Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.21 KB, 17 trang )

Mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại
huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông


Đỗ Quốc Tuấn


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Tổng quan về mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện Cư Jút,
tỉnh Đăk Nông. Đánh giá mối liên kết nghèo đói và môi trường tại huyện Cư Jút,
tỉnh Đăk Nông. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói do môi trường
đối với khu vực huyện Cư Jút.

Keywords. Ô nhiễm môi trường; Khoa học môi trường; Nghèo đói; Huyện Cư Jút;
Đăk Nông


Content

MỞ ĐẦU
Đối với người nghèo, chất lượng môi trường là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức
khỏe, khả năng kiếm sống, đảm bảo an ninh, năng lượng và chất lượng nhà ở của họ [28, 29].
Ngoài các chức năng cơ bản của môi trường là cung cấp không gian sống, là nơi chứa đựng
phế thải, lưu trữ thông tin thì môi trường còn mang hai chức năng đặc biệt quan trọng là nơi
cung cấp tài nguyên cho các hoạt động sản xuất phục vụ nhu cầu của con người; đồng thời
làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đến con người. Vì vậy môi trường có liên


hệ mật thiết với người nghèo và sự nghèo đói của họ. Người nghèo sống chủ yếu dựa vào tài
nguyên thiên nhiên và các dịch vụ của hệ sinh thái; họ cũng phải gánh chịu nhiều nhất những
ảnh hưởng từ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí… và họ không có khả năng chống
chịu với các thảm họa môi trường. Để có thể tồn tại, người nghèo không còn cách nào khác là
khai thác và sử dụng quá mức cho phép nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cuộc sống bị bần cùng
hóa nên môi trường cũng bị bần cùng hóa theo và làm cho cuộc sống ngày càng khó khăn
hơn, không được đảm bảo và rơi vào vòng luẩn quẩn [38].
Theo báo cáo đánh giá chương trình và chiến lược của ADB (2005), các phân tích gần
đây cho thấy mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở Việt Nam như sau: (i) các cộng
đồng nghèo thường tập trung tại các khu vực có điều kiện môi trường chất lượng thấp, bị suy
thoái và nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, gồm: khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
và Đồng bằng sông Cửu Long; (ii) các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều nhất vào môi
trường và tài nguyên thiên nhiên - khoảng 70% người dân Việt Nam sống dựa vào đất và do
đó họ bị lệ thuộc trực tiếp vào chất lượng và số lượng tài nguyên thiên nhiên; (iii) các cộng
đồng nghèo chịu rủi ro nhiều nhất từ những tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh kế
một khi chất lượng môi trường và số lượng tài nguyên thiên nhiên suy giảm. Về vấn đề này,
việc cải thiện chất lượng môi trường dưới mọi hình thức đều có tác động tích cực đến xoá đói
giảm nghèo [31].
Trong hai thập kỷ gần đây, với những chính sách đổi mới phù hợp và sự nỗ lực quyết
tâm xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh
vực giảm tỷ lệ nghèo và người nghèo. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay
đang chú trọng vào việc nâng cao thu nhập cho người nghèo và chưa thực sự bền vững. Tỷ lệ
người sống trên cận nghèo khá cao và họ là những nhóm người có khả năng bị nghèo hoặc tái
nghèo lớn khi xảy ra các tác động rủi ro về thiên tai, môi trường thay đổi. Để giải quyết vấn
đề này, cần thiết phải có những nghiên cứu đánh giá đầy đủ về mối liên hệ giữa nghèo đói và
môi trường và lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm thực tiễn
trên thế giới cho thấy việc tăng cường sự hiểu biết về các mối liên hệ giữa nghèo đói và môi
trường nhằm đưa các vấn đề này trong chính sách và kế hoạch là hết sức quan trọng để giảm
nghèo bền vững.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn và thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Mối

liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông”.


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƢỜNG

1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Môi trường
1.1.2. Nghèo đói
1.1.3. Nghèo đói do môi trường
1.1.4. Mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường
1.1.5. Sinh kế và sinh kế bền vững
1.1.6. Lồng ghép mối liên hệ nghèo đói và môi trường
1.1.7. Cơ sở lý luận cho việc đề xuất các biện pháp giảm nghèo đói do môi trường ở
Việt Nam
1.2. Mối liên hệ nghèo đói và môi trƣờng trong bối cảnh Việt Nam
1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cƣ Jút, tỉnh Đăk Nông
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
1.3.1.2. Địa hình
1.3.1.3. Thời tiết, khí hậu
1.3.1.4. Chế độ thủy văn và sông ngòi
1.3.1.5. Tài nguyên đất
1.3.1.6. Địa chất - khoáng sản và tài nguyên rừng
1.3.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
1.3.2.2. Văn hóa các dân tộc
1.3.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
1.3.2.4. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất
1.3.2.5. Tình hình phát triển kinh tế

1.3.2.6. Chính sách định canh định cư và ổn định di dân tự do





CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá mối liên kết nghèo đói và môi trường tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông;
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói do môi trường đối với khu vực
nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng nghèo
đói, các vấn đề nghèo đói do môi trường chính tại địa bàn, đánh giá mối liên hệ nghèo đói và
môi trường từ đó lồng ghép mối liên hệ này vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Thời gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2012. Thu
thập số liệu có liên quan từ 5 năm trở lại đây.
- Địa bàn nghiên cứu: trên phạm vi huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.
- Đối tượng nghiên cứu: Cộng đồng người nghèo tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
2.3.2. Phương pháp đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA)
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
2.3.4. Phương pháp Kiểm kê nghèo đói – môi trường theo danh sách
2.3.5. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển


CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

MỐI LIÊN KẾT GIỮA NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƢỜNG
TẠI HUYỆN CƢ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG

3.1. Tổng quan tình hình nghèo đói và môi trƣờng huyện Cƣ Jút.
3.1.1. Khái quát về tình hình nghèo đói huyện Cư Jút
Theo kết quả điều tra hộ nghèo hàng năm tại huyện Cư Jút, tỷ lệ hộ nghèo được thể
hiện trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp tỷ lệ hộ nghèo huyện Cƣ Jút
Năm
Tổng
số hộ
Hộ nghèo
Tổng
số
Tỷ lệ
(%)
Dân tộc tại
chỗ
Dân tộc
khác
Hộ
CS
CC
Hộ
CS
XH
Chủ
hộ
là nữ
Tổng

số
Tỷ lệ
(%)
Tổng
số
Tỷ lệ
%
2005
17.124
5.995
35,01
1883
31,41
-
-
-
-
-
2006
17.765
2.753
15,50
364
13,22
-
-
-
-
-
2007

18.036
1.994
11,06
308
15,45
962
48,24
13
33
460
2008
18.608
1.174
6,31
190
16,18
596
50,77
0
29
320
2009
18.994
1.338
7,04
175
13,08
649
48,51
13

77
390
2010
19.077
663
3,48
56
8,45
398
60,03
2
39
161
2011
19.816
2.342
11,82
235
10,03
1.205
51,45
10
141
626
Nguồn : Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện Cư Jút

Tổng số hộ nghèo năm 2010 là 663 hộ/19.077 hộ, chiếm 3,48%. Trong đó khu vực
nông thôn có 582 hộ/15.652 hộ, tỷ lệ 3,72 %; khu vực thành thị 81 hộ/3.425 hộ, chiếm tỷ lệ
2,36%. So với năm 2009, năm 2010 số hộ thoát nghèo là: 675 hộ, trong đó: dân tộc thiểu số:
370 hộ chiếm 45%; số hộ tái nghèo: 530 hộ, trong đó: dân tộc thiểu số: 352 hộ, chiếm 67%;

số hộ nghèo mới là: 133 hộ, trong đó: dân tộc thiểu số: 102 hộ, chiếm 76,7%. Trong tổng số
663 hộ nghèo thì có tới 440 hộ làm thuần nông (66,37%).
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005-2011


