuôn viên 7000m
2
. Trường có 24 phòng học,

trong đó còn tốt 12 phòng , đang xây mới 12 phòng học và 6 phòng chức năng (Tam Hiệp,
2012).
* Trạm y tế:
Diện tích khuôn viên là 1914m
2
, có 12 phòng, trong đó còn tốt 5 phòng, có 10 giường
bệnh (Tam Hiệp, 2012). Trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh, cũng
như đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng của nhân dân trong xã
* Chợ:
Hiện xã có một chợ Tam Hiệp, diện tích 8000m
2
, chợ có 86 ki ốt (Tam Hiệp, 2012). Tuy
nhiên hạng mục cơ sở vật chất thiết yếu còn thiếu như: hệ thống điện, công trình thu gom rác
thải, nhà bảo vệ, hệ thống phòng cháy chữa cháy…
* Bưu điện:
Xã có một điểm bưu điện ở trung tâm xã, với diện tích 198m
2
(Tam Hiệp, 2012), có máy
tính kết nối internet, có nhiều đầu sách và đầu báo, tạp chí, có người trông coi phụ trách, được
hưởng phụ cấp do ngành bưu điện chi trả.
* Nhà dân cư nông thôn
Cơ bản đạt 100% nhà cấp bốn kiên cố (Tam Hiệp, 2012)
Thực trạng chung:
+ Mật độ xây dựng giao động từ 30 đến 40% (Tam Hiệp, 2012), hầu hết là một tầng, một
số ít nhà 2-3 tầng, nằm ở các mặt đường chính khu vực trung tâm xã.
+ Hình thức kiến trúc: Hầu hết là nhà ở nông thôn truyền thống: nhà xây gạch, mái ngói
hoặc tôn, kèo. Một số ít nhà được xây dựng trong những năm gần đây có hình thức kiến trúc
tương đối hiện đại, có chất lượng tốt.

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng
- Lồng ghép tiêu chí môi trường vào hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp huyện Phúc Thọ,
TP. Hà Nội.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp DPSIR (EEA,1999):











Hình 2.1. Sơ đồ mô hình DPSIR
2.2.2. Hệ phƣơng pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) (Trần Thanh Bé, 1999)
Hệ phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) là một hệ phương pháp hệ thống
bán chính quy được tiến hành ở một địa điểm cụ thể (thông tin còn ít và rời rạc) bởi một nhóm
liên ngành và được thiết kế để thu thập được những thông tin cần thiết và những giả thuyết cho
sự phát triển nông thôn.
Mục tiêu của phương pháp này là xã hội có thể chấp nhận, có hiệu quả kinh tế, và hệ sinh
thái phát triển bền vững. PRA quan niệm rằng sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa
phương là yếu tố quyết định sự thành công.
PRA có hai đặc điểm trọng tâm là: sự bỏ qua tối ưu và tính đa dạng của phân tích hay tam
giác.
DRIVER
Động lực chi phối
RESPONSE

Ứng phó
PRESSURE
Áp lực
STATE
Hiện trạng
IMPACT
Tác động
Chiều thuận
Chiều phản hồi


Hình 2.2. Tiến trình của tam giác (Trần Thanh Bé, 1999)
Hệ PP này gồm: 1/ Thu thập và phân tích tài liệu; 2/ Phỏng vấn nhanh dân và cán bộ địa
phương; 3/ Tham vấn chuyên gia và 4/ Khảo sát thực địa đánh giá các dấu hiệu môi trường đặc
trưng.
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng môi trƣờng hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp
Trạch Mỹ Lộc là một xã thuần nông, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, các
hoạt động sản xuất ảnh hưởng tới môi trường gây ô nhiễm mới nhen nhúm, có rất ít. Vấn đề môi
trường mà người dân bức xúc chủ yếu là rác thải và ô nhiễm nước. Theo người dân địa phương,
Trạch Mỹ Lộc chưa có điểm thu gom rác thải tập trung chuẩn và đáp ứng kỹ thuật xử lý bảo đảm
vệ sinh môi trường. Rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất không được thu gom dẫn đến tình trạng
hình thành các bãi thải tự phát, gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Người dân địa phương
cũng chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch thành phố, họ rất mong muốn được sử dụng nước
sạch trong hoạt động sinh hoạt.
Việc phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp-công nghiệp là một việc làm cần thiết để phát
triển kinh tế địa phương nhưng trong điều kiện môi trường được đảm bảo thì phát triển mới bền
vững. Mặc dù Tam Hiệp có điểm thu gom rác thải nhưng chưa đáp ứng đủ trong nhu cầu phát
triển kinh tế hiện nay. Việc quy hoạch xây dựng khu vực thu gom rác thải tập chung đáp ứng nhu
cầu là việc làm cấp thiết nên làm của địa phương trong chương trình quy hoạch phát triển nông

