Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tân Hưng là một xã thuộc huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội - nơi đồng
chiêm trũng chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn, dân chủ yếu sống dựa vào độc
thân cây lúa nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, mặc
dù nằm sát thủ đô Hà Nội nhưng tỉ lệ hộ đói nghèo vẫn cao, qua đánh giá tháng 3
năm 2003, tỉ lệ là 13,1%.
Đứng trước đặc điểm và tình hình đó, được sự chỉ đạo của thành phố, Uỷ ban
nhân dân huyện, cán bộ xã Tân Hưng đã triển khai đồng bộ chương trình Xoá đói
giảm nghèo của nhà nước nhằm làm giảm tỉ lệ đói nghèo, cải thiện môi trường sống
và nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. Song bên cạnh những kết quả đạt được,
công tác thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần được nghiên cứu khắc
phục. Vì thế việc nghiên cứu hệ thống về công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn
đề môi trường sống nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu ngày càng được quan
tâm, đưa người dân từng bước thoát khỏi cảnh đói nghèo, cải thiện môi trường trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một vấn đề mang tính cấp thiết
cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Từ những lý do trên đây, tôi đã chọn thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề
tài: “ Công tác xoá đói giảm nghèo và các vấn đề môi trường liên quan tại xã Tân
Hưng, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội ”.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác xoá đói giảm
nghèo tại nhiều địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài nào nghiên
cứu một cách cơ bản, hệ thống về hoạt động triển khai, kết quả đạt được, những
khó khăn hạn chế gặp phải trong công tác xoá đói giảm nghèo và cải thiện môi
trường sống tại xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài khoá luận là:
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
- Bước đầu thu thập, hệ thống các tài liệu, số liệu nhằm phân tích, đánh giá
hiện trạng công tác xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sống tại địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá kết quả và hạn chế trong công tác thực hiện.
- Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị trong công tác xoá đói giảm nghèo, góp
phần cải thiện đời sống nhân dân.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về lĩnh vực nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá kết quả
thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, cải thiện một số vấn đề môi trường,
những khoá khăn hạn chế gặp phải từ đó đưa ra một số đề xuất.
- Về thời gian nghiên cứu: tập trung từ tháng 3 và tháng 4 năm 2003, đề cập
đến chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa bàn từ năm 1995 đặc biệt trong những
năm gần đây.
- Về địa bàn nghiên cứu: trên phạm vi xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn - thành
phố Hà Nội. Tập trung trọng điểm vào địa bàn thôn Cốc Lương
1.5. Nội dung phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Tiến hành quan sát thực địa nhằm xác định những vấn đề phục vụ cho quá
trình nghiên cứu, xây dựng bảng hỏi cho công tác phỏng vấn chính thức và bán
chính thức, kiểm nghiệm lại câu trả lời của người được phỏng vấn.
Phỏng vấn chính thức: xây dựng một bảng hỏi những vấn đề quan tâm,
tiến hành gặp gỡ trực tiếp với các cán bộ lãnh đạo của xã (có hẹn trước) để phỏng
vấn.
Phỏng vấn bán chính thức: tiến hành trò chuyện thân mật với người địa
phương(cả người dân và cán bộ lãnh đạo), câu hỏi được chuẩn bị trước nhưng
người được phỏng vấn không biết trước nội dung buổi trò chuyện.
1.5.2. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp gồm: sách giáo khoa, báo cáo khoa học, tài
liệu thống kê, báo chí, tài liệu lưu trữ… nhằm thu thập thông tin về: cơ sở lý
thuyết, những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, các chủ trương và chính
sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, các nguồn số liệu thống kê.
22
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
1.5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn, thực hiện phân tích và tổng hợp các
dữ liệu thu được có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và viết báo cáo tổng hợp.
Ngoài 3 phương pháp cơ bản trên, còn sử dụng một số phương pháp phổ
biến như: phương pháp thống kê so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn…
1.6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị bố cục đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về nghèo đói và khái quát chung về địa bàn
nghiên cứu
Chương II : Hiện trạng đói nghèo tại xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn -
TPHN
Chương III : Công tác xoá đói giảm nghèo tại Tân Hưng - kết quả đạt
được, những khó khăn và hạn chế còn tồn tại. Một số đề suất về phương
hướng khắc phục.
33
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về nghèo đói
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Nghèo đói: có nghĩa là bị tước đoạt những cơ hội và những lựa chọn cơ bản
nhất cho sự phát triển (UNDP, 1997).
- Nghèo thu nhập: tỷ lệ % những người có thu nhập từ 1 USD/ngày trở
xuống [1].
- Nghèo toàn diện [1]: được xác định qua chỉ thị CPM - Capability Poverty
Measure - chỉ số nghèo toàn diện: xem xét cái nghèo là sự thiếu hụt 3 khả năng cơ
bản:
• Thiếu khả năng có được chế độ dinh dưỡng tốt, được đánh giá bằng tỷ lệ trẻ còi
xương (thiếu cân) dưới 5 tuổi
• Thiếu khả năng có thể sinh đẻ mẹ tròn con vuông (sinh đẻ an toàn), đánh giá
bằng tỷ lệ các ca sinh đẻ không được chăm sóc bởi nhân viên y tế được đào tạo
• Thiếu các điều kiện giáo dục và tăng cường nhận thức, được đánh giá bằng tỷ lệ
phụ nữ mù chữ
- Chỉ số nghèo nhân văn HPI ( Human Poverty Index) [1]: được đánh giá
bằng 3 tham số ngược với 3 tham số của HDI (Human Development Index - Chỉ
số phát triển nhân văn):
• Khả năng dễ bị chết trẻ - Thể hiện ở tỷ lệ % số người chết trước 40 tuổi.
• Tri thức - Tỷ lệ % người lớn mù chữ.
• Mức sống, gồm 3 chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ % số người không được cung ứng nước sạch.
+ Tỷ lệ % số người không được cung ứng dịch vụ y tế.
+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.
44
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
Như vậy, chỉ số HDI cho thấy những tiến bộ của cộng đồng, thì chỉ số HPI
cho thấy những mặt chưa thành công, chủ yếu liên quan đến giới nghèo trong
cộng đồng.
1.1.2. Nguyên nhân gây ra nghèo đói
Nghèo đói có thể được gây ra bởi 5 nguyên nhân cơ bản sau:
- Sự cách biệt về mặt địa lý, ngôn ngữ và xã hội
- Những tai hoạ hoặc rủi ro nghiêm trọng như: Bão lụt, hạn hán, bệnh tật,
sâu bệnh…
- Không được tiếp cận với các nguồn lực sẵn có: đất đai, lao động, vốn sản
xuất, kỹ năng sản xuất và các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Thiếu tính bền vững về mặt tài chính và môi trường
- Thiếu sự tham gia của nhân dân vào quá trình hoạch định và thực hiện
các chương trình của Chính phủ.
1.1.3. Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất lớn trong giảm đói nghèo,
với thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi so với những năm 1990, nghèo
đói vẫn là tình trạng phổ biến. Việt Nam là một trong những nước nông nghiệp
có mật độ dân số lớn nhất trên thế giới (đứng thứ 5 sau ấn độ, Bangladesh,
Rwanda và Burundi) [6], với số dân cứ sau 40 năm lại tăng gấp đôi, nếu tính theo
tỷ lệ tăng dân số hiện nay. Việt Nam vẫn chưa tìm được một giải pháp tổng thể
nào để đối phó toàn diện với tình hình nghèo đói và số dân đang tăng rất nhanh.
Một trong những hậu quả của việc đó là xu hướng giảm chung của các nguồn tài
nguyên môi trường. Để có thể thay đổi xu hướng này đòi hỏi phải xem xét đến
những nguyên nhân sâu xa, một trong những nguyên nhân ấy là sự nghèo đói.
