Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh NH TMCP việt nam thịnh vượng VPBank khoá luận tốt nghiệp 177

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 82 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
----*****- - - -

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH
NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - VP BANK

Giảng viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Khoa

: Ths. Trần Thị Thu Hường
: Phạm Thị Hải
: 17A4000Ì56
: K17 NHE
: Ngân hàng

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi Ban giám đốc Học viện Ngân hàng và các thầy cô giáo khoa Ngân Hàng


Tên em là: Phạm Thị Hải
Sinh viên lớp: K17 - NHE
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em trong thời gian qua, chưa được
cơng bố bất kì nơi nào. Các số liệu trong khóa luận là các thơng tin xác thực, xuất
phát từ thực tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VP
Bank.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Hải


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Trần Thị
Thu Hường, đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ em hồn thành Khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn và tri ân tới thầy cô trường Học viện Ngân hàng đã đào tạo
và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh,
chị, cán bộ nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VP
Bank - Chi nhánh Chương Dương đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em
hồn thành kì thực tập!
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Hải


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1

2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 5
5. Kết cấu khóa luận................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1...................................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LựC CẠNH TRANH CỦA...........................................7
1.1. Tổng quan lý luận chung về cạnh tranh trong kinh doanh...........................7
1.1.1.

Lý thuyết về cạnh tranh của Michael E.Porter......................................... 7

1.1.2.

Lý thuyết về cạnh tranh của Karl Marx...................................................7

1.2. Lý luận chung về Năng lực cạnh tranh của NHTM......................................... 7
1.2.1.

Khái niệm....................................................................................................7

1.2.2.

Sự cần thiết phải nâng cao Năng lực cạnh tranh...................................... 9

1.2.3.

Chỉ tiêu đánh giá Năng lực cạnh tranh của NHTM................................. 9

1.2.4.


Các nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh của NHTM..............14

CHƯƠNG 2.................................................................................................................... 17
THỰC TRẠNG NĂNG LựC CẠNH TRANH CỦA VP BANK.................................. 17
2.1. Khái quát chung về VP Bank...........................................................................17
2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................17

2.1.2.

Tầm nhìn, sứ mệnh................................................................................... 18

2.1.3.

Cơ cấu tổ chức...........................................................................................19

2.1.4.

Tình hình hoạt động của ngân hàng VP Bank........................................ 21

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng VP Bank............................21
2.2.1. Chỉ tiêu định tính...........................................................................................21
2.2.2. Chỉ tiêu định lượng........................................................................................26
2.3......................................................................................................................... Đá
nh giá khả năng cạnh tranh.......................................................................... 50
2.3.1...................................................................................................Thành tựu
................................................................................................................... 50



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 3....................................................................................................................54
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH VP BANK............................54
3.1. Định hướng, triển vọng, muc tiêu phát triển ngân hàng............................... 54
3.2. Giải pháp nâng cao Năng lực cạnh tranh VP Bank....................................... 56
3.2.1.

Nâng cao sức mạnh tài chính...................................................................56

3.2.2.

Hồn thiện quy trình tín dụng.................................................................57

3.2.3.

Tiếp tục đầu tư mạnh vào nền tảng cơng nghệ.......................................58

3.2.4.

Xây dựng chính sách giữ khách hàng cũ, tiếp cận khách hàng mới.....58

3.2.5.

Nâng cao chất lượng dịch vụ....................................................................59

3.2.6.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực......................................................59

3.2.7.


Tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài...............................60

3.2.8.

Tăng cường xử lý nợ xấu..........................................................................60

3.2.9.
Tăng thị phần sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm
mới......................................................................................................................... 61
3.2.10.
Xây dựng biểu phí cạnh tranh, nhiều chương trình ưu đãi, quà
tặng........................................................................................................................61
3.2.11.

Tìm kiếm, lựa chọn cổ đông chiến lược.................................................61

3.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 62
3.3.1.