thôn mới.
3.2. Chƣơng trình phát triển nông thôn đang thực hiện tại hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam
Hiệp.
Chương trình phát triển nông thôn đang được thực hiện tại hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam
Hiệp cho thấy hiệu quả rõ trong việc cải thiện đời sống người dân, kinh tế xã hội địa phương. Cơ
sở kỹ thuật, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, sửa chữa sẽ đem lại diện mạo mới cho địa
phương. Hiện nay hai xã Tam Hiệp và Trạch Mỹ Lộc đã thực hiện việc quy hoạch để đáp ứng
các tiêu chí quốc gia về môi trường như việc QH sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển
SXNN hàng hóa, CN-TTCN, DV; Phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH-MT; QH phát triển các khu
dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện có ,v.v.
3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SXNN hàng hóa, CN-
TTCN, DV
Hiện nay, việc quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SXNN hàng
hóa, CN-TTCN, DV đang được hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp đề xuất và sẽ thực hiện nhằm
đạt được các tiêu chí Quốc gia nông thôn mới trong thời gian ngắn nhất.
3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH-MT
Cùng với việc quy hoạch, việc phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH-MT cũng đang được thực
hiện tại hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp như việc cải tạo xây dựng mới các trường học; bê
tông hóa các đường liên thôn, đường làng, đường nội đồng; cứng hóa hệ thống thủy lợi; quy
hoạch xây dựng bãi thu gom rác thải tập trung; xây dựng hệ thống cấp nước sạch; xây dựng chợ
mới tập trung ,v.v Phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH-MT là một việc làm tiên quyết có ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống người dân. Để thực hiện được việc này cần
một nguồn vốn lớn đòi hỏi có sự tham gia ủng hộ của người dân.
3.2.3. Danh mục các dự án ƣu tiên theo kỳ kế hoạch để đạt tiêu chí nông thôn mới.
a. Các dự án về phát triển sản xuất
b. Các dự án về đầu tƣ hạ tầng
c. Các dự án chỉnh trang khu dân cƣ
3.2.3. Hiệu quả đạt tiêu chí nông thôn mới theo giai đoạn
Hiện tại: đã đạt 3/19 tiêu chí (tiêu chí 8, 18, và 19)
- Tiêu chí số 8: bưu điện

- Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
- Tiêu chí số 19: An ninh trật tự xã hội
Năm 2012: đạt thêm 1 tiêu chí (tiêu chí 1). Số tiêu chí xã đạt được là 4/19
- Tiêu chí số 1: Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch
Năm 2013: đạt thêm 2 tiêu chí (tiêu chí 9 và 16). Số tiêu chí xã đạt 6/19
- Tiêu chí số 9: nhà ở dân cư
- Tiêu chí số 16: văn hóa
Năm 2014: đạt thêm 2 tiêu chí (tiêu chí 4 và 5). Số tiêu chí xã đạt 8/19
- Tiêu chí số 4: Điện
- Tiêu chí số 5: trường
Năm 2015: đạt thêm 3 tiêu chí (tiêu chí 13, 14 và 17). Số tiêu chí xã đạt 11/19
- Tiêu chí số 13: hình thức tổ chức sản xuất
- Tiêu chí số 14: Giáo dục
- Tiêu chí số 17: Môi trường
Năm 2016: đạt thêm 4 tiêu chí (tiêu chí 3,6,10 và 11). Số tiêu chí xã đạt được là 15/19
- Tiêu chí số 3: thủy lợi
- Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa xã
- Tiêu chí số 10: thu nhập
- Tiêu chí số 11: hộ nghèo
Năm 2017: đạt thêm 4 tiêu chí (2,7,12 và 15). Số tiêu chí xã đạt được 19/19
- Tiêu chí số 2: giao thông
- Tiêu chí số 7: chợ
- Tiêu chí số 12: cơ cấu lao động
- Tiêu chí số 15: y tế
Giai đoạn 2018-2020: Duy trì và củng cố 19 tiêu chí nông thôn mới đã đạt được.
3.3. Lồng ghép tiêu chí môi trƣờng vào chƣơng trình phát triển nông thôn mới tại hai xã
Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp
3.3.1. Tiêu chí môi trƣờng
Tiêu chí môi trường là một bộ tiêu chí đưa ra nhằm đảm bảo cho việc có một môi trường
trong lành, các vấn đề về vệ sinh nông thôn với các tiêu chí cụ thể như: tỷ lệ hộ được sử dụng

nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu
chuẩn môi trường ,v.v
3.3.2. Lồng ghép tiêu chí môi trƣờng vào chƣơng trình phát triển nông thôn mới tại hai xã
Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp
Việc lồng ghép các tiêu chí môi trường vào chương trình phát triển nông thôn mới tại hai
xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp là một việc làm cần thiết và quan trọng để có sự phát triển bền
vững địa phương, cải thiện đời sống nhân dân cũng như tránh được các vấn đề môi trường. Hầu
hết các tiêu chí nông thôn mới tại hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp chưa đạt tiêu chí Quốc gia
Nông thôn mới.
3.3.2.1. Quy hoạch định hƣớng phát triển không gian xã
a. Quy hoạch sản xuất Nông nghiệp
Với định hướng phát triển địa phương như chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, tập trung hỗ trợ giống, vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nhân dân, gắn sản
xuất với chế biến các sản phẩm có giá trị, hướng tới thị trường, phát triển mạnh các loại rau, củ,
quả có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, tạo thêm nhiều công
ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, có biện pháp hỗ trợ khuyến khích
phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để tăng tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản phẩm
nông nghiệp thủy sản.
b. Phát triển thƣơng mại dịch vụ
Xã Trạch Mỹ Lộc: Quy hoạch chợ trung tâm nằm tại thôn Vân Lôi đối diện khu giết mổ
tập trung (đã có dự án của Thành Phố), sát cạnh đường đê Sông Tích với quy mô dự kiến
3.000m
2
, nằm gần trụ sở UBND.
Xã Tam Hiệp: Quy hoạch khu thương mại dịch vụ cạnh chợ diện tích 0,5ha (UBND xã
Tam Hiệp, 2012).
c. Phát triển Công nghiệp – TTCN
Xã Trạch Mỹ Lộc: Quy hoạch Điểm CN-TTCN, làng nghề với diện tích khoảng 2,0ha
bám theo trục đường Tỉnh Lộ 418, từ gốc đa đồng Khuỷu-Cầu Nhội đến tiếp giáp khu quy hoạch
trung tâm cứu trợ trẻ em; Khu sản xuất vật liệu xây dựng tịa đầu cầu Tranh thôn Mỹ Giang. Mở

rộng thêm diện tích 4ha (tổng diện tích là 9,03ha)
Xã Tam Hiệp: Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Sấu diện tích 20ha (theo quy hoạch
chung của huyện); Quy hoạch khu dệt nhuộm tại khu A diện tích 0,9ha (UBND xã Tam Hiệp,
2012).
d. Quy hoạch khu dân cƣ
3.3.2.2. Quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
3.4. Đề xuất giải pháp lồng ghép và thực hiện
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường cho mọi người.
- Tập trung xử lý các điểm, cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các điểm,
cơ sở, khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; các khu -
cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư đầy đủ các hạng mục công trình bảo vệ
môi trường và vành đai cây xanh.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc
gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
- Di dời các làng nghề ô nhiễm vào khu quy hoạch, hướng dẫn áp dụng các công nghệ,
thiết bị xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên
nhiên.
- Triển khai thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn kết hợp với việc cải tiến toàn bộ
hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải rắn.
- Xử lý dứt điểm các bãi rác quá tải, gây ô nhiễm và đầu tư nhà máy xử lý rác hiện đại.
- Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trường, bao gồm cả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung trong
báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đã được phê
duyệt/xác nhận.
- Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường.
- Chủ động phòng, chống và giảm thiểu các sự cố môi trường và các tai biến tự nhiên; khắc
phục có hiệu quả các tác hại do sự cố môi trường và thiên tai gây ra.

