Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(SKKN CHẤT 2020) vận dụng tư tưởng, đạo đức hồ chí minh trong công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.46 KB, 12 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:
1. Tên sáng kiến:
Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chủ nhiệm
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục học sinh
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Thời gian trơi qua có những thứ dễ bị lãng qn theo thời gian , nhưng có
những thứ sống mãi trong lòng mỗi con người qua bao thế hệ. Và tư tưởng về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là một điển hình. Đó chính là tài sản vô giá của dân
tộc và cũng là một trong những cơ sở của nền giáo dục Việt Nam. Trong giai đoạn
hiện nay, để thực hiện thắng lợi đường lối Đổi mới, đưa nước ta sánh vai cùng bè
bạn năm châu, thì rất cần những con người có kiến thức, đạo đức, sức khỏe, giỏi về
chuyên môn, năng động, sáng tạo…Là những người chủ tương lai của đất nước, sự
thịnh hay suy, yếu hay mạnh của nước nhà, một phần lớn là thế hệ học sinh... Điều
đó khơng phải tự nhiên mà có, mà phải qua quá trình học tập, rèn luyện suốt đời.
Vì vậy, các em phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức, rèn đức, luyện tài theo tấm
gương Chủ tịch Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc là rất thiết thực.
- Đối với học sinh:
+ Trường chúng tôi là một trong những ngơi trường có tỉ lệ đầu vào thấp nhất
tỉnh, nên đa số học sinh học yếu, chai lười học tập, nhận thức chậm, chưa xác định
được động cơ học tập, một số học sinh chưa biết vâng lời, thích lối sống tự do,
muốn trở thành người lớn nhưng thực sự các em chưa trưởng thành. Một mặt, đa

download by :



phần gia đình ngày nay ít con nên bậc cha mẹ rất nuông chiều dẫn đến học sinh ỷ
lại hoặc một số phụ huynh lo làm ăn ít quan tâm giáo dục đạo đức, học tập, đời
sống con trẻ, chỉ phó mặc cho nhà trường.
+ Mặt khác, vị trí của trường gần ngã tư đường giao thông nên
hàng loạt các hàng quán mọc lên với đủ loại hình: Games, bida, chat, … và nhiều
thanh niên xấu tìm cách lơi kéo các học sinh tham gia vào các tệ nạn, các trang
web “đen”. Bên cạnh, sự du nhập của văn hóa phẩm đồi trụy thông qua các
phương tiện như: phim ảnh, games, mạng Internet…Các loại hình đó đã làm ảnh
hưởng rất nhiều đến các em chưa có lập trường vững, dễ làm cho các em ngày
càng có nhận thức sai lệch, đạo đức đi xuống và kéo theo sự học tập và phát triển
nhân cách khơng được tích cực, nhiều học sinh vi phạm nội qui trường lớp.
- Đối với giáo viên: Để giáo dục các em thành người có ích cho xã hội với
tinh thần thoải mái, không áp lực, giáo viên đã lồng ghép các hoạt động vui chơi
nhưng vận động tư tưởng đạo đức của Bác trong tiết sinh hoạt cuối tuần, ngoại
khóa, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và từ đó hình thành và phát triển
nhân cách của bản thân. Thông qua những hoạt động liên quan đến phạm trù đạo
đức sẽ giúp cho học sinh phải suy nghĩ, soi lại mình và nói lên tâm tư của mình
trước mỗi vấn đề cụ thể. Rồi từ đó mà tự điều chỉnh hành vi, cách cư xử đúng đắn.
Bên cạnh giáo viên cũng nắm được tâm tư, tình cảm của học sinh, có biện pháp để
giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội. Từ đó giáo viên chúng tơi đã
chọn giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục học sinh trong giờ sinh
hoạt lớp và sinh hoạt ngoại khóa
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
- Mục đích của sáng kiến:
+ Tuyên truyền, giáo dục học sinh về tư tưởng, chính trị, hành vi, lối sống
theo các chuẩn mực đạo đức. Giúp học sinh duy trì tốt nề nếp và thực hiện tốt nội
quy nhà trường. Giúp các em chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo
dục và tự mình rèn luyện đạo đức. Học sinh thấy được môi trường học tập, giao
lưu, trao đổi, chia sẽ thơng tin an tồn và thân thiện. Xây dựng môi trường “tự


download by :