Sang năm 2011, tổng số hộ nghèo tăng đột ngột lên 2.342 hộ do Chính phủ đã thay đổi
quy định về chuẩn nghèo, nâng mức thu nhập trung bình hàng tháng của người nghèo lên cao
hơn. Mặc dù chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 (tính từ năm 2011) mới chỉ được
tăng lên xấp xỉ 2 lần nhưng tỷ lệ hộ nghèo tăng lên đột biến (khoảng 4 lần). Điều này cho
thấy thực tế số lượng các hộ có nguy cơ nghèo tại huyện Cư Jút là rất cao, đặc biệt là các hộ
mới thoát khỏi ngưỡng nghèo.
Có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (1.440 hộ chiếm
61,48%, trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số khác từ các tỉnh di cư đến (1.205 hộ
chiếm 51,45%), hộ nghèo là người dân tộc tại chỗ chỉ có 254 hộ (10,03%); 151 hộ thuộc gia
đình chính sách xã hội và 626 hộ có chủ hộ là nữ.
3.1.2. Hiện trạng môi trường năm 2010
a. Hiện trạng môi trường đất
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đăk Nông năm 2010, chất lượng môi trường
đất tại huyện Cư Jút khá tốt. Tại tất cả các điểm quan trắc, hàm lượng các chỉ tiêu kim loại
nặng như Cu, Pb, Zn, As, Cd đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT,
dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cũng không vượt quá giới hạn quy định trong QCVN
15:2008/BTNMT.
b. Hiện trạng môi trường nước mặt
Toàn huyện Cư Jút với dân số đô thị năm 2011 là 93.796 người ước tính hàng ngày
thải khoảng 4,5 triệu m
3
nước thải sinh hoạt vào môi trường. Nước thải chủ yếu là nước thải
sinh hoạt của người dân và từ KCN Tâm Thắng.
Bên cạnh nước thải từ KCN Tâm Thắng và khu đô thị TT Ea Tling; môi trường nước
tại huyện Cư Jút còn phải tiếp nhận nguồn thải từ các cơ sở sản xuất ngoài KCN và từ khu

vực nông thôn. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất ngoài KCN tại Cư Jút có rất ít. Nước thải tại
khu vực nông thôn phát sinh bởi 3 nguồn chính:
- Nước chảy tràn do hoạt động tưới tiêu ở những khu trồng trọt, nước mưa;
- Nước thải chăn nuôi;
- Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình
Đa số nước thải sinh hoạt chưa có hệ thống bể tự hoại mà được thải trực tiếp xuống
nguồn tiếp nhận. Hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực rất kém, hầu như không có.
c. Hiện trạng môi trường nước ngầm
Chất lượng môi trường nước dưới đất tại huyện Cư Jút là tốt, các chỉ tiêu hóa sinh
được phân tích đều không vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT. Tuy
nhiên hàm lượng Coliform trong nước thì lại đáng báo động, vượt quá tiêu chuẩn rất nhiều
lần đặc biệt là khu vực thị trấn Ea Tling vượt quá khoảng 100 lần.
d. Hiện trạng môi trường không khí
Chất lượng môi trường không khí tại khu vực có thể đánh giá là trong lành. Ngoài
hàm lượng bụi lơ lửng vượt quá tiêu chuẩn quy định thì hầu hết hàm lượng các khí độc đều
nằm trong giới hạn.
e. Chất thải rắn và chất thải nguy hại
Thành phần rác chủ yếu là hữu cơ, do đó nếu không được thu gom là môi trường phát
sinh ruồi nhặng và các sinh vật gây bệnh. Hiện nay vấn đề thu gom xử lý chấ thải rắn còn rất
yếu kém và thực hiện ở quy mô nhỏ lẻ. Toàn huyện Cư Jút có 1 đơn vị tiến hành thu gom đó
là Hợp tác xã vận tải hàng hóa và hành khách Cư Jút, thực hiện thu gom rác ở địa bàn thị trấn
Ea Tling và 2 xã lân cận. Rác thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn được tập trung và chôn
lấp thủ công hoặc để lộ thiên.
3.2. Mối liên hệ nghèo đói và môi trƣờng tại huyện Cƣ Jút
3.2.1. Nguyên nhân chính của nghèo đói do môi trường
Nhìn chung, nguyên nhân nghèo của các hộ dân trong huyện Cư Jút tập trung chủ yếu
vẫn là do thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu việc làm ổn định, đông người ăn theo hoặc
không có khả năng lao động.
Theo thống kê của phòng Lao động thương binh và xã hội, nguyên nhân nghèo đói do
môi trường được thể hiện rõ qua hai yếu tố là số hộ thiếu đất canh tác (1.147/2.342 hộ tương

đương 49%) và số hộ bị ốm đau, mắc các bệnh tật, tệ nạn xã hội (307/2.342 hộ tương đương
13%). Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng của người dân, chính vì vậy thiếu đất sản
xuất có thể được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo đói do môi trường.
Nguyên nhân thiếu đất sản xuất của các hộ nghèo là do tình trạng nhập cư ồ ạt của những
năm đầu thập kỷ 90. Trong tổng số 2.342 hộ nghèo năm 2011 thì có đến 51,45% hộ nghèo là
người dân tộc khác nhập cư, với điều kiện khó khăn về kinh tế và không đủ tiền mua đất sản
xuất, nhóm đối tượng này thường bị nghèo đói triền miên và rất khó thoát nghèo.
Bên cạnh đó, nghèo đói tại huyện Cư Jút còn phát sinh do một số nguyên nhân từ môi
trường xã hội như thiếu vốn sản xuất, thiếu lao động hoặc không có việc làm, thiếu kinh
nghiệm sản xuất, chây lười lao động… Nhiều hộ thậm chí còn cố gắng xin được hộ nghèo để
được nhận trợ cấp từ nhà nước (hỗ trợ gạo, tiền, quà tặng…) hàng năm. Họ ỷ lại vào nhà
nước mà không chịu tìm tòi, phấn đấu tự xóa đói giảm nghèo.
3.2.2. Mối liên hệ nghèo đói và tài nguyên thiên nhiên
Cư Jút là huyện biên giới miền núi, nằm ở phía Tây của Trường Sơn lại có ít bức chắn
cao nên chịu ảnh hưởng sớm của gió mùa Tây Nam và mang tính chất nhiệt đới gió mùa khô,
điều kiện thủy lợi khó khăn. Phần lớn diện tích thổ nhưỡng có cấu tạo thô nên thấm nước
nhanh, đặc biệt là ở các vùng đất Bazan gây tình trạng thiếu nước về mùa khô, nhưng lại hạn
chế lũ lụt vào mùa mưa. Trung bình cây trồng Cà phê trong khu vực bị thiếu nước khoảng 2
đến 3 tháng trong năm.
Trong 8 loại đất khác nhau ở Cư Jút, đất xám kém chất lượng chiếm tỷ lệ cao (68,2%).
Phần lớn diện tích các loại đất xám trong khu vực đều bị thoái hóa, tầng mỏng thường không
quá 30cm. Đây cũng là loại đất còn nhiều diện tích chưa được khai thác sử dụng do năng suất
thấp. Diện tích trồng lúa nằm ở các loại đất dốc tụ tập trung ven sông Sêrêpôk và đất đen trên
đá bazan với tổng diện tích chiếm khoảng 4,1%. Diện tích rừng chủ yếu thuộc địa bàn xã Ea
Pô và chiếm 51,5% diện tích toàn huyện.
Huyện Cư Jút với thành phần dân cư phức tạp, phân biệt giữa người bản xứ và người
nhập cư cao, trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc và
người nghèo. Lao động chủ yếu của các hộ nghèo đều phụ thuộc hoàn toàn vào nông, lâm
nghiệp với trình độ sản xuất là lao động phổ thông. Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ
thuộc vào thời tiết và tài nguyên nên tính rủi ro cao, đời sống rất khó khăn không cải thiện lên