Nghèo đói và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau: Điều gì xảy ra
với một trong hai mặt sẽ ảnh hưởng đến mặt kia. Những cải thiện về môi trường
có thể dẫn đến giảm nghèo đói. Một nghiên cứu chung gần đây do Cơ quan phát
triển quốc tế- DfID, Uỷ ban Châu Âu - EC, Chương trình phát triển Liên hợp
quốc - UNDP và Ngân hàng thế giới - WB thực hiện đã chỉ ra những mối liên hệ
giữa nghèo đói và môi trường đã cho rằng: “ việc quản lý môi trường tốt hơn là
chiếc chìa khoá cho việc giảm đói nghèo” [7].
55
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
Nghèo đói và môi trường có mối quan hệ hai chiều: cải thiện môi trường
có thể làm giảm đói nghèo và giảm đói nghèo có thể cải thiện môi trường. Bởi
vậy cần phân tích những mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường để xác định
những can thiệp môi trường mà giúp giảm đói nghèo.
Ở Việt Nam, mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thể hiện rõ nhất
trong 3 lĩnh vực: sức khoẻ, thiên tai và tài nguyên rừng.
1.3.1.1. Mối liên hệ giữa môi trường, sức khoẻ và nghèo đói
Theo một nghiên cứu gần đây, gần 1/5 toàn bộ gánh nặng do bệnh tật ở
các nước đang phát triển có thể liên quan với những yếu tố môi trường. Thực tế
cho thấy, ở các nước này những yếu tố môi trường gây ra bệnh tật và tàn tật
nhiều hơn bất cứ yếu tố nào khác hoặc là các nguyên nhân gây ra bệnh tật. Trên
thế giới có bằng chứng cho thấy rằng ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí trong
nhà là hai hình thức quan trọng nhất mà các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến
sức khoẻ người nghèo. Trong số 20% số người nghèo nhất thế giới, bệnh ỉa chảy
và viêm nhiễm đường hô hấp là hai nguyên nhân chủ yếu gây nên tử vong [12].
Giảm ô nhiễm không khí trong nhà (chủ yếu từ việc đun nấu) sẽ giảm tình
trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Nâng cao khả năng tiếp cận với nước sạch sẽ
làm giảm khả năng gây ra các bệnh về đường tiêu hoá.
Khi những yếu tố môi trường tác động xấu đến sức khoẻ không được giải
quyết thì chính những nhóm dễ bị tổn thương ở những khu vực nghèo là những
người phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Những phụ nữ nghèo thường dễ bị tổn
thương hơn nam giới khi bị tác động bởi ô nhiễm không khí trong nhà. Trẻ em
cũng hứng chịu sự ô nhiễm nước và không khí nhiều hơn.
Nghèo đói có xu hướng làm tăng những nguy cơ tổn hại sức khoẻ do môi
trường đặc biệt ở khu vực thành thị, nơi người nghèo ít được tiếp cận với nước
sạch và sống ở những khu vực bị ô nhiễm nhiều hơn.
Để có thể giải quyết tốt những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề môi trường
ở Việt Nam , cần tăng cường những hành động môi trường trong những chiến
lược và chương trình y tế Cần chú trọng giải quyết tận gốc những nguyên nhân
môi trường gây ra bệnh tật hơn là chữa bệnh.
1.1.3.2.Mối liên hệ giữa môi trường, nghèo đói và thiên tai
66
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai đặc biệt là bão, lụt và hạn hán. Trung
bình hơn một triệu người/ năm cần được cứu nạn khẩn cấp vì lý do thiên tai [9].
Rất nhiều gia đình mới chỉ ở mức trên nghèo khổ nhưng do ảnh hưởng của thiên
tai đã đẩy hộ đến tình trạng nghèo đói . Một trong những nguyên nhân cơ bản của
nghèo đói ở Việt Nam là tính dễ tổn thương của đa số người nghèo với thiên tai.
Kinh nghiệm cho thấy, cách tốt nhất để giảm ảnh hưởng của thiên tai là bảo vệ
những nguồn nước đầu nguồn, cung cấp hệ thống cảnh báo sớm, và tăng cường
khả năng đối phó với thiên tai.
1.1.3.3. Mối liên hệ giữa môi trường, nghèo đói và tài nguyên rừng
Tỷ lệ che phủ rừng và nghèo đói có mối liên quan mật thiết ở Việt Nam.
Những khu rừng tốt nhất Việt Nam thường tập trung ở vùng cao, nơi có nhiều
dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có khoảng 29% dân tộc thiểu số hiện ở dưới
mức nghèo khổ [8], phần lớn trong số họ phụ thuộc vào những khu rừng xung
quanh để kiếm sống. Chính cuộc sống phụ thuộc vào rừng đã tạo nên mối liên hệ
giữa môi trường và nghèo đói ở vùng nông thôn Việt Nam. Cuộc sống ở những
nơi có rừng thường phụ thuộc vào những sản phẩm từ rừng như gỗ, động vật
hoang dã, mật ong, cây thuốc… Việc giảm tỷ lệ che phủ rừng và sử dụng không
bền vững nguồn tài nguyên rừng có thể dẫn tới tình trạng nghèo đói cho những
cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng.
Tài nguyên rừng cũng như môi trường sống của những hộ nghèo phụ
thuộc vào rừng có thể bền vững hơn bằng cách tăng quyền sở hữu đất cho các hộ.
1.1.4. Tình trạng đói nghèo ở Việt Nam
Các thông số về nghèo được tính theo mức sống và thu nhập do hai cuộc
điều tra: “Điều tra về mức sống của Việt Nam” và “Điều tra về tình trạng giàu
nghèo” được UNDP và SIDA tài trợ cho Uỷ ban Kế hoạch nhà nước và Tổng cục
thống kê tiến hành năm 1992 - 1993 với quy mô điều tra là 91.732 hộ. Theo đánh
giá của Chính phủ, kể từ năm 1993, mức nghèo chỉ giảm thêm 2% một năm nên
những kết quả điều tra này vẫn có giá trị.
Kết luận chung của cả hai điều tra giống nhau và phần lớn nhất quán, tuy
nhiên việc xác định tiêu chuẩn nghèo khác nhau dẫn đến những đánh giá khác
nhau về tình trạng có bao nhiêu người được coi là nghèo. Đặt mức đánh giá
nghèo càng thấp thì tình trạng nghèo càng nặng. WB sử dụng mức đánh giá
nghèo trên cơ sở so sánh quốc tế về mức chi tiêu (vào khoảng 100USD/ năm),
77
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
kết luận rằng trong số 72 triệu dân năm 1993 là người nghèo. Sử dụng mức đánh
giá nghèo thấp hơn dựa trên thu nhập (khoảng 600.000 đồng/năm ở những vùng
nông thôn), Tổng cục thống kê xác định được 1/5 dân số là nghèo, nếu hạ thấp
mức đánh giá nghèo xuống còn 13 kg gạo hay 360.000 đồng/người/ năm ở vùng
nông thôn thì có khoảng 4,4% hộ gia đình đặc biệt nghèo và thiếu đói.
Còn theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 2002 do Văn phòng Chương trình
Quốc gia xoá đói giảm nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp:
hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người như sau:
- Miền núi: dưới 80.000 đồng/người/tháng
- Nông thôn: dưới 100.000 đồng/người/tháng
- Thành thị: dưới 150.000 đồng/người/tháng
Điều tra mức sống cho thấy, đối với 1/5 dân số có mức sống thấp nhất, tỷ
lệ chi phí cho nhu cầu lương thực chiếm 70% tổng chi tiêu, còn đối với dân
nghèo nói chung là 66%.