Kiến nghị với Chính phủ và Nhà nước.................................................... 62

3.3.2.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ...................................................... 62

NHTM
VPB

Ngân hàng thương mại

VP Bank

VCB

VietcomBank

BID

BIDV

ACB

Ngân hàng Á Châu

CAR

Hệ số an tồn vốn

GTCG

Giấy tờ có giá

BCTC

Báo cáo tài chính



DANH MỤC BANG
Bảng 2-1 Một số chỉ tiêu kinh doanh VP Bank 2015 - 2017.........................................21

Bảng 2-2 Một số sự kiện quan trọng năm 2017 của VP Bank......................................25
Bảng 2-3 Quy mô vốn chủ sở hữu 1 số ngân hàng 2015 - 2017...................................27
Bảng 2-4 Cơ cấu huy động vốn của VP Bank 2016 - 2017...........................................33
Bảng 2-5 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng - VP Bank 2015 - 2017.......................34
Bảng 2-6 Huy động tiền gửi của 1 số ngân hàng.........................................................35
Bảng 2-7 Phát hành GTCG VP Bank 2015 - 2017.......................................................36
Bảng 2-8 Tổng huy động vốn của 1 số ngân hàng năm 2017......................................36
Bảng 2-9 Cơ cấu cho vay theo đối tượng cho vay của VPBank 2015 - 2017...............38
Bảng 2-10 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian vay VP Bank 2015 - 2017................39
Bảng 2-11 Dư nợ cho vay của các ngân hàng 2017.....................................................41
Bảng 2-12 Tỷ lệ an toàn vốn CAR ngành ngân hàng 2017..........................................43
Bảng 2-13 Phân loại nợ VP Bank 2016 - 2017............................................................45
Bảng 2-14 Tổng hợp ROA và ROE của 1 số ngân hàng (số liệuBCTC 2017)..............49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2-1 Cơ cấu cổ đông VP Bank 2017.............................................................28
Biểu đồ 2-2 Tổng tài sản VP Bank từ năm 2012 - 2017...........................................29
Biểu đồ 2-3 Cơ cấu cho vay VP Bank năm 2016 - 2017...........................................39
Biểu đồ2-4 Hệ số an toàn vốn CAR năm 2012 - 2017..................................................44
Biểu đồ2-5 Lợi nhuận trước thuế VP Bank 2015 - 2017..............................................48
Biểu đồ 2-6 Chỉ số ROA - ROE từ năm 2012 - 2017................................................48


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát
triển mạnh mẽ. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2017 tăng 6,81% so với năm 2016 và cao hơn các mức tăng từ năm
2012 - 2016. Trong đó, hoạt động tài chính, ngân hàng tăng trưởng 8,14% - đây là

mức cao nhất trong 7 năm gần đây và đã đóng góp 0.46 điểm phần trăm vào GDP
cả nước.
Ngành ngân hàng đã và đang không ngừng tăng trưởng về cả quy mơ và chất
lượng dịch vụ, tạo dựng uy tín và nhận được sự tin tưởng từ khách hàng. Các ngân
hàng liên tục mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển nhiều sản phẩm tiện ích để thu
hút khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Trong bối cảnh đó, mỗi ngân hàng phải tìm ra và phát huy những mặt lợi thế
riêng, khắc phục các hạn chế của mình để có thể phát triển, cạnh tranh với các đối
thủ khác trong ngành. Ngoài bốn ngân hàng thương mại lớn có vốn Nhà nước:
Agribank, VietcomBank, VietinBank, BIDV đã và đang nắm phần lớn thị trường,
thì các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang nỗ lực và cạnh tranh mạnh mẽ để
tăng thị phần hoạt động.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank - đã đi
vào hoạt động được 25 năm và đang là một trong những Ngân hàng thương mại cổ
phần có sự phát triển vượt trội. Không ngoại lệ, VP Bank cũng cần phải phát huy
điểm mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao được sức cạnh tranh
trên thị trường.
Xuất phát từ yêu cầu này, em lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực
cạnh tranh ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” làm đề tài
nghiên cứu.

1


2. Tổng quan nghiên cứu
2.1.


Nghiên cứu nước ngoài


Bài nghiên cứu: “The Financial Determinants of Operating Efficiency for
Low and High Competitive Banks in Egypt” - 2015 - “Các yếu tố tài chính ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng tại Ai Cập” do nhóm tác giả Tarek
Eldomiaty, Ahmed Fikri, Wael Mostafa và Hager H. M. Amer thực hiện được
đăng
trên tạp chí tài chính và quản lý ngân hàng.
Nghiên cứu đã xem xét sự đóng góp của các yếu tố tài chính tới hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng Ai Cập. Kết luận cho thấy: tính cạnh tranh của ngân hàng
thể hiện qua hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng tích cực và đáng kể bởi chất lượng tài
sản của ngân hàng, độ an tồn vốn, rủi ro tín dụng và thanh khoản. Nghiên cứu đã
đưa ra được mối quan hệ thực tế giữa khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động
của ngân hàng.