nhiên”, “xã hội”, “cơng nghệ” giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.
Phát huy hơn nữa vai trò của giáo viên bộ môn trong thực hiện công tác chủ nhiệm.
+Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà khơng có đức thì là người
vơ dụng”, Người đã không ngừng chăm lo “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau” và trong sự nghiệp giáo dục phải đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức. Ngày
nay giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành với Đảng, hiếu với
dân, yêu quê hương đất nước, có lịng vị tha, nhân ái, cần cù, liêm khiết và chính
trực. Đó là đạo đức Xã hội chủ nghĩa, là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa
nhân đạo mang tính tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức
cho học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng–chính trị, truyền thống và bản sắc văn
hóa dân tộc, pháp luật, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng
trước vấn đề của xã hội,… giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi
của bản thân, có một thái độ tự giác và u thích những kiến thức đang học chứ
không phải với một tâm trạng giống như đang nghe một bài giáo huấn. Có khả
năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống, tránh các tệ nạn xã hội và các
thế lực xấu làm ảnh hưởng thông qua vận dụng tư tưởng đạo đức Bác, chúng tôi đã
thực hiện theo các bước:
- Nội dung giải pháp:
Từ trước đến nay phần lớn các giờ sinh hoạt lớp thường: tổng kết tuần, nhắc
nhở lỗi vi phạm, phê bình, đơn đốc học tập, văn nghệ... một cách nhàm chán, mệt
mỏi. Giáo viên nói, học sinh lắng nghe và cũng bỏ quên luôn khi ra về và vi phạm
nội qui cứ tiếp diễn. Để học sinh tiếp thu vấn đề liên quan đến đạo đức để hình
thành nhân cách với một thái độ tự giác, thoải mái chứ không phải với một tâm
trạng giống như đang nghe lời giáo huấn thì chúng tơi đã sử dụng phương pháp vận
dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục học sinh bằng cách
* Trong tiết sinh hoạt lớp: dành thời gian khoảng 10 phút để các tổ thi với nhau kể
chuyện về:

+ Cuộc đời hoạt động của Bác
+ Kể chuyện tấm gương về Bác

download by :


+ Các tác phẩm của Bác
+ Kể nội dung di chúc của Bác…
+ Tổ chức cuộc thi giữa các tổ bằng cách tận dụng các phế liệu (chai nhựa, giấy
vụn..) làm bình hoa trang trí lớp…
* Trong sinh hoạt ngoại khóa: hái hoa dâng chủ bằng cách lồng ghép những phẩm
chất đạo đức của Bác: Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư…hoặc tìm hiểu các
tác phẩm của Bác. Cụ thể được tiến hành như sau:
1. Trong giờ sinh hoạt lớp:
a. Cách 1: Kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác:
* Chuẩn bị: Tuần đầu tiên giáo viên chuẩn bị vài câu chuyện về tấm gương đạo
đức của Bác kể cho học sinh nghe, thời gian khoảng 10 phút, sau câu chuyện rút ra
bài học để giáo dục tư tưởng cho học sinh. Những tuần sau giáo viên phân công:
mỗi tổ kể một, hai câu chuyện/ tuần. Hết bốn tổ giáo viên nhận xét và thưởng một
phần quà nhỏ trích quỹ lớp để khích lệ tinh thần cho học sinh
* Ví dụ một số câu chuyện vận dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Câu chuyện 1: Câu chuyện về ba chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi cơng tác, có hai đồng chí đi
cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lơ cho Bác, nhưng Bác
nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi
thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba-lơ rồi, Bác cịn hỏi thêm:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ.

download by :


Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí
bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lơ ra xem thì thấy ba lơ của Bác nhẹ nhất, chỉ có
chăn, màn. Bác khơng đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
=> Bài học: đời sống thường ngày từ việc nhỏ Bác đều chia sẻ với mọi người thì
các em cũng vậy, phải biết giúp đỡ bạn bè, chia sẻ không được lánh nặng tìm
nhẹ…
- Câu chuyện 2: Chú sang xơng nhà cho Bác
Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân”
ở lại trực cơ quan.
Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ
quan.
Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới.
Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tơi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tơi một chiếc
bánh chưng, một gói kẹo, chúc tơi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:
- Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?
- Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.
Bác khen:
- Các chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc,
Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết cịn phải làm
việc.
Bác nói tiếp:


download by :


- Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: tồn đội hết lịng bảo vệ Trung ương
Đảng và Chính phủ được an tồn. Khơng nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong
Trung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.
Bác nắm tay tơi:
- Chú sang xông nhà cho Bác đi.
Bác phân công tôi rửa ấm chén, cịn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các
đồng chí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.
Tết năm ấy, tôi lại là người vui nhất.
- Câu chuyện 3: Nước nóng, nước nguội
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đồn thường hay
qt mắng, đơi khi cịn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng là giao thơng, bảo
vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hơm, Bác cho gọi lên Việt Bắc.
Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí
ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đồn” vã cả mồ
hôi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sơi có ý
chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát khơng?
- Dạ có ạ.


download by :


Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tơi đều khơng uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ
của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc
nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…
=> Bài học: Tình thương bao la của Bác đối với mọi người, các em cũng vậy phải
biết “thương người như thể thương thân; lá lành đùm lá rách..”
Ngồi ra cịn những câu chuyện khác là:
- Chú ngã có đau khơng
- Để Bác quạt
- Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ
- Tấm lịng của Bác
- Bát chè xẻ đơi
- Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc. v.v…
b. Cách 2: Sưu tầm các bài thơ của Bác
* Chuẩn bị: Cho học sinh sưu tầm những lời khuyên của Người thông qua các bài
thơ và đọc diễn cảm. Tổ nào sưu tầm đúng chủ đề, đọc diễn cảm sẽ nhận một phần
quà.
* Thí dụ minh họa:
- “ Khơng có việc gì khó
Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
- “Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng.
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc


download by :


Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì khơng thành trời.
Thiếu một phương, thì khơng thành đất.
Thiếu một đức, thì khơng thành người”…
c. Cách 3: Tổ chức cuộc thi tận dụng phế liệu (chai nhựa..) làm bình hoa trang
trí lớp học.
* Chuẩn bị: Học sinh các tổ tận dụng các chai nước đã qua sử dụng và giấy vụn
để làm các lẵng hoa hoặc bình hoa. Tổ nào có sản phẩm đẹp nhất sẽ nhận phần quà
* Một số sản phẩm học sinh làm

download by :


download by :


Qua các sản phẩm các e làm được dùng để trang trí lớp đã phát huy được tính sáng
tạo, thực hành tiết kiệm và bảo vệ môi trường...
2. Trong giờ sinh hoạt ngoại khóa
a. Cách 1: Tổ chức hái hoa dâng chủ
* Chuẩn bị: Giáo viên cùng học sinh tìm một số câu hỏi tìm hiểu về các đức tính
của Bác viết trong tờ giấy nhỏ. Tổ chức hái hoa dâng chủ: đại diện mỗi tổ lên bốc
thăm và trả lời. Trả lời đúng thưởng một phần quà nhỏ xuất từ quỹ tổ
* Một số câu hỏi minh họa:
Câu 1: Một đức tính nói về sự siêng năng, lao động có kế hoạch, có năng suất với
tinh thần tự lực..-> Cần
Câu 2: Thẳng thắng, đứng đắn, không tự cao, tự đại, khơng nịnh trên, khinh

dưới…đó là đức tính gì? -> Chính
Câu 3: Tiết kiệm thời giờ, tiền của dân, của nước…-> Kiệm
Câu 4: Không tham địa vị, tiền tài, sung sướng..-> Liêm
Câu 5: Rất cơng bằng, cơng tâm..-> Chí cơng
Câu 6: Khơng tư thù, tư ốn, lo trước cho thiên hạ, vui sau thiên hạ..-> Vô tư
Câu 7: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi..-> Hiếu với dân
Câu 8: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..-> Trung với
nước
Câu 9: Ông bà nêu gương cho con cháu, thầy cô làm gương cho học trị…-> Nói
đi đơi với làm
Câu 10: Khơng ưa chuộng những nghi thức sang trọng..-> Giản dị. v.v…
b. Cách 2: Tổ chức dưới hình thức “Tâm đầu ý hợp”
* Chuẩn bị: Giáo viên ghi sẵn khoảng 5 đức tính khác nhau cho mỗi tổ trong từ
giấy, mỗi tổ chọn hai học sinh ngồi đối diện với nhau. Một học sinh cầm tờ giấy
mơ tả để bạn cịn lại đốn xem đó là đức tính gì? Thời gian trong vịng 2 phút cho
một tổ. Cứ như thế hết tổ này đến tổ khác. Kết thúc ban giám khảo công bố tổ nào
trả lời đúng nhiều nhất thì chiến thắng và nhận một phần quà
* Một số đức tính minh họa
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Nhân ái
Vị tha
Khoan dung
Nhân hậu
Cần
Kiệm
Liêm
Chính

Vơ tư
Chí cơng
Giản dị
Khiêm tốn
Hịa đồng Gần gũi
Cảm thơng
Bao dung
Độ lượng
Dũng cảm
Gan dạ
Trung thực
 Sau mỗi hình thức hoạt động giáo viên phải nhấn mạnh từng đức tính để
giáo dục học sinh
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Từ đề tài này, tôi tiếp tục ứng dụng trong tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt
ngoại khóa và giờ học bộ mơn để tạo cho học sinh có thái độ học tốt, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục. Ta cũng thấy rằng hiện nay rất quan tâm đến vấn đề giáo
dục và bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, nhằm đào tạo thế hệ trẻ vừa có tài, vừa có

download by :