Qua điều tra kết luận rằng 90% dân nghèo là ở vùng nông thôn, khu vực
nghèo nhất là vùng Cao nguyên miền Trung, vùng núi phía Bắc và ven biển Bắc
Trung Bộ. Tuy nhiên người nghèo có ở tất cả các vùng, bên trong mỗi khu vực,
mỗi tỉnh, mỗi quận huyện, thậm chí mỗi làng đều có sự chênh lệch lớn về mức
sống.
Cuộc điều tra cũng cho thấy những người không được học hành là nghèo
nhất, ngoài việc sống ở nông thôn và không được học hành nhiều, các gia đình
nghèo còn đông con, đẻ con thiếu cân và nhà cửa cũng nghèo nàn hơn.
Các nhóm dân tộc ít người thường nghèo hơn người Kinh từ 50% đến
250%, có nghĩa là theo cùng một cách đánh giá, 39% người Kinh được coi là
nghèo thì 58% số người Tày, 89% số người Dao và 100% số người Mông được
coi là nghèo. Mức tiêu thụ của một gia đình dân tộc ít người chỉ bằng 3/5 của các
hộ gia đình người Kinh.
Có thể phân loại nghèo theo hai hình thức:
Nhóm 1, dường như chiếm đa số người nghèo, hiện nay đang nghèo
nhưng có triển vọng khá hơn. Vì làng xóm của họ được liên kết bằng những con
đường tốt hơn đến những thị trường rộng hơn, hoặc dễ kiếm được vốn hơn,
những người này có thể chuyển sang canh tác loại hoa màu khác hoặc làm thêm
88
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
những nghề phi nông nghiệp. Nhiều người trong nhóm này không thuộc diện
nghèo thường xuyên, họ sống phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ nghề nông rất
bấp bênh và quá ít tài sản để duy trì cuộc sống khi mất mùa. Một số khác thì ốm
đau và không có khả năng kiếm sống bình thường khi đau ốm. Thường những
người này rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thậm chí mất đất cho xã vì họ không đủ
khả năng đóng thuế. Đối với nhóm này việc tìm ra giải pháp làm giảm tình trạng
nợ nần cũng quan trọng như việc tăng mức thu nhập.
Nhóm 2, dường như không có đủ khả năng hoặc không có cơ hội tham gia
vào nền kinh tế thị trường đang phát triển . Thậm chí nếu như đường sá được mở
rộng, các chương trình tín dụng tăng lên và có những cơ hội để cải thiện cuộc
sống thì họ vẫn bị tụt hậu lại. Những người thuộc nhóm này thường là dân tộc ít
người bị cô lập, người tàn tật, người già.
Qua tình trạng của hai nhóm ta có thể thấy nhóm 1 có cơ hội thoát nghèo
hơn nhóm 2. Xác định chính sách hỗ trợ nhóm 1 phát triển, giúp những người ở
nhóm 2 chuyển sang nhóm 1 là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính
sách.
(Phụ lục 2: Tiêu chí hộ đói nghèo)
1.2. Khái quát chung về xã Tân Hưng - Huyện Sóc Sơn - Thành phố
Hà Nội
1.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Tân Hưng - huyện Sóc Sơn nằm ở phía Đông Bắc giáp ranh với 3
tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội. Chạy dọc ven sông Cầu, có
chiều dài 7 km, cách Hà Nội 40 km, cách trung tâm thị trấn Sóc Sơn 10 km, gồm
có 5 thôn: Điệu Trân, Ngô Đạo, Cốc Lương, Đạo Thượng và Cẩm Hà. Tổng diện
tích canh tác của cả xã là 9998 ha. Người ta vẫn thường nói Tân Hưng là một nơi
chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn. Điều đó cho ta thấy sự khó khăn và bất lợi
về địa hình, thời tiết đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nhân dân, do chủ
yếu dân sống dựa vào độc thân cây lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn và
không ổn định.
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo kết quả báo cáo thống kê năm 2002 của UBND xã Tân Hưng:
99
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
Dân số toàn xã có 9505 khẩu với 1865 hộ, số trẻ em dưới 5 tuổi là 1008
cháu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xấp xỉ 1,7% (cụ thể là 1,693%), trong đó tỷ lệ
sinh con thứ 3 chiếm 11,18% toàn xã.
Cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp là chính, với tổng giá trị
sản xuất chiếm tỷ trọng 72% đạt 16,7 tỷ đồng, trong đó trồng trọt chiếm 61% đạt
10,4 tỷ đồng, chăn nuôi chiếm 39% đạt 6,3 tỷ đồng. Riêng thương nghiệp, dịch
vụ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề chiếm 28% đạt 5,1 tỷ đồng.
Bình quân lương thực đầu người đạt 503kg/ năm, thu nhập bình quân đầu
người còn thấp, theo kết quả phỏng vấn thì có 19/70 hộ có thu nhập dưới 5 triệu
đồng/năm chiếm 27,14%; từ 5 - 10 triệu có 36/70 hộ chiếm 51,43%; trên 10 triệu
có 15/70 hộ chiếm 21,43%.
27,14
51,43
21,43
0
10
20
30
40
50
60
< 5 triÖu 5 - 10 triÖu > 10 triÖu
%
Hình 1: Mức thu nhập bình quân của 70 hộ được phỏng vấn/năm
Cơ cấu mùa vụ theo phương thức 2vụ lúa - 1 vụ màu, giống lúa chính bao
gồm: khang dân, mộc tuyền, hai dòng, di truyền 10, lúa nếp. Chủng loại hoa màu
chủ yếu: ngô, khoai lang, lạc, các loại đậu. Hình thức canh tác còn thô sơ, chưa
ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, chủ yếu vẫn dựa vào sức
người và trâu bò. Về chăn nuôi phát triển mạnh nhất là đàn gia cầm và lợn. Toàn
xã có 1054 con bò, 8200 con lợn, 11.000 con gà, sản lượng trứng ước đạt 72.000
quả/ năm, ngoại ra, sản lượng cá nuôi trên các đầm hồ ao ước đạt 29 tấn/ năm.
Là địa bàn nông thôn, kinh tế còn khó khăn nhưng công tác văn hoá - xã
hội được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm , cụ thể: công tác giáo dục đào
tạo được chú trọng, 100% toàn xã đạt tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ học 2
buổi/ ngày đạt 40%, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 15%, số học sinh lên cấp
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
3 có 48 cháu đạt 34,2 %, nhưng tỷ lệ học sinh vào học các trường Trung học, Cao
đẳng, Đại học còn hạn chế, chiếm tỷ lệ rất ít, trung bình khoảng 15 em/ năm.
Công tác y tế còn gặp nhiều khó khăn, năng lực và nhân lực còn yếu và thiếu.
Theo thống kê thì toàn xã có 281 cháu bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 27,96%, số
lượt người đến khám bệnh khá cao đạt 8830 lượt/năm, trong đó tỷ lệ phải chuyển
lên tuyến trên là 8,5%.
Cũng theo thống kê đầu năm 2002, toàn xã có trên 100 diện là gia đình
chính sách, thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, hầu hết đời sống
đều gặp nhiều khó khăn. Tính theo chỉ tiêu mới về xác định hộ nghèo, là những
hộ có thu nhập từ 80 đến 130.000 đồng/ tháng trở xuống thì Tân Hưng có 291 hộ
chiếm tỷ lệ 15,6 %. Bên cạnh đó công tác an ninh quốc phòng được thực hiện rất
tốt, an ninh chính trị trên địa bàn ổn định, vững chắc, trật tự an toàn xã hội được
đảm bảo.