Bài viết: “Improving Bank’s Customer Service on the Basis of Quality
Management Tools” - 2016 - “Cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng của Ngân
hàng dựa trên cơng cụ quản lý chất lượng” của nhóm tác giả O.A.
Novokreshchenova, N.A. Novokreshchenova, S.E. Terehin - đăng trên báo
Nghiên
cứu châu Âu, Tập XIX - Số phát hành đặc biệt - phần B năm 2016. Bài viết đã
nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khách hàng tại 1 số ngân hàng trên đất nước
Nga,
chứng minh giả thuyết việc cải thiện năng lực cạnh tranh ngân hàng có sự đóng
góp
lớn từ sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó nhóm
tác
giả đề xuất các quy trình quản lý chất lượng dịch vụ dựa trên các công cụ quản

chất lượng khác nhau.


2


Đề tài đã đánh giá Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam thơng qua các
tiêu chí:
-

Quy mơ vốn chủ sở hữu

-

Hệ số an toàn vốn CAR

-

Chất lượng tài sản Có

-

Năng lực cơng nghệ

-

Nguồn nhân lực
Thơng qua thực trạng đó, tác giả đề xuất 1 số giải pháp cụ thể với Ngân hàng

Thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại Cổ phần để đảm bảo năng lực cạnh
tranh.



Đề tài “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - thực
trạng và những đề xuất cải thiện” - tác giả Đặng Hữu Man - Trường Đại học
Kinh
tế, Đại học Đà Nang - đăng trên tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà
Nang
số 6(41).2010.
Bài viết đã đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam

dựa trên việc phân tích các yếu tố : năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực,
trình độ công nghệ, thị phần, hệ thống kênh phân phối, phát triển sản phẩm mới và
công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu. Từ đó, bài viết trình bày một số kiến
nghị và đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM nội địa trong
bối cảnh Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết đối với Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) về mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng.
Tuy nhiên thời gian nghiên cứu cũng đã khá lâu và bài viết chỉ đang đánh giá
năng lực cạnh tranh của toàn ngành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam.


Đề tài luận án: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại
cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam" - tác giả Nguyễn Tú - năm 2014.
Luận án đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
3


-

Sức mạnh nội tại

-


Sản phẩm dịch vụ

-

Thị phần và thương hiệu

-

Lợi nhuận.
Luận án đã thực hiện nghiên cứu và đánh giá, từ đó đưa ra được những đóng

góp mới làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại tham khảo để tăng năng lực cạnh
tranh.


Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam” - 2016 - Nguyễn Thị Thu Hà - Học viện ngân hàng.
Đề tài đã nêu và phân tích các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân

hàng TMCP Công Thương Việt Nam: năng lực tài chính, mức độ rủi ro, nguồn nhân
lực, sản phẩm và dịch vụ, ... từ đó đánh giá và đưa ra giải pháp tăng khả năng cạnh
tranh của ngân hàng.


Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động qua việc phân tích báo cáo tài
chính tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank” - 2017 - Đỗ Thị
Hòa - Học viện ngân hàng.
Đề tài phân tích về hoạt động của VP Bank, tập trung chính vào phân tích báo


cáo tài chính để đánh giá và đưa ra điểm mạnh, hạn chế của ngân hàng. Từ đó gợi ý
một số giải pháp nâng cao, khắc phục và hoàn thiện hoạt động của ngân hàng VP
Bank


Bài viết “Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt
Nam” của Th.s Hà Thị Thu Phương đăng trên tạp chí Tài chính tháng 1 năm
2018.
Bài viết đã trình bày bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thế giới, đưa ra thách

thức với ngành ngân hàng Việt Nam. Và để nâng cao được khả năng cạnh tranh của
ngân hàng cần có những giải pháp đẩy mạnh năng lực tài chính của ngân hàng: tăng
vốn chủ sở hữu, nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng
cao thương hiệu.


Bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt
4


Việt Nam qua khả năng huy động vốn, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời và từ đó đưa ra
1 số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh: tăng quy mô vốn, phát triển công nghệ,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - cải thiện chất lượng dịch vụ.