được.
Địa hình huyện Cư Jút khá phức tạp, không quá cao nhưng sự phân cắt bề mặt lớn, do
vậy đất canh tác phần lớn nằm trên đất dốc và tiềm ẩn nguy cơ xói mòn, rửa trôi rất lớn. Kết
quả nghiên cứu của tác giả năm 2010 [16] về mức độ xói mòn đất tại huyện Cư Jút cho thấy
xấp xỉ 32% diện tích đất tự nhiên bị xói mòn trên 1 tấn/ha/năm (lớn hơn tốc độ hình thành đất
là 0,8 tấn/ha/năm).
Lượng đất bị mất do xói mòn tại khu vực nghiên cứu được phân thành 4 cấp theo
TCVN 5299 - 1995, thống kê diện tích các cấp xói mòn như sau:
Bảng 3.12. Mức độ xói mòn đất tại huyện Cƣ Jút năm 2010
Cấp và mức độ xói mòn
(tấn/ha/năm)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ %
I.1 (0 - 0,5)
42126.58
58.59
I.2 (0,5 - 1)
6024.23
8.38
I.3 (1 - 5)
9853.56
13.70
I.4 (5 - 10)
4342.45
6.04
II (10 - 50)
3332.55
4.64
III (50 - 200)
2889.00

4.02
IV (> 200)
3330.62
4.63
Tổng
71899
100

Cùng với chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt, cây trồng ở Cư Jút thường xuyên bị
khô hạn, thiếu nước tưới. Áp lực đất nông nghiệp đối với các hộ nghèo đang ngày càng tăng
lên do sự tăng dân số, do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Những hộ đến sau, mới
tách, thiếu lao động thường gặp bất lợi về chất lượng đất như xa nguồn nước, xa nơi ở, xa
đường giao thông, xấu bạc màu 49% số hộ nghèo thiếu đất sản xuất là vấn đề cần được
quan tâm giải quyết hàng đầu trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo do môi trường tại huyện Cư Jút.
Theo số liệu thống kê của các dự án nghiên cứu gần đây, đã có nhiều chính sách mới
được xây dựng và thực hiện thành công như chương trình 134; 135 của Chính phủ nhằm hỗ
trợ đất ở, đất sản xuất, cải thiện điều kiện môi trường sống và cung cấp nước sạch cho đồng
bào. Kết quả của quá trình thực hiện Chương trình 134 từ năm 2006 đến nay huyện đã giải
quyết được đất ở cho 80 hộ với tổng diện tích cấp là 1,582 ha. Về đất sản xuất đã có 139 hộ
được hỗ trợ với tổng diện tích hỗ trợ 55,77 ha; kinh phí thực hiện 195,78 triệu đồng. Mặc dù
vậy nhưng việc hỗ trợ đất sản xuất và đất rừng cho các hộ nghèo vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu đất sản xuất cho người dân (mới chỉ đáp ứng được 1/10 số hộ nghèo thiếu đất sản xuất)
và còn nhiều bất cập do quỹ đất tốt có thể khai hoang còn ít và xa nơi ở, đối với các vùng đất
xám kém chất lượng do không có kinh phí hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất nên người dân cũng
không mặn mà với việc phát triển các vùng đất này.
Tỷ lệ hộ thiếu ăn thường xuyên đã giảm tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người dân tộc
thuộc diện “nghèo lâu năm” thường xuyên thiếu ăn do khuyết tật, ốm đau dài ngày, già yếu…
đi kèm với nhiều hạn chế khác. Chính vì vậy, tỷ lệ hộ thiếu ăn thường xuyên giảm nhưng số
tháng thiếu ăn thường xuyên của các hộ “nghèo lõi” lại có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ hộ nghèo
chỉ làm thuần nông nghiệp (không có nguồn thu nhập nào khác ngoài nông nghiệp) trong

huyện còn cao (khoảng 50%). Các hộ này sống phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp do đó
chịu ảnh hưởng rất lớn từ các rủi ro trong sản xuất như mất mùa, giá nông sản thấp và ế ẩm.
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) dưới 5 tuổi trong huyện Cư Jút tương đối cao (20% trẻ
suy dinh dưỡng về cân nặng; 25% trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao) [17]. Chất lượng bữa ăn
của người nghèo còn rất thấp, thiếu chất tươi và rau xanh. Vai trò của phụ nữ trong việc phát
triển kinh tế rất lớn, nhiều bà mẹ sinh con chưa đầy tháng đã phải đi làm rẫy để con ở nhà,
tình trạng trẻ em không được bú mẹ đủ tháng và phải ăn dặm sớm rất phổ biến ở một số vùng
sâu xa của huyện.
Bảng 3.13. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng tại huyện Cƣ Jút
Tại thời điểm tháng 6 năm 2012
STT
Tên xã
Số trẻ < 5
tuổi
Tỷ lệ SDD cân
nặng
Tỷ lệ SDD chiều
cao
1
Tâm Thắng
1.397
25,2
27,05
2
Đăk Win
946
22,1
26,78
3
Trúc Sơn

307
23,2
26,91
4
Cư Knia
682
23
27,04
5
Ea Pô
1.120
19,2
26,26
6
Nam Dong
1.600
17,6
25,41
7
Ea Tling
1.636
18,5
24,2
8
Đăk Đrông
1.368
17,5
25,81
Tổng cộng:
9.056

20,26
25,73

Nguồn Trung tâm Y tế huyện Cư Jút
Khả năng tham gia các kênh thị trường trong khu vực huyện Cư Jút cũng khác nhau
phụ thuộc vào vùng đó có nhiều người di cư đến hay không. Do tập quán của người bản địa họ
ít tham gia thị trường hơn so với người Kinh vì họ vẫn sống chủ yếu dựa vào canh tác nương
rẫy truyền thống để phục vụ nhu cầu trong gia đình và ít sử dụng vật tư mua ngoài. Chính điều
này làm cho các hộ nghèo càng nghèo do không tiếp cận được với công cụ sản xuất hiện đại, ít
sử dụng phân bón và các biện pháp bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh nên năng suất thấp. Tại
đây, hàng quán địa phương (chủ yếu là của người Kinh di cư đến mở) đóng vai trò rất quan
trọng trong việc thu mua nông sản, trao đổi hàng hóa với các hộ dân. Đây là nơi thu mua nông
sản trực tiếp hoặc người dân có thể vay gạo, nhu yếu phẩm tiêu dùng, vay được phân bón,
giống sản xuất thậm chí vay cả tiền theo hình thức “vay trước đến mùa trả bằng sản phẩm”.
Tuy nhiên họ phải chấp nhận những bất lợi về giá cả (mua nông sản với giá thấp hơn 10% giá
thị trường) hoặc phải chịu lãi suất cao (3-4%/tháng).
Diện tích rừng tự nhiên khá lớn nằm chủ yếu trên địa bàn xã Đăk Wil, tuy nhiên việc
giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng lại không đến được với người nghèo. Trong thực tế, một số
hộ mặc dù có cơ hội tiếp cận nhưng lại không thể đảm nhận được do không có cơ hội tiếp cận
vốn vay tín dụng và không được hỗ trợ kỹ thuật. Người nghèo không vay được vốn vì họ còn
do dự lo không có tiền trả lãi và gốc; một số hộ nghèo thường xuyên thì không được cán bộ
bảo lãnh cho vay do e ngại họ không trả được nợ. Mặt khác các nghiên cứu và thí nghiệm về
các giống và công nghệ mới rất ít được triển khai xuống cho người nghèo. Người nghèo chủ
yếu là người dân tộc thiểu số và trình độ học vấn thấp, họ gặp phải khó khăn về ngôn ngữ và
phong tục trong việc tiếp cận các dịch vụ đào tạo và khuyến lâm. Đối với người lớn, không
biết tiếng Việt gây ảnh hưởng bất lợi rất nhiều đến đời sống, dẫn đến nhiều hệ lụy trong vai
trò và tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Có sự khác biệt rõ rệt giữa
tỷ lệ nam giới và nữ giới đồng bào các dân tộc thiểu số về khả năng sử dụng tiếng Việt.
3.2.3. Mối liên hệ nghèo đói và năng lượng
Nhìn chung hiện nay trên địa bàn huyện Cư Jút không còn xã nào chưa có điện lưới