Nhìn chung, do bị chi phối bởi điều kiện địa hình, khí hậu nên đời sống
kinh tế, văn hoá, xã hội của xã phát triển chưa cao, trình độ dân trí thấp, đời sống
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn bất trắc, những khi mất mùa nhiều hộ lâm vào
tình trạng bấp bênh, cực kỳ khó khăn.
1.2.2. Các vấn đề môi trường liên quan
Không như các vùng khó khăn khác, Tân Hưng có một ưu thế là một địa
bàn nằm sát trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước đó là thủ đô Hà Nội.
Chính vì vậy mà 100% số hộ trong xã được dùng lưới điện quốc gia. Được sự hỗ
trợ về vốn của Nhà nước, xã đã có một trường cấp 2 và một trường cấp 1 nhưng
hầu hết vẫn là nhà cấp 4, một trạm y tế xã. Tuy nhiên hệ thống giao thông vẫn
còn thấp kém, cả xã mới chỉ có trên dưới 3km đường bê tông liên thôn xã, còn
chủ yếu vẫn là đường đất, vào những ngày khô ráo thì không có vấn đề gì nhưng
cứ khi trời mưa thì tất cả đường làng ngõ xóm như sục lên trong bùn đất. Ngay
như việc phục vụ nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá của người dân cũng không
được đáp ứng do cả xã không có một cái chợ qui mô theo đúng nghĩa của nó,
muốn đi chợ gần nhất thì người dân phải sang xã Trung Giã bên cạnh cách
khoảng 2 km. Riêng vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đang là
một vấn đề nan giải không chỉ tại xã Tân Hưng mà còn ở nhiều vùng nông thôn
trên khắp đất nước.
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG ĐÓI NGHÈO TẠI XÃ TÂN HƯNG - HUYỆN SÓC
SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói
Kể từ khi bắt đầu quá trình đổi mới năm 1986, tình trạng nghèo ở nước ta
đã giảm đi trông thấy. Tuy nhiên tình trạng nghèo xét về nhiều phương diện vẫn
còn phổ biến ở Việt Nam . Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong điều kiện
cơ chế thị trường đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét, đặc biệt ở
các vùng nông thôn, nơi tập trung 80% dân số và 90% người nghèo Việt Nam
sinh sống [10]. Muốn xoá được nghèo trước hết phải xem xét nguyên nhân dẫn
đến cái nghèo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nhưng ta đang xét tại
dịa bàn là một xã nông thôn ngoại thành Hà Nội, cần phải nhắc lại ở đây là mức
độ nghèo đói diễn ra ở các vùng còn tuỳ thuộc vào mặt bằng kinh tế , trình độ và
mức sống của từng vùng. Do đó có sự dao động chênh lệch là điều tất yếu, có thể
mức thu nhập của các hộ nghèo ở Tân Hưng có thể coi là đủ đối với dân tộc thiểu
số ở những vùng sâu, vùng xa, nhưng với một thị trường đắt đỏ như Hà Nội thì
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
tình trạng đó vẫn được liệt vào diện nghèo đói. Vì vậy, có thể nguyên nhân này là
chính của vùng này nhưng lại là phụ ở vùng kia.
Qua khảo sát thực địa cũng như trực tiếp phỏng vấn các hộ gia đình tại địa
bàn, tình trạng nghèo đói tại Tân Hưng là do những nguyên nhân cơ bản sau đây
2.1.1. Sự cách biệt
Một câu hỏi được đặt ra là Tân Hưng là một địa bàn chỉ cách trung tâm
thủ đô Hà Nội có 40 km , với vị trí địa lý thuận lợi như vậy tại sao lại vẫn có sự
cách biệt về nhiều mặt - một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo
tại đây. Sự phân cách không chỉ là sự phân chia về mặt địa hình mà còn là sự
cách biệt về điều kiện kinh tế - xã hội và nhiều lĩnh vực khác nhau.
Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ giao thông vận tải)
đưa ra con số gần đây cho thấy rõ sự yếu kém và sự quá tải của hệ thống giao
thông nước ta. Hiện nay, cả nước vẫn còn 657 xã chưa có đường ô tô đi vào trung
tâm xã, ước tính độ dài đường cần phải làm là 6400 km và cần dựng lên 2708
cầu trên các tuyến đường vào trung tâm các xã, chủ yếu là cầu nhỏ dân sinh. Ta
thấy rõ ràng rằng sự phân cách về địa hình và sự sinh sống của đa số các nhóm
dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi hẻo lánh là nguyên nhân chủ yếu làm cho
họ trở nên đói nghèo.
Nhưng tại xã Tân Hưng sự phân cách về địa hình không phải là nguyên
nhân cơ bản, đường sá tại đây cũng có phần sáng sủa hơn, đã có đường ô tô đi
vào trung tâm xã, nhưng hệ thống đường liên thôn xã vẫn chỉ là đường đất, cả xã
mới chỉ có trên dưới 3km đường bê tông. Thêm vào đó là hệ thống cống rãnh
hở, tất cả các nguồn từ nước thải sinh hoạt, phân gia súc đều thải ra cống rãnh
ven đường làng.Vào những ngày nắng ráo thì bốc mùi hôi thối rất khó chịu, còn
khi trời mưa thì đường làng ngõ xóm lầy lội trong bùn, phân gia súc và nước
cống rãnh tràn ra đường không chỉ gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường mà
còn gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Vấn đề đường sá đã vậy nhưng việc cả xã vẫn chưa có một khu chợ tập
trung theo đúng qui mô để người dân tham gia mua bán và trao đổi hàng hoá
cũng rất đáng quan tâm, muốn đi chợ người dân phải sang xã bên hoặc xa hơn
nữa là ra thị trấn cách đó 10km, mặc dù sản lượng nông sản thu hoạch có thể rất
cao nhưng để vận chuyển ra tận trung tâm thủ đô thì so với công vận chuyển số
tiền thu lại cũng không đáng là bao. Phần lớn số hộ gia đình được phỏng vấn thì
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
sản lượng lúa thu hoạch sau mỗi mùa vụ hầu như không đủ cung cấp cho cả gia
đình trong một năm, và một vài tháng không đủ gạo ăn là chuyện bình thường.
Theo lời bác Lương như Vấn - trưởng thôn Cốc Lương cho biết thì trừ những hộ
có lương Nhà nước cuộc sống có phần khá khẩm hơn, còn lại có 2/3 số hộ trong
thôn ông là thiếu ăn. Theo tổng kết phiếu điều tra, nếu để người dân tự đánh giá
về tình trạng kinh tế của họ thì chỉ có duy nhất 1/70 hộ là giàu chiếm 1,4%, 15/70
hộ khá chiếm 21,43%, 39/70 hộ trung bình chiếm 55,7% và còn lại 16/70 hộ là
nghèo chiếm 21,47%.