-

Đánh giá

Các đề tài nghiên cứu trên đã đưa ra được các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá năng

lực cạnh tranh của ngân hàng, cụ thể áp dụng với một số ngân hàng nước ngoài,
toàn ngành ngân hàng Việt Nam, ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng
thương mại Cổ phần Việt Nam

-

Các đề tài đã nêu được nhu cầu tất yếu khách quan phải cải thiện, nâng cao
năng lực cạnh tranh của toàn ngành và của mỗi ngân hàng. Các ngân hàng
thương
mại phải tiếp tục nâng cao điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh; cải thiện các hạn chế
còn
tồn tại; quan tâm tới các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh: khả năng tài
chính,
nền tảng cơng nghệ, mức độ an toàn vốn, thị phần và chất lượng sản phẩm, chất
lượng nguồn nhân lực.

-

Tuy nhiên, tác giả nhận thấy thời gian gần đây vẫn chưa có đề tài nghiên cứu
về năng lực cạnh tranh của NHTM Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - với định
hướng phát triển chiến lược 5 năm tiếp theo 2018 - 2022. Vì vậy, tác giả sẽ tập
trung phân tích và đưa ra ưu điểm, kết quả đạt được và làm rõ hạn chế trong khả
năng cạnh tranh của VP Bank, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao và cải thiện phù
hợp.

3. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nghiên cứu, phân tích, làm rõ thực trạng và đánh giá được năng lực cạnh
tranh của ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank,

xác
định những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại.

-

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế, tiếp tục nâng
cao năng lực cạnh tranh của VP Bank trên thị trường Việt Nam.
5


• Phương pháp nghiên cứu

- Thống kê, phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét tổng quát
5. Ket cấu khóa luận
Ket cấu khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về Năng lực cạnh tranh của NHTM
Chương 2 Thực trạng Năng lực cạnh tranh của ngân hàng VP Bank
Chương 3 Giải pháp nâng cao Năng lực cạnh tranh của VP Bank

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

Tổng quan lý luận chung về cạnh tranh trong kinh doanh

1.1.1.


Lý thuyết về cạnh tranh của Michael E.Porter

Theo nhà kinh tế học Michael E.Porter của Mỹ: “Cạnh tranh là việc giành lấy
thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn
mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là
sự bình qn hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ
quả giá cả có thể giảm đi.”
Michael E.Porter cho rằng doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh quốc tế sẽ có
4 giai đoạn: chạy đua các yếu tố sản xuất, chạy đua đầu tư, chạy đua sáng tạo, chạy
đua của cải. Doanh nghiệp phải tạo cho mình lợi thế cạnh tranh - sức mạnh nội tại
nhất định để tạo sự khác biệt trong ngành kinh doanh.
1.1.2.

Lý thuyết về cạnh tranh của Karl Marx

Theo Karl Marx: “Cạnh tranh là sự đấu tranh, ganh đua nhằm đạt các ưu thế
lợi ích, mục tiêu xác định”. Trong kinh tế: “Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng
kinh doanh trong cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng hơn, tạo
được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách bán giá thấp hoặc cung cấp hàng hóa chất
lượng tốt hơn.” Kết quả của quá trình cạnh tranh là sẽ chọn lọc, đào thải các doanh
nghiệp kém phát triển, không tạo được sự khác biệt trong kinh doanh.
1.2.Lý luận chung về Năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.1.

Khái niệm

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một
mặt hàng, một đơn vị kinh doanh hoặc một nước giành thắng lợi trong cuộc chiến
tranh giành thị phần tiêu thụ”


7


Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh là tổng hợp các thể chế,
chính sách và nhân tố xác định mức năng suất của 1 quốc gia.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành - trường Đại học Fulbright - năng lực cạnh
tranh là “cách thức các nước tạo điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội và môi trường
cho sự phát triển kinh tế. Nó đo lường những gì hình thành nên sự phát triển này,
những thứ như chính sách, thể chế và các yếu tố quyết định năng suất. Nói đơn
giản, nó theo dõi những yếu tố quan trọng giúp một nền kinh tế có năng suất cao và
so sánh thành quả của mỗi quốc gia với chuẩn mực quốc tế”.
Định nghĩa về năng lực cạnh tranh trên đây chỉ là định nghĩa tổng quát trên
phạm vi quốc gia.
Xét trên phương diện doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
sự thể hiện khả năng và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong
việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận, bằng việc khai
thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm,
dịch vụ thu hút khách hàng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng
cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh
nghiệp và là các yếu tố bên trong của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh khơng
chỉ được tính bằng các tiêu chí về cơng nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
doanh nghiệp ... mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của
sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp gắn với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh
nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng thương mại bản chất là 1 doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại có thể được hiểu là
việc ngân hàng tận dụng được lợi thế của bản thân nội tại ngân hàng, cung cấp sản

phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, duy trì và mở rộng thị phần, gia tăng
lợi nhuận.
8


1.2.2.