quốc gia. Nhờ có điện lưới thay cho việc sử dụng các loại máy phát điện tự chế mini, người
dân đã tăng cường mua sắm tivi, máy bơm, máy chế biến nông sản. Đồng thời việc học hành
của trẻ em, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, kinh doanh buôn bán cũng trở nên thuận lợi
hơn.
Theo UNDP (2005) Hầu hết các dự án về năng lượng nông thôn đều mang lại lợi ích
cho các hộ nghèo là điện thắp sáng và điều kiện đời sống sinh hoạt được cải thiện. Tuy
nhiên, hầu hết các dự án chưa giúp làm giảm mức tiêu thụ gỗ nhiên liệu và thời gian kiếm củi
của phụ nữ. Lý do người nghèo có thu nhập thấp không có khả năng chi trả cho việc sử dụng
dịch vụ nên những nguồn năng lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Điều này hoàn
toàn đúng với Cư Jút.
Tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận với điện lưới tại huyện Cư Jút là 78%. Mối tương quan
giữa năng lượng và nghèo đói tại khu vực nghiên cứu có thể được thấy rõ từ thực tế là 100% hộ
nghèo đều sử dụng nhiên liệu và phương pháp đun nấu bằng bếp củi truyền thống.
Việc hạn chế sử dụng điện và không được tiếp cận với các nguồn năng lượng thay thế
của các hộ nghèo khiến cho phụ nữ càng vất vả hơn. Họ vẫn phải tham gia các hoạt động sản
xuất và đồng thời phải dành nhiều thời gian cho công việc gia đình. Việc tiếp xúc với bếp củi
lâu dài gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật đặc biệt là các nhóm bệnh về hô hấp. Thêm
vào đó, người nghèo còn mất thêm thời gian để đi kiếm củi gây ảnh hưởng đến các công việc
khác như tăng gia hoặc sản xuất nông nghiệp, làm giảm thời gian nghỉ ngơi. Thông thường
mỗi hộ mất khoảng 2 đến 7 giờ mỗi ngày và có thể phải đi bộ 10 - 15km để đi kiếm củi và
công việc này chủ yếu là do phụ nữ đảm nhận, nhiều hộ gia đình giao cho trẻ em thực hiện
việc này, làm mất thời gian học tập của chúng và đôi khi, việc vào sâu trong rừng kiếm củi là
quá sức đối với trẻ nhỏ.
Số công trình thủy điện quy mô nhỏ tại huyện Cư Jút hiện nay đang được triển khai dọc
sông Sêrêpôk khá nhiều, trong đó phải kể đến các công trình thủy điện Sêrêpôk 1, Sêrêpôk 2,
Sêrêpôk 3, Buôn Kôp. Bên cạnh các giá trị có lợi từ các dự án thủy điện như điều tiết nước
phục vụ nông nghiệp, cung cấp điện sinh hoạt đến người dân thì tác hại từ việc xây dựng thủy
điện cũng khá lớn. Diện tích đất nghèo nàn bị thu hồi để xây dựng, làm thay đổi môi trường
sinh thái và hơn ai hết, người nghèo lại là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn từ các vấn đề môi
trường do xây dựng thủy điện gây ra.

3.2.4. Sức khỏe, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong mối liên hệ với
nghèo đói
Điều kiện sống và làm việc nghèo nàn, thiếu vệ sinh được coi là một nguyên nhân cơ
bản của sức khỏe yếu. Thiếu nguồn nước an toàn, ô nhiễm nguồn nước, thiếu các công trình
vệ sinh vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nghèo đói. Hệ quả của việc này là người
nghèo ngày càng yếu thế và dễ bị tổn thương hơn khi công việc (bao gồm cả sinh kế và các
việc gia đình) của họ tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn, vất vả và tiềm ẩn nhiều mối
nguy hiểm hơn.
Thực hiện chủ trương hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào
dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn (chương trình 134), toàn huyện đã xây dựng được 50
công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với tổng số vốn đầu tư là 21.487 triệu đồng có 4.991
hộ được thụ hưởng (trong đó 2.508 hộ là người DTTS). Đã có 382 hộ được hỗ trợ mua lu
hoặc xây dựng bể chứa nước sinh hoạt. Hiện nay phần lớn các công trình đã phát huy được
hiệu quả sử dụng, phần lớn các hộ được thụ hưởng chương trình nước sinh hoạt đã có những
nhận thức tốt trong vấn đề quản lý bảo vệ công trình, góp phần nâng cao điều kiện sống và
sức khoẻ cộng đồng, góp phần hạn chế dịch bệnh, môi trường sinh hoạt, đời sống được cải
thiện. Tuy nhiên chất lượng nước cấp tại huyện Cư Jút chưa cao, nước mới cấp nên còn nhiều
cặn và đôi khi có mùi khiến người dân e ngại sử dụng. Đối với các hộ nghèo, do khó khăn về
mặt tài chính nên việc đóng phí sử dụng nước lại càng khiến họ khó khăn hơn, đa số hộ
nghèo không sử dụng nước sạch do các chương trình cấp nước sạch cung cấp mà họ sử dụng
nước giếng đào. Bên cạnh đó người dân cũng đang phải chịu tình trạng ô nhiễm nguồn nước
uống do sức ép dân số ngày càng tăng và hoạt động phát triển của các cơ sở sản xuất công
nghiệp. Đơn vị xả nước thải nhiều nhất là Công ty cổ phần mía đường Đăk Nông với lưu
lượng nước thải bình quân trong thời điểm sản xuất là 23.850m
3
/ngày có độ ô nhiễm thấp hơn
chỉ tiêu cột B QCVN 24:2009 và thải trực tiếp theo cống nước mặt của khu công nghiệp và ra
sông. Nước sông suối suy giảm vào mùa khô, ô nhiễm do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu
trong quá trình canh tác và do phá rừng trong nhiều năm trở lại đây đã dẫn đến việc thiếu
nước nghiêm trọng vào mùa khô.