1,4
21,43
55,7
21,47
Giµu
Kh¸
Trung b×nh
NghÌo
Hình 2: Tình trạng kinh tế của 70 hộ được phỏng vấn
Không những vậy, sự thiếu thốn về lĩnh vực giáo dục đã làm cho trình độ
dân trí của người dân ở đây có sự cách biệt đáng kể. Theo thầy Đỗ Văn Sơn - Phó
hiệu trưởng trường Trung học cơ sở xã Tân Hưng cho biết: mặc dù 98% số cháu
trong xã đi học cấp 2 và 100% tốt nghiệp cả hệ chính qui và hệ bổ túc, nhưng
nhìn chung chất lượng giáo dục chỉ ở mức trung bình khá. Không chỉ thiếu thốn
về cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy mà đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn
chế, cụ thể: hiện nay tổng số học sinh của trường là 871 nhưng chỉ biên chế vào
20 lớp, trung bình từ 40 - 45 em một lớp. Trong khi đó tổng số giáo viên của
trường còn ít, chỉ có 37 giáo viên, 2 cán bộ quản lý, và 6 nhân viên. Trong số 37
giáo viên chỉ có 12 giáo viên có trình độ đại học, 24 có trình độ cao đẳng và 1 có
trình độ trung cấp. Cơ sở vật chất thì cực kỳ khó khăn và xuống cấp, cả trường
chỉ có 10 phòng học phân bổ làm 2 ca học/ngày, không phòng thư viện, không
phòng thí nghiệm… 80% bàn ghế và 100% bảng đã hết niên hạn sử dụng, chỉ còn
19 bộ bàn ghế đôi, trong khi bàn học chỉ ngồi được 2 học sinh thì hầu như là cứ 3
em ngồi một bàn. Ngoài ra nhà trường cũng không được hỗ trợ ngân sách đào
tạo từ phía UBND xã. So với mặt bằng chung của thủ đô, thầy Sơn cũng cho biết
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
tỷ lệ số người có trình độ học vấn ở các cấp học được cấp chứng chỉ có trình độ
chuyên môn cao ở các bậc kỹ thuật đại học và sau đại học là rất ít, không đáng
kể. Chính vì lý do đó mà khả năng tham gia vào các hoạt động, các chương trình
chính sách của nhà nước và xã hội là rất hạn chế. Mặc dù trong những năm gần
đây lãnh đạo xã đã chú trọng vào việc nâng cao dân trí người dân bằng cách tu bổ
và xây mới thêm phòng học cho trường cấp 1, cấp 2 của xã nhưng để tiến kịp với
chỉ tiêu của thành phố thì vẫn không đáng là bao.
Do nằm gần thủ đô nên việc tiếp cận thông tin của người dân có phần khá
hơn, mặc dù vậy đến hơn 1/3 số hộ gia đình không có đủ khả năng mua đài hoặc
máy thu hình nên việc tiếp cận thông tin của bộ phận người dân này còn hạn chế,
mặt khác đa số người dân được hỏi thì cả năm có khi họ chỉ tham gia hội họp
thôn xóm từ một đến hai lần, từ đó dẫn đến các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, các thông tin về kinh tế, y tế, sức khoẻ, giáo dục và kinh nghiệm
sản xuất ít được phổ biến và vận dụng, nếu có thực hiện cũng không đạt hiệu quả
cao.
Cuối cùng việc tiếp cận với các dịch vụ công cộng và hưởng thụ các điều
kiện phúc lợi xã hội của người dân cũng rất thiệt thòi, dịch vụ y tế còn hạn chế,
đội ngũ cán bộ vừa yếu vừa thiếu: xã có 1 trạm y tế nhưng chỉ có 1 bác sĩ và 4 y
sĩ, trong khi số bệnh nhân đến khám bệnh mỗi ngày rất đông , khoảng 35 đến 40
ca/ ngày, trong một tháng có đến 700 - 800 lượt người đến khám bệnh, vào mùa
hè thì con số này còn lên tới hơn 1000 lượt.
Những vấn đề nêu trên tuy chưa phải là nguyên nhân quan trọng nhất
nhưng cho đến tận bây giờ sự cách biệt vẫn là một vấn đề nan giải và để loại bỏ
nó cần nhiều quá trình hoạch định và chương trình thực hiện nhiều hơn nữa.
2.1.2. Những rủi ro và tai hoạ phát sinh đột xuất
Đối với người dân ở vùng nông thôn đặc biệt là những hộ khó khăn thì
điều quan trọng nhất đối với họ đó là cái ăn, khi người ta đủ ăn rồi thì người ta
mới nghĩ đến những thứ khác. Có thể nói, tình trạng thiếu lương thực luôn đè
nặng lên cuộc sống của đa số người nghèo nơi đây. Mặc dù diện tích đất canh tác
trên đầu người là cao nhưng như trên đã nói Tân Hưng là một nơi chưa mưa đã
ngập, chưa nắng đã hạn, điều kiện địa hình và thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng rất
lớn tới điều kiện canh tác cũng như năng suất thu hoạch. Tình trạng hạn hán và
ngập úng thường xuyên xảy ra, có gia đình gần như là mất trắng một vụ mùa.
Đời sống chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp và chăn nuôi, phụ thuộc nhiều
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
vào khí hậu thời tiết, điều kiện canh tác thì thô sơ, dựa vào sức người và sức trâu
bò là chính, nên khi có những tai hoạ ập đến bất ngờ như lũ lụt, hoả hoạn, ốm
đau… làm cho họ mất đi nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, bênh tật không
những làm khả năng lao động bị suy giảm mà còn phải dồn hết tiền của để chữa
bệnh, từ đó dồn họ vào thế đã nghèo lại càng túng quẫn hơn, nợ nần chồng chất
không có khả năng chi trả. Đối với những hộ gia đình khá giả hơn, họ có sẵn
nguồn dự trữ để bù đắp khi thiếu đói, mất mùa hoặc đầu tư lại vào sản xuất
nhưng đối với người nghèo thì họ không có khả năng đó, mất mùa là họ mất tất
cả.
Có thể thấy rằng những rủi ro và phát sinh bất thường là do sự thiếu bền
vững, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Thiên tai, dịch bệnh mùa màng, điều
kiện tưới tiêu, ốm đau bệnh tật luôn là những điều hết sức tồi tệ và là những nỗi
lo luôn đè nặng lên vai người nghèo. Vậy để hạn chế tới mức thấp nhất sự thiếu
đói lương thực và những thiệt hại do thiên tai, rủi ro gây ra thì việc thiết lập sự
bền vững về môi trường, có những biện pháp đối phó kịp thời cũng như việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là công việc cực kỳ quan trọng và cấp bách
hiện nay.
2.1.3. Nguồn lực và năng lực
2.1.3.1. Nguồn lực
Đối với người nông dân thì nguồn lực tức đầu vào để tạo ra thu nhập
chính là tư liệu sản xuất gồm: đất đai, sức cày kéo, giống, phân bón… vốn sản
xuất và kỹ năng sản xuất. Muốn cho người nghèo thoát nghèo thì phải tạo điều
kiện cung cấp cho họ những điều kiện trên tuỳ vào nhu cầu của từng hộ.
Đất đai là tài sản chính của người dân làm nông nghiệp. Hiện nay, xã Tân
Hưng thực hiện việc phân bổ đất canh tác theo hình thức khoán, mỗi khẩu từ 1,1
- 1,5 sào Bắc Bộ tức khoảng 360 đến 550 m
2
. Việc có được đất canh tác là yếu tố
đầu tiên nhưng sức lao động và kỹ năng sản xuất lại là yếu tố quyết định để tạo ra
thu nhập. Điều quan trọng tại đây điều kiện canh tác còn đơn giản, chưa đủ khả
năng và kiến thức để ứng dụng các biện pháp cơ giới hoá nông nghiệp , vận dụng
khoa học kỹ thuật để cải tiến các hình thức canh tác hiện đại. Cho nên cho dù có
đủ lực lượng lao động đi chăng nữa nhưng kỹ năng sản xuất yếu dẫn đến hiệu
quả lao động kém và năng suất thu hoạch cũng vì thế mà giảm đi.