- Phát triển các hệ thống cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường
nông thôn.
- Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư cho bảo vệ môi trường và xã hội hóa đầu
tư cho bảo vệ môi trường.
- Phát triển thể chế, chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
3.4.1. Tăng tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
Xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn nông thôn đảm bảo cung cấp
cho 100% hộ dân trong khu vực.
3.4.2. Tăng tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn
- Hỗ trợ hộ dân xây dựng nhà vệ sinh cố định, đảm bảo tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Sở
Y tế với mức hỗ trợ 01 triệu đồng/bộ.
- Tăng cường công tác truyền thông, triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm
nâng cao tỷ lệ người dân tích cực sử dụng nước sạch, các công trình vệ sinh, xem đây là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị, mặt trận, đoàn thể và phải được thể hiện rõ trong Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân các cấp.
- Đưa việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh vào các phong trào thi đua, bình xét
gia đình văn hóa, vào hương ước, lệ làng để cộng đồng cùng thực hiện. Huy động nhiều nguồn
lực: vốn Trung ương, vốn tài trợ, ngân sách địa phương (theo tinh thần Quyết định
104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và
VSMT nông thôn đến năm 2020) vốn dân và xã hội hóa đầu tư lĩnh vực cấp nước (theo tinh thần
Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một
số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông
thôn) để đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo các công trình cấp nước tập trung, các công trình vệ
sinh trường học, chợ, trụ sở UBND xã, thị trấn đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.
3.4.3. Tăng tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh
Hỗ trợ hộ nghèo có chăn nuôi trâu, bò làm chuồng với quy mô từ 1 đến 2 con; Mức hỗ trợ
tối đa 02 triệu đồng/hộ/chuồng.
3.4.4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng
+ Cơ sở phải có đầy đủ thủ tục pháp lý về môi trường, như Giấy xác nhận Bản cam kết

bảo vệ môi trường do UBND cấp huyện cấp, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường của UBND tỉnh Lào Cai/Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi đi vào hoạt động phải được cơ quan quản lý
Nhà nước xác nhận hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo quy định hiện hành.
+ Đào tạo cán bộ nguồn đáp ứng nhu cầu quản lý môi trường tại địa phương; Và bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với các cán bộ hiện hữu.
+ Trước khi dự án, đề án triển khai thực hiện phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết
bảo vệ môi trường), hướng chủ dự án đến với các công nghệ sạch, thân thiện môi trường.
+ Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí
thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và giám sát chất lượng môi trường định kỳ.
+ Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, công nghệ hiện đại trong sản xuất trên
các phương tiện thông tin đại chúng để vận động chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dần thay đổi
công nghệ cũ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiên tiến trong sản xuất, tận dụng, tái sử
dụng chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Triển khai trình diễn và hỗ trợ sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, khuyến khích
và hỗ trợ thí điểm Chứng nhận ISO 14001 cho một số cơ sở.
Đến năm 2015 có ít nhất 20% số cơ sở sản xuất quy mô trung bình trở lên thực hiện
chương trình Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp - Sản xuất sạch hơn và đến năm 2020 nâng tỷ lệ
này lên tối thiểu 50%; có ít nhất 50% số dự án đầu tư trong khu công nghiệp và 30% số cơ sở sản
xuất bên ngoài khu công nghiệp được cấp Chứng chỉ ISO 14001 hay các chứng chỉ khác về môi
trường và đến năm 2020 nâng tỷ lệ trên tương ứng lên 70% và 50%.
Trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, an toàn sinh học, hạn chế
sử dụng thuốc BVTV, gia tăng tỷ lệ thu hồi các bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật, áp dụng
theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Khuyến khích chăn nuôi trang trại và hạn chế dần chăn
nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát nguồn phát sinh ô nhiễm. Tổ chức sắp xếp lại các làng nghề, di dời các
cơ sở nằm xen kẽ khu dân cư, đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có
đầy đủ hạ tầng bảo vệ môi trường để bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường tập trung. Khuyến
khích hình thành các đơn vị tư vấn, dịch vụ thiết kế, xử lý môi trường; ngành công nghiệp môi