Bảng 3.14. Thực trạng sử dụng nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng của các hộ dân trên địa
bàn năm 2011
S
T
T
Xã, Thị
Trấn
Tổng
số hộ
Tổng
số
người
Số người sử
dụng nước HVS
Số hộ sử dụng
nhà tiêu HVS
Số hộ chăn nuôi gia
súc
Số
người
Tỷ lệ
%
Số hộ
Tỷ lệ
%
Tổng
số hộ
Số hộ

chuồng

trại
HVS
Tỷ
lệ
%
1
Ea T'ling
3.397
14.171
12.750
89,97
2775
81,69
486
283
58
2
Cư K'nia
1.507
6.741
5.661
83,98
830
55,08
637
451
71
3
Đắk Đrông
2.890

13.560
9.802
72,29
707
24,46
1.236
347
28
4
Đắk Wil
1.871
8.123
6.334
77,98
549
29,34
464
218
47
5
Ea Pô
2.567
10.749
6.903
64,22
1815
70,71
719
211
29

6
Nam Dong
3.774
15.774
11.638
73,78
1972
52,25
1.402
802
57
7
Tâm Thắng
2.607
12.226
6.451
52,76
1815
69,62
0
0

8
Trúc Sơn
703
2.849
2.760
96,88
536
76,24

0
0

Tổng
19.316
84.193
62.299
74
10.999
56,94
4.944
2.312
47
Nguồn : Báo cáo tổng hợp dự án điều tra, thống kê nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh Đăk Nông
Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi gia súc có chuồng trại hợp vệ sinh (HVS) của toàn huyện
nhìn chung ở mức thấp (47%). Gia súc được nuôi chủ yếu là Lợn (46.500 con năm 2011), đây
cũng là loài vật nuôi gây phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường cục bộ nhất so với
các loài khác như Trâu, Bò, Dê cũng được chăn nuôi tại huyện Cư Jút. Do điều kiện kinh tế
còn khó khăn và hạn chế, chủ yếu các hộ chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình nên các chuồng
trại nằm rải rác nhiều nơi. Một số rất ít hộ có sử dụng hầm Biogas để xử lý chất thải chăn
nuôi, còn lại đa phần là thải trực tiếp vào môi trường. Do đặc thù ngành trồng trọt ở khu vực
nghiên cứu là trồng cây lâu năm và trên diện tích lớn, chất thải từ chăn nuôi không được tận
dụng làm phân bón do số lượng không đủ. Điều đặc biệt tại khu vực nghiên cứu là các hộ
nghèo thì thường không chăn nuôi hoặc rất ít hộ có điều kiện chăn nuôi, một hộ nghèo cùng
lắm chỉ chăn được một con lợn và vài con gà hoặc vịt, tất cả chúng được thả tự do hoặc bỏ
đói.
Tổng số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trên toàn huyện là 10.999 hộ, chiếm tỷ lệ
56,94%. Các hộ nghèo đa số chưa có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn do còn
nhiều khó khăn về kinh tế, phần nào cũng do thói quen và tập quán sinh hoạt của người dân.

Nhờ chương trình 135 (chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền
núi và vùng sâu, vùng xa), đến cuối năm 2011 đã hỗ trợ được cho 250 hộ xây dựng nhà tiêu
và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, kinh phí hỗ trợ 1 triệu đồng/1 hộ và được hỗ trợ vay
thêm. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ nhận thức về việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân,
nhất là các hộ người dân tộc thiểu số còn rất yếu kém và hạn chế.
3.2.5. Các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo do môi trường
a. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng
sâu, vùng xa (chương trình 135)
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng:
Công trình giao thông: xây dựng được 3 km; kinh phí thực hiện 1.150 triệu.
Trường học: xây mới được 25 phòng học, kinh phí thực hiện 4.882 triệu.
Xây dựng mới chợ Cư Knia, kinh phí thực hiện: 496 triệu.
Hỗ trợ mua vật tư, tư liệu sản xuất như: Máy móc, con giống, cây giống, phân bón.v.v.
cho 343 hộ; kinh phí thực hiện 1.164 triệu đồng.
- Về phát triển giáo dục:
Ngành giáo dục huyện từ năm 2006 đến nay đã thực hiện chế độ miễn, giảm học phí
và các khoản đóng góp cho 519 học sinh thuộc diện hộ nghèo đang theo học các trường phổ
thông trong huyện, tổng số tiền được miễn giảm là: 73,485 triệu đồng, đồng thời cấp hỗ trợ
kinh phí cho 407 học sinh phổ thông các cấp là con hộ nghèo tại các xã thuộc vùng đặc biệt
khó khăn với số tiền là: 437,920 triệu đồng.
Hiện nay huyện còn 2 xã (Đăk Wil, Cư Knia) và 1 bon (U sa Roong – Đăk Đrông)
đang thực hiện chương trình 135.
b. Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (chương trình 167)
Huyện Cư Jút đã thực hiện hoàn thành cơ bản chương trình hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà
dột nát giai đoạn 2008 - 2010 trên địa bàn huyện với tổng số 176/176 hộ đang ở nhà tranh tre,
dột nát, đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong đó: hộ người kinh: 60 hộ, chiếm 34%; hộ đồng bào
dân tộc tại chỗ: 22 hộ, chiếm 12,5%, đồng bào dân tộc thiểu số khác: 94 hộ, chiếm 53,4%.
Phần lớn số nhà xây dựng hỗ trợ được xây bằng tường gạch thông thường, mái lợp tôn
(162 nhà); nhà có tường bằng gỗ, mái lợp ngói có 14 nhà. Toàn bộ các công trình nhà ở đều
được tráng nền xi măng, đạt yêu cầu về quy mô, chất lượng theo quy định và đảm bảo thời

gian sử dụng trên 10 năm.
c. Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về khuyến nông-khuyến lâm-khuyến ngư,
hàng năm Trung tâm Khuyến nông huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật
thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi cho bà con nông dân trong đó có đối tượng hộ nghèo,
bình quân mỗi năm trung tâm đã tổ chức từ 15 đến 20 lớp, thu hút trên nghìn lượt người đến
tham dự các buổi tập huấn trong năm. Hiện nay đã có rất nhiều hộ đã biết kỹ thuật thâm canh
các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã
Ea pô, Đăk Wil, Đăk Đrông.v.v…
d. Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
Tính đến thời điểm ngày 30/10/2010, tổng số hộ đang dư nợ đến là: 3.573 hộ; Trong
đó: dân tộc thiểu số: 1.756 hộ, chiếm 49%. Tương ứng với tổng số vốn đang dư nợ là: 38.811
triệu đồng, trong đó: hộ là người dân tộc thiểu số: 15.382 triệu đồng, chiếm 39,6%.
e. Chính sách dạy nghề cho người nghèo:
Thực hiện Nghị quyết số 05/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Đăk Nông về thông qua đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Ủy ban nhân
huyện Cư Jút đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng chính
sách học nghề đối với lao động nông thôn, đặc biệt là đối với lao động thuộc diện hộ nghèo,
đồng thời phối hợp với sở LĐTB&XH, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh ban hành các văn
bản hướng dẫn thực hiện và tổ chức các lớp tập huấn tại các cụm dân cư trên địa bàn các xã,
thị trấn của huyện.
f. Chính sách BHYT cho người nghèo:
Thực hiện Quyết định 139 của Chính phủ, từ năm 2006 đến nay huyện đã lập danh
sách đề nghị Sở LĐTBXH, BHXH tỉnh cấp thẻ BHYT miễn phí cho 37.090 thẻ, trong đó:
đồng bào dân tộc thiểu số là 35.196 thẻ chiếm 94,89%; tạo điều kiện cho đối tượng thuộc
diện cận nghèo được mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện (Nhà nước hỗ trợ 50%), với số người
được mua là: 2.324 người, trong đó dân tộc thiểu số là: 880 người, chiếm 37,86%. Bệnh viện
đa khoa huyện cũng thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người
nghèo theo quy định.