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
Vốn sản xuất cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng để đầu tư vào tư liệu sản
xuất, mua trâu bò, mua giống tốt, mua phân bón. Qua điều tra cho thấy, trung
bình năng suất thu hoạch lúa khoảng 1,5 tạ/ sào, nhưng trừ đi tất cả chi phí cho
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuế nước tưới tiêu cho đồng ruộng(tương ứng
với giá 20kg thóc/1 khẩu/1vụ)… thì chỉ còn 60kg/ 1 tạ thóc. Về chăn nuôi cũng
tương tự, trừ tất cả chi phí thì một con lợn chỉ lãi 30.000 đồng/ 3 tháng. Cứ như
vậy thậm chí số thóc họ làm ra còn không đủ ăn trong cả năm huống hồ là tích
trữ vốn để đầu tư vào việc khác. Việc vay vốn cũng gặp phải nhiều vấn đề, số
vốn hạn chế, nhiều hộ vay xong nhưng sau một thời gian đầu tư vào sản xuất
không thu được hiệu quả dẫn đến không đủ khả năng để trả nợ cho Ngân hàng,
nợ tồn đọng, ngân hàng không giải quyết cho vay thêm nữa.
Ngoài ra, muốn cải thiện đời sống còn cần phải tìm kiếm những công việc
phi nông nghiệp trong lúc nông nhàn. Cũng theo kết quả điều tra, trong những
ngày rỗi rãi phần lớn thanh niên trong làng đều ra thành phố làm thuê như: phụ
hồ, thợ xây, thợ mộc với mức thu nhập cũng chỉ đủ cung cấp cho chính bản thân
họ, phụ giúp gia đình là không đáng kể. Điều quan trọng lúc này là phải tạo ra
nghề mới ổn định để tạo ra thu nhập phụ giúp gia đình như buôn bán, chăn nuôi
gia súc, gia cầm, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp… Khi được hỏi nguyện
vọng của gia đình khi được cho vay vốn sẽ sử dụng vào việc gì thì có đến 52/70
hộ muốn đầu tư vào chăn nuôi tăng gia sản xuất, 3/70 hộ muốn cho con đi nước
ngoài xuất khẩu lao động, 4/70 hộ muốn làm nhà, 3/70 muốn cho con đi học, cá
biệt có 5/70 hộ không biết sử dụng vào việc gì. Điều này phản ánh được nhu cầu
vốn rất lớn của nhân dân trong việc cải thiện cuộc sống của họ.
2.1.3.2. Năng lực
Ta có thể định nghĩa năng lực theo một nghĩa rộng sau đây: “Năng lực là
khả năng của những cá nhân, những tổ chức, những thể chế và cả đất nước nói
chung nhằm đạt dược những mục tiêu hàng đầu và thực hiện những chức năng
liên quan một cách đầy đủ, hiệu quả và lâu dài ”[10].
Trong phạm vi nghiên cứu tại Tân Hưng thì năng lực muốn nói ở đây là
khả năng tham gia của nhân dân vào các quá trình hoạch định và thực hiện các
chương trình của Chính phủ. Qua phỏng vấn trực tiếp người dân thì mức độ tham
gia của họ là rất hạn chế, rất nhiều người khi được hỏi có biết gì về chương trình
xoá đói giảm nghèo được thực hiện trong thời gian vừa qua tại xã hay không? Họ
đều có một câu trả lời là không biết gì cả. Nguyên nhân một phần là do khả năng
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
tiếp cận thông tin kém, nhưng đặc biệt quan trọng qua sự phản ánh của người dân
cũng như trực tiếp từ một cán bộ trong thôn thì đội ngũ cán bộ của xã còn rất non
yếu trong điều hành công việc, năng lực quản lý kém và sự hiểu biết còn hạn
chế.
Mặt khác do trình độ dân trí thấp nên việc nhận thức và tiếp thu các kiến
thức khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như kinh nghiệm làm ăn còn hạn chế, ngoài
ra sinh đẻ nhiều, bệnh tật, cường độ lao động cao, thể lực yếu… cũng làm giảm
năng lực để họ tự vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Dễ dàng nhận thấy một vấn đề quan trọng trong chiến lược giảm nghèo
hơn nữa của chính phủ là phát triển năng lực về mọi mặt từ một môi trường vĩ
mô thuận lợi về chính sách, hạ tầng cơ sở vật chất, năng lực quản lý, năng lực tài
chính… đến việc nâng cao kiến thức tạo công ăn việc làm thích hợp giúp họ tự
vươn lên dưới sự trợ giúp của Đảng và Nhà nước đang là vấn đề then chốt tiến
tới xóa nghèo hoàn toàn.
2.2. Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường
Một nhận thức sai lầm là rất nhiều người trên thế giới tin rằng người
nghèo gây ra sự xuống cấp về môi trường. Tuy nhiên ngày càng có nhiều bằng
chứng cho thấy rằng có thể người nghèo gây ra một số sự xuống cấp về môi
trường nhưng họ không phải là nguyên nhân chủ yếu. Người nghèo nhìn chung ít
có phương tiện để có thể tác động mạnh đến môi trường của họ, chính những
người giàu có hơn về mặt kinh tế lại là những người có vốn để tài trợ cho các
công cụ để tác động tới môi trường với qui mô lớn hơn.
Như ta đã biết, cũng như nhiều nước khác Việt Nam đang có xu hướng
giảm chung các nguồn tài nguyên môi trường, mặc dù vậy nghèo đói vẫn là một
trong những nguyên nhân sâu xa. Nghèo đói và môi trường vẫn có mối quan hệ
mật thiết với nhau, điều gì xảy ra với một trong hai mặt sẽ ảnh hưởng tới mặt kia.
Bởi vậy cần phải phân tích những mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường để
xác định những can thiệp môi trường mà giúp giảm đói nghèo. Trên địa bàn xã
Tân Hưng, mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường thể hiện rõ nhất ở 2 lĩnh
vực: sức khoẻ và thiên tai.
2.2.1. Mối liên hệ giữa môi trường, sức khoẻ và nghèo đói
Thực tế cho thấy, yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của người
dân nơi đây là nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường quanh nhà.
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Việt
Nam tới năm 2020 chỉ ra rằng “nước an toàn” đồng nghĩa với “nước sạch”.
Chiến lược cũng xác định “nước sạch” là nước đạt đủ 51 thông số mà Bộ Y tế
phê chuẩn. Các tiêu chuẩn liên quan khác bao gồm TCVN 5942 - 1995 cho nước
mặt và TCVN 5944 - 1995 cho nước ngầm. Do rất khó có thể kiểm tra xem nước
có đạt tất cả các tiêu chuẩn của nhà nước đề ra hay không, một chỉ số phổ biến
được chấp nhận đối với tiếp cận nước sạch được sử dụng hầu khắp các địa
phương của Việt Nam là chỉ số “mức độ tiếp cận với nguồn nước dùng được”, có
nghĩa là nước chảy ra từ một vòi nước trong nhà hay ngoài trời, vòi nước công
cộng hay từ giếng khoan có bơm, giếng tự đào, nước suối có qua lọc hay nước
mưa. “tiếp cận với các nguồn nước được cải thiện” là chỉ số được sử dụng rộng
rãi nhất trên thế giới.
UNICEF đã làm việc tích cực với Chính phủ Việt Nam nhằm mục tiêu cải
thiện tình hình tiếp cận với nước sạch ở khu vực nông thôn và đề xuất một định
nghĩa tạm thời về tiếp cận nước sạch bao gồm 3 thông số cơ bản: số lượng (ít
nhất là 20lít/người/ngày); chất lượng (những thông số vi khuẩn và hoá học cũng
như độ trong, không màu, không mùi, không vị); tiếp cận (khoảng cách đến
nguồn nước sạch từ 200 đến 500m)
[1]
.
Chỉ số tiếp cận với nguồn nước sạch lâu dài tác động rất mạnh mẽ đến
công cuộc chống đói nghèo. Ở hầu hết các địa phương của Việt Nam , Chính phủ
đã cung cấp các nguồn nước chính để giúp các cộng đồng xây dựng các nguồn
nước sạch lâu dài. Theo định nghĩa trên thì vấn đề chất lượng nước sạch tại Tân
Hưng là đáng quan tâm nhất. Đa số người dân vẫn tự đào giếng để lấy nước ăn.