trường. Những cơ sở không đạt tiêu chuẩn chuẩn môi trường sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị
định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực BVMT. Yêu cầu khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, sử dụng biện pháp đình
chỉ hoạt động một phần hoạt toàn bộ quá trình sản xuất đối với những doanh nghiệp cố tình
không thực hiện xử lý các chất thải hoặc những doanh nghiệp có tổng lượng chất thải lớn và bị
khiếu nại nhiều lần. Hàng năm tiếp tục thực hiện tốt Chương trình giải thưởng môi trường đối
với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
3.4.5. Không có các hoạt động suy giảm môi trƣờng và có các hoạt động phát triển môi
trƣờng xanh, sạch, đẹp
+ Thực hiện công tác vệ sinh môi trường nông thôn: vệ sinh đường làng, xóm, thôn bản,
và các khu vực công cộng; khơi thông cống rãnh thoát nước.
+ Vận động nhân dân xây chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
+ Vận động nhân dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng phân chuồng và
quản lý phân tươi đúng cách, không dùng phân tươi để bón tưới cho rau màu.
+ Thành lập và tổ chức các đội kỹ thuật chuyên xây dựng công trình vệ sinh tại các
huyện, xã, thôn.
+ Hướng dẫn cho cộng đồng xây dựng các công trình nhà tiêu đúng kỹ thuật, đảm bảo
chất lượng, đồng thời hỗ trợ công tác giám sát sử dụng tại cộng đồng.
+ Đầu tư nghiên cứu các mô hình vệ sinh phù hợp cho các vùng ngập lụt, hộ gia đình,
trường học, trạm xá, chợ nông thôn, ủy ban nhân dân các xã.
+ Hướng dẫn, và quản lý việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
+ Xây dựng các mô hình về dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom rác thải.
+ Các tổ chức, cá nhân là Chủ đầu tư xây dựng mới các khu dân cư ngay từ khi lập dự án
phải bố trí nguồn kinh phí xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường và phải được phê duyệt
trước khi triển khai dự án. Phải có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch
khu dân cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như: Hệ thống công trình thu
gom, xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận; có hệ
thống tiêu thoát nước mưa và nước thải riêng biệt; có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung
chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận
chất thải từ các hộ gia đình trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn; Công

trình vệ sinh công cộng; hệ thống cây xanh. Chỉ được bàn giao đưa vào sử dụng khi hoàn tất các
công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường này.
+ Các địa phương chủ động điều tra các khu điểm dân cư gây ô nhiễm môi trường, sau đó
tiến hành khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm của các khu điểm dân cư này, phân loại mức độ ô
nhiễm để đề xuất ngay giải pháp cải tạo, nâng cấp các hệ thống, hạ tầng bảo vệ môi trường, nâng
tỷ lệ diện tích cây xanh.
+ Đối với các khu điểm dân cư hiện hữu chưa có hạ tầng bảo vệ môi trường thì địa
phương phải xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, xây dựng cải tạo hệ
thống cống thu gom nước thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân
bảo vệ môi trường ở khu vực công cộng và khu dân cư như: Thu gom và chuyển chất thải sinh
hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào
hệ thống thu gom nước thải; Không chặt, bẻ cành cây hoặc có hành vi khác phá hoại cây cối, các
thảm thực vật tại khu vực công cộng và khu dân cư; Không được phát tán khí thải, tiếng ồn vượt
quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung
quanh; Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh; không để
các vật nuôi gây mất vệ sinh khu vực công cộng.
+ Thực hiện tốt việc đóng các loại phí về thu gom rác thải, phí nước thải sinh hoạt và phí
về bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật.
+ Khuyến khích hình thành các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường, xây dựng hương
ước bảo vệ môi trường trong khu dân cư để tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục,
thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường. Hàng năm tăng cường mở rộng vị trí quan trắc chất
lượng nước các đoạn sông, suối kịp thời phát hiện các đoạn bị ô nhiễm để khắc phục, xử lý.
Thống kê các nguồn xả nước thải ra sông, suối để buộc xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi
thải ra; Tổ chức đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông, suối tự nhiên để bảo đảm
nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong
các quy chuẩn tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận.
Tăng cường kiểm tra, xử phạt, thậm chí đóng cửa những doanh nghiệp có hành vi xả thải vào
nguồn nước vi phạm môi trường nghiêm trọng; thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh.