3.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm giảm tỷ lệ nghèo do môi trƣờng tại huyện
Cƣ Jút
3.3.1. Các giải pháp về quản lý đất đai, tài nguyên môi trường
- Tiếp tục có các chương trình hỗ trợ người nghèo về đất sản xuất nối tiếp theo chương
trình 134. Giải quyết vấn đề đất sản xuất cho các hộ nghèo ở huyện Cư Jút là rất khó khăn do
số lượng hộ gia đình thiếu đất quá đông trong khi quỹ đất của huyện lại rất hạn hẹp. Do đất
đai không được chia đều cho các hộ giống như ở đồng bằng mà do sự khai hoang từ trước và
qua mua bán, trao đổi để có được đất sản xuất. Quỹ đất trống còn lại của huyện chủ yếu là đất
xấu, không mang lại hiệu quả đầu tư nhanh chóng nên không được người dân mở rộng. Giải
pháp cho vấn đề này chỉ còn cách hỗ trợ người dân mua đất sản xuất và khuyến khích khai
hoang các vùng đất trống còn lại. Về phía chính quyền có thể triển khai hoạt động khai hoang
bằng các chương trình hỗ trợ như cung cấp cây giống, phân bón trong một vài năm đầu và bắt
buộc người dân hoàn trả lại khi đã được thu lời từ đất khai hoang. Cần triển khai các hoạt
động nghiên cứu khoa học nông nghiệp về việc lựa chọn loài cây phù hợp, kỹ thuật chăm sóc
cho người dân để tránh việc đầu tư bị thua lỗ gây tâm lý e ngại khi đầu tư của người dân.
Tại các vùng đất xám bạc màu, đất hoang cằn và không thuận lợi về nguồn nước, Điều
là loài cây đặc biệt thích hợp (khả năng chịu hạn và phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng tốt)
cần được khuyến khích trồng tiên phong cùng với một số loài cây bản địa để che phủ bề mặt,
cải tạo đất trước khi tiến hành trồng các loài cây nông nghiệp, cây lương thực khác. Thực
hiện canh tác theo mô hình xen kẽ cây công nghiệp dài ngày (cà phê, tiêu ) và cây ngắn
ngày, cây lương thực (đậu, sắn, ngô ) kết hợp ruộng bậc thang để hạn chế tối đa xói mòn đất.
Giao đất lâm nghiệp, hỗ trợ giao đất giao rừng cho các hộ dân, đặc biệt là có chính
sách hỗ trợ các hộ nghèo trong việc giao khoán bảo vệ rừng như tạo điều kiện cho vay vốn tín
dụng và hỗ trợ kỹ thuật sản xuất. Giao đất lâm nghiệp là một phần quan trọng của chương
trình giao đất nói chung với mục đích là khuyến khích bảo vệ và phục hồi diện tích rừng vùng
cao. Thực tế cho thấy, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ và quản lý rừng nếu họ có
quyền sử dụng đất rừng. Ngoài ra, cũng cần cải tiến các hoạt động khuyến khích người dân
như: chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ người dân trong việc đăng ký và bán tín chỉ
Cacbon thu được từ rừng… Việc giữ rừng tại huyện Cư Jút có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
vừa để cải tạo môi trường, là nơi kiếm sống của nhiều người dân và đồng thời nó có ý nghĩa

trong công tác đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đối với tài nguyên nước, do đặc tính thấm nước nhanh của đất trong khu vực nghiên
cứu nên thường bị thiếu nước vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa nhân tạo nên được
triển khai, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống kênh mương dẫn nước để giảm bớt lượng nước
bị thất thoát do thấm xuống đất. Các lòng hồ chứa có thể gia cố thêm một lớp đất sét để
chống thấm.
Đối với lĩnh vực rừng và ngành trồng trọt, cần chú trọng việc sử dụng các hóa chất
trong nông nghiệp như phân bón, thuốc BVTV; Quy hoạch và ưu tiên đầu tư phát triển và bảo
vệ rừng cũng như các biện pháp hoàn nguyên môi trường ở những khu vực bị ảnh hưởng
mạnh của xói mòn, rửa trôi Đồng thời, để công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, bên
cạnh công tác quản lý, cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng và ý thức, trách nhiệm
của mỗi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất.
Thực hiện chính sách quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nhiều mô hình giao khoán
rừng cho cả cộng đồng dân cư thôn, bản đã mang lại hiệu quả lớn nhờ vào các hương ước,
quy định của làng. Khi đó người dân được hưởng lợi ích trực tiếp từ rừng mà họ được giao và
ý thức trong việc bảo vệ rừng - bảo vệ nguồn sống của họ cũng được nâng cao.
3.3.2. Các giải pháp về quản lý môi trường
Trước tiên, Ủy ban nhân dân huyện Cư Jút, với sự tham mưu của phòng Tài nguyên và
môi trường cần có những chính sách đúng đắn trong việc sử dụng, bảo vệ, phát triển tài
nguyên và thực hiện một cách khoa học các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Các
văn bản, quy chế về quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên cần được xây dựng chi tiết,
khoa học và có tính thực tiễn đến cấp xã.
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ chuyên trách về môi
trường và giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các xã, các đơn vị sản xuất
gây phát sinh chất thải trong địa bàn huyện.
Ban hành quy định về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp. Cần
thiết triển khai việc xây dựng quy định về thuế môi trường, định giá khai thác tài nguyên để
tăng kinh phí hỗ trợ cho ngành môi trường, cải thiện công tác quản lý, kích thích tạo ra các
lợi ích môi trường và hỗ trợ các nỗ lực giảm đói nghèo. Chẳng hạn như cấp tài chính cho phát
triển cơ sở hạ tầng để cải thiện cơ hội sử dụng các dịch vụ nước, vệ sinh và năng lượng cho

người nghèo.[4]
Tổ chức thực hiện chi trả các dịch vụ hệ sinh thái (chi trả các dịch vụ môi trường).
Nghiên cứu khả năng xây dựng các dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch
(CDM) hoặc REDD. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ vừa là đơn vị quản lý vừa là đầu mối giúp
dân trao đổi mua bán các tín chỉ Cacbon thu được và hưởng lợi phần nào từ dịch vụ này.
Thực hiện giám sát và quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần. Xây
dựng báo cáo hiện trạng môi trường cấp huyện hàng năm để kịp thời phát hiện các điểm nóng
ô nhiễm, các cơ sở xả thải quá giới hạn cho phép từ đó có các kế hoạch ngăn chặn, xử lý ô
nhiễm triệt để.
Xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước về môi trường của từng thôn, bản.
Chính sách điện và năng lượng tại Cư Jút đều có vai trò quan trọng như nhau. Cho dù
hệ thống điện được xây dựng và cung cấp đến với người nghèo thì việc lập kế hoạch trợ giá
cho các hộ nghèo được sử dụng điện đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống các công trình
thủy điện trong huyện cần sớm được hoàn thành đưa vào sử dụng để cung cấp đầy đủ điện,
với giá thành hợp lý cho người nghèo.
3.3.3. Các giải pháp về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông
cống rãnh, thu gom, xử lý rác thải khu dân cư và nơi công cộng; vận động xây dựng
và sử dụng công trình vệ sinh hộ gia đình; xử lý ô nhiễm Thực hiện tốt chương trình 135 ở
hai xã còn lại. Khuyến khích người dân tích cực tham gia có hiệu quả vào việc quản lý và
bảo vệ các công trình nước sạch nông thôn; vận động, khuyến khích, động viên hội viên nông
dân và cộng đồng phát huy nội lực, tham gia xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp và quản lý
các công trình nước sạch, vệ sinh chuồng trại.
Cộng đồng dân cư cần được tham gia thích đáng vào tất cả các dự án cung cấp nước
sạch, các công trình bảo vệ môi trường chung. Vì họ là đối tượng sử dụng chính, vì vậy việc
xây dựng các công trình môi trường ngoài việc tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật,
cần phải xem xét đến nhu cầu và đặc điểm sử dụng của người dân. Chỉ khi nào ý kiến của
người dân được lắng nghe và đúng tâm tư nguyện vọng của họ họ mới hưởng ứng sử dụng và
bảo vệ.
Việc thu gom rác thải sinh hoạt hiện nay mới chỉ được tiến hành ở thị trấn Ea Tling,