Tiến hành điều tra 70 hộ tại thôn Cốc Lương thì có 48 hộ dùng giếng tự đào, 21
hộ dùng giếng khoan, cá biệt có một hộ không có giếng , phải dùng nhờ nước nhà
hàng xóm. Qua phỏng vấn trực tiếp người dân, tất cả đều nhận thức được thế nào
là nước sạch, theo họ sạch tức là không có màu, không mùi, không vị. Đối với
những hộ dùng giếng đào, khi được hỏi họ thấy nước nhà mình là đã sạch chưa
thì họ đều nói rằng nước giếng họ đào vẫn chưa được đảm bảo do độ sâu của
giếng vẫn thấp, trung bình từ 5 đến 10m, nước rất dễ bị nhiễm bẩn do nguồn thải
mặt ngấm xuống, vả lại giếng thường nằm gần với hệ thống cống thải hở của gia
đình, gần chuồng trại chăn nuôi gia súc… Nguyện vọng của các gia đình này là
rất muốn được dùng giếng khoan nhưng điều kiện kinh tế gia đình không cho
phép, và họ vẫn phải chấp nhận với nguồn nước họ đang sử dụng.
[
[
1]
Theo ông Chander Badloe, trưởng phòng Vệ sinh nước và Môi trường, UNICEF Việt Nam
11
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
Cũng theo điều tra, đa số các hộ gia đình sử dụng nguyên liệu đun nấu là
rơm rạ (68/70 hộ được phỏng vấn), một số hộ còn kết hợp với đun củi và than, số
hộ sử dụng ga chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
không khí trong nhà. Bên cạnh đó diện tích bếp nhỏ hẹp, thời gian đun nấu nhiều,
sự độc hại do các hợp chất hydrocacbon thơm (PAHs) phát sinh trong quá trình
đốt cháy những hợp chất có nguồn gốc hữu cơ - là những nguyên nhân ảnh
hưởng rất lớn tới sức khoẻ đặc biệt là phụ nữ - đối tượng phải tiếp xúc thường
xuyên với việc bếp núc của gia đình.
15
68
46
5
1
0 20 40 60 80
Cñi
R¬m, l¸
Than
§iÖn
Ga
Sè hé sö dông
Hình3 :Nguyên liệu đun nấu chủ yếu được sử dụng trong gia đình (70
hộ được phỏng vấn)
Mặt khác, con người theo lẽ tự nhiên thường chú trọng tìm nguồn nước
sạch hơn là quan tâm đến chất thải ra. Qua quan sát cũng như thực tế cho thấy do
đa số là làm nông nghiệp nên điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh nhà rất
đáng lo ngại, chuồng trại gia súc thường nằm sát nhà bếp và nguồn nước, việc vệ
sinh chuồng trại cũng không được thường xuyên thêm vào đó là việc xử lý phân
chuồng còn rất thủ công, gia súc thì thả rông trong sân, hệ thống cống rãnh hở là
nơi sinh ra ruồi muỗi có khả năng truyền bệnh. Thêm vào đó, đa số hộ gia đình
vẫn dùng hố xí một ngăn (50/70 hộ được phỏng vấn), xây dựng rất sơ sài, nhiều
khi còn không có nắp đậy, gần khu sinh hoạt thường xuyên của gia đình.
22
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
72,9
12,9
14,2
Tèt
Trung b×nh
YÕu/xÊu
67,14
8,57
24,29
S¹ch
B×nh th;êng
BÈn
Hình 4 : Tình trạng nhà và vệ sinh xung quanh nhà theo sự đánh
giá của người phỏng vấn
Từ tình trạng nêu trên, qua quá trình quan sát, phỏng vấn người dân và đặc
biệt là được sự cung cấp thông tin của Trạm y tế xã Tân Hưng thì bệnh tật thường
gặp phải tại đây là: viêm đường hô hấp, các bệnh về tiêu hoá, nhiễm ký sinh
trùng(giun sán) và suy dinh dưỡng ở trẻ em chiếm tỷ lệ khá cao. Hầu hết mọi
người đều nhất trí rằng mọi trẻ em đều đáng được hưởng quyền phát triển khoẻ
mạnh. Nhưng với trẻ em nghèo thì chúng đã bị tước đi quyền lợi cơ bản này.
Nghèo đói thường có nghĩa là thiếu chăm sóc trước và sau khi sinh, kèm theo
tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trong suốt giai
đoạn phát triển ban đầu rất quan trọng đối với trẻ. Thiếu dinh dưỡng, không được
chăm sóc bởi các dịch vụ y tế cần thiết cộng với việc thường xuyên tiếp xúc với
môi trường nước bẩn và ô nhiễm không khí đã gây những hậu quả nghiêm trọng
cho qúa trình phát triển của trẻ. Nhưng cũng có một tín hiệu đáng mừng là những
căn bệnh hiểm nghèo thì hầu như không có như: AIDS, uốn ván, viêm não, viêm
gan, sốt xuất huyết.
Như trên đã trình bày, tình trạng vệ sinh trong nhà đã vậy, ngoài đường
làng ngõ xóm cũng không lấy gì làm sáng sủa hơn. Nhất loạt người dân được
22
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
phỏng vấn đều nhận thức được vệ sinh môi trường trong làng mình còn rất bẩn
và ô nhiễm, và họ đều có mong muốn đường làng, cống rãnh của thôn xóm được
cải thiện để việc đi lại được thuận tiện hơn. Riêng vấn đề cải thiện điều kiện vệ
sinh quanh nhà dù họ có mong muốn đi chăng nữa thì họ cũng không đủ khả
năng về tiền bạc, bởi khi mà cái ăn và việc học hành của con cái còn đè nặng trên
vai thì những chuyện khác họ cũng chỉ biết vậy chứ không cách gì giải quyết, trừ
khi có sự hỗ trợ của nhà nước. Vẫn biết một khi sức khoẻ suy giảm thì khả năng
lao động cũng giảm, bệnh tật đến thì lại phải dồn tiền bạc để chạy chữa, và cái
vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói cứ thế tiếp diễn.
Có thể nói muốn xoá nghèo thì một trong những việc cấp bách phải làm là
giải quyết tận gốc những nguyên nhân môi trường gây ra bệnh tật, có như vậy thì
cuộc sống của người dân được đảm bảo hơn, và người ta vẫn thường nói phòng
bệnh hơn chữa bệnh.
2.2.2. Mối liên hệ giữa môi trường - nghèo đói và thiên tai
Như ta đã biết đất đai là tài sản quí giá nhất của người nông dân, khi mà
điều kiện canh tác còn thô sơ thì cuộc sống của người dân làm nông nghiệp chủ
yếu vẫn phụ thuộc vào thời tiết, khi mưa thuận gió hoà thì cuộc sống của họ
không có nguy cơ bị đe doạ, nhưng khi thời tiết bất lợi thì mùa màng bị ảnh
hưởng, họ cũng không có khả năng chống đỡ và khắc phục dẫn đến tình trạng
thiếu đói là điều không thể tránh khỏi. Mà hạn hán và ngập úng thì thường xuyên
xảy ra tại Tân Hưng. Rất nhiều gia đình mới chỉ ở mức chớm nghèo khổ, chỉ sau
một vụ mùa bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi đã đẩy họ rơi vào tình trạng nghèo
đói.
Vấn đề tìm ra một giải pháp nhằm dự báo và đối phó với những rủi ro do
thiên tai gây ra để người dân có thể yên tâm canh tác, thoát khỏi cảnh nghèo đói
cần được quan tâm một cách thích đáng.