Tiến hành thực hiện các biện pháp tháo dỡ nhà ở vi phạm hành lang sông, suối.
3.4.5. Chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định
+ Xây dựng khu khu xử lý chất thải và nước sinh hoạt theo quy trình hợp vệ sinh; các các
chất thải từ làng nghề và của hộ gia đình được cơ bản được xử lý.
+ Hệ thống thoát nước: Tỷ lệ thu gom nước thải và lựa chọn hệ thống thoát nước các
điểm dân cư cần phù hợp với khu vực nông thôn tối thiểu phải thu gom được 40% lượng nước
cấp để xử lý. Lựa chọn hệ thống thoát nước phải đáp ứng yêu cầu thoát nước và đảm bảo vệ sinh.
+ Sử dụng bể xí tự hoại hoặc nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh.
+ Xây dựng hệ thống cống, mương có tấm đan hoặc mương hở để thoát nước chung.
+ Quản lý chất thải rắn : Cần sử dụng các hình thức tổ hợp vườn, ao chuồng, thùng rác,
hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý chất thải
rắn từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi. Hình thành các hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình
thức khác để thực hiện thu gom chất thải rắn vô cơ từ các thôn tới các trạm trung chuyển và vận
chuyển tới khu xử lý chất thải rắn của xã hoặc cụm xã. Trạm trung chuyển chất thải rắn được bố
trí trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung không quá 2 ngày đêm. Khoảng cách
của trạm trung chuyển chất thải rắn đến ranh giới khu dân cư ≥ 20m. Khu xử lý chất thải rắn đ-
ược quy hoạch phải phù hợp với yêu cầu trước mắt và phát triển trong tương lai. Khoảng cách ly
vệ sinh từ khu xử lý đến ranh giới khu dân cư ≥ 3000m. Bãi chôn lấp chất thải rắn phải được xây
dựng tại vị trí phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Khoảng cách từ bãi chôn lấp (có
quy mô ≥ 15 hộ) đến các công trình xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới, với bãi chôn lấp vừa
và nhỏ là ≥ 3.000m. Bãi chôn lấp bao gồm khu chôn lấp, khu xử lý nước rác và khu phụ trợ.
Thiết kế của bãi chôn lấp theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 261:2001.
3.4.6. Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong huyện, liên huyện
và ngƣời dân phải trả chi phí thu gom và xử lý.
Từ nay đến năm 2015 rà soát các bãi rác hiện hữu để xác định mức độ ô nhiễm, tình trạng
xử lý. Lập kế hoạch đóng cửa bãi quá tải, ô nhiễm và chuyển sang các khu xử lý mới theo quy
hoạch có đầy đủ kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường. Cải tạo, phục hồi môi trường các bãi rác
cũ ngay sau khi đóng cửa và chuyển sang mục đích sử dụng khác thích hợp nhằm tiết kiệm tài
nguyên đất. Đầu tư nâng cấp, cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải
rắn, tăng cường lực lượng thu gom, mở rộng địa bàn thu gom. Tiến tới phân loại rác sinh hoạt tại