do đây là vùng trung tâm huyện và có đời sống cao, lượng chất thải nhiều. Đối với các xã còn
lại, do địa hình phức tạp, dân cư sống rải rác, không tập trung nên công tác thu gom rác thải
là rất khó khăn. Vì vậy nên tổ chức hướng dẫn các hộ tự tiến hành đào hố chôn lấp rác thải tại
nơi an toàn, đào rãnh thoát nước xung quanh nhà tránh ao tù nước đọng lâu ngày gây mất vệ
sinh. Với điều kiện về mức sống tại các xã của huyện Cư Jút, lượng rác thải ra là không
nhiều, thêm vào đó là diện tích đất ở rộng nên việc hướng dẫn người dân tự phân loại rác để
tự xử lý mang hiệu quả cao hơn nhiều so với việc tập kết rác tại một bãi thải nào đó và thu
phí xử lý rác từ người dân. Ngoại trừ chất thải nguy hại chủ yếu do các nhà máy thải ra (được
hợp đồng thu gom vận chuyển riêng) thì nhìn chung rác thải sinh hoạt của dân cư huyện Cư
Jút không quá nhiều. Riêng đối với chất thải chăn nuôi, biện pháp xử lý được tác giả đề nghị
là sử dụng hầm Biogas. Xây dựng các hầm Biogas quy mô nhỏ phù hợp với người nghèo.
Công nghệ này là một phần quan trọng của phương thức hệ thống canh tác tổng hợp sử dụng
phân bón vật nuôi và các chất thải hữu cơ khác để sản xuất khí mê tan phục vụ đun nấu và sản
xuất điện…
3.3.4. Các giải pháp về truyền thông môi trường
Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách về xóa đói giảm nghèo và bảo vệ
môi trường đến toàn thể nhân dân, đặc biệt là cộng đồng nghèo. Truyền thông là phương
pháp hữu hiệu và mang lại hiệu quả lâu dài nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Do hạn
chế nhiều về mặt nhận thức và những phong tục sống lạc hậu, không hợp vệ sinh nên những
người nghèo càng nghèo đi vì môi trường bị chính họ làm suy thoái.
Đối tượng chính cần hướng đến trong công tác truyền thông tại huyện Cư Jút được chia
thành hai nhóm: nhóm cán bộ cấp xã, thôn (bao gồm ban lãnh đạo xã, ban lãnh đạo thôn, các
hội viên hội phụ nữ, hội nông dân, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên) và nhóm cộng đồng dân
cư (bao gồm người dân và các ông trưởng bản, các câu lạc bộ nông thôn ). Trong đó đặc biệt là
nhóm thành viên hội phụ nữ và trưởng bản.
Nội dung chính trong các buổi truyền thông nên tập trung vào một số chủ đề:
- Thảo luận về các vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương : trong đó cần giúp
người dân nhận thấy rõ nguyên nhân gây ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt của họ, từ đó
thay đổi hành vi gây ô nhiễm của người dân.
- Những tác hại do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, đến vấn đề tài chính hộ gia

đình, đến sự phát triển sau này của thế hệ con cháu của chính họ.
- Hướng dẫn người dân một số biện pháp tự bảo vệ môi trường như phát quang nơi ở,
vệ sinh các thiết bị chứa đựng nước, tách biệt khu nấu ăn với nhà vệ sinh… Cần nhấn mạnh
vai trò của việc sử dụng nhà vệ sinh và cách thức xây dựng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn.
- Giá trị của rừng và khai thác nguồn lợi từ rừng một cách hợp lý.
Phương pháp thực hiện:
- Tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ cán bộ để chính họ tuyên truyền lại cho người
dân nơi mình quản lý.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng và tuyên truyền các kiến thức bảo vệ môi
trường dưới sự giúp đỡ của già làng, trưởng bản.
- Thiết kế hệ thống panô, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường dễ hiểu, ấn tượng
để thu hút sự chú ý của người dân.
- Truyền thông môi trường qua hệ thống loa phát thanh của xã, qua các bản tin, báo
chí.
- Thành lập các trung tâm thông tin về môi trường, sinh thái để việc bảo vệ môi trường
được xã hội hóa, trở thành vấn đề của toàn dân.
3.3.5. Các giải pháp khác
a. Giải pháp về tài chính
b. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
c. Ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
d. Y tế


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu về mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện Cư Jút
tỉnh Đăk Nông đã xác định được 4 mối liên hệ chính như sau:
- Mối liên hệ giữa nghèo đói và tài nguyên thiên nhiên : chủ yếu thể hiện ở tỷ lệ hộ
nghèo thiếu đất sản xuất (49%) và khoảng 13% số hộ nghèo do ốm đau thường xuyên, mất

khả năng lao động. Tài nguyên đất không thuận lợi cho sản xuất do kém chất lượng, độ dốc
lớn và tính thấm nước nhanh, kết hợp với chế độ thời tiết phân mùa rõ rệt nên tình trạng hạn
hán xảy ra làm thiệt hại mùa màng. Xấp xỉ 1/3 diện tích đất ở Cư Jút có tốc độ xói mòn hàng
năm lớn hơn tốc độ hình thành đất. Số hộ nghèo chỉ làm thuần nông cao. Ngoài ra, sự chia sẻ
lợi ích từ rừng chưa đồng đều và không đến tay người nghèo cũng là nguyên nhân cản trở quá
trình tự vươn lên thoát nghèo của các hộ gia đình.
- Mối liên hệ giữa nghèo đói và năng lượng : hầu hết các xã trong huyện đều được kết
nối với điện lưới quốc gia. Tuy nhiên còn một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận với điện
lưới do không có khả năng chi trả tiền điện. Đa phần việc sử dụng điện tại các hộ nghèo chỉ
để thắp sáng và phục vụ một số nhu cầu cấp thiết mà chưa làm giảm mức tiêu thụ gỗ nhiên
liệu và thời gian kiếm củi của phụ nữ.
- Sức khỏe, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong mối liên hệ với nghèo đói
: tổng số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Cư Jút là 50 công trình
và cấp nước cho 4.991 hộ thụ hưởng. Các hộ nghèo không sử dụng nước cấp vì lý do tài
chính và do các công trình cấp nước mới hoạt động nên chất lượng chưa cao, lắng cặn
khiến cho họ cảm thấy không hơn gì nước giếng đào. Nhận thức về vệ sinh môi trường của
dân cư nói chung còn thấp, điều này cũng thể hiện ở tỷ lệ số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
chưa đến 60%.
- Về việc thực hiện các dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo do môi trường : trong 5
năm qua, nhờ thực hiện các chương trình hỗ trợ như 134, 135, 167 , nhiều hộ nghèo đã vươn
lên và được hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường
sống. Ủy ban nhân dân huyện Cư Jút cũng có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân
thoát nghèo như đào tạo nghề cho người nghèo, tạo điều kiện cho vay vốn vay ưu đãi. Và
chính sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo cũng như hỗ trợ các hộ cận nghèo mua thẻ dường
như mang lại lợi ích cho dân rất nhiều.
Về các giải pháp thực hiện nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói do môi trường, tác giả đề xuất 4
nhóm giải pháp chính:
- Nhóm các giải pháp về quản lý đất đai, tài nguyên môi trường : tập trung vào công
tác hỗ trợ người nghèo về đất sản xuất và kỹ thuật canh tác bảo vệ đất. Cần triển khai tốt
chính sách giao đất giao rừng, phân bố đều cho các hộ dân và đặc biệt là tới được các hộ