Tóm lại, Tăng trưởng kinh tế hiển nhiên là yếu tố cơ bản để xoá đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, những chính sách mà hỗ trợ cả người nghèo lẫn môi trường
đều có ảnh hưởng lớn đối với việc xoá đói giảm nghèo. Bằng việc tập trung vào
những vấn đề môi trường có ảnh hưởng quá mức đối với người nghèo như: nước
sạch, ô nhiễm không khí, thiên tai, sử dụng bền vững tài nguyên đất canh tác thì
công tác xoá đói giảm nghèo chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn không chỉ
riêng Tân Hưng mà còn trên khắp các địa phương của cả nước.
22
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
CHƯƠNG III
CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC,
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI. MỘT SỐ ĐỀ SUẤT
NHẰM ĐƯA HOẠT ĐỘNG NÀY ĐẠT HIỆU QUẢ CAO HƠN.
3.1. Khái quát chung về chiến lược giảm nghèo của chính phủ Việt
Nam trong thời gian vừa qua
Tiến kịp các nước phát triển hơn ở khu vực cũng như ở Châu á là một mục
tiêu lâu dài của Chính phủ Việt Nam. Và để đạt được mục tiêu này cần nâng cao
đáng kể mức sống và phúc lợi của người dân, và điều quan trọng là không để
người nghèo tụt hậu lại phía sau. Kể từ năm 1986, trọng tâm chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội của Chính phủ Việt Nam là quá trình “đổi mới”, chuyển nền kinh
tế từ chế độ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Như đã
biết, mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là hết sức quan trọng để khắc phục
tình trạng nghèo và các vấn đề xã hội liên quan khác. Chính phủ Việt Nam cũng
nhấn mạnh rằng, ổn định và công bằng là những yếu tố thiết yếu để duy trì mức
tăng trưởng kinh tế cao. Hơn thế nữa, chiến lược của Chính phủ là tập trung vào
con người là chủ yếu dựa trên nguyên tắc giúp người dân tự giúp mình bằng cách
phát triển một môi trường thuận lợi để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, ổn
định và công bằng.
Chương trình xoá đói giảm nghèo với sự can thiệp của Chính phủ có mục
tiêu nhằm hỗ trợ trực tiếp cho những người nghèo. Chiến lược này rất có ý nghĩa
vì một môi trường vĩ mô thuận lợi cho cả người nghèo và người không nghèo vì
những lý do sau đây:
Một là, một môi trường vĩ mô thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho người nghèo
tự giúp mình thoát nghèo.
22
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
Hai là, kinh nghiệm của các nước cho thấy, những người nghèo nhất thoát
khỏi cảnh nghèo nhờ có được việc làm, có thu nhập do người khác tạo ra. Vì vậy
một môi trường thuận lợi cho những người giàu có hơn trong xã hội tạo ra việc
làm trong dân chúng là cực kỳ cần thiết để xoá nghèo.
Ba là, đối với bộ phận dân chúng nghèo kinh niên, không có khả năng lao
động để thoát nghèo thì cần có một môi trường vĩ mô thuận lợi để đảm bảo xã
hội tạo ra thu nhập đủ để san sẻ và phân phối giúp giảm bớt tình trạng nghèo từ
bộ phận này.
Chiến lược giảm nghèo hơn nữa của Chính phủ thực chất là sự kết hợp
của ba yếu tố: tăng trưởng kinh tế cao và lâu dài, ổn định và công bằng, mỗi yếu
tố đều dựa vào 2 yếu tố kia tạo nên sự thống nhất logic, đảm bảo sự phát triển
bền vững.
Ví dụ, nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao đòi hỏi cả ổn định và công bằng.
Mức đầu tư hiệu quả là cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng nó chỉ xảy ra khi tỷ lệ
lạm phát thấp, hệ thống luật pháp ổn định. Nếu không có sự công bằng tức là sự
san sẻ cơ hội thì rất nhiều tài năng sẽ bị lãng phí, không được phát huy hết khả
năng dẫn đến tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Một minh chứng điển hình là quá
trình đô thị hoá thái quá sẽ hút vốn đầu từ từ các dự án có hiệu quả cao ở vùng
nông thôn, từ đó làm giảm xuất khẩu, khả năng cạnh tranh cũng như cơ hội việc
làm.
Cũng phân tích tương tự như trên thì muốn ổn định cần phải có tăng
trưởng nhanh lẫn sự công bằng. Đất đai thì có hạn, thu nhập còn thấp, dân số thì
tăng qúa nhanh, vì vậy sự tăng trưởng thấp sẽ không lâu bền. Sự tăng trưởng cao
và năng động là thật sự cần thiết để duy trì sự cân bằng. Trong khu vực, Việt
Nam muốn ổn định thì cần phải phát triển kinh tế nhằm tiến kịp các nước phát
triển triển hơn, không để khoảng cách quá xa so với họ.
Thêm vào đó nếu phần lớn dân chúng ở trong cảnh đói nghèo dẫn đến xu
hướng đô thị hoá thái quá, gia tăng tội phạm, xã hội sẽ không ổn định. Nếu chỉ có
một nhóm người có cơ hội thành công hoặc một bộ phận các công ty độc quyền,
và dân chúng làm giàu không chính đáng gây nên sự bất công và không chính
đáng từ đó gây mất ổn định. Rõ ràng rằng điều hết sức quan trọng là phải đảm
bảo cơ hội cho mọi người là ngang nhau, sự tin tưởng vào sự công bằng và ổn
định kinh tế - xã hội.
22
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Hương Giang
Cuối cùng đạt được sự công bằng tức là đạt được những tiêu chuẩn tối
thiểu và sự tiếp cận như nhau đối với các cơ hội sẽ hỗ trợ trực tiếp cả tăng trưởng
lẫn ổn định. Tóm lại, thiếu một trong 3 yếu tố thì cả chiến lược sẽ không bền
vững và không đạt hiệu quả.
Qua gần 20 năm cố gắng và nỗ lực, chiến lược này đã cho thấy sự hợp lý
được chứng minh qua những kết quả đã đạt được, và sự thành công trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người trung
bình đã tăng hơn 60% trong 10 năm (tính đến năm 1996), lạm phát giảm từ 3 con
số xuống 2 con số, sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp tăng đáng kể, ngày càng
chuyển đổi cơ cấu, đa dạng và năng động hơn. Tỷ trọng GDP tăng gấp đôi, đặc
biệt Việt Nam đã chuyển từ một nước nhập khẩu gạo sang xuất khẩu gạo đứng
thứ 3 trên thế giới. Và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đang
theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặc dù tình trạng nghèo
đã giảm đáng kể, nhưng nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế
giới, tỷ lệ trung bình cho đến nay còn khoảng 13%. Nhưng rõ ràng đó là những
thành công vượt bậc mà Chính phủ và nhân dân ta đã đạt được, nhưng để xoá bỏ
hoàn toàn tình trạng nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc tế thì quá trình đổi mới và
phát triển kinh tế - xã hội vẫn phải tập trung vào chiến lược xoá nghèo, đồng thời
với nó là việc loại bỏ những nguyên nhân chủ yếu gây nên đói nghèo, điều này
có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình xoá đói giảm nghèo.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ỔN ĐỊNH VÀ LÂU DÀI
Cải cách vĩ mô sâu rộng
Tăng trưởng nhanh (10%/năm)
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Ổn định về môi trường và xã hội
ỔN ĐỊNH
Quản lý tốt
Ổn định kinh tế vĩ mô
Chế độ pháp trị
CÔNG BẰNG
Các tiêu chuẩn tối thiểu hợp lý, tạo cơ hội thành công bình đẳng cho mọi người, kể
cả phụ nữ. Công khai và không có tham nhũng
Con người là nhân tố trung tâm
22