nguồn: Tuyên truyền vận động và hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cùng với
việc ban hành các chính sách, quy định cụ thể về phân loại chất thải rắn tại nguồn. Năm 2012 cần
xây dựng lại mức thu phí thu gom và xử lý rác đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn có sự
tham vấn cộng đồng để cho phù hợp thực tế. Trong đó, có phân loại mức phí thật cụ thể từng đối
tượng phải nộp phí, khu vực nộp phí để đảm bảo cho người dân nộp đúng, nộp đủ để bù chi một
phần cho toàn bộ công tác thu gom xử lý.
3.4.7. Chất thải, nƣớc thải trong khu dân cƣ, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh đƣợc thu gom
và xử lý theo quy định và ngƣời dân phải trả chi phí xử lý
Tiến hành điều tra, thống kê nguồn phát sinh nước thải tại các khu chợ, trung tâm thương
mại, đánh giá tình hình xử lý để cải tạo lại hệ thống cống, xây dựng mới các hệ thống xử lý nước
thải. Từ nay đến năm 2015 cải tạo, nâng cấp các hệ thống thoát nước và xây dựng hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt các khu dân cư, chợ.
3.4.8. Nghĩa trang, nghĩa địa đƣợc xây dựng theo quy hoạch
- Xác định các nghĩa trang cần đóng cửa, di chuyển hoặc cải tạo mở rộng để tiếp tục sử
dụng: Các nghĩa trang phải được đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, không có điều kiện
mở rộng và không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn
cho phép mà có khả năng khắc phục; Các nghĩa trang được cải tạo khi vẫn còn phù hợp với quy
hoạch xây dựng nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường chưa phù hợp với các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
KẾT LUẬN
Dựa trên chương trình phát triển nông thôn mới hai xã, các tiêu chí môi trường được lồng
ghép vào Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã trong đó có quy hoạch sản xuất nông
nghiệp, văn hóa, xã hội và môi trường, phát triể thương mại dịch vụ, phát triển công nghiệp –
TTCN, quy hoạch khu dân cư; Quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn như quy hoạch trụ
sở UBND, trường học, y tế, thể dục thể thao, văn hóa, nhà ở dân cư nông thôn; Quy hoạch hệ
thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm quy hoạch giao thông, thủy lợi, điện, bảo vệ và phát triển môi
trường nông thôn, củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính
trị ở cơ sở; Quy hoạch khu trung tâm xã bao gồm xây dựng trụ sở Đảng ủy –HĐND-UBND xã,
xây dựng trung tâm văn hóa – thể thao xã, xây dựng nhà văn hóa – khu thể thao thôn, xây dựng
chợ trung tâm – khu dịch vụ thương mại, xây dựng bưu điện, xây dựng khu trường mầm non,

trường trung học có sở, trường tiểu học, trạm y tế, điểm CN-TTCN, quy hoạch xây dựng đất ở và
làng xóm, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. Các quy hoạch này nhằm xây dựng định hướng, xác định
các sản phẩm chiến lược, các chỉ tiêu phát triển và các giải pháp tổ chức thực hiện trong các lĩnh
vực sản xuất nông thủy sản của xã. Quy hoạch cũng định hướng phát triển xây dựng các cơ sở hạ
tầng xã hội, hạ tầng phục vụ sản xuất nông thủy sản đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất trong tình
hình mới. Một số tiêu chí học viên đề xuất lồng ghép như:
- Tăng tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
- Tăng tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn
- Tăng tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường
- Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường
xanh, sạch, đẹp
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
- Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong huyện, liên huyện và
người dân phải trả chi phí thu gom và xử lý.
- Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom và
xử lý theo quy định và người dân phải trả chi phí xử lý
- Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo quy hoạch
Phương án quy hoạch cũng là cơ sở để các câp, các ngành và các nhà đầu tư tham khảo,
đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của mình nhưng vẫn đả bảo sự phát triển hài hòa giữa các
ngành, các lĩnh vực; quy hoạch cũng là cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án thành
phần trong cả giai đoạn quy hoạch từ nay đến năm 2020. Lồng ghép tiêu chí môi trường vào các
phương án quy hoạch để đảm bảo sự phát triển bền vững cho vùng cũng như bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật môi trường.
3. Kiến nghị
- Đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ kịp thời nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và các
nguồn vốn huy động khác từ Trung ương cho các địa phương triển khai thực hiện theo đúng tiến
độ đề ra. UBND thành phố, huyện, xã chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn
thực hiện quy hoạch bằng các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn huyện và hai xã để tạo điều
kiện cho huyện, xã hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới.

- Trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, hai xã Trạch Mỹ Lộc và
Tam Hiệp phải luôn luôn kiểm tra giám sát để có thể đưa ra những giải pháp lồng ghép kịp thời
góp phần phát triển kinh tế bền vững.
- UBND hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp cần thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp
hoạt động tại địa phương trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và phải có các
hình thức phạt thật nặng các doanh nghiệp vi phạm, khen thưởng khuyến khích các doanh nghiệp
thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các giải pháp khoa học thân thiện với môi trường trong các hoạt động sản
xuất nông nghiệp như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, các hoạt
động chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản v,v.
- UBND các xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp thực hiện kêu gọi đầu tư, ủng hộ từ các tổ
chức trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ nhân dân trong việc xây dựng nhà vệ sinh, xây dựng nhà
máy cung cấp nước sạch hợp vệ sinh, xây dựng các hố biogas với các hộ chăn nuôi gia súc tập
trung để tận dụng nguồn năng lượng cũng như bảo vệ môi trường.
- Hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp phải có các điều tra nghiên cứu chi tiết cho từng
ngành, từng lĩnh vực cụ thể để tìm ra nguồn gốc các vấn đề, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất
đem lại hiệu quả cao cho việc lồng ghép các tiêu chí môi trường.
- UBND hai xã Trạch Mỹ Lộc và Tam Hiệp phải có các biện pháp kêu gọi sự chung tay,
ủng hộ của người dân, đoàn thể thanh niên, nông dân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường sống của họ như: chi trả các khoản phí thu gom, xử lý rác thải tập trung; phân loại
rác tại nguồn, tận dụng rác thải hữu cơ, tái sử dụng rác thải; dọn dẹp đường làng ngõ xóm, chặt
các cây bụi tránh muỗi


References
1. Cục Môi trƣờng, 1998. Hiện trạng môi trường Việt Nam và định hướng trong thời gian
tới, Tuyển tập Công nghệ môi trường, Hà Nội, 1998.
2. Chƣơng trình SEMLA, 2007. Hướng dẫn lồng ghép môi trường trong quy hoạch sử
dụng đất.
3. Luật Bảo vệ môi trƣờng và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia

Hà Nội, 1997.
4. Niên giám thống kê Hà Nội, 2011.
5. Quyết định số 2372/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2012. Về việc phê duyệt Quy
hoạch xây dựng Nông thôn mới xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội đến
năm 2020
6. Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của thủ tướng Chính phủ về việc Phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050;
7. Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban
hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
8. Quyết định số 4582/QĐ-UBND ngày 19/11/2011 của UBND huyện Phúc Thọ về việc
phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Trạch Mỹ
Lộc giai đoạn 2011-1015 và 2015-2020;
9. Quyết định số 800/QD-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020
10. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ
tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới
11. Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;
12. Quyết định số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/07/2008 về việc Ban hành Quy chế
công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
13. Tam Hiệp, 2012. Báo cáo Tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và
công tác dồn ô đổi thửa xã Tam Hiệp giai đoạn 2011- 2015.
14. Trạch Mỹ Lộc, 2012. Báo cáo tóm tắt việc thực hiện công việc quy hoạch chung xây
dựng nông thôn mới xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
15. Trần Thanh Bé, 1999. Đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của người dân (Tài
liệu tập huấn – PRA Trà Vinh)
16. Trịnh Duy Khoa và cộng sự, 2010. Đánh giá tác động môi trường Dự án “Cải tạo, nâng

cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu Phúc Thọ”
17. Thông tƣ số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/03/2011 về việc Quy định mẫu về tổ
chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà Văn hóa – Khu thể thao thôn;
18. Thông tƣ số 06/2010/TT-BGD&ĐT ngày 26/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc Ban hành Quy chế công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
19. Thông tƣ số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã;
20. Thông tƣ số 31/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng ban hành Tiêu chuẩn
quy hoạch xây dựng nông thôn;
21. Thông tƣ số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn
22. UBND xã Trạch Mỹ Lộc, 2012. Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Trạch
Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
23. UBND xã Tam Hiệp, 2012. Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Trạch Mỹ
Lộc, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội.
24. V. Quí, 1993. Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, Tạp ch* Thông tin Môi trường
TIẾNG ANH
1. EEA 2003: Europe’s water: an indicator-based assessment:

2. EEA Indicators:
3. EEA, 2000. Are we moving in the right direction? Indicators on transport and
environment integration in the EU. TERM 2000. Environmental issues report. No 12.
European Environment Agency. Copenhagen.
4. EEA 1999: Environmental indicators:Typology and overview Technical report No 25.
Available at:

5. EEA, 1999. Environment in the European Union at the Turn of the Century.
Environmental Assessment report No 2. European Environment Agency. Copenhagen.
6. European Environment Agency EEA:

7. Peter Kristensen, 2004. The DPSIR Framework. Paper presented at the 27-29
September 2004 workshop on a comprehensive / detailed assessment of the vulnerability
of water resources to environmental change in Africa using river basin approach. UNEP
Headquarters, Nairobi, Kenya.

×