nghèo.
- Nhóm các giải pháp quản lý môi trường : xây dựng chính sách khai thác, sử dụng và
bảo vệ tài nguyên một cách hợp lý và khoa học; quy hoạch chi tiết tổng thể phát triển kinh tế xã
hội đến cấp xã; ban hành các quy định về thu thuế, phí môi trường; tổ chức quan trắc môi trường
định kỳ và lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm.
- Nhóm các giải pháp về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường : phát động phong
trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, xung quanh nơi ở; trao quyền quyết
định cho người dân đối với các dự án phục vụ lợi ích của dân.
- Nhóm các giải pháp về truyền thông môi trường : tổ chức các buổi tập huấn cho đội
ngũ cán bộ để chính họ tuyên truyền lại cho người dân nơi mình quản lý; tuyên truyền đến
người dân các kiến thức bảo vệ môi trường dưới sự giúp đỡ của già làng, trưởng bản, qua hệ
thống đài phát thanh và các khẩu hiệu, panô tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
- Ngoài ra còn có các biện pháp nhằm đảm bảo tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi
trường, các giải pháp nâng cao trình độ của cán bộ cũng như lao động tại địa phương cũng
được đề xuất trong luận văn.
2. Khuyến nghị
Cư Jút là Huyện có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Đăk Nông. Mặc dù không phải là huyện có tỷ lệ nghèo cao so với cả nước, tuy nhiên Cư Jút
lại có vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh quốc phòng và sự nghèo đói ở đây có liên hệ
chặt chẽ với các vấn đề môi trường. Việc thực hiện giảm nghèo nói chung, giảm tỷ lệ nghèo
do môi trường nói riêng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết phải được triển khai một cách đầy
đủ, bài bản và phải có được tính bền vững của nó. Với ý nghĩa đó, xin khuyến nghị:
- Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu đánh giá mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường
một cách chi tiết, mở rộng trên nhiều khía cạnh có liên quan giữa nghèo đói và môi trường
cho khu vực nghiên cứu và cả các vùng khác. Các chương trình điều tra hộ nghèo hàng năm
cần được bổ xung điều tra và chỉ rõ các nguyên nhân nghèo đói do môi trường.
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người nghèo về đất đai, về cải thiện
điều kiện vệ sinh môi trường, về tài chính để người nghèo có thể được hưởng cuộc sống tốt
hơn và có thể tự vươn lên thoát nghèo.
Sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự phối hợp cùng với nhân dân địa

phương trong công tác xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ nghèo đói do môi trường là rất quan
trọng, đồng thời mang lại hiệu quả cao. Cần có những chính sách khuyến khích người dân tự
vươn lên thoát nghèo, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của cộng đồng, đặc biệt là môi trường đất, nước.
Việc xây dựng và lựa chọn các giải pháp giảm tỷ lệ nghèo đói do môi trường được
thực hiện trên cơ sở của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Do vậy, cần có sự tham gia của
nhiều nhà khoa học ở nhiều khía cạnh, trong đó vai trò chủ chốt vẫn là của các nhà môi
trường và các nhà xã hội học.



References
Tiê
́
ng Viê
̣
t
1. ADB (2003), Báo cáo đánh giá đói nghèo và quản lý nhà nước có sự tham gia của người
dân vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên, Hà Nội, 54 trang.
2. Bộ Tài nguyên môi trường (2006), Báo cáo khởi động dự án hỗ trợ nâng cao năng lực thể
chế theo dõi chỉ số đói nghèo - môi trường, Hà Nội, 44 trang.
3. Chi cục thống kê huyện Cư Jút (2011), Niên giám thống kê huyện Cư Jút năm 2011.
4. Chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo quốc gia năm 2003.
5. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010.
6. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
7. David Thomas, Hoàng Minh Hà, Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Bùi Dũng
Thể, Nguyễn Lê Hoa, Phạm Thu Thủy và Roi Estévez Pérez (2007), Mối liên hệ giữa nghèo
đói và môi trường ở Việt Nam, Báo cáo I - Tài liệu phân tích. Hà Nội, 96 trang, tiếng Việt.
8. Dự án PEP, Nhóm khởi động (2007), Tổng hợp và phân tích các thông tin hiện có về mối
liên hệ nghèo đói – môi trường và tìm ra lỗ hổng kiến thức cần được ưu tiên và xây dựng kế

hoạch hoạt động cho nghiên cứu chính, Tài liệu phân tích “Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi
trường ở Việt Nam”, Hà Nội.
9. Đặng Thị Hương Giang (2010), Mối liên kết nghèo đói và môi trường tại huyện Bắc Hà
tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sỹ khoa học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG Hà
Nội.
10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2002), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường
và phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Trần An Phong, Nguyễn Văn Lạng, Trần Trung Dũng (2005), Nghiên cứu chuyển đổi cơ
cấu cây trồng nông nghiệp huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Phòng Giáo dục huyện Cư Jút (2011), Báo cáo kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống
mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học - đúng độ tuổi năm 2011.
13. Phòng Lao động và thương binh xã hội huyện Cư Jút (2011), Báo cáo tổng hợp điều tra
hộ nghèo các năm 2007; 2008; 2009; 2010; 2011.
14. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTG về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
cho giao đoạn 2011 - 2015.
15. Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
16. Đỗ Quốc Tuấn (2010), Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý nghiên cứu và xây dựng bản
đồ xói mòn đất tiềm năng cho khu vực huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Khóa luận tốt nghiệp
trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Nội.
17. Trung tâm Y tế huyện Cư Jút (2011), Báo cáo công tác y tế năm 2011.
18. UNEP, MONRE UNDP (2009), Lồng ghép các mối liên hệ giữa đói nghèo - môi trường
với quy hoạch phát triển : Sách hướng dẫn người thực hiện. Chương 2.
19. UNDP, MONRE (2008), Lắng nghe tiếng nói của người nghèo. Báo cáo kết quả nghiên
cứu điển hình của dự án PEP.
20. UNDP, MONRE (2008), Chính sách, Pháp luật môi trường và người nghèo. Báo cáo kết
quả nghiên cứu điển hình của dự án PEP.
21. UNDP, MONRE (2008), Sức khỏe, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và người
nghèo. Báo cáo kết quả nghiên cứu điển hình của dự án PEP.
22. UNDP, MONRE (2008), Thu nhập từ môi trường và người nghèo. Báo cáo kết quả
nghiên cứu điển hình của dự án PEP.

23. UNDP, MONRE (2008), Môi trường, năng lượng tái tạo và người nghèo. Báo cáo kết
quả nghiên cứu điển hình của dự án PEP.
24. UNDP, MONRE (2008), Môi trường, giới, di cư và người nghèo. Báo cáo kết quả nghiên
cứu điển hình của dự án PEP.
25. Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông, Sở Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh Đăk Nông năm 2010.
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Báo
cáo tổng hợp dự án điều tra, thống kê nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đăk
Nông.
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai
đoạn 2011-2015.
28. Ủy ban nhân dân huyện Cư Jút (2009), Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011 – 2015 huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông.
29. Wikipedia, Nghèo.
30. World Bank (1998), Tham gia và thành công của World Bank, hạn chế và giải pháp.
Tiếng Anh
31. ADB (2005), Viet Nam: Country environmental analysis. Strategy and Program
Assessment.
32. ADB (2008), The Environments of Poverty- A Geographical Approach to Poverty-
Reduction in Asia and the Pacific.
33. AusAID (2001), Reducing poverty - the central integrating factor of Australia’s Aid
Program.
34. Brocklesby, M.A. and Hinshelwood, E., (2001), Poverty and the environment: What the
poor say: an assessment of poverty – environment linkages in participatory poverty
assessments. Centre for Development Studies, University of Wales Swansea, United
Kingdom.
35. DFID, EU, UNDP, World Bank, (2002), Linking poverty reduction and environmental
management: Policy challenges and opportunities.
36. PEI, UNDP (2009), Handbook: Integration of Poverty and Environment Linkages into
Development Plans.

37. UNDP-UNEP (2009), Mainstreaming poverty-environment linkages into development
planning: A Handbook for Practitioners, Poverty-Environment Initiative (PEI).
38. WCED (1987), Our common future. Oxford: Yale University Press.
39. World Bank (2006), Poverty Environment Nexus - Sustainable approaches to poverty
reduction in Cambodia, Lao PDR and Vietnam. Draft Conference Edition.






×