đức, để các em trở thành người có ích trong xã hội. Theo tơi, nó khơng chỉ áp dụng
ở một bài học, một môn học, một giờ sinh hoạt cụ thể mà ta có thể phát triển nhân
rộng trong các mơn, các hoạt động Đồn, Đội ở tất cả các cấp học trong ngành giáo
dục nói riêng.và các lĩnh vực khác nói chung: trong sinh hoạt 8.3 của các ban
ngành, hội phụ nữ...trong phạm vi cả nước.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Hơn một học kì tiến hành thực nghiệm lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức

của Bác trong giờ sinh hoạt lớp và sinh hoạt ngoại khóa, tôi thấy đây là con đường
nhanh nhất tác động đến tâm hồn học sinh. Với hình thức mới: “chơi mà học”, cá
nhân tôi đã thu được một số kết quả như sau:
- Sự ảnh hưởng đến học sinh hơn 95%: Học sinh ngoan; lễ phép; khiêm tốn;
biết bảo vệ của công; yêu lao động (tham gia tốt ngày lao động xanh, lớp học
vệ sinh sạch sẽ); đoàn kết giúp đỡ bạn bè (tổ chức học nhóm, đơi bạn cùng
tiến); biết tiết kiệm (thu gom chai nhựa, giấy vụn bán, nuôi heo đất làm kế
hoạch nhỏ hỗ trợ những bạn có hồn cảnh khó khăn); trung thực (khơng gian
lận trong thi cử); tích cực tham gia phong trào (100%), mạnh dạng phê bình và
tự phệ…Cịn trước đây khoảng 80% thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên
- 100% học sinh đều cảm thấy vui vẻ, phấn khởi sau một tuần học.
- Tiết sinh hoạt không nhàm chán, nặng nề, mệt mỏi bởi vì:
+ Được tham gia cuộc chơi, được kể chuyện, đọc thơ, được hồi hợp khi bốc
thăm câu hỏi và tìm đáp án khi bạn đối diện diễn tả các đức tính của Bác. Có cảm
giác vui mừng khi trả lời đúng và được nhận quà.
+ Sự sáng tạo, tìm tịi các tư liệu về Bác. Sẽ có sự tranh luận sơi nổi, sự tị
mị chờ đợi: Ai sẽ chiến thắng; Bạn hay tơi đốn đúng đây?
- Học sinh có thêm một phần kiến thức về vị lãnh tụ của đất nước, có thể
vận dụng trong mơn lịch sử , văn học hay giáo dục công dân, hoạt động Đồn…
-Thầy có thể hiểu được trị, trị có thể tự hiểu mình, hiểu được cả những gì
thầy dạy và nhận thức được mình phải làm gì. Đó là sự kết hợp của hai quá trình
giáo dục và tự giáo dục mà cái được chính là sự thay đổi, sự lớn lên trong mỗi học
sinh.
- Giờ sinh hoạt sẽ để lại ấn tượng sâu sắc. Những đức tính của Bác sẽ khắc
sâu vào lòng của mỗi học sinh. Và một điều chắc chắn, học sinh sẽ thích thú và
chờ đợi một tiết sinh hoạt lớp hoặc một giờ ngoại khóa bổ ích khác.
- Bản thân phần nào an tâm khi học sinh tốt nghiệp ra trường bước vào môi trường

download by :



mới…
Tóm lại, nội dung đề tài khơng lớn, nhưng có tác dụng rất lớn. Tuy nhiên,
việc học của mỗi người là cả một quá trình thường xuyên liên tục và phụ thuộc
nhiều yếu tố. Sáng kiến mà chúng tôi đưa ra chỉ là một giải pháp nhỏ trong vô vàng
các giải pháp giáo dục học sinh hiện nay. Những thành quả đạt được chỉ là bước
đầu và cũng chưa nói lên được điều gì lớn. Tuy nhiên, nó là sự động viên, khích lệ
bản thân chúng tơi trong q trình nghiên cứu, sự nghiệp trồng người.
Bến Tre, ngày 17 tháng 3 năm 2018
Nhóm tác giả
Số
TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi cơng tác
Trình độ
(hoặc nơi thường Chức danh
chun mơn
trú)

1

Phạm Thị Mỹ
Trang

02/4/1980


Trường THPT Lê Giáo viên ĐHSP Địa lí
Anh Xuân

2

Mai Văn Hậu

27/4/1981

Trường THPT Lê Giáo viên ĐHKHXH-NV
Anh Xuân

3

Đặng Thị Kim 18/6/1979
Hạnh

Trường THPT Lê Giáo viên ĐHSP Địa lí
Anh Xuân

4

Dương Xuân
Tuấn

Trường THPT Lê Giáo viên ĐHSP Lịch Sử
Anh Xuân

5


Đặng Kim Cúc 26/01/1979 

19/05/1968 

Trường THPT Lê Giáo viên ĐHSP Giáo
Anh Xuân
dục công dân

download by :



×