Sự cần thiết phải nâng cao Năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, buộc người sản xuất phải
năng động, nhạy bén, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao tay nghề, cải
tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành cơng mới nhất vào trong
sản xuất, hồn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Người sản xuất phải tìm mọi
cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, chi phí sản xuất rẻ hơn để đáp ứng với
thị hiếu của người tiêu dùng.
Mục tiêu của doanh nghiệp nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng là
mục tiêu lợi nhuận. Đứng trước thị trường hội nhập, số lượng doanh nghiệp trong
nước khơng ngừng gia tăng, bên cạnh đó là việc mở cửa thị trường, giao lưu kinh tế
giữa các nước, đặt ra yêu cầu với mỗi doanh nghiệp phải thấu hiểu và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Vì vậy, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh là một điều
tất yếu khách quan để tăng lợi nhuận, giữ vững và nâng cao vị thế trên thị trường
của doanh nghiệp, nếu không sẽ tự động bị đào thải.
Cạnh tranh là quy luật cơ bản và tất yếu của nền kinh tế thị trường. Cụ thể
cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại là sự ganh đua về thị phần, nâng cao uy
tín, số lượng khách hàng và gia tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với sự phát triển của các
cơng ty tài chính Fintech với dịch vụ đa dạng và giá cả cạnh tranh, hấp dẫn khách
hàng. Vì vậy, để tiếp tục và tăng thị phần thì các ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có VP Bank - cần thực sự nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.2.3.


Chỉ tiêu đánh giá Năng lực cạnh tranh của NHTM

1.2.3.1.

Định tính

a) Sản phẩm dịch vụ
• Tính đa dạng hóa các dịch vụ:

9


Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân
hàng. Ngân hàng càng có nhiều dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì
càng thu hút nhiều khách hàng.
Phần lớn các sản phẩm của các ngân hàng đều khá giống nhau. Điểm quan
trọng nhất là ngân hàng nào có thể đưa được sản phẩm của mình tới khách hàng và
phục vụ được hầu hết các đối tượng khách hàng khác nhau.
Chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng khác để đánh giá năng lực cạnh
tranh. Một sản phẩm tốt được thể hiện thơng qua tính tiện ích, độ chính xác, an
tồn, thời gian cung ứng so với cùng một sản phẩm của ngân hàng khác và sự đơn
giản khi sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.
- Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa quy trình, nhanh chóng về thủ tục cũng là
yếu tố khách hàng quan tâm tới khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Ngân
hàng càng thỏa mãn nhu cầu khách hàng thật nhanh chóng, đơn giản, chế độ chăm
sóc tốt thì càng thu hút nhiều sự quan tâm, ủng hộ của khách hàng.


Mạng lưới hoạt động

Số lượng và hình ảnh địa điểm giao dịch cũng là một điểm để khách hàng đánh

giá về ngân hàng. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đảm bảo khả năng tiếp cận
sản phẩm dịch vụ của khách hàng, giảm chi phí giao dịch, tăng số lượng khách hàng
cũng giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, tăng số lượng điểm giao dịch cũng phải phù hợp với khả năng tài
chính, chính sách, chiến lược hoạt động của từng ngân hàng hay nhu cầu giao dịch
và mức thu nhập của dân cư để đảm bảo đạt hiệu quả hoạt động cao nhất.
Xây dựng hình ảnh phịng giao dịch khang trang, hiện đại, hệ thống trang thiết
bị đầy đủ cũng là điểm cộng thu hút khách hàng tới giao dịch.


Giá cả dịch vụ
Bên cạnh chất lượng thì giá cả dịch vụ cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc

khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng như lãi suất cho vay thấp, lãi suất
tiền gửi cao, hay các loại phí sử dụng dịch vụ so với các ngân hàng khác thấp hơn.
Ngân hàng cần đưa ra chính sách phù hợp không những thu hút được khách hàng

10


quan tâm, lựa chọn mà còn đảm bảo được nguồn thu cho ngân hàng. Vì vậy cần
giảm thiểu chi phí, rút ngắn các quy trình hoạt động nhưng vẫn hiệu quả.
b) Uy tín, thương hiệu
-

“Uy tín” là là sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng.

-


“Thương hiệu” là hình ảnh, thơng điệp riêng có của doanh nghiệp, sản phẩm.
“Thương hiệu” là tài sản vơ hình mạnh mẽ nhất và có giá trị nhất trong số các tài
sản vơ hình.

-

Để quản lý, xây dựng tốt được thương hiệu thì khơng chỉ là trách nhiệm của
một vài người/nhóm trong một bộ phận chuyên về quảng cáo PR, đưa ra chính
sách
xây dựng logo, hình ảnh doanh nghiệp, mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong
tổ
chức. Có như vậy thì thơng điệp và ứng dụng thương hiệu của doanh nghiệp
càng
có hiệu quả và nhất qn.

-

Uy tín, hình ảnh và thương hiệu của 1 ngân hàng thể hiện được 1 phần năng
lực cạnh tranh, sự phát triển của ngân hàng đó. Và được đánh giá thông qua
nhiều
kênh khác nhau như xếp hạng, đánh giá của các tổ chức uy tín trên thế giới; sự
trung
thành của số lượng lớn khách hàng.

c) Công nghệ
Công nghệ luôn luôn thay đổi và là 1 trong những nhân tố ảnh hưởng lớn
nhất tới khả năng cạnh tranh của từng ngân hàng. Mỗi ngân hàng phải luôn luôn cập
nhật, nắm bắt các xu hướng công nghệ để áp dụng vào hệ thống ngân hàng của
mình, tạo thêm nhiều sản phẩm, cung ứng những dịch vụ đa dạng, tiện ích tới khách

hàng.
1.2.3.2.

Định lượng

a) Quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Vốn chủ sở hữu
11


này khá ổn định và luôn được bổ sung trong q trình phát triển. Tuy nhiên nó lại
đóng vai trị rất quan trọng như:
+ Cung cấp nguồn lực ban đầu để ngân hàng thành lập và đi vào hoạt động
+ Cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng.
+ Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản.
+ Tăng tính thanh khoản cho ngân hàng
+ Tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài
chính của ngân hàng
+ Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trưởng, phát triển của ngân
hàng.
+ Quyết định quy mô hoạt động của NHTM và xác định tỷ lệ an toàn.
b) Khả năng huy động vốn
Vốn huy động của NHTM bao gồm huy động từ tiền gửi và huy động thông
qua phát hành các giấy tờ có giá. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân
hàng, chiếm 70 - 80% trong tổng vốn kinh doanh và đang có xu hướng tăng.
Nguồn vốn tiền gửi được huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư và của các
tổ chức tín dụng khác.
Nguồn vốn từ phát hành các giấy tờ có giá được ngân hàng huy động thông
qua phát hành trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, ...
Khả năng huy động nguồn vốn tốt chính là khả năng chiếm lĩnh và mở rộng

thị phần của các NHTM thông qua các loại hình sản phẩm thu hút tiền gửi từ khách
hàng. Ngồi ra, khi có được quy mơ nguồn vốn lớn và cơ cấu vốn hợp lý, các
NHTM có thể phát triển các hoạt động kinh doanh như cho vay, đầu tư và cung cấp
dịch vụ tài chính khác. Khả năng huy động vốn được xác định bởi quy mô và tốc độ
tăng trưởng của nguồn vốn cùng với thời gian.
c) Khả năng cho vay và đầu tư

12


Cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận
nhằm duy trì và phát triển ổn định, là nguồn thu chủ yếu của hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, hoạt động này đem đến nhiều rủi ro cho ngân hàng, do đó cơng tác quản
lý và thực hiện cần được chú trọng, cẩn thận và đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro cho
ngân hàng.
Thị phần cho vay và tốc độ tăng trưởng thị phần cho vay là 2 chỉ số cơ bản
phản ánh khả năng cho vay của ngân hàng.
d) Thị phần sản phẩm và dịch vụ
Năng lực cạnh tranh so với các đối thủ còn được thể hiện qua thị phần hoạt
động của ngân hàng. Thị phần hoạt động bao gồm: thị phần huy động vốn, thị phần
dịch vụ, số lượng phát hành thẻ hay sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và một số
sản phẩm dịch vụ khác.
e) Mức độ an tồn (CAR) - Chất lượng tín dụng
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một thước đo độ an tồn vốn của ngân
hàng, được tính theo Tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng
tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu
CAR = c

™ × 100%


/J.

Tai san CO điếu chỉnh rủi ro
Tỷ lệ này được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân
hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính tồn cầu. Tỷ lệ
này giúp xác định được khả năng của ngân hàng thanh tốn các khoản nợ có thời
hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói
cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là đã tự tạo ra một tấm đệm
chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người
gửi tiền.
Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng yêu
cầu tối thiểu là 9%.
13


Chất lượng tín dụng thể hiện thơng qua tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng. Tỷ lệ
nợ xấu thấp cho thấy ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt và ngược lại, với tỷ lệ nợ
xấu cao, ngân hàng cần phải nhanh chóng thay đổi chính sách tín dụng, xử lý để
giảm thiểu nợ xấu.
f) Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh và đánh giá sự
phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời
của ngân hàng là 2 yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Lợi nhuận của ngân hàng được thu về từ hoạt động kinh doanh và các hoạt
động đầu tư, thể hiện hiệu quả hoạt động, sự phát triển của ngân hàng. Hai tỷ số lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) càng cao sẽ
cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn.
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho biết cứ 100 đồng tài sản sinh ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận (ROA ≥ 1). ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh

của ngân hàng càng tốt.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết với 100 đồng vốn chủ sở
hữu đem đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận ROS thể hiện trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp
thực hiện được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS có xu hướng tăng cho
biết doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt chi phí và có các chiến lược cạnh tranh
về chi phí hiệu quả.
1.2.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh của NHTM

1.2.4.1.

Môi trường kinh tế; chính trị; văn hóa xã hội

Mơi trường kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội là một trong những yếu tố tác
động mạnh tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Yếu tố kinh tế

14


Môi trường kinh tế hội nhập vừa đem đến cơ hội cũng vừa đem đến nhiều
thách thức cho ngành ngân hàng. Ngân hàng có thể tiếp nhận được các cơng nghệ
tiên tiến, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển các dịch vụ mới dựa trên nền
tảng công nghệ. Bên cạnh đó là thách thức như khả năng tài chính cịn thấp, quy
trình xử lý chưa thống nhất, nhiều thủ tục, ...
Các yếu tố về kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, ... đều tác
động tới chiến lược phát triển của ngân hàng
Yếu tố chính trị:

Nền chính trị ổn định, khơng có tranh chấp, chiến tranh; xã hội hiện đại, công
bằng sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của toàn doanh nghiệp Việt Nam - cụ thể cả
cho hoạt động của Ngân hàng Việt Nam.
NHTM là tổ chức mà Nhà nước ln có sự giám sát đặc biệt bởi Ngân hàng có
tầm ảnh hưởng quan trọng tới khả năng tài chính của quốc gia, chuyên về kinh
doanh tiền tệ. Việt Nam đã thành lập 1 số tổ chức quản lý hoạt động của Ngân hàng
như: Ngân hàng Nhà nước, ... và xây dựng các bộ luật chuyên biệt để quản lý hệ
thống ngân hàng như: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức Tín
dụng.
Yếu tố văn hóa xã hội:
Văn hóa xã hội bao gồm: văn hóa, thói quen tiêu dùng, thói quen tiết kiệm, đầu
tư, ... Tùy thuộc vào đặc điểm của các yếu tố này mà ngân hàng có thể xây dựng
nên các sản phẩm đặc thù, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng.
1.2.4.2.

Đối thủ cạnh tranh

Trong cùng 1 mơi trường kinh doanh, giữa các ngân hàng ln có sự tranh
giành thị phần. Đây là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự cạnh tranh
của Ngân hàng. Nâng cao thị phần đồng nghĩa với việc phải thu hút được nhiều
khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng và có phản hồi tốt, hài lịng về ngân hàng.

15


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, khóa luận nghiên cứu và đưa ra khái niệm năng lực cạnh
tranh, các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của ngân hàng thương mại. Trên đây là phần lý thuyết, tiền đề cho chương 2 - thực
trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh

Vượng - VP Bank.